Câu 1: Cho P: 35AA : 14Aa : 91aa
Cho các cá thể trong quần thể tự phối bắt buộc qua 3 thế hệ
Tỉ lệ của kiểu gen AA ở F3 của quần thể là:
A. 12,125% B. 14,25% C. 25% D. 29,375%
Câu 2: Cho P: 35AA : 14Aa : 91aa
Cho các cá thể trong quần thể tự phối bắt buộc qua 3 thế hệ
Tỉ lệ của kiểu gen Aa trong quần thể ở F3 là:
A. 1,25% B. 6,25% C. 3,75% D. 4,5%
Câu 3: Mỗi quần thể có 1050 cá thể mang AA, 150 cá thể mang Aa và 300 cá thể mang aa
Nếu lúc cân bằng, quần thể có 6000 cá thể thì số cá thể ở thể dị hợp là:
A. 3375 cá thể B. 2880 cá thể C. 2160 cá thể D. 2250 cá thể
Câu 4: Mỗi quần thể có 1050 cá thể mang AA, 150 cá thể mang Aa và 300 cá thể mang aa
Tỉ lệ kiểu gen của quần thể khi đạt trạng thái cân bằng là:
A. 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa B. 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa
C. 0,5625AA : 0,375Aa : 0,0625aa D. 0,36AA : 0,16Aa : 0,48aa
Câu 5: Mỗi quần thể có 1050 cá thể mang AA, 150 cá thể mang Aa và 300 cá thể mang aa
Tần số của alen A và của alen a bằng:
A. A = 0,75; a = 0,25 B. A = 0,25; a = 0,75 C. A = 0,4; a = 0,6 D. A = 0,5; a = 0,5
Câu 6: Trong một quần thể gia súc cân bằng có 20,25% số cá thể lông dài, số còn lại có lông ngắn.
Biết A: lông ngắn, a: lông dài
Nếu xảy ra sự giao phối tự do trong quần thể, thì sang thế hệ tiếp theo, tỉ lệ của số cá thể có lông ngắn là:
A. 79,75% B. 20,25% C. 75% D. 25%
Câu 7: Trong một quần thể gia súc cân bằng có 20,25% số cá thể lông dài, số còn lại có lông ngắn.
Biết A: lông ngắn, a: lông dài
Tần số của A và a trong quần thể là:
A. Tần số của A = 0,45, của a = 0,55 B. Tần số của A = 0,55, của a = 0,45
C. Tần số của A = 0,75, của a = 0,25 D. Tần số của A = 0,25, của a = 0,75
Câu 8: Trong một quần thể, số cá thể mang kiểu hình lặn (do gen a qui định) chiếm tỉ lệ và quần thể
đang ở trạng thái cân bằng.
Tỉ lệ của kiểu gen Aa trong quần thể là:
A. 81% B. 72% C. 54% D. 18%
Câu 9: Quần thể có xAA : yAa : zaa (Với x + y + z = 1)
Gọi p và q lần lượt là tần số của A và của a
Với p và q lần lượt là tần số của mỗi alen A và alen
A. Cấu trúc di truyền của một quần thể cân bằng là: a. p2 AA : 2pq Aa : q2 aa
B. q2 AA : 2pq Aa : p2 aa
C. 2pq AA : q2 Aa : p2 aa
D. 2pq AA : p2 Aa : q2 aa
Câu 10: Quần thể có xAA : yAa : zaa (Với x + y + z = 1)
Gọi p và q lần lượt là tần số của A và của a
Tần số của alen a là:
A. q = (x+y+z)/2 B. q = x + y + z/2 C. q = z + y/2 D. q = x/2+y+z/2
Câu 11:
Quần thể có xAA : yAa : zaa (Với x + y + z = 1)
Gọi p và q lần lượt là tần số của A và của a
Cách tính nào sau đây đúng?
A. p = x + y + z B. p = x + y/2 C. p = z + y/2 D. p = y + x/2
Trang 1/11
Câu 12: Cho một quần thể ở thế hệ xuất phát như sau:
P: 0,45AA : 0,40Aa : 0,15aa
Nếu cho các cá thể của P giao phối tự do thì ở F1 tỉ lệ các kiểu gen trong quần thể sẽ là:
A. 49%AA : 42%Aa : 9%aa B. 9%AA : 42%Aa : 49%aa
C. 12,25%AA : 45,5%Aa : 42,25%aa D. 42,25%AA : 45,5%Aa : 12,25%aa
Câu 13: Cho một quần thể ở thế hệ xuất phát như sau:
P: 0,45AA : 0,40Aa : 0,15aa
Phát biểu đúng với quần thể P nói trên là:
A. Tần số tương đối của alen
B. Quần thể đã cân bằng
C. Tần số alen a lớn hơn tần số alen A
D. Tỉ lệ kiểu gen của P sẽ không đổi ở các thế hệ sau
Câu 14: Trong một quần thể, thấy số cá thể có kiểu hình lá nguyên chiếm 64%, còn lại là số cá thể có lá
chẻ. Biết quần thể đang ở trạng thái cân bằng và gen A: lá nguyên trội hoàn toàn so với a: lá chẻ.
Tỉ lệ giữa giao tử A / giao tử a trong quần thể là:
A. 0,66 B. 0,72 C. 0,81 D. 0,92
Câu 15: Trong một quần thể sóc đang ở trạng thái cân bằng, có 16% số cá thể có lông xám, còn lại là số
cá thể lông nâu. Biết A: lông nâu, aa: lông xám..
Tỉ lệ kiểu gen AA và kiểu gen Aa trong quần thể là:
A. AA = 36%, Aa = 48% B. AA = 48%, Aa = 36%
C. AA = 64%, Aa = 20% D. AA = 20%, Aa = 64%
Câu 16: Trong một quần thể sóc đang ở trạng thái cân bằng, có 16% số cá thể có lông xám, còn lại là số
cá thể lông nâu. Biết A: lông nâu, aa: lông xám.
A. Tần số của A = 0,6; của a = 0,4 B. Tần số của A = 0,4; của a = 0,6
C. Tần số của A = 0,8; của a = 0,2 D. Tần số của A = 0,2; của a = 0,8
Câu 17: Định luật Hacđi – Vanbec không cần có điều kiện nào sau đây để nghiệm đúng?
A. Có sự cách li giữa các cá thể
B. Trong quần thể xảy ra giao phối tự do
C. Không có đột biến và chọn lọc tự nhiên
D. Khả năng thích nghi của các kiểu gen không chênh lệch nhiều
Câu 18: Câu có nội dung đúng trong các câu sau đây là:
A. Định luật Hacđi – Vanbec nghiệm đúng cho mọi quần thể
B. Quần thể tự phối là bộ phận của quần thể giao phối
C. Sau quá trình tự phối, quần thể trở thành quần thể giao phối
D. Định luật Hacđi – Vanbec không đúng khi có tác dụng chọn lọc tự nhiên
Câu 19: Định luật Hacđi – Vanbec có ý nghĩa thực tiễn là giúp con người:
A. Lựa chọn các cá thể có kiểu gen tốt để làm giống
B. Biết tần số alen, dự đoán tỉ lệ kiểu gen của quần thể và ngược lại
C. Tác động làm thay đổi kiểu gen trong quần thể
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 20: Về mặt lí luận, định luật Hacđi – Vanbec có ý nghĩa:
A. Giúp giải thích quá trình tạo loài mới từ một loài ban đầu
B. Tạo cơ sở giải thích sự ổn định củ một số quần thể trong tự nhiên
C. Giải thích sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài trong tự nhiên
D. Giúp nghiên cứu tác dụng của chọn lọc tự nhiên trong quần thể
Câu 21: Sau đây là phát biểu nội dung của định luật Hacđi – Vanbec:
“Trong những điều kiện nhất định, thì trong lòng của …..(A)….. tần số tương đối của các alen của mỗi
gen có khuynh hướng …..(B)….. từ thế hệ này sang thế hệ khác”
A. (A): quần thể giao phối, (B): thay đổi liên tục
B. (A): quần thể tự phối, (B): thay đổi liên tục
Trang 2/11
C. (A): quần thể giao phối, (B): duy trì không đổi
D. (A): quần thể tự phối, (B): duy trì không đổi
Câu 22: Trạng thái cân bằng về di truyền của quần thể giao phối lần đầu tiên được phát biểu bởi:
A. Vavilôp và Menđen B. Hacđi (Hardy) và Vanbec (Weinberg)
C. Oatxơn và Cric D. Côren và Bo
Câu 23: Yếu tố để so sánh giữa các quần thể cùng loài là:
A. Mật độ và tỉ lệ nhóm tuổi của quần thể
B. Khả năng sinh sản, tỉ lệ tử vong
C. Đặc điểm phân bố và khả năng thích ứng với môi trường
D. Tất cả các yếu tố trên
Câu 24: Điểm thể hiện trong quần thể giao phối là:
A. Luôn xảy ra sự giao phối ngẫu nhiên B. Các cá thể có sự cách li sinh sản
C. Kiểu gen của quần thể ít thay đổi D. Ít phát sinh biến dị tổ hợp
Câu 25: Trong tự nhiên, quần thể giao phối được xem là:
A. Nguồn nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên B. Nguồn nguyên liệu của quá trình chọn giống
C. Một đơn vị của nòi và thứ mới D. Đơn vị sinh sản và là đơn vị tồn tại của loài
Câu 26: Điểm thể hiện trong quần thể tự phối là:
A. Không xảy ra sự giao phối ngẫu nhiên
B. Thiếu mối quan hệ thích ứng lẫn nhau về mặt sinh sản
C. Ít bộc lộ tính chất là một tổ chức tự nhiên so với quần thể giao phối
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 27: Sự tự phối xảy ra trong quần thể giao phối dẫn đến hậu quả nào sau đây?
A. Tỉ lệ thể dị hợp ngày càng giảm và tỉ lệ thể đồng hợp ngày càng tăng
B. Tạo ra sự đa dạng về kiểu gen và kiểu hình
C. Làm tăng biến dị tổ hợp trong quần thể
D. Tăng khả năng tiến hoá của quẩn thể
Câu 28: Thành phần kiểu gen của mỗi quần thể có tính:
A. Đa dạng và phát triển B. Phát triển và đặc trưng
C. Đặc trưng và ổn định D. Phát triển và ổn định
Câu 29: Về mặt di truyền học, quần thể được phân chia thành:
A. Quần thể cùng loài và quần thể khác loài B. Quần thể một năm và quần thể nhiều năm
C. Quần thể địa lí và quần thể sinh thái D. Quần thể tự phối và quần thể giao phối
Câu 30: Ở người:
- Bệnh bạch tạng do gen trên nhiễm sắc thể thường qui định. Gen A: bình thường, gen a: bạch tạng.
- Bệnh mù màu do gen lặn b nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định, gen B qui định nhìn màu bình
thường.
Mẹ mang kiểu gen, kiểu hình nào sau đây chắc chắn sinh tất cả con trai và con gái đều bình thường mà
không cần quan tâm đến kiểu gen của người cha?
A. , kiểu hình bình thường B. , kiểu hình bình thường
C. , kiểu hình chỉ bị bạch tạng D. , kiểu hình chỉ bị mù màu
Câu 31: Ở người:
- Bệnh bạch tạng do gen trên nhiễm sắc thể thường qui định. Gen A: bình thường, gen a: bạch tạng.
- Bệnh mù màu do gen lặn b nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định, gen B qui định nhìn màu bình
thường.
Mẹ mang kiểu gen còn bố mang kiểu gen . Kết quả kiểu hình ở con lai là:
A. 75% bình thường : 25% chỉ bị bạch tạng B. 75% bình thường : 25% chỉ bị mù màu
C. 50% bình thường : 50% chỉ bị bạch tạng D. 50% bình thường : 50% chỉ bị mù màu
Câu 32: Ở người:
- Bệnh bạch tạng do gen trên nhiễm sắc thể thường qui định. Gen A: bình thường, gen a: bạch tạng.
- Bệnh mù màu do gen lặn b nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định, gen B qui định nhìn màu bình
Trang 3/11
thường.
Phép lai nào sau đây cho tất cả con trai và con gái đều bình thường?
A. (bình thường) (bình thường)
B. (chỉ mù màu) (bị 2 bệnh)
C. (bị 2 bệnh) (chỉ mù màu)
D. (chỉ bạch tạng) (chỉ mù màu)
Câu 33: Ở người:
- Bệnh bạch tạng do gen trên nhiễm sắc thể thường qui định. Gen A: bình thường, gen a: bạch tạng.
- Bệnh mù màu do gen lặn b nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định, gen B qui định nhìn màu bình
thường.
Đặc điểm của kiểu gen :
A. Chỉ biểu hiện bệnh mù màu
B. Chỉ biểu hiện bệnh bạch tạng
C. Trong giảm phân tạo 4 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau
D. Tạo các loại giao tử có tỉ lệ không ngang nhau nếu xảy ra hoán vị gen
Câu 34: Ở người:
- Bệnh bạch tạng do gen trên nhiễm sắc thể thường qui định. Gen A: bình thường, gen a: bạch tạng.
- Bệnh mù màu do gen lặn b nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định, gen B qui định nhìn màu bình
thường.
Kiểu gen nào sau đây biểu hiện kiểu hình ở người nữ chỉ bị mù màu?
A. B.
C. D.
Câu 35: Bệnh máu khó đông ở người do gen đột biến lặn a nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định.
Gen A qui định máu đông bình thường
Phép lai tạo ra ở con lai có các con gái đều bình thường và tất cả con trai đều bệnh máu khó đông là:
A. (bệnh) (bệnh)
B. (bình thường) (bình thường)
C. (bệnh) (bình thường)
D. (bình thường) (bệnh)
Câu 36: Bệnh máu khó đông ở người do gen đột biến lặn a nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định.
Gen A qui định máu đông bình thường
Kiểu gen và kiểu hình của bố mẹ là trường hợp nào sau đây để tất cả con trai và con gái đều có kiểu hình
máu đông bình thường?
A. (bình thường) (bệnh)
B. (bình thường) (bệnh)
C. (bệnh) (bình thường)
D. (bình thường) (bình thường)
Câu 37: Bệnh máu khó đông ở người do gen đột biến lặn a nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định.
Gen A qui định máu đông bình thường
Tỉ lệ kiểu hình ở con sẽ như thế nào nếu mẹ có mang gen lặn, kiểu hình của mẹ bình thường còn bố bị
máu khó đông?
A. 1 con trai bình thường : 1 con trai bệnh : 1 con gái bình thường : 1 con gái bệnh
B. 2 con trai bình thường : 2 con gái bệnh
C. 50% con gái bình thường : 50% con trai bệnh
D. Tất cả con trai và con gái đều bệnh
Câu 38: Bệnh máu khó đông ở người do gen đột biến lặn a nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định.
Gen A qui định máu đông bình thường
Mẹ mang kiểu gen dị hợp, bố có kiểu hình bình thường. Kết quả kiểu hình ở con lai là:
A. 75% bị bệnh : 25% bình thường B. 50% bị bệnh : 50% bình thường
C. 100% bình thường D. 75% bình thường : 25% bị bệnh
Trang 4/11
Câu 39: Bệnh máu khó đông ở người do gen đột biến lặn a nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định.
Gen A qui định máu đông bình thường
Các kiểu gen đầy đủ biểu hiện máu đông bình thường là:
A. B.
C. D.
Câu 40: Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định. Bố và mẹ có kiểu
hình bình thường sinh ra đứa con bị bạch tạng.
Nếu bố mẹ muốn sinh thêm đứa con thì xác suất để đứa trẻ sau bị bạch tạng là bao nhiêu?
A. 6,25% B. 12,5% C. 25% D. 37,5%
Câu 41: Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định. Bố và mẹ có kiểu
hình bình thường sinh ra đứa con bị bạch tạng.
Đặc điểm về kiểu gen của bố mẹ là trường hợp nào sau đây?
A. Đều là thể dị hợp B. Đều là thể đồng hợp
C. Một người đồng hợp lặn, một người dị hợp D. Một người dị hợp, một người đồng hợp trội
Câu 42: Việc ứng dụng di truyền học vào y học đã có tác dụng:
A. Giúp tìm hiểu nguyên nhân gây ra các bệnh di truyền
B. Dự đoán khả năng xuất hiện các dị tật ở các gia đình có phát sinh đột biến
C. Để tạo ra biện pháp ngăn ngừa và chữa trị phần nào một số bệnh, tật di truyền
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 43: Việc so sánh trẻ đồng sinh cùng trứng với trẻ đồng sinh khác trứng có cùng môi trường sống có
tác dụng:
A. Giúp trẻ phát triển tâm lí phù hợp với nhau
B. Tạo cơ sở để qua đó bồi dưỡng cho sự phát triển thể chất của trẻ
C. Phát hiện các bệnh di truyền của trẻ để có biện pháp điều trị
D. Xác định vai trò của di truyền trong phát triển tính trạng
Câu 44: Việc nghiên cứu, so sánh các trẻ đồng sinh cùng trứng trong môi trường giống nhau và trong
môi trường khác nhau có tác dụng chủ yếu:
A. Giúp phát hiện và đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ
B. Phát hiện và hỗ trợ cho phát triển tâm lí của trẻ
C. Cho phép phát hiện ảnh hưởng của môi trường đối với kiểu gen đồng nhất
D. Cả A, B, C đúng
Câu 45: Ở người, thứa 1 nhiễm sắc thể ở một trong các đôi 16 – 18 gây bệnh, tật nào sau đây?
A. Thân ốm, tay chân dài quá khổ B. Bạch cầu ác tính
C. Si đần, teo cơ, vô sinh D. Ngón trỏ dài hơn ngón giữa, tai thấp, hàm bé
Câu 46: Bệnh, tật nào sau đây ở người do đột biến gen phát sinh?
A. Bạch tạng B. Ngón tay trỏ dài hơn ngón giữa
C. Sứt môi D. Ung thư máu
Câu 47: Tật sứt môi, thừa ngón, chết yểu ở người do dạng đột biến nào sau đây?
A. Mất đoạn nhiễm sắc thể số 21 B. Dị bội 3 nhiễm ở cặp nhiễm sắc thể 13 – 15
C. Dị bội 3 nhiễm ở cặp số 21 D. Dị bội 1 nhiễm ở cặp giới tính
Câu 48: Kết quả quan trọng nhất thu được từ phương pháp phân tích di truyền tế bào là:
A. Xác định số lượng nhiễm sắc thể đặc trưng của người
B. Xác định số lượng gen trong tế bào
C. Xác định thời gian của chu kì tế bào
D. Xác định được nhiều bệnh, tật di truyền liên quan đến đột biến nhiễm sắc thể
Câu 49: Người ta đã sử dụng phương pháp nào sau đây để phát hiện ra hội chứng Claiphentơ ở người?
A. Nghiên cứu trẻ đồng sinh B. Nghiên cứu di truyền phân tử
C. Nghiên cứu di truyền tế bào D. Phân tích giao tử
Câu 50: Yêu cầu của phương pháp nghiên cứu phả hệ là phải khảo sát ở các cá thể qua ít nhất:
Trang 5/11