Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Những cuộc hành trình trong Pháp du hành trình nhật kí của Phạm Quỳnh và Một mình ở Châu Âu của Phan Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.24 KB, 46 trang )

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Khoa Ngữ văn

BÁO CÁO KHOA HỌC
Đề tài: “PHÁP DU HÀNH TRÌNH NHẬT KÝ”

và “MỘT MÌNH Ở CHÂU ÂU”
– HAI CUỘC HÀNH TRÌNH
Chuyên ngành: Lí luận Văn học
Giáo viên hướng dẫn: Lê Trà My
Sinh viên thực hiện: Đào Thị Yến
Lớp: D
Khóa: 60
Hà Nội 2014
1


Mục lục
A. Mở đầu..................................................................................................................4
I. Lí do chọn đề tài.................................................................................................4
II. Lịch sử vấn đề....................................................................................................5
III. Mục đích nghiên cứu........................................................................................6
IV. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................7
1. Đối chiếu so sánh............................................................................................7
2. Phân tích, chứng minh.....................................................................................7
B. Nội dung đề tài......................................................................................................7
Chương I: Khái quát chung về thể tài du kí trong văn học Việt Nam....................7
1. Khái niệm du kí...............................................................................................7
2. Sự hình thành và phát triển thể tài du kí trong văn học Việt Nam..................8
Chương II: Phạm Quỳnh và hành trình khám phá thế giới trong “Pháp du hành
trình nhật kí”........................................................................................................10


1. Phạm Quỳnh..................................................................................................10
2. “Pháp du hành trình nhật ký” và hành trình khám phá thế giới..................13
Chương III: Phan Việt và hành trình song trùng

trong “Một mình ở Châu Âu”

..............................................................................................................................22
1. Giới thiệu về nhà văn Phan Việt....................................................................22
2. Tác phẩm “Một mình ở Châu Âu”................................................................23
III. Từ “Pháp du hành trình nhật kí” của Phạm Quỳnh đến “Một mình ở Châu
Âu” của Phan Việt …...........................................................................................42

2


1. Và sự phát triển của thể du kí ở Việt Nam và quá trình thay đổi trong tâm
thức của con người............................................................................................42
2. Và phong cách nghệ thuật nhà văn................................................................44
C. Kết luận...............................................................................................................45
Tài liệu tham khảo...................................................................................................46

3


A. Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
“Văn học nằm ngoài những định luật của sự băng hoại” (Sêdrin). Tôi tin rằng,
chừng nào con người còn sống, cần ăn uống và hít thở thì còn cần có văn chương.
Nó là món ăn tinh thần không thể thiếu của tất cả chúng ta. Nó phản ánh hiện
thực, đồng thời liên tục biến đổi không ngừng cùng với sự biến đổi của đời sống,

để có thể thực hiện thật tốt những chức năng của mình.
Trong những năm gần đây, cùng với sự vận động của đời sống xã hội, thể loại
du kí rất phát triển, hàng loạt tác phẩm ra đời như: “Tôi là một con lừa” của
Nguyễn Phương Mai, “Xách balo lên và đi” của Huyền Chip, “Một mình ở Châu
Âu” của Phan Việt, ... . Những tác phẩm này đều được dư luận quan tâm, và có
thời gian còn “làm mưa làm gió”. Đi và trải nghiệm dần trở thành một trào lưu
được những người trẻ hiện đại hưởng ứng.
Nhìn vào quá trình phát triển của lịch sử đời sống và của văn học, thấy có sự
chuyển biến trong đời sống, cùng với đó là sự thay đổi trong cách nhìn thế giới và
tâm lý của con người. Văn học và đời sống lại là “hai đường tròn đồng tâm”, văn
học cũng có những biến chuyển nhất định về nhiều mặt, trong đó có mặt thể loại.
Qua hai tác phẩm du kí sáng tác cách nhau gần 100 năm là “Pháp du hành trình
nhật ký” của Phạm Quỳnh và “Một mình ở Châu Âu” của Phan Việt, chúng tôi
muốn cho thấy sự chuyển biến đó, đồng thời khẳng định giá trị thời đại riêng biệt
của mỗi tác phẩm.
Những cuộc hành trình trong tác phẩm văn học, không chỉ đơn thuần là đi, là di
chuyển về mặt địa lý nữa mà còn là một cuộc tìm kiếm không ngừng cái bản thể
trong mỗi con người.

4


II. Lịch sử vấn đề
Phạm Quỳnh được biết đến nhiều hơn với tư cách là một nhà chính trị, và từ
xưa đến nay, có nhiều cách nhìn nhận, đánh giá trái chiều về ông. Tuy nhiên, khi
nhìn nhận ông trong tư cách một nhà văn thì chúng ta không thể phủ định những
đóng góp của ông cho sự nghiệp văn chương nước nhà. Các sáng tác của Phạm
Quỳnh đã được quan tâm tới, nhưng chưa hệ thống, và đặc biệt chúng thường được
nhìn dưới góc độ chính trị, xã hội nhiều hơn là giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ. Với vai
trò chủ bút báo Nam Phong, lập hẳn ra một chuyên mục cho thể loại du kí, Phạm

Quỳnh là một nhà “du kí” có tiếng đương thời, với những câu chuyện thú vị, hấp
dẫn. Về những tác phẩm du kí của ông, đã có đề tài nghiên cứu tổng thể về du kí
Phạm Quỳnh, để thấy nét riêng và đóng góp của ông cho văn học.
“Pháp du hành trình nhật ký” ra đời gắn với hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của
nước nhà, và nó cũng ra đời gắn với sự kiện chính trị trong nước ta lúc bấy giờ là
sự kiện đấu xảo Mác xây tổ chức trên đất Pháp. Tác phẩm này của Phạm Quỳnh
chưa được quan tâm một cách độc lập mà mới chỉ được nhìn nhận chung trong sự
nghiệp sáng tác của ông.
Là đứa con của thế kỉ XX, Phan Việt - cây bút mới của văn học hiện đại, nổi lên
với tác phẩm đầu tay đạt giải Nhì cuộc Vận động sáng tác văn học tuổi 20 lần III là
“Phù phiếm truyện” (2005). Sáng tác của chị hiện tại vẫn là mảnh đất mới, còn
nhiều điều bí ẩn cho những người nghiên cứu tìm tòi và khám phá. Trong vài năm
trở lại đây, chị đang sáng tác liền hơi, và có ý tưởng mang những tác phẩm văn học
mới, có giá trị tới bạn đọc Việt Nam qua tủ sách Cánh cửa mở rộng, đồng sáng lập
với GS. Ngô Bảo Châu và nhà xuất bản Trẻ. Tác phẩm “Một mình ở Châu Âu” là
sáng tác mới nhất của chị, xuất bản năm 2013. Cùng với trào lưu “phượt”, đi du
lịch bụi đang rộ lên trong giới trẻ Việt Nam, tác phẩm này đã gây được sức hấp dẫn
đặc biệt.
5


Đã có một vài công trình nghiên cứu nhỏ về văn xuôi Phan Việt, nhưng còn ít
và ở mức độ chung chung, khái quát và chưa thể đề cập tới những sáng tác về sau
của chị. Những tác phẩm mới của chị hiện vẫn còn chưa được quan tâm nhiều
trong lĩnh vực nghiên cứu, nhất là “Một mình ở Châu Âu” – mới xuất bản năm
2013. Với cảm nhận của riêng bản thân tôi, tác phẩm của chị hiện đại và sâu lắng,
đáng đọc và đáng suy ngẫm. “Một mình ở Châu Âu” cũng là một tác phẩm như
vậy.
Khi tìm hiểu “Một mình ở Châu Âu”, chúng tôi đã liên tưởng tới tác phẩm
“Pháp du hành trình nhật kí” của Phạm Quỳnh ra đời cách đó gần một thế kỉ.

Cùng đưa người đọc tới phương Tây văn minh, đô hội, với những trải nghiệm chân
thực và thú vị, nhưng hai tác phẩm – mang dấu ấn riêng của con người và thời đại
sinh ra nó. Nghiên cứu điều này, mang đến cho chúng ta cái nhìn lịch đại về thể du
kí và những nhận thức sâu sắc về cuộc sống trong quá khứ và trong tương lai.
III. Mục đích nghiên cứu
Qua báo cáo khoa học này, chúng tôi muốn người đọc có thể nhìn thấy được sự
phát triển của thể loại du kí, đặc biệt là trong cách nhìn, cách đánh giá thế giới của
con người ở hai thời đại khác nhau, phản ánh phong cách nghệ thuật riêng của mỗi
cây bút.
Đồng thời, qua hai cuộc hành trình trong hai tác phẩm, ta có thể thấy được sự
chuyển biến trong hình tượng con người trong văn chương, cụ thể là trong thể loại
du kí: động lực khiến người ta đi và viết ngày càng chuyển dần vào bên trong, vào
nhu cầu riêng tư, tự thân của nhà văn. Đi – không chỉ là di chuyển về mặt địa lý,
quá trình ta có thể nhìn thấy, hữu hình, mà còn là cuộc kiếm tìm không ngừng cái
tôi bản thể, là sự giải phóng những ẩn ức, những u uất trong tâm hồn con người.

6


Hai tác phẩm khác nhau, hai thế kỉ khác nhau, hai cá thể khác nhau, nhưng qua
sự đối sánh trong bài nghiên cứu này, ta có thể thấy được phần nào giá trị riêng
biệt, độc đáo của mỗi tác phẩm, hiểu thêm về thời đại sản sinh ra tác phẩm và tâm
hồn của con người sống trong thời đại đó.
IV. Phương pháp nghiên cứu
1. Đối chiếu so sánh
2. Phân tích, chứng minh
B. Nội dung đề tài
Chương I: Khái quát chung về thể tài du kí trong văn học Việt Nam
1. Khái niệm du kí
Theo Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc

Phi chủ biên, du kí được hiểu là: “một loại hình văn học thuộc loại hình kí mà cơ
sở là sự ghi chép của bản thân người đi du lịch, ngoạn cảnh về những điều mắt
thấy, tai nghe của chính mình tại những xứ sở xa lạ hay những nơi ít người có dịp
đi đến. Hình thức của du kí rất đa dạng, có thể là ghi chép, kí sự, nhật kí, thư tín,
hồi tưởng, miễn là mang lại những thông tín tri thức và cảm xúc mới lạ về phong
cảnh, phong tục, dân tình của xứ sở ít người biết đến …”
Đặc trưng quan trọng hàng đầu và cũng là tiêu chí hàng đầu của kí là ghi chép
người thật, việc thật. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc cung cấp thông tin, đáp
ứng nhu cầu hiểu biết thực tế của người đọc. Đành rằng, không loại trừ khả năng
có yếu tố hư cấu trong tác phẩm kí. Nếu hiểu hư cấu là sự thay đổi chút ít trật tự tự
nhiên vốn có của đối tượng, sắp xếp lại một số tình tiết, miễn là không xáo trộn,
không thay đổi logic bên trọng đối tượng, không vi phạm tính xác thực của sự kiện
7


thì kí có quyền hư cấu. Du kí vốn là một loại hình của kí, ngoài những đặc trưng
riêng biệt thì trước hết nó phải mang những đặc điểm của kí.
Từ đó, có thể hiểu rằng thể tài du kí có những dấu ấn riêng biệt đó là sự ghi
chép chân thực về những chuyến đi (dù với mục đích nào), đưa lại cho độc giả
những thông tin phong phú, chính xác về không khí lịch sử, xã hội; về cảnh quan
môi trường, văn hóa; về phong tục tập quán, sinh hoạt vật chất và tinh thần, … của
mọt vùng đất. Ngoài việc ghi chép đơn thuần, người viết du kí còn có thể bộc lộ
tình cảm, quan điểm, kiến văn mang tính chủ quan của mình cũng như khảo cứu ít
nhiều mang tính khoa học. Điều này làm nên phong vị, sức hấp dẫn riêng của thể
tài du kí.
Du kí hiểu theo cách chiết tự thì “du” là đi, “kí” là ghi chép, tức là đi và ghi
chép lại, hay ghi chép lại những chuyến đi. Vậy là gắn với sự ra đời của một tác
phẩm du kí bao giờ cũng là những chuyến đi. Như thế du kí ra đời trước hết vì
khao khát được đi, được mở rộng tầm mắt; nhu cầu được quan sát đất nước, thế
giới của người viết, hoặc cũng có khi vì người đó có tâm hồn phóng khoáng, thong

dong, đi là thú vui và ghi chép lại để lưu giữ lại những gì thu lượm được.
Với những thôi thúc đó, người ta thực hiện những cuộc di chuyển và ghi chép
lại chân thực những gì họ thấy, họ nghe, họ cảm nhận, … về nó. Với sự tự do,
phóng túng mà thể kí cho phép, du kí tạo điều kiện cho người viết thỏa sức tung
hoành. Bởi thế mà có những trang du kí thuần tả cảnh, phô diễn cảm xúc, có
những tác phẩm nặng về khảo cứu, lại có những thiên du kí mang hơi hướng một
thiên tùy bút.
2. Sự hình thành và phát triển thể tài du kí trong văn học Việt Nam
Du kí có thể xem là con đẻ của nền văn học hiện đại, nhưng cái gốc gác của nó
là thể kí lại có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời. Theo giáo sư Phan Cự Đệ:
8


“Ở văn học Việt Nam, kí là một trong những loại hình văn xuôi nghệ thuật xuất
hiện sớm nhất và có vai trò quan trọng […]”
Ngay từ thời trung đại, thể tài du kí đã manh nha hình thành và phát triển. Đầu
tiên là qua những bài thơ sáng tác trong những hành trình (đi sứ, viễn du, thăm thú,
…), ngoài việc bộc lộ cảm xúc của chủ thể trữ tình, còn cung cấp cho chúng ta hiểu
biết sinh động về cuộc sống bên ngoài. Tới giai đoạn thế kỉ XVIII – XIX thì tính
chất ghi chép thể hiện rõ hơn trong một số tác phẩm văn xuôi tự sự như “Thượng
kinh kí sự” (Lê Hữu Trác), “Vũ trung tùy bút” (Phạm Đình Hổ), …
Đầu thế kỉ XX, quá trình hiện đại hóa văn học diễn ra mạnh mẽ, cùng với đó là
sự phát triển phong phú trên tất cả các thể loại và trong từng thể loại. Nhiều tác
phẩm kí của Trương Vĩnh Kí, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Phan Kế Bính, …;
Nhiều tờ báo: Nam phong tạp chí, Đông Dương tạp chí, Gia Định báo, …. đều có
đăng các tác phẩm du kí. Riêng tạp chí Nam Phong do Phạm Quỳnh làm chủ bút,
có mở mục riêng dành cho du kí, tạo điều kiện cho các nhà du kí thể hiện, tung
hoành. Thể kí ngày càng phát triển, tài hoa, trau chuốt, hấp dẫn hơn.
Ngay cả trong những năm tháng chiến tranh 45 – 75 thì thể kí cũng phát triển
mạnh mẽ với nhiều thể tài: bút kí, kí sự, truyện kí, tùy bút, hồi kí, … ghi lại nhiều

sự kiện quan trọng của đời sống cách mạng. Các cây bút đặc sắc gồm Nguyễn
Tuân, Tô Hoài, Trần Đăng, Nguyễn Thi, … Tuy nhiên, thời kì này, văn học Việt
Nam mang đặc trưng phục vụ kháng chiến, cổ vũ chiến đấu nên các bài kí đều tập
trung vào các sự kiện lịch sử, chiến tranh. Các nhà văn cũng đi và ghi chép, nhưng
nó không có sự tự do, phóng túng như đúng tính chất ban đầu của thể du kí nữa.
Thành công nhất có lẽ là những bút kí của Nguyễn Tuân với “Một chuyến đi”
(1940), “Tùy bút sông Đà” (1960), … .

9


Sau 1975, thể kí vẫn không ngừng phát triển, gắn với nhu cầu thông tin về sự
thật và nhu cầu bày tỏ trực tiếp tình cảm, chính kiến của mình với mọi sự kiện của
đời sống. Tuy nhiên, số lượng tác phẩm du kí ít, nhiều hồi kí và kí sự, thể hiện cái
nhìn đa diện, mang tính nhận thức lại những cái đã qua, với cảm quan mới mẻ về
hiện thực và con người.
Trong những năm gần đây, khi công nghệ thông tin phát triển, thế giới ngày
càng “phẳng” và tinh thần tự do dân chủ phát triển, cái tôi cá nhân ngày càng có
nhiều diện tích để thể hiện, vẫy vùng thì như cầu đi và trải nghiệm ngày càng cao.
Thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn vẫn giữ vững được vị trí của nó, xuất hiện nhiều
thể loại mới, có sự giao thoa đặc biệt giữa nhiều thể loại với nhau. Cùng với sự vận
động của đời sống, phong trào đi phượt, đi du lịch theo kiểu bụi, gắn với nhu cầu
ghi lại những nơi mình đã qua, những cảm xúc mình đã có. Thể du kí, bắt đầu được
những nhà văn trẻ yêu mến, họ đi, họ trải nghiệm, và chia sẻ qua trang viết của
mình. Nhiều cuốn sách ghi chép về các chuyến đi gây sốt hiện nay ở nước ta như:
“Tôi chỉ là một con lừa”, “Xách balo lên và đi”, “Một mình ở Châu Âu”, …
Những cây bút trẻ hiện đại, tiếp thu nhiều luồng tư tưởng và văn hóa mới, đã mang
đến cho người đọc những khoái cảm thú vị, khơi dậy ở người đọc, đặc biệt là
người đọc trẻ những khát khao mãnh liệt – được đi, được sống và trải nghiệm cái
mới.


Chương II: Phạm Quỳnh và hành trình khám phá thế giới trong “Pháp du
hành trình nhật kí”
1. Phạm Quỳnh
Phạm Quỳnh (1892 - 1945) là một nhà văn hóa, nhà báo, nhà văn và quan đại
thần triều Nguyễn (Việt Nam). Ông là người đi tiên phong trong việc quảng bá chữ
10


Quốc ngữ và dùng tiếng Việt - thay vì chữ Nho hay tiếng Pháp - để viết lý luận,
nghiên cứu. Ông có tên hiệu là Thượng Chi, bút danh: Hoa Đường, Hồng Nhân.
Phạm Quỳnh sinh tại số 17 phố Hàng Trống, Hà Nội; quê quán ở làng Lương
Ngọc (nay thuộc xã Thúc Kháng), phủ Bình Giang, tỉnh Hải Dương, một làng khoa
bảng, có truyền thống hiếu học. Ông mồ côi mẹ từ 9 tháng tuổi, mồ côi cha từ khi
lên 9 và được bà nội nuôi ăn học.
Phạm Quỳnh học giỏi, có học bổng, đỗ đầu bằng Thành chung (tốt nghiệp)
Trường trung học Bảo hộ (tức trường Bưởi, còn gọi là trường Thông ngôn).
Năm 1908, Phạm Quỳnh làm việc ở Trường Viễn Đông Bác cổ tại Hà Nội lúc
vừa tuổi 16.
Từ năm 1916, Ông tham gia viết báo cho một số tờ có uy tín đương thời; làm
chủ bút kỳ cựu của Nam Phong tạp chí từ ngày 1 tháng 7 năm 1917 cho đến năm
1932; tuyên truyền cho tư tưởng "Pháp Việt đề huề".
Cũng trong thời kỳ 1924-1932, ông còn là giảng viên Trường Cao đẳng Hà Nội.
Ngày 2 tháng 5 năm 1919, ông sáng lập và là Tổng Thư ký Hội Khai trí Tiến
Đức, Trần Trọng Kim là Trưởng ban Văn học của Hội; và Hội trưởng Hội Trí tri
Bắc Kỳ.
Năm 1922, với tư cách đại diện cho Hội Khai trí Tiến Đức, ông đã sang Pháp
dự Hội chợ triển lãm Marseille rồi diễn thuyết cả ở Ban Chính trị và Ban Luân lý
Viện Hàn lâm Pháp về dân tộc giáo dục.
Năm 1924, ông được mời làm giảng viên Khoa Bác ngữ học, Văn hóa, Ngữ

ngôn Hoa Việt, Trường Cao đẳng Hà Nội, trợ bút báo France - Indochine.

11


Từ năm 1925 - 1928, Phạm Quỳnh là Hội trưởng Hội Trí tri Bắc Kỳ; năm 1926,
ông làm ở Hội đồng Tư vấn Bắc Kỳ và đến năm 1929 được cử vào Hội đồng Kinh
tế và Tài chính Đông Dương.
Năm 1930, Phạm Quỳnh đề xướng thuyết lập hiến, đòi hỏi người Pháp phải
thành lập hiến pháp, để quy định rõ ràng quyền căn bản của nhân dân Việt Nam,
vua quan Việt Nam và chính quyền bảo hộ.
Năm 1931, ông được giao chức Phó Hội trưởng Hội Địa dư Hà Nội. Năm 1932,
giữ chức Tổng Thư ký Ủy ban Cứu trợ xã hội Bắc Kỳ.
Ngày 11 tháng 11 năm 1932, sau khi Bảo Đại lên làm vua thay Khải Định, ông
được triều đình nhà Nguyễn triệu vào Huế tham gia chính quyền Bảo Đại, ông thôi
không làm chủ bút Nam phong Tạp chí nữa. Tại Huế thời gian đầu ông làm việc tại
Ngự tiền Văn phòng, sau đó làm Thượng thư Bộ Học và cuối cùng giữ chức vụ
Thượng thư Bộ Lại (1944-1945).
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp. Chính phủ Trần Trọng Kim
được thành lập. Ông về sống ẩn dật ở biệt thự Hoa Đường bên bờ sông đào Phủ
Cam, Huế.
Ông bị Việt Minh bắt giam ngày 23 tháng 8 năm 1945 và giam ở lao Thừa Phủ,
Huế.
Ông bị giết sau đó cùng với nguyên Tổng đốc Quảng Nam Ngô Đình Khôi (anh
ruột Ngô Đình Diệm) và Ngô Đình Huân (con trai của Ngô Đình Khôi).
Di hài ông được tìm thấy năm 1956 trong khu rừng Hắc Thú, và được cải táng
ngày 9 tháng 2 năm 1956 tại Huế, trong khuôn viên chùa Vạn Phước.[3]

12



Phạm Quỳnh là người đi nhiều, có nhiều trải nghiệm. Kết quả của những
chuyến đi ấy chính là 7 thiên du kí đăng trên Nam Phong tạp chí. Phạm Thế Ngũ
cho rằng Phạm Quỳnh là “người mở đường” cho thể tài du kí. Tuy nhiên, không
nên tuyệt đối hóa cụm từ này, vì trước Phạm Quỳnh đã từng xuất hiện một số cấy
bút với tác phẩm du kí khá nổi tiếng như Phạm Phú Thứ với Tây hành nhật kí,
Trương Vĩnh Kí với Chuyến đi Bắc kì năm Ất Dậu, …
Vốn là người ưa khảo cứu, thẩm bình nên trong du kí, ta gặp một Phạm Quỳnh
ham luận bàn (gặp bất cứ chuyện gì, ông cũng bàn thêm rất rộng); ưa triết lí, thích
sưu khảo đến ngọn ngành. Nhiều lúc có cảm tưởng như tác giả không bận tâm đến
thể loại đang sử dụng. Nhưng cũng chính điều này góp phần làm nên màu sắc riêng
của du kí Phạm Quỳnh. Du kí cho phép ông bộc lộ mình tối đa. Ở đó, người đọc
thấy giọng trang nghiêm, có lúc dí dỏm, có khi mặc cảm, chua chát mà hiểu thêm
về địa vị, tư cách, vốn sống, sở thích, chính kiến, quan niệm thẩm mĩ của một
người cầm bút vào một thời điểm lịch sử cụ thể. Du kí Phạm Quỳnh là những nét
tự họa chính xác về con người nhà văn Phạm Quỳnh.
Qua những tác phẩm du ký của Phạm Quỳnh, ta thấy hiện lên bức tranh xã hội
Việt Nam buổi giao thời (ko gian đô thị mới và lớp người mới) và thực trạng nền
văn hóa nước nhà (nhãn quan văn hóa của nhà văn và thực trạng văn hóa Việt Nam
trước thách thức, cơ hội mới), thông qua nghệ thuật miêu tả đặc sắc với giọng điệu
hài hước, đậm chất khảo cứu, thẩm bình và vốn ngôn ngữ phong phú, bác học.
2. “Pháp du hành trình nhật ký” và hành trình khám phá thế giới
2.1. Tác phẩm “Pháp du hành trình nhật ký”
Những năm đầu thế kỉ XX, Việt Nam vẫn đang nằm dưới ách cai trị của thực
dân Pháp với danh nghĩa là khai hóa, mang văn minh tới cho dân tộc thuộc địa.
Dân tộc ta đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức khi thực dân Pháp
13


tiến hành đồng hóa và thực hiện các cuộc khai thác thuộc địa. Văn hóa nước ta lúc

bấy giờ có sự hỗn mang, rối ren cũ mới, Tây ta. Khi ấy Phạm Quỳnh đang làm việc
cho Hội Khai trí Tiến Đức, đồng thời là chủ bút của báo Nam Phong.
Năm 1922, với tư cách đại diện cho Hội Khai trí Tiến Đức, ông đã sang Pháp
dự Hội chợ triển lãm Marseille rồi diễn thuyết cả ở Ban Chính trị và Ban Luân lý
Viện Hàn lâm Pháp về dân tộc giáo dục. Tác phẩm là tập hợp những ghi chép của
Phạm Quỳnh trong chuyến đi sang Pháp. Đúng như lời mở đầu “Pháp du hành
trình nhật ký” của ông: “Tôi đi Tây chuyến này, định quan sát được điều gì hay,
khi trở về sẽ biên tập thành sách để cống hiến cho các đồng bào. Song đợi đến khi
về nhà thời lâu lắm; vậy trong khi đi, tôi có giữ quyển nhật kí, ngày ngày ghi chép,
được tờ nào gửi về đăng báo trước, toàn những lời kỷ thực, không có văn chương
nghị luận gì; chẳng quan là những tài liệu đến khi về nhà làm thành sách vậy”.
Qua tác phẩm, chúng ta được thấy hình ảnh của con người, và văn hóa của
phương Tây, nhất là văn hóa Pháp. Đồng thời thấy được thái độ trân trọng, ngưỡng
vọng cái mới và tình yêu nước chân thành, tha thiết của nhà văn. Ông ngỡ ngàng,
kinh ngạc trước vẻ đẹp và văn minh của nước Pháp, thấy được thực tại lạc hậu của
đất nước mình, nhưng từ đó mà ông thương cho dân tộc, mong cho dân tộc có thể
phát triển hùng cường hơn, trở nên văn minh, giàu có hơn.
Vẫn phong cách của một nhà bác học, một người ham mê khảo cứu, phẩm
bình, trong Pháp du hành trình nhật ký, chúng ta thấy hiện lên một Phạm Quỳnh
ham hiểu biết, khám phá cái mới, cái đẹp, cái văn minh; một Phạm Quỳnh có óc
quan sát và tài năng diễn thuyết; một người con nặng lòng với quê hương, dân tộc,
… và cùng với đó là một triết gia, ưa khảo cứu, bình luận, triết lý. Ngôn ngữ của
ông tự nhiên, hóm hỉnh, mực thước; giọng điệu khi thâm trầm khi sôi nổi.
2.2. Hành trình khám phá thế giới trong “Pháp du hành trình nhật ký”
14


Chuyến đi của Phạm Quỳnh kéo dài khoảng 6 tháng. Đi Pháp nhưng ông đã đặt
chân qua nhiều mảnh đất khác và được thấy biết bao điều hay, điều lạ. Tất cả đều
được ông ghi chép cẩn thận và hóm hỉnh trong những trang du kí của mình.

Với một trí thức như Phạm Quỳnh, đi ra nước ngoài là một cơ hội tuyệt vời để
khám phá thế giới, đặc biệt là biết về văn minh của nước Đại Pháp, nổi tiếng là nơi
hội tụ tinh hoa của thế giới. Ta luôn thấy đôi mắt của ông chăm chú quan sát khắp
nơi, từ cảnh vật tới con người, sự việc, … và đôi mắt ấy thường xuyên mở to vì
sửng sốt và ngạc nhiên trước vô vàn những cái mới lạ.
Như khi tàu dừng lại ở Penang (trên đường sang Pháp) – một cửa bể trên hòn
đảo về phía Tây bán đảo Malacca, khi đó thuộc quyền cai trị của Anh. Phạm
Quỳnh và các phái viên khác thuê ô tô đi chơi, thì thấy “có một điều lạ là ô tô ở
đây đều chạy về tay trái cả không chạy tay phải như bên ta, mới trông cũng lạ
mắt”.
Hay khi đi thăm khu phố của người ta, Phạm Quỳnh cảm thấy “Lạ nhất là mấy
phố của người bản xứ và người Ả - rập ở, nhà làm đều không có mái, chỉ có ở gác
sân ở trên, vì xứ này không có mưa mấy khi. Mấy hôm trước khi tàu đến, nghe như
có mưa một chút, vì đường phố còn nơi có dấu bùn và khí hậu xem chừng mát hơn
những ngày thường”.
Mỗi vùng đất đều cho ông những trải nghiệm mới, thú vị, vì chúng lạ quá, bất
ngờ quá, nó khác hoàn toàn với cuộc sống của người Việt Nam. Chính trong lời
Phạm Quỳnh thưa bẩm với quan Thượng thư có câu: “Bọn chúng tôi sang đến đây,
ở giữa cái thành Marseill to lớn này, bỡ ngỡ như người xa lạ”. Tr28
Trong rất nhiều đoạn, chúng ta thấy xuất hiện những từ như “lạ”, “hiếu kì”,
“khó tin”, “khác”, “kỳ lắm”, … Phạm Quỳnh dùng để miêu tả cảm giác của mình
trước không gian mới tiếp xúc lần đầu. Nếu là hiện nay, múa bụng Belly dance đã
15


chẳng còn gì xa lạ với người Việt nữa thì hồi đầu thế kỉ XX ấy, Phạm Quỳnh đã
ngạc nhiên đến thế nào!
“Ở Djibouti này còn có một trò hiến các khách hiếu kỳ: là trò đàn bà múa
bụng, theo nhịp thanh la ưỡn bụng mà quay tít …” (trang 19)
Sang phương Tây, cái gì cũng khiến Phạm Quỳnh ngạc nhiên, và ông ghi chép

lại để người dân An Nam có thể biết được qua những trang du kí mình gửi về đăng
báo. Riêng tấm lòng muốn cho dân tộc ta tiếp xúc với cái mới của nước Pháp như
vậy cũng đã cho ta thấy tình yêu nước, yêu dân của nhà văn rồi.
Ông đứng trên tháp Effel nhìn xuống “thấy ở giữa vườn hoa rộng có cái nhà
tròn to lớn lạ lùng, hai bên có hai cái tháp Ả Rập cao ngất trời. Đó là điện
Trocadero làm theo kiểu Đông phương, nguyên là nhà đấu xảo năm 1878”.
Tới Port – Said, thành phố gồm phố Tây và phố Ả - Rập, Phạm Quỳnh quan sát
con người ở đây và thấy rằng: “Người đàn bà Ả Rập, cách ăn mặc hình như cũng
kỳ lắm: chùm một tấm vải đen kín cả đầu, cả mặt, cả người, chỉ có hai con mắt và
mũi thì che bằng một cái ống đồng, trông không biết rằng già hay trẻ, xấu hay đẹp.
Nghe nói theo tục Ả - rập, phàm nhà sang trọng đều phải ăn mặc như thế, chỉ trừ
đàn bà con gái hạ lưu mới phải để hở mặt để đi làm ăn”. tr21
Trong những ngày trên đất Pháp, Phạm Quỳnh tranh thủ mọi thời gian để đi
thăm thú mọi nơi. Ông cũng dự nhiều buổi hội thảo, nghe rất nhiều bài diễn thuyết,
trong đó bài nói về nữ quyền của một bà nữ bác sĩ trong Hội diễn thuyết thành
Marseille gây cho ông nhiều ấn tượng. Bà đề cập tới chuyện: “…luật pháp nước
nào cũng cấm sự trụy thai, thế là không công bằng; đàn ông là một giống tối duy
kỉ, họ chỉ biết cái sướng của họ, họ quyến rũ đàn bà con gái, đến lúc thai dựng họ
bỏ họ đi; người đàn bà nếu không muốn đẻ con hay không có thể nuôi dạy con
được, thời phải cho người ta có quyền được trụy thai; trụy thai không phải là hại
16


mạng người, không cho là tội giết người được, vì cái thai chưa phải là người, ..v…
v…”. Phạm Quỳnh bày tỏ: “mình nghe mấy câu ấy cũng hơi thấy sửng sốt trong
người: có lẽ là cái óc mình hãy còn trần hủ mà chưa biết cảm những lý tưởng tối
tân ấy chăng? Xét những người ngồi chung quanh mình, ai cũng đều điềm nhiên,
tựa hồ như cho là một sự tự nhiên vậy”. Tr26
Đối với nền văn hóa đang bị đe dọa và trình độ dân trí còn thấp ở nước ta lúc
bấy giờ, nhất là khi tư tưởng Nho gia còn ảnh hưởng lớn tới con người Việt Nam

thì ngay cả một trí thức Tây học như Phạm Quỳnh cũng sửng sốt và bàng hoàng,
bởi sự mới lạ không chỉ về cảnh vật, con người mà nhất là tư tưởng táo bạo, mới
mẻ của phương Tây.
Cũng vì thế, mà ông cảm thấy khâm phục suy nghĩ sâu xa, tiến bộ của những
người đứng đầu đất nước đối với những giá trị thuộc về quá khứ. Trong buổi lễ kỉ
niệm ông Champollion ở trường Đại học Sorbonne, Phạm Quỳnh được biết đến
ông Học bộ trưởng Leon Berard, người hiện đang “chủ trưởng về sự khôi phục cổ
học Hi Lạp La Mã ở các trường trung học […] Người ta cho ông là thuộc vào phái
nhà nho chuộng cổ học”. Theo Phạm Quỳnh thì “ Nhân nghĩ, nhà nho Tây họ
cũng có khác nhà nho mình: họ lanh lợi, hoạt bát, sắc sảo, khôn ngoan, biết đem
cái cổ học mà điểm vào cuộc đời nay cho có phong vị nghĩa lý, chứ không phải
làm nô lệ cho cổ nhân; họ là “thông nho”, không phải “tục nho”, “hủ nho”. Nước
ta bây giờ đương phải cần có những nhà nho như thế”.
Như vậy, đứng trước những cái mới lạ, văn minh ở Tây phương, bên cạnh thái
độ ngạc nhiên, ngỡ ngàng, Phạm Quỳnh luôn giữ thái độ cầu tiến, học hỏi trước
những cái mà ông cho là tiến bộ, đúng đắn. Ông luôn đặt chúng trong mối liên hệ
với dân tộc An Nam mình; đưa ra lời đánh giá trước những yếu tố ông cho là độc
đáo, khác biệt trong đời sống văn hóa, tư tưởng của người Pháp với người Việt.
17


Ông là người có cái nhìn tiến bộ, rộng mở, khiêm tốn và “tự tri”. Ông thừa nhận
điểm còn khuyết thiếu của dân tộc, ý thức được sự cần thiết đổi thay của dân tộc.
Ngày 6 tháng 5 năm 1922, buổi đón tiếp Giám quốc của dân thành Marseille
diễn ra rất long trọng, đông đúc. Tuy nhiên “nghe những người đi xem họ nghị
luận với nhau mới biết rằng tuy có nô nức hiếu kỳ như thế mà người ta không có
cái lòng sùng bái kẻ quan quyền như người mình” , “người bên này họ tự do lắm”.
(trang 37).
Từng tham dự rất nhiều buổi diễn thuyết, hội thảo, … và ông phát hiện ra rằng:
“Đại khái ở tỉnh thành nào cũng có những nơi cộng đồng để tiện cho các cuộc họp

hành về đường văn hóa như thế.
Rồi ông nghĩ ngay đến hiện trạng ở An Nam mình: “Ở Hà Nội ta có hội quán
Hội Trí Tri và Hội Khai Trí cũng hơi có cái tính cách ấy, nhưng phải chỉnh đốn
cho hơn nữa mới được, và hiện nay chỉ hiềm hãy còn ít những cuộc học tập có ích,
bất quá thỉnh thoảng có mấy hội “ái hữu” mượn để họp bầu mấy ông trị sự hay
bàn mấy vấn đề suông, cũng có lúc nói năng to tiếng, cãi cọ rậm lời, những chưa
khỏi cái lối “việc làng”, nghĩa là ồn ào lộn xộn mà chẳng nên câu chuyện gì”.
Trong hiểu biết và đánh giá của Phạm Quỳnh thì Pháp là quê hương của văn
minh, là biểu hiện của cái đẹp, cái tiến bộ. Ông gọi Pháp là Đại Pháp, và có thái độ
ngưỡng vọng đối với văn hóa và kinh tế của nước Pháp.
Nhưng không vì những cái đó mà tác giả đánh mất sự tự tôn. Sâu thẳm trong
ông và tình yêu tha thiết và lòng tự hào dân tộc hết sức sâu sắc. Ta có thể thấy điều
đó ngay trong mục đích ông viết cuốn du kí này: “Tôi đi Tây chuyến này, định
quan sát được điều gì hay, khi trở về sẽ biên tập thành sách để cống hiến cho đồng
bào …”.

18


Trong những ngày được khám phá khoảng trời Pháp, Phạm Quỳnh đặc biệt yêu
Paris. Ông đã mượn lời ca ngợi của không biết bao “bậc danh nhân đại trí trong
thiên hạ” như văn sĩ Đức Henry Haine: “ Nước Pháp là một cái vườn hoa lớn
trồng đủ các thứ danh hoa dị thảo để kết thành một bó hoa tuyệt phẩm: bó hoa ấy
tức là thành Paris vậy”. Thậm chí, ông còn có ý nghĩ giá mà được ở lại nơi đây thì
thật tốt. Nhưng rồi, chính ông đã bày tỏ trong những dòng ghi ngày Thứ bảy, 22
rằng: “Thôi thì đã sinh ra kiếp người An Nam, dù sướng, dù khổ, dù sang, dù hèn,
cũng tu cái kiếp ấy cho trọn vẹn. Đất nước người đẹp thật, nhưng vẫn là của
người; phong cảnh ta dẫu tre gai đất bùn, nhưng vẫn là của ta”.
Ông thốt lên: “Ôi! Chủng tộc! Chủng tộc! Trong cái thế giới ồn ào rộn rịp này,
biết bai nhiêu là tiếng kêu tiếng gọi om sòm, khiến cho lòng người phân vân không

biết theo ngả đường nào, có tiếng gọi của chủng tộc, của tổ tiên là đối với người
hữu tâm vẫn có cái giọng thiết tha và gióng giả hơn cả”. Vậy là sức hấp dẫn của
cái văn minh, hiện đại cái đẹp và cái lạ ở phương trời Tây vẫn không thể đánh đổ
được nỗi lòng ái quốc của nhà trí thức Phạm Quỳnh.
Trong “Pháp du hành trình nhật ký”, Phạm Quỳnh không tả nhiều, ông
nghiêng về việc kể nhiều hơn. Mỗi ngày ông đi đâu, gặp ai, nói chuyện gì, phản
ứng mọi người ra sao, … đều được ông ghi lại. Ngay cả đối với những bảo tàng,
công viên, khu phố, … ông đi thăm, đi dạo, ông cũng ít khi tả kĩ sắc vẻ của nó.
Thường trực trong giọng điệu của Phạm Quỳnh là giọng bình phẩm, triết lý, thích
khảo cứu tới ngọn ngành sự việc.
Đi xem bảo tàng Le Louvre, Phạm Quỳnh rút ra những suy nghĩ riêng về nghệ
thuật: “Cái lý tưởng về mỹ thuật của Á Đông ta có khác, nhất là về nghề họa. Nhà
họa Tàu hay nhà họa Nhật không phô diễn cái đẹp ngầm ở trong sự vật, nhưng cốt
là tả một cái thái độ của thần trí người ta đối với cảnh vũ trụ bao la. Mỹ thuật ấy
19


có một cái vị triết lý, một cái vẻ siêu hình, cho nên không châu tuần ở trong vòng
sự vật mà muốn siêu thoát ra ngoài cõi thanh không”.
Dự nghe diễn thuyết, Phạm Quỳnh thấy quá trình tranh luận giữa mọi người với
nhau, ông không ngần ngại bày tỏ thái độ và quan điểm của mình: “Ở một nước tự
do có khác, bất cứ chuyện gì cũng có thể đem ra công chúng mà nghị luận được.
Kẻ nói đi người nói lại, quốc dân đứng giữ mà phán đoán, Chính phủ ở giữ chiết
trung, tưởng còn hơn là cái chính sách “bịt bung”, rút lại chẳng có lợi cho ai hết.
Song cho được đủ cái tư cách nghị luận hay là phán đoán, cái trình độ văn minh
cũng phải kha khá mới được”.
Ông còn đặt ra những câu hỏi và tìm cách tự trả lời chúng. Như khi tàu đi qua
Biển Đỏ, ông không ngừng băn khoăn:
“Tại làm sao bể này gọi là Hồng Hải? Nước cũng xanh biếc như những bể
khác, mà khí hậu thì không lấy gì làm nóng hơn ở ngoài. Duy ở hai bên bờ có

những núi đá trơ trọi, mặt trời ánh vào như có sắc đỏ, có lẽ bởi thế nên bể gọi là
Hồng Hải chăng. Nhưng bể tuy trông trong địa đồ hẹp, mà thực có quãng rộng tới
hơn 300 cây – lô – mét, tàu đi ở giữa không mấy khi trông thấy bờ”. (tr19)
Rồi cũng ở đây, Phạm Quỳnh đưa ra những tri thức khoa học để lí giải cho hiện
tượng lạ mà mình chứng kiến: “Lạ nhất trong quãng bể này là đêm đến thường
thấy những đom đóm bể, tàu đi giữa sóng rạt ra hai bên, sáng quắc như hai làn
điện, trông đẹp lắm. Người ta nói rằng trong nước bể có vô số những con vật rất
nhỏ có lân chất bị sóng đánh vào nhau bật lên lửa, bởi thế thành ra đom đóm bể;
không biết có phải không, nhưng giữa đêm tối trông thấy ánh sáng như thế cũng
đẹp”. (trang 19) Những điều tác giả đưa ra ở đây có hàm lượng tri thức cao, thể
hiện hiểu biết của tác giả, và tinh thần luôn muốn tìm hiểu, khảo cứu của ông về
đời sống.
20


Không chỉ thể, trước những gì quan sát được ở đất khách, Phạm Quỳnh thường
nghiệm ra những triết lý khá sâu sắc. Nhớ lại chuyện mặc Âu phục, ban đầu thì
gượng gạo, khó khăn, nhưng sau lại quen, lại thấy mình ra dáng người Tây lắm,
ông nghĩ:
“Lại nghĩ rằng nếu văn minh mà chỉ thế thôi thì … Nhưng mà mình vẫn biết đã
lâu rằng văn minh không phải ở cái lốt ngoài đó. Chẳng qua là đến đây phải theo
tục đó mà thôi”. tr 43
Đối mặt với văn minh ở nước Đại Pháp, ông luôn nghĩ về quê hương mình,
người An Nam mình. Phạm Quỳnh không hề bị chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi chi phối,
ông thừa nhận cái yếu, kém của người Việt, ca ngợi, khâm phục cái mới, cái văn
minh, hiện đại của người Pháp. Trước sự chia sẻ chân tình của một người Pháp có
học thức, tiến bộ là cụ V. Phạm Quỳnh rất cảm kích “Người ở cực đông, người ở
cực Tây, tình cờ một buổi gặp nhau, mà nói được những lời chí tình như thế, thật
cũng là một sự lạ. Cho hay, đạo làm người đâu cũng là một, mà điều nghĩa lý thật
là điều chung. Nếu bỏ được những sự thiên kiến bề ngoài, mà tới được sự nhân

tình cốt thiết, thì dù Đông dù Tây, cũng nhân tâm ấy, há thiên lý nào”. Một quan
điểm tiến bộ, rộng mở như thế thật hiếm có, và rộng lượng biết mấy.
Đây là một trong những nét riêng của du kí Phạm Quỳnh. Đôi khi người đọc
cảm giác như ông quên luôn cả thể loại mình đang viết, để phát biểu những triết lý
của mình, để thả trí óc theo tinh thần khám phá, khảo cứu sự việc, hiện tượng văn
hóa mình tiếp xúc. Nhưng có lẽ chính cái chất suy tư, triết lý, và tinh thần khảo cứu
ấy lại là nét hấp dẫn riêng của ông. Đứng trước cảnh vật, con người được miêu tả,
ta còn thấy được cảm quan riêng của nhà văn, và tư tưởng giàu tính dân tộc của
ông. Ở Phạm Quỳnh, chất chính trị và khoa học, nghệ thuật hòa quyện vào nhau
một cách tự nhiên, độc đáo.
21


Như vậy, sang Pháp, sang mảnh đất phương Tây, Phạm Quỳnh đi với tư
tưởng:“Mình sang đây là để xem người không phải để cho người xem mình” - tức
là tư tưởng của một người đi khám phá. tr42 Và qua chuyến khám phá, học hỏi ấy,
ông mong muốn mang được điều gì đó về cho quê hương mình, để “cống hiến cho
các đồng bào”. Biết bao điều hay, mới lạ đều được Phạm Quỳnh miêu tả cụ thể
trong tác phẩm, bao tình cảm, hay những chiêm nghiệm đúc kết được đều được
ông ghi chép một cách chân thực. Trong những ngày cuối cùng, Phạm Quỳnh bày
tỏ: “Chẳng dám đâu gọi là một cuộc tráng du, nhưng mắt thấy, tai nghe, óc suy,
bụng cảm, nó cũng nở nang mày mặt, mát mẻ tinh thần ra được một chút”. tr152

Chương III: Phan Việt và hành trình song trùng

trong “Một mình ở Châu

Âu”

1. Giới thiệu về nhà văn Phan Việt

Phan Việt (1978), tên thật là Nguyễn Ngọc Hường chị sinh ra và lớn lên tại Việt
Nam. Sau khi tốt nghiệp Đại học Ngoại thương năm 2000, chị lấy bằng tiến sĩ tại
Đại học Chicago, Mỹ và hiện là phó giáo sư, giảng dạy đại học tại Mỹ.
Phan Việt bắt đầu được biết đến nhiều với tập truyện ngắn "Phù phiếm
truyện" giành giải Nhì cuộc thi Văn học tuổi 20. Sau đó tiểu thuyết "Tiếng
Người" (2008), "Nước Mỹ, Nước Mỹ" ( 2009) cũng gây được phản ứng tốt từ bạn
đọc. Và gần đây nhất là “Một mình ở Châu Âu” (2013) gây được nhiều tiếng
vang.
Ngoài viết văn, Phan Việt còn viết báo, dịch, hiệu đính và biên tập sách. Chị là
đồng sáng lập tủ sách “Cánh cửa mở rộng” với nhà toán học Ngô Bảo Châu và
22


nhà xuất bản Trẻ nhằm dịch và giới thiệu sách hay tới bạn đọc Việt Nam. Con
đường văn chương đến với chị một cách tự nhiên, và như chị tâm sự rằng đến lúc
nào đó, khi sẵn sàng, có thể chị sẽ bỏ hẳn dạy học để viết văn. Trong sáng tác, chị
cũng có quan niệm riêng “mỗi nhà văn đều có trong đầu một mô hình văn chương
mà họ cho là đẹp nhất, và các cuốn sách họ viết là việc hiện thực hóa cái mô hình
ấy. Về cơ bản, tôi trung thành với một quan niệm về cái đẹp trong viết: giản dị,
nén, thật, tự do” (Trích bài phỏng vấn của chị trên báo Phụ nữ).
2. Tác phẩm “Một mình ở Châu Âu”
2.1. Đôi nét về tác phẩm
Tác phẩm “Một mình ở Châu Âu” của Phan Việt mới được xuất bản năm 2013,
tuy nhiên có thể nói nó ra đời từ năm 2008, trong chuyến đi Châu Âu của nhà văn
Phan Việt. Trong lời tựa đầu tác phẩm, Phan Việt viết:
“Cuốn sách này tập hợp những ghi chép rời rạc vào mùa hè 2008, khi tôi đi
châu Âu một mình trong một tháng. Nó là điểm bắt đầu của một câu chuyện mà tôi
sẽ kể trong hai cuốn sách tiếp theo – về những chuyện buồn mà cuối cùng đã trở
thành những tài sản. Như mọi câu chuyện có tính hồi kí khác, đây chỉ là ký ức của
tôi, sự thật của tôi; nó không chắc là sự thật duy nhất. Mọi nhân vật được đề cập

trong cuốn sách này đều đã được thay đổi danh tính để bảo vệ sự riêng tư của họ”.
Trong một bài trả lời phỏng vấn, khi được hỏi lí do nào khiến chị quyết định
viết “Một mình ở Châu Âu”, chị chia sẻ rằng: không có quyết định viết mà chỉ có
quyết định in bởi chị luôn có thói quen ghi chép trong các chuyến đi.
Tác phẩm này nằm trong ý định về bộ sách mang tên “Bất hạnh cũng là một
tài sản” của Phan Việt. Chia sẻ về bộ sách này, chị nói: “Về cơ bản, đó là những
câu chuyện mà tôi trải qua trong mấy năm qua. Nói chung, khi câu chuyện diễn ra,
tôi cũng không chắc chắn mình đúng hay sai, mà chỉ cảm thấy đang làm những
23


việc phải làm. Thật sự, những điều ấy cũng không phải cái gì ghê gớm lắm đâu.
Nhưng, sau này tôi mới hiểu rõ: nếu mình đi qua những điều tưởng như không ghê
gớm ấy một cách khó khăn đến vậy thì những người khác sẽ còn vất vả hơn - nếu
như họ có nhiều gánh nặng hơn và sống trong môi trường vất vả hơn.
Bởi thế, tôi viết bộ sách này để chia sẻ …”
“Một mình ở Châu Âu” là tập một của bộ sách này. Theo phác thảo của chị thì:
“Cuốn thứ hai sẽ kể về khoảng thời gian hai năm từ lúc “tôi” ở châu Âu về,
chuyển nhà từ bờ Đông trở lại Chicago, chia tay với “chồng tôi”, tốt nghiệp
chương trình tiến sĩ, tìm việc, và chuyển đi California sống. Cuốn thứ ba sẽ tập
trung vào khoảng thời gian sau khi “tôi” chuyển tới California”. Bộ sách được kỳ
vọng sẽ được nhiều người chờ đón bởi ngay tập đầu tiên, nó đã khiến bao người
đồng cảm và yêu mến.
3. Hành trình song trùng trong “Một mình ở Châu Âu”:
Có những chuyến đi không chỉ là di chuyển về mặt địa lý mà còn là cả một
hành trình dai dẳng và đầy giằng xé, băn khoăn của lòng người … Trong “Một
mình ở Châu Âu” bạn sẽ bắt gặp sự song hành của những hành trình đó: bên
ngoài, bên trong; khám phá thế giới và kiếm tìm bản thể.
So với thời trung đại hay trước thế kỉ XX, phương Tây là một cái gì đó xa lạ
lắm, kỳ diệu lắm trong hình dung của chúng ta. Nhưng khi đất nước mở cửa, quá

trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, hiểu biết của chúng ta cứ ngày càng mở rộng
ra mãi. Lúc ấy, nhu cầu khám phá thế giới bên ngoài vẫn mạnh mẽ nhưng có lẽ nó
còn gắn liền với nhiều nhu cầu khác, sâu kín và phức tạp hơn. Điều đó cho ta thấy
tâm lý của con người hiện đại, lúc nào cũng hoài nghi, trăn trở, đầy những cơn
sóng ngầm phía trong tâm hồn. “Một mình ở Châu Âu” cũng phản chiếu mặt hồ
dậy sóng ấy của con người đương đại, mà cụ thể ở đây là người phụ nữ trong cuộc
24


sống hôn nhân. Người ta bắt đầu những chuyến đi nhiều khi không chỉ vì động lực
du lịch, thư giãn, mà là đi tìm kiếm cái vô hình, khó nắm bắt trong chính bản thân
mình. Phương Tây xa xôi kia, cũng không quá xa lạ nữa, lý tưởng nữa, mà đứng
trước nó, con người đã nhìn bằng con mắt khác: đa chiều, đa diện, tỉnh táo và mang
đậm dấu ấn cá nhân. Có lẽ chính vì thế, ta gặp hiện tượng “song trùng” những
cuộc hành trình trong du kí “Một mình ở Châu Âu” của nhà văn trẻ Phan Việt.
2.1. Hành trình bên ngoài – khám phá thế giới
“Một mình ở Châu Âu” gắn với chuyến đi Châu Âu của Phan Việt năm 2008.
Trong vòng 1 tháng chị đi Đức, Pháp và Ý, khám phá biết bao cảnh đẹp, gặp gỡ
biết bao người, có biết bao kỉ niệm vui vẻ và thú vị. Theo những trang ghi chép tự
nhiên, mang đậm tính chất tự truyện của Phan Việt, chúng ta được cùng tác giả đi,
gặp gỡ và trải nghiệm.
Điểm dừng chân đầu tiên của chị là Đức. Chị có thói quen ghi chép khi đi,
những ghi chép của chị không phải bao giờ cũng liền mạch, mà có sự chọn lọc nhất
định. Ngày giờ không chính xác như trong “Pháp du hành trình nhật ký” của Phạm
Quỳnh, mà nó được kể theo số đếm, theo số ngày ở lại trên một đất nước xa lạ ở
Châu Âu. Trong tác phẩm, chúng ta thấy hiện lên những nét đặc trưng của mỗi
vùng đất. Chị dừng lại ở Đức không lâu, nhưng qua vài chục trang ghi chép, chúng
ta thấy con người Đức, văn hóa Đức hiện lên khá chân thực và sống động.
“Chợ ở đây rất sạch, ngăn nắp; xúc xích, thịt xông khó, pho mát và sữa ngồn
ngộn trên các quầy. Rau quả mơn mởn. Có một cảnh trong siêu thị mà tôi không

thấy ở Mỹ: người Đức mua nước giải khát, uống xong thì mang chai đi trả ở các
máy tự động, mỗi chai lấy lại hai mươi xu. Nhà ai cũng có thùng rác phân loại
theo quy trình tái chế, giấy riêng, đồ thủy tinh riêng, nhựa riêng và rác riêng” [11;
1]. Người Đức trước nay vẫn nổi tiếng là những con người của kỷ luật, nghiêm
25


×