Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

BỆNH TEO THẦN KINH THỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.76 KB, 5 trang )

TEO THẦN KINH THỊ
Bộ môn - khoa Y học cổ truyền
1. Đại cương
1.1. Y học hiện đại
1.1.1. Khái niệm
Teo thần kinh thị là quá trình thoái hóa làm gai thị thay đổi màu và biến dạng lồi lõm. Quá trình
này là hậu quả của rất nhiều nguyên nhân bệnh lý gây teo thần kinh thị. Trên lâm sàng, phân
thành teo thần kinh thị nguyên phát và thứ phát. Teo thần kinh thị nguyên phát là bệnh lý gây teo
thần kinh thị nhưng không tìm thấy nguyên nhân ở đáy mắt gây bạc màu gai thị. Teo thần kinh
thị thứ phát nguyên nhân là do bệnh lý của võng mạc, đầu gai thị… gây ra bạc màu gai thị.
1.1.2. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh
1.1.2.1. Nguyên nhân
- Teo thần kinh thị nguyên phát:
Nguyên nhân gây teo thần kinh thị nguyên phát thường gặp là viêm thần kinh hậu nhãn cầu, bệnh
lý thần kinh thị do di truyền truyền (Lober), chèn ép do ung bướu trong ổ mắt, va đập, giang mai
thần kinh… Các nguyên nhân bệnh sinh trên thường phát sinh ở hậu nhãn cầu và hậu quả là gây
teo thần kinh thị.
- Teo thần kinh thị thứ phát:
Nguyên nhân gây teo thần kinh thị thứ phát thường gặp là viêm gai thị, phù nề gai thị, viêm võng
mạc, bệnh lý sắc tố võng mạc, tắc động mạch trung tâm võng mạc, nhiễm độc Quinine
(C20H24N2O2), thiếu máu gai thị, bệnh tăng nhãn áp...
- Bệnh lý nội sọ:
Teo thần kinh thị thứ phát thường do các bệnh lý viêm nội sọ như: lao màng não, viêm giao thoa
võng mạc ...
Teo thần kinh thị nguyên phát thường do chèn ép của u nội sọ...
1.1.2.2. Cơ chế bệnh sinh
Trong quá trình viêm làm tăng tiết dịch và sơ hóa tổ chức giữa các sợi thần kinh, cùng với đó là
sự biến mất các mao mạch gai thị và tăng sinh lưới thần kinh đệm, mô liên kết làm cho màu sắc
gai thị nhạt dần, cuối cùng trở nên bạc màu. Trong quá trình tiến triển teo gai thị, làm cho các tế
bào sợi thần kinh võng mạc bị phá hủy dẫn đến biến đổi và teo đi. Cuối cùng gai thị cũng bị thay
bằng lưới thần kinh đệm và thành bạc màu.


1.1.3. Chẩn đoán
- Lâm sàng: biểu hiện chủ yếu là mắt bị giảm thị lực rõ rệt
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên các triệu chứng lâm sàng cũng khác nhau. Ví
dụ: do va đập sẽ có tiền sử va đập, do bệnh lý nội sọ có thể có các triệu chứng bệnh lý thần kinh
khác.


- Cận lâm sàng: kiểm tra đáy mắt, đo tầm nhìn, chụp tạo hình mạch máu đáy mắt, và các biện
pháp cận lâm sàng khác...
1.2. Y học cổ truyền
1.2.1. Khái niệm
Y học cổ truyền mô tả triệu chứng điển hình của bệnh teo thần kinh thị là quá trình suy giảm thị
lực dần dần, thuộc phạm trù thanh manh.
1.2.2. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh
- Can khí uất kết, huyền phủ bế tắc:
Chức năng của can liên quan đến tình chí là cáu giận. Nếu can khí uất kết sẽ sinh ra cáu giận.
Khi cáu giận quá mức làm ảnh hưởng đến chức năng sơ tiết của can gây uất trệ khí cơ. Tinh khí
của lục phủ ngũ tạng sung túc thì giúp cho mắt nhìn được sự vật bên ngoài rõ ràng. Chức năng sơ
tiết của can điều đạt giúp cho tinh khí tăng cường nuôi dưỡng lên mắt. Nếu can khí uất kết, mạch
đạo bế trở, tân tinh không thể lên nuôi dưỡng được mắt gây ra thanh manh.
- Can thận âm hư, tinh huyết bất túc:
Can tàng huyết, mục (mắt) nhờ huyết mới có thể nhìn được sự vật bên ngoài. Thận tàng tinh, tinh
huyết dồi dào thì mắt mới sáng. Theo thuyết ngũ hành thì can thuộc mộc, thận thuộc thủy, thủy
và mộc có quan hệ tương sinh. Do vậy có câu “ất quý đồng nguyên”. Nếu cơ thể suy nhược hoặc
sinh hoạt tình dục không điều độ làm cho can thận âm hư, tinh huyết bất túc, mắt không được
tinh huyết nuôi dưỡng mà mất khả năng nhìn mọi vật gây ra “thanh manh”.
- Khí huyết lưỡng hư, mục vô sở dưỡng
Thể bệnh này, thường gặp ở người bệnh nặng làm tinh huyết hao tổn hoặc mất máu do ngoại
thương, mất máu trong phẫu thuật không thể phục hồi, làm cho khí huyết lưỡng hư, mắt không
được nuôi dưỡng gây ra thanh manh.

- Thận dương bất túc, thần quang suy giảm
Thần quang là biểu hiện sự tinh tường của mắt. Theo học thuyết tạng tượng thần quang có gốc tại
mệnh môn, thông tại đởm, phát tại tâm. Nếu bẩm sinh suy yếu, cơ thể dương hư hoặc bệnh nặng
lâu ngày, thận dương hao tổn làm cho mệnh môn chân hỏa bị suy kiệt, không thể ôn ấm tạng phủ
nên thần quang suy giảm gây chứng thanh manh.
2. Biện chứng luận trị
2.1. Đặc điểm biện chứng
Các chứng của bệnh tuy có khác nhau nhưng cùng có chung một đặc điểm đó là đều thuộc hư
chứng: can thận âm hư, khí huyết hư hoặc khí uất và huyết ứ.
Bệnh diến biến phức tạp, tiên lượng điều trị khó khăn. Vì thế, khi biện chứng luận trị cần phải
phân biệt với các bệnh lý u nội sọ, u trong ổ mắt... để tránh bỏ lỡ cơ hội điều trị sớm.
2.2. Nguyên tắc điều trị
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh khác nhau mà có các phương pháp điều trị khác nhau.
Nếu là chứng can khí uất kết thì pháp điều trị phải sơ can giải uất, dưỡng huyết thanh nhiệt.


Nếu là chứng can thận âm hư thì pháp điều trị phải tư bổ can thận, ích tinh minh mục.
Nếu là chứng khí huyết lưỡng hư, mục vô sở dưỡng thì pháp điều trị phải bổ dưỡng khí huyết,
thông lạc minh mục.
Nếu là chứng thận dương bất túc, thần quang suy giảm thì pháp điều trị phải ôn bổ thận dương,
ích tinh minh mục.
Nếu là chứng mạch lạc trở trệ, khí huyết uất bế thì pháp điều trị phải hoạt huyết hóa ứ, hành khí
thông lạc.
3. Phân thể điều trị
3.1. Thể can khí uất kết, huyền phủ bế tắc
- Lâm sàng: mắt giảm thị lực, dễ cáu giận, khô họng, khô miệng, mạch huyền tế.
Kiểm tra đáy mắt: gai thị nhạt màu hoặc bạc màu.
Thể bệnh này thường gặp ở bệnh nhân trẻ tuổi, sức khỏe tốt, bệnh ở giai đoạn sớm thường do
viêm thần kinh thị, nguyên nhân do uất trệ chưa hết và khí cơ chưa được lưu thông.
- Pháp điều trị: sơ can giải uất, dưỡng huyết thanh nhiệt.

- Bài thuốc: Gia vị tiêu diêu ẩm gia giảm.
Đương quy

15g

Bạch thược

15g

Bạch linh

10g

Sài hồ

15g

Đan bì

12g

Chi tử

10g

Cam thảo

10g

Kỷ tử


10g

Cúc hoa

10g

Long đởm thảo

12g

Hoàng cầm

10g

Các vị thuốc trên tán bột, mỗi lần dùng 6 - 9g, uống với nước sắc can khương 06g, bạc hà 10g,
ngày 3 lần.
Bài thuốc trên có thể sắc uống ngày 01 thang.
Trong bài thuốc trên thì bài Gia vị tiêu diêu ẩm (đương quy, bạch thược, bạch linh, sài hồ, đan bì,
chi tử, cam thảo) có tác dụng dưỡng huyết kiện tỳ, sơ can thanh nhiệt. Trong đó, sài hồ có tác
dụng sơ can giải uất, làm cho can khí lưu thông. Đương quy có tác dụng dưỡng huyết. Bạch
thược có tác dụng dưỡng huyết liễm âm, nhu can hoãn cấp. Kỷ tử, cúc hoa có tác dụng dưỡng
huyết minh mục. Long đởm, hoàng cầm có tác dụng thanh tả can nhiệt. Đan bì, chi tử vừa có tác
dụng thanh nhiệt, vừa có tác dụng dẫn nhiệt hạ hành. Cam thảo có tác dụng điều hòa phương
thuốc. Long đởm thảo, hoàng cầm có tác dụng thanh tả can hỏa.
3.2. Thể can thận âm hư, tinh huyết bất túc
- Lâm sàng: thường gặp ở những bệnh nhân bị bệnh lâu ngày, đặc điểm đáy mắt giống thể thứ
nhất, toàn thân có thể kèm thêm các triệu chứng chóng mặt, ù tai, tê mỏi khớp gối, đau mỏi lưng,
mệt mỏi, nam giới thấy di tinh, chất lưỡi nhợt, mạch trầm tế.
- Pháp điều trị: tư bổ can thận, ích tinh minh mục.

- Bài thuốc: Minh mục địa hoàng hoàn gia giảm.
Thục địa
15g
Đương quy
15g Ngũ vị tử
10g
Sơn thù nhục
10g
Đan bì
12g Trạch tả
15g


Hoài sơn
15g
Phục thần
12g Tri mẫu
12g
Hoàng bá
10g
Các vị thuốc trên gia thêm sinh khương 2 - 3 lát, đại táo 2 quả sắc uống.
Trong bài thuốc trên thì thục địa, đương quy, ngũ vị tử, sơn thù nhục, đan bì, trạch tả có tác dụng
tư âm bổ thận. Sơn dược có tác dụng bổ khí, kiện tỳ. Phục thần có tác dụng an thần, sinh tinh. Sài
hồ có tác dụng thăng dương, đưa tinh khí của can thận lên nuôi dưỡng mắt. Tri mẫu, hoàng bá
đều có tác dụng thanh nhiệt tả hỏa, táo thấp.
3.3. Thể khí huyết lưỡng hư, mục vô sở dưỡng
- Lâm sàng: thường gặp ở những bệnh nhân bị chấn thương nặng, hoặc bệnh lâu cơ thể suy
nhược, có thể biểu hiện ở sắc mặt nhợt, người mệt mỏi, chán ăn, hồi hộp, mất ngủ. Đáy mắt có
thể thấy gai thị bạc màu, mao mạch võng mạc nhỏ và nhạt màu,chất lưỡi nhạt, mạch tế nhược.
- Pháp điều trị: Bổ dưỡng khí huyết, thông lạc minh mục.

- Bài thuốc: Bát trân thang gia giảm.
Thục địa
30g
Cam thảo
30g
Bạch thược
30g
Nhân sâm
30g
Bạch truật
30g
Bạch linh
30g
Xuyên khung
30g
Đương quy
30g
Bài thuốc trên gia sinh khương 2 - 3 lát, đại táo 5 quả sắc uống.
Trong bài thuốc trên thì nhân sâm phối hợp với thục địa có tác dụng ích khí dưỡng huyết. Bạch
linh phối hợp với bạch truật có tác dụng kiện tỳ trừ thấp. Đương quy phối hợp với bạch thược có
tác dụng tư dưỡng tâm can. Xuyên khung có tác dụng hành khí hoạt huyết làm cho tác dụng của
bài thuốc được nâng cao.
3.4. Thể thận dương bất túc, thần quang suy giảm
- Lâm sàng: thường gặp ở những bệnh nhân tuổi cao, cơ thể hư nhược, người lạnh, sợ lạnh. Nếu
là người trẻ tuổi thường có các triệu chứng yếu sinh lý, di tinh. Các triệu chứng đáy mắt giống
như mô tả ở thể thứ 3.
- Pháp điều trị: ôn bổ thận dương, ích tinh minh mục.
- Bài thuốc: Hữu quy hoàn hoặc Thận khí hoàn gia giảm.
Sinh địa
30g

Hoài sơn
12g
Sơn thù
10g
Trạch tả
15g
Bạch linh
10g
Đan bì
10g
Quế chi
12g
Phụ tử
05g
Bài thuốc trên sắc uống ngày 01 thang
Trong bài thuốc trên thì phụ tử có tác dụng ôn dương bổ thận. Quế chi có tác dụng điều hòa
dương khí toàn thân. Sinh địa, sơn thù, sơn dược có tác dụng bổ thận âm. Bạch linh, trạch tả có
tác dụng lợi thủy thẩm thấp, khi phối hợp với quế chi thì có tác dụng ôn hóa hàn đàm.
3.5. Thể mạch lạc trở trệ, khí huyết uất bế
- Lâm sàng: thường gặp ở những bệnh nhân có tổn thương huyết mạch ở hệ mắt hoặc bị tắc, đáy
mắt có biểu hiện các triệu chứng thiếu máu, kèm theo chất lưỡi tối, có ứ ban, mạch huyền tế.


- Pháp điều trị: hoạt huyết hóa ứ, hành khí thông lạc.
- Bài thuốc: Đào hồng tứ vật thang gia giảm.
Đào nhân
15g
Hồng hoa
10g Đương quy
15g

Xuyên khung
12g
Bạch thược
15g Thục địa
12g
Bài thuốc trên sắc uống ngày 01 thang
Trong bài thuốc trên thì thục địa và đương quy có tác dụng có tác dụng bổ huyết. Bạch thược có
tác dụng dưỡng huyết bổ âm. Xuyên khung có tác dụng hành khí hoạt huyết. đào nhân và hồng
hoa có tác hoạt huyết hóa ứ.
Nếu khí hư thì gia hoàng kỳ 20g, cam thảo 10g.
4. Các biện pháp khác
- Hào châm các huyệt: tình minh, thừa khấp, phong trì, thái dương, toản trúc, đồng tử liêu, hợp
cốc, nội quan... Mỗi lần chọn 2-3 huyệt, ngày một lần, thời gian lưu kim từ 10 - 15 phút. Liệu
trình châm 7 - 10 ngày.
- Tâm lý liệu pháp: động viên bệnh nhân, tạo tâm lý tự tin, kiên trì điều trị.
5. Kết luận
Y học cổ truyền mô tả triệu chứng điển hình của bệnh teo thần kinh thị là quá trình suy giảm thị
lực dần dần, thuộc phạm trù thanh manh.
Nguyên nhân của bệnh teo thần kinh thị theo y học cổ truyền thường do: can khí uất kết, huyền
phủ bế tắc; can thận âm hư, tinh huyết bất túc; khí huyết lưỡng hư, mục vô sở dưỡng; thận dương
bất túc, thần quang suy giảm.
Nguyên tắc điều trị: Nếu là chứng can khí uất kết thì phải sơ can giải uất, dưỡng huyết thanh
nhiệt. Nếu là chứng can thận âm khuy thì phải tư bổ can thận, ích tinh minh mục. Nếu là chứng
khí huyết lưỡng hư, mục vô sở dưỡng thì phải bổ dưỡng khí huyết, thông lạc minh mục. Nếu là
chứng thận dương bất túc, thần quang suy phế thì phải ôn bổ thận dương, ích tinh minh mục.
Nếu là chứng mạch lạc trở trệ, khí huyết uất bế thì phải hoạt huyết hóa ứ, hành khí thông lạc.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×