Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

PHÂN TÍCH BÀI HỌC CHÍ PHÈO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.89 KB, 5 trang )

CHÍ PHÈO
NAM CAO
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc. Tác phẩm của ông
thấm nhuần tư tưởng nhân đạo.
- Trước Cách mạng Tháng Tám, Nam Cao viết rất thành
công về đề tài: người nông dân nghèo, mà “Chí Phèo” là
một trong những tác phẩm tiêu biểu.
2. Hoàn cảnh sáng tác:
Nam Cao đã dựa vào người thật, việc thật ở làng Đại
Hoàng, quê hương ông, rồi hư cấu thêm để viết nên tác
phẩm “Chí Phèo”.Truyện CP được viết năm 1941.Khi tác
phẩm mới ra đời có tên là “Cái lò gạch cũ”, sau đó nhà
xuất bản đổi tên thành “Đôi lứa xứng đôi” .Khi tái bản,
Nam Cao sửa thành “Chí Phèo”.
3. Chủ đề:
Qua tác phẩm Chí Phèo, Nam Cao đã tố cáo mạnh mẽ xã
hội thực dân tàn bạo đã cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính
của người nông dân lương thiện, đồng thời nhà văn phát
hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của họ ngay cả khi họ
biến thành quỷ dữ.
II. Đọc hiểu văn bản:
A. Giới thiệu khái quát về nhân vật:
Chí Phèo có tuổi thơ bất hạnh, không cha mẹ, bị bỏ rơi bên
cái lò gạch cũ bỏ không. Năm hai mươi tuổi, Chí Phèo làm
canh điền cho nhà Lí Kiến , là người “hiền như đất”. Vì
ghen, Lí Kiến đã đẩy Chí Phèo vào tù. Ra tù, Chí Phèo thay
đổi cả hình hài lẫn nhân cách , trở thành con quỷ dữ của làng
Vũ Đại,. Chí Phèo đi từ bi kịch người nông dân bị tha hoá
đến bi kịch khác đau đớn hơn . Đó là bi kịch bị từ chối


quyền làm người .
B Chí Phèo gặpThị Nở và khát vọng hoàn lương .
1. Hoàn cảnh CP gặp TN.
Cứ tưởng CP mãi mãi sống kiếp thú vật rồi kết thúc cuộc đời ở
một bờ bụi nào đó,nhưng một bước ngoặc lớn đã diễn ra trong
cuộc đời của CP đó là cuộc gặp gỡ với TN một người đàn bà
1


xấu xí, dở hơi, ế chồng .Họ đã gặp nhau vào một đêm lai láng
ánh trăng ở vườn chuối sát mé sông, khi Chí Phèo đi uống rượu
về, còn TN đi kín nước rồi ngủ quên.Cuộc gặp gỡ đó đã thức
tỉnh CP trở lại làm người.
2. Chí Phèo cảm nhận được âm thanh của cuộc sống .
Kể từ khi mãn hạn tù trở về, đây là lần đầu tiên Chí Phèo tỉnh
táo sau những cơn say dài. Hắn nghe được“Tiếng chim hót
ngoài kia vui vẻ quá, tiếng cười nói của người đi chợ, tiếng
anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá”, “Chao ôi là buồn!”
 Điệp từ “tiếng”, cho thấy những âm thanh quen thuộc của
một buối sớm mai đời thường, vọng lại tai Chí, bỗng trở thành
tiếng gọi thiết tha của cuộc sống và lay động tận nơi sâu thẳm,
trong tâm hồn của Chí Phèo, làm lòng hắn “nao nao buồn”.
3. Chí Phèo ý thức được bản thân
a. Chí Phèo nhớ lại quá khứ xa xôi .
Sau khi tỉnh táo nhìn lại cuộc đời của mình hắn nhớ lại
“Hình như có một thời, hắn đã ao ước có một gia đình
nho nhỏ, chồng cuốc mướn, cày thuê, vợ dệt vải, chúng lại
bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng, khá giả thì mua
năm ba sào ruộng làm”…
 Chí Phèo mơ hồ nhận ra, mình đã từng là người lương

thiện và có những ước mơ chính đáng như bao người nông
dân khác. Nhưng ước mơ bình dị thưở nào đến bây giờ vẫn
chưa thực hiện được nên hắn cảm thấy buồn.
b.Chí Phèo ý thức được hiện tại khổ đau
Còn hiện tại “Hắn thấy mình già mà vẫn cô độc”, “hắn đã
đi tới cái dốc bên kia của một cuộc đời” hắn đang đối diện
với chính mình và nhận ra tình cảnh bi thảm của bản thân.
c.Chí Phèo ý thức được tương lai đen tối
Tương lai đối với hắn lại càng buồn hơn“đói rét và ốm đau.
Và cô độc…cái này còn sợ hơn cả đói rét và ốm đau.”
 hình thức độc thoại nội tâm cho thấy, Chí Phèo đã thật sự
tỉnh táo. Chí Phèo cảm nhận rõ: không có gì đáng sợ bằng
“cô độc”.
4. Chí Phèo cảm nhân được hương vị của bát cháo hành,
hương vị của tình yêu.
a.Chí Phèo xúc động đến nghẹn ngào .
2


+ CP đang ở trạng thái trầm tư, lo lắng thì TN xuất hiện với
nồi cháo hành còn nóng nguyên.CP hết sức ngạc nhiên,rồi từ
chỗ ngạc nhiên CP rất xúc động “… trời ơi cháo mới thơm
làm sao… những người không ăn cháo hành không biết
rằng cháo hành ăn rất ngon.”
+ Vị cháo hành đối với Chí Phèo lúc đó sao mà ngon mà xúc
động đến nỗi “Hắn thấy mắt mình hình như ươn ướt…
hắn nhìn bát cháo hành bốc khói mà bâng khuâng”.
 Từ láy “ươn ướt”, “bâng khuâng” thể hiện nỗi niềm,
cảm xúc của Chí Phèo. Hương vị của bát cháo hành là hương
vị của tình người, của tình cảm yêu thương giản dị, chân

thành mà lần đầu tiên Chí Phèo được hưởng . Chí Phèo
“thấy mắt mình ươn ướt”. Đó là nước mắt của hạnh phúc.
b. Chí Phèo nhận ra vẻ đáng yêu của Thị Nở. Chí Phèo thấy
“Thị Nở có duyên, “tình yêu làm cho thị có duyên””.
+ Chí Phèo ngỏ lời với Thị Nở “hay là mình sang đây ở với
tớ một nhà cho vui”  Chí Phèo gọi Thị Nở bằng “mình” .
Bao nhiêu tình cảm yêu thương chân thành dồn cả vào cách
gọi mộc mạc ấy.
+ Thị Nở đáp lại bằng cái “lườm” yêu. Cái “lườm” đã nói
thay cho lòng Thị Nở, khiến “hắn thấy lòng rất vui”
c. Tình yêu làm Chí Phèo thay đổi. Hắn uống rượu ít lại để
“khỏi tốn tiền”, để “tỉnh táo mà yêu nhau.”
 Từ đó, nhà văn rút ra qui luật rất đời thường “đàn bà
không có men như rượu nhưng cũng làm người say. Và
hắn say thị lắm”  Tình yêu có sức mạnh kỳ diệu nó đã
cảm hoá được tâm hồn Chí Phèo.
5.Chí Phèo khát khao được hoàn lương .
+ “Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với
mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn”.
+ Hắn ước mong được mọi người “nhận hắn vào cái xã hội
bằng phẳng, thân thiện của những con người lương thiện”.
 Câu cảm thán kết hợp với hàng loạt các động từ tăng tiến
“thèm, muốn, mở đường, nhận.…” diễn tả khát vọng hoàn
lương tha thiết, mãnh liệt của Chí Phèo. Và hắn tin Thị Nở sẽ là
chiếc cầu nối đưa hắn trở về với cuộc đời lương thiện.
Cuộc gặp gỡ với TN đã làm trỗi dậy những khát khao hạnh
phúc,khát khao sống cho ra một con người.Nam cao đã phát

3



hiện ra hi vọng của con người cùng khổ dưới đáy xã hội với
niềm trân trọng,yêu thương.
C.Chí Phèo đau đớn vì bị tước đoạt quyền làm người:
1.Bà cô Thị Nở đã dập tắt niềm hy vọng của Chí Phèo. Mụ
nói “Đàn ông chết hết rồi hay sao, mà lại đi đâm đầu lấy một
thằng không cha. Ai lại đi lấy thằng chỉ có một nghề là rạch
mặt ra ăn vạ.”
 Lời của bà cô Thị Nở chính là định kiến khắt khe của xã hội.
Cả làng Vũ Đại có ai coi Chí Phèo là nguời đâu.
− Thị Nở rất bực tức, đến nhà Chí Phèo và “trút vào mặt
hắn tất cả lời bà cô”.
+ Khi nghe Thị Nở nói ,lúc đầu, Chí Phèo chưa hiểu “ngẩn
người “, “nghĩ ngợi “.Về sau hiểu ra ,Chí Phèo “đứng lên gọi
thị lại”, “đuổi theo”, “nắm lấy tay thị” ,nhưng bị Thị Nở gạt
ra, “giúi thêm cho một cái lăn khèo xuống sân”. Hàng loạt
những động từ miêu tả những cố gắng của Chí Phèo , để níu kéo
Thị nở ,để giữ lấy tình yêu .
+Thị Nở không vượt qua được những định kiến khe của xã
hội ,để nắm tay Chí Phèo, cùng đi trên con đường lương thiện .
Thị Nở bỏ đi ,cánh cửa cuộc đời lương thiện đã khép lại sau
lưng Chí Phèo.
2 .Chí Phèo đau đớn, tuyệt vọng:
− Chí Phèo ý thức được con đường trở về với cuộc đời lương
thiện là không thể có được: “Và hắn uống nhưng càng uống
càng tỉnh ra, chao ôi buồn, hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ
thoang thoảng thấy hơi cháo hành và ôm mặt khóc rưng
rức.”
 Chi tiết “ hơi cháo hành’ được lặp đi lặp lại nhiều lần trong
tác phẩm, hương vị của cháo hành là hương vị của tình yêu,

hương vị của hạnh phúc. Vậy mà giờ đây hương vị đó như làn
gió thoảng qua không giữ lại được ,  Từ láy “rưng rức” miêu
tả tiếng khóc của Chí Phèo. Đó là tiếng khóc khổ đau của một
con người khi khát vọng tình yêu, hạnh phúc, khát vọng được
làm người lương thiện hoàn toàn bị tan vỡ.
− Hơn lúc nào hết, Chí Phèo ý thức được tội ác của kẻ đã cướp
đi quyền làm người của hắn.
3.Chí Phèo quyết định trả thù kẻ đã làm cho mình đau khổ .

4


− Chí Phèo định đến nhà Thị Nở để “giết chết con khọm già”,
nhưng bước chân tiềm thức lại dẫn Chí Phèo đến nhà Bá Kiến.
− Chí Phèo kêu lên uất hận “Tao muốn làm người lương
thiện!... Không được! Ai cho tao lương thiện. Làm thế nào
cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này… Tao
không thể là người lương thiện nữa…”, “Hắn rút dao ra,
xông vào… Bá Kiến chỉ kịp kêu lên một tiếng…”Cùng
đường, tuyệt vọng, Chí Phèo đã đâm Bá Kiến và tự sát.
− Cái chết của Chí Phèo còn khẳng định :khi không được làm
người lương thiện ,Chí Phèo cũng không muốn kéo lê kiếp sống
của quỷ dữ .Nam Cao có niềm tin bất diệt vào sự hướng thiện
của con người .
Đánh giá:
NT: Qua diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở,
chúng ta nhận thấy:Nam Cao thành công trong việc xây dựng
hình tượng nhân vật điển hình, bằng cách khắc họa tâm trạng
nhân vật.Tác giả sử dụng ngôn ngữ độc thọai, để khai thác
những dằn vặt, đau đớn, xót xa… trong tâm lí của Chí Phèo.

Ngôn ngữ truyện gần với khẩu ngữ ,mang hơi thở của cuộc
sống, giọng văn biến hoá linh hoạt .Truyện kể, không theo trật
tự thời gian nhưng kết cấu vẫn chặt chẽ, lôgich phù hợp với diễn
biến tâm trạng của nhân vật .
ND: Đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung có giá trị hiện
thực và nhân đạo sâu sắc.Nam Cao lên án xã hội thực dân phong
kiến đã đẩy người nông dân vào bước đường cùng không lối
thóat và đồng cảm, xót thương với những con người bất hạnh.
Đồng thời nhà văn còn phát hiện , trân trọng phẩm chất tốt đẹp
của người lao động ngay khi họ đã bị tha hoá .

5



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×