Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

LIÊN kết hóa học VSEPR LAI hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (744.35 KB, 14 trang )

1TÀI LIỆU ÔN THI OLIMPIC HÓA HỌC 10

CHUYÊN ĐỀ 3. LIÊN KẾT HÓA HỌC-CẤU TẠO PHÂN TỬ
A. LIÊN KẾT HÓA HỌC
I. PHÂN LOẠI LIÊN KẾT HÓA HỌC
Liên kết hóa học là sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn. Nói cách
khác là các nguyên tử chuyển thành phân tử hoặc tinh thể để đạt đến cấu hình electron bền vững của khí hiểm (qui
tắc bát tử). Cần lưu ý là có một số trường hợp qui tắc bát tử (octet) không thỏa mãn nhưng phân tử đó vẫn tồn tại.
Ví dụ: PCl5 ; SF6 ; NO ; BeH2 ; …
1. Liên kết ion
a) Sự tạo thành ion, cation, anion
- Ion là những phần tử mang điện tích (nguyên tử vốn trung hòa điện do số electron bằng số proton, khi
nguyên tử mất bớt hoặc thu thêm electron
nó trở thành phần tử mang điện tích gọi là ion).
- Nguyên tử của nguyên tố kim loại nhường electron (thường là toàn bộ electron lớp ngoài cùng) để tạo ion
dương (cation)
M 
→ M n + + ne (n = 1, 2, 3)
2+
Ví dụ: 12Mg : 1s22s22p63s2 ⇒ Mg 
→ Mg + 2e
- Nguyên tử của nguyên tố phi kim có xu hướng thu thêm để tạo ion âm (anion)
X + ne 
→ X n − (n = 1, 2, 3)
Ví dụ: 8O : 1s22s22p4 ⇒ O + 2e 
→ O 2−
b) Ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử
- Ion đơn nguyên tử chỉ do một nguyên tử tạo nên còn ion đa nguyên tử là nhóm nguyên tử mang điện tích.
Ion đơn nguyên tử
Ion đa nguyên tử
2+



Mg : Cation magie
NO3 : Anion nitrat
2−
O : Anion oxit
SO32− : Anion sunfit

Cl : Anion clorua
SO24− : Anion sunfat
2−
S : Anion sunfua
H 2 PO 4− : Anion đihiđrophotphat

ClO −4 : Anion peclorat
c) Sự tạo thành liên kết ion
- Là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.
- Liên kết ion được hình thành giữa nguyên tử kim loại điển hình và nguyên tử phi kim điển hình.
- Đặc điểm của liên kết ion là không có tính định hướng và không có tính bão hòa.
- Do liên kết ion rất bền vững nên hợp chất ion đa phần là chất rắn, khó bay hơi, khó nóng chảy, một số
hợp chất ion tan được trong nước tạo dung dịch dẫn điện. Độ bền vững của liên kết ion phụ thuộc vào bán kính ion,
điện tích ion, năng lượng mạng lưới tinh thể, …
Ví dụ: Liên kết ion trong phân tử NaCl được hình thành theo sơ đồ sau

2. Liên kết cộng hóa tri
- Là liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử bằng một hoặc nhiều cặp electron chung. Mỗi cặp
electron chung tạo nên một liên kết cộng hóa trị.
- Liên kết cộng hóa trị trong đó cặp electron chung nằm chính giữa hai nguyên tử gọi là liên kết cộng hóa
trị không phân cực (thường là liên cộng hóa trị trong đơn chất).
- Liên kết cộng hóa trị trong đó cặp electron chung bị lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn gọi là
liên kết cộng hóa trị phân cực (thường là liên cộng hóa trị trong hợp chất).

Ví dụ: Xét sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong các phân tử N2; Cl2; HCl; CO2
TRANG 1


2TÀI LIỆU ÔN THI OLIMPIC HÓA HỌC 10
Phân tử

Công thức electron

N

N2

+

N

Công thức cấu tạo

N

N≡ N

N

Cl2

Cl-Cl

H


HCl

+

Cl

H

Cl

H-Cl

CO2

O=C=O

Công thức Lewis: Cho biết sơ đồ liên kết trong các phân tử. Các bước để viết công thức Lewis:
• Nguyên tử trung tâm trong phân tử thường là nguyên tử có độ âm điện nhỏ nhất, các nguyên tử H và F
thường ở đầu hoặc cuối (vì chỉ có hóa trị I).
• Sử dụng các cặp electron hóa trị để tạo liên kết giữa các nguyên tử sao cho mỗi nguyên tử có một cộng hóa
trị hợp lí và thỏa mãn quy tắc bát tử.
3. Liên kết cho-nhận (liên kết phối trí)
- Liên kết cho-nhận là trường hợp riêng của liên kết cộng hóa trị, cặp electron chung chỉ do một nguyên tử
đóng góp. Liên kết cho-nhận được biểu diễn bằng dấu mũi tên hướng từ nguyên tử cho sang nguyên tử nhận.
• Điều kiện hình thành liên cho nhận X→Y:
- Nguyên tử cho (X) có obitan chứa cặp electron tự do.
- Nguyên tử nhận (Y) có obitan hóa trị còn trống.
Ví dụ: Xét sự hình thành liên kết cho-nhận trong phân tử CO; SO 2; HNO3.
Công thức phân tử

Công thức cấu tạo

SO2

HNO3
4. Liên kết kim loại
- Kim loại ở thể rắn và lỏng xuất hiện ion dương kim loại và các electron tự do. Liên kết kim loại là liên
kết được hình thành giữa các nguyên tử và ion dương kim loại do sự tham gia của các electron tự do.
• So sánh liên kết kim loại với liên kết cộng hóa trị
Loại liên kết
Giống nhau
Khác nhau
- Electron dùng chung là những
Liên kết cộng hóa trị
electron hóa trị, do một hoặc hai
- Liên kết được hình thành bới sự
nguyên tử đóng góp.
tham gia của các electron.
- Tất cả các electron tự do đều tham
Liên kết kim loại
gia vào quá trình hình thành liên kết.
• So sánh liên kết kim loại với liên kết ion
Loại liên kết
Giống nhau
Khác nhau
- Lực hút tĩnh điện giữa ion dương
Liên kết ion
- Liên kết được hình thành bới lực và ion âm.
hút tĩnh điện.
- Lực hút tĩnh điện giữa ion dương

Liên kết kim loại
kim loại và electron tự do.
5. Liên kết Van-đec-van
- Là loại liên kết hình thành giữa các phân tử, nguồn gốc của liên kết này là sự tương tác lực hút tĩnh điện
giữa các phân tử.
- Liên kết Van-đec-van càng mạnh khi sự phân cực giữa các phân tử càng lớn, khối lượng phân tử càng lớn
và khoảng cách giữa các phân tử càng nhỏ.
Ví dụ: Phân tử SO2 có nhiệt độ sôi cao hơn phân tử O2 vì MSO2 (64) > M O2 (32)
- Liên kết Van-đec-van gồm ba kiểu là tương tác định hướng; tương tác cảm ứng và tương tác khuếch tán.

TRANG 2


3TÀI LIỆU ÔN THI OLIMPIC HÓA HỌC 10
• Tương tác định hướng là tương tác giữa các phân tử có µ > 0 và được tính bằng công thức sau (năng lượng
Keesom):
2
µ4
1
E lk = − .
.
2
3 (4πε0 ) kTd 6
µ -momen lưỡng cực của phân tử (C.m)
ε0 -hằng số điện môi của chân không, ε0 = 8,854.10−12 C2 .J −1.m −1
k-hằng số Boltzmann, k = 1,38.10 −23 J.K −1
T-nhiệt độ tuyệt đối (K)
d-khoảng cách giữa hai phân tử (m)




Tương tác cảm ứng (gọi là năng lượng Debye) được tính bằng công thức: E D = −

2
αµ 2
( α là độ
(4πε0 ) 2 d 6

phân cực của phân tử, m3).



Tương tác khuếch tán (năng lượng London) được tính: E L = −

I12 α 2
3
1
.
(I1 là năng lượng ion hóa
2 (4πε0 ) 2 2I1 d 6

thứ nhất của phân tử, J).
Ví dụ: Tính tương tác Van-đec-van giữa hai phân tử HCl dựa vào các số liệu sau: µ =1,07D; α = 2,93.10−40 m3 ;
I1 = 2,195.10−18 J ; d = 0,250nm; T = 298K.
Đáp số: E lk = −5, 2kJ.mol−1 ; E D = −1,5kJ.mol−1 ; E L = −28, 2kJ.mol −1
6. Liên kết hiđro
- Nguyên tử hiđro linh động là nguyên tử hiđro liên kết trực tiếp với nguyên tử có độ âm điện lớn (F, O, N,
Cl) tạo thành liên kết luôn phân cực. Độ linh động của nguyên tử hiđro phụ thuộc vào sự phân cực của liên kết.
- Liên kết hiđro là loại liên kết có bản chất là lực hút tĩnh điện với năng lượng liên kết nhỏ. Nó là liên kết
được hình thành giữa nguyên tử hiđro linh động với nguyên tử của nguyên tố khác có cặp electron chưa tham gia

liên kết. Liên kết hiđro có hai loại là liên kết hiđro liên phân tử và liên kết hiđro nội phân tử.
- Liên kết hiđro có ảnh hưởng lớn đến tính chất vật lí và thậm chí là tính chất hóa học của chất. Cụ thể:
chất tạo được liên kết hiđro với nước thì khả năng tan trong nước cao hơn; chất có liên kết hiđro liên phân tử càng
bền vững thì có nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy càng cao; liên kết hiđro nội phân tử có ảnh hưởng tới khả năng
phản ứng của chất.
Ví dụ: Trong dung dịch ancol có một số loại liên kết hiđro sau

7. Momen lưỡng cực của phân tử
- Khi hai nguyên tử A và X có độ âm điện khác nhau liên kết với nhau tạo thành phân tử AX thì phân tử
này có cực và nó có một momen lưỡng cực µ = q. l (q: Giá trị tuyệt đối của điện tích trên A hoặc X (đơn vị C); l :
Độ dài liên kết A-X (đơn vị tính ra m)) ⇒ đơn vị của µ là C.m; người ta thường dùng đơn vị Debye (D) với 1D =
3,33.10−30 C.m
Ví dụ: Thực nghiệm cho biết phân tử H-F có: µ H − F = 1,83D ; l H − F = 0,092nm . Tính độ ion δ của liên kết H-F.
TRANG 3


4TÀI LIỆU ÔN THI OLIMPIC HÓA HỌC 10
Giải
−30

1,83.3,33.10
= 0, 41 hay độ ion là 41%.
1,602.10−19.0,092.10−9
II. MỘT SỐ LOẠI TINH THỂ THƯỜNG GẶP
Tinh thể được cấu tạo từ những nguyên tử, phân tử hoặc ion. Các hạt này được sắp xếp một cách đều đặn,
tuần hoàn theo một trật tự nhất định trong không gian tạo thành mạng tinh thể. Tinh thể thường có hình dạng không
gian xác định.
1. Tinh thể ion
- Do các ion ngược dấu liên kết với nhau bằng liên kết ion tạo nên.
Ví dụ: Tinh thể NaCl, KCl, BaCl2, Al2O3, ...

Vì q = δ.e ⇒ δ =

- Các tinh thể ion đều bền vững, khó bay hơi, khó nóng chảy, khi ở trạng thái nóng chảy hoặc tan trong
nước có khả năng dẫn điện.
2. Tinh thể nguyên tử
- Do các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị tạo thành. Các tinh thể nguyên tử đều bền
vững, khó nóng chảy, khó bay hơi.
Ví dụ: Kim cương, thạch anh (SiO2), ...

Hình ảnh tinh thể SiO2

3. Tinh thể phân tử
- Do các phân tử liên kết với nhau bằng tương tác yếu giữa các phân tử tạo nên. Các tinh thể phân tử đều
kém bền, dễ bay hơi, dễ nóng chảy.
Ví dụ: Nước đá, iot, ...

4. Tinh thể kim loại
- Do các nguyên tử kim loại liên kết với nhau bằng liên kết kim loại tạo nên. Tinh thể kim loại dẫn điện,
dẫn nhiệt,khó nóng chảy, khó bay hơi (trừ thủy ngân).

TRANG 4


5TÀI LIỆU ÔN THI OLIMPIC HÓA HỌC 10

III. HIỆU ĐỘ ÂM ĐIỆN VÀ LIÊN KẾT HÓA HỌC
- Thực chất không có ranh giới rõ rệt giữa liên kết cộng hóa trị và liên kết ion. Để dự đoán một cách tương
đối liên kết giữa hai nguyên tử người ta dựa vào hiệu độ âm điện của chúng với qui ước như sau
Hiệu độ âm điện ∆χ
Loại liên kết

Liên
kết
cộng
hóa
trị
không phân cực.
0 
→ < 0,4
- Liên kết cộng hóa trị phân cực.
0,4 
→ < 1,7
≥ 1,7
- Liên kết ion.
B. DẠNG HÌNH HỌC CỦA PHÂN TỬ
I. LAI HÓA
1. Khái niệm
Xét phân tử CH4 người ta thấy rằng 4 electron hoá trị tạo ra 4 liên kết C- H không giống nhau (gồm 1
electron s và 3 electron p ) nhưng vẫn tạo được 4 liên kết giống hệt nhau. Để giải thích hiện tượng này các nhà hoá
học Slater và Pauling đã đề ra thuyết lai hoá, theo thuyết này đã có sự tổ hợp “trộn lẫn” một số obitan trong một
nguyên tử, và trong trường hợp trên chính là obitan 2s đã tổ hợp “trộn lẫn” với 3 obitan 2p để tạo ra 4 obitan lai
hoá sp3 giống hệt nhau, bốn obitan lai hoá này xen phủ với 4 obitan 1s của 4 nguyên tử H tạo ra 4 liên kết C- H
hoàn toàn giống nhau.Vậy: “Sự lai hoá obitan nguyên tử là sự tổ hợp “trộn lẫn” một số obitan trong một nguyên
tử để được từng ấy obitan lai hoá giống nhau nhưng định hướng khác nhau trong không gian”.
2. Điều kiện
- Các obitan chỉ được lai hoá với nhau khi năng lượng của chúng xấp xỉ bằng nhau.
- Mật độ electron của các obitan nguyên tử tham gia lai hoá phải đủ lớn để độ xen phủ của obitan lai hoá
với obitan nguyên tử khác đủ lớn để tạo ra liên kết bền.
3. Các kiểu lai hóa thường gặp
a) Lai hoá sp: Là sự tổ hợp 1 obitan s với 1 obitan p của một nguyên tử tham gia liên kết tạo thành 2
obitan lai hoá sp nằm thẳng hàng với nhau hướng về hai phía (lai hoá đường thẳng). Những loại hợp chất có kiểu lai

hoá sp thường gặp có dạng AB 2 như: BeCl2, ZnCl2, BeH2 hay C2H2 …. Lai hoá sp là nguyên nhân dẫn đến tính
thẳng hàng (góc liên kết bằng 1800 ) của các liên kết trong những phân tử trên.

b) Lai hoá sp2: Là sự tổ hợp của 1 obitan s với 2 obitan p của một nguyên tử tạo thành 3 obitan lai hoá sp 2
cùng nằm trong một mặt phẳng, định hướng từ tâm đến đỉnh của tam giác đều (lai hoá tam giác). Thực tế hình dạng
của phân tử BF3 là hình dạng tam giác đều nên ta chọn kiểu lai hoá sp 2 để giải thích liên kết. Những hợp chất AB3
có kiểu lai hoá sp2 thường gặp như BF3, BCl3, SO3 hay C2H4 ….; góc liên kết 1200.

TRANG 5


6TÀI LIỆU ÔN THI OLIMPIC HÓA HỌC 10
c) Lai hoá sp3: Là sự tổ hợp của 1 obitan s với 3 obitan p của một nguyên tử tham gia liên kết tạo thành 4
obitan lai hoá sp3 định hướng từ tâm đến 4 đỉnh của một tứ diện đều (lai hoá tứ diện). Kiểu lai hoá sp3 thường gặp ở
các nguyên tử O, N, C như phân tử H2O, NH3,, CH4 .… Dạng phân tử thường gặp kiểu lai hoá này là AB 4, ví dụ:
CCl4, NH4+ …. Góc liên kết 109028’.

Ngoài ba kiểu lai hoá sp, sp2, sp3 còn có các kiểu lai hoá sau:
- Lai hoá sp3d (lưỡng chóp tam giác)
1AO s + 3AO p
+
1AO d => 5 AO sp3d
- Lai hoá dsp2 (vuông phẳng)
1AO d + 1AO s
+
2AO p => 4 AO sp2d
3 2
- Lai hoá sp d (lưỡng chóp tứ giác hay bát diện)
1AOs + 3AO p
+

2AO d => 6 AO sp3d2
Thành tựu to lớn nhất của thuyết lai hoá là giải thích hình dạng của một số phân tử. Chẳng hạn:
Kiểu lai hoá ở A
Hình dạng
Kiểu phân tử
Góc hoá tri
Các phân tử ví dụ
(nguyên tố trung tâm)
phân tử
0
AB2
sp
Đường thẳng
180
BeCl2, ZnCl2, CO2
AB3
sp2
Tam giác
1200
BF3, BCl3, SO3
AB4
sp3
Tứ diện
109028’
CH4, CCl4, NH4+,
2
0
AB4
dsp
Vuông

90
PtCl42-, Cu(NH3)42AB5
sp3d
Lưỡng chóp
900 và 1200
PCl5
3 2
AB6
sp d
Bát diện
900
SF6, SiF62-; XeF4; XeOF4; …
4. Xen phủ trục và xen phủ bên
Sự xen phủ trong đó trục của các obiatn tham gia liên kết trùng với đường nối tâm của hai nguyên tử liên
kết được gọi là sự xen phủ trục. Sự xen phủ trục tạo liên kết σ (xích ma).
Sự xen phủ trong đó trục của các obitan tham gia liên kết song song với nhau và vuông góc với đường nối
tâm của hai nguyên tử liên kết được gọi là sự xen phủ bên. Sự xen phủ bên tạo liên kết π (pi).

II. MÔ HÌNH ĐẨY GIỮA CÁC CẶP ELECTRON HÓA TRỊ (THUYẾT GILLESPIE)
Cấu trúc hình học của phân tử là một trong những yếu tố ảnh hưởng và quy định tính chất của phân tử đó
như: Độ bền, momen lưỡng cực, .... Vì vậy việc dự đoán và giải thích cấu trúc phân tử là vấn đề quan trọng trong
việc nghiên cứu một chất bất kỳ. Thuyết VSEPR (Valence Shell Electron Pair Repulsion) có ý nghĩa rất quan trọng
với việc giải thích cấu trúc phân tử ”.

TRANG 6


7TÀI LIỆU ÔN THI OLIMPIC HÓA HỌC 10
Năm 1939, Pauling đưa ra thuyết VB đã giải thích được các tính chất của liên kết (độ dài liên kết, năng
lượng liên kết, định hướng không gian). Thuyết này giải thích định hướng không gian của phân tử trên lý thuyết lai

hóa.
Ví dụ. Liên kết trong phân tử CH4; góc liên kết là 109,50

Xét phân tử H2O và NH3: nguyên tử Oxi và Nitơ ở trạng thái lai hóa sp 3. Như vậy góc liên kết phải là
109,5 . Tuy nhiên, thực nghiệm cấu trúc phân tử H 2O, góc liên kết HOH ,HNH là nhỏ hơn 109 0. Theo thuyết VB,
sở dĩ có sự sai lệch góc liên kết trên là do tính không tương đương các obitan lai hóa.
Và cũng để giải thích sự biến đổi cấu trúc phân tử các chất. Năm 1940, Sidgewick và Powell đưa ra thuyết
về sự đẩy của các cặp electron hay còn gọi là mô hình VSEPR (Valence Shell Electron Pair Repulsion) và được
Lenard – Jones, Gillespie và Nyholm phát triển và bổ sung.
Ý chính của thuyết này là sự sắp xếp các liên kết quanh một nguyên tử trung tâm phụ thuộc vào cách phân
bố các cặp electron ở lớp vỏ ngoài của nguyên tử đó. Cách phân bố tốt nhất phải đảm bảo cho năng lượng tương
tác đẩy giữa các cặp electron là cực tiểu hay “khoảng cách” giữa các cặp electron là cực đại. Hiển nhiên cách phân
bố này phụ thuộc trước hết vào tổng số các cặp electron đó (những electron hóa trị của nguyên tử này bao gồm cảc
electron liên kết và không liên kết) và những electron tham gia liên kết của các phối tử.
Trước đây, chúng ta vẫn coi các cặp electron là tương đương. Tuy nhiên, một sự xem xét chi tiết đòi hỏi
phải có sự phân biệt khác nhau giữa các cặp electron liên kết và không liên kết.
0

Một cặp electron không liên kết chỉ bị hạt nhân nguyên tử trung tâm hút. Nó chiếm vùng không gian lớn
hơn cặp electron liên kết. Chính vì vậy tương tác đẩy giữa hai cặp electron không liên kết là lớn hơn cả. Rồi đến
tương tác đẩy giữa cặp electron không liên kết và cặp electron liên kết. Nhỏ nhất là tương tác đẩy giữa hai cặp
electron liên kết. Từ đây suy ra rằng sự có mặt của electron tự do đã gây ra sự giảm góc giữa các trục của các
obitan, nghĩa là giảm góc liên kết.

CẤU TRÚC CỦA MỘT SỐ PHÂN TỬ VÀ ION THEO THUYẾT GILLESPIE
Xét phân tử AXmEn. Trong đó:
• m là số nguyên tử X liên kết với nguyên tử trung tâm A.
TRANG 7



8TÀI LIỆU ÔN THI OLIMPIC HÓA HỌC 10


n là số cặp electron và electron độc thân không liên kết ở lớp ngoài của A.
Đa diện phối
Công thức
Cấu trúc
m+n
Sơ đồ đa diện
trí XmEn
VSEPR
phân tử AXm
Đoạn thẳng
2
AX2E0
Thẳng
(sp)

3

4

5

Phân tử liên
kết đơn

Phân tử liên
kết bội


BeH2; BeCl2

CO2; HCN
SO3; NO3− ;

AX3E0

Tam giác đều

BH3, AlCl3;
BF3

AX2E1

Gấp khúc

SnCl2

SO2; NO2;
NOCl

AX4E0

Tứ diện

CH4; NH +4

SO 24 − ; POCl3

AX3E1


Chóp tam
giác

NH3; H 3O +

SOBr2; ClO3−

AX2E2

Gấp khúc

OF2; NH −2 ;
H2O

ClO −2

AX5E0

Chóp đôi tam
giác

PCl5; AsF5

SOF4

AX4E1

Bập bênh


IF4+ ; TeCl4

IOF3; XeF2O2

AX3E2

Chữ T

BrF3;
ICl2(C6H5)2

CO32−

Tam giác
(sp2)

Tứ diện
(sp3)

Chóp đôi tam
giác
(sp3d)

AX2E3

Thẳng

XeF2; I3− ;
IF2−


TRANG 8


9TÀI LIỆU ÔN THI OLIMPIC HÓA HỌC 10

6

Bát diện
(sp3d2)

AX6E0

Bát diện

SF6; SiF62 −

IF5O

[ IO2 (OH)4 ]

AX5E1

Chóp vuông

BrF5; SbCl5− ;
IF5

XeF4O

AX4E2


Vuông phẳng

ICl−4 ; XeF4

C. MỘT SỐ VÍ DỤ
·
·
Ví dụ 1. Hãy cho biết cấu trúc hình học của các phân tử sau đây: PCl 3, PF3. So sánh góc liên kết FPF
với ClPCl
.
Hướng dẫn:

Giải thích:
Các phân tử trên đều thuộc loại AX 3E (lai hóa tứ diện). Tuy nhiên vì còn cặp electron chưa liên kết nên góc
liên kết nhỏ hơn góc tứ diện (109,50); giữa các góc liên kết cũng có sự khác nhau do độ âm điện của các phối tử
·
·
khác nhau. Độ âm điện của F lớn hơn Cl nên góc liên kết FPF
nhỏ hơn ClPCl
.
0
Ví dụ 2. Giải thích sự khác nhau về góc liên kết trong các phân tử: SCl2 (103 ); OF2 (1050); OCl2 (1110).
Hướng dẫn:
Các phân tử trên đều thuộc loại AX 2E2 với lai hóa sp3 nên có cấu trúc hình chữ V. Sự khác nhau về góc liên
kết trong SCl2 và OCl2 là do sự khác nhau về độ âm điện của nguyên tử trung tâm ( χO > χS ). Sự khác nhau về góc
liên kết giữa OCl2 và OF2 là do sự khác nhau về độ âm điện của các nguyên tử liên kết ( χ F > χCl ).
Ví dụ 3. Biết rằng monoclobenzen có momen lưỡng cực µ1 = 1,53D.
a) Hãy tính momen lưỡng cực của µo, µm, µp của ortho, meta, para-điclobenzen.
b) Đo momen lưỡng cực của một trong ba đồng phân đó ta được µ = 1,53D. Hỏi đó là dạng nào của

điclobenzen ?
Hướng dẫn:
a) 3 dạng đồng phân ortho, meta, para-điclobenzen có thể biễu diễn như hình vẽ sau
C

µ1

A
B
O

A

A
C

O

O
B
B

Cộng vectơ và sử dụng hệ thức lượng trong tam giác ta có :
- Đối với đồng phân o-điclobenzen : Xét tam giác cân OAC (cân tại A) :
OC2 = OA 2 + AC2 − 2OA.ACcos1200 = 3OA 2 (Vì OA = AC và cos1200 =



1
)

2

Vậy : µ o = OC = OA 3 = µ1 3 = 2,65D.
- Đối với đồng phân m-điclobenzen : Dễ thấy OAC là tam giác đều nên ta có :
Vậy : µ m = OC = OA = µ1 = 1,53D.
TRANG 9


10TÀI LIỆU ÔN THI OLIMPIC HÓA HỌC 10

uuur
uuur
- Đối với đồng phân p-điclobenzen : Vì OA và OB là 2 vectơ cùng phương, cùng độ lớn nhưng ngược chiều
nhau nên tổng bằng 0. Vậy µp = 0.
b) Theo đề và theo kết quả tính toán ta có dẫn xuất đã cho là m-điclobenzen.
Ví dụ 4. Clobenzen có momen lưỡng cực µ1 = 1,53 D (µ1 hướng từ nhân ra ngoài) ; anilin có momen lưỡng cực µ2
= 1,60D (µ2 hướng từ ngoài vào nhân benzen). Hãy tính µ của o-cloanilin; m-cloanilin và p- cloanilin.
Giải
- Đây là trường hợp hai nhóm thế khác nhau. Clo có độ âm điện lớn, µ1 hướng từ nhân ra ngoài, – nhóm
NH2 có cặp e tự do liên hợp với hệ e π của vòng benzen ⇒ hai momen lưỡng cực cùng chiều.
uuur
- Sử dụng qui tắc cộng vectơ để thấy được momen lưỡng cực cần xác định chính là OC .
- Học sinh phải nắm được các công thức về hệ thức lượng trong tam giác.
C
A

C

A


µ1

µ1

µ1
µ2

B
O

O

µ2

µ2

B

para

meta
ortho
Cộng vectơ sử dụng hệ thức lượng trong tam giác ta có :
- Đối với đồng phân o-cloanilin : Xét tam giác OAC
µ o2 = OC 2 = OA 2 + AC2 − 2OA.ACcos 600
= 1,532 + 1,62 − 1,53.1,6 = 2, 4529 ⇒ µ o = 1,566D.
(Với OA = µ1 ; AC = OB = µ2 )
Vậy : µo = 1,566D.
- Đối với đồng phân m-cloanilin : Xét tam giác OAC ta có :
µ 2m = OC2 = OA 2 + AC2 − 2OA.ACcos1200


= 1,532 + 1,62 + 1,53.1,6 = 7,3489 ⇒ µ m = 2,71D.
- Đối với đồng phân p-điclobenzen : Vì µ1, µ2 là 2 vectơ cùng phương, cùng chiều nhau nên µp = µ1 + µ2 =
1,60 + 1,53 = 3,13D.
Ví dụ 5. Xác định (theo đơn vị D) momen lưỡng cực µCl, µ CH3 và µ NO 2 trong các dẫn xuất thế 2 lần của nhân
benzen sau : 1,2-đinitrobenzen (µ = 6,6D) ; 1,3-điclobenzen (µ = 1,5D) và p- nitrotoluen ((µ = 4,4D).
Giải

Cl

NO2

NO2

NO2
Cl

CH3

Giải
Áp dụng qui tắc cộng vectơ và hệ thức lượng trong tam giác ta có
 Đối với trường hợp 1,2-đinitrobenzen (µ = 6,6D)
µ 2 = µ12 + µ 22 − 2µ1.µ 2 cos θ với
Thay số với

µ

= 6,6D ;

µ1 = µ 2


2
θ =1200 ta có : 6,62 = 3 µ NO2 ⇒ µ NO2 = 3,81D.

 Đối với trường hợp 1,3-điclobenzen (µ = 1,5D)
µ 2 = µ12 + µ 22 − 2µ1.µ 2 cos θ với

µ1 = µ 2

Thay số với µ = 1,5D ; θ =600 ta có : µCl = µ = 1,5D.
 Đối với trường hợp p- nitrotoluen ((µ = 4,4D)
Vì µ1, µ2 là 2 vectơ cùng phương, cùng chiều nhau nên µ = µ CH3 + µ NO2
0,59D.



µ CH3 = µ - µ NO2 = 4,4 – 3,81 =

TRANG 10


11TÀI LIỆU ÔN THI OLIMPIC HÓA HỌC 10
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1 (Olympic 10-2008).
1. Dựa vào thuyết lai hóa obitan nguyên tử, hãy cho biết trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm và dạng hình

học bền của: CBr4; IF5; XeF4; BrF3; Fe(CO)5; và I3 .
2. So sánh và giải thích ngắn gọn sự khác nhau về trị số của mỗi đại lượng sau
Chất
NH3

NF3
Momen lưỡng cực (D)
1,46
0,24
Nhiệt độ sôi (0C)
-33
-129
Câu 2 (Chuyên Lê Hồng Phong-TPHCM 2008). Nguyên tử của hai nguyên tố X, Y có các đặc điểm:
• Tổng số hạt không mang điện của X và Y bằng 7.
• Tổng số hạt mang điện dương của X và Y bằng 8.
• Số khối của Y gấp 14 lần số khối của X.
a) Viết cấu hình electron, gọi tên X, Y.
b) Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X có thể được xếp vào nhóm IA hoặc VIIA. Hãy nêu ba lí do giải
thích.
c) Dùng thuyết obitan nguyên tử hãy mô tả dạng hình học phân tử hợp chất đơn giản nhất được tạo thành
giữa hai nguyên tố X và Y.
Câu 3 (BT Hóa học đại cương). Cho biết cấu trúc hình học và so sánh góc liên kết trong các phân tử: PH 3; PCl3
và PF3.
Câu 4 (BT Hóa học đại cương). Xác định phần trăm đặc tính ion và điện tích mà nguyên tử mang trong các phân
tử HCl và HI, biết rằng µ HCl = 1,07D ; µ HI = 0, 44D ; độ dài liên kết l HCl = 0,127 nm ; l HI = 0,161nm .
Đáp số: HCl: 18%; HI: 6%; δ lầ lượt là 0,18 và 0,06.
Câu 5 (BT Hóa học đại cương). Momen lưỡng cực của nitrobenzen là 4,3D. Coi liên kết C-H đóng góp không
đáng kể vào momen lưỡng cực của phân tử; hãy tính momen lưỡng cực của 1,2-đinitrobenzen; 1,3-đinitrobenzen
và 1,3,5-trinitrobenzen.
Đáp số: µ1,2 = 7,4D; µ1,3 = 4,3D; µ1,3,5 = 0.
Câu 6 (Chuyên Lê Quý Đôn-Khánh Hòa 2008). Có 3 hiđrocacbon: C2H6; C2H4; C2H2 và các số liệu:
• Góc hóa trị (góc liên kết): 1200; 1800; 1090.


0


Độ dài liên kết ( A ): 1,05; 1,07; 1,09; 1,20; 1,34; 1,54.

• Độ âm điện của nguyên tử C: 2,5; 3,28; 2,75.
Hãy điền các giá trị phù hợp với từng hiđrocacbon theo bảng sau:
Hiđrocacbon

Kiểu lai hóa

Góc hóa trị

Độ âm điện
của nguyên tử
C

Độ dài liên kết
0

Độ dài liên kết
0

C-C ( A )

C-H ( A )

CH3-CH3
CH2=CH2
HC≡ CH
Câu 7 (Chuyên Lê Quý Đôn-Khánh Hòa 2008). Xét hai đồng phân cis- và trans- của điimin N2H2
a) Viết công thức cấu tạo của mỗi đồng phân này.

b) Trong mỗi cấu tạo đó nguyên tử N ở dạng lai hóa nào? Trình bày cụ thể.
c) Đồng phân nào bền hơn? Giải thích.
Câu 8 (Chuyên Lê Quý Đôn-Đà Nẵng 2008). Viết công thức Lewis và cho biết dạng hình học của các phân tử
sau: SCl2; OCl2. So sánh góc liên kết của mỗi phân tử, giải thích.
Câu 9. Hợp chất X2Y6 có tổng số hạt các loại là 392, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện
là 120 hạt. số khối của Y lớn hơn số khối của X là 8. tổng số hạt trong ion X 3+ ít hơn trong Y − là 16.
a) Xác định X và Y.
b) Ở 7000C, X2Y6 phân li thành XY3. Cho biết kiểu lai hóa của phân tử X, kiểu liên kết trong mỗi phân tử
và mô tả cấu trúc hình học của phân tử XY3.
Đáp số: a) Al (Z = 13) và Cl (Z = 17).
Câu 10. Hãy xác định khoảng cách giữa 2 nguyên tử iot trong 2 đồng phân hình học của phân tử C 2H2I2 với giả
0

0

thiết 2 đồng phân này có cấu tạo phẳng. (Cho độ dài liên kết C – I là 2,10 A và C = C là 1,33 A ; góc liên kết C-CI bằng C-C-H = 1200 ).

TRANG 11


12TÀI LIỆU ÔN THI OLIMPIC HÓA HỌC 10

Dạng trans

Dạng cis
0

0

Đáp số: Dạng cis: 3,43 A ; dạng trans : 5,00 A .


Câu 11. Xét các phân tử POX3
a) Các phân tử POF3 và POCl3 có cấu hình hình học như thế nào?
b) Góc liên kết XPX trong phân tử nào lớn hơn? Giải thích?
Câu 12 (Chuyên Hùng Vương-Gia Lai 2008). Hãy so sánh có giải thích:
a) Góc liên kết HOH trong phân tử H2O và FOF trong phân tử OF2.
b) Nhiệt độ nóng chảy và độ hòa tan trong nước của NaCl và RbCl.
c) Năng lượng liên kết của F2 và Cl2.
d) Năng lượng ion hóa thứ nhất của P (Z = 15) và S (Z = 16).
Câu 13 (Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm-Vĩnh Long 2008). Trong số các phân tử và ion: CH 2Br2; F− ; CH2O; Ca 2+
; AsH3; CH3NH2; (C2H5)2O phân tử và ion nào có thể tạo được liên kết hiđro với nước? Giải thích và mô tả sự hình
thành liên kết đó.
Câu 14 (Chuyên Phan Ngọc Hiển-Cà Mau 2008). Cho biết trạng thái lai hóa và dạng hình học của các phân tử:
+
BrF3; ICl−4 ; HClO2; NH −2 ; I3− ; IF5O; [ Ag(NH 3 ) 2 ] ; Fe(CO)5.
Câu 15 (Chuyên Lê Quý Đôn-Long An 2008). Một nguyên tố A tạo được với oxi hai dạng oxit:
• Oxit thứ nhất trong đó oxi chiếm 50% về khối lượng.
• Oxit thứ hai trong đó oxi chiếm 60% về khối lượng.
a) Tìm công thức phân tử hai oxit.
b) Cho biết cấu tạo dạng hình học hai oxit; trạng thái lai hóa của nguyên tố A trong hai oxit.
Đáp số: A là lưu huỳnh; lai hóa sp2.
Câu 16 (Olympic 10 2013). Cho 3 nguyên tố A, B, D (ZA < ZB < ZD). Cho biết:
- A, B thuộc cùng một phân nhóm chính và ở hai chu kì kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn.
- B, D là 2 nguyên tố kế tiếp nhau trong một chu kì.
a) A có 6e ở lớp ngoài cùng, hợp chất khí X của A với hiđro trong đó %H = 11,1% (về khối lượng). Xác
định tên của A và B.
b) Hợp chất Y có công thức AD 2 trong đó lớp electron ngoài cùng của A và D có cấu hình bền như khí
hiếm. Cho biết tên nguyên tố D. Viết công thức electron và công thức cấu tạo của Y.
c) Z là hợp chất tạo bởi A, B, D có tỉ lệ khối lượng A, B, D là 1 : 1: 2,22. Xác định công thức phân tử của Z
biết phân tử khối của Z là 135u. Cho biết kiểu lai hóa của nguyên tử trung tâm trong Z và dạng hình học của Z.

Đáp số: a) O, S; b) Cl; c) SO2Cl2; lai hóa sp3 (tứ diện).
·
Câu 17 (Chuyên Nguyễn Thi Minh Khai-Sóc Trăng 2013). So sánh (có giải thích) độ lớn góc liên kết ONO
trong các phân tử NO2; NO2Cl; NaNO2.
Câu 18 (Chuyên Lê Hồng Phong-TPHCM 2011).
1. Cho các phân tử, ion XeF2; XeO2F2; (CN 2 ) 2− ; NFO
a) Viết công thức cấu tạo Lewis cho từng phân tử, ion.
b) Áp dụng quy tắc đẩy giữa các cặp electron hóa trị, hãy dự đoán cấu trúc hình học của các phân tử, ion
đó. Cho biết kiểu lai hóa của nguyên tố trung tâm trong từng phân tử, ion trên.
·
2. Thực nghiệm xác định được momen lưỡng cực của phân tử H 2O là 1,85D; góc liên kết HOH
là 104,50; độ
dài liên kết O-H là 0,0957nm. Tính độ ion của liên kết O-H trong phân tử nước (bỏ qua momen tạo ra bởi các cặp
electron hóa trị không tham gia liên kết của oxi). Cho biết 1D = 3,33.10−30 C.m ; q e = −1,602.10−19 C ; 1nm = 10−9 m
Đáp số: Độ ion hóa = 32,8%.
Câu 19 (Chuyên Hùng Vương-Bình Dương 2011). Cho các phân tử: XeF4; XeOF4
a) Viết công thức Lewis cho từng phân tử.
b) Áp dụng quy tắc đẩy giữa các cặp electron hóa trị, hãy dự đoán cấu trúc hình học của các phân tử đã
cho; xác định kiểu lai hóa của nguyên tố trung tâm.
Câu 20 (Chuyên Trần Đại Nghĩa-TPHCM 2014).
1. Vẽ cấu trúc và cho biết dạng lai hóa của nguyên tử trung tâm trong các phân tử sau: (C6 H 5 )IF5− ; (C6H5)2Xe
và I(C6 H5 ) 2+ .

TRANG 12


13TÀI LIỆU ÔN THI OLIMPIC HÓA HỌC 10
2. Bằng thực nghiệm người ta đã xác định giá trị momen lưỡng cực của phân tử H 2S là 1,09D và của liên kết SH là 2,61.10−30 C.m . Hãy xác định
·
a) Góc liên kết HSH

.
0
b) Độ ion của liên kết S-H; biết rằng độ dài liên kết S-H là 1,33A . Cho 1D = 3,33.10−30 C.m và µ của cặp
electron không phân chia của S là không đáng kể.
·
Đáp số: a) HSH
= 920 ; b) độ ion 12,3%.

Câu 21 (Chuyên Lê Hồng Phong-TPHCM 2014). Viết công thức Lewis, cho biết trạng thái lai hóa của nguyên tử
trung tâm và dạng hình học của các phân tử: CO 2; Cl2O; H2S và O3. Những phân tử nào có momen lưỡng cực khác
không?
Câu 22 (Chuyên Hùng Vương-Bình Dương 2014). Bằng phương pháp quang phổ vi sóng người ta xác định phân
0
· O = 109,50 .
tử SO2 ở trạng thái hơi có µSO2 = 1,6D ; d
= 1, 432 A ; OS
S− O

a) Tính điện tích hiệu dụng của nguyên tử O và nguyên tử S trong phân tử SO 2.
b) Tính độ ion của liên kết S-O.
Đáp số: a) Điện tích hiệu dụng của O là -0,23; của S là +0,46; b) Độ ion hóa = 23%.
Câu 23 (THPT Nguyễn Thượng Hiền-TPHCM 2015).
1. Cho hai đồng phân cis và trans của C 2H2I2 như sau (độ dài liên kết C=C và C-I lần lượt là 0,133nm và
0,21nm)

a) Trong hai chất trên chất nào có nhiệt độ sôi cao hơn? Giải thích.
b) Tính khoảng cách giữa hai nguyên tử iot trong mỗi trường hợp. Bỏ qua sự thay đổi góc liên kết do
tương tác giữa các cặp electron trong phân tử.
Đáp số: a) cis cao hơn do phân tử phân cực; b) dạng cis: 0,343nm; dạng trans: 0,5nm.
2. Hãy cho biết:

·
·
a) Góc HOH
trong phân tử H2O và FOF
trong phân tử OF2 thì góc nào lớn hơn? Giải thích.
b) Nguyên nhân gây nên sự khác nhau về khối lượng riêng của nước ở 4 0C (D = 1g/ml) và 00C (D =
0,99g/ml).
Câu 24 (Chuyên Trần Đại Nghĩa-TPHCM 2015). Cho các giá trị thực nghiệm về góc liên kết của một số hợp
chất cacbonyl trong bảng dữ liệu sau
Phân tử
COF2
COFCl
COCl2
0
0
·
·
·
Góc liên kết
FCF = 107,7
FCCl = 108,8
ClCCl = 111,80
a) Hãy vẽ các công thức cộng hưởng của COFCl.
b) Giải thích sự biến thiên góc liên kết trong các phân tử trên.
c) So sánh (có giải thích) độ dài liên kết CO mỗi phân tử.
Câu 25 (Chuyên Nguyễn tất Thành-Kon Tum 2014). Giá trị momen lưỡng cực của p-nitrobenzyl clorua đo trong
dung môi benzen là 3,59D. Hãy xác định góc hợp thành giữa liên kết C-Cl và C-NO 2 trong phân tử trên; biết các
giá trị µ của nitrobenzen và benzyl clorua lần lượt bằng 3,98D và 1,85D.
Đáp số: 115,650 hay 1150 40' .
Câu 26 (Chuyên Lê Khiết-Quảng Ngãi 2014). Xác định trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm và dạng hình

học trong không gian của các ion ClO − ; ClO −2 ; ClO3− ; ClO −4 . Từ đó so sánh độ bền của bốn ion đã cho.
Đáp số: Độ bền tăng theo: ClO − ; ClO −2 ; ClO3− ; ClO −4 (do số cặp electron không liên kết giảm dần).
Câu 27 (Chuyên Lương Văn Chánh-Phú Yên 2014). Xác định dạng hình học phân tử của các phân tử và ion sau
đồng thời cho biết kiểu lai hóa của nguyên tử trung tâm: SO 24 − ; TeCl4; BrF3; I3− ; IOF5; SbCl− ; ICl−4 .
Câu 28 (Chuyên Nguyễn Du-ĐăkLăk 2011).
1. Dựa trên mô hình VSEPR giải thích dạng hình học của NH3; ClF3; XeF4.
2. Nhôm clorua khi hòa tan vào một số dung môi hoặc khi bay hơi ở nhiệt độ không quá cao thì tồn tại dạng
đime (Al2Cl6). Ở nhiệt độ cao (700 0C) đime bị phân li thành monome (AlCl 3). Viết công thức cấu tạo Lewis của
phân tử đime và monome; cho biết kiểu lai hóa của nguyên tử nhôm trong mỗi trường hợp; mô tả cấu trúc hình học
của các phân tử đó.

TRANG 13


14TÀI LIỆU ÔN THI OLIMPIC HÓA HỌC 10
Câu 29 (Chuyên Huỳnh Mẫn Đạt-Kiên Giang 2011). Dựa vào mô hình VSEPR cho biết dạng hình học; đồng
thời cho biết kiểu lai hóa các AO hóa trị của nguyên tử trung tâm trong các phân tử và ion sau: NH +4 ; BeCl2;
[Fe(CN) 6 ]4− ; BrF5. Cho biết có tồn tại phân tử NF5 và AsF5 không? Tại sao?
Câu 30 (Chuyên Lê Hồng Phong-TPHCM 2012). Sử dụng mô hình về sự đẩy nhau của các cặp electron hóa trị
(VSEPR) dự đoán dạng hình học của các ion và phân tử sau: BeH 2; BCl3; NF3; SiF62− ; NO +2 ; I3− ; [Cu(NH 3 ) 4 ]2+ ;
[Zn(NH 3 ) 4 ]2+ .
Câu 31 (Olympic 10-2017). Ở trạng thái rắn ICl3 không bền và tồn tại dạng nhị hợp I2Cl6.
a) Viết công thức Lewis của ICl3 và I2Cl6.
b) Dùng thuyết lai hóa kết hợp với mô hình về sự đẩy nhau của các cặp electron hóa trị (VSEPR) dự đoán
dạng hình học của ICl3 và I2Cl6.
Câu 32 (Chuyên Lê Quý Đôn-Ninh Thuận 2010). So sánh và giải thích sự khác nhau của mỗi đại lượng dưới đây
Chất
Cl2O
F2O
Độ phân cực phân tử (D)

0,78
0,30
Góc liên kết
1100
1030
Câu 33 (Chuyên Long An 2010).
a) Có các phân tử XH3: Hãy cho biết dạng hình học của các phân tử PH3 và AsH3. So sánh góc liên kết giữa
hai phân tử trên và giải thích.
·
b) Xét các phân tử POX3: Các phân tử POF3 và POCl3 có dạng hình học như thế nào? Góc liên kết XPX
trong phân tử nào lớn hơn?
Câu 34 (Chuyên Nguyễn Du-ĐăkLăk 2016). Cho các phân tử: XeF2; XeF4; XeOF4.
a) Viết công thức Lewis cho từng phân tử.
b) Dự đoán cấu trúc hình học của phân tử đó.
c) Cho biết kiểu lai hóa của nguyên tử trung tâm trong mỗi phân tử trên.
Câu 35 (Chuyên Trần Hưng Đạo-Bình Thuận 2016). X là nguyên tố thuộc nhóm A, hợp chất với hiđro có dạng
XH3. Electron cuối cùng trên nguyên tử X có tổng 4 số lượng tử bằng 4,5.
a) Xác định nguyên tố X, viết cấu hình electron nguyên tử.
b) Ở điều kiện thường XH 3 là một chất khí. Viết công thức cấu tạo, dự đoán trạng thái lai hóa của nguyên
tử trung tâm trong phân tử XH3, oxit bậc cao nhất, hiđroxit bậc cao nhất của X.
Đáp số: a) Ga (Z = 31) hoặc N (Z = 7); b) sp3; sp2 và sp2.
Câu 36 (THPT Pleiku-Gia Lai 2016). Bằng thực nghiệm người ta đã xác định được một cách gần đúng góc liên
·
kết HCH
trong phân tử fomanđehit bằng 1200. Giá trị momen lưỡng cực của các liên kết lần lượt là µ C − H = 0, 4D ;
µ C =O = 2,3D . Từ các dữ kiện trên hãy xác định giá trị momen lưỡng cực (D) của phân tử fomanđehit. Cho biết:
χO > χC > χ H .
Đáp số: µ HCHO = 2,7D .
Câu 37 (Chuyên Lê Quý Đôn-Khánh Hòa 2016). Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố X, Y, Z có
electron cuối cùng ứng với bộ 4 số lượng tử:

X: n = 2; l = 1; m l = 1 ; ms = +1/2
Y: n = 2; l = 1; m l = -1; ms = -1/2
Z: n = 3; l = 1; m l = -1; ms = -1/2
a) Xác định X, Y, Z (quy ước số lượng tử từ nhận giá trị từ thấp đến cao).
b) Xác định trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm và dạng hình học của các phân tử, ion sau: XY 2;
ZY2; ZY42− .
c) Giải thích các dữ kiện thực nghiệm sau:
• XY2 có thể đime hóa thành X2Y4 trong khi ZY2 không có khả năng này.
• Các liên kết giữa nguyên tử Z và Y trong ion ZY42− có độ dài lớn hơn độ dài liên kết Z=Y và nhỏ hơn độ
dài liên kết Z-Y trong phân tử axit tương ứng.
Câu 38 (THPT Chu Văn An-ĐăkLăk 2016). So sánh (có giải thích) độ lớn góc liên kết của các phân tử:
a) CH4; NH3; H2O
b) H2O; H2S.
Câu 39 (THPT Thực hành cao nguyên-ĐăkLăk 2015). Cho biết trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm và
dạng hình học của các phân tử, ion sau: CS2; SO3; BeF42− ; AsCl5; IF7; BF4− .
Câu 40 (THPT Phan Châu Trinh-Đà Nẵng 2011). Cho ba công thức phân tử dạng AB3: BF3; NF3; IF3. Hãy gán
·
số liệu góc liên kết BAB
: 900; 1070; 1200 phù hợp cho ba phân tử. Giải thích.

TRANG 14



×