Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tìm hiểu về CEO vietjet air

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.52 KB, 13 trang )

Tiểu sử của Nguyễn Thị Phương Thảo( học vấn, gia đình, sự nghiệp
trước khi quản lý vietjet air , quê quán, khó khăn trong cuộc đời)
- Sơ lược:Nguyễn Thị Phương Thảo
Quê quán: Hà Nội
Quốc gia: Việt nam
Dân tộc: Kinh
Quốc tịch: Việt Nam
- Doanh nhân Nguyễn Thị Phương Thảo sinh ngày 01/01/1970 (48 tuổi )
1.

Nghề nghiệp: CEO Vietjet Air
Phó chủ tịch Thường trực HĐQT-HDBank
Cổ đông sáng lập Sovico Holdings
Chủ tịch HĐQT công ty chứng khoán Phú Gia
Chủ tịch công ty địa ốc Phú Long
Chủ tịch HĐQT công ty Sovico Ltd ( Liên Bang Nga)
- Trước khi nổi tiếng: ( lấy ảnh của Ong Nguyệt up lên vào đây )
+ Năm 17 tuổi bà Nguyễn Thị Phương Thảo dã từng đi du học ngành kinh tế tài chính
với bản thành tích học tập xuất sắc và tài kinh doanh bẩm sinh.
+ Khi còn là sinh viên năm 2 bà đã bước vào thương trường, bắt đầu kinh doanh đủ mọi
thứ từ hàng điện tử, máy Fax, máy vi tính, đồng hồ, hàn nông sản từ các nước Châu Á
như Nhật, Hàn, Hồng Kong sang Đông Âu. Đồng thời, bà cũng đưa về Việt Nam những
măt hàng thị trường khan hiếm như phân bón, sắt thép, thiết bị…
Bà kiếm được 1 triệu USD ở độ tuổi 21 nhờ vào bán máy fax và nhựa cao su
+ Sau khi quay về VN, bà góp vốn lập Techcombank và sau đó là VIB, đây là 2 trong số
ngân hàng tư nhân đầu tiên ở Việt Nam. Gần 25 năm sau bà nổi lên như một nữ tỷ phú đô
là đầu tiên của VN.
+Theo thông tin đăng tải trên báo chí, 12/2011, bà Nguyễn Thị Phương Thảo mở hang
hàng không giá rẻ đầu tiên tại Việt Nam mang tên Vietjet Air. Chỉ 5 năm sau đó, Vietjet
Air đã hoàn thành thương vụ IPO trên sàn giao dịch chứng khoán Sài Gòn và hiện họ
chiếm hơn 40% thị phần hàng không trong nước và đạt doanh thu 1,2 tỷ USD. Thành


công của Vietjet Air đã giúp bà Nguyễn Thị Phương Thảo VN sau Phạm Nhật Vượng.
+ ngoài ra tập đoàn Sovico Holding của gia đình bà thảo đã mua tại Furama Resort Đã
Nẵng vào năm 2005, trở thành nhà đầu tư VN đầu tiên sở hữu khách sạn 5 sao. Gần một
thập kỷ sau Savico tiếp tục thâu tóm thêm 2 khu nghỉ dưỡng ở Khánh Hòa là Ân Mandara
và An Lâm Ninh Vân Bay.
- Cuộc sống cá nhân: Nguyễn Thị Phương Thảo có chồng là Nguyễn
Thanh Hùng,cũng là cổ đông trong Vietjet Air nhưng người nắm quyền
cao nhất và làm nhiều công việc hơn lại là bà NTPT.( bà khá kín tiếng trên
mạng truyền thông)


trong 1 bài báo bà Thảo chia sẻ dù bận rộn nhưng bà vẫn dành thời gian cho gia đình:
“đơn giản là mình tráo đổi cho nhau, mang tính chất của người phụ nữ vào công việc,
ngược lại mang chuẩn mực của quản trị doanh nghiệp, kiến thức hàn lâm, điều hành nhân
sự, cái gì tốt nhất mình lại mang về nhà. Mình vẫn đi xem phim cuối tuần, dành thời fian
cho việc gia đình, cho con cái” ( )
nguồn tham khảo :
1. />2. />%E1%BB%8B-Ph%C6%B0%C6%A1ng-Th%E1%BA%A3o-CEOVietjetAir.html
1

Lịch sử hình thành và phát triển
a Quá trình thành lập
-

Tháng 11 năm 2007: Hãng được Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam phê
duyệt cấp giấy phép và trở thành hãng hàng không thứ tư của Việt Nam,
sau Vietnam Airlines, Jetstar Pacific và Vietnam Aviation Service
Company (VASCO) và là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam.

-


Ngày 20 tháng 12 năm 2007, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Việt
Nam Hồ Nghĩa Dũng đã trao giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không
cho VietJet Air

-

Cuối năm 2008: Theo kế hoạch ban đầu, VietJet Air dự tính chính thức đi
vào hoạt động nhưng do biến động làm giá xăng, dầu tăng cao nên VietJetAir
quyết định hoãn lại và sẽ bắt đầu vào tháng 11 năm 2009.

-

Tháng 6 năm năm 2010, Vietjet Air thông báo hoãn thời gian cất cánh cho
đến tận tháng 10 năm 2010. Lý do là hãng cần có thời gian để giải quyết một
số vấn đề phát sinh liên quan đến chuyện mua bán cổ phần, xây dựng thương
hiệu, nhân sự và đội bay... Đây là lần thứ 5 hãng thông báo lùi thời gian cất
cánh. Đầu tháng 12 năm 2010, hãng một lần nữa có văn bản gửi Cục Hàng
không Dân dụng Việt Nam báo cáo tình hình tài chính, công tác chuẩn bị,
đồng thời xin hoãn thời điểm bay thêm một thời gian không xác định nữa với
lý do tranh chấp thương hiệu.
Tháng 6 năm 2011: Sau nhiều lần trì hoãn, Hãng hàng không tư nhân Vietjet
Air đã hoàn tất các khâu cuối cùng để chuẩn bị bay chuyến thương mại đầu
tiên theo đúng yêu cầu của Bộ Giao thông Vận tải,.

-


-


Sau những động thái chuẩn bị, ngày 5 tháng 12 năm 2011, hãng phát hành
đợt vé đầu tiên. Ngày 25 tháng 12 năm 2011, hãng đã thực hiện chuyến bay
đầu tiên từ Tân Sơn Nhất đi Nội Bài.[11]

b

Cổ phần

-

VietJet Air được thành lập từ 3 cổ đông chính là Tập đoàn T&C, Sovico
Holdings và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Nhà TP Hồ Chí
Minh (HD Bank),

-

Cuối tháng 4 năm 2009, Sovico Holdings đã mua lại toàn bộ số cổ phần của
Tập đoàn T&C và trở thành cổ đông lớn nhất, sở hữu 70% cổ phần của
VietJetAir.

-

Tháng 2 năm 2010, hãng Air Asia mua lại 30% cổ phần của VietJetAirAir
Asia là một hãng hàng không giá rẻ khác có trụ sở ở Kuala
Lumpur, Malaysia, chuyên cung cấp những chuyến bay nội địa và quốc tế và
là hãng có giá vé thấp hàng đầu châu Á

-

Tháng 5 năm 2011, ông Trần Minh Trung, cháu bà Nguyễn Trần Phương

Thảo, mua lại 90% cổ phần của VietJetAir đồng thời chuyển giao quyền điều
hành cho bà Thảo. Bà Thảo do đó tiếp tục giữ vị trí CEO VietJetAir cho đến
hiện tại. Ông Trần Minh Trung là một doanh nhân trẻ nổi tiếng miền Nam, là
trưởng phòng Truyền thông và Sự kiện của Topica Group khu vực phía Nam.

c

Thành tựu

-

Ngày 23/10/2014: vinh dự được tạp chí du lịch danh tiếng Smart Travel Asia
xếp hạng Top 10 hãng hàng không giá rẻ tốt nhất châu Á

-

Ngày 31/1/2015: chào đón hành khách thứ 10 triệu của hãng sau hơn 3 năm
cát cánh

-

Hiện nay Vietjet đang khai thác mạng đường bay phủ khắp các điểm đến tại
Việt Nam và hơn 30 điểm đến trong khu vực tới Thái Lan, Singapore,
Malaysia, Myanmar, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng
Công, khai thác đội tàu bay hiện đại A320 và A321 với độ tuổi bình quân là
3.3 năm.
Vietjet là thành viên chính thức của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế
(IATA) với Chứng nhận An toàn khai thác IOSA. Văn hoá An toàn là một
phần quan trọng trong văn hoá doanh nghiệp Vietjet, được quán triệt từ lãnh
đạo đến mỗi nhân viên trên toàn hệ thống.



-

Trong 5 năm hoạt động khai thác, phục vụ khách hàng Vietjet đã được vinh
doanh với 32 giải thưởng trong nước tại Việt Nam và 9 giải thưởng quốc tế
lớn.

-

Bên cạnh vị trí “Top 500 thương hiệu hàng đầu Châu Á 2016”, Vietjet cũng
được bình chọn là “Hãng hàng không giá rẻ tốt nhất châu Á 2015” do TTG
Travel Awards bình chọn, cũng như giải thưởng “Hãng hàng không được yêu
thích nhất tại Việt Nam” do Thời báo kinh tế bình chọn. Vietjet liên tục trong
nhiều năm được bình chọn là “Nơi làm việc tốt nhất” và “Thương hiệu tuyển
dụng tốt nhất Châu Á”.
Bên cạnh các giải thưởng và ghi nhận của thị trường trong và ngoài nước,
Vietjet cũng nhận được Bằng khen Thủ tướng chính phủ dành cho đơn vị có
thành tích trong sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và bảo vệ Tổ quốc, Cờ
thi đua của Thủ tướng Chính phủ vì những đóng góp xuất sắc cho sự phát
triển của ngành hàng không Việt Nam

-

Tài liệu
/> />%C3%A0ng_kh%C3%B4ng_VietJet
/>Đối thủ cạnh tranh
a Vietnam Airline và Jetstar
Thị trường hàng không trong nước gồm 3 ông lớn đó là Vietnam Aỉrlines, Jetstar và
Vietjet Air. Tuy nhiên Vietjet Air ra đời khá muộn so với 2 đối thủ còn lại. Đó có thể xem

như một khó khăn của hãng khi gia nhập ngành trong khi 2 hãng còn lại đã có chỗ đứng
vững chắc trong lòng người tiêu dùng.
Vietnam Airlines và Jetstar bắt tay với nhau:
2

“Vietnam Airlines hướng đến những khách hàng phân khúc cao với mô hình hàng không
truyền thống dịch vụ đầy đủ, đẳng cấp, còn Jetstar sẽ hướng tới nhóm khách hàng bình
dân hơn, cạnh tranh trực tiếp với các hãng hàng không giá rẻ”- đại diện Vietnam Airlines.
Theo Vietnam Airlines, mô hình hợp tác giữa Vietnam Airlines và Jetstar là chiến lược
“thương hiệu kép”, tương tự như mô hình Singapore Airlines và Tiger Airways. Vietnam
Airlines mở rộng đường bay đến các trung tâm tài chính lớn trên thế giới, trong khi


Jetstar mở rộng đường bay nội địa và khu vực. Vietnam Airlines đưa ra thông điệp “hàng
không 4 sao” trong khi khẩu hiệu của Jetstar là “giá rẻ mỗi ngày”. “Nếu quý khách tìm
thấy giá vé bán trên internet của hãng hàng không nào thấp hơn giá vé tương đương hiện
đang mở bán của Jetstar, chúng tôi sẽ bán cho quý khách giá thấp hơn 10% so với giá vé
quý khách tìm thấy (có điều kiện áp dụng)”, Jetstar công bố trên website.
Trong khi Vietnam Airlines và Jetstar kết hợp để chiếm mọi phân khúc, thì mô hình mà
Vietjet Air đang hướng đến được xem là “lai” giữa hàng không giá rẻ và truyền thống
bằng cách hạn chế những nhược điểm và tận dụng ưu điểm của mỗi mô hình. Trên thế
giới, đây cũng là một mô hình mới trong vài năm gần đây.
/>
b

Vanilla Air

Được thành lập từ 11/2013. Đến ngày 1/8/2016, hãng có 9 máy bay Airbus A320 và 648
nhân sự. Vanilla có trụ sở chính tại sân bay quốc tế Narita, Nhật Bản.
Đối thủ của Vanilla tại Việt Nam chính là Vietjet Air.

Vietjet Air có nhiều chuyến bay đến Đài Bắc, cùng tuyến đường với hãng, nên đây sẽ là
đối thủ của Vanilla.
Cùng làm một số so sánh giữa 2 hãng hàng không giá rẻ Vietjet Air và Vanilla Air.
So về kinh nghiệm vận hành, VietJet Air "già dặn" hơn Vanilla Air. Vietjet Air được thành
lập từ năm 2007. Tuy nhiên phải đến năm 2011 hãng mới chính thức cất cánh chuyến bay
thương mại đầu tiên.
Vanilla Air thành lập năm 2013 sau khi ANA Holdings chia tay Air Asia, tiền thân của
Vanilla là Air Asia Japan cũng phải đến 2011 mới được thành lập. (Vietjet Air cũng từng
có ý định hợp tác kinh doanh với AirAisa, nhưng không được Bộ GTVT chấp thuận).
Vietjet Air đã trở thành biểu tượng của hàng không giá rẻ "made in Vietnam" với đường
bay nội địa phủ khắp cả nước, trong khi đó Vanilla Air là một hãng mới thành lập không
lâu, chỉ có 3 tuyến nội địa tới các điểm du lịch tại đất nước của hoa anh đào.
Về khai thác chặng quốc tế, Vanilla mới có các đường bay tới Hong Kong, Đài Bắc và
Cao Hùng (Đài Loan), TP HCM; trong khi VietJet Air đã tới Bangkok (Thái Lan), Siêm


Riệp (Campuchia), Singapore, Seoul (Hàn Quốc), Đài Bắc (Đài Loan), Đài Nam (Đài
Loan), Hàng Châu (Trung Quốc), Côn Minh (Trung Quốc), Thành Đô (Trung Quốc),
Thiên Tân (Trung Quốc), Ninh Ba (Trung Quốc), Thượng Hải (Trung Quốc), Kuala
Lumpur (Malaysia), Ma Cao (Trung Quốc).
Về số lượng máy bay, hiện VietJet có 35 máy bay và đã đặt thêm 187 chiếc trong khi
Vanilla chỉ mới có 9 chiếc.
Như vậy có thể thấy Vanilla Air chưa phải là đối thủ quá đáng sợ đối với Vietjet Air. Có
chăng, Vanilla Air sẽ là đơn vị trực tiếp cạnh tranh chặng bay Việt Nam - Đài Loan với
Vietjet Air trong thời gian tới.
Tuy vậy, Vanilla Air tuyên bố cam kết cung cấp chất lượng Nhật Bản, và đảm bảo đúng
giờ (chính là điểm yếu của các hãng hàng không Việt), cùng với bệ đỡ tài chính là ông
lớn ANA Holdings - hãng hàng không lớn bậc nhất Nhật Bản, Vietjet Air sẽ có nhiều việc
phải làm khi đối thủ này không ngần ngại tuyên chiến với hãng bay bikini khi mới chân
ướt chân ráo vào Việt Nam.

/>
3

PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

Nguyễn Thị Phương Thảo không chỉ được biết đến với vai trò là một trong những nhà
sáng lập ra công ty Cổ phần Hàng không Vietjet mà gần đây bà được biết đến là nữ tỷ
phú đô la đầu tên của Việt Nam. Phong cách lãnh đạo của bà là yếu tố góp lên sự thành
công của bà hiện nay.
Phong cách lãnh đạo của bà mang những đặc trưng cho phong cách dân chủ. Thể hiện
qua
-

Trân trọng người lao động: Trong mô hình quản lý của Vietjet Air, bà Thảo
luôn xem vấn đề nhân sự và cơ sở vật chất là hai yếu tố hàng đầu để đưa hãng
phát triển. Trân trọng người lao động chính là ưu điểm tuyệt vời của bà Thảo


và giờ đây đó đã trở thành triết lý kinh doanh của Vietjet. Bằng những chiến
lược thu hút nhân sự của mình, Vietjet Air là bến đỗ của rất nhiều phi công
giỏi và những nhân viên vô cùng năng động. Khi biết một nhân viên lớn tuổi
không quản ngại ngày đêm, nhiều năm cần mẫn làm tốt công việc dọn vệ
sinh, bà gọi ngay bộ phận nhân sự yêu cầu tăng lương cho nhân viên này. Bà
cũng không ngại ngần mỗi khi săn sóc nhân viên, từ việc tự tay chuẩn bị cơm
nước cho họ tới hát cho họ nghe trong những ngày vui.
-

Bà là người truyền cảm hứng cho các nhân viên trong công ty: chính sự chăm
chỉ lao động không ngừng của mình, Nguyễn Thị Phương Thảo là tấm gương
cho mọi người noi theo. Các nhân viên nữ luôn coi bà là thần tượng để phấn

đấu. Những nhân viên bộ phận chăm sóc, bảo dưỡng máy bay vẫn truyền
nhau câu chuyện cảm động đêm cuối năm, khi “chị Thảo” cùng Ban lãnh đạo
Vietjet đi thị sát sân bay mùa cao điểm. Để cảm nhận công việc thực tế trên
tàu bay, bà đã tự tay cầm giẻ lau máy bay, lật từng chiếc ghế lên hút bụi, nhặt
những sợi tóc nhỏ li ti giắt dưới sàn tàu. Chính tinh thần làm việc không sợ
khó sợ khổ của bà đã mang lại niềm cảm hứng, động lực cho các nhân viên.

-

Thái độ hành xử nhẹ nhàng và thân thiện: Chính cách dối xử thân thiện hòa
nhã của bà đối với các thành viên trong công ty là cầu nối giúp sự gắn kết của
các thành viên trong công ty , tạo môi trường làm việc hòa đồng thoải mái
trong công ty. Rất dễ gặp những “cảm hứng Vietjet, tình yêu Vietjet” trong
môi trường làm việc của hãng hàng không này như kiểu của bà Thảo. Ở
Vietjet, khái niệm “thân thiện” được định nghĩa một cách rất rõ ràng, đó là sự
sẵn sàng lắng nghe, chân thành giúp đỡ, hỗ trợ khách hàng, đồng nghiệp như
người thân trong gia đình.

Bà có những tố chất của một nhà lãnh đạo


-

Sự tự tin và quyết đoán: Ở vị “nữ thuyền trưởng” này, người ta luôn thấy
được sự tự tin và quyết đoán. Bà từng tuyên bố rằng “Tôi muốn đưa Vietjet
trở thành hãng hàng không như Emirates ở châu Á và kỳ vọng trong tương lai
sẽ chinh phục tầm bán kính thị trường của 50% dân số toàn cầu”. Mong
muốn của bà Thảo hoàn toàn có cơ sở thực hiện được khi mà Vietjet Air vẫn
không ngừng phát triển và hiện đang là hãng hàng không lớn thứ hai
của Việt Nam với hơn 40% thị phần


-

Sự tâm huyết và niềm đam mê với công việc: Với triết lý kinh doanh “ bạn
phải dẫn đầu và chấp nhận rủi ro có tính toán” ta thấy được niềm đam mê của
bà với kinh doanh và mong muốn đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp
của mình. Bà từng bày tỏ tham vọng kết nối các hang hàng không toàn cầu
như Nhật Bản, Hàn Quốc, Quartar, thậm chí cả Mỹ và châu Âu nhằm gíup
khách hàng thuận tiện trong việc đi lại thay vì chỉ đi các quãng ngắn 2-3 giờ.
Nữ tỷ phú USD này nói: “Một số người nói rằng bất cứ thứ gì tôi đặt tay vào
đều sinh lợi nhuận. Nhưng tôi không nghĩ điều đó đơn giản như vậy. Không
có con đường thành công nào dễ dàng. Tôi đã học hỏi và có nhiều nghiên cứu
của riêng mình. Đó là một sự lao động vất vả và để thành công bạn phải có
niềm đam mê với công việc kinh doanh mà bạn đang đầu tư.”

-

Bà là người luôn hướng đến lợi ích cộng đồng, mong muốn mang lại những
giá trị nhân văn cho xã hội: sự khác biệt ở bà còn được thể hiện ở tư tưởng
của một doanh nhân chân chính. Bà Thảo cho rằng người doanh nhân thành
công không chỉ dừng lại ở việc tạo ra lợi nhuận khủng mà còn phải tâm huyết
khao khát cống hiến cho xã hội. Là một người phụ nữ thành đạt, bà Thảo
cũng thể hiện trách nhiệm xã hội của mình rất nhiệt tình. Trong trận rét lịch
sử cuối năm 2015, bà Thảo đã đi bộ hàng cây số để thăm hỏi, động viên và
tặng quà tết cho hàng nghìn người dân vùng núi Kỳ Sơn, Hòa Bình. Bà Thảo
cũng âm thầm hỗ trợ tiền chữa bệnh cho nhiều bệnh nhân nghèo.


Tài liệu tham khảo
1. />2. />3. />4. />

4. PHỐT
- Thái độ phục vụ, chăm sóc hành khách chưa tốt nếu không muốn nói là kém chuyên
nghiệp.
Mọi người khi nhắc đến những vụ lùm xùm của VJ thường sẽ nhắc đến lùm xùm về việc
delay nhưng trong kinh doanh delay chẳng có gì đáng để gọi là lùm xùm. Thực vậy, điều
đầu tiên cần khẳng định đối với các hãng hàng không việc chậm trễ, hủy chuyến bay là
điều bình thường không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới vẫn xảy ra thường xuyên ở nhiều
hãng. Nghiên cứu của Viện hàng không Mỹ (Ameriacan Aviation Institute-AAI) năm
2010, cho thấy , tỷ lệ đúng giờ của của Comair là 73%, JETBLUE 75,7%; Delta 77,4%,
Skywest 79%, American Airlines 79,6%, US Airway 83%... Trung bình, 19 hãng hàng
không Mỹ chỉ đạt 79,8% về tỷ lệ bay đúng giờ. Ngay cả trong điều lệ hàng không cũng
đã nói “Vào bất kỳ thời điểm nào sau khi Quý khách mua vé, chúng tôi có thể thay đổi
lịch bay và/hoặc hủy chuyến, chấm dứt khai thác, chuyển hướng hoặc chậm chuyến vì lý
do an toàn, lý do thương mại hoặc bất kỳ lý do hợp lý nào khác….”. trong kinh doanh có
rất nhiều nguyên nhân để delay… Nguyên nhân khách quan, chủ quan đều có cả. Đặc
biệt, khi việc delay không chỉ gây tổn thất cho khách hàng mà còn ảnh hưởng lớn đến
chính VJ. Theo tính toán mỗi phút chậm chuyến, các hãng bay có thể bay mất hơn
100USD ( mức thiệt hại đối với máy bay A-320). Như vậy, thiệt hại của các hãng hàng
không ở Việt Nam có thể lên đến hàng trăm tỉ đồng lớn hơn nhiều so với lợi nhuận các
hãng có thể làm ra. Ngoài ra, đối với những hãng hàng không giá rẻ như VJ thì việc đầu
tư cho đội bay rất tốn kém, hầu hết mày bay đều phải đi thuê nên chỉ cần 1 chuyến bay


chậm chễ sẽ tạo ra phản ứng dây truyền ảnh hưởng rất lớn đến các chuyến bay khác…
Cho nên việc delay, dồn chuyến cũng là 1 điều không quá đáng trách với VJ.
Điều đáng nói ở đây là cách ứng xử của VJ. Khi VJ delay hàng ngàn chuyến bay trong 1
năm, delay hàng vài tiếng đến nửa ngày không một lời thông báo trước đến khi khách
hàng chậm vài phút không làm được thủ tục check in thì bắt phạt tiền, gây khó dễ và có
thái độ với khách hàng. (1) Đặc biệt theo quy định, Trường hợp hành khách đã được xác
nhận chỗ trên chuyến bay nhưng việc vận chuyển bị chậm chuyến, gián đoạn, hủy

chuyến, hãng hàng không có trách nhiệm phục vụ hành khách theo quy định như sau:
- Thời gian chậm từ 02 giờ phải phục vụ nước uống.
- Thời gian chậm từ 03 giờ trở lên phải phục vụ ăn.
- Thời gian chậm từ 06 giờ trở lên (từ 07 giờ đến trước 22 giờ) phải bố trí nơi nghỉ phù
hợp với điều kiện thực tế của cảng hàng không.
- Thời gian chậm 06 giờ trở lên (từ 22 giờ hôm trước đến trước 07 giờ ngày hôm sau)
phải bố trí chỗ ngủ, nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương hoặc giải pháp
thay thế nếu được sự đồng ý của hành khách; Chuyển đổi hành trình của hành khách
trong phạm vi cung cấp dịch vụ của hãng hàng không để hành khách tới được điểm cuối
của hành trình một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất…
Nhưng dường như ở VJ, chúng ta không thấy được điều này nên kết quả là sự xuất hiện
của hình ảnh khách hàng nằm, ngồi chờ la liệt ở sân bay. Nhiều chuyến bay bị phàn nàn
nhốt hành khách trên máy bay, tắt máy lạnh, nóng như lò hun… Ở VJ , không thiếu
những lùm xùm, nhân viên không thân thiện, nhiệt tình, không thiếu những hành động
ném passport, từ chối vận chuyển người khuyết tật… Xảy ra những tình huống trên thì
cũng có phần lỗi thuộc về phía lãnh đạo hãng hàng không nói chung và bà Nguyễn Thị
Phương Thảo nói riêng khi mà các hãng chỉ chăm lo quảng bá thương hiệu mà không chú
trọng đến việc phổ cập kiến thức hàng không cho khách hàng cũng như việc chăm sóc
khách hàng đúng mức, và đặc biệt cần nêu rõ quyền lợi của khách hàng trong những tình
huống cụ thể chứ không phải một mới những luật lệ xử phạt mà khách hàng phải hứng
chịu.
-

Chiều trò trong chuyến bay về nước của U23 Việt Nam

Ngày 28/1/2018, cả đất nước như vỡ òa trong hạnh phúc chào đón U23 Việt Nam từ
Thường Châu trở về. Trong khi đa số dư luận đều tin rằng Vietnam Airlines với những cô


gái duyên dáng trong tà áo dài dân tộc sẽ là gương mặt đầu tiên các "người hùng" được

gặp trong chuyến "về nhà" đầy ý nghĩa này.
Thế nhưng, dư luận khá bất ngờ khi biết Vietjet Air mới là hãng hàng không có được vinh
dự này. Dù tin rằng lẽ ra công việc này phải thuộc về Vietnam Airlines nhưng phần đông
công chúng cũng không quá rốt ráo đi tìm câu hỏi tại sao. Giờ đây, cứ thương hiệu nào
liên quan đến U23 Việt Nam là thương hiệu đó được trân trọng.
Lẽ ra Vietjet Air đã có chiến dịch marketing thành công rực rỡ nếu không có dàn người
mẫu diện bikini hở hang uốn éo trên chuyến phi cơ chào đón "người hùng". Những hình
ảnh phản cảm đó khiến hàng triệu công dân đất Việt phản đối gay gắt. Ngay sau đó, mặc
dù đã có động thái phản hồi xin lỗi người hâm mộ, hành khách nhưng không những
không nhận trách nhiệm VJ lại có động thái đổ lỗi cho 1 người mẫu có tham gia trong sự
kiện đó. (2) Nguyên văn thông cáo báo chí được ký tên bới CEO Nguyễn Thị Phương
Thảo :
"VietjetAir xin có đôi lời cùng Đoàn bóng đá U23 Việt Nam, với quý vị và các bạn:
Trên chuyến bay đón Đoàn bóng đá U23 Việt Nam từ Trung Quốc về nước, do một diễn
viên tham gia tiết mục múa đã tự ý rời vị trí quy định đến xin chữ ký của HLV và cầu thủ
U23 VN.
Sự việc này càng đáng tiếc hơn khi bị một số người trên chuyến bay chụp hình bằng điện
thoại di động và đưa lên mạng xã hội.
Hình ảnh thuộc phạm vi của không gian múa trước đó nhưng khi diễn viên tự ý xin chữ
ký và bị chụp hình đưa lên mạng xã hội, sự việc đã đi quá đà, tạo bức xúc cho nhiều
người.
Dù những lý do vừa nêu, xuất phát từ hành vi bột phát của cá nhân thì Ban lãnh đạo VJA
cũng thấy rất lấy làm đáng tiếc và day dứt.
Ban lãnh đạo VJA xin nghiêm khắc kiểm điểm, chân thành nhận lỗi cùng Đoàn bóng đá
U23 Việt Nam cùng quý vị và các bạn.
Vietjet rất mong các cơ quan báo chí không sử dụng những hình ảnh đã nêu và không mở
rộng thông tin này trên báo chí.
Một lần nữa xin cáo lỗi và mong được sự lượng thứ của quý vị và các bạn!".



/>Và niềm tin của hàng chục triệu người dân Việt Nam đã được chứng minh là có cơ sở khi
người mẫu Lại Thanh Hương khẳng định dàn người mẫu không phải vô cớ lên chiếc
chuyên cơ đó. Họ được thuê biểu diễn và được yêu cầu phải có hành động thân thiết với
các cầu thủ trẻ tuổi. Đó còn chưa kể, màn biểu diễn này chưa được cấp phép.
Đến đây, lời xin lỗi của bà Nguyễn Thị Phương Thảo đã được khẳng định là dối trá.
Vietjet Air không thể đưa ra bất cứ lời ngụy biện nào được nữa.
Và điều đáng nói, đây không phải lần đầu tiên, dư luận đặt ra câu hỏi về sự trung thực của
Vietjet Air và bản thân bà Nguyễn Thị Phương Thảo.
Năm 2014, Vietjet Air cũng khiến dư luận dậy sóng khi những hình ảnh Ngọc Trinh và
dàn người mẫu mặc bikini tạo dáng bên máy bay Vietjet Air.
-

Phong cách thời trang của bà Phương Thảo

Ceo của VJ được biết tới phong cách thời trang thoải mái tự do. Và dường như bà không
quá khắt khe trong việc lựa chọn trang phục, phụ kiện . Khi xuất hiện trong các sự kiện
quan trọng , Nguyễn Thị phương Thảo nhiều lần xuất hiện với những bộ trang phục sặc
sỡ, màu mè, phụ kiện như : Nơ, Giầy không ăn nhập và nhận phải rất nhiều lời chê bai
diêm dúa như chính “ hãng hàng không bikini” của bà. Tuy nhiên, trong cuộc trả lời
phỏng vấn của Bloomberg đáp lại những tiếng xì xào, giễu cợt bà trả lời : "Bạn có quyền
mặc mọi thứ mà mình thích, dù là bikini hay áo dài. Chúng tôi không quan tâm tới việc
mọi người sẽ liên tưởng hình ảnh của Vietjet với bikini. Miễn là mọi người cảm thấy vui,
chúng tôi hạnh phúc". Câu trả lời thực sự phần nào cho thấy suy nghĩ độc lập, tự do cởi
mở. Phải chăng suy nghĩ , quan niệm về phong cách thời trang đã ảnh hưởng rất nhiều
đến phong cách lãnh đạo, định hướng MKT của NTPT.

Nguồn tài liệu, trang web tham khảo
1 />

2

3

/> />
Ghi chú
Theo thông tư số 27 : “Quy định về dịch vụ phục vụ hành khách đối với
các chuyến bay bị chậm, gián đoạn hoặc huỷ chuyến.” – Bộ GTVT
(2)Theo />1



×