Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Đề tài :Nhiệm vụ ngôn ngữ học và đặc trưng của Tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.8 KB, 9 trang )

A. LỜI MỞ ĐẦU
I.

Lí do chọn đề tài:

Ngôn ngữ học là ngôn ngữ của loài người. Ngôn ngữ của loài người được hiểu
ở hai khía cạnh: Ngôn ngữ với tư cách là phương tiện giao tiếp của loài người nói
chung và ngôn ngữ của một cộng đồng nào đó. Vậy ngôn ngữ là gì? Ngôn ngữ là
phương thức giúp con người truyền tải thông tin với nhau trong cuộc sống. Nó đa
dạng và biến hóa vô vàn dựa trên các lối nói khác nhau và cách suy nghĩ của từng
người. Từ một câu, người nói có thể dùng nhiều cách khác nhau để truyền tải tới
người nghe như cách nói trực tiếp, cách nói gián tiếp.
Tiếng Việt cũng là một khía cạnh của ngôn ngữ học, nó là ngôn ngữ để chúng ta
giao tiếp với nhau. Bản thân Tiếng Việt có những đặc trưng cơ bản riêng của nó.
Qua học tập bản thân thấy ngôn ngữ học và đặc trưng của Tiếng Việt là một nội
dung quan trọng vì vậy tôi lựa chọn đề tài : “ Nhiệm vụ ngôn ngữ học và đặc trưng
của Tiếng Việt” để nghiên cứu.
B. NỘI DUNG
I.

Nhiệm vụ ngôn ngữ học:

Ngôn ngữ học phải miêu tả và làm lịch sử cho tất cả các ngôn ngữ, các ngữ tộc
mà nó với tới. Phải tìm ra những quy luật thường xuyên và phổ biến trong các
ngôn ngữ, rút ra những quy luật khái quát có thể giải thích tất cả các hiện tượng
đặc biệt. Ứng dụng những thành tựu nghiên cứu vào cuộc sống, đặc biệt là việc dạy
và học ngôn ngữ, khắc phục những khuyết tật về ngôn ngữ của con người.
Nhiệm vụ đa dạng và phức tạp trên đây của ngôn ngữ học sẽ được thực hiện
trong các ngành, các bộ môn ngôn ngữ học khác nhau.
Trước hết, người ta phân biệt hai ngành ngôn ngữ học: ngôn ngữ học lịch
sử và ngôn ngữ học miêu tả. Ngôn ngữ học lịch sử nghiên cứu ngôn ngữ trong sự


phát triển lịch sử của nó, còn ngôn ngữ học miêu tả nghiên cứu một trạng thái nào
đó của ngôn ngữ. Sự phân biệt ngôn ngữ học lịch sử với ngôn ngữ học miêu tả bắt
nguồn từ sự đối lập giữa đồng đại và lịch đại.


Đồng đại là trục những hiện tượng đồng thời (AB), liên quan đến những sự
vật đang cùng tồn tại, loại trừ mọi sự can thiệp của thời gian. Lịch đại là trực của
những hiện tượng kế tục (CD), trên đó bao giờ cũng chỉ có thể xét một sự vật trong
một lúc mà thôi, nhưng trên đó có tất cả những sự vật của trục thứ nhất với những
sự thay đổi của nó. F.Saussure so sánh đồng đại và lịch đại với nhát cắt ngang và
nhát cắt dọc một thân cây: khi cắt dọc, ta trông thấy bản thân các thớ gỗ làm thành
thân cây, còn khi cắt ngang ta thấy cách tập hợp các thớ đó trên một bình diện đặc
biệt. Nhưng cách cắt thứ hai khác cách cắt thứ nhất vì nó cho thấy rõ giữa các thớ
có một số quan hệ mà khi cắt dọc không thể nào trông thấy được.
Cần phân biệt đồng đại và lịch đại, nhưng không nên đối lập chúng một cách
tuyệt đối. Cả trong trạng thái hiện tại lẫn trong trạng thái quá khứ, ngôn ngữ bao
giờ cũng là một hệ thống. Cần phải nghiên cứu các hiện tượng ngôn ngữ cả trong
mối liên hệ lẫn nhau lẫn trong trong sự phát triển một cách đồng thời. Trong mỗi
trạng thái ngôn ngữ, cần vạch ra những hiện tượng đang lùi vào quá khứ và những
hiện tượng đang xuất hiện trên cái nền của những hiện tượng ổn định, có tính
chuẩn mực đối với trạng thái ngôn ngữ đó.
Ngôn ngữ gồm ba bộ phận là ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Trên cơ sở đó,
hình thành ba bộ môn ngôn ngữ học khác nhau: ngữ âm học, từ vựng học và ngữ
pháp học.
Ngữ âm học là bộ môn nghiên cứu mặt âm thanh của ngôn ngữ. Ngữ âm có
mặt tự nhiên và mặt xã hội của nó. Mặt tự nhiên của ngữ âm là những thuộc tính về
âm học (cao độ, trường độ, âm sắc...) và những thuộc tính về cấu âm (hoạt động
của bộ máy hô hấp và chuyển động của các cơ quan phát âm như môi, lưỡi... tạo ra
một âm nào đó) của chúng. Mặt xã hội hay chức năng của ngữ âm là những quy
định, những giá trị mà cộng đồng người sử dụng chung một ngôn ngữ gán cho các

đặc trưng âm thanh. Ngữ âm học nghiên cứu toàn bộ phương tiện ngữ âm trong tất


cả những hình thái và chức năng của nó và mối liên hệ giữa hình thức âm thanh và
chữ viết của ngôn ngữ.
Từ vựng học là bộ môn ngôn ngữ học nghiên cứu các từ và các đơn vị tương
đương với từ (cụm từ cố định, thành ngữ, quán ngữ) trong các ngôn ngữ. Nội dung
của từ vựng học rất phong phú và đa dạng, do đó đã hình thành một số phân môn
như từ nguyên học, ngữ nghĩa học, danh học và từ điển học.
Ngữ pháp học là một bộ môn ngôn ngữ học nghiên cứu các hình thức biến đổi
từ, các mô hình kết hợp từ và các kiểu câu trong sự trừu tượng hoá khỏi ý nghĩa vật
chất cụ thể (ý nghĩa từ vựng) của các từ, cụm từ và câu. Nói cách khác, ngữ pháp
học nghiên cứu cách thức và phương tiện cấu tạo từ và câu. Ngữ pháp học bao
gồm Từ pháp học và Cú pháp học. Từ pháp học nghiên cứu các phương diện cấu
tạo từ. Cú pháp học nghiên cứu các cụm từ và câu.
Ngoài ba bộ môn cơ bản (ngữ âm học, từ vựng học, ngữ pháp học) ứng với ba bộ
phận cấu thành ngôn ngữ là ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp, ngôn ngữ học còn bao
gồm một bộ môn nữa có liên quan đến cả ba bộ phận kể trên. Đó là phong cách
học. Nhiệm vụ của phong cách học là:
Nghiên cứu tất cả các phong cách khác nhau, bao gồm cả các phong cách cá nhân
lẫn phong cách thể loại
Nghiên cứu các thuộc tính biểu cảm và bình giá của các phương tiện ngôn ngữ
khác nhau cả trong hệ thống ngôn ngữ lẫn trong quá trình sử dụng chúng ở những
phạm vi giao tiếp khác nhau.
II.
Đặc trưng của Tiếng Việt:
Tiếng Việt thuộc ngôn ngữ đơn lập, tức là mỗi một tiếng (âm tiết) được phát âm
tách rời nhau và được thể hiện bằng một chữ viết. Đặc điểm này thể hiện rõ rệt ở
tất cả các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.
1. Đặc trưng về ngữ âm của Tiếng Việt – Ranh giới giữa các âm tiết trong

lời nói.
Khi giao tiếp, người ta phát ra những chuỗi âm thanh kế tiếp nhau theo thời gian,
gọi là ngữ lưu. Dựa vào những chỗ ngừng, chỗ nghỉ và bằng thủ pháp phân tích có
thể chia cắt chuỗi âm thanh thành những âm đoạn nhỏ hơn cho đến khi không thể


chia được nữa. Những đơn vị ngữ âm thu nhận được do sự phân đoạn đó gọi là đơn
vị đoạn tính, bao gồm âm tiết, âm tố và âm vị.
Âm tiết (syllable) cùng với âm tố (sound) là hai khái niệm cơ sở cho sự hình thành
bộ môn nghiên cứu âm thanh tiếng nói loài người cũng như cơ cấu ngữ âm của một
ngôn ngữ cụ thể. Trong bất kì công trình ngữ âm học nào, dù chuyên về thực
nghiệm hay xác lập các đơn vị ngữ âm, xây dựng lí thuyết âm vị học, v.v. bao giờ
cũng phải làm việc với hai khái niệm, hai thuật ngữ cơ bản này. Theo cách hiểu
chung của các nhà ngôn ngữ học, âm tiết là đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất trong
chuỗi âm thanh, là đơn vị cơ sở để tạo nên chuỗi âm thanh. Trong chuỗi âm thanh,
âm tiết là đơn vị ngữ âm tự nhiên nhỏ nhất mà bất kì người bản ngữ nào cũng có
thể nhận ra. Chẳng hạn, trong tiếng Việt, khi người ta nói: Nửa đời tóc ngả màu
sương/ Nhớ quê anh lại tìm đường thăm quê, mọi người đều đếm được 14 âm tiết
(tiếng). Sở dĩ ta nhận ra số lượng âm tiết như vậy là vì dù người nói phát âm nhanh
hay chậm đến đâu thì chuỗi âm thanh trên vẫn có những chỗ ngừng ngắt nhất định
khiến cho người ta có thể dễ dàng tính đếm được chúng. Như vậy, về mặt phát âm,
chuỗi âm thanh được phân đoạn đến âm tiết là đại lượng âm thanh nhỏ nhất. Trong
dòng ngữ lưu, âm tiết hiện ra một cách tự nhiên, trực tiếp hơn các đơn vị âm thanh
cấu tạo nên nó (âm tố).
Trong thực tế, âm tiết có thể mang nhiều chức năng, song có thể quy thành ba chức
năng chính: là đơn vị âm thanh nhỏ nhất dùng để tạo thành lời nói và đồng thời
cũng là đơn vị nhỏ nhất để tiếp nhận lời nói thành tiếng; âm tiết là đơn vị nhỏ nhất
trong cơ cấu nhịp điệu của lời nói; trong một số ngôn ngữ, âm tiết có thể có chức
năng tạo lập vỏ tiếng cho các đơn vị mang nghĩa ở cấp độ hình thái và do đó, có
thể được xem như một đơn vị đặc biệt của hệ thống ngữ âm. Như vậy, trong ngôn

ngữ học đại cương, âm tiết là một đơn vị ngữ âm khá phức tạp. Nó có thể được
nghiên cứu và xác định hoặc là thuần tuý vật chất cấu âm - âm học, hoặc từ bình
diện chức năng của ngôn ngữ học. Hệ quả, các nhà ngữ âm học đưa ra nhiều định
nghĩa về âm tiết trên từng góc độ khác nhau.
a. Nhận diện âm tiết
Như đã trình bày, việc nhận diện ranh giới âm tiết trong các ngôn ngữ vẫn chưa
có tiếng nói thống nhất trong các nhà chuyên môn. Theo cách nhìn tổng hợp, ta có


thể nhận diện âm tiết dựa vào hai tiêu chí: tiêu chí cảm thức ngôn ngữ và lí thuyết
về độ căng. Theo tiêu chí cảm thức ngôn ngữ, những người bản ngữ của một thứ
tiếng nào đó bao giờ cũng nắm vững những quy tắc đặc biệt trong cấu tạo âm tiết
thứ tiếng của mình. Trong quá trình nắm biết ngôn ngữ, người ta quen thuộc dần
các quy tắc đó và và trở nên rất tự nhiên khi vận dụng chúng trong giao tiếp. Kết
quả là, người ta có thể dựa vào thính giác để nhận ra những khoảng ngắt nhất định
trong ngữ lưu, dễ dàng nhận biết và tính đếm được có bao nhiêu âm tiết trong
đó.Chẳng hạn, trong tiếng Việt, khi một người nói: Tôi về khu A, lập tức người
nghe nhận ra có 4 âm tiết, nhưng nếu nói: Tôi về khoa, thì chỉ có 3 âm tiết. Theo lí
thuyết độ căng, âm tiết là một đơn vị mà khi phát âm được đặc trưng bởi một sự
căng lên rồi chùng xuống của cơ thịt trong bộ máy phát âm. Lí thuyết về độ căng
giứp ta nhận diện âm tiết trong ngữ lưu. Trong một âm tiết, nơi độ căng lên đến
mức cao nhất được gọi là đỉnh âm tiết. Yếu tố ở đỉnh âm tiết làm thành âm tiết nên
được gọi là yếu tố âm tiết tính. Trái lại, nơi độ căng giảm đến mức thấp nhất được
gọi là ranh giới âm tiết.
b. Phân loại âm tiết
Về phân loại âm tiết, trong từng ngôn ngữ có thể có những cách phân loại khác
nhau theo từng tiêu chí được xác lập nhưng cách phân loại âm tiết có tính phổ quát
là dựa vào cách kết thúc âm tiết. Theo cách kết thúc âm tiết, ta có âm tiết mở và âm
tiết khép. Âm tiết mở là âm tiết kết thúc bằng nguyên âm, chẳng hạn: me (tôi), see
(thấy), v.v. trong tiếng Anh; ta, đi, về, nhà, nhé, v.v. trong tiếng Việt. Âm tiết khép

là âm tiết kết thúc bằng phụ âm, chẳng hạn: meat (thịt), keep (giữ), v.v. trong tiếng
Anh; học, tập, thật, tốt, v.v. trong tiếng Việt.
2. Đặc điểm ngữ âm của tiếng Việt – Đặc điểm của âm tiết
a. Đặc điểm ngữ âm của tiếng Việt
Trong tiếng Việt có một loại đơn vị đặc biệt gọi là "tiếng". Về mặt ngữ âm, mỗi
tiếng là một âm tiết. Hệ thống âm vị tiếng Việt phong phú và có tính cân đối, tạo ra
tiềm năng của ngữ âm tiếng Việt trong việc thể hiện các đơn vị có nghĩa. Nhiều từ
tượng hình, tượng thanh có giá trị gợi tả đặc sắc. Khi tạo câu, tạo lời, người Việt rất
chú ý đến sự hài hoà về ngữ âm, đến nhạc điệu của câu văn.
b. Đặc điểm âm tiết tiếng Việt
b.1. Có tính độc lập cao:


+ Trong dòng lời nói, âm tiết tiếng Việt bao giờ cũng thể hiện khá đầy đủ, rõ ràng,
được tách và ngắt ra thành từng khúc đoạn riêng biệt.
+ Khác với âm tiết các ngôn ngữ châu Âu, âm tiết nào của tiếng Việt cũng mang
một thanh điệu nhất định.
+ Do được thể hiện rõ ràng như vậy nên việc vạch ranh giới âm tiết tiếng Việt
trở nên rất dễ dàng.
b.2. Có khả năng biểu hiện ý nghĩa
+ Ở tiếng Việt, tuyệt đại đa số các âm tiết đều có ý nghĩa. Hay, ở tiếng Việt, gần
như toàn bộ các âm tiết đều hoạt động như từ...
+ Có thể nói, trong tiến Việt, âm tiết không chỉ là một đơn vị ngữ âm đơn thuần
mà còn là một đơn vị từ vựng và ngữ pháp chủ yếu. Ở đây, mối quan hệ giữa âm
và nghĩa trong âm tiết cũng chặt chẽ và thường xuyên như trong từ của các ngôn
ngữ Âu châu, và đó chính là một nét đặctrưng loại hình chủ đạo của tiếng Việt.
b. 3. Có một cấu trúc chặt chẽ
Mô hình âm tiết tiếng Việt không phải là một khối không thể chia cắt mà là một
cấu trúc. Cấu trúc âm tiết tiếng Việt là một cấu trúc hai bậc, ở dạng đầy đủ nhất
gồm 5 thành tố, mỗi thành tố có một chức năng riêng.

c. Mô hình âm tiết tiếng Việt và các thành tố của nó
Âm tiếng Việt được cấu tạo theo mô hình sau:
THANH ĐIỆU
Phần vần
Phụ âm đầu

Âm đệm

Âm chính

Âm cuối

- Thanh điệu
Có tác dụng khu biệt âm tiết về cao độ. Mỗi âm tiết có một trong 6 thanh điệu.
Vd: toán – toàn
- Âm đầu
Có những cách mở đầu âm tiết khác nhau (tắc, xát, rung), chúng có tác dụng khu
biệt các âm tiết. Vd: toán – hoán
- Âm đệm
Có tác dụng biến đổi âm sắc của âm tiết sau lúc mở đầu, nó có chức năng khi biệt
các âm tiết. Vd: toán – tán
- Âm chính
Mang âm sắc chủ đạo của âm tiết và là hạt nhân của âm tiết. Vd: túy – túi
- Âm cuối


Có chức năng kết thúc âm tiết với nhiều cách khác nhau (tắc, không tắc...) làm thay
đổi âm sắc của âm tiết và do đó để phân biệt âm tiết này với âm tiết khác.
Vd: bàn – bài
3. Đặc điểm ngữ pháp của tiếng Việt – Hình thức của từ trong lời nói:

a. Các đặc điểm của ngữ pháp
- Tính khái quát
Như đã biết, ngôn ngữ có tính khái quát. So với các bộ phận khác của ngôn
ngữ (ngữ âm, từ vựng) thì ngữ pháp có tính khái quát cao hơn. Vì ngữ pháp là
toàn bộ quy tắc, quy luật biến hình từ, đặc tính ngữ pháp của từ loại và các quy
tắc kết hợp từ tạo nên cụm từ và câu.
- Tính hệ thống
Nói đến hệ thống là nói đến các yếu tố lớn hơn hai và mối quan hệ giữa 2
chúng. Ngữ pháp của mỗi ngôn ngữ là một hệ thống bao gồm các đơn vị, kết
cấu và quan hệ ngữ pháp giữa các đơn vị đó. Do đó, ngữ pháp có tính hệ thống.
- Tính bền vững
So với ngữ âm và từ vựng thì ngữ pháp biến đổi ít hơn và chậm hơn. Trong
nhiều thế kỉ, ngữ pháp của một ngôn ngữ dù có ít nhiều biến đổi nhưng vẫn giữ
được cái cốt lõi của nó. Chính vì vậy ngữ pháp có tính bền vững.
b. Hình thức của từ trong lời nói:
Từ tiếng Việt trong hoạt động, trong lời nói luôn có hình thức cố định không bị
biến thái.
4. Phương thức ngữ pháp chủ yếu:
a. Đơn vị cơ sở của ngữ pháp học tiếng Việt
Về ngữ pháp, tiếng được xem là “đơn vị cơ sở của cấu tạo ngữ pháp tiếng
Việt”. Tiếng trong tiếng Việt là đơn vị dễ nhận diện vì nó có cấu tạo bằng một
âm tiết, mỗi một tiếng (âm tiết) được phát âm tách rời nhau và được thể hiện
bằng một chữ viết.
b. Các phương thức ngữ pháp chủ yếu trong tiếng Việt
Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. Từ của tiếng Việt không biến
đổi hình thái. Các phương thức ngữ pháp bên ngoài từ chủ yếu trong tiếng Việt
là: trật tự từ, hư từ và ngữ điệu. Phương thức trật tự từ là sự sắp xếp các từ theo
một trật tự nhất định để biểu thị các quan hệ cú pháp. Trong phần lớn trường
hợp, sự thay đổi trật tự từ tiếng Việt kéo theo sự thay đổi vai trò cú pháp của
chúng trong cụm từ và câu. Ví dụ: - bàn năm ≠ năm bàn - sân trước ≠ trước sân



- Nó đi đến trường ≠ Đến trường nó đi. Phương thức hư từ cũng là phương thức
ngữ pháp chủ yếu của tiếng Việt. Hư từ không có chức năng định danh, kh
ông có khả năng độc lập làm thành phần câu, dùng để biểu thị các quan hệ ngữ
nghĩa - cú pháp khác nhau 3 giữa các thực từ. Nhờ hư từ mà “anh của em” khác
với “anh và em“, “anh vì em”; hay “Bây giờ mới 8 giờ” ≠ “Bây giờ đã 8 giờ”.
Phương thức ngữ điệu giữ vai trò trong việc biểu hiện quan hệ cú pháp của các
yếu tố trong câu, nhờ đó nhằm đưa ra nội dung muốn thông báo. Trên văn bản,
ngữ điệu thường được biểu hiện bằng dấu câu. Nhờ ngữ điệu mà các câu sau có
sự khác nhau trong nội dung thông báo: “Đêm hôm qua, cầu gãy” ≠ “Đêm hôm,
qua cầu gãy”.
Tất cả các từ trong mọi ngôn ngữ đều được tạo ra theo một phương thức nào
đấy. Trong tiếng Việt, phương thức cấu tạo từ chủ yếu là phương thức ghép và
phương thức láy. Ghép là phương thức kết hợp các hình vị (tiếng) với nhau theo
một trật tự nhất định để tạo ra từ mới – gọi là từ ghép. Ví dụ: mua + bán = mua
bán toán + học = toán học Láy là phương thức lặp lại toàn bộ hay một bộ phận
từ gốc để tạo ra từ mới – gọi là từ láy lành lạnh ◊ lạnh buồn bã◊ buồn.
III. KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa và phạm vi áp dụng:
a. Ý nghĩa:
Qua thời gian tiến hành áp dụng vào thực tế, tôi nhận thấy học sinh trong trường
Tiểu học có sự tiến bộ rõ rệt về mọi mặt:
+ Các em biết, hiểu rõ được cấu tạo tiếng.
+ Các em có khả năng cao trong việc phân biệt âm tiết, sử dụng các phương thức
ngữ pháp vào lời nói để lời nói đạt hiệu quả cao hơn.
b. Phạm vi áp dụng: Sáng kiến này áp dụng cho các đơn vị trường Tiểu học.
Tôi hy vọng rằng, tiểu luận này sẽ góp phần không nhỏ vào việc tổ chức các hoạt
động dạy và học Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học. Đồng thời nó có thể là tài liệu
tham khảo bổ ích cho các giáo viên - trong quá trình tổ chức hoạt động dạy.

Xin chân thành cảm ơn!




×