Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

ĐỀ CƯƠNG PHÂN TÍCH ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN NEU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.43 KB, 23 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
PHÂN TÍCH ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN


TỔNG QUAN
Câu 1 : Phê phán (điểm mạnh, điểm yếu) giả thuyết thị trường hiệu quả, lý thuyết Markowizt
1. Markowizt :
a.
Điểm mạnh (ý nghĩa)
b. Điểm yếu
Khi thu thập dữ liệu để áp dụng lthuyet Markowizt, ta cần dữ liệu tỷ suất sinh lợi của
những tài sản xem xét (tsrr) và tỷ suất sinh lợi của thị trường. Tuy nhiên, trong thực tế, rất khó
để xác định tỷ suất sinh lợi của 1 ts và khó hơn nữa là tỷ suất sinh lợi của thị trường.
Mô hình giả định là số liệu phân phối chuẩn , nhưng trong thực tế số liệu không thỏa
mãn đc điều này. Do đó, mô hình ko còn chính xác nữa. Vì vậy, sau này ngta nghiên cứu ra các
mô hình như CAPM, VAR, …
Mô hình của Markowizt chỉ đưa ra những tsrr nhưng chưa đề cập đến những tsprr.
2. Lý thuyết thị trường hiệu quả
Tuy vậy giả thuyết thị trường hiệu quả k giải thích được một cách thuyết phục những hiện tượng sau:
Sự sụt giảm mạnh mẽ của giá cả ck trong nghững thời điểm nèo đó ví dụ như đã xảy ra ở thị trường
chứng khoán Mỹ từ 15 tháng 10 đến ngày thứ hau đen tối 19 tháng 10 năm 1987 . Khi nhà kinh tế hoạc
James Tobin nói rằng không một yếu tố hữu hình nào có thể tạo ra sự chênh lệch đến 30% trong giá trị
cổ phiếu thì các lý thuyết gia của thị trường hiệu quả k thể đưa ra được lập luận phân bác .
Giả thuyết thị trường hiệu quả tỏ ra đúng với những cp riêng rẽ chứ không hoàn toàn đúng đối với
toàn bộ thị trường. TTCK trong dài hạn có những biến động tự đảo ngược rõ rệt mà nhiều nhà kt học
cho rằng đó là kết quả của tâm lý chung của hầu hết những ng tham gia thị trường. Khi thị trường bị
ảnh hưởng bởi làn sóng tâm lý thì trên góc độ vĩ mô k một nỗ lực cá nhân nào có đủ nguồn lực để đảo
ngược
Những hạn chế này của dt tthq đã thúc đẩy các nghiên cứu đưa đến lý thuyết kt học hành vi nói
chung và tài chính hành vi học nói riêng.
*** 1 bài báo về cái này


Nhìn thoáng qua, Giả thuyết Thị trường Hiệu Quả - lần đầu tiên được Eugene Fama đưa ra vào
những năm 1970 thế kỉ trước - có vẻ có vô số thiếu sót. Tuy nhiên, nó đồng thời có một mối liên hệ hết
sức quan trọng với môi trường đầu tư hiện đại mà tất cả các nhà đầu tư nên nắm rõ trước khi tham gia
thị trường.
Một trong những đề tài tranh luận nóng bỏng nhất giữa các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán là
liệu thị trường có hiệu quả hay không - có nghĩa là liệu nó có phản ánh đầy đủ tất cả mọi thông tin sẵn
có đối với các thành viên của thị trường vào bất kì thời điểm nào hay không? Giả thuyết Thị trường
Hiệu quả (EMH) cho rằng tất cả mọi cổ phiếu đều được định giá một cách hoàn hảo theo những tài sản
ẩn chứa sau cổ phiếu, theo những kiến thức và nguồn thông tin mà tất cả các thành viên của thị trường
đều có phần sở hữu bằng nhau. Nhìn thoáng qua, Giả thuyết Thị trường Hiệu Quả - lần đầu tiên được
Eugene Fama đưa ra vào những năm 1970 thế kỉ trước - có vẻ có vô số thiếu sót. Tuy nhiên, nó đồng
thời có một mối liên hệ hết sức quan trọng với môi trường đầu tư hiện đại mà tất cả các nhà đầu tư nên
nắm rõ trước khi tham gia thị trường.


Nguyên lý EMH và những bất cập
Đầu tiên, EMH giả định rằng tất cả các nhà đầu tư đều nhận thức tất cả các thông tin sẵn có trên thị
trường theo cách thức y hệt nhau. Tuy nhiên, hằng hà sa số các phương pháp phân tích và đánh giá cổ
phiếu khác nhau đã đặt ra một loạt dấu chấm hỏi cho tính đúng đắn trong giả định của EMH. Nếu một
nhà đầu tư tìm kiếm các cơ hội đầu tư đang bị định giá thấp hơn thực chất trong khi một nhà đầu tư
khác đánh giá một cổ phiếu dựa trên tiềm năng tăng trưởng của nó, thì chắc chắn rằng hai nhà đầu tư
này sẽ đi đến hai kết luận hoàn toàn khác nhau về giá trị thị trường công bằng của một cổ phiếu. Vì thế
nên, một lập luận phản đối EMH chỉ ra rằng, vì các nhà đầu tư đánh giá cổ phiếu rất khác nhau nên
việc chắc chắn xem một cổ phiếu sẽ đáng giá như thế nào trong một thị trường hiệu quả là điều không
thể.
Hai là, theo Giả thuyết Thị trường Hiệu quả, không một nhà đầu tư đơn lẻ nào có thể giành được lợi
nhuận cao hơn một người khác với cùng số tiền đầu tư: sự sở hữu cân bằng nhau về thông tin của họ
đồng nghĩa với việc họ chỉ có thể thu về những khoản lời y hệt nhau. Nhưng hãy xem xét lại một chuỗi
những khoản lợi nhuận rất khác biệt mà các nhà đầu tư, các quỹ đầu tư…đã dành được. Nếu không một
nhà đầu tư nào có lợi thế hơn so với người khác, thì tại sao lại có chuyện cùng là các quỹ tương hỗ,

nhưng bản thống kê cho thấy có quỹ thì thua lỗ trầm trọng còn có quỹ lại đạt lợi nhuận 50%, thậm chí
hơn? Theo EMH, nếu một nhà đầu tư có lợi nhuận, điều đó có nghĩa là tất tần tật toàn bộ giới đầu tư
đều có lợi. Đơn giản, trên thực tế, điều này không thể đúng!
Ba là, theo EMH, không một nhà đầu tư nào có thể đánh bại được thị trường hay vượt qua được mức
lợi nhuận trung bình năm mà tất cả các nhà đầu tư và các quỹ đầu tư đạt được với sự nỗ lực hết mình.
Giống như nhiều chuyên gia thị trường thường nhấn mạnh, điều này ẩn ý rằng một chiến lược đầu tư
hoàn hảo tuyệt đối đơn giản là hãy đặt toàn bộ ngân quỹ bạn có vào một quỹ đầu tư về chỉ số (index
fund - quỹ đầu tư có danh mục gắn liền với các chỉ số có tầm rộng như S&P 500…). Một quỹ đầu tư
như thế này sẽ lên xuống theo đúng mức độ lợi nhuận hay thua lỗ chung của các doanh nghiệp. Thế
nhưng trên thực tế, luôn có hàng loạt những ví dụ về các nhà đầu tư đã đánh bại thị trường. Chẳng phải
ai xa lạ, Warren Buffett là ví dụ điển hình nhất về một nhà đầu tư thành công trong việc đi trước thị
trường hết năm này đến năm khác.
Đánh giá EMH
Eugene Fama không bao giờ cho rằng thị trường hiệu quả của ông sẽ luôn luôn đạt hiệu quả 100%.
Tất nhiên, một thị trường không thể nào luôn đạt được hiệu quả tối đa bởi phải mất thời gian nhất định
thì giá cả của các cổ phiếu mới có thể phản ứng lại với một thông tin mới được tiết lộ cho cộng đồng
các nhà đầu tư. Tuy nhiên, EMH lại không đưa ra một định nghĩa cụ thể giá cả cần bao nhiêu thời gian
để có thể vận động đến mức đúng đắn. Thêm vào đó, trong một thị trường hiệu quả, những sự kiện
ngẫu nhiên bất chợt được chấp nhận hoàn toàn nhưng sẽ luôn luôn bị san phẳng đi ngay sau đó bởi giá
cả dịch chuyển đến mức thông thường "đúng đắn".
Liệu EMH có đánh giá bản thân mình quá thấp trong việc xem xét đến những yếu tố ngẫu nhiên hay
những tình huống có thể xảy ra? Đây là một câu hỏi rất cần thiết phải được nghiên cứu! Chắc chắn rằng
những yếu tố ngẫu nhiên đó phải được đưa vào xem xét dưới tính hiệu quả của thị trường. Thế nhưng,
theo định nghĩa, sự hiệu quả thật sự của thị trường đã và sẽ luôn luôn tính đến những yếu tố đó ngay
lập tức. Nói cách khác, giá cả phải phản ứng gần như tức thời với việc công bố một thông tin có thể


làm ảnh hưởng đến các đặc trưng đầu tư của một cổ phiếu. Thế nên, nếu EMH chấp nhận có sự thiếu
hiệu quả, nó có thể cũng sẽ phải thừa nhận rằng sự hiệu quả tuyệt đối của thị trường là điều không thế.


Gia tăng hiệu quả của thị trường
Mặc dù việc đổ một gáo nước lạnh phản bác Giả thuyết Thị trường Hiệu quả là điều quá dễ dàng,
song thực tế cho thấy có một vài yếu tố trong giả thuyết này đúng đắn và ngày càng mở rộng. Với sự ra
đời và phát triển của hệ thống máy tính hóa trong việc phân tích cổ phiếu, công ty, giao dịch, các khoản
đầu tư đang dần trở nên tự động hóa trên cơ sở phương pháp toán học hay phân tích cơ bản. Với tốc độ
và sức mạnh như hiện nay của hệ thống công nghệ thông tin, một số loại máy tính có thể ngay lập tức
xử lý bất kì và tất cả các thông tin có giá trị, và thậm chí biến những phân tích đó thành một hành động
giao dịch trên thị trường chỉ trong tích tắc.
Tuy nhiên, phải nói răng, mặc dù trong khi máy tính đang ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn thì
hầu hết các quyết định vẫn được đưa ra bởi con người. Và do đó, nếu có gì sai sót, cố nhiên đó là lỗi
của con người. Ngay cả trong phạm vi một tổ chức, việc sử dụng các máy phân tích cũng chưa phải là
một điều phổ biến. Trong khi sự thành công trên thị trường chứng khoán vẫn chủ yếu dựa trên kĩ năng
của các nhà đầu tư cá nhân hay tổ chức thì mọi người sẽ còn tiếp tục công cuộc kiếm tìm những công
cụ chắc chắn hơn để đạt được lợi nhuận cao hơn mức trung bình của các thị trường.
Kết luận
Hoàn toàn có thể nói rằng thị trường sẽ không thể sớm đạt được một mức độ hiệu quả hoàn hảo. Để
có thể làm cho mức độ hiệu quả lớn hơn xuất hiện, những tiêu chuẩn sau cần phải được đáp ứng:
(1)một cách thức chung cho việc tiếp cận các hệ thống phân tích giá cả tiên tiến và có công nghệ cao;
(2)một hệ thống phân tích định giá cổ phiếu được chấp nhận rộng rãi; (3)sự vắng mặt tuyệt đối của yếu
tố cảm xúc con người trong việc đưa ra các quyết định đầu tư; (4)tất cả các nhà đầu tư đều sẵn lòng
chấp nhận thua lỗ hay lợi nhuận của họ đều giống y chang các thành viên khác trên thị trường. Thực tế,
ngay đến tưởng tượng thôi cũng khó có thể nhận thấy cơ hội để bất kì một tiêu chuẩn nào trong số trên
có thể được đáp ứng!
Câu 2 : Phân biệt CML- CAL
a.
CAL (gtr127)
b. CML (hình 5-1/gtr149)
Đường thị trg vốn (CML) đề cao chiến lược quản lý dmđt thụ động nhằm giảm thiểu quá
trình phân tích chứng khoán dù là trực tiếp hay gián tiếp.
Danh mục thị trg là danh mục gồm toàn bộ các tsrr hiện đang đc giao dịch trên thị

trường. CAMP chỉ ra rằng CML là đg phân bổ vón tốt nhất có thể có cho tất cả các NĐT. Bản
thân danh mục thị trg đã là 1 danh mục hiệu quả, là kq của 1 quá trình mua – bán ltuc các chứng
khoán cho tới khi đạt điểm cân bằng, nên các NĐT thu động có thể đầu tư vào danh mục này và
ytam rằng tất cả các NĐT chủ động khác sẽ có đường phân bổ vốn CAL kém hiệu quả hơn đg
thị trg vốn CML mà các NĐT thụ động hiện đang sở hữu. Nói cách khác, cung cầu trên thị trg
khiến cho chiến lược quản lý dmđt thụ động trở nên hấp dẫn đvs nhiều NĐT.
CML là đg phân bổ vốn xd từ dmđt gồm Tín phiếu kho bạc kỳ hạn 1 tháng và 1 chỉ số
gồm nhiều cổ phiếu thị trg (vd như chỉ số S&P 500).
 Bản chất: CML chính là đg CAL khi đi qua danh mục thị trg.


Câu 3 : Phân biệt SML-CML
Đường CML
Đường thị trường vốn CML (Capital
Market Line)
Chỉ áp dụng đối với các danh mục đầu tư
hữu hiệu
Thể hiện mối tương quan giữa lợi suất với
rr của những danh mục tông thể hiệu quả
(danh mục biết kết hợp đầu tư ck phi rr với
danh mục đàu tư thị trường)
Được vẽ trong mặt phẳng với 2 trục là tỷ
suất sinh lợi mong đợi và tổng rủi ro (r và Ϭ )
Khi các nhà đt được phép vay và cho vay
với ls phi rr đường CML là tuyến tính và có
độ dốc dương
Chỉ có danh mục hiệu quả thì mới nằm trên
đường CML

Đường SML

Đương thị trường ck SML (Security Market
Line)
Được áp dụng cho cả dm đầu tư hữu hiệu
và cho cả từng ts rieng biệt
Thể hiện mối quan hệ hàm bậc nhất giữa
lợi suất và rủi ro của từng ck riêng lẻ .
Được vẽ trong mặt phẳng với 2 trục là tỷ
suất sinh lợi mong đợi và rr hệ thống (r và β)
Bất chấp các nđt có thể vay hay cho vay
với ls phi rr hay k thì đường SML vẫn là
tuyến tính và có độ dốc dương
Tất cả các ck cá thể và danh mục được định
giá hợp lý đều nằm trên đường SML

Câu 4 : Các bước xác định danh mục đầu tư tổng thể tối ưu là gì (Vẽ hình) (Gtr40)
Bước 1: Phân bổ vốn đầu tư trên danh mục giữa tài sản rr và tài sản phi rr
Đây là nội dung qtrong nhấrtt trong việc xd 1 danh mục. NĐT có thể xđ tỷ lệ vốn dành cho các
tsrr và tsprr, xđ tỷ trọng của các ts trong danh mục, do đó có thể quản lý rr dễ dàng hơn.
1 NĐT khi đtu theo danh mục thay vì đtu các ts riêng lẻ thì sẽ phải qtam đến mqh giữa rr và ln
của dmđt đó. Tiếp đó, NĐT sẽ phải xđ mức tỷ trọng đtu đối với mỗi ts trong danh mục. Tập hợp các
điểm thể hiện sự kết hợp giữa ln và rr của các dmđt bao gồm tsrr và tsprr là đường phân bổ vỗn
(CAL). (Hình 4-2/gthich hình vẽ/gtr127)
Bước 2: Phân bổ vốn đtu trên danh mục giữa các tsrr
Danh mục đtu rr đc xd nhằm mang lại rr thấp nhất có thể đối vs mức lợi tức kỳ vọng cho trước.
Thứ nhất, ta xđ các mức rr – ln từ tập hợp các tsrr để xđ đường biên hiệu quả của các tsrr đã biết
(hình 4-9/gtr140).
NĐT có xu hướng né tránh rr trừ phi họ đc bù đắp xứng đáng. 1 NĐT luôn luôn cân nhắc giữa
tsprr và các vị thế đầu cơ có thể đem lại lợi tức cao. 1 dmđt hấp dẫn khi nó mang lại lợi tức cao và
rr thấp.
Thứ 2, xđ dmđt tối ưu của các tsrr. Việc tìm dmrr tối ưu chính là xđ tỷ trọng của các tsrr trong

danh mục sao cho tạo ra đc 1 đường CAL dốc nhất, tiếp xúc vs đường biên hiệu quả. Điểm tiếp xúc
giữa đg biên hiệu quả vs đường CAL là danh mục rr tối ưu. (Hình 4-10/gtr141)
Bước 3: xđ dmđt tổng thể tối ưu
Đây là danh mục kết hợp giữa tsprr vs dmrr tối ưu. NĐT phải căn cứ vào mức độ chấp nhận rr của
mình để lựa chọn tỷ lệ kết hợp giữa 2 loại ts. Mô hình hữu dụng đưa ra điểm phân bổ vốn tối ưu giữa
các dmđt rr và 1 tsprr. (Hình 4-11/gtr142)


MÔ HÌNH CAPM
Câu 5 : Mô hình CAPM có được sử dụng ở VN k? Nếu có thi có điều chỉnh gì không?
Kết quả của nhiều công trình nghiên cứu trong thời gian dài đã chứng minh răng việc ứng dụng các
mô hình phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật để dự báo tỷ suất sinh lợi chứng khoán là rất cần thiết
đối với các nhà đầu tư mang tính chất chuyên nghiệp, nhưng một thực tế đang diễn ra là sự thiếu vắng
các công cụ dự báo này trên ttck VN . Đa số các nđt trên tt hiện nay vẫn đều thực hiện quyết định đầu
tư một cách cảm tính .
Mô hình CAPM không phải là mô hình duy nhất dự báo tỷ suất sinh lợi nhưng nó có nền tảng lý
thuyết vững chắc. Mặc dù có nhiều tranh luận và nghiên cứu về tính ổn định của beta cũng như những
kiểm định thực nghiệm về mô hình CAPM nhưng về cơ bản CAPM được xem là hiệu quả và đã tồn tại
suốt 40 năm qua. cta có thể nhận thấy rằng, nếu muốn áp dụng mô hình CAPM vào một thì trường ck
còn non trẻ như VN thì sẽ phải có những điều chỉnh nhất định để giúp cho mô hình này phù hợp và
phát huy tốt nhất được kết quả mà nó có thể mang lại
Trong những nghiên cứu gần đây, mô hình CAPM đã được bổ sung những nhân tố khác nhằm có thể
dự báo tỷ suất sinh lợi một cách chính xác hơn. Những bằng chứng thực nghiệm cho thấy ngoài beta
còn có các biến như tỷ số giá trên thu nhập (P/E) và giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (P/B). Đặc biệt
trong thị trường các nước mới nổi, sự tác động của tỷ số giá trên thu nhập (P/E) và giá trị thị trường
trên giá trị sổ sách (P/B) lên tỷ suất sinh lợi chứng khoán là khá rõ nét. Cùng với mô hình CAPM, P/E
và giá trị thị trường trên giá trị sổ sách được dùng như là các công cụ dự báo tỷ suất sinh lợi chứng
khoán trên thị trường các nước mới nổi. Điều này hàm ý một mô hình CAPM đa biến với các biến là:
beta, P/E và PBV.
Mô hình CAPM cải tiến là một nỗ lực để khám phá ra các công cụ như chỉ số P/E và P/B để dự báo

tỷ suất sinh lợi thị trường trung bình trong thời kỳ dài. Tuy nhiên, việc ứng dụng mô hình này vào dự
báo tỷ suất sinh lợi trên thị trường các nước mới nổi nói chung và vào thị trường chứng khoán Việt
Nam nói riêng sẽ có những hạn chế nhất định.
Thứ nhất, hàng hóa vủa ttck VN còn quá nghèo nàn về chủng loại, ít ỏi về số lượng và đb là thiếu các
hh cao cấp để các nđt có thể yên tâm đầu tư lâu dài. Vì thế mà ttck VN vẫn chưa hấp dẫn được các nđt,
đb là những nđt chuyên nghiệp và có nguồn lực tc lớn
Thứ hai, sự thiếu vắng hệ số Beta trong việc phân tích rr của các ck, nói cách khác các nđt vẫn chưa
chú trọng đến hệ số này trong việc đánh giá ck, phần lớn họ chỉ quan tâm đến các chỉ số tài chính
chung liên quan đến doah lợi (ROE, lợi nhuận thuần/doanh thu…) hay tình hình vay nợ , hay đến giá
ck và ln (P/E..)
Thứ ba, các mô hình dự báo chỉ được vận hành tốt khi các nđt có được thông tin như nhau, tt k bị rò
rỉ và vì thế minh bạch hóa tt là điểu kiện tiên quyết để qđ ttck.
Ngoài ra một số nghiên cứu khác đã đề xuất việc cải tiến bằng sử dụng cái gọi là CAPM có điều
kiện, là mô hình dựa trên nguyên lý rằng bản thân hệ số bê-ta của CAPM biến đổi theo trạng thái và
tương ứng là xác suất xuất hiện.
Một số khác đề xuất sử dụng các yếu tố rủi ro bổ sung mà có thể nhân tố thị trường của CAPM
không thực sự phản ánh được như là qui mô doanh nghiệp, chỉ số Thị giá-Sổ sách, v.v.. Cuốn "Asset
Pricing" có thể giúp làm sáng tỏ nhiều điều, một cuốn sách rất tốt.


ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN
Câu 6 : Trình bày các quan điểm cơ bản trong định giá. VD minh họa
6 quan điểm (T217 Gtr)
Đầu tiên, chúng ta phải thừa nhận một điều rằng: Mọi tài sản dù Tài chính hay Phi Tài chính thì đều
có một giá trị riêng của nó. Vì vậy, Bất cứ tài sản nào cũng có thể định giá được mặc dù tùy từng
trường hợp mà mức độ khó – dễ sẽ khác nhau.
 Quá trình định giá phải mang tính khách quan
Những mô hình được sử dụng để định giá mang tính định lượng, nhưng các yếu tố đầu vào lại phụ
thuộc rất nhiều vào sự đánh giá chủ quan của mỗi người trong việc lựa chọn các thông tin đàu vào, vì
vậy, kết quả cuối cùng mà những mô hình này mang lại đã bị bóp méo . Trên thực tế, đôi khi giá cả

được thiêt lập trước rồi sau đó giá trị mới được xác định
Ví dụ : Khi một công ty phải đối mặt với những thông tin tiêu cực hay tin đồn sẽ làm cho cổ phiếu
của họ sẽ không còn giữ được giá trị thực mà sẽ bị thị trường định giá thấp mặc dù những cổ phiếu này
vẫn tốt và có tiềm năng phát triển. Điều này có thể sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sxkd của
công ty, Tuy nhiên, những cổ phiếu của công ty đó có thể nhanh chóng lấy lại giá trị thực của nó khi
giải quyết được những tin đồn. Đó chính là cơ hội cho các nhà đầu tư giá trị.
Khắc phục
+ Như vậy để giải quyết vấn đề này, tất cả các yếu tố chủ quan cần được loại bỏ trước khi bắt đầu
định giá hay có thể coi là việc “bỏ qua đám đông”, Một việc tưởng chừng như đơn giản mà rất ít nhà
phân tích có thể làm được. Đơn cử như khi thị trường đang hưng phấn và khi đó cổ phiếu thường được
định giá cao hơn và ngược lại.
+ Tối thiểu hóa quyền lợi của chủ thể (đối tượng được định giá). Nếu ngay cả trong trường hợp được
định giá cao hay thấp, giả sử họ không được hưởng lợi gì từ kết quả này thì Quá trình định giá của nhà
phân tích sẽ không gặp phải áp lực.
 Giá trị định giá chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau

Với luồng thông tin liên tục trên Thị trường tài chính thì Giá trị của công ty sẽ nhanh chóng trở nên
lạc hậu và phải được cập nhật để phản ánh đúng thông tin hiện có (Việc định giá mang tính thời điểm
và Nhà phân tích phải liên tục cập nhật những thông tin mới ).
Có 3 phạm vi tác động chính của thông tin:
+ Thông tin nội bộ doanh nghiệp: Kết quả kinh doanh hay sự thay đổi chiến lược của ban lãnh đạo.
+ Thông tin ảnh hưởng đến việc định giá các công ty trong cùng một ngành: Các chính sách tác động
đến ngành. VD: Cải cách y tế hay Quản lý giá thuốc sẽ là một tin xấu với ngành dược phẩm trong
tương lai, việc này sẽ phải điều chỉnh lại các mô hình định giá.
+ Thông tin về Tình hình kinh tế & Các mức lãi suất (Tác động chung đến tất cả các báo cáo định
giá): VD Một nền kinh tế đang có dấu hiệu suy thoái khiến chúng ta phải đánh giá lại “tốc độ tăng
trưởng” một cách toàn diện (đặc biệt với các công ty hoạt động có tính chu kỳ). Hay VD dự thay đổi
của lãi suất cũng khiến lợi nhuận kỳ vọng của NĐT thay đổi theo à Sự thay đổi của lãi suất chiết
khấu à Sự thay đổi trong kết quả định giá.
 Định giá tốt sẽ cho ra 1 giá trị ước tính chính xác (Hđ định giá được thực hiện cẩn thận và chi tiết


vẫn không thể chắc chắn về mức độ chính xác của kết quả)
Kết quả định giá bị ảnh hưởng bởi các giả định mình đặt ra về tương lai của “công ty & nền kinh
tế”.Và sẽ là phi thực tế nếu đòi hỏi một sự chắc chắn tuyệt đối trong việc định giá vì dòng tiền hay Tỉ
suất chiết khấu cũng chỉ là con số ước tính. Chính vì vậy, không có kết quả định giá nào có thể phản
ánh chính xác 100% giá trị doanh nghiệp, và mỗi nhà phân tích phải tự đặt ra một biên độ sai số hợp lý.


Về “mức độ chính xác”: Mức độ chính xác là rất khác biệt tùy theo từng vụ đầu tư:
+ Định giá một công ty lớn với một lịch sử tài chính lâu đời sẽ thường chính xác hơn định giá một
công ty non trẻ với nhiều xáo trộn trong nội bộ về mặt thời gian.
+ Định giá một công ty ở thị trường mới nổi bao giờ cũng khó hơn so với một công ty ở thị trường đã
phát triển do sự bất đồng và tính bất ổn (không chắc chắn) về tương lai của thị trường
+ Định giá một công ty mới bắt đầu hoạt động sẽ khó hơn một công ty lâu năm đã ổn định và có sẵn
thị phần
Mấu chốt của quan điểm này: Càng có “tính ổn định” thì dự phóng càng “chính xác”
Ví dụ củ thể trong thị trường chứng khoán Việt Nam, Quá trình định giá sẽ mang lại kết quả chính
xác hơn nếu định giá một công ty có lịch sủ tài chính lâu đời như Công ty cổ phần sữa Việt Nam
Vinamilk so với việc định giá 1 công ty sữa mới thành lập từ năm 2009 như TH true milk mặc dù cho
đến thời điểm hiện tại, các sản phẩm của TH cùng phủ sóng khá rộng rãi trong thị trường sữa VN.
 Mô hình càng phức tạp thì kết quả định giá chưa chắc đã càng chính xác
Hiển nhiên, mô hình càng hoàn thiện và phức tạp hơn à Có thể đem lại các kết quả định giá tốt hơn.
Tuy nhiên: Một mô hình phức tạp hơn cũng đồng nghĩa với số lượng thông tin đầu vào có xu hướng
tăng lên và Khả năng sai sót trong thông tin cũng lớn hơn.
Có 3 điểm quan trọng cần lưu ý :Thứ nhất, nguyên tắc về sự chi tiết quy định bạn k được sử dụng dữ
liệu đầu vào nhiều hơn mức cần phải có để định giá ts. Thứ hai, Nếu một mô hình chi tiết hơn sẽ mang
lại nhiều giá trị gia tăng thì nõ cũng có thể ngốn nh tiều hơn và tiềm ẩn nhiều khả năng sai sót hơn.
Cuối cùng, Trong một thời đại mà khó khăn của việc định giá không phải là có quá ít mà là có quá
nhiều thông tin vì vậy Nhà phân tích cần phải biết chắt lọc các thông tin có ý nghĩa giữa vô vàn nguồn
thông tin khác.

Ví dụ : Đối với việc lựa chọn thông tin đầu vào trong quá trình định giá, Nếu sử dụng quá nhiều dữ
liệu từ những nguồn khác nhau mà không có sự chọn lọc kĩ càng, thì việc tiến hành định giá sẽ có thể
gặp khó khăn do những nguồn thông tin này có thể không đảm bảo tính chính xác, những thông tin có
thể xung khắc với nhau, tạo nên kết quả định giá bị sai lệch và không
 Muốn kiếm tiền từ việc định giá, bạn phải giả định rằng thị trường không hiệu quả
Khi tiến hành một định giá nào đó người ta ngầm giả định rằng thị trường đang phạm sai sót (có cổ
phiếu được định giá quá cao, quá thấp hay mọi thông tin chưa được phản ánh vào giá), và họ có thể tìm
ra những sai sót đó bằng việc sử dụng những thông tin mà hàng ngàn nđt khác có được, Và việc tin
rằng thị trường không hiệu quả chỉ trong ngắn hạn hiện tại và luôn kỳ vọng thị trường sẽ hiệu quả trong
thời gian tới (giá cổ phiếu trở về với đúng nội tại). Khi thị trường k hiệu quả, Điều này sẽ tạo nên động
cơ tìm kiếm những ck đang được định giá quâ cao, hay quá thấp trên thị trường và nđt sẽ tiến hành mua
bán tại những mức giá đó, từ đó thị trường sẽ trở về hiệu quả và đó là cách mà họ kiếm ra tiền .
Ví dụ : Khi các nhà đt tin vào thị trường k hiệu quả, và họ biết được việc cổ phiếu của một DN dang
bị định giá thấp so với giá trị thực của nó (có thể do những thông tin tiêu cực hay tin đồn gây ra) thì các
nđt sẽ tiến hành mua cổ phiếu của DN này, Và chờ đợi cho đến khi các tin đồn được dập tắt ( vì họ tin
rằng thị trường k hiệu quả sẽ chỉ diễn ra trong thời gian ngắn hiện tại ) thì giá cổ phiếu của DN sẽ trở
về với giá trị thực của nó , lúc đó, nđt sẽ tiền hành bán ck và kiếm được tiền từ khoảng chênh lệch
này .
 Điều quan trọng không chỉ là kết quả(giá trị) mà còn là quá trình định giá
Nhà phân tích nhiều khi quá quan trọng kết quả (xem công ty được định giá cao hay thấp) mà không
để ý rằng quá trình định giá còn cho ta biết rất nhiều vấn đề quan trọng phát sinh. Nó giúp ta trả lời một
số câu hỏi như:
+ Cái giá phải trả cho tỷ lệ tăng trưởng cao là bao nhiêu?
+ Việc nâng cao tỷ suất lợi nhuận có vai trò quan trọng ra sao?
+ Biên lợi nhuận tác động thế nào đến giá trị tài sản?...


Ví dụ : Việc quá quan trọng vào kết quả mà không quan tâm đến quá trình định giá sẽ là nđt bỏ qua
1 vài chi tiết quan trọng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của mình ví như việc họ chỉ chú tâm
vào 1 công ty có tỷ lệ tăng trưởng cao và quyết định đầu tư vào cty này mà không quan tâm đến chính

sách chi trả cổ tức của nó, tỷ lệ tăng trưởng cao có thể đồng nghĩa với công ty phải bỏ ra một lượng vốn
đầu tư lớn, như vậy thì họ sẽ phải trích từ cổ tức chi trả cho các cổ đông để tái đầu tư, việc này sẽ khiến
cho tỷ lệ chi trả cổ tức sẽ thấp hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của các cổ đông của công ty này.
Nhìn chung, qua những quan điểm của Damodaran, có thể thấy được định giá đóng vai trò rất quan
trọng, đặc biệt đối với những nhà phân tích cơ bản hay những người theo trường phái đầu tư giá trị.
Việc định giá cho ta biết phần nào giá trị nội tại của một doanh nghiệp, và mọi sự sai lệch với giá trị
thực đều cho thấy cổ phiếu bị định giá quá thấp hoặc quá cao
Câu 7 : Trình bày các bước định giá doanh nghiệp theo phương pháp chiết khấu dòng tiền.
Cho ví dụ minh họa
(Gtr trang 229-230)
Các phương pháp phổ biến trong hệ thống này là
+ Chiết khấu dòng cổ tức (DDM)
+ Chiết khấu dòng tiền vốn chủ sở hữu (FCFE)
+ Chiết khấu dòng tiền doanh nghiệp (FCFF)
+ Chiết khấu lợi nhuận thặng dư (RI)
Ví dụ minh họa: Định giá cổ phiếu HAT (Công ty Cổ phần thương mại Bia Hà Nội)

Mô hình dòng tiền(FCF)
Ebit
Thuế (%)
Khấu hao
Chi tiêu vốn
Vốn lưu động
Phần tăng vốn lưu động
Fcff
Chi phí lãi vay
Phần tăng nợ ròng
Fcfe
E
D

Ke
Kd
Beta
Rm(lãi suất kỳ vọng của thị trường)
Rf(lãi suất trái phiếu chính phủ)
Wacc
Giá trị của công ty ước định theo FCFF
Giá trị của công ty ước định theo FCFE
Mô hình FCFE tăng trưởng ổn định

2015
8
22%
3
-3
-15
-63
75
94
169
38
137
9.6%
10%
0.58
12.20%
6.00%
9.91%



FCFE = lợi nhuận ròng - Chi Phí TSCĐ + khấu hao - thay đổi VLĐ + thay
đổi nợ
Áp dụng công thức: Po = FCFE(1+g)/(ke -g)
Giá trị cổ phiếu = Po/số cổ phiếu

169
5450
17452
6

Mô hình FCFF tăng trưởng ổn định
FCFF = lợi nhuận ròng - Chi Phí TSCĐ + khấu hao - thay đổi VLĐ
Áp dụng công thức : Po = FCFF(1+g)/(WACC -g)
Giá trị cổ phiếu = Po/số cổ phiếu

75
2207
70671

KINH TẾ VĨ MÔ
Câu 8 : Phân tích kinh tế vĩ mô Vn trong những năm gần đây.
Dù một bộ phận doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn; tính bền vững của sự ổn định nền kinh tế
chưa vững chắc, nhưng năm 2015 đã đạt 13/14 chỉ tiêu kế hoạch. Có thể nói, nền kinh tế nước ta đã
thực sự ở vào giai đoạn ổn định, tạo tiền đề tốt cho giai đoạn phát triển tiếp theo.
Kinh tế vĩ mô ổn định, thể chế kinh tế được cải thiện
Nếu so với tình hình kinh tế-xã hội 5 năm trước, thì năm 2015 bức tranh kinh tế của nước ta diễn
biến khá tích cực, mở ra nhiều cơ hội phát triển bền vững trong những năm tới. Các chỉ báo về kinh tế
vĩ mô như tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, tỷ giá, thanh khoản của ngân hàng thương mại; xuất-nhập
khẩu… tiếp tục được cải thiện so với các năm trước.
Một trong 3 đột phá chiến lược thực hiện trong 5 năm qua (Chiến lược của 10 năm 2011-2020) là

hoàn thiện thể chế kinh tế, với sự ra đời của Hiến pháp 2013, ban hành nhiều bộ luật và đạo luật nhằm
cải cách thể chế có ý nghĩa quan trọng như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Hàng hải, Luật
Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Phá sản, Luật Kế toán, Luật Thống
kê…
Nhìn chung trong 5 năm qua sự hoàn thiện hệ thống pháp luật mang tính hệ thống và liên quan đến
hầu hết lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự đổi mới hệ thống pháp luật trong lĩnh vực kinh tế đều hướng
đến 2 mục tiêu: Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trong nước và hội nhập với khu vực và thế
giới.
Từ năm 2014, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 19 và nâng cấp Nghị quyết này trong năm 2015
trong nỗ lực cải cách hành chính công, với mục tiêu giảm thời gian khai thuế, thủ tục hải quan và thông
quan hàng hóa ở các cửa khẩu đạt trình độ các nước ASEAN6 và tiến tới ASEAN4.
Trong 5 năm qua, với tinh thần “chủ động và tích cực” hội nhập, nước ta đã ký kết hàng chục Hiệp
định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương thế hệ mới, chính thức thực hiện theo lộ trình
những cam kết của khu vực Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) từ đầu năm 2016, đặc biệt là kết thúc
đàm phán và ký kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với kỳ vọng các nước thành viên
sẽ hoàn tất thủ tục để đi vào hoạt động từ đầu năm 2018. Trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm
quan hệ ngoại thương, tín dụng và đầu tư tiếp tục phát triển tích cực, vị thế kinh tế của nước ta ngày
càng được nâng cao trên thị trường khu vực và thế giới.


Trong 5 năm qua các chính sách và giải pháp Chính phủ thực thi đều kiên trì với 3 mục tiêu ưu tiên
đề ra từ năm 2011: Kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ
trợ thị trường để có tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý và bảo đảm an sinh xã hội.
Bên cạnh đó đã thực hiện thành công bước đầu tái cơ cấu 3 lĩnh vực ưu tiên: Đầu tư công, hệ thống
ngân hàng thương mại và các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Tức là vừa ứng phó các vấn đề ngắn
hạn vừa giải quyết các vấn đề trung, dài hạn đang đặt ra tương đối đồng bộ.
Tuy còn nhiều khó khăn và thách thức trước mắt, nhưng rõ ràng bức tranh kinh tế Việt Nam bước
vào năm 2016 có nhiều tín hiệu tích cực và lạc quan hơn thời kỳ chuyển tiếp từ 2010 sang 2011.
Thách thức
Báo cáo của Chính phủ do Thủ tướng trình bày tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII cũng đã nêu rõ

9 nhóm vấn đề còn hạn chế yếu kém, trong đó về kinh tế đang tồn tại các vấn đề đáng lưu ý như: Kinh
tế vĩ mô ổn định chưa vững chắc; cân đối ngân sách Nhà nước còn khó khăn, bội chi còn cao; nợ công
tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn; chất lượng tín dụng chưa cao, xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các ngân hàng
thương mại cổ phần yếu kém còn khó khăn; huy động nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước còn hạn chế;
tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm…
Trong kế hoạch 5 năm 2011-2015 nhiều chỉ tiêu về kinh tế không đạt được như: Tốc độ tăng GDP
(bình quân 5,9%/ năm so với mục tiêu từ 6,5-7%/năm); tổng đầu tư xã hội/GDP, đặc biệt các chỉ tiêu
liên quan đến chất lượng tăng trưởng đều chậm được cải thiện.
Tuy từ giữa năm 2013 nền kinh tế Việt Nam đã bắt đầu phục hồi, nhưng tổng cầu của nền kinh tế
tăng chậm. Việc giảm giá lương thực thực phẩm trên thị trường thế giới trong những năm gần đây cùng
với sự chậm tái cơ cấu nền sản xuất nông nghiệp đã đưa nền sản xuất nông nghiệp nước ta đứng trước
viễn cảnh rất khó khăn, tốc độ tăng trưởng chậm lại và sẽ khó khăn hơn khi mở cửa thị trường nội địa.
Nền công nghiệp gia công kéo dài, công nghiệp hỗ trợ chậm phát triển dẫn đến nhiều ngành công
nghiệp khó tồn tại khi thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan, trước mắt là khu vực AEC. Thị trường tài
chính phát triển chưa thực sự đồng bộ, thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm chưa đóng vai
trò là kênh tạo vốn trung - dài hạn cần thiết cho nền kinh tế.
Hệ thống ngân hàng thương mại đang trong giai đoạn tái cơ cấu phải đảm nhận phần lớn nguồn vốn
ngắn hạn lẫn trung - dài hạn cho nền kinh tế nên vẫn đang gặp khó khăn. Trong 5 năm qua kênh đầu tư
công đã có tác động đáng kể đến sự tăng tổng cầu, kích thích tăng trưởng, nhưng trong những năm tới
phải cắt giảm nợ công, giảm lượng trái phiếu Chính phủ phát hành nên dư địa của chính sách tài khóa
kích thích tổng cầu sẽ không còn nhiều.
Bộ máy hành chính cồng kềnh, nhiều tầng nấc, kém hiệu quả chưa có giải pháp để tinh gọn, mà còn
có khả năng tăng thêm trong các năm tới, khi triển khai các luật mới về tổ chức bộ máy Nhà nước.
Năm 2016 mở ra triển vọng kinh tế lạc quan
Với bối cảnh kinh tế chung như đã trình bày, tuy kinh tế vĩ mô tương đối ổn định và tăng trưởng
đang phục hồi, nhưng trong năm tới còn nhiều khó khăn, vừa phải giải quyết những vấn đề đang tồn
tại ngắn hạn, vừa phải thực hiện các mục tiêu trung-dài hạn liên quan đến tái cơ cấu nền kinh tế,
chuyển đổi mô hình tăng trưởng; giải quyết vấn đề suy giảm trong sản xuất nông nghiệp; chuẩn bị điều



kiện để hội nhập khu vực và quốc tế, nhất là thực hiện các hiệp định kinh tế đa phương và song phương
thế hệ mới.
Ngày 10-11-2015, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phát triển kinh tế-xã hội năm 2016, xác định
mục tiêu tổng quát năm 2016 là: “Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao
hơn năm 2015, chú trọng cải thiện chất lượng tăng trưởng, bảo đảm phát triển bền vững. Đẩy mạnh
thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao
năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh
cho doanh nghiệp…”.
Về mặt chính sách, trong năm 2016 vẫn kiên trì áp dụng các chính sách nhằm tăng cường các yếu tố
ổn định kinh tế vĩ mô; đồng thời có sự linh hoạt hơn về chính sách tài khoá và tiền tệ nhằm hỗ trợ thị
trường, tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực nông
nghiệp, nông thôn; lĩnh vực xuất khẩu.
Nghị quyết của Quốc hội đề ra 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, trong đó có một số giải pháp về
kinh tế như: Điều hành chính sách tài khóa và tiền tệ linh hoạt, nhất là tỷ giá, lãi suất, tăng trưởng tín
dụng, xử lý nợ xấu, kiểm soát chặt chẽ nợ công, cơ cấu lại thu chi ngân sách Nhà nước, xử lý có hiệu
quả nợ đọng xây dựng cơ bản, nợ đọng thuế, triệt để thực hành tiết kiệm; tập trung tháo gỡ khó khăn
cho khu vực kinh tế trong nước, thực hiện các giải pháp có hiệu quả hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp
trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường, cải thiện môi trường đầu tư…; đẩy mạnh tái cơ
cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh cải cách hành chính; phòng chống tham
nhũng, lãng phí, buôn lậu, gian lận thương mại; tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng…
Tuy giữa chính sách và thực tiễn của cuộc sống vẫn có khoảng cách nhất định, nhưng nhờ vào những
cải cách về thể chế kinh tế đã và đang triển khai, tạo điều kiện cho nền kinh tế vận hành mang tính thị
trường hơn, nguồn lực xã hội có điều kiện huy động tốt hơn và nhất là những thách thức trong hội nhập
cũng chính là cơ hội để vượt qua những hạn chế của chính mình để phát triển. Năm 2016 còn nhiều
khó khăn, nên chưa thể kỳ vọng đến một sự tăng trưởng đột phá nào đó, nhưng hy vọng sẽ khởi đầu tốt
cho kế hoạch 5 năm 2016-2020 và nhất là chuẩn bị điều kiện cần thiết cho giai đoạn phát triển mới khi
TPP có hiệu lực.
GDP năm 2015 đạt 6,68%, là mức tăng cao nhất trong 5 năm qua (năm 2011 tăng 6,24%; năm 2012
tăng 5,52%; năm 2013 tăng 5,42% và năm 2014 tăng 5,98%). Bình quân 5 năm 2011-2015 tăng
5,9%/năm. GDP/người năm 2015 đạt 2.228 USD.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 10% (năm 2014 tăng 5,8%); tổng mức bán lẻ hàng hóa và
doanh thu dịch vụ, nếu trừ yếu tố giá, tăng 8,7% (cùng kỳ năm trước tăng 5,7%); chỉ số CPI cả năm
ước chỉ tăng khoảng 1% so với tháng 12-2014, là mức thấp nhất trong 10 năm qua; xuất khẩu tăng
10%, nếu tính cả giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 18%/năm; nhập siêu đã giảm, xuống còn 3,6%
kim ngạch xuất khẩu.


PHÂN TÍCH NGÀNH
Câu 9 : Dựa vào lý thuyết của Porter về cạnh tranh, hãy phân tích những lực lượng cạnh tranh
cơ bản đối với một ngành mà bạn lựa chọn
Câu 10 : Dựa vào phân tích ngành Ngân hàng VN giai đoạn hiên nay
NGÀNH NGÂN HÀNG (Gtr 301)
Theo Michael Porter, cường độ cạnh tranh trên thị trường trong một ngành sản xuất bất kỳ chịu tác
động của 5 lực lượng cạnh tranh sau:
1. Sức mạnh nhà cung cấp
2. Nguy cơ thay thế
3. Các rào cản gia nhập
4. Sức mạnh khách hàng
5. Mức độ cạnh tranh
Phân tích cụ thể cho ngành ngân hàng:
Nguy cơ từ các ngân hàng mới
Nếu các ngân hàng mới dễ dàng gia nhập thị trường thì mức độ cạnh tranh sẽ càng lúc càng gia tăng.
Nguy cơ từ các ngân hàng mới sẽ phụ thuộc vào “độ cao” của rào cản gia nhập. Theo các cam kết khi
gia nhập WTO, lĩnh vực ngân hàng sẽ được mở cửa dần theo lộ trình bảy năm. Ngành ngân hàng đã có
những thay đổi cơ bản khi các tổ chức tài chính nước ngoài có thể nắm giữ cổ phần của các ngân hàng
Việt Nam và sự xuất hiện của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
Ngay từ năm 2006, Việt Nam đã gỡ bỏ dần các hạn chế về tỷ lệ tham gia cổ phần trong ngành ngân
hàng của các định chế tài chính nước ngoài theo cam kết trong Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ.
Còn theo các cam kết trong khuôn khổ Hiệp định chung về hợp tác thương mại dịch vụ (AFAS) của
Hiệp hội các nước ASEAN, Việt Nam phải gỡ bỏ hoàn toàn các quy định về khống chế tỷ lệ tham gia

góp vốn, dịch vụ, giá trị giao dịch của các ngân hàng nước ngoài từ năm 2008.
Đã có năm ngân hàng 100% vốn nước ngoài được cấp phép thành lập tại Việt Nam. Tuy nhiên khi
nhìn vào con số các ngân hàng nước ngoài có văn phòng đại diện tại Việt Nam và các ngân hàng nước
ngoài có vốn cổ phần trong các ngân hàng thương mại nội địa, số ngân hàng 100% vốn nước ngoài
nhất định sẽ còn tăng lên trong tương lai.
Các ngân hàng nước ngoài là vậy, rào cản cho sự xuất hiện của các ngân hàng có nguồn gốc nội địa
đang được nâng cao lên sau khi Chính phủ tạm ngưng cấp phép thành lập ngân hàng mới từ tháng 82008. Ngoài các quy định về vốn điều lệ, quãng thời gian phải liên tục có lãi, các ngân hàng mới thành
lập còn bị giám sát chặt bởi Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên điều đó sẽ không thể ngăn cản những


doanh nghiệp, đủ điều kiện, tham gia vào ngành ngân hàng một khi Chính phủ cho phép thành lập ngân
hàng trở lại.
Rào cản gia nhập còn được thể hiện qua các phân khúc thị trường, thị trường mục tiêu mà các ngân
hàng hiện tại đang nhắm đến, giá trị thương hiệu cũng như cơ sở khách hàng, lòng trung thành của
khách hàng mà các ngân hàng đã xây dựng được. Những điều này đặc biệt quan trọng bởi vì nó sẽ
quyết định khả năng tồn tại của một ngân hàng đang muốn gia nhập vào thị trường Việt Nam.
Một khi các ngân hàng hiện tại đã xây dựng được cho mình một thương hiệu bền vững, với những
sản phẩm, dịch vụ tài chính hiệu quả và khác biệt cộng với một cơ sở khách hàng đông đảo và trung
thành, chi phí chuyển đổi (switching cost) để lôi kéo khách hàng của ngân hàng mới thành lập sẽ cực
kỳ cao và do đó họ bắt buộc phải cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định gia nhập thị trường hay không.
Thực tế trên thị trường ngành ngân hàng Việt Nam cho thấy chi phí chuyển đổi nhìn chung không cao
do các ngân hàng chưa thật sự tạo được điểm khác biệt về chiến lược sản phẩm, dịch vụ.
Một yếu tố có thể làm tăng chi phí chuyển đổi lên một chút và tạo một lợi thế cạnh tranh cho các
ngân hàng đang hoạt động là hệ thống phân phối. Các ngân hàng thành lập sau này sẽ gặp khá nhiều
rắc rối trong việc tìm một địa điểm ưng ý để đặt văn phòng chính cũng như các chi nhánh văn phòng
giao dịch bởi vì các vị trí đẹp và tiện lợi đều đã bị các ngân hàng đang hoạt động dành mất. Tuy vậy,
các ngân hàng thành lập sau này vẫn có thể dựa vào lợi thế công nghệ để phát triển hệ thống kinh
doanh của mình thông qua Internet banking hoặc hệ thống ATM.
Nhìn vào ngành ngân hàng Việt Nam hiện tại trong bối cảnh Việt Nam cũng như thế giới đang bị bao
trùm bởi cuộc khủng hoảng kinh tế, rào cản gia nhập khá cao khiến cho nguy cơ xuất hiện ngân hàng

mới trong tương lai gần là khá thấp. Nhưng một khi kinh tế thế giới hồi phục cộng với sự mở cửa của
ngành ngân hàng theo các cam kết với WTO và các tổ chức khác, sự xuất hiện của các ngân hàng mới
là một điều gần như chắc chắn.
Nguy cơ bị thay thế
Cơ bản mà nói, các sản phẩm và dịch vụ của ngành ngân hàng Việt Nam có thể xếp vào 5 loại:
• Là nơi nhận các khoản tiền (lương, trợ cấp, cấp dưỡng…)
• Là nơi giữ tiền (tiết kiệm…)
• Là nơi thực hiện các chức năng thanh toán
• Là nơi cho vay tiền
• Là nơi hoạt động kiều hối
Đối với khách hàng doanh nghiệp, nguy cơ ngân hàng bị thay thế không cao lắm do đối tượng khách
hàng này cần sự rõ ràng cũng như các chứng từ, hóa đơn trong các gói sản phẩm và dịch vụ của ngân
hàng. Nếu có phiền hà xảy ra trong quá trình sử dụng sản phẩm, dịch vụ thì đối tượng khách hàng này


thường chuyển sang sử dụng một ngân hàng khác vì những lý do trên thay vì tìm tới các dịch vụ ngoài
ngân hàng.
Đối với khách hàng tiêu dùng thì lại khác, thói quen sử dụng tiền mặt khiến cho người tiêu dùng Việt
Nam thường giữ tiền mặt tại nhà hoặc nếu có tài khoản thì khi có tiền lại rút hết ra để sử dụng. Các cơ
quan Chính phủ và doanh nghiệp trả lương qua tài khoản ngân hàng nhằm thúc đẩy các phương thức
thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần làm minh bạch tài chính cho mỗi người dân. Nhưng các địa
điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ lại đa số là các nhà hàng, khu mua sắm sang trọng, những nơi
không phải người dân nào cũng tới mua sắm.
Ngay ở các siêu thị, người tiêu dùng cũng phải chờ đợi nhân viên đi lấy máy đọc thẻ hoặc đi tới một
quầy khác khi muốn sử dụng thẻ để thanh toán. Chính sự bất tiện này cộng với tâm lý chuộng tiền mặt
đã khiến người tiêu dùng muốn giữ và sử dụng tiền mặt hơn là thông qua ngân hàng.
Ngoài hình thức gửi tiết kiệm ở ngân hàng, người tiêu dùng Việt Nam còn có khá nhiều lựa chọn
khác như giữ ngoại tệ, đầu tư vào chứng khoán, các hình thức bảo hiểm, đầu tư vào kim loại quý (vàng,
kim cương…) hoặc đầu tư vào nhà đất. Đó là chưa kể các hình thức không hợp pháp như “chơi hụi”.
Không phải lúc nào lãi suất ngân hàng cũng hấp dẫn người tiêu dùng. Chẳng hạn như thời điểm này,

giá vàng đang sốt, tăng giảm đột biến trong ngày, trong khi đô la Mỹ ở thị trường tự do cũng biến động
thì lãi suất tiết kiệm của đa số các ngân hàng chỉ ở mức 7-8% một năm.
Quyền lực của khách hàng
Sự kiện nổi bật gần đây nhất liên quan đến quyền lực của khách hàng có lẽ là việc các ngân hàng
quyết định thu phí sử dụng ATM trong khi người tiêu dùng không đồng thuận. Trong vụ việc này, ngân
hàng và khách hàng ai cũng có lý lẽ của mình nhưng rõ ràng nó đã ảnh hưởng không ít đến mức độ hài
lòng và lòng tin của khách hàng. Nhưng không vì thế mà ta có thể đánh giá thấp quyền lực của khách
hàng trong ngành ngân hàng tại Việt Nam.
Điều quan trọng nhất vẫn là: việc sống còn của ngân hàng dựa trên đồng vốn huy động được của
khách hàng. Nếu không còn thu hút được dòng vốn của khách hàng thì ngân hàng tất nhiên sẽ bị đào
thải. Trong khi đó, như đã nói ở phần trên, nguy cơ thay thế của ngân hàng ở Việt Nam, đối với khách
hàng tiêu dùng, là khá cao. Với chi phí chuyển đổi thấp, khách hàng gần như không mất mát gì nếu
muốn chuyển nguồn vốn của mình ra khỏi ngân hàng và đầu tư vào một nơi khác.
Quyền lực của các nhà cung cấp
Khái niệm nhà cung cấp trong ngành ngân hàng khá đa dạng. Họ có thể là những cổ đông cung cấp
vốn cho ngân hàng hoạt động, hoặc là những công ty chịu trách nhiệm về hệ thống hoặc bảo trì máy
ATM. Hiện tại ở Việt Nam các ngân hàng thường tự đầu tư trang thiết bị và chọn cho mình những nhà
cung cấp riêng tùy theo điều kiện. Điều này góp phần giảm quyền lực của nhà cung cấp thiết bị khi họ
không thể cung cấp cho cả một thị trường lớn mà phải cạnh tranh với các nhà cung cấp khác. Tuy nhiên
khi đã tốn một khoản chi phí khá lớn vào đầu tư hệ thống, ngân hàng sẽ không muốn thay đổi nhà cung
cấp vì quá tốn kém, điều này lại làm tăng quyền lực của nhà cung cấp thiết bị đã thắng thầu.


Quyền lực của các cổ đông trong ngành ngân hàng thì như thế nào? Không nhắc đến những cổ đông
đầu tư nhỏ lẻ thông qua thị trường chứng khoán mà chỉ nói đến những đại cổ đông có thể có tác động
trực tiếp đến chiến lược kinh doanh của một ngân hàng. Nhìn chung hầu hết các ngân hàng Việt Nam
đều nhận đầu tư của một ngân hàng khác. Quyền lực của nhà đầu tư sẽ tăng lên rất nhiều nếu như họ có
đủ cổ phần và việc sáp nhập với ngân hàng được đầu tư có thể xảy ra. Ở một khía cạnh khác, ngân
hàng đầu tư sẽ có một tác động nhất định đến ngân hàng được đầu tư.
Cường độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành

Trong năm 2008, McKinsey dự báo doanh số của lĩnh vực ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam có thể tăng
trưởng đến 25% trong vòng 5-10 năm tới, đưa Việt Nam trở thành một trong những thị trường ngân
hàng bán lẻ có tốc độ cao nhất châu Á. Tuy khủng hoảng kinh tế làm cho tốc độ tăng trưởng chậm lại,
tác động xấu tới ngành ngân hàng nhưng thị trường Việt Nam chưa được khai phá hết, tiềm năng còn
rất lớn. Ảnh hưởng tạm thời của cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ khiến cho các ngân hàng gặp khó khăn
trong việc tìm kiếm khách hàng mới, dẫn đến việc cường độ cạnh tranh sẽ tăng lên. Nhưng khi khủng
hoảng kinh tế qua đi, với một thị trường tiềm năng còn lớn như Việt Nam, các ngân hàng sẽ tập trung
khai phá thị trường, tìm kiếm khách hàng mới, dẫn đến cường độ cạnh tranh có thể giảm đi.
Cường độ canh tranh của các ngân hàng càng tăng cao khi có sự xuất hiện của nhóm ngân hàng
100% vốn nước ngoài. Ngân hàng nước ngoài thường sẵn có một phân khúc khách hàng riêng, đa số là
doanh nghiệp từ nước họ. Họ đã phục vụ những khách hàng này từ rất lâu ở những thị trường khác và
khi khách hàng mở rộng thị trường sang Việt Nam thì ngân hàng cũng mở văn phòng đại diện theo.
Ngân hàng ngoại cũng không vướng phải những rào cản mà hiện nay nhiều ngân hàng trong nước
đang mắc phải, điển hình là hạn mức cho vay chứng khoán, nợ xấu trong cho vay bất động sản. Họ có
lợi thế làm từ đầu và có nhiều chọn lựa trong khi với không ít ngân hàng trong nước thì điều này là
không thể. Ngoài ra, ngân hàng ngoại còn có không ít lợi thế như hạ tầng dịch vụ hơn hẳn, dịch vụ
khách hàng chuyên nghiệp, công nghệ tốt hơn (điển hình là hệ thống Internet banking).
Quan trọng hơn nữa, đó là khả năng kết nối với mạng lưới rộng khắp trên nhiều nước của ngân hàng
ngoại. Để cạnh tranh với nhóm ngân hàng này, các ngân hàng trong nước đã trang bị hệ thống hạ tầng
công nghệ, sản phẩm dịch vụ, nhân sự... khá quy mô. Lợi thế của ngân hàng trong nước là mối quan hệ
mật thiết với khách hàng có sẵn. Ngân hàng trong nước sẵn sàng linh hoạt cho vay với mức ưu đãi đối
với những khách hàng quan trọng của họ.
Xu hướng trong ngành ngân hàng( rào cản)
Hiện nay Việt Nam đang có quá nhiều ngân hàng nhưng chưa có một ngân hàng thực sự mạnh tầm
cỡ quốc tế. Nhìn chung, các ngân hàng đã đua nhau mở rộng quy mô mạng lưới để huy động nhiều vốn
(phát triển theo chiều rộng). Việc này dẫn đến tình trạng các ngân hàng đang cạnh tranh quyết liệt với
nhau trong hoạt động tín dụng mà quên mất các sản phẩm và dịch vụ tiện ích kèm theo (chiều sâu).
Đồng thời, các ngân hàng mở rộng quy mô nhưng do thiếu nguồn nhân lực có chất lượng cho nên công
tác quản trị lại không theo kịp quy mô phát triển.



Khủng hoảng kinh tế cũng mang lại rất nhiều khó khăn cho ngành ngân hàng, một số ngân hàng đã
không thể duy trì được mức tăng trưởng trong năm vừa qua. Đây chính là cơ sở để nhiều chuyên gia về
sáp nhập (M&A) đưa ra nhận định rằng xu hướng sáp nhập trong ngành ngân hàng đang đến gần.
Tuy nhiên, ngành ngân hàng là một trong những ngành nghề nhạy cảm, do vậy việc sáp nhập chỉ có
thể xảy ra trong vòng một, hai năm nữa khi ngành ngân hàng đã được mở nhiều cửa hơn theo cam kết
với WTO.

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
Phân tích kỹ thuật (Technical Analysis)
Là phương pháp dựa vào biểu đồ, đồ thị diễn biến giá cả và khối lượng giao dịch của cổ phiếu nhằm
phân tích các biến động cung cầu đối với cổ phiếu để chỉ ra cách ứng xử trước mắt đối với giá cả, tức là
chỉ cho nhà phân tích thời điểm nên mua vào, bán ra hay giữ nguyên cổ phiếu trên thị trường. Vì vậy,
nhà phân tích kỹ thuật chủ yếu dựa vào nghiên cứu biến động giá thị trường của cổ phiếu, và tập trung
nhấn mạnh vào hành vi biến động về giá và về khối lượng giao dịch cũng như các xu hướng của hành
vi giá và khối lượng đó.
Để thực hiện được phân tích kỹ thuật, cần có các giả định mấu chốt là:
Hành vi của bất kỳ cổ phiếu nào, hoặc của cả thị trường cổ phiếu, đều có thể liên quan đến xu hướng
diễn biến theo thời gian, trong đó xu hướng là phương hướng chính đi lên hay đi xuống của cổ phiếu
(hoặc cả thị trường cổ phiếu)
Biến động giá không phải là ngẫu nhiên mà chúng xảy ra dưới các dạng thức có thể được phân tích
để dự đoán biến động tương lai
Biến động thị trường được phản ánh tất cả trong giá cổ phiếu
Lịch sử được lặp lại do bản chất của con người (nhà đầu tư) là không đổi nên sẽ lặp lại những hành
vi giống nhau trước những tình huống tương tự, và điều đó dẫn đến các xu hướng giá cả lặp lại.
Để thực hiện phân tích kỹ thuật, nhà đầu tư phải dựa vào hình ảnh các đồ thị, trong đó trục tung biểu
thị giá cổ phiếu và trục hoành biểu thị đường thời gian, với nhiều dạng như đồ thị đường thẳng (line
chart), đồ thị dạng vạch (bar chart), hoặc đồ thị hình nến (candlestick chart). Thông qua đó, nhà phân
tích kỹ thuật sử dụng các chỉ báo phân tích kỹ thuật thông dụng như đường xu thế, kênh xu thế, mức hỗ
trợ, mức kháng cự, điểm đột phá, đường trung bình động, chỉ số sức mạnh tương đối, dải Bollinger...

Các phương pháp và công cụ phân tích kỹ thuật được phát triển và trở nên thịnh hành chỉ từ đầu thế
kỷ trước với sự nổi bật của lý thuyết Dow (của ông Charles Dow) với các ý tưởng phân tích được đăng
tải lần đầu tiên trên tạp chí Wall Street Journal. Lý thuyết Dow đến nay vẫn được coi là nền tảng cho
phương pháp phân tích kỹ thuật với các chỉ báo quan trọng nhất.
Câu 11 : Phân tích những giả định của phân tích kỹ thuật. Bình luận về tính thực tiễn của
những giả định đó .
1. Những giả định cơ sở: Phân tích kỹ thuật là sự nghiên cứu biến động của thị trường, chủ yếu
thông qua việc sử dụng các đồ thị nhằm mục đích dự đoán các xu thế biến động của giá trong tương


lai. Thuật ngữ “biến động của thị trường” ám chỉ ba yếu tố biến động chính cung cấp thông tin cho quá
trình Phân tích kỹ thuật là giá, khối lượng giao dịch và số lượng hợp đồng chưa tất toán.
Có 3 giả định làm cơ sở cho việc tiếp cận Phân tích kỹ thuật: - Biến động thị trường phản ánh tất cả;
Giá vận động theo xu thế; Lịch sử sẽ tự lặp lại.
Biến động thị trường phản ánh tất cả: Đây có thể coi là nền tảng của Phân tích kỹ thuật. Mọi lý
thuyết, phân tích khác muốn được chấp nhận thì trước tiên phải hiểu và chấp nhận giả định này. Các
nhà Phân tích kỹ thuật cho rằng bất cứ yếu tố nào có khả năng ảnh hưởng đến giá như tâm lý, chính trị
hay các yếu tố tài chính của doanh nghiệp, tổ chức. . . đều được phản ánh rõ trong giá thị trường. Do đó
có người cho rằng việc nghiên cứu biến động của giá là tất cả những gì ta cần và thực sự không thể
phản đối lại ý kiến này.
Trên cơ sở nhận thức chung về việc giá phản ánh những biến động trong cung, cầu. Các nhà Phân
tích kỹ thuật chỉ ra rằng khi giá tăng dù vì bất kì lý do gì thì cầu phải vượt cung và thị trường tăng giá.
Chúng ta cũng đều biết và đồng ý rằng động lực chính của cung và cầu là những yếu tố kinh tế căn bản,
chúng làm hình thành lên Bull Market hay Bear Market, còn đồ thị thì không tự nó làm cho thị trường
dịch chuyển lên hay xuống. Đồ thị chỉ có thể phản ánh tình hình thị trường mà thôi.
Giá vận động theo xu thế: Khái niệm về xu thế là khái niệm vô cùng quan trọng trong Phân tích kỹ
thuật do đó cần hiểu kĩ về giả định này trước khi muốn tìm hiểu sâu thêm về nó. Mục đích của việc xác
lập đồ thị mô tả những biến động giá trên thị trường là nhằm xác định được sớm những xu thế giá, từ
đó sẽ tham gia giao dịch trên cơ sở những xu thế này. Trên thực tế những kĩ thuật ở đây đều mang tính
lặp lại những xu thế giá có từ trước tức là mục đích của Phân tích kỹ thuật là nhằm xác định sự lặp lại

của những dạng biến động của giá đã xuất hiện trong quá khứ để có thể tận dụng kinh nghiệm và đưa ra
những quyết định phù hợp.
Từ giả định này chúng ta còn có một hệ quả là “một xu thế giá đang vận động sẽ tiếp tục theo xu thế
của nó và ít khi có đảo chiều”. Hệ quả này rút ra từ định luật 1 về sự vận động của Newton, do đó nó
cách phát biểu khác như sau: "một xu thế đang vận động sẽ tiếp tục theo xu thế của nó cho đến khi nó
đảo chiều”. Nhìn chung tất cả những nghiên cứu nhằm tiếp cận theo các xu thế đều nhằm để đi theo
những xu thế giá hiện tại cho đến khi có dấu hiệu đảo chiều.
Lịch sử sẽ tự lặp lại: Phần lớn nội dung của Phân tích kỹ thuật và việc nghiên cứu biến động thị
trường đều phải nhằm vào nghiên cứu tâm lý con người. Chẳng hạn như những mô hình giá, những mô
hình này đã được xác định và chứng minh từ hơn 100 năm nay, chúng giống như những bức tranh về
đồ thị biến động giá. Những bức tranh này chỉ ra tâm lý của thị trường đang là lên giá hay xuống giá.
Việc áp dụng những mô hình này đã phát huy hiệu quả trong quá khứ và được giả định rằng sẽ vẫn tiếp
tục có hiệu quả trong tương lai bởi chúng dựa trên phân tích nghiên cứu tâm lý con người mà tâm lý
con người thì thường không thay đổi. Như thế giả định này có thể được phát biểu là: “Chìa khóa để
nắm bắt tương lai nằm trong việc nghiên cứu quá khứ” hay “tương lai chỉ là sự lặp lại của quá khứ”

2. Tính thực tiễn của các giả định trên
Dự đoán trong phân tích cơ bản đối lập với trong Phân tích kỹ thuật


Trong khi Phân tích kỹ thuật tập trung vào việc nghiên cứu biến động thị trường thì Phân tích cơ bản
lại tập trung vào các động lực kinh tế của cung và cầu - những nguyên nhân gây ra sự vận động của giá.
Phân tích cơ bản tiếp cận theo hướng phân tích các thành tố có liên quan ảnh hưởng đến giá thị trường
nhằm xác định giá trị thực của một loại chứng khoán - giá trị được xác định thông qua cung cầu và cuối
cùng là để xác định các điểm thị trường bán trên giá trị thực tế (overprice) và các điểm thị trường bán
dưới giá trị thực (underprice). Cả hai hướng tiếp cận theo Phân tích cơ bản và Phân tích kỹ thuật đều
nhằm xác định xu thế mà giá có thể vận động tuy nhiên cách tiếp cận là khác nhau: những nhà phân
tích cơ bản thì nghiên cứu nguyên nhân của những biến động thị trường trong khi những nhà Phân tích
kỹ thuật lại nghiên cứu tác động của các biến động ấy.
Một số nhà đầu tư tự coi mình là người theo Phân tích cơ bản hay Phân tích kỹ thuật nhưng thực tế

có rất nhiều sự trùng lặp: nhiều nhà Phân tích cơ bản có áp dụng những nguyên lý của Phân tích kỹ
thuật trong công việc của mình trong khi hầu hết các nhà Phân tích kỹ thuật lại ít nhiều đều có thời kỳ
đi theo Phân tích cơ bản.
Thường thì vào những giai đoạn bắt đầu của một số biến động quan trọng của thị trường những nhà
Phân tích cơ bản không giải thích và không ủng hộ những gì mà thị trường chuẩn bị diễn ra. Chính tại
những thời điểm nhạy cảm này mà hai trường phái phân tích tỏ ra khác nhau nhất. Hai trường phái này
rồi sẽ lại giống nhau ở một số điểm nhưng nếu nhà đầu tư nào muốn dựa vào những điểm đó để làm cơ
sở chắc chắn cho các quyết định của mình thì nó sẽ là quá muộn.
Một cách giải thích cho mâu thuẫn này là “giá thị trường có vai trò chỉ dẫn cho những người nghiên
cứu Phân tích cơ bản” hoặc có thể nói giá thị trường là chỉ số dẫn đạo cho những nhà phân tích cơ bản.
Những người có nghiên cứu về Phân tích kỹ thuật đều có thể nhận thấy những thay đổi về giá có tác
động đến thị trường, hay là họ đã theo nhịp của thị trường, còn những người theo phân tích cơ bản lại
chịu ảnh hưởng từ những biến động ấy. Những thời điểm thị trường lên giá mạnh và giảm giá trầm
trọng được ghi nhận trong lịch sử thường do sự không nhận thức được hoặc nhận thức được quá ít
những thay đổi thị trường và cho đến khi những biến động ấy được nhận thức rộng rãi thì bản thân nó
đã chuyển hướng và vận động theo hướng khác rồi.
Phân tích và chọn thời điểm có thể đối lập nhau
Quay lại với Phân tích kỹ thuật, quá trình ra quyết định có thể được chia thành 2 giai đoạn là phân
tích và chọn thời điểm. Với những thị trường có “tác động đòn bẩy” lớn chẳng hạn như thị trường
tương lai (thị trường có các công cụ phái sinh như: hợp đồng tương lai - futures và hợp đồng quyền
chọn - Options) thì việc xác định thời điểm tham gia vào có vai trò rất quan trọng bởi hoàn toàn có
trường hợp bạn đã phân tích và theo đúng tình hình thị trường nhưng bạn vẫn có thể mất tiền của mình.
Cho dù mức tiền đặt cọc đối với thị trường tương lai là nhỏ (chỉ khoảng 10%) thì dù chỉ một lượng rất
nhỏ giá vận động sai hướng có thể tác động đẩy nhà đầu tư ra khỏi thị trường và mất toàn bộ mức tiền
đặt cọc ấy. Trái lại trong giao dịch trên thị trường chứng khoán, khi một nhà đầu tư nhận thấy mình
đang lệch khỏi thị trường đối với một loại cổ phiếu nào đó thì anh ta chỉ việc đơn giản là giữ lại cổ
phiếu đó và đợi cho đến khi cổ phiếu đó quay lại xu thế thị trường. Những người đầu tư vào thị trường
tương lai sẽ không có đặc quyền ấy. Chiến lược “mua và nắm giữ” không thể áp dụng để đầu tư kiếm
lời trên thị trường tương lai.
Khi phân tích ta có thể áp dụng theo cơ bản hay kĩ thuật, nhưng để trả lời câu hỏi về xác định thời

điểm tham gia vào hay thoát ra khỏi thị trường thì câu trả lời nằm hoàn toàn trong Phân tích kỹ thuật.
Việc xác định thời điểm có ý nghĩa rất quan trọng với quyết định mua hay bán. Do đó khi xem xét các
bước tiến hành của nhà đầu tư trước khi đưa ra quyết định cuối cùng ta có thể thấy việc áp dụng các
nguyên lý của Phân tích kỹ thuật là không thể bỏ qua tại một số thời điểm của quá trình ra quyết định


cho dù ở phần đầu của quá trình này khi tiến hành phân tích nhà đầu tư có thể áp dung theo phân tích
cơ bản.
Câu 12 : Trình bày sự đối lập trong những giả địh của phân tích kĩ thuật với lý thuyết thị
trường hiệu quả
Đối với lý thuyết lịch sử lặp lại Lý thuyết thị trường hiệu quả dạng này cho rằng giáchứng khoán
hiện tại là sự phản ánh đầy đủ mọi thông tin dạng yếu của thị trường chứng khoán (các thông tin quá
khứ), bao gồm các mức giá trong quá khứ, lợi suất trong quá khứ hay sự thay đổi của giá hay các mức
lợi suất ở các thời điểm... Tại thị trường hiệu quả dạng yếu, mức giá thị trường hiện tại đã phản ánh tất
cả các thu nhập trong quá khứ và mọi thông tin trên thị trường nên giả thuyết này có nghĩa là lợi suất –
suất sinh lời của chứng khoán trong quá khứ cũng như các thông tin khác không có mối liên hệ với
tương lai (các lợi suất độc lập với nhau). Nói cách khác, không thể dự báo được giá chứng khoán trong
tương lai hay là có thể kiếm được lợi nhuận vượt trội bằng những căn cứ từ thông tin tương tự của
chúng trong quá khứ. Giả thuyết thị trường hiệu quả (EMH) mâu thuẫn với các nguyên lý cơ bản của
phân tích kỹ thuật bằng cách nói rằng giá quá khứ không thể được sử dụng để dự đoán giá trong tương
lai theo cách có thể mang lại lợi nhuận. Do đó nó cho rằng phân tích kỹ thuật không thể có hiệu quả.
Nhà kinh tế Eugene Fama đã xuất bản bài báo chuyên đề về EMH trên Journal of Finance trong năm
1970, và cho biết "Trong ngắn hạn, bằng chứng hỗ trợ của mô hình thị trường hiệu quả là rộng lớn, và
(phần nào đó duy nhất trong kinh tế học) bằng chứng mâu thuẫn là thưa thớt." Các nhà phân tích kỹ
thuật nói rằng EMH bỏ qua cách thị trường làm việc, trong đó nhiều nhà đầu tư đặt cơ sở kỳ vọng của
họ trên các thu nhập trong quá khứ hay hồ sơ theo dõi, ví dụ. Bởi vì giá cổ phiếu trong tương lai có thể
bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi những kỳ vọng nhà đầu tư, các nhà kỹ thuật cho rằng nó chỉ theo sau các
giá trong quá khứ đó ảnh hưởng đến giá trong tương lai. Họ cũng chỉ tới nghiên cứu trong lĩnh vực tài
chính hành vi, đặc biệt là những người không phải là người tham gia hợp lý mà EMH đã loại họ ra. Các
nhà phân tích kỹ thuật từ lâu đã cho rằng hành vi con người không hợp lý ảnh hưởng đến giá cổ phiếu,

và rằng hành vi này dẫn đến kết quả dự đoán được. Tác giả David Aronson nói rằng lý thuyết tài chính
hành vi pha trộn với sự thực hành phân tích kỹ thuật Nếu tất cả những người tham gia thị trường đều
chấp nhận giả thuyết thị trường hiệu quả thì họ có thể sẽ không quan tâm đến các thông tin mới nữa và
khi đó giá cả sẽ không phản ánh đầy đủ các thông tin này. Tuy vậy những nhà lý thuyết thị trường hiệu
quả lập luận rằng không phải tất cả mọi người đều phản ứng như thế, hơn nữa nếu có tình trạng đó thì
sẽ có những người thu được lợi nhuận thặng dư dựa trên các thông tin cũ khiến cho nhiều người sẽ
cùng hành động tương tự và kết quả là thị trường lại trở về trạng thái hiệu quả. Tóm lại, thị trường hiệu
quả là một cơ chế tự giám sát và ở trạng thái ổn định. Trong số những người tham gia thị trường sẽ có
một số hoặc nhanh nhạy, thông minh hơn hoặc có rất nhiều nguồn lực để thu thập thông tin nhằm giảm
thiểu khả năng có những bất thường trong tương lai thì điều gì sẽ xảy ra? Câu trả lời là có không ít
những người như vậy trên thị trường và sự cạnh tranh giữa họ sẽ tạo ra cơ chế kiểm soát, tự cân bằng
để không có lợi nhuận thặng dư cao. Tuy nhiên một số rất ít người có sự nhạy bén và khả năng đặc biệt
có thể thu được lợi nhuận cao hơn những người còn lại. Tuy vậy giả thuyết thị trường hiệu quả không
giải thích được một cách thuyết phục những hiện tượng sau: Sự sụt giảm mạnh mẽ của giá cả chứng
khoán trong những thời điểm nào đó ví dụ như đã xảy ra ở thị trường chứng khoán Mỹ từ 15 tháng 10
đến ngày Thứ Hai Đen 19 tháng 10 năm 1987. Khi nhà kinh tế học James Tobin[5] nói rằng: không có
một yếu tố hữu hình nào có thể tạo ra sự chênh lệch đến 30% trong giá trị cổ phiếu thì các lý thuyết gia
của thị trường hiệu quả không thể đưa ra được lập luận phản bác. Giả thuyết thị trường hiệu quả tỏ ra
đúng với những cổ phiếu riêng rẽ chứ không hoàn toàn đúng đối với toàn bộ thị trường. Thị trường
chứng khoán trong dài hạn có những biến động tự đảo ngược rõ rệt mà nhiều nhà kinh tế học cho rằng
đó là kết quả của tâm lý chung của hầu hết những người tham gia thị trường. Khi thị trường bị ảnh
hưởng bởi làn sóng tâm lý thì trên góc độ vĩ mô không một nỗ lực cá nhân nào có đủ nguồn lực để đảo


ngược. Những hạn chế này của giả thuyết thị trường hiệu quả đã thúc đẩy các nghiên cứu đưa đến lý
thuyết kinh tế học hành vi nói chung và tài chính hành vi học nói riêng.
Câu 13 : Trình bày sự khác biệt giữa phân tích kỹ thuật với pp phân tích cơ bản
Phân tích cơ bản (Fundamental Analysis)
Là phương pháp phân tích cổ phiếu dựa vào các nhân tố mang tính chất nền tảng có tác động hoặc
dẫn tới sự thay đổi giá cả của cổ phiếu nhằm chỉ ra giá trị nội tại (intrinsic value) của cổ phiếu trên thị

trường.
Các nhân tố cơ bản cần nghiên cứu bao gồm: phân tích thông tin cơ bản về công ty; phân tích báo
cáo tài chính của công ty; phân tích hoạt động kinh doanh của công ty; phân tích ngành mà công ty
đang hoạt động; và phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô ảnh hưởng chung đến giá cả cổ phiếu. Sau khi
nghiên cứu, nhà phân tích có nhiệm vụ phải chỉ ra được những dự đoán cho những chỉ tiêu quan trọng
như thu nhập kỳ vọng, giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu, giá trị hợp lý của cổ phiếu, các đánh giá quan
trọng cũng như khuyến nghị mua/bán cổ phiếu trên thị trường.
Cụ thể, các nhân tố cần chú trọng trong phân tích cơ bản về cổ phiếu là:










Hoạt động kinh doanh của công ty
Mục tiêu và nhiệm vụ của công ty
Khả năng lợi nhuận (hiện tại và ước đoán)
Nhu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ của công ty
Sức ép cạnh tranh và chính sách giá cả
Kết quả sản xuất kinh doanh theo thời gian
Kết quả SXKD so sánh với công ty tương tự và với thị trường
Vị thế trong ngành
Chất lượng quản lý

Ở góc độ tổng quát, phân tích cơ bản có thể được sử dụng theo phương pháp phân tích từ nhân tố vĩ
mô đến nhân tố vi mô có ảnh hưởng đến cổ phiếu (thường gọi là phương pháp top-down) gồm 5 cấp độ

như sau:






Phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô
Phân tích thị trường tài chính - chứng khoán
Phân tích ngành mà công ty đang hoạt động
Phân tích công ty
Phân tích cổ phiếu

Trong thực tế, tùy vào mục tiêu và khả năng phân tích mà nhà phân tích có thể sử dụng một trong
năm mức độ phân tích nêu trên. Ví dụ, trong phân tích về công ty, ta có thể sử dụng phương pháp phân
tích phi tài chính; đó là đánh giá về bộ máy quản lý doanh nghiệp, về nguồn nhân lực, khả năng phát
triển sản phẩm mới, thị trường và thị phần, khả năng cạnh tranh... Cũng trong phân tích công ty, nhà
phân tích có thể sử dụng cách tiếp cận thường được gọi là phương pháp SWOT, với việc xác định và
đánh giá tập trung vào 04 khía cạnh sau của công ty:





Điểm mạnh (Strengths)
Điểm yếu (Weaknesses)
Cơ hội (Opportunities)
Thách thức (Threats)



Một cách phân tích nhanh về cổ phiếu, nhà đầu tư có thể phân loại cổ phiếu thành 06 loại cơ bản dựa
trên tính chất thu nhập mà nó mang lại là: cổ phiếu hàng đầu (blue-chips), cổ phiếu tăng trưởng (ổn
định và bùng nổ), cổ phiếu phòng vệ, cổ phiếu chu kỳ, cổ phiếu thời vụ.
Riêng trong mức độ cốt lõi nhất và cũng khó khăn nhất là phân tích cổ phiếu, bản chất của phương
pháp phân tích cơ bản ở đây là việc định giá cổ phiếu nhằm dự đoán giá trị nội tại của cổ phiếu đó. Với
mục tiêu này, thông thường có 05 phương pháp định giá cổ phiếu là:






Phương pháp định giá dựa trên luồng cổ tức
Phương pháp định giá dựa trên luồng tiền
Phương pháp định giá dựa trên hệ số P/E
Phương pháp dựa trên các hệ số tài chính
Phương pháp định giá dựa trên tài sản ròng.

SO SÁNH
Trong khi Phân tích kỹ thuật tập trung vào việc nghiên cứu biến động thị trường thì Phân tích cơ bản
lại tập trung vào các động lực kinh tế của cung và cầu - những nguyên nhân gây ra sự vận động của giá.
Phân tích cơ bản tiếp cận theo hướng phân tích các thành tố có liên quan ảnh hưởng đến giá thị trường
nhằm xác định giá trị thực của một loại chứng khoán - giá trị được xác định thông qua cung cầu và cuối
cùng là để xác định các điểm thị trường bán trên giá trị thực tế (overprice) và các điểm thị trường bán
dưới giá trị thực (underprice). Cả hai hướng tiếp cận theo Phân tích cơ bản và Phân tích kỹ thuật đều
nhằm xác định xu thế mà giá có thể vận động tuy nhiên cách tiếp cận là khác nhau: những nhà phân
tích cơ bản thì nghiên cứu nguyên nhân của những biến động thị trường trong khi những nhà Phân tích
kỹ thuật lại nghiên cứu tác động của các biến động ấy.
Một số nhà đầu tư tự coi mình là người theo Phân tích cơ bản hay Phân tích kỹ thuật nhưng thực tế có
rất nhiều sự trùng lặp: nhiều nhà Phân tích cơ bản có áp dụng những nguyên lý của Phân tích kỹ thuật

trong công việc của mình trong khi hầu hết các nhà Phân tích kỹ thuật lại ít nhiều đều có thời kỳ đi theo
Phân tích cơ bản.
Thường thì vào những giai đoạn bắt đầu của một số biến động quan trọng của thị trường những nhà
Phân tích cơ bản không giải thích và không ủng hộ những gì mà thị trường chuẩn bị diễn ra. Chính tại
những thời điểm nhạy cảm này mà hai trường phái phân tích tỏ ra khác nhau nhất. Hai trường phái này
rồi sẽ lại giống nhau ở một số điểm nhưng nếu nhà đầu tư nào muốn dựa vào những điểm đó để làm cơ
sở chắc chắn cho các quyết định của mình thì nó sẽ là quá muộn.
Một cách giải thích cho mâu thuẫn này là “giá thị trường có vai trò chỉ dẫn cho những người nghiên
cứu Phân tích cơ bản” hoặc có thể nói giá thị trường là chỉ số dẫn đạo cho những nhà phân tích cơ bản.
Những người có nghiên cứu về Phân tích kỹ thuật đều có thể nhận thấy những thay đổi về giá có tác
động đến thị trường, hay là họ đã theo nhịp của thị trường, còn những người theo phân tích cơ bản lại
chịu ảnh hưởng từ những biến động ấy. Những thời điểm thị trường lên giá mạnh và giảm giá trầm
trọng được ghi nhận trong lịch sử thường do sự không nhận thức được hoặc nhận thức được quá ít
những thay đổi thị trường và cho đến khi những biến động ấy được nhận thức rộng rãi thì bản thân nó
đã chuyển hướng và vận động theo hướng khác rồi.

So sánh hai phương pháp


Phân tích cơ bản như nêu trên hoàn toàn dựa vào các yếu tố đầu vào và khả năng phân tích mang tính
chủ quan. Vì vậy, cùng một cổ phiếu có thể có nhiều kết quả nhận định và phân tích khác nhau, và phân
tích cơ bản thường được coi là bỏ qua yếu tố tâm lý đầu tư. Tuy nhiên, phân tích cơ bản là phương
pháp hàng đầu và không thể thiếu được trong phân tích đầu tư cổ phiếu và làm cơ sở tương đối vững
chắc cho việc ra các quyết định đầu tư. Có khoảng 90% các nhà đầu tư sử dụng phân tích cơ bản
(Arshad Khan và Vaqar Zuberi, 1999, Stock Investing for Everyone, trang 85). Chính vì vậy mà các
chương trình đào tạo nổi tiếng thế giới về phân tích đầu tư là CFA (Chartered Financial Analyst - thông
dụng ở Mỹ) và CIIA (Certified International Investment Analyst - thông dụng ở châu Âu) cũng hoàn
toàn chứa các nội dung phục vụ cho phân tích cơ bản và không bao gồm nội dung phân tích kỹ thuật.
Về phía phân tích kỹ thuật, do phương pháp này dựa vào diễn biến hành vi của cổ phiếu, nên đó là
những công cụ ngắn hạn và không nên được dùng cho phân tích dài hạn. Tuy nhiên, phân tích kỹ thuật

cũng thu hút được một số lượng đáng kể nhà đầu tư tin dùng. Ở nhiều nước, các nhà phân tích theo
trường phái phân tích kỹ thuật thường hội tụ trong Hiệp hội các nhà phân tích kỹ thuật thị trường
(Market Technicians Association) và cũng tổ chức các kỳ thi chuẩn hóa phân tích kỹ thuật theo các
chương trình được gọi tên là CMT (Chartered Market Technician)Một số học giả cho rằng, phân tích cơ
bản nghiên cứu các nguyên nhân dẫn tới biến động giá cổ phiếu trên thị trường để trả lời câu hỏi “tại
sao xảy ra và xảy ra điều gì trong giá cổ phiếu”, còn phân tích kỹ thuật nghiên cứu các hiệu ứng của nó
để trả lời câu hỏi “khi nào thay đổi giá cổ phiếu sẽ bắt đầu và khi nào kết thúc”. Nói cách khác, nhà
phân tích kỹ thuật chỉ cần biết hiệu ứng là gì mà không cần quan tâm tới nguyên nhân tại sao lại dẫn tới
tình hình đó; còn nhà phân tích cơ bản phải luôn cần phải biết nguyên nhân tại sao.
Dưới góc độ đầu tư, việc kết hợp cả hai phương pháp phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật dường
như có thể đem lại những kết quả phối hợp tốt nhất. Điều đó đòi hỏi sự thời gian, sự am hiểu và trình
độ phân tích đáng kể của nhà đầu tư và đó là một công việc không thực sự dễ dàng.



×