Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Đề thi thử THPTQG năm 2017 megabook đề số 15 file word có lời giải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.25 KB, 20 trang )

ĐỀ SỐ 15
(đề thử sức số 3)

BỘ ĐỀ THI THPT QUỐC GIA CHUẨN CẤU TRÚC BỘ GIÁO DỤC
Môn: Hóa học

Đề thi gồm 07 trang


Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1: Đốt Fe trong khí clo thiếu thu được hỗn hợp X gồm 2 chất rắn. Hai chất trong X là
A. FeCl3 và Fe

B. FeCl2 và Fe

C. FeCl2 và FeCl3

D. FeO và FeCl2

C. 3

D. 5

Câu 2: Tiến hành các thí nghiệm sau
1. Cho Zn vào dung dịch AgNO3
2. Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3
3. Cho Na vào dung dịch CuSO4
4. Dẫn khí CO (dư) qua bột CuO nóng
5. Đun nóng hỗn hợp rắn gồm Fe và Mg(NO3)2
Các thí nghiệm thể hiện tính khử của kim loại là


A. 2

B. 4

Câu 3: Dãy gồm tất cả các chất không phản ứng với HNO3 đặc nguội là
A. Al, Fe, Cr, Cu

B. Fe2O3, Fe, Cu

C. Fe, Cr, Al, Au

D. Fe, Al, NaAlO2

Câu 4: Cho 6,17 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch
H2SO4 25%, thu được 3,584 lít khí H2 (đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là
A. 66,01 gam

B. 68,57 gam

C. 88,20 gam

D. 68,89 gam

Câu 5: Phương trình hóa học nào sau đây là sai?
A. 2Na + 2H2O →2NaOH + H2

B. Ca + 2HCl →CaCl2 + H2

C. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu


D. Cu + H2SO4 → CuSO4 + H2

Câu 6: Khi xà phòng hóa một Trieste bằng một lượng KOH vừa đủ thu được 9,2 gam
glixerol và 63,6 gam kali lioleat C 17H31COOK và m gam muối kali oleat C 17H33COOK. Giá trị
của m là:
A. 32,0

B. 30,4

C. 60,8

D. 64,0

Câu 7: Polime poli(vinyl clorua) là sản phẩm trùng hợp của monome nào sau đây?
A. CN-CH=CH2

B. CH2=CH2

C. C6H5-CH=CH2

D. CH2=CH-Cl

Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trong hợp chất, tất cả các kim loại kiềm đều có số oxi hóa +1
B. Tất cả các kim loại nhóm IIA đều có mạng tinh thể lập phương tâm khối
C. Tất cả các hidroxit của kim loại nhóm IIA đều dễ tan trong nước
D. Trong nhóm 1A, tính khử của các kim loại giảm dần từ Li đến Cs
Trang 1



Câu 9: Khi vật bằng gang, thép bị ăn mòn điện hóa trong không khí ẩm, nhận định nào sau
đây đúng?
A. Tinh thể sắt là cực dương, xảy ra quá trình khử
B. Tinh thể sắt là cực âm, xảy ra quá trình oxi hóa
C. Tinh thể cacbon là cực dương, xảy ra quá trình oxi hóa
D. Tinh thể cacbon là cực âm, xảy ra quá trình oxi hóa
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Ở điều kiện thường, các kim loại đều có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của
nước.
B. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử
C. Các kim loại đều chỉ có một số oxi hóa duy nhất trong các hợp chất
D. Ở điều kiện thường, tất cả các kim loại đều ở trạng thái rắn.
Câu 11: Este nào sau đây khi đun nóng với lượng dư dung dịch NaOH, thu được các sản
phẩm hữu cơ đều không làm mất màu nước brom?
A. CH3COOCH=CH2

B. CH2=CHCOOCH=CH2

C. CH3CH2COOCH3

D. CH3COOCH2CH=CH2

Câu 12: Phát biểu sai là
A. Khi cho dung dịch axit nitric đặc vào dung dịch lòng trắng trứng thấy có kết tủa màu tím
xuất hiện
B. Amilozo là polime có cấu trúc mạch không phân nhánh
C. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị amino axit được gọi là liên kết peptit
D. Toluen được dùng để sản xuất thuốc nổ TNT (trinitrotoluene)
Câu 13: Chất nào sau đây không có khả năng tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch
H2SO4 loãng, đun nóng?

A. Xenlulozo

B. Mantozo

C. Tinh bột

D. Fructozo

Câu 14: Thực hiện các thí nghiệm sau (ở điều kiện thường):
(a) Cho đồng kim loại vào dung dịch sắt (III) clorua
(b) Sục khí hidro sunfua vào dung dịch đồng (II) sunfat
(c) Cho dung dịch bạc nitrat vào dung dịch sắt (III) clorua
(d) Cho bột nhôm vào bình chứa khí clo
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
A. 3

B. 1

C. 2

D. 4

Câu 15: Khi nói về peptit và protein, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo
Trang 2


(2) Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2
(3) Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn bị α-amino axit được gọi là liên kết
peptit

(4) Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α-amino axit
A. 1

B. 4

C. 2

D. 3

Câu 16: Dẫn một lường khí CO dư qua ống sứ đựng m gam Fe 3O4 và CuO nung nóng đến
khi phản ứng hoàn toàn thu được 7,4 gam hỗn hợp kim loại. Khí thoát ra khỏi bình được dẫn
qua dung dịch nước vôi trong dư thu được 15 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 8,632

B. 9,32

C. 8,56

D. 9,8

Câu 17: Cho các phát biểu sau
(1) NaHCO3 được ứng dụng trong y học, công nghệ thực phẩm, chế tạo nước giải khát.
(2) Na2CO3 dùng để tẩy sạch vết dầu mỡ bám trên chi tiết máy trước khi sơn
(3) Be được dùng làm chất phụ gia để chế tạo hợp kim có tính đàn hồi, bền, chắc không bị ăn
mòn.
(4) Bột Mg trộn với chất khử dùng để chiếu sáng ban đêm
Số phát biểu đúng là:
A. 2

B. 1


C. 3

D. 4

Câu 18: Đun nóng m gam hỗn hợp X (R-COO-R 1; R-COO-R2) với 500ml dung dịch NaOH
1,48M thu được dung dịch Y và 17,7 gam hỗn hợp T gồm hai ancol đơn chức là đồng đẳng
liên tiếp. Cho toàn bộ lượng T tác dụng với Na dư thu được 5,6 lít khí hidro (đktc). Cô cạn Y
thu được chất rắn rồi lấy chất rắn này đem nung với CaO xúc tác đến khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn thu được 10,56 gam một chất khí. Giá trị của m là
A. 45,7

B. 30,7

C. 52,7

D. 61,7

Câu 19: Nhận định nào sau đây là sai?
A. Gang và thép đều là hợp kim
B. Crom còn được dùng để mạ thép
C. Sắt là nguyên tố phổ biến nhất trong vỏ trái đất
D. Thép có hàm lượng Fe cao hơn gang
Câu 20: Để bảo vệ ống thép (dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khí đốt) bằng phương pháp điện hóa,
người ta gắn vào mặt ngoài của ống thép những khối kim loại
A. Pb

B. Ag

C. Cu


D. Zn

Câu 21: Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp thủy luyện?
A. Na

Trang 3

B. Ca

C. K

D. Ag


Câu 22: Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất của cả quá trình là 75%.
Lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH) 2 thu được 50 gam kết tủa
và dung dịch X. Thêm dung dịch NaOH 1M vào X, thu được kết tủa. Để lượng kết tủa thu
được là lớn nhất thì cần tối thiểu 100ml dung dịch NaOH. Giá trị của m là
A. 72,0

B. 90,0

C. 64,8

D. 75,6

Câu 23: Ba dung dịch A, B, C thỏa mãn:
- A tác dụng với B thì có kết tủa xuất hiện
- B tác dụng với C thì có kết tủa xuất hiện

- A tác dụng với C thì có khí thoát ra
A,B, C lần lượt là:
A. Al2(SO4)3, BaCl2, Na2SO4

B. FeCl2, Ba(OH)2, AgNO3

C. NaHSO4, BaCl2, Na2CO3

D. NaHCO3, NaHSO4, BaCl2

Câu 24: Cho các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Dung dịch muối đicromat có màu da cam sẽ chuyển sang màu vàng khi cho NaOH vào
(2) Muối Cr(VI) có tính oxi hóa mạnh
(3) Cr là kim loại có độ cứng cao nhất được dùng làm dao cắt kim loại
(4) Cr2O3 tác dụng được với dung dịch NaOH loãng
A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 25: Kim loại nào sau đây có phản ứng với cả hai chất HCl và Cl 2 đồng thời cho sản
phẩm khác nhau?
A. Cu

B. Zn

C. Al


D. Fe

Câu 26: Cho hỗn hợp A gồm 1 số amin no mạch hở trong đó nito chiếm 30,55% về khối
lượng hỗn hợp. Cho 0,5x mol hỗn hợp A tác dụng với dung dịch HCl dư thu được hỗn hợp
muối có khối lượng nhiều hơn khối lượng hỗn hợp ban đầu là 21,9x gam. Đốt m gam hỗn
hợp A cần 40,32 lít hỗn hợp khí oxi và ozon (đktc) có tỉ khối so với H 2 là 20. Giá trị của m
gần nhất với:
A. 27,6

B. 30,1

C. 28,4

D. 27,2

Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn 28 gam hỗn hợp các kim loại gồm Mg, Al, Zn, Cu trong oxi dư
thu được 36 gam chất rắn. Cũng cho 28 gam hỗn hợp các kim loại này vào dung dịch H 2SO4
đặc, nguội, dư đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,48 lít khí SO 2 (sản phẩm khử
duy nhất, đktc). Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp ban đầu là
A. 57,86%

B. 19,29%

C. 25,71%

D. 18,75%

Câu 28: Dung dịch X gồm NaHCO3 0,1M và K2CO3 0,2M. Dung dịch Y gồm HCl 0,4M và
H2SO4 0,3M. Cho từ từ 20ml dung dịch Y vào 60ml dung dịch X, thu được dung dịch Z và V

Trang 4


ml khí CO2 (đktc). Cho 150ml dung dịch hỗn hợp KOH 0,1M và BaCl 2 0,25M vào Z, thu
được m gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 3,368

B. 4,353

C. 4,550

D. 4,353

Câu 29: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất chứa C,
H, O, N. Đốt cháy hoàn toàn 12,2 gam X thu được 6,72 lít CO 2, 9 gam H2O và 2,24 lít khí N2
(khí đo ở đkc). Nếu cho 0,15mol chất X trên tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng dư thu
được chất khí Y làm xanh giấy quỳ tím ẩm và dung dịch Z. Khối lượng khí Y là
A. 4,65

B. 6,75

C. 8,85

D. 5,9

Câu 30: Hỗn hợp X gồm Fe, FeO, FeCO3, CrO, CuO, Al2O3. Hòa tan hết m gam hỗn hợp X
cần 832,2 gam dung dịch HCl 10% thu được 4,48 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với
hidro là 13,6. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO 3 loãng dư thu được 7,168
lít hỗn hợp khí (đktc) (sản phẩm khử duy nhất là NO) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu
được 212,68 gam muối khan. Tổng phần trăm khối lượng Fe và FeCO3 trong hỗn hợp X là

A. 28,16%

B. 25,84%

C. 27,76%

D. 24,52%

Câu 31: Ba chất hữu cơ đơn chức, mạch hở X, Y, Z có cùng công thức phân tử C 3H6O2 và có
các tính chất: X, Y, Z đều phản ứng được với dung dịch NaOH; X, Z đều không có khả năng
tác dụng với kim loại Na; khi đun nóng chất X với dung dịch H2SO4 loãng thì trong số các
sản phẩm thu được, có một chất có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Các chất X, Y, Z
lần lượt là
A. CH3COOCH3, C2H5COOH, HCOOC2H5

B. HCOOC2H5, CH3COOCH3, C2H5COOH

C. HCOOC2H5, C2H5COOH, CH3COOCH3

D. C2H5COOH, HCOOC2H5, CH3COOCH3

Câu 32: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl dung
dịch hỗn hợp gồm x mol Ba(OH)2 và y mol
Ba[Al(OH)4]2 (hoặc Ba(AlO2)2) kết quả thí nghiệm
được biểu diễn trên đồ thị sau:
Giá trị của x và y lần lượt là
A. 0,05 và 0,15

B. 0,10 và 0,30


C. 0,10 và 0,15

D. 0,05 và 0,30

Câu 33: Phát biểu sai là
A. Lực bazo của anilin lớn hơn lực bazo của ammoniac
B. Anilin có khả năng làm mất màu nước brom
C. Dung dịch anilin trong nước không làm đổi màu quỳ tím
D. Anilin phản ứng với axit nitro ở nhiệt độ thường cho phenol và giải phóng khí nito
Câu 34: Đốt cháy 16,92 gam hỗn hợp E gồm 3 este X, Y, Z đều, mạch hở (Y, Z có cùng số
cacbon) bằng lượng oxi vừa đủ thu được 11,88 gam nước. Mặt khác đun nóng 16,92 gam E
Trang 5


cần dùng 240ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp
muối và hỗn hợp gồm 2 ancol kế tiếp. Đun nóng hỗn hợp 2 ancol với H 2SO4 đặc ở 140oC thu
được 5,088 gam hỗn hợp 3 ete (hiệu suất ete hóa của mỗi ancol đều bằng 80%). Lấy hỗn hợp
muối nung với vôi tôi xút thu được hỗn hợp khí có tỉ khối so với He bằng 2,25. Phần trăm
khối lượng của X trong hỗn hợp E là
A. 63,83%

B. 49,94%

C. 42,55%

D. 53,19%

Câu 35: Trộn 16,84 gam hỗn hợp gồm Al và Cr2O3 với 3,10 gam hỗn hợp gồm Cr và Al2O3
thu được hỗn hợp X. Nung X trong khí trơ, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y, trong đó
oxi chiếm 22,063% về khối lượng. Chia Y làm 2 phân bằng nhau. Phần 1 tác dụng tối đa với

dung dịch chứa 0,09 mol NaOH loãng. Phần 2 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl đun nóng,
thu được 2,688 lít khí H2(đktc) và dung dịch Z. Dung dịch Z phản ứng tối đa với dung dịch
chứa a mol KOH. Giá trị của a là
A. 0,68

B. 0,64

C. 0,60

D. 0,70

Câu 36: Đun nóng 15,05 gam este X đơn chức, mạch hở với dung dịch NaOH vừa đủ thu
được 16,45 gam muối. Y và Z là hai este đều hai chức, mạch hở (trong đó X và Y có cùng số
nguyên tử cacbon; Y và Z hơn kém nhau 14 đvC). Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp E chứa X, Y,
Z với 300ml dung dịch KOH 1M thu được hỗn hợp chỉ chứa 2 muối có khối lượng m gam và
hỗn hợp gồm 3 ancol có cùng số mol. Giá trị m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 28,0 gam

B. 25,0 gam

C. 30,0 gam

D. 32,0 gam

Câu 37: Chất nào sau đây chứa hai nguyên tử N trong phân tử?
A. Glu-Gly-Gly

B. Tơ nitron

C. Lysin


D. Metylmoni clorua

Câu 38: Trong các loại tơ sau: visco, xenlulozo axetat, olin, enang, nilon-6,6; số tơ được điều
chế bằng phản ứng trùng ngưng là
A. 4

B. 1

C. 3

D. 2

Câu 39: Hỗn hợp X gồm Al và kim loại M (trong đó số mol M lớn hơn số mol Al). Hòa tan
hoàn toàn 1,08 gam hỗn hợp X bằng 100ml dung dịch HCl thu được 0,0525 mol khí H2 và
dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 17,9375g chất
rắn. Biết M có hóa trị II trong muối tạo thành. Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Nồng độ dung dịch HCl đã dùng là 1,05M
B. Kim loại M là sắt (Fe)
C. % về khối lượng của mỗi kim loại trong X là 50%
D. Số mol kim loại M là 0,025 mol
Câu 40: Hỗn hợp T gồm ba peptit mạch hở X, Y, Z có tỉ lệ mol tương ứng là 2:3:4. Thủy
phân hoàn toàn 35,97 gam T thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 0,29 mol A gam và 0,18 mol
Trang 6


B. Biết tổng số liên kết peptit trong ba phân tử X, Y, Z bằng 16, A và B đều là aminoaxit no,
có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH trong phân tử. Nếu đốt cháy 4x mol X hoặc 3x mol Y
đều thu được số mol CO2 bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp T thu được N 2, 0,74
mol CO2 và a mol H2O. Giá trị a gần nhất là

A. 0,65

B. 0,67

C. 0,69

D. 0,72

Đáp án
1-A
11-C
21-D
31-C
41-

2-B
12-A
22-D
32-A
42-

Trang 7

3-C
13-D
23-C
33-A
43-

4-B

14-D
24-C
34-D
44-

5-D
15-D
25-D
35-B
45-

6-A
16-D
26-D
36-A
46-

7-D
17-C
27-B
37-C
47-

8-A
18-C
28-A
38-D
48-

9-B

19-C
29-C
39-C
49-

10-B
20-D
30-C
40-B
50-


LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án A
Phương trình phản ứng:
o

t
2Fe + 3Cl2 ��
� 2FeCl3

Sau phản ứng dư Fe ⇒ Sản phẩm thu được gồm Fe và FeCl3
Câu 2: Đáp án B
1. Zn + 2 AgNO3  Zn(NO3)2 + 2 Ag
2. Fe + Fe2(SO4)3  3 FeSO4
3. 2 Na + 2 H2O  2 NaOH + H2
2 NaOH + CuSO4  Na2SO4 + Cu(OH)2
o

t

4. CO + CuO ��
� Cu + CO2
o

t
5. 2 Mg(NO3)2 ��
� 2 MgO + 4 NO2 + O2
o

t
4 Fe + 3 O2 ��
� 2 Fe2O3

Các thí nghiệm thể hiện tính khử của kim loại là: 1, 2, 3, 5.
Câu 3: Đáp án C


Fe, Cr, Al không phản ứng với HNO 3 đặc nguội, có phản ứng với HNO 3 đặc nóng
hoặc loãng



Au không phản ứng với axit HNO3 ở bất kì điều kiện nào. Khi dùng đồng thời HNO3,
HCN (nước cường toan) thì có thể hòa tan Au

Câu 4: Đáp án B
Có n H2SO4pu  n H2 
�m

dd sau phản ứng


3,584
0,16.98
 0,16mol � m ddH2SO4 
 62, 72gam
22, 4
25%

=mAl, Zn + m ddH2SO4  m H2  6, 71  62, 72  2.0,16  68,57gam

Câu 5: Đáp án D
Phương trình D sai. Cu là kim loại hoạt động hóa học yếu, đứng sau H trong dãy hoạt động
hóa học nên Cu không phản ứng với H+ .
Cu có thể phản ứng với H2SO4 đặc và phương trình phản ứng xảy ra như sau:
Cu + 2 H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2 H2O
Câu 6: Đáp án A
n glixerol 

9, 2
63, 6
 0,1mol, n C17 H31COOK 
 0, 2mol
92
318

� n C17 H31COOK  n glixerol  0,1mol � m  320.0,1  32gam
Trang 8


Câu 7: Đáp án D

A. Trùng hợp CN-CH=CH2 tạo tơ olon.
B. Trùng hợp CH2=CH2 tạo nhựa PE.
C. Trùng hợp C6H5-CH=CH2 tạo poly stiren.
D. Trùng hợp CH2=CH-Cl tạo nhựa PVC hay poli(vinyl clorua).
Câu 8: Đáp án A
A đúng. Tất cả các kim loại kiềm có cấu hình e lớp ngoài cùng là ns 1 nên chúng đều dễ bị
mất 1 e. Vì vậy các kim loại kiềm có số oxi hóa +1.
B sai. Các kim loại nhóm IIA có mạng tinh thể rất đa dạng: Mạng tâm khối, tâm diện, lục
phương.
C sai. Chỉ có Ba(OH)2 dễ tan trong nước, các hidroxit còn lại của kim loại nhóm IIA đều ít
tan/ khó tan.
D sai. Trong nhóm IA, tính khử của kim loại tăng dần từ Li đến Cs.
Câu 9: Đáp án B
Không khí ẩm có chứa H2O, CO2, O2…tạo ra lớp dung dịch chất điện li phủ lên bề mặt gang,
thép làm xuất hiện vô số pin điện hóa mà Fe là cực âm, C là cực dương.
Ở cực âm xảy ra sự oxi hóa: Fe → Fe2+ + 2e
Ở cực dương xảy ra sự khử: 2H+ + 2e → H2 và O2 + 2H2O + 4e → 4OHTiếp theo: Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2
4Fe(OH)2 + O2(kk) + 2H2O → 4Fe(OH)3
Theo thời gian Fe(OH)3 sẽ bị mất nước tạo ra gỉ sắt có thành phần chủ yếu là Fe2O3.xH2O
Câu 10: Đáp án B
A sai. Ví dụ: Liti là kim loại có khối lượng riêng nhỏ hơn nước.
B đúng. Kim loại có khả năng nhường bớt e lớp ngoài cùng, thể hiện tính khử.
C sai. Kim loại có thể có 1 hoặc nhiều số oxi hóa trong các hợp chất. Ví dụ: Fe có thể có số
oxi hóa là +2 hoặc +3.
D sai. Ví dụ: Hg là kim loại ở thể lỏng ở điều kiện thường
Câu 11: Đáp án C
A. CH3COOCH=CH2 + NaOH → CH3COONa + CH3CHO
CH3CHO làm mất màu nước brom.
B. CH2=CHCOOCH=CH2 + NaOH → CH2=CHCOONa + CH3CHO
CH2=CHCOONa và CH3CHO đều làm mất màu nước brom.

C. CH3CH2COOCH3 + NaOH → CH3CH2COONa + CH3OH
Sản phẩm thu được không làm mất màu nước brom.
Trang 9


D. CH3COOCH2CH=CH2 + NaOH → CH3COONa + CH2=CHCH2OH
CH2=CHCH2OH làm mất màu nước brom.
Câu 12: Đáp án A
A sai. Khi cho dung dịch Cu(OH)2/OH- vào dung dịch lòng trắng trứng thấy có kết tủa màu
tím xuất hiện.
B đúng. Amilozo và amilopectin đều là thành phần của tinh bột, trong đó amilozo có cấu trúc
mạch không phân nhánh còn amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
C đúng. Cần phân biệt liên kết với peptit với liên kết amit. Liên kết amit cũng là liên kết của
nhóm CO với nhóm NH nhưng không yêu cầu các nhóm chức đó thuộc phân tử -amino axit.
D đúng. Phương trình điều chế TNT
Câu 13: Đáp án D
Các chất đã cho đều là hợp chất carbohydrat, trong đó chỉ có fructozơ là đường đơn giản
nhất, không bị thủy phân trong môi trường axit.
Xenlulozơ, mantozơ tinh bột trong môi trường axit đều bị thủy phân thành glucose
Câu 14: Đáp án D
(a) Cho đồng kim loại vào dung dịch sắt (III) clorua:
Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2
(b) Sục khí hiđro sunfua vào dung dịch đồng (II) sunfat.
H2S + CuSO4 → CuS + H2SO4
(c) Cho dung dịch bạc nitrat vào dung dịch sắt (III) clorua.
3AgNO3 + FeCl3 → 3AgCl + Fe(NO3)3
(d) Cho bột nhôm vào bình chứa khí clo.
2Al + 3Cl2 → 2AlCl3
Câu 15: Đáp án D
(1) sai. Protein hình cầu tan trong nước tạo dung dịch keo còn protein sợi không tan hoàn

toàn trong nước.
(2) đúng. Protein có nhiều liên kết peptit trong phân tử nên có phản ứng màu với Cu(OH) 2.
(3) đúng.
(4) đúng. Protein gồm 2 loại: protein đơn giản và protein phức tạp. Protein tạo bởi các đơn vị
α- amino axit, khi thủy phân hoàn toàn chỉ cho các α-amino axit. Protein phức tạp ngoài
thành phần protein đơn giản còn có các thành phần “phi protein” như axit nucleic,
carbonhydrat, lipid…
Vậy có 3 phát biểu đúng
Trang 10


Câu 16: Đáp án D
Có n CO2  n CaCO3 

15
 0,15mol � n Otrongoxit  n CO2  0,15mol
100

⇒ m = mkim loại + mO trong oxit = 7,4 + 16.0,15 = 9,8 gam
Câu 17: Đáp án C
(1) đúng. Natri bicacbonat với tên thường gặp trong đời sống là sô đa hay bột nở có tác dụng
tạo xốp, giòn cho thức ăn và ngoài ra còn có tác dụng làm đẹp cho bánh. Dùng để tạo bọt và
tăng pH trong các loại thuốc sủi bọt (ví dụ thuốc nhức đầu,...). Trong y tế, baking soda còn
được dùng trung hòa axit chữa đau dạ dày; dùng làm nước xúc miệng hay sử dụng trực tiếp
chà lên răng để loại bỏ mảng bám và làm trắng…
(2) đúng. Na2CO3 không có khả năng hòa tan dầu mỡ nhưng lại có tính kiềm, có khả năng tác
dụng với dầu mỡ để tạo chất dễ tan trong nước nên được dùng để tẩy sạch vết dầu mỡ bám
trên chi tiết máy trước khi sơn.
(3) đúng. Beri là một trong số các kim loại nhẹ có điểm nóng chảy cao nhất. Suất đàn hồi của
beri lớn hơn của thép khoảng 33%. Nó có độ dẫn nhiệt tốt, không nhiễm từ và kháng lại sự

tấn công của axit nitric đậm đặc. Ở điều kiện nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn beri kháng lại sự
ôxi hóa khi bị phơi ra trước không khí. Nhờ những đặc tính trên mà Be được dùng làm chất
phụ gia để chế tạo hợp kim có tính đàn hồi, bền, chắt không bị ăn mòn.
(4) sai. Phải trộn bột Mg với chất oxi hóa dùng để chiếu sáng ban đêm. Mg là kim loại có tính
khử mạnh, khi tiếp xúc với chất oxi hóa nó sẽ “cháy” và phát sáng.
Như vậy có 3 phát biểu đúng.
Câu 18: Đáp án C


T + Na dư → 0,25 mol H2
� n T  2n H 2  0,5mol � n NaOHdu  0, 74  0,5  0, 24mol



Có nNaOH phản ứng = nT = 0,5 mol ⇒ nNaOH dư = 0,74 – 0,5 = 0,24 mol
o

CaO,t
RCOONa + NaOH ���
� RH + Na2CO3

0,24
� M RH 

0,24 mol

10,56
 44 � R là C3H70, 24

⇒ m = (88 + 35,4 – 18).0,5 = 52,7 gam

Câu 19: Đáp án C
A đúng. Gang và thép đều là hợp kim của Fe với C.

Trang 11


B đúng. Trong đời sống, nhiều đồ vật bằng thép được mạ crom. Lớp mạ crom vừa có tác
dụng bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn, vừa tạo vẻ đẹp cho đồ vật. Thí dụ, bộ đồ ăn, dụng cụ
nhà bếp và những đồ vật khác được mạ crom.
C sai. Trong vỏ trái đất, nguyên tố có nhiều nhất là oxi. Kim loại có nhiều nhất là nhôm.
D đúng. Nguyên tắc để sản xuất thép từ gang là khử bớt C trong gang để tạo hợp kim có hàm
lượng Fe cao hơn, C thấp hơn.
Câu 20: Đáp án D
Khi 2 kim loại khác bản chất tiếp xúc nhau, do tác động của môi trường, tại nơi tiếp xúc sẽ
xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa. Trong đó, kim loại hoạt động hóa học mạnh đóng vai trò
anot và bị ăn mòn trước còn kim loại hoạt động hóa học yếu hơn đóng vai trò catot và tránh
bị ăn mòn.
Như vậy, để bảo vệ ống thép (dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khí đốt) bằng phương pháp điện hóa,
người ta gắn vào mặt ngoài của ống thép những khối kim loại kẽm. Khi đó kẽm sẽ bị ăn mòn
trước sắt và ống thép được bảo vệ.
Câu 21: Đáp án D
Na, Ca, K là những kim loại hoạt động hóa học mạnh, không điều chế được bằng phương
pháp thủy luyện, chỉ có Ag có thể điều chế được bằng phương pháp này.
Câu 22: Đáp án D
Nhận thấy lượng CO2 khi hấp thụ vào Ca(OH) 2 hình thành 2 muối CaCO 3: 0,5 mol,
Ca(HCO3)2
Để lượng kết tủa thu là lớn nhất thì lượng tối thiểu NaOH cần là 0,1 mol
Khi đó xảy ra phương trình : Ca(HCO3)2 + NaOH → NaHCO3 + CaCO3 + H2O
Chú ý nếu Ca(HCO3)2 + 2NaOH⇒ CaCO3 + Na2CO3 + H2O (khi đó lượng kết tủa thu được là
không đổi nhưng lượng NaOH cần dùng chưa phải là tối thiểu)

⇒ Ca(HCO3)2 = 0,1 mol ⇒ 
Với H = 75% ⇒ mtinh bột =

�n

CO2

 2n Ca(HCO3 )2  n CaCO3 0, 7 mol

0, 7.162
 75, 6 gam
2.0, 75

Câu 23: Đáp án C
A: NaHSO4

B: BaCl2

C: Na2CO3

Phương trình phản ứng:
- A tác dụng với B thì có kết tủa xuất hiện:
2 NaHSO4 + BaCl2 → BaSO4  + Na2SO4 + 2 HCl
- B tác dụng với C thì có kết tủa xuất hiện;
Trang 12


BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3  + 2 NaCl
- A tác dụng với C thì có khí thoát ra.
2 NaHSO4 + Na2CO3 → 2 Na2SO4 + CO2  + H2O

Câu 24: Đáp án C
(1) đúng. Muối dicromat có màu da cam tác dụng với NaOH chuyển thành muối cromat có
màu vàng.
Cr2O 72  2OH  � 2CrO 42  H 2 O
2
2
(2) đúng. Muối Cr2O7 hay Cr O 4 đều là chất oxi hóa mạnh, có khả năng oxi hóa nhiều chất

có tính khử.
(3) đúng. Kim loại cứng nhất là crom có độ cứng đạt 9. Crom còn chịu được ăn mòn và được
ứng dụng làm dao cắt kim loại.
(4) sai. Cr2O3 chỉ tan trong dung dịch NaOH đặc.
Câu 25: Đáp án D
Fe phản ứng với HCl và Cl2 cho 2 sản phẩm khác nhau.
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
o

t
2Fe + 3Cl2 ��
� 2FeCl3

Câu 26: Đáp án D
40,32

n O  0,9mol
n O2  n O3 
 1,8mol




22, 4
�� 2
� n O  4,5mol
Có: �
n

0,9mol

O

3
32n O2  48n O3  1,8.2.20  72gam

Đặt công thức chung cho hỗn hợp A là CnH2n+2+mNm
mmuối – mA = mHCl = 21,9x gam ⇒ 36,5.m.0,5x = 21,9x ⇒ m = 1,2
� %m NtrongA 

16,8
.100%  30,55% � n  2,5 � A : C 2,5H 8,2 N1,2
14n  20
o

t
C 2,5 H8,2 N1,2  9,1O ��
� 2,5CO 2  4,1H 2 O  0, 6N 2

� nA 

1
4,5

4,5
nO 
mol � m 
.55  27, 2gam
9,1
9,1
9,1

Câu 27: Đáp án B


BTKL
� m O2 =mchất rắn – mkim loại = 36 – 28 = 8 gam
Đốt cháy hỗn hợp: ���

� n O2 

Trang 13

8
 0, 25mol � n
32

e trao đổi (1)

 4n O2  1mol





Hỗn hợp kim loại + H2SO4 đặc, nguội, dư: ne trao đổi (2) = 2n SO2  2.

4, 48
=0,4mol
22, 4

Ở thí nghiệm này Al không phản ứng
⇒ 3nAl = ne trao đổi (1) – ne trao đổi (2) = 1 – 0,4 = 0,6 mol ⇒ nAl = 0,2 mol
⇒ %mAl =

0, 2.27
.100%  19, 29%
28

Câu 28: Đáp án A


Thí nghiệm 1:
n H  0, 02.(0, 4  2.0,3)  0, 02mol, n HCO   0, 006mol, n CO2  0, 012mol
3

3

Cho từ từ Y vào X:
CO32 
0, 012

H  � HCO3
0,012


HCO3 
0, 008


0, 012mol

H  � CO 2  H 2 O
0, 008

0, 008mol

Thí nghiệm 2: n KOH  0, 015mol, n BaCl2  0, 0375mol
Dung dịch Z chứa 0,01 mol HCO3 , 0,006 mol SO42 , 0,008 mol ClBa 2  HCO3  OH  � BaCO3  H 2 O
Ba 2  SO24 � BaSO 4

� m  mBaCO3 +mBaSO4  197.0,01  233.0, 006 =3,368gam
Câu 29: Đáp án C
6, 72
9
2, 24
 0,3mol, n H2 O   0,5mol, n N2 
 0,1mol
22, 4
18
22, 4



n CO2 




BTKL
���
� m O2  44.0,3  9  28.0,1  12, 2  12,8gam � n O2 



BTNTO
����
n O(X)  2.0,3  0,5  2.0, 4  0,3mol

12,8
 0, 4mol
32

 n C : n H : n O : n N = 0,3 :1: 0,3 : 0, 2  3:10 : 3 : 2
⇒ CTDGN của X là C3H10O3N2 ⇒ CTPT của X là C3H10O3N2


0,15 mol X + NaOH → dung dịch Y + khí làm xanh quỳ ẩm
⇒ CTCT của X: C3H7NH3NO3 ⇒ Khí Y là C3H7NH2
⇒ mY = 59.0,15 = 8,85 gam

Câu 30: Đáp án C
Trang 14


832, 2.10%
 2, 28mol

36,5



n HCl 



X + HCl → 2 khí thu được là CO2 và H2
4, 48

n CO  0,12mol
n CO2  n H 2 
 0, 2mol



22, 4
��
�� 2
n  0, 08mol

44n CO2  2n H 2  13, 6.2.0, 2  5, 44g � H2

n FeCO3  0,12mol


� � BTe
���� n Fe  n H2  0, 08mol




X + HNO3 → NO + CO2
� n NO 

7,168
 0,12  0, 2mol
22, 4

BTe
���
2.0,08  n FeO  0,12  n CrO  2n NO  0, 6mol � n FeO  n CrO  0, 24mol



BTNT
���
� n NO (m)  n Cl (m)  n Fe  n FeO  n FeCO3  n CrO
3

� n NO (m)  2, 28  0, 08  0,12  0, 24  2, 72g � m KL(X)  212, 68  62.2, 72  44, 04g
3

n O(X) 

1
2, 28
n Cl  (n Fe  n FeCO3 ) 
 (0, 08  0,12)  0,94mol
2

2

� m X  44, 04  16.0,94  60.0,12  66, 28g
� %m Fe  FeCO3 

56.0, 08  116.0,12
.100%  27, 76%
66, 28

Câu 31: Đáp án C


X, Y, Z đều phản ứng được với dung dịch NaOH ⇒ X, Y, Z có chức -COO-



X, Z đều không phản ứng với kim loại Na ⇒ X, Z là este.



X + H2SO4 loãng → sản phẩm tham gia phản ứng tráng bạc.
⇒ X là este của axit fomic: HCOOC2H5
⇒ Z là CH3COOCH3



Y là axit có công thức: C2H5COOH

Câu 32: Đáp án A
Ba(OH) +2HCl →BaCl2+2H2O

Ba[Al(OH)4]2+2HCl→ BaCl2+ 2Al(OH)3 + 2H2O
Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 +3H2O


Thêm 0,1 mol HCl thì bắt đầu xuất hiện kết tủa

Trang 15


�x


1
0,1
n HCl 
 0, 05mol
2
2

Thêm 0,7 mol HCl thì thu được 0,2 mol Al(OH)3, kết tủa đã bị hòa tan một phần
� n HCl  2x  2y  3(2y  0, 2)  0,7mol � y  0,15mol

Câu 33: Đáp án A
A sai. Anilin có vòng thơm hút e của N làm tính bazo của N giảm mạnh nên anilin có tính
bazo yếu hơn amoniac.
B đúng. Anilin có khả năng phản ứng với brom nên làm mất màu nước brom

C đúng. Anilin có tính bazo yếu, không làm đổi màu quỳ tím.
D đúng. Ở điều kiện 0 – 50C:



C6H5NH2 + NaNO2 +2HCl → C6H5N �N Cl  NaCl  2H 2O

Ở điều kiện thường:
C6H5NH2 + HNO2 → C6H5OH + H2O + N2
Câu 34: Đáp án D


Dung dịch sau phản ứng chứa muối và ancol ⇒ NaOH phản ứng hết
⇒ nancol phản ứng = 80%.0,24 = 0,192 mol
⇒ Số mol H2O tạo thành ở phản ứng ete hóa = 0,096 mol
BTKL
���
�m

� M ancol 


ancol phản ứng

 5, 088  18.0, 096  6,816g

6,816
 35,5 � 2 ancol là CH3OH và C2H5OH.
0,192

E + O2 → 0,66 mol H2O  n H(E) =1,32mol
n O(E)  2n NaOH  0, 48mol � n C(E) 

16,92  16.0, 48  1,32

 0, 66mol
12

⇒ E gồm các este no, đơn chức, mạch hở.


Số C trung bình 
⇒ X là HCOOCH3

Trang 16

n CO2
nE



0, 66
 2, 75
0, 24




Đặt số mol của X, Y, Z lần lượt là x, y, z.
Xét 2 trường hợp:



Trường hợp 1: Y và Z đều có dạng RCOOC2H5.
�x  y  z  0, 24

�x  0,18

��
�32x  46.(y  z)
 35,5 �y  z  0, 06

0, 24

� n CO2  2.0,18  n.0, 06  0, 66 � n  5 � Y và Z trùng nhau ⇒ Loại.



Trường hợp 2: Y là RCOOC2H5 (0,06 mol) và Z là RCH2COOCH3.
⇒ x + z = 0,18 mol
mkhí = 2x + (R + 1).0,06 + (R + 15).z = 2,25.4.0,24 = 2,16
⇒ (R + 1).0,06 + Rz + 13z = 1,8 ⇒ (R + 1).0,06 < 1,8 ⇒ R < 29
⇒ R là CH3
60x  88.(0, 06  z)  16,92

�x  0,15
��

n CO2  2x  4.(0, 06  z)  0, 66mol �
z  0, 03

� %m X 

60.0,15
.100%  53,19%
16,92


Câu 35: Đáp án B


Có n O 

22, 063%.(16, 48  3,1)
 0, 27mol
16

Quy đổi Y tương đương với hỗn hợp gồm Al (x mol), Cr (y mol), O (0,27 mol).
⇒ 27x + 52y = 19,58 – 16.0,27 = 15,26 g
x
 0, 09mol � x  0,18 � y  0, 2
2



Phần 1: n NaOH 



Phần 2: n H2O  n O 

0, 27
 0,135mol
2

BTNTH
����

n HCl  2n H2O  2n H2  2.0,135  2.0,12  0,51mol


Al3 : 0, 08mol
� 2
Cr : tmol

� Z : � 3
� 3.0, 09  2t  3.(0,1  t)  0,51
Cr
:
(0,1

t)mol


Cl : 0,51mol

⇒ t = 0,06 ⇒ a = 0,51 + 0,09 + (0,1 – 0,06) = 0,64
Câu 36: Đáp án A

Trang 17




Giả sử có x mol NaOH phản ứng với 15,05 gam X ⇒ Số mol ancol ROH tạo thành là
x.
Áp dụng bảo toàn khối lượng có: 15,05 + 40x = 16,45 + (R + 17)x
⇒ 23x = 1,4 + Rx ⇒ R < 23 ⇒ R = 15 (Ancol là CH3OH)




(X, Y, Z) + 0,3 mol KOH → 2 muối + 3 ancol cùng số mol
⇒ X, Y, Z tạo bởi 3 ancol khác nhau, n X  n Y  n Z  amol
nKOH = a + 2a + 2a = 5a = 0,3 mol ⇒ a = 0,06



Y có cùng số nguyên tử C với X và là este 2 chức
⇒ CTCT của Y là HCOOCH2CH2OCOH



Z có thể tạo bởi axit là HCOOH, CH2=CHCOOH. Z hơn kém Y 14 đvC, tức là hơn
kém Y 1 nhóm –CH2
⇒ Z tạo bởi axit HCOOH và ancol 2 chức, có 3 C: (HCOO)2C3H6



Khối lượng muối tạo thành: m  m HCOOK  m CH 2  CHCOOK
� m  84.(0, 06.2  0, 06.2)  110.0, 06  26, 76gam gần với giá trị 28 nhất

Câu 37: Đáp án C
A. Glu-Gly-Gly: có 3 nguyên tử N trong phân tử.
B. Tơ nitron: [CH2CH(CN) ]n có n nguyên tử N trong phân tử.
C. Lysin: H2N(CH2)4CH(NH2)COOH có 2 nguyên tử N trong phân tử.
D. Metylamoni clorua: CH3NH3Cl có 1 nguyên tử N trong phân tử.
Đáp án C. HOOC(CH2)3CH(NH2)CONHCH2CONHCH2COOH
Câu 38: Đáp án D



Tơ visco và tơ axetat: bán tổng hợp từ xenlulozơ.



Olon: Tơ điều chế bằng phản ứng trùng hợp CH2=CH-CN.



Enang: Tơ điều chế bằng phản ứng trùng ngưng H2N(CH2)6COOH



Nilon-6,6: Điều chế bằng phản ứng trùng ngưng HOOC(CH 2)4COOHvới
H2N(CH2)6NH2 .
Vậy có 2 tơ điều chế bằng phản ứng trùng ngưng

Câu 39: Đáp án C


M có hóa trị 2 và số mol lớn hơn Al
⇒ Hóa trị trung bình của X < 2,5
� nX 

Trang 18

2
1, 08
n H2  0, 042mol � M X 

 25, 71  27
2,5
0,042


⇒ Chứng tỏ M có nguyên tử khối < 25,71 ⇒ M là Mg ⇒ B sai.


27n Al  24n Mg  1, 08g

n Al  0, 02mol


��
� D sai

n Mg  0, 0225mol
3n Al  2n Mg  2n H2  0,105mol �




%m Al 



n HCl  n AgCl 

27.0, 02
.100%  50% � C đúng

1, 08
17,9375
0,125
 0,125mol � C M(HCl) 
 1, 25M � A sai
143,5
0,1

Câu 40: Đáp án B
Cách 1


Ta có tỷ lệ nA:nB  0,29 : 0,18 = 29 : 18
⇒ Tổng số đơn vị amino axit là bội số của (29 + 18) = 47.



Gọi số gốc amino axit của X, Y, Z lần lượt là x, y, z và số mol tương ứng là 2k, 3k, 4k.
⇒ 2xk + 3yk + 4zk = nA+ nB = 0,29 + 0,18 = 0,47mol ⇒ k.(2x + 3y + 4z) = 0,47 mol



x + y + z = 16 + 3 = 19  19.2 = 38 < 2x + 3y + 4z < 19.4 = 76
⇒ Tổng số đơn vị amino axit bằng 47 ⇒ k = 0,01



Có n H2O   x  1 .2k + y  1 .3k + z  1 .4k  0, 47 – 9.0, 01  0,38 mol
 0, 29M A  0,18M B  35,97  18.0,38  42,81gam
 MA=75 (A là H2NCH2COOH), MB=117 (B là (CH3)2CHCH(NH2)COOH)




Lượng sản phẩm đốt cháy hỗn hợp T và 0,38 mol H 2O cũng tương đương với lượng
sản phẩm khi đốt cháy 0,29 mol Gly (A) và 0,18 mol Val (B).
⇒ Đốt cháy 35,97 gam T cho n CO 2  0, 29.2 +0,18.5  1, 48mol


m
0, 74 1
0,38
0, 29
0,18

 �a
 2,5.
 5,5.
� a  0, 6675
35,97 1, 48 2
2
2
2

Cách 2: Gọi số aa trong mối peptit X, Y, Z là: a1, a2, a3
X : 2x

0, 47

��
Y : 3x � 2x.a1  3x.a 2  4x.a 3  0, 47mol � 2.a 1  3.a 2  4.a 3 

x
�Z : 4x

� x  0, 01 � 2.a 1  3.a 2  4.a 3  47(1)
(a1  1)  (a 2  1)  (a 3  1)  16 � a1  a 2  a 3  19(2)

Trang 19


a3  2
a3  3




���
� a 2  2.a 3  9 � �
a 2  5 hoặc �
a 2  3 (loại)


a1  12
a1  10


(1)(2)

a3  2
(X)12 : 0, 02





a 2 �����
5
35,97.g.T.
 �
(Y)5 : 0, 03
Với �


a1  12
(Z) 2 : 0, 04



0,38.mol.H 2 O

A : Cn H 2n 1O 2 N : 0, 29mol


B : C m H 2m 1O 2 N : 0,18mol


n2

4, 06n  2,52m  20, 72 � 4, 06  20, 72 � n  5,1 � �
m5

Bài toán chia hai phần không bằng nhau .

35,97.g.T � CO 2 :1, 48mol � H 2O :1,335mol �


�� a  0, 6675mol
m.g.T
��

CO
:
0,
74mol

H
O
:
a.mol

2
2
Chú ý: Cũng bài toán trên nếu hỏi như sau:
Hỗn hợp T gồm ba peptit mạch hở X, Y, Z có tỉ lệ mol tương ứng là 2:3:4. Thủy phân hoàn
toàn 35,97 gam T thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 0,29 mol A gam và 0,18 mol B. Biết tổng
số liên kết peptit trong ba phân tử X, Y, Z bằng 16, A và B đều là aminoaxit no, có 1 nhóm –
NH2 và 1 nhóm –COOH trong phân tử. Nếu đốt cháy 4x mol X hoặc 3x mol Y đều thu được
số mol CO2 bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp T thu được N2, 0,74 mol CO2 và a
mol H2O. Giá trị

V
gần nhất là
a


A. 3,97

B. 3,94

Giải: Làm ngắn gọn như sau: A:B 29:18
2X + 3Y + 4Z → 29A + 18B - 38H2O
0,29

0,38

0,29A + 0,18B = 35,97 + 0,38.18 = 42,81
A = 75  C2H5NO2 : B=117  C5H11NO2
V
22, 4.(0, 29  0,18) : 2

�3,94
a 2,5.0, 29  5,5.0,18  0,38

Trang 20

C. 3,96

D. 3,9



×