Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

ĐỀ THI GIỮA HỌC KỲ I GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 TRẮC NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.69 KB, 7 trang )

TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC
NĂM HỌC : 2014 – 2015

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
MÔN : GDCD 10 THỜI GIAN : 45 phút

Đề: A
1. Phương pháp luận siêu hình xem xét sự vật hiện tượng:
A. Trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng.
B. Một cách phiến diện,không vận động.
C. Trong sự vận đông ,phát triển không ngừng.
D. 2 câu A,C đúng.
2. Câu nào sau đây thể hiện cho quan điểm của thế giới quan Duy vật:
A. Sống chết có mệnh, giàu sang có trời.
B. Gieo gió gặt bão.
C. Thông minh vốn sẵn tính trời.
D. Cha mẹ sinh con trời sinh tính.
3. Năm hình thức vận động của vật chất :
A. Cơ học-vật lý-nhiệt- hóa học.
B. Sinh học- cơ học-xã hội - hóa học-vật lý.
C. Vật lý-điện- xã hội – cơ hội – hóa học.
D. Cơ học – vật lý – hóa học – sinh học – xã hội.
4. Quan niệm cho rằng ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên, sản
sinh ra vạn vật, muôn loài sau đó mới có con người thuộc thế giới quan của trường
phái triết học nào ?
A. Duy vật.
B. Duy tâm.
C. Nhị nguyên luận.
D. Nhất nguyên luận.
5. Chọn phương án thích hợp điền vào chỗ trống: “... là phương pháp xem xét sự vật
hiện tượng trong trạng thái cô lập, tĩnh tại không liên hệ, không phát triển, bề ngoài,


hình thức, và thường một cách không rõ ràng”.
A. Phương pháp luận lôgic.
B. Phương pháp luận biện chứng.
C. Phương pháp luận siêu hình.
D. Phương pháp thống kê.
6. Ở các ví dụ sau, ví dụ nào thuộc kiến thức triết học ?
A. Trong một tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh
góc vuông.
B. Mọi sự vật hiện tượng đều có quan hệ nguyên nhân và hệ quả.
C. Cạnh tranh là một quy luật tất yếu của mọi nền sản xuất hàng hoá.
D. Không có sách thì không có kiến thức, không có kiến thức thì không có CNXH.
7. Thế giới quan Duy tâm cho rằng, ý thức là cái ….. và là cái sản sinh ra giới tự
nhiên, con người.
1


A. Có sau.
B. Có trước.
C. Có sẵn.
D. Quan trọng.
8. Sự biến hoá nào sau đây được coi là sự phát triển?
A. Sự biến hoá của sinh vật từ đơn bào đến đa bào.
B. sự thoái hoá của một loài động vật.
C. Sự tụt lùi của nền kinh tế.
D. Một con người già cỗi rồi chết đi.
9. Những quy luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động và phát triển của giới tự
nhiên, đời sống xã hội và lĩnh vực tư duy là đối tượng nghiên cứu của :
A. Triết học.
B. Sử học.
C. Toán học.

D. Vật lí.
10. Theo nghĩa rộng, toàn bộ thế giới vật chất là:
A. Giới tự nhiên.
B. Xã hội nói chung.
C. Xã hội loài người.
D. Giới tự nhiên và xã hội loài người.
11. Theo thế giới quan Duy Tâm, toàn bộ thế giới là do:
A. Do con người tạo ra.
B. Do vụ nổ Big Bang (thuyết của Stephen Hawking).
C. Do Thượng đế tạo ra, thế lực mà con người khó biết hết được.
D. Do tự nó vốn có, không ai sáng tạo ra cả.
12. Khuynh hướng tất yếu của quá trình phát triển là:
A. Sự thay đổi trạng thái của sự vật hiện tượng.
B. Cái tiến bộ thay thế cho cái lạc hậu.
C. Cái mới thay thế cái cũ.
D. Cả B và C đều đúng.
13. Mâu thuẫn triết học là
A. Hai mặt đối lập ràng buộc nhau, tác động nhau.
B. Hai mặt đối lập thống nhất với nhau.
C. Hai mặt đối lập đấu tranh với nhau.
D. Cả ba ý trên.
14. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng cách nào ?
A. Sự thương lượng giữa các mặt đối lập.
B. Sự điều hoà mâu thuẫn.
C. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
D. Cả ba ý trên.
15. “Cách thức chung nhất để đạt được mục đích đề ra” gọi là gì ?
2



A. Phương hướng.
B. Phương pháp.
C. Công cụ.
D. Phương tiện.
16. Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo ……….. từ thấp
đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra
đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hâu.
A. Chiều hướng cân bằng.
B. Chiều hướng thụt lùi.
C. Chiều hướng tiến lên.
D. Chiều hướng bình thường.
17. Khẳng định nào sau đây là đúng nhất:
A. Vận động chỉ là vận động cơ giới.
B. Vận động bao gồm cả vận động hóa học và sinh học.
C. Vận động là mọi sự thay đổi – biến đổi nói theo cách chung nhất.
D. Vận động là phương thức sống của giới sinh vật.
18. Sự biến đổi, thay thế các xã hội trong các thời kỳ lịch sử từ chế độ nguyên thủy
đến chế độ nô lệ, phong kiến, tư bản là hình thức vận động gì ?
A. Vật lý.
B. Hóa học.
C. Sinh học.
D. Xã hội.
19. Sự dao động của “con lắc” thuộc hình thức vận động cơ bản nào của thế giới vật
chất?
A. Vận động vật lý.
B. Vận động xã hội.
C. Vận động sinh học.
D. Vận động hóa học.
20. Cây ra hoa kết trái thuộc hình thức vận động nào ?
A. Hoá học.

B. Sinh học.
C. Vật lý.
C. Cơ học.
21. Dạng vận động nào sau đây được xem là phát triển ?
A. Kim đồng hồ quay.
B. Các điện tích chuyển động theo một hướng.
C. Loài người từ Xã hội Nguyên thủy đến Xã hội Tư bản.
D. Tàu hỏa đi từ Hà Nội đến Đà Nẵng.
22. Vận động là ………….nói chung của các sự vật và hiện tượng trong thế giới tự
nhiên và đời sống xã hội:
A. Sự đứng im.
B. Sự biến đổi.
3


C. Sự khép kín.
D. Sự biến đổi theo hướng tích cực, đi lên.
23. Mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên và xã hội
là:
A. Sự phát triển.
B. Sự vận động.
C. Mâu thuẫn.
D. Sự đấu tranh.
24. Khi nói đến mâu thuẫn, ta cần phải xem xét trên các phương diện:
A. 2 mặt đối lập, sự thống nhất trong 1 chỉnh thể.
B. 2 mặt đối lập, sự thống nhất trong 1 chỉnh thể, sự đấu tranh.
C. Chỉ có sự đấu tranh.
D. Chỉ có các mặt đối lập.
25. Vận động viên điền kinh chạy trên sân vận động thuộc hình thức vận động nào ?
A. Xã hội.

B. Cơ học.
C. Vật lý.
D. Sinh học.
26. Trong giới tự nhiên, phát triển được biểu hiện như thế nào ?
A. Từ vô cơ đến hữu cơ.
B. Từ hữu cơ đến vật chất sống.
C. Từ thực vật đến động vật.
D. Tất cả các phương án trên.
27. Sự tác động theo xu hướng nào thì được gọi là sự đấu tranh của các mặt đối lập?
A. Tách rời lẫn nhau.
B. Nương tựa nhau.
C. Đấu tranh - bài trừ nhau.
C. Cả ba phương án trên.
28. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nhận định nào sau đây là
không đúng?
A. Phát triển chỉ là một trường hợp cá biệt của vận động.
B. Phát triển chỉ khái quát xu hướng vận động của các sự vật.
C. Phát triển là sự vận động thụt lùi.
D. Phát triển là xu hướng vận động đi lên nói chung của các sự vật mang tích cực.
29. Thành ngữ nào sau đây nói về mâu thuẫn :
A.Yêu nên tốt ghét nên xấu.
B. Dĩ hòa vi quý.
C. Tích tiểu thành đại.
D. Tre già măng mọc.
30. Vấn đề cơ bản của Triết học là :

4


A. Quan hệ giữa tinh thần và thể chất.

B. Quan hệ giữa lí luận và thực tiễn.
C. Quan hệ giữa vật chất và ý thức.
D. Quan hệ giữa Thượng đế - con người.
31. Câu nào sau đây thể hiện cho thế giới quan Duy tâm:
A. Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén.
B. Gieo nhân nào gặp quả nấy.
C. Trời cho hơn lo làm.
D. Sai một li đi một dặm.
32. Thế giới quan Duy vật cho rằng:
A. Ý thức sẽ quyết định mọi biến đổi của vật chất.
B. Ý thức có trước, ý thức sản sinh ra vật chất.
C. Thượng đế tạo ra tất cả.
D. Vật chất có trước và vật chất quyết định ý thức.
33. Luận điểm nào dưới đây thuộc thế giới quan duy tâm ?
A. Chúa tạo ra vũ trụ vạn vật.
B. Vật chất là nguồn gốc của vũ trụ, vạn vật.
C. Nước biểu hiện sự sống.
D. Nguyên tử là nguồn gốc của vật chất.
34. “Bói ra ma, quét nhà ra rác” là quan điểm của thế giới quan nào ?
A. Duy vật.
B. Duy tâm.
C. Nhị nguyên luận.
D. Nhất nguyên luận.
35. Phương pháp luận là gì ?
A. Cách thức đạt được mục đích đề ra.
B. Cách thức hiểu biết về thế giới.
C. Lý luận, học thuyết về phương pháp tìm hiểu về thế giới.
D. Bàn luận về phương pháp.
36. Sự vận động theo hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ
kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn là:

A. Sự tăng trưởng.
B. Sự phát triển.
C. Sự tiến hoá.
D. Sự tuần hoàn.
37. Quan niệm nào sau đây phản ánh thế giới quan Duy vật ?
A. Bà Nữ Oa dùng bùn vàng nặn ra con người và thổi vào đó sự sống.
B. Tổ tiên của loài người là ông Adam và bà Eva.
C. Con người là sản phẩm của sự phát triển lâu dài của giới sinh vật đã tiến hóa hàng
triệu năm.
D. Tất cả đều sai.

5


38. Trong các câu sau, câu nào thể hiện yếu tố siêu hình ?
A. Nước chảy đá mòn.
B. Tất cả mọi sự vật hiện tượng đều vận động.
C. Không có lửa làm sao có khói.
D. Trời sinh voi, sinh cỏ.
39. Phương pháp luận biện chứng:
A. Xem xét sự vật hiện tượng một cách rời rạc, không rõ ràng, phiến diện.
B. Trong mối quan hệ ràng buộc giữa chúng, vận động phát triển không ngừng.
C. Xem xét một cách mơ hồ, chung chung, bề ngoài, hay đổ tại ý trời.
D. Tất cả đều đúng.
40. Truyện “thầy bói xem voi” đại diện cho những người có quan điểm:
A. Duy tâm.
B. Duy vật.
C. Bất khả tri.
D. Duy linh.


6


SỞ GD&ĐT TP.HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10
TP.Hồ Chí Minh, Ngày
tháng 10 năm 2014
Điểm

Lời phê

Họ và tên:………………………………..
Lớp:

Đề:

PHIẾU TRẢ LỜI
Hãy chọn phương án đúng nhất bằng cách ghi phương án (A-B-C-D) vào các khung của ô đáp án.

Câu hỏi
Câu 1.
Câu 2.
Câu 3.
Câu 4.
Câu 5.
Câu 6.
Câu 7.

Câu 8.
Câu 9.
Câu 10.

Đáp án

Câu hỏi

Đáp án

Câu hỏi

Câu 11.
Câu 12.
Câu 13.
Câu 14.
Câu 15.
Câu 16.
Câu 17.
Câu 18.
Câu 19.
Câu 20.

Câu 21.
Câu 22.
Câu 23.
Câu 24.
Câu 25.
Câu 26.
Câu 27.

Câu 28.
Câu 29.
Câu 30.

Đáp án

Câu hỏi
Câu 31.
Câu 32.
Câu 33.
Câu 34.
Câu 35.
Câu 36.
Câu 37.
Câu 38.
Câu 39.
Câu 40.

Hết

Thí sinh không được xem tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
7

Đáp án



×