Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Nâng cao năng lực tư duy cho học sinh THPT qua dạy học phần công dan với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học chương trình giáo dục công dân lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.3 KB, 96 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
----------------

LÊ THỊ HỒNG

NÂNG CAO NĂNG LỰC TƯ DUY CHO HỌC SINH THPT
QUA DẠY HỌC PHẦN "CƠNG DÂN VỚI VIỆC HÌNH
THÀNH THẾ GIỚI QUAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN KHOA
HỌC" CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC CƠNG DÂN LỚP 10
(QUA KHẢO SÁT MỘT SỐ TRƯỜNG THPT Ở THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN)

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
CHÍNH TRỊ
MÃ SỐ: 60.14.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN LƯƠNG BẰNG

NGHỆ AN - 2011


2

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.



Tác giả luận văn
Lê Thị Hồng


3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................5 - 10
NỘI DUNG ..........................................................................................11 - 90
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NÂNG
CAO NĂNG LỰC TƯ DUY CHO HỌC SINH THPT QUA DẠY HỌC
PHẦN "CƠNG DÂN VỚI VIỆC HÌNH THÀNH THẾ GIỚI QUAN,
PHƯƠNG PHÁP LUẬN KHOA HỌC" CHƯƠNG TRÌNH GDCD LỚP
10 .................................................................................... 11 - 39
1.1. Cơ sở lý luận của việc nâng cao năng lực tư duy cho học sinh
THPT qua dạy học phần "Cơng dân với việc hình thành thế giới quan, phương
pháp luận khoa học" chương trình GDCD lớp 10 ..........................................11
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc nâng cao năng lực tư duy cho học sinh
THPT qua dạy học phần "Cơng dân với việc hình thành thế giới quan, phương
pháp luận khoa học" chương trình GDCD lớp 10 .........................................29
Chương 2: THỰC NGHIỆM DẠY HỌC PHẦN "CƠNG DÂN VỚI
VIỆC HÌNH THÀNH THẾ GIỚI QUAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN KHOA
HỌC" CHƯƠNG TRÌNH GDCD LỚP 10..........................................40 - 72
2.1. Chuẩn bị thực nghiệm ..................................................................40
2.2. Nội dung thực nghiệm .................................................................41
Chương 3: QUY TRÌNH VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
TƯ DUY CHO HỌC SINH THPT QUA DẠY HỌC PHẦN "CƠNG DÂN
VỚI VIỆC HÌNH THÀNH THẾ GIỚI QUAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN
KHOA HỌC" CHƯƠNG TRÌNH GDCD LỚP 10 ............................73 - 90
3.1. Quy trình nâng cao năng lực tư duy cho học sinh qua dạy học phần

"Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học"
chương trình GDCD lớp 10 ..........................................................................73


4
3.2. Giải pháp nâng cao năng lực tư duy cho học sinh THPT thông qua
dạy học phần "Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận
khoa học" chương trình GDCD lớp 10 ..........................................................79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................93
PHỤ LỤC......................................................................................................95


5
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CNDVBC

:

Chủ nghĩa duy vật biện chứng

CNTT

:

Công nghệ thông tin

GV

:


Giáo viên

GDCD

:

Giáo dục công dân

HS

:

Học sinh

KL

:

Kết luận

NX

:

Nhận xét

PPL

:


Phương pháp luận

SGK

:

Sách giáo khoa

SGV

:

Sách giáo viên

SVHT

:

Sự vật, hiện tượng

TL

:

Trả lời

TBCN

:


Tư bản chủ nghĩa

THCS

:

Trung học cơ sở

THPT

:

Trung học phổ thơng

TGVC

:

Thế giới vật chất

VD

:

Ví dụ


6
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Phát triển tư duy của học sinh bao giờ cũng được coi là một trong những
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các nhà trường THPT hiện nay. Dạy học và
phát triển năng lực tư duy cho học sinh có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong
q trình dạy học có sự biến đổi thường xuyên về số lượng và chất lượng nội
dung dạy học, biến đổi và phát triển các năng lực của người học. Cùng với
những biến đổi đó, những năng lực tư duy của học sinh cũng phát triển. Trong
quá trình nắm tri thức, học sinh phải xây dựng hệ thống hành động trí tuệ sao
cho phù hợp với hệ thống những tri thức đó. Đối với phần một chương trình
GDCD lớp 10, là những kiến thức triết học, nên phần này đóng vai trị hết sức to
lớn trong việc phát triển năng lực tư duy cho các em học sinh. Do vậy, trong q
trình dạy học vai trị của người giáo viên rất quan trọng trong việc định hướng,
giúp đỡ các em tiếp cận những tri thức triết học để nâng cao năng lực tư duy cho
học sinh.
Tư duy và năng lực tư duy là vấn đề liên quan đến khả năng trí tuệ của con
người. Và nó có tác dụng to lớn đối với quá trình dạy học. Nếu quá trình dạy học
bằng mọi cách phát triển tư duy và năng lực tư duy thì sẽ tạo tiềm lực to lớn cho
nâng cao chất lượng Giáo dục Đào tạo, là nguồn lực cho dạy học phát triển.
Việc dạy học đi trước việc phát triển trí tuệ và kéo trí tuệ phát triển theo.
Hướng dẫn tư duy học sinh trong q trình dạy học chính là kích thích và tổ chức
hoạt động phân tích - tổng hợp của học sinh trong lĩnh hội tri thức. Đối với việc
dạy học, khơng chỉ có ý nghĩa về mặt tư duy, mặt trí dục mà cịn có ý nghĩa sâu
sắc đến việc hình thành nhân cách của học sinh. Qua dạy học GDCD, giáo viên sử
dụng các thủ thuật sư phạm sẽ phát huy được những đức tính quý báu của học sinh
như tính mục đích, lịng ham hiểu biết, tính kiên trì, óc phê phán và tư duy linh
hoạt, có phương pháp sáng tạo trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.


7
Nghị quyết lần thứ 2 Ban Chấp hành TW Đảng Khoá VII khẳng định: Phải

đổi mới phương pháp giáo dục - đạo tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn
luyện thành nếp tư duy sáng tạo cho người học, từng bước áp dụng các phương
pháp tiên tiến hiện đại vào quá trình dạy học.
Tiếp đến Nghị quyết lần thứ 4 Ban Chấp hành TW Đảng khoá VII đã xác
định: Phải khuyến khích tự học, áp dụng phương pháp dạy học hiện đại để bồi
dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề.
Định hướng trên đây của Đảng và Nhà nước nhấn mạnh nhiệm vụ của
Giáo dục - Đào tạo nói chung, và dạy học GDCD nói riêng là phải phát huy tính
tích cực, khả năng tự học, tư duy sáng tạo của học sinh.
Hiện nay, chúng ta đang thực hiện đổi mới Giáo dục - Đào tạo; lấy học
sinh làm trung tâm, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Khắc phục
tình trạng "đọc chép" tạo ra lối tư duy máy móc, giáo điều, dễ nhàm chán, làm
thui chột năng lực tư duy sáng tạo ở người học. Như vậy, rõ ràng nâng cao năng
lực tư duy cho học sinh là vấn đề cần được chú trọng trong quá trình dạy và học.
Đối với dạy học phần "Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp
luận khoa học" chương trình GDCD lớp 10 giúp các em có khả năng tư duy chủ
động, sáng tạo, linh hoạt để có thể giải quyết các nhiệm vụ học tập ở các bộ môn
khác, cũng như các vấn đề nảy sinh xung quanh cuộc sống của học sinh.
Hiện nay, nâng cao năng lực tư duy cho học sinh qua dạy học môn GDCD
nói chung và phần một kiến thức lớp 10 nói riêng cịn nhiều hạn chế. Có nhiều
ngun nhân, do năng lực của cá nhân người giáo viên, do môn học này không thi
tốt nghiệp; cho nên dễ nảy sinh trong tư tưởng của các em lơi là, không chú trọng
môn học. Làm sao khắc phục được những hạn chế đó, làm cho bộ mơn GDCD
phát huy được vai trị phát triển tư duy của học sinh là một yêu cầu cấp thiết.
Thực tế đó địi hỏi nghệ thuật sư phạm và năng lực chuyên môn của giáo
viên GDCD; muốn giải quyết được những mâu thuẫn đó cần phải xác định đúng
đắn vai trị, vị trí của bộ mơn giáo dục cơng dân, trong đó có phần triết học cực


8

kỳ quan trọng trong việc nâng cao năng lực tư duy cho học sinh, từ đó tìm ra các
giải pháp, chủ trương, nội dung, phương pháp trong dạy học, cũng như những
điều chỉnh trong chính sách của Đảng và Nhà nước để tương xứng với vị trí của
bộ mơn trong hệ thống giáo dục nước nhà.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề tư duy và năng lực tư duy liên quan đến tư tưởng và nguồn trí tuệ
con người, khơng chỉ được nghiên cứu ở phương diện Triết học, mà còn được
nghiên cứu ở nhiều phương diện khác: Khoa học quản lý, Giáo dục và Đào tạo,
nghiên cứu các môn khoa học cụ thể như tâm lý học... đã có nhiều cách tiếp cận
và nghiên cứu, và là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều khoa học nghiên cứu
trong và ngoài nước.
Trên thế giới, đề tài này đã trở thành mối quan tâm của nhiều học giả, tiêu
biểu là: M. N sacdacôp với tác phẩm "Tư duy học sinh", NXB Hà Nội năm 1970;
N. X Laytex với cuốn sách "Năng lực trí tuệ và lứa tuổi", gồm 2 tập, NXB Giáo
dục năm 1980. Tuy nhiên, những cuốn s

×