Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

KE HOACH ON THI TN THPT QUOC NHOM VAN 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.75 KB, 11 trang )

TRƯỜNG THPT CÁT BÀ
TỔ KHXH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Cát Hải, ngày 01 tháng 4 năm 2018

KẾ HOẠCH ÔN THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA
Năm học 2017- 2018
Nhóm : Ngữ văn
- Căn cứ KH, nhiệm vụ năm học 2017 - 2018;
- Căn cứ Thông tư 04/2018/TT-BGDĐT về sửa đổi Quy chế thi trung học phổ thông
quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông kèm theo Thông tư số 04/2017/TTBGDĐT ngày 25 tháng 1 năm 2017 Ban hành quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt
nghiệp THPT;
- Căn cứ kế hoạch số 10/KH-BGH của trường THPT Cát Bà v/v thực hiện nhiệm vụ
năm học 2017 - 2018;
- Căn cứ vào đặc điểm, năng lực học tập của học sinh lớp 12 trường THPT Cát Bà, và
kế hoạch ôn thi THPT của BGH Nhà trường THPT Cát Bà, nhằm chuẩn bị tốt cho học sinh về
kiến thức, kỹ năng và tâm lý khi bước vào kỳ thi THPT quốc gia năm 2018.
Nhóm Văn xây dựng KH ôn thi THPT Quốc Gia năm học 2017 – 2018 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Giúp học sinh hệ thống hoá lại những kiến thức đã học của môn Ngữ văn trong toàn
bộ năm học của lớp 12.
- Giúp học sinh giải quyết tốt hai phần trong cấu trúc đề thi trung học phổ thông Quốc
gia môn ngữ văn;
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc - hiểu, phân tích đề, lập dàn ý, viết đoạn văn và
viết hoàn chỉnh một bài văn nghị luận văn học;
- Học sinh tránh được những lỗi của một bài văn tổng hợp.
2. Yêu cầu
- Về phía giáo viên:


+ Xây dựng kế hoạch ôn tập, giáo án ôn thi ( trước 1 tuần), đề cương ôn tập hợp lí, và
đặc biệt phải phù hợp với đối tượng học sinh trường THPT Cát Bà.
+ Tiến hành ôn tập và hướng dẫn học sinh ôn tập theo thời gian và kế hoạch đã thống
nhất, chú ý bám sát đối tượng học sinh.
- Về phía học sinh:
+ Chủ động ôn tập kiến thức do giáo viên đề ra;
+ Mỗi học sinh cần tìm cho mình một phương pháp học tập phù hợp, tích cực rèn luyện
kĩ năng đọc hiểu, kĩ năng làm văn, cố gắng đến mức cao nhất để đạt kết quả tốt.
+ Chủ động và tích cực làm đề cương ôn tập
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:

1


1. Thuận lợi:
* Giáo viên:
- Nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường
- Được sự giúp đỡ, hướng dẫn của đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong việc ôn thi
tốt nghiệp
- Các đồng chí trong nhóm đều có sự nhiệt tình, tìm tòi, sáng tạo, trách nhiệm cao
trong công việc và có nhiều năm ôn thi.
* Học sinh:
- Phần lớn có ý thức tốt.
- Đa số các em xác định được mục đích và kl,klo`có ý thức trong ôn tập.
* Cơ sở, vật chất: Phòng học đảm bảo ánh sáng, chỗ ngồi cho học sinh
2. Khó khăn:
- Học sinh đăng ký thi nhiều nhưng đa số đều là học sinh yếu, kiến thức cơ bản chưa
vững, mau quên
- Một số em chưa xác định đúng động cơ và mục đích ôn tập, lười học, không đi ôn
đầy đủ

- Nhiều phụ huynh học sinh không quan tâm, động viên con em mình học tập, còn có
tư tưởng phó mặc cho nhà trường và xã hội.
- Kỳ thi THPT QG áp dụng hướng thi mới nên gây nhiều khó khăn cho học sinh và
giáo viên trong việc ôn tập
3. Đặc điểm học sinh:
- Tổng số học sinh khối 166 học sinh, trong đó:
+ Số học sinh có học lực Khá về môn văn là : 28 học sinh
+ Số học sinh có học lực TB và yếu về môn văn là: 138 học sinh .
III. THỰC TIỄN CÔNG TÁC ÔN THI THPT QG MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 20162017 VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN RÚT KINH NGHIỆM CHO VIỆC ÔN THI THPT QG
MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2017-2018:
1. Thực tiễn công tác ôn thi THPT quốc gia môn Ngữ văn năm học 2016 – 2017.
1.1. Ưu điểm:
* Đối với giáo viên dạy ôn thi:
- Các thầy cô dạy ôn thi nhiều năm nên ít nhiều đã có kinh nghiệm.
- Hầu hết các thầy cô dạy ôn thi đều có đầy đủ giáo án khi lên lớp, sử dụng nhiều nguồn
tài liệu để phục vụ cho việc soạn giảng, đặc biệt là nguồn tài liệu do chuyên viên Sở giáo dục
biên soạn.
- Các thầy cô đã thể hiện phương pháp, nội dung ôn tập, sử dụng nhiều kỹ thuật dạy học
nhằm kích thích học sinh phát triển năng lực.
* Đối với học sinh ôn thi:
- Nhiều học sinh tích cực trog học tập, thái độ nghiêm túc, ghi chép bài cẩn thận, hợp
tác với thầy cô và các bạn trong học tập.
1.2. Hạn chế:
* Đối với giáo viên dạy ôn thi:
- Một số tiết ôn tập vẫn chưa thể hiện được nội dung, phương pháp của một tiết ôn
tập(có tiết dạy ôn tập thể hiện như một tiết dạy bài mới)

2



- Thầy cô còn làm việc quá nhiều, chưa giao nhiệm vụ học tập cho học sinh, chưa dành
nhiều thời gian cho học sinh hoạt động trong tiết học, tổ chức hoạt động nhóm còn mang tính
hình thức, tương tác giữa thầy và trò còn đơn điệu(thầy hỏi, trò trả lời)
- Chưa quan tâm nhiều đến học sinh yếu, kém, chưa huy động được nhiều học sinh
tham gia trong tiết học.
- Một số bài soạn còn ôm đồm kiến thức không phù hợp với thời lượng một tiết học, lựa
chọn nhiều đơn vị kiến thức không phù hợp với đối tượng học sinh.
* Đối với học sinh ôn thi:
- Vẫn còn học sinh chưa tích cực trong quá trình ôn tập, thụ động, trông chờ nhiều vào
thầy cô.
-Một số em chưa xác định đúng động cơ và mục đích ôn tập, lười học, không đi
ôn đầy đủ.
- Nhiều học sinh rỗng kiến thức trọng tâm cơ bản, lười làm việc, tinh thần tự học, tự tìm
hiểu nghiên cứu kém.
- Vẫn còn một số học sinh không tích cực hợp tác với giáo viên dạy ôn thi, trong giờ
còn làm việc riêng, làm ảnh hưởng đến tập thể lớp trong quá trình ôn tập.
2. Một số vấn đề cần rút kinh nghiệm cho việc ôn thi THPT QG môn Ngữ văn năm học
2017 - 2018:
- Bám sát định hướng đổi mới kiểm tra đánh giá của Bộ GD và ĐT.
- Tăng cường cho học sinh rèn kỹ năng thực hành.
- Tăng cường các câu hỏi mở, gắn với tình hình thời sự quê hương đất nước để học sinh
bày tỏ quan điểm chính kiến của mình.
- Xác định rõ đối tượng học để lựa chọn kiến thức và phương pháp ôn tập phù hợp với
đối tượng ôn tập.
- Kết hợp hướng dẫn học sinh tự học, tự ôn tập với ôn tập theo nhóm và ôn tập chung
cho cả lớp.
- Tập trung ôn tập nhiều hơn cho học sinh yếu, kém, vận động học sinh khá giỏi hỗ trợ
thêm, giúp những học sinh này nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản theo yêu cầu của kỳ thi.
- Tích cực hơn nữa trong việc phối hợp với phụ huynh, GVCN và các đoàn thể trong
nhà trường.

- Thường xuyên quan tâm, động viên, khuyến khích học sinh trong quá trình ôn tập.
- Báo cáo kịp thời với BGH Nhà trường về những học sinh cố tình không hợp tác với
giáo viên dạy ôn tập, học sinh lười ôn tập, không đi ôn tập đầy đủ, không có tài liệu, đề cương
ôn tập để Nhà trường có biệp pháp giải quyết.

IV. NỘI DUNG ÔN TẬP, CẤU TRÚC MA TRẬN ĐỀ, TÀI LIỆU ÔN THI.
1. Nội dung ôn thi:
- Nội dung ôn tập thuộc chương trình lớp 11, 12 bám sát chuẩn KTKN của BGD,
đã thống nhất trong nhóm chuyên môn. Các nội dung không được thể hiện trong kế
3


hoạch giáo viên hướng dẫn học sinh tự học. Căn cứ vào tình hình thực tế lớp dạy giáo
viên có thể thay đổi nội dung ôn tập để đạt được hiệu quả cao nhất.
2. Cấu trúc, mức độ
* Cấu trúc: ( Theo ma trận - nhận tài liệu từ chuyên viên bộ môn)
* Mức độ:
- Phần cơ bản 60% -70 %
- Phần nâng cao 30% - 40%
3. Tài liệu ôn thi
- Tài liệu tham khảo:
+ Đề thi minh họa ( BGD)
+ Tài liệu thi THPT Quốc gia 2018- từ chuyên viên SGD
+ Bám sát kế hoạch chỉ đạo của Sở GD&ĐT, kế hoạch của nhà trường về việc tổ
chức ôn tập thi THPT Quốc gia năm 2018.
- Đề cương chi tiết: các bài tập theo chủ đề ôn tập
4. Chỉ tiêu điểm thi THPT Quốc gia năm 2018
- Không có điểm liệt
- Chỉ tiêu cụ thể kết quả điểm trung bình môn thi THPTQG trong nhóm:
T

T

Môn thi

1

Văn

Chỉ tiêu phấn đấu năm 2018

Ghi chú

(Khoảng cách điểm trung bình so
với thành phố)
0,62

Điểm trung bình môn thi ở các
lớp chọn tăng 10% so với chỉ tiêu
được giao

V. BIỆN PHÁP ÔN TẬP:
1. Quỹ thời gian dành cho ôn tập:
Theo kế hoạch của nhà trường, chia thành 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: từ 02/4 đến khi hoàn thành chương trình theo quy định(31/5): 10 tuần, 3
tiết/tuần. Tổng = 30 tiết
+ Giai đoạn 2: Từ 04/6 đến 16/6: 2 tuần, 3 tiết/tuần. Tổng = 06 tiết.
2. Biện pháp chung:
- Phối hợp các chủ đề, các dạng bài, các hình thức tổ chức, các không gian trong quá
trình ôn tập để tránh nhàm chán.


4


- Giao nhiệm vụ chuẩn bị ôn tập về nhà cho học sinh chuẩn bị trước. Khi giao cho HS
lưu ý tính vừa sức và chỉ dẫn cách thực hiện cho HS.
- Soạn đề cương ôn tập theo từng chủ đề kết hợp với từng phần: Đọc hiểu, Tập
làm văn, chương trình toàn cấp.
- Soạn đề cương ôn thi hình thức cô đọng lý thuyết, câu hỏi đọc hiểu, câu hỏi tập
làm văn dựa vào ngân hàng câu hỏi của những lần tập huấn của Sở GD và hướng dẫn
Bộ GD về kiến thức ôn tập, từ mức độ dễ đến mức độ khó và đặc biệt tiến hành giao
khoán bài tập cho học sinh tự rèn luyện ở nhà và có các biện pháp kiểm tra theo dõi và giúp đ
ỡ HS hoàn thành bài tập được giao như: Trả bài vào tiết học sau, cho HS làm bài và nộp bài là
m về cho GV kiểm tra, phối hợp với GVCN tăng cường kiểm tra bài tập ở
nhà của học sinh,...
- Ôn tập theo đúng kế hoạch của nhà trường, tổ đã đề ra, thống nhất đề kiểm tra chung
và trao đổi hướng giảng dạy sau mỗi phần ôn tập
- Sau khi hệ thống hóa kiến thức từng phần, GV kiểm tra lại bằng hệ thống câu
hỏi theo cấu trúc đề thi của Bộ GDĐT từ dễ đến khó, từ mức độ biết-hiểu-vận dụng.
GV chủ động phân loại học sinh theo từng đối tượng và có kế hoạch giúp đỡ cho học
sinh yếu.
- Lấy ý kiến HS về đề xuất cách học, đề xuất sự giúp đỡ.
- Cố gắng hình thành cho HS kỹ năng về kiểu, dạng để các em có phương pháp làm bài.
- Chú ý kết hợp ôn thi ĐH – CĐ
V. KẾ HOẠCH CHI TIẾT THEO THỜI GIAN
STT
tuần

Chủ đề

STT Tên bài

Nội dung
Điều
tiết
chỉnh
Giai đoạn 1: từ 02/4 đến khi hoàn thành chương trình theo quy định(31/5): 10
tuần, 3 tiết/tuần. Tổng = 30 tiết
PHẦN 1: ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Chủ đề 1:

1-2

Chủ đề 2: 3-4

Tuần

Viết đoạn văn Ôn tập kiểu bài; Hướng dẫn học
nghị luận về sinh vận dụng làm một số đề cụ
hiện tượng đời thể.
sống
Viết đoạn văn Ôn tập kiểu bài; Hướng dẫn học
nghị luận về tư sinh vận dụng làm một số đề cụ
tưởng đạo lí.
thể.

PHẦN 2: ÔN TẬP PHẦN ĐỌC HIỂU VÀ KIẾN THỨC PHẦN TIẾNG
VIỆT
1. So sánh
2. Ẩn du
3. Hoán dụ

4. Phép điệp :

5


1-2

Chủ đề 1

5

Chủ đề 2: 6

Tuần
3-4

Chủ đề 3: 7

Chủ đề 4: 8

5. Đảo ngữ
6. Nhân hóa
7. Câu hỏi tu từ
8. Liệt kê
9. Phép đối
10. Chơi chữ
1. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
2. Phong cách ngôn ngữ báo chí
3. Phong cách ngôn ngữ chính luận
Các

phong 4. Phong cách ngôn ngữ khoa học
cách ngôn ngữ 5.
chức năng
Phong cách ngôn ngữ hành chính
6. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Các biện pháp
tu từ

1. Thao tác lập luận giải thích
2. Thao tác lập luận chứng minh
3. Thao tác lập luận bình luận
Các thao tác 4. Thao tác lập luận so sánh
lập luận
5. Thao tác lập luận bác bỏ
6. Thao tác lập luận phân tích
1. Phương thức tự sự
2. Phương thức miêu tả
3. Phương thức biểu cảm
Các
phương 4. Phương thức thuyết minh
thức biểu đạt
5. phương thức nghị luận

PHẦN 3: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

9-10

Chủ
1:


Thơ ca kháng
chiến
chống
Pháp qua 2 bài:
Tây
TiếnQuang Dũng
Việt
Bắc-Tố
Hữu

Nắm vững được các ND:
1. Tác giả và tác phẩm
2. Đọc – Hiểu văn bản
- Ôn tập: Thiên nhiên Tây Bắc
(đoạn 1), vẻ đẹp người lính Tây
Tiến (đoạn2, đoạn 3)

đề

- Ôn tập một số đoạn trích bài Việt
Bắc

6


Ôn
tập
phần

Thơ ca viết Nắm vững được các ND:

trong giai đoạn
kháng
chiến 1. Tác giả và tác phẩm
thơ Việt
chống Mỹ qua 2. Đọc – Hiểu văn bản
Nam sau 11-12 2 bài: -Đất
cách
nước Nguyễn - Tư tưởng Đất nước của nhân dân,
mạng
của ca dao thần thoại.
Khoa Điềm

Tuần
5

-Sóng-Xuân
Quỳnh

- Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ
đang yêu qua hình tượng sóng.

Tác phẩm viết
về thân phận
con người
trong xã hội cũ
qua 2 tác
phẩm:

Nắm vững được các ND:
1. Tác giả và tác phẩm

2. Đọc – Hiểu văn bản

Chủ đề
2:
Ôn
tập
- Vợ chồng A
phần
13-14
Phủ-Tô Hoài
truyện
Việt Nam
-Vợ nhặt-Kim
sau cách
Lân
mạng

Chủ
Tuần 6 3:
Ôn

- Nhân vật Mị, giá trị nhân đạo, giá
trị hiện thực tác phẩm
- Nhan đề, tình huống truyện, nhân
vật bà cụ Tứ, giá trị nhân đạo, giá
trị hiện thực tác phẩm.

15

Văn xuôi thời Nắm vững được các ND:

kỳ kháng chiến
chống Mỹ qua 1. Tác giả và tác phẩm
tác
phẩm: 2. Đọc – Hiểu văn bản
Rừng xà nuNguyễn Trung - Nhan đề, hình tượng rừng xà nu,
vẻ đẹp con người Tây Nguyên (T
Thành
nú)

16

Chiếc thuyền Nắm vững được các ND:
ngoài
xaNguyễn Minh 1. Tác giả và tác phẩm
2. Đọc – Hiểu văn bản
Châu

đề

- Quá trình nhận thức của nghệ sĩ
Phùng

tập

- Vẻ đẹp người đàn bà hàng chài.

7


phần

kịch, kí
Việt Nam

Ai đã đặt tên

Nắm vững được các ND:

17

cho
dòng 1. Tác giả và tác phẩm
sông? -Hoàng 2. Đọc – Hiểu văn bản
Phủ
Ngọc
- Vẻ đẹp sông Hương.
Tường

18

Người lái đò Vẻ đẹp sông Đà và người lái đò.
sông Đà –
Nguyễn Tuân
Nắm vững được các ND:

19

Hồn
Trương 1. Tác giả và tác phẩm
Ba, da hàng 2. Đọc – Hiểu văn bản
thịt – Lưu

- Ý nghĩa triết lí của cuộc đối thoại
Quang Vũ
giữa hồn Trương Ba với xác anh
hàng thịt và Đế Thích.
- Những mâu thuẫn, xung đột trong
con người Trương Ba và thái độ
nhân vật trong hoàn cảnh đó.

Tuần 7

Nắm vững được các ND:
1. Tác giả và tác phẩm
2. Đọc – Hiểu văn bản

Vĩnh biệt CTĐ
– Vũ Như Tô

- Mối quan hệ giữa nghệ thuật và
cường quyền, giữa nghệ sĩ và nhân
dân

20

- Hình tượng NV: Đan Thiềm và
NT
- Những nét NT đặc sắc
21

Chí Phèo
Nam Cao


– Nắm vững được các ND:
1. Tác giả và tác phẩm
2. Đọc – Hiểu văn bản
- Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm
người của CP

8


Chủ
4:

đề

- Quá trình lưu manh hóa của CP
- Giá trị nhân đạo và giá trị hiện
thực
- Những nét NT đặc sắc của TP

Ôn
tập
truyện
Việt Nam
trước
cách
mạng

Nắm vững được các ND:
Chữ người tử


–Nguyễn
Tuân

1. Tác giả và tác phẩm
2. Đọc – Hiểu văn bản
- Hình tượng nhân vật Huấn Cao
được xây dựng trong tác phẩm
- Cảnh cho chữ đầy xúc động, linh
thiêng
- Những nét đặc sắc về nghệ thuật
của tác phẩm

22

Tuần 8

Nắm vững được các ND:
1. Tác giả và tác phẩm
2. Đọc – Hiểu văn bản

23

- Tâm trạng của cô bé Liên trong
Hai đứa trẻ - tác
phẩm
Thạch Lam
- Cảnh đợi tàu của hai chị em Liên
lúc
đêm

về
- Bức tranh thiên nhiên và bức
tranh cuộc sống ở nơi phố huyện
nghèo
- Nghệ thuật miêu tả của nhà văn
Thạch Lam trong tác phẩm
Nắm vững được các ND:

24

Hạnh phúc của 1. Tác giả và tác phẩm
một tang gia- 2. Đọc – Hiểu văn bản

Trọng
- Bức chân dung biềm họa qua đám
Phụng
tang của cụ cố Hồng
- Nghệ thuật trào phúng VTP

25
Chủ

đề

Nắm vững được các ND:
Từ ấy - Tố

1. Tác giả và tác phẩm

9



5:

2. Đọc – Hiểu văn bản

Hữu

- Niềm vui sướng, hạnh phúc, say
mê của Tố Hữu trong buổi đầu gặp
gỡ lí tưởng cách mạng,

Ôn
tập
Tuần 9 thơ Việt
Nam
trước
cách
mạng

Nắm vững được các ND:

26

Đây thôn Vĩ
Dạ - Hàn Mặc
Tử;

1. Tác giả và tác phẩm
2. Đọc – Hiểu văn bản

Tình cảm thiết tha với đời, với
người. Nỗi buồn bâng khuâng với
bao uẩn khúc trong lòng.
Nắm vững được các ND:

Vội vàng
Xuân Diệu

-

27

1. Tác giả và tác phẩm
2. Đọc – Hiểu văn bản
Quan niệm mới mẻ về nhân sinh,
nỗi buồn về sự trôi chảy của thời
gian, kể từ đó có cách sống vội
vàng.
Nắm vững được các ND:

28

Tràng giang Huy Cận

1. Tác giả và tác phẩm
2. Đọc – Hiểu văn bản
Nỗi sầu vũ trụ- sầu nhân thế bao la,
thăm thẳm trong hồn thơ Huy Cận

Tuần

10

29

Nắm vững được các ND:
1. Tác giả và tác phẩm
2. Đọc – Hiểu văn bản

Chiều tối – Hồ
Chí Minh
- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn
của nhà thơ – chiến sĩ Hồ Chí Minh
- Nghệ thuật đặc sắc: kết hợp hài
hòa màu sắc cổ điện với tinh thần

10


hiện đại;
30
Hướng dẫn cách làm bài Nghị luận so sánh văn học
Giai đoạn 2: Từ 04/6 đến 16/6: 2 tuần, 3 tiết/tuần. Tổng = 06 tiết.
Tuần
11-12

Chủ đề
6:
Luyện tập

Thực hành ở nhà


Làm các đề thi
theo cấu trúc
đề thi minh
họa của Bộ GD
và ĐT

- Làm quen với cấu trúc đề thi
THPT Quốc gia năm 2018
- Vận dụng kiến thức ôn tập vào làm
bài
GV ra đề theo từng phần

Kế hoạch ôn tập nêu trên là phần tổng thể, trong quá trình thực hiện ở phần cách thức
ôn tập tùy vào tình hình cụ thể của học sinh lớp mình phụ trách, giáo viên có thể đề ra
cách thức ôn sao cho phù hợp.
Để đảm bảo yêu cầu của kỳ thi THPT Quốc gia, giáo viên trong nhóm cần tuân thủ thực
hiện đầy đủ các nội dung theo kế hoạch nêu trên.
Duyệt của BGH

Nhóm trưởng

Vũ Thị Thu Hoài

11



×