Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Công tác thống kê KH&CN, đổi mới sáng tạo ở Việt Nam: Tổng quan và và định hướng phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.07 KB, 15 trang )

Công tác thống kê KH&CN, đổi mới sáng tạo ở Việt Nam:
Tổng quan và và định hướng phát triển
TS. Lê Xuân Định,
Cục trưởng Cục Thông tin KH&CN Quốc gia;
Giám đốc Tiểu dự án FIRST-NASATI

I. Tổng quan
Với vai trò là quốc sách hàng đầu đưa đất nước sớm trở thành một nước công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, những nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho Bộ
KH&CN, Ngành KH&CN vừa lớn về quy mô, phạm vi, vừa đồ sộ về khối lượng
công việc. Để hoàn thành các nhiệm vụ này trong thời điểm hiện nay cũng như
trong thời gian tới, công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ KH&CN đòi hỏi phải không
ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả trên cơ sở những thông tin, thống
kê KH&CN và đổi mới sáng tạo chính xác, đầy đủ và cập nhật. Với tư cách là hoạt
động nhằm cung cấp thông tin, số liệu thống kê phục vụ công tác chỉ đạo, điều
hành công tác KH&CN phục vụ đổi mới sáng tạo; là một trong những cơ sở quan
trọng để hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch Ngành KH&CN, công tác
thống kê, đánh giá KH&CN hơn lúc nào hết đòi hỏi phải được xây dựng và phát
triển theo hướng hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia (NIS) có vai trò rất quan trọng bởi nó bao gồm
những nhân tố chính (cũng như những tương tác của chúng) trong quá trình phát
triển khoa học và ứng dụng công nghệ là các trường đại học, các viện nghiên cứu,
các công ty, các tổ chức trung gian, v.v... Tuy nhiên cho tới nay, Việt Nam chưa đo
lường được việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công
nghệ và đổi mới sáng tạo. Bất cập này cản trở việc thiết lập hệ thống quan trắc và
đánh giá các chính sách và đầu tư cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ
và đổi mới sáng tạo.
Để đạt được mục tiêu trên, một trong những nhiệm vụ cấp bách là hoàn thiện
khung thống kê, đo lường, giám sát và đánh giá cho KH&CN, trong đó ưu tiên tiến
hành điều tra thống kê và chuẩn hóa số liệu KH&CN (khảo sát R&D; đo lường
hoạt động của các tổ chức KH&CN, hoạt động nghiên cứu trong các trường đại


học, ....). Đây cũng chính là nội dung ưu tiên trong kế hoạch tăng cường hiệu quả
quản lý KH&CN và dự kiến sẽ được các đơn vị chức năng trong Bộ KH&CN triển
khai thực hiện (Trung tâm thống kê KH&CN, Viện Nghiên cứu đánh giá và định
giá công nghệ).
Nhiệm vụ này sẽ hỗ trợ hoàn thiện môi trường thể chế quốc gia khuyến khích
mạnh mẽ hơn nữa sự phát triển của KH&CN qua việc hoàn thiện khung thống kê,
đo lường, giám sát và đánh giá KH&CN, trong đó bao gồm kết quả điều tra thống
kê và chuẩn hóa số liệu KH&CN, tăng cường liên kết mạnh hơn giữa Cung và Cầu
các sản phẩm KH&CN… qua Ngân hàng dữ liệu KH&CN và đổi mới sáng tạo
quốc gia.


1.1. Cơ sở pháp lý cho việc triển khai công tác thống kê KH&CN
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thống kê KH&CN đã bước đầu được xây
dựng và đang dần hoàn thiện. Hoạt động thống kê KH&CN đã được đề cập trong
Luật KH&CN. Luật Thống kê được Quốc hội thông qua và Chủ tịch nước ký lệnh
ban hành là văn bản quy phạm pháp luật quan trọng cho lĩnh vực thống kê, trong
đó có thống kê KH&CN. Hoạt động thống kê KH&CN cũng được đề cập đến trong
một số luật chuyên ngành về KH&CN như Luật Chuyển giao Công nghệ (Điều 50.
Thống kê chuyển giao công nghệ).
Đặc biệt, ngày 29/3/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định
30/2006/NĐ-CP về thống kê KH&CN quy định việc cung cấp, thu thập, xử lý,
công bố và sử dụng thông tin thống kê KH&CN, phát triển công tác thống kê
KH&CN trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam. Đây là Nghị định có ý nghĩa
quan trọng đối với việc phát triển công tác thống kê KH&CN, xác định cụ thể hơn
vai trò và trách nhiệm của Bộ KH&CN trong lĩnh vực này.
Cơ sở pháp lý để triển khai công tác thống kê KH&CN gồm:
 Nghị định 30/2006/NĐ-CP của Chính phủ về thống kê KH&CN.
 Nghị định số 03/2010/NĐ-CP ngày 13/1/ 2010 quy định nhiệm vụ, quyền
hạn và tổ chức thống kê Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

 Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia
 Quyết định số 15/2014/QĐ-TTg ngày 17/2/2014 của Thủ tướng Chính phủ
về chế độ báo cáo thống kê tổng hợp với các Bộ, ngành.
 Quyết định số 803/2012/QĐ-TTg ngày 28/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ
về Chương trình điều tra thống kê quốc gia.
 Quyết định số 312/QĐ-TTg ngày 02/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ về
phê duyệt đề án “Đổi mới đồng bộ Hệ thống chỉ tiêu thống kê”.
 Thông tư 05/2009/TT-BKHCN ngày 30/3/2009 của Bộ trưởng Bộ KH&CN
quy định Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành KH&CN.
 Thông tư 05/2010/TT-BKHCN ngày 02/7/2010 quy định chế độ báo cáo
thống kê cơ sở về KH&CN.
 Thông tư 23/2011/TT-BKHCN ngày 22/9/2011 quy định chế độ báo cáo
thống kê tổng hợp áp dụng đối với sở KH&CN.
 Quyết định số 1757/QĐ-BKHCN ngày 27/8/2009 về danh mục các cuộc
điều tra thống kê KH&CN ngoài Chương trình điều tra thống kê quốc gia.
 Chỉ thị số 3595/CT-BKHCN ngày 22/11/2011 của Bộ trưởng Bộ KH&CN
về việc tăng cường công tác thống kê KH&CN.


Lược đồ thực hiện chế độ báo cáo thống kê về KH&CN
1.2 Tăng cường công tác thống kê KH&CN và đổi mới sáng tạo theo Phương
pháp luận OECD và chuẩn mực quốc tế
Hiện nay công tác thống kê KH&CN được phát triển hầu như từ đầu. Nếu chỉ sử
dụng nguồn ngân sách nhà nước thì việc tiếp cận các phương pháp luận tiên tiến,
đồng bộ và tương hợp quốc tế sẽ rất chậm và khó khăn. Năng lực của đội ngũ cán
bộ làm công tác thống kê KH&CN từ Bộ KH&CN, các Sở KH&CN, các Viện
nghiên cứu và trường đại học còn rất hạn chế. Trong khi đó, các đối tượng tham
gia hoạt động KH&CN và đổi mới sáng tạo rất đa dạng và chỉ có thể thông qua các
cuộc điều tra chuyên đề (nghiên cứu và phát triển, tiềm lực KH&CN và đổi mới

sáng tạo) mới thu thập các số liệu thống kê đầy đủ và có tính đại diện cao. Do vậy,
công tác thống kê KH&CN cần phải được ưu tiên phát triển theo hướng hiện đại
hóa và theo chuẩn mực quốc tế. Các số liệu thống kê KH&CN được thu thập qua
các cuộc điều tra là nền tảng quan trọng tiến hành công tác đánh giá hoạt động
KH&CN và đổi mới sáng tạo đối với một số tổ chức, chương trình và đề tài...
Những hạn chế trong công tác thống kê KH&CN hiện nay:
- Hệ thống các chỉ tiêu thống kê luôn được coi là xương sống của công tác thống
kê. Tuy nhiên, các chỉ tiêu thống kê KH&CN hiện nay mới được ban hành và ứng
dụng vào trong thực tế. Cần phải có ứng dụng thực tiễn để làm rõ khái niệm, định
nghĩa, phạm vi và phương pháp tính của các chỉ tiêu này. Một số lĩnh vực cần được
bổ sung chỉ tiêu thống kê (ví dụ: Các chỉ tiêu thống kê về đổi mới sáng tạo).
- Chỉ tiêu thống kê của Ngành KH&CN trong hệ thống chỉ tiêu quốc gia hiện nay
(Số đơn vị khoa học và công nghệ; Số người làm khoa học và công nghệ, Số người
có học vị, chức danh; Số đề tài khoa học được nghiệm thu, số đề tài đã đưa vào
ứng dụng; Số phát minh, sáng chế được cấp bằng bảo hộ; Số giải thưởng khoa học


và công nghệ quốc gia, quốc tế được trao tặng; Chi cho hoạt động khoa học và
công nghệ; Chi cho đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp; Giá trị mua/ bán
công nghệ; Giá trị mua/ bán bằng phát minh sáng chế) còn bất cập cả về nội dung
lẫn việc triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, trong thời gian qua, việc tổ chức thu
thập và cung cấp số liệu về các chỉ tiêu này cho Tổng cục Thống kê để xử lý, tổng
hợp vào danh mục hệ thống các chỉ tiêu quốc gia còn gặp nhiều khó khăn.
- Chất lượng, hiệu quả của các thông tin thống kê KH&CN còn hạn chế, chưa phục
vụ một cách thiết thực, hiệu quả cho hoạt động quản lý của Ngành KH&CN nói
riêng và quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Đa số thông tin về các chỉ
tiêu thống kê về cơ bản là sơ sài. Ngoài ra, hầu như các báo cáo cung cấp thông tin
thống kê còn thiếu toàn diện, mới dừng lại ở mức độ các bảng biểu số liệu thống
kê, thiếu phần phân tích. Số liệu thống kê trong một số báo cáo chưa chính xác;
tình trạng không thống nhất số liệu giữa các bảng biểu thống kê trong kỳ báo cáo

hoặc giữa các kỳ báo cáo với nhau còn xảy ra ở khá nhiều cơ quan đơn vị. Do vậy,
việc sử dụng các kết quả phân tích từ hoạt động thống kê để làm cơ sở cho những
luận điểm, đánh giá, nhận định trong các báo cáo của Ngành KH&CN còn rất hạn
chế. Hiệu quả ứng dụng kết quả thống kê để đánh giá một cách xác thực, toàn diện
mức độ kết quả thực hiện nhiệm vụ trong từng lĩnh vực và từ đó để làm cơ sở điều
chỉnh các giải pháp, hoạch định chính sách, kế hoạch, tổ chức triển khai công việc
trong phạm vi toàn Ngành còn hạn chế.
- Chưa tổ chức thu thập, xử lý thông tin thống kê một cách bài bản. Hình thức thu
thập thông tin thống kê trong Ngành KH&CN hiện nay còn rất đơn giản, thiếu đa
dạng: chưa áp dụng triệt để các hình thức thu thập thông tin thống kê chính thống
là báo cáo thống kê và điều tra thống kê để thu thập thông tin thống kê phục vụ
hoạt động quản lý Ngành. Việc xử lý và tổng hợp thông tin thống kê cũng mới
được thể hiện ở những phương pháp phổ biến, đơn giản.
- Tổ chức bộ máy thực hiện quản lý thống kê và trực tiếp thực hiện công tác thống
kê của Ngành KH&CN về cơ bản mới có ở cấp trung ương, chưa có ở cấp
tỉnh/thành phố; chưa hình thành được hệ thống chân rết làm thống kê KH&CN ở
các địa phương, cán bộ làm công tác thống kê KH&CN còn thiếu về số lượng, đa
số là kiêm nhiệm và yếu nghiệp vụ thống kê, chưa áp dụng chính sách đãi ngộ đối
với cán bộ làm công tác thống kê.
Những nguyên nhân yếu kém:
• Chưa hình thành được một hệ thống tổ chức thống kê KH&CN từ trung
ương đến địa phương. Chưa triển khai được các hoạt động thống kê
KH&CN một cách hệ thống và bài bản theo hai hình thức thu thập số liệu
chủ yếu là báo cáo thống kê và điều tra thống kê.
• Thiếu các văn bản quy phạm pháp luật chung quy định thống nhất và hướng
dẫn cụ thể về công tác thống kê của Ngành KH&CN (trong đó quy định về
tổ chức, nhân lực, nhiệm vụ thường xuyên, kinh phí hoạt động, quan hệ về
nghiệp vụ và quản lý nhà nước). Dẫn tới việc lúng túng về hoạch định nhiệm



vụ, tổ chức, kinh phí cho hoạt động thống kê KH&CN cả ở trung ương và
địa phương.
• Sự nhận thức về vai trò, ý nghĩa của công tác thống kê KH&CN và cơ chế
kiểm tra trong công tác thống kê trong Ngành nhìn chung còn rất hạn chế;
• Chưa triển khai phổ biến, tuyên truyền về các quy định của Luật Thống kê,
các văn bản hướng dẫn thi hành Luật và các văn bản liên quan đến công tác
thống kê của Ngành KH&CN tới các tổ chức KH&CN, các viện nghiên cứu,
trường đại học, sở KH&CN….
• Điều kiện về nhân sự đối với công tác thống kê KH&CN còn nhiều bất cập,
về cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ
làm công tác thống kê của Ngành.
• Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thống kê còn hạn chế.
Hiện nay chưa có phần mềm quản lý chuyên ngành và phần mềm thống kê
chuyên ngành KH&CN.
• Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác thống kê KH&CN còn
chưa được đảm bảo.
• Chưa chủ động hội nhập quốc tế về thống kê KH&CN.
1.3 Xây dựng Ngân hàng dữ liệu quốc gia về KH&CN và Đổi mới sáng tạo
(National STI Databank)
Một trong những yếu tố đầu vào phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về
KH&CN và triển khai các hoạt động KH&CN đó là hệ thống thông tin và dữ liệu
về các cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia vào hoạt động KH&CN, các sản phẩm
KH&CN mà đặc biệt là các patent, thông tin cung, cầu công nghệ, phục vụ doanh
nghiệp cả ở trong nước và quốc tế. Cho đến nay, một số đơn vị thuộc Bộ KH&CN
và các bộ, ngành khác đã và đang xây dựng các CSDL khác nhau phục vụ cho
công tác quản lý và triển khai các hoạt động KH&CN, song còn một số điểm hạn
chế là chưa có cơ sở phương pháp luận, tiêu chí dữ liệu, chuẩn dữ liệu thống nhất
để giúp định hướng cho việc xây dựng và liên thông/tích hợp các CSDL thành
ngân hàng dữ liệu quốc gia. Bên cạnh đó, chưa có một hệ tiêu chí chuẩn về cấu
trúc dữ liệu và mô hình CSDL để đảm bảo tính tương tác và khả năng trao đổi dữ

liệu giữa các CSDL khác nhau trong lĩnh vực KH&CN.
Hiện nay, các thông tin và dữ liệu cần thiết cho việc triển khai các nhiệm vụ về
KH&CN vừa thiếu vừa tản mạn, không được xây dựng trên nền tảng cơ sở lý luận
khoa học toàn diện và thiếu tính hệ thống/liên thông, ít được cập nhật. Điều đó đã
và đang gây không ít khó khăn không những trong việc xác định các đối tác có
tiềm lực mạnh, năng lực thực sự về KH&CN ở cả trong nước lẫn nước ngoài.
Tăng cường khung chính sách về KH&CN thông qua việc hỗ trợ tạo lập ngồn
thông tin đầy đủ và đáng tin cậy hơn về hoạt động KH&CN: Xây dựng Hệ CSDL
Quốc gia về KH&CN và Đổi mới sáng tạo, thiết lập Ngân hàng dữ liệu quốc gia về


KH&CN và Đổi mới sáng tạo (National STI Databank) hoạt động trên nền tảng
của các mạng KH&CN tiên tiến (VinaREN, VISTA). Khắc phục yếu kém về năng
lực xử lý, lưu giữ, quản trị dữ liệu thống kê, xây dựng các CSDL thống kê
KH&CN và đổi mới sáng tạo. Do vậy, cần thiết phải xây dựng Ngân hàng Dữ liệu
Quốc gia về KH&CN và Đổi mới sáng tạo nhằm phục vụ lâu dài, chuyên nghiệp
và an toàn với trang thiết bị, phần mềm, hệ thống được đầu tư tới tầm đảm bảo tính
đồng bộ và hiện đại, tăng cường năng lực hội nhập quốc tế.


II. Định hướng phát triển
2.1 Thống kê KH&CN và Đổi mới sáng tạo
Định hướng quan trọng hàng đầu là nâng cao năng lực điều tra thống kê khoa học,
công nghệ và đổi mới sáng tạo thông qua hoàn thiện khung thống kê của Việt Nam
làm nền tảng để thúc đẩy phát triển Hệ thống Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIS)
thông qua học tập và tranh thủ kinh nghiệm/chuyên gia quốc tế trong việc học tập
và ứng dụng phương pháp luận thống kê của OECD.
 Phương pháp luận quốc tế về thống kê khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
đã sẽ được tiếp thu một cách toàn diện thông qua nghiên cứu và khảo sát với sự
tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN, các cơ quan liên quan

trong việc tổ chức và triển khai thống kê KH&CN và đổi mới sáng tạo. Thông
qua khảo sát nghiên cứu sẽ học tập kinh nghiệm quốc tế trong việc tiến hành
Điều tra về Nghiên cứu, Phát triển và Đổi mới sáng tạo về mặt xây dựng
phương án, đào tạo, triển khai, xử lý dữ liệu, phân tích và diễn giải, công bố kết
quả...
 Các cẩm nang thiết yếu về thống kê khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
của OECD: Cẩm nang Frascati về Nghiên cứu và Phát triển, Cẩm nang Oslo về
đổi mới và sáng tạo, Cẩm nang Canberra về nhân lực KH&CN…sẽ được dịch
sang tiếng Việt và biên soạn lại với ứng dụng cụ thể vào các chỉ tiêu KH&CN
của Việt Nam, sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức cho
các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp và các đối tượng có liên
quan tới hoạt động thống kê KHCN và Đổi mới sáng tạo.
 Thông qua dự án, sẽ tiến hành đào tạo một đội ngũ nòng cốt làm thống kê
KH&CN tại Bộ KH&CN, các Bộ, ngành và địa phương. Sẽ tổ chức các hội
thảo chuyên đề về phương pháp luận thống kê khoa học, công nghệ và đổi mới
sáng tạo, kinh nghiệm của các nước, các tổ chức quốc tế và cơ hội của Việt
Nam cho các cán bộ quản lý và cán bộ thống kê (với sự tham gia của các
chuyên gia quốc tế), các khóa đào tạo ngắn và trung hạn về phương pháp luận
thống kê khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và tập trung vào điều tra
nghiên cứu và phát triển sẽ được tổ chức tại Hà Nội, Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí
Minh cho cán bộ trực tiếp làm thống kê KH&CN tại các Bộ, ngành, viện nghiên
cứu, trường đại học, doanh nghiệp. Qua đó, các cán bộ nòng cốt được trang bị
những kiến thức và kỹ năng cơ bản về thống kê KH&CN và đổi mới sáng tạo
với sự hỗ trợ của các tài liệu hướng dẫn/cẩm nang bằng tiếng Việt.
 Hệ thống chỉ tiêu thống chỉ tiêu thống kê, bảng phân loại thống kê, chế độ báo
cáo thống kê về KH&CN cấp cơ sở, cấp tỉnh, cấp bộ, ngành sẽ được nâng cấp
và hoàn thiện.
 Điều tra thống kê về Đổi mới sáng tạo, Nghiên cứu và Phát triển…. ở Việt Nam
sẽ được thiết kế, thực hiện nhằm tiếp tục hấp thu và hoàn thiện Phương pháp



luận OECD kết hợp kinh nghiệm/chuyên gia của quốc tế vào thực tiễn Việt
Nam.
Thông qua hoạt động này, Việt Nam sẽ từng bước làm chủ về mặt phương pháp
luận, hoàn thiện hành lang pháp lý và công cụ hỗ trợ chuyên môn về điều tra
nghiên cứu và phát triển, điều tra tiềm lực KH&CN, điều tra đổi mới sáng tạo.
Đồng thời, hàng loạt Khuôn mẫu cho điều tra nghiên cứu và phát triển, điều tra
tiềm lực KH&CN, điều tra đổi mới sáng tạo ở Việt Nam sẽ được thiết lập và đưa
vào áp dụng.
2.2 Ngân hàng dữ liệu Quốc gia về KHCN và Đổi mới sáng tạo
Một Ngân hàng dữ liệu quốc gia về KH&CN và Đổi mới sáng tạo (National
STI Databank) sẽ được thiết lập:
• Tăng cường khung chính sách về KH&CN thông qua việc hỗ trợ tạo lập
ngồn thông tin đầy đủ, đồng bộ và đáng tin cậy hơn về hoạt động KH&CN
và đổi mới sáng tạo.
• Nâng cao năng lực xử lý, lưu giữ, quản trị thông tin, dữ liệu thống kê về
KHCN và Đổi mới sáng tạo theo tiêu chuẩn quốc tế.
• Xây dựng và áp dụng các tiêu chí dữ liệu, chuẩn dữ liệu, chuẩn trao đổi dữ
liệu, chuẩn cấu trúc CSDL…
• Chuẩn hóa, hoàn thiện và tích hợp các CSDL hiện có về KH&CN;
• Xây dựng và cập nhật các CSDL thống kê KH&CN và đổi mới sáng tạo
mới.
• Thiết lập Hệ CSDL Quốc gia về KH&CN và Đổi mới sáng tạo bao gồm các
CSDL về Nhà KH&CN, Tổ chức KH&CN, Các nhiệm vụ KH&CN, Kết quả
các nhiệm vụ KH&CN, CSDL Thống kê KH&CN, CSDL Tiềm lực
KH&CN, CSDL Hoạt động R&D, CSDL phục vụ R&D, CSDL Patent,
CSDL Patent giải mã, CSDL cung cầu công nghệ, Techmart ảo….).
• Ngân hàng Dữ liệu Quốc gia về KH&CN và đổi mới sáng tạo có khả năng
phục vụ lâu dài, chuyên nghiệp và an toàn với trang thiết bị, phần mềm, hệ
thống được đầu tư tới tầm đảm bảo tính đồng bộ và hiện đại, tăng cường

năng lực hội nhập quốc tế.
• Việc xây dựng Ngân hàng Dữ liệu Quốc gia về KH&CN và đổi mới sáng
tạo sẽ cung cấp một cơ sở thống nhất để giúp cho các đơn vị thuộc Bộ
KH&CN và các Bộ, ngành, các địa phương, các doanh nghiệp có cơ hội
đóng góp, xây dựng, khai thác và chia sẻ thông tin và dữ liệu về KH&CN và
đổi mới sáng tạo, đảm bảo tính liên thông giữa các CSDL với nhau và tương
hợp với các CSDL KH&CN của quốc tế.


III. Các nội dung chính
3.1 Thống kê KH&CN và đổi mới sáng tạo
3.1.1: Hoàn thiện khung pháp lý, công cụ nghiệp vụ thống kê KH&CN và đổi
mới sáng tạo, tăng cường nghiệp vụ thống kê trực tuyến
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê KH&CN và đổi mới sáng tạo
đầy đủ và tương thích quốc tế
 Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu thống kê KH&CN và đổi mởi sáng tạo của
OECD;
 Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trong việc xây dựng hệ thống chỉ
tiêu KH&CN và đổi mới sáng tạo tương thích với quốc tế;
 Tập hợp và biên dịch các bộ tiêu chuẩn của OECD và UNESCO về thống kê
KH&CN và đổi mới sáng tạo sang tiếng Việt;
 Nghiên cứu khả năng áp dụng chuẩn OECD về thống kê KH&CN và đổi
mới sáng tạo phù hợp với tình hình Việt Nam và đảm bảo tương hợp quốc
tế;
 Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê KH&CN Việt Nam;
 Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê về KH&CN và đổi mới sáng tạo của
Việt Nam.
Xây dựng bảng phân loại về KH&CN đầy đủ, khả dụng và tương thích quốc
tế.
 Xây dựng bảng phân loại KH&CN (cấp 4) theo lĩnh vực khoa học và công

nghệ;
 Nghiên cứu xây dựng các bảng phân loại công nghệ;
3.1.2. Nâng cao năng lực hệ thống tổ chức và nguồn nhân lực làm công tác
thống kê KH&CN phục vụ đổi mới sáng tạo
Nâng cao năng lực hệ thống tổ chức làm công tác thống kê KH&CN và đổi mới
sáng tạo tại Bộ KH&CN và các Sở KH&CN
 Cử cán bộ chủ chốt về thống kê KH&CN và đổi mới sáng tạo của Việt Nam
đi tập huấn tại OECD, Eurostat, v.v.
 Mời chuyên gia OECD và UNESCO sang đào tạo cán bộ nguồn (training for
trainers) về thống kê KH&CN và đổi mới sáng tạo;
 Xây dựng cơ chế phối hợp cung cấp thông tin thống kê giữa các đơn vị đầu
mối của hệ thống;
 Nâng cao nhận thức của các cơ quan quản lý KH&CN, viện nghiên cứu,
trường đại học, doanh nghiệp về vai trò của thống kê KH&CN và đổi mới
sáng tạo.
Hội thảo/Đào tạo nghiệp vụ và kỹ năng cho đội ngũ cán bộ làm thống kê
KH&CN tại Bộ KH&CN và các Sở KH&CN, các Bộ, ngành, các Viện nghiên
cứu, Trường đại học


 Đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ tại các bộ và cơ quan quản lý có hoạt động
liên quan đến thống kê KH&CN và đổi mới sáng tạo;
 Đào tạo nghiệp vụ và kỹ năng thống kê KH&CN và đổi mới sáng tạo cho
các Sở KH&CN;
 Đào tạo nghiệp vụ và kỹ năng thống kê KH&CN cho các Viện nghiên
cứu/trường Đại học;
 Đào tạo nghiệp vụ và kỹ năng thống kê KH&CN và đổi mới sáng tạo cho
các doanh nghiệp.
3.1.3 Triển khai các cuộc điều tra đổi mới sáng tạo, NC&PT, tiềm lực
KH&CN

 Nghiên cứu khảo sát kinh nghiệm nước ngoài về triển khai điều tra tiềm lực
KH&CN và NC&PT;
 Xây dựng phương pháp luận, phương án điều tra, bộ câu hỏi, lập kế hoạch
triển khai thực hiện;
 Nâng cao nhận thức của các bên liên quan về cuộc điều tra;
 Tổ chức tập huấn các cán bộ tiến hành điều tra;
 Tổ chức tập huấn các đầu mối trả lời phiếu điều tra;
 Thiết kế, in ấn các mẫu phiếu điều tra;
 Tuyên truyền, quảng bá cuộc điều tra trên các phương tiện thông tin;
 Gửi và thu thập phiếu điều tra;
 Xử lý và nhập CSDL điều tra thống kê;
 Phân tích, tổng hợp số liệu điều tra;
 Đánh giá tính chính xác của kết quả điều tra và hiệu chỉnh cho phù hợp thực
tế;
 Xây dựng báo cáo phân tích tiềm lực KH&CN quốc gia, hoạt động NC&PT
tại các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp, khu vực chính phủ..
 Xuất bản niêm giám thống kê KH&CN;
 Hội thảo quốc gia công bố kết quả điều tra.
3.2 Xây dựng ngân hàng dữ liệu quốc gia về KH&CN và đổi mới sáng tạo
3.2.1 Xây dựng CSDL quốc gia về KH&CN và đổi mới sáng tạo
 Nghiên cứu kinh nghiệm các nước trong việc xây dựng hệ thống CSDL
quốc gia về KH&CN;
 Thiết kế phần mềm CSDL KH&CN (Nhà KH&CN, Tổ chức KH&CN, Các
nhiệm vụ KH&CN, Kết quả các nhiệm vụ KH&CN, CSDL Thống kê
KH&CN, CSDL Tiềm lực KH&CN, CSDL Hoạt động R&D);
 Xây dựng và cập nhật nội dung CSDL quốc gia về KH&CN và đổi mới
sáng tạo;
 Duy trì hệ thống CSDL.



3.2.2 Xây dựng ngân hàng dữ liệu quốc gia về KH&CN và đối mới sáng tạo:
Hệ thống máy chủ, máy tính và phần mềm quản lý CSDL







Máy chủ CSDL và máy chủ mạng;
Máy tính;
Thiết bị mạng (router, switch, v.v.);
Phần mềm quản lý Trung tâm dữ liệu, phần mềm máy chủ, v.v.
Trang thiết bị (bàn ghế, điều hòa, v.v.)
Đào tạo cán bộ vận hành hệ thống

3.2.3 Tăng cường năng lực kỹ thuật tại các Sở KH&CN





Máy tính trạm;
Phần mềm CSDL;
Thiết bị mạng;
Đào tạo cán bộ các sở vận hành hệ thống

3.2.4 Xây dựng cơ chế điều phối, kết nối và thúc đẩy sử dụng Ngân hàng dữ
liệu quốc gia
 Xây dựng cổng thông tin thống kê KH&CN kết nối các bộ ngành, sở

KH&CN
 Xây dựng cơ chế phối hợp cung cấp thông tin thống kê KH&CN và đổi mới
sáng tạo
 Tập huấn cho người sử dụng các dịch vụ của ngân hàng dữ liệu quốc gia về
KH&CN và Đổi mới sáng tạo


Phụ lục I. Các chương trình điều tra thống kê quốc gia về KH&CN
Số Tên
TT cuộc
điều
tra

Mục
đích Đối
điều tra
tượng
điều tra

Đơn vị Phương Nội dung điều tra
điều
pháp
tra
điều tra

07: Điều tra về khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường
35 Điều
Thu
thập Các
tổ Tổ

Điều tra Tiềm lực khoa học
tra tiềm thông tin về chức khoa chức
toàn bộ. và công nghệ bao
lực
nguồn nhân học
và khoa
gồm:
lực, hạ tầng công nghệ học và
- Nhân lực;
khoa
- Vật lực;
học và cơ sở, tài (gồm các công
công
chính, thông tổ
chức nghệ
- Hạ tầng cơ sở;
tin và các tiềm nghiên
nghệ
có tư
- Tài chính;
lực khoa học cứu
và cách
của
- Thông tin;
nghệ phát triển, pháp
các tổ công
- Tiềm lực khác.
chức
khác phục vụ trường đại nhân
phân

tích học, học theo
khoa
học và thông tin quy viện, các luật
công
hoạch và xây tổ
chức định.
chiến dịch
vụ
nghệ. dựng
lược,
chính khoa học
sách, phục vụ và
công
quản lý điều nghệ.
hành
hoạt
động
khoa
học
công
nghệ.
36 Điều
Thu
thập Các
tổ Tổ
Điều tra - Nhóm thông tin về
tra
thông tin về chức
chức
chọn

đơn vị cơ sở.
cứu nghiên
- Nhóm thông tin về
nghiên nghiên
khoa
mẫu
và học và
nhân lực nghiên
cứu và khoa học và cứu
phát
phát
triển phát triển; công
cứu và phát triển.
công
nghệ các
- Nhóm thông tin về
triển.
nghệ;
của các tổ trường đại doanh
chi phí cho nghiên
chức nghiên học, học nghiệp
cứu và phát triển.
cứu và phát viện; các hạch
triển,
các doanh
toán
trường
đại nghiệp có độc lập
học,
các hoạt động có tư

doanh nghiệp khoa học cách
chế tạo phục và
công pháp
vụ đánh giá, nghệ; các nhân
chức theo
xây
dựng tổ
chính
sách nghiên
luật
chiến
lược cứu phát định.
khoa học và triển phi
công nghệ.
chính phủ.

Thời
kỳ,
thời
điểm
điều
tra


quan
chủ
trì


quan

phối
hợp

Chu
kỳ 10
năm;
ngày
01
tháng
09
(tiến
hành
vào
các
năm
có số
tận
cùng

4
và 9).

Bộ
Khoa
học

Công
nghệ

Bộ Kế

hoạch

Đầu

(Tổng
cục
Thống
kê);
Bộ
Tài
chính.

Chu
kỳ 2
năm;
ngày
01
tháng
07
(tiến
hành
vào
các
năm
có số
tận
cùng
là 0,
2, 4,
6, 8).


Bộ
Khoa
học

Công
nghệ

Bộ Kế
hoạch

Đầu

(Tổng
cục
Thống
kê);
Bộ
Tài
chính.


Phụ lục III. Các chương trình điều tra thống kê về KH&CN
ngoài chương trình điều tra thống kê quốc gia ban hành kèm theo Quyết định số
1757/QĐ-BKHCN ngày 27/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

TT

Tên
cuộc

điều
tra

Mục
đích
điều tra

Đối
tượng
điều tra

Đơn
vị
điều
tra

Phương
pháp
điều tra

Nội
điều
chính

1

Điều
tra đổi
mới
công

nghệ
(vào
các
năm
có tận
cùng
là 3, 6
và 9)

Thu
thập
thông tin về
hoạt
động
đổi mới công
nghệ
của
doanh
nghiệp hoạt
động trong
lĩnh vực chế
tạo, sản xuất
và sản xuất
kinh doanh
để phục vụ
công
tác
quản lý nhà
nước
về

khoa học và
công nghệ,
xây
dựng
chiến
lược
đổi mới công
nghệ
quốc
gia.

Các
doanh
nghiệp
chịu sự
điều tiết
của
Luật
Doanh
nghiệp

Doanh
nghiệp
hoạt
động
trong
lĩnh
vực
chế
tạo,

sản
xuất
và sản
xuất
kinh
doanh

Điều tra
chọn
mẫu

- Nhóm thông
tin về đơn vị
cơ sở;
- Nhóm thông
tin về tiềm
lực khoa học
và công nghệ
(nhân lực, tài
chính
cho
khoa học và
công nghệ;
hoạt
động
khoa học và
công nghệ);
- Nhóm thông
tin họat động
đổi mới công

nghệ
(ứng
dụng, chuyển
giao, nghiên
cứu, sáng tạo
công nghệ,
số văn bằng
được bảo hộ
quyền
sở
công
hữu
nghiệp);
- Nhóm thông
tin về tác
động của đổi
công
mới
nghệ
(ảnh
hưởng
của
đối mới đến
doanh
nghiệp, các
lĩnh vực kinh
tế - xã hội..);
- Nhóm thông
tin
môi

trường
đổi
công
mới
nghệ (Chính
sách đổi mới
công nghệ,
điều kiện đổi
mới
công

dung
tra

Thời
kỳ,
thời
điểm
điều
tra
Chu
kỳ 3
năm;
vào
ngày
1
tháng
3



quan
chủ trì


quan
phối
hợp

Cục
Ứng
dụng
và Phát
triển
Công
nghệ

Cục
Thông
tin
KH&CN
Quốc
gia


TT

Tên
cuộc
điều
tra


Mục
đích
điều tra

Đối
tượng
điều tra

Đơn
vị
điều
tra

Phương
pháp
điều tra

2

Điều
tra về
hội
nhập
quốc
tế về
khoa
học

công

nghệ
(vào
các
năm
có tận
cùng
là 3, 6
và 9)

- Thu thập
thông tin về
mức độ hội
nhập quốc tế
về khoa học

công
nghệ;
- Xác định
năng lực của
cộng
đồng
khoa học và
công
nghệ
Nam
Việt
tham gia các
họat
động
quốc tế;

- Xác định
mức độ thâm
nhập
của
quốc tế vào
Việt Nam.

Các Sở
Khoa
học và
Công
nghệ;
Các tổ
chức
khoa
học và
công
nghệ ở
trung
ương và
địa
phương;
Các sở
ban
ngành
địa
phương.

Điều tra
toàn bộ


3

Điều
tra
nhận
thức
công
chúng
về
khoa
học

- Thu thập và
phân tích dữ
liệu về nhận
thức
của
công chúng,
mối
quan
tâm
đến
khoa học và
công
nghệ


nhân
hoạt

động
trong
các lĩnh
vực cần

sự
tác

- Các
tổ
chức
nghiên
cứu và
phát
triển
(các
Viện,
trung
tâm
nghiên
cứu

phát
triển)
- Các
trường
đại
học,
cao
đẳng,

học
viện;
- Các
doanh
nghiệp

hoạt
động
khoa
học và
công
nghệ;
- Các
tổ
chức
nghiên
cứu và
phát
triển
phi
chính
phủ

nhân

Điều tra
chọn
mẫu

Nội

điều
chính

dung
tra

nghệ).
- Số đoàn và
số
người
được cử đi ra
nước ngoài;
- Số đoàn và
số
người
nước ngoài
vào công tác;
- Đề tài/dự án
quốc tế;
- Số người
tham gia và
làm diễn giả
ở hội nghị
quốc tế;
- Số người
Nam
Việt
tham gia các
tổ chức quốc
tế liên quan

đến khoa học

công
nghệ, số các
tổ chức quốc
tế/điều ước
quốc tế về
khoa học và
công
nghệ
mà Việt Nam
là thành viên,
số các tổ
khoa
chức
học và công
nghệ
đạt
trình độ quốc
tế.

- Thông tin cá
nhân:
trình
độ học vấn,
nghề nghiệp,
lĩnh vực hoạt
động, độ tuổi;
- Các thông
tin về ứng

dụng
khoa

Thời
kỳ,
thời
điểm
điều
tra


quan
chủ trì


quan
phối
hợp

Chu
kỳ 3
năm
một
lần,
vào
ngày
1/7

Cục
Thông

tin
KH&CN
Quốc
gia

Vụ Hợp
tác
Quốc tế

Chu
kỳ 5
năm
một
lần,
vào
ngày
1/6

Cục
Thông
tin
KH&CN
Quốc
gia


TT

Tên
cuộc

điều
tra

Mục
đích
điều tra

Đối
tượng
điều tra


công
nghệ
(vào
các
năm
có tận
cùng
là 3
và 8)

và sự hiểu
biết của họ
về khoa học

công
nghệ;
- Xác định sự
khác biệt của

thái độ và
hiểu biết về
khoa học và
công
nghệ
công
của
chúng so với
những
nghiên cứu
trước đây;
- Hình thành
những chiến
lược mới và
kế
hoạch
hành
động
để nâng cao
và thúc đẩy
quan
mối
tâm về khoa
học và công
nghệ
của
công chúng

động
của

khoa
học và
công
nghệ
(nông
dân,
chủ
doanh
nghiệp,
trang
trại;
nhân
dân nói
chung)

Đơn
vị
điều
tra

Phương
pháp
điều tra

Nội
điều
chính

dung
tra


học và công
nghệ phục vụ
sản xuất kinh
doanh;
- Hiểu biết về
vai trò của
khoa học và
công nghệ,
chính
sách
khoa học và
công nghệ;
- Hiểu biết về
tác động của
khoa học và
công nghệ

Thời
kỳ,
thời
điểm
điều
tra


quan
chủ trì



quan
phối
hợp



×