Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

CHUYÊN ĐỀ PHÁP LUẬT VỀ THUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.1 MB, 70 trang )

CHUYÊN ĐỀ
PHÁP LUẬT
VỀ THUẾ
Người trình bày: MÃ ÂU U
Trưởng phòng Tuyên truyền hỗ trợ NNT

1


Chương I
Một số vấn đề cơ bản
về thuế

2


I. Các khái niệm
1. Thuế:
Thuế là một khoản nộp bằng tiền
mà các thể nhân và pháp nhân có
nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện
theo luật đối với nhà nước; không
mang tính chất đối khoản, không
hoàn trả trực tiếp cho người nộp
thuế và dùng để trang trải cho các
nhu cầu chi tiêu công cộng.

3


I. Các khái niệm


2. Phí :
Phí là khoản tiền mà một tổ chức, cá nhân phải
trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung
cấp dịch vụ được nhà nước cho phép thu theo
danh mục quy định.
Theo Pháp lệnh Phí và Lệ phí được ban hành
năm 2002, Phí bao gồm hai loại:
Phí thuộc ngân sách nhà nước và phí không
thuộc ngân sách nhà nước

4


I. Các khái niệm
2. Phí :
Phí thuộc ngân sách nhà nước là khoản tiền mà
một tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ
chức nhà nước cung cấp dịch vụ không mang
tính kinh doanh được Nhà nước cho phép thu
theo danh mục quy định.
Phí không thuộc ngân sách nhà nước là khoản
tiền mà một tổ chức, cá nhân phải trả khi được
một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ
mang tính kinh doanh được Nhà nước cho phép
thu theo danh mục quy định

5


I. Các khái niệm

3. Lệ phí :
Lệ phí là khoản tiền mà một tổ chức, cá nhân
phải trả khi được cơ quan nhà nước hoặc một
tổ chức được ủy quyền phục vụ công việc quản
lý nhà nước theo danh mục cho phép quy định

6


II. Phân loại thuế
1. Dựa theo phương thức đánh thuế :
1.1 Thuế trực thu.
Là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập hoặc tài
sản của người nộp thuế.
Các sắc thuế trực thu bao gồm: thuế Thu nhập
doanh nghiệp, thuế Thu nhập cá nhân, thuế Tài
nguyên, thuế Sử dụng đất nông nghiệp, thuế Sử
dụng đất phi nông nghiệp...

7


II. Phân loại thuế
1. Dựa theo phương thức đánh thuế :
1.2 Thuế gián thu.
Là loại thuế không trực tiếp đánh vào thu nhập
hay tài sản của người nộp thuế mà đánh một
cách gián tiếp thông qua giá cả hàng hoá, dịch
vụ. Người tiêu dùng những hàng hoá, dịch vụ
đó là người chịu loại thuế này.

Các sắc thuế gián thu bao gồm: thuế Giá trị gia
tăng, thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế Bảo vệ môi
trường, thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu...

8


II. Phân loại thuế
2. Phân theo cơ sở tính thuế :
2.1. Thuế tiêu dùng.
Là loại thuế đánh vào hàng hoá, dịch vụ khi diễn
ra việc mua bán.
Thuế tiêu dùng được thể hiện dưới nhiều dạng
như thuế Giá trị gia tăng, thuế Tiêu thụ đặc biệt,
thuế xuất nhập khẩu, thuế Bảo vệ môi trường...
Là nguồn thu lớn, ổn định, không phân biệt
hoàn cảnh kinh tế người mua. Có tác dụng điều
tiết, hướng tiêu dùng và bảo hộ

9


II. Phân loại thuế
2. Phân theo cơ sở tính thuế :
2.2. Thuế tài sản.
Thuế tài sản có thể được đánh trong trường
hợp chuyển giao, cho không tài sản (ví dụ như
cho, tặng hoặc thừa kế), hoặc dưới hình thức
bán (ví dụ như nhượng bán bất động sản hoặc
động sản). Thuế tài sản có thể là một dạng của

thuế tiêu dùng và cũng có thể dưới hình thức
gián tiếp của thuế thu nhập
Thuế tài sản là các sắc thuế như: Tài nguyên,
Trước bạ, thuế Sử dụng đất phi nông nghiệp,
thuế tài nguyên…
10


II. Phân loại thuế
2. Phân theo cơ sở tính thuế :
2.3. Thuế thu nhập.
Bao gồm các loại thuế có cơ sở đánh thuế là thu
nhập kiếm được. Thu nhập kiếm được là toàn
bộ số tiền và lợi ích vật chất mà một tổ chức, cá
nhân nhận được trong kỳ tính thuế, kể cả các
khoản chi tiêu đã bỏ ra để có được thu nhập.
Thuế thu nhập có nhiều dạng: thuế Thu nhập cá
nhân, thuế Thu nhập doanh nghiệp, thuế chuyển
thu nhập ra nước ngoài...
Là công cụ phân phối thu nhập, kích thích đầu

11


III. Tiêu chuẩn hệ thống thuế hiện đại

Giữa các sắc thuế có mối quan hệ chặt chẽ, bổ
sung, hỗ trợ lẫn nhau. Hệ thống thuế hiện đại
phải thỏa mãn các tiêu chuẩn:
+ Có hiệu quả (kinh tế, lợi ích – chi phí)

+ Công bằng
+ Tương đối ổn đinh về mặt pháp lý và linh hoạt
về mặt kỹ thuật. (Tính toán được hiệu quả KD
trong một thời gian nhất định để quyết định đầu
tư)
+ Phù hợp với thông lệ quốc tế

12


Chương II
Một số sắc thuế
chủ yếu

13


I. Các luật thuế
1. Thuế GTGT
2. Thuế Tiêu thụ đặc biệt
3. Thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu
4. Thuế Bảo vệ môi trường
5. Thuế TNDN
6. Thuế Thu nhập cá nhân
7. Thuế Tài nguyên
8. Thuế Sử dụng đất nông nghiệp
9. Thuế Sử dụng đất phi nông nghiệp

14



II. Các loại thuế khác và phí, lệ phí
Tiền thuê đất (NĐ 121/2010/NĐ-CP SĐBS NĐ 142/2005)
Tiền sử dụng đất (NĐ 120/2010/NĐ-CP SĐBS NĐ 198/2004)
Thuế Môn bài (TT 42/2003/TT-BTC SĐBS TT 96/2002)
Lệ phí Trước bạ (NĐ 23/2013/NĐ-CP SĐBS NĐ 45/2011/NĐCP, TT 34/2013/TT-BTC SĐBS TT 124/2011, TT 140/2013/TT-BTC)

Pháp lệnh phí, lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10
- Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 3-6-2002
- Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 6-3-2006 sửa
đổi bổ sung một số điều của NĐ 57
- Thông tư 63/2002/TT-BTC ngày 24-7-2002
- Thông tư 45/2006/TT-BTC ngày 25-5-2006 sửa đổi
bổ sung thông tư 63
15


II. Các loại thuế khác và phí, lệ phí
Danh mục các loại phí, lệ phí
Tổng cộng 73 loại phí chia theo các lĩnh vực:
- Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản: 6
- Công nghiệp, xây dựng: 4
- Thương mại, đầu tư: 8
- Giao thông vận tải: 13
- Thông tin, liên lạc: 4
- An ninh, trật tự, an toàn XH: 4
- Văn hoá, xã hội: 4
- Giáo dục và đào tạo: 2
16



II. Các loại thuế khác và phí, lệ phí
Danh mục các loại phí, lệ phí
- Y tế: 8
- Khoa học, công nghệ và môi trường: 11
- Tài chính, ngân hàng, hải quan: 5
- Tư pháp: 4

17


II. Các loại thuế khác và phí, lệ phí
Danh mục các loại lệ phí (42):
- Lệ phí quản lý nhà nước liên quan đến quyền và
nghĩa vụ của công dân: 7
- Lệ phí quản lý nhà nước liên quan đến quyền sở
hữu, quyền sử dụng tài sản: 8
- Lệ phí quản lý nhà nước liên quan đến sản xuất,
kinh doanh: 18
- Lệ phí quản lý nhà nước đặc biệt về chủ quyền
quốc gia: 3
- Lệ phí quản lý nhà nước trong các lĩnh vực khác:
6
18


II. Các loại thuế khác và phí, lệ phí
Theo thẩm quyền ban hành phí, lệ phí
1. Chính phủ quy định đối với một số phí, lệ phí
quan trọng, có số thu lớn, liên quan đến nhiều

chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước.
2. Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương quy định đối với một số khoản phí về
quản lý đất đai, tài nguyên thiên nhiên; một số
khoản phí, lệ phí gắn với chức năng quản lý hành
chính nhà nước của chính quyền địa phương.
3. Bộ Tài chính quy định đối với các khoản phí, lệ
phí còn lại để áp dụng thống nhất trong cả nước.

19


II. Các loại thuế khác và phí, lệ phí
Nguyên tắc thu phí, lệ phí
- Nguyên tắc chung là mức thu phí phải bảo đảm
thu hồi vốn trong thời gian hợp lý, phù hợp với
khả năng đóng góp của người nộp.
- Ngoài ra, mức thu đối với các dịch vụ do Nhà
nước đầu tư còn phải bảo đảm thi hành các chính
sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà
nước trong từng thời kỳ và phù hợp với tình hình
thực tế.

20


II. Các loại thuế khác và phí, lệ phí
Nguyên tắc thu phí, lệ phí
- Mức thu lệ phí được ấn định trước bằng một số
tiền nhất định đối với từng công việc quản lý nhà

nước được thu lệ phí, không nhằm mục đích bù
đắp chi phí để thực hiện công việc thu lệ phí.
Riêng đối với lệ phí trước bạ, mức thu được tính
bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên giá trị tài sản trước
bạ theo quy định của Chính phủ.

21


III. Thuế Giá trị gia tăng
- Luật thuế GTGT số: 13/2008/QH12
- Nghị định số: 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008
của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật thuế GTGT;
- Nghị định số: 121/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011
sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ 123
- Thông tư số 06/2012/TT- BTC ngày 11/01/2012
Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế
GTGT, NĐ 123 và NĐ 121
- Thông tư 65/2013/TT-BTC ngày 17/5/2013 sửa
đổi, bổ sung TT 06
22


III. Thuế Giá trị gia tăng
- Luật thuế số: 31/2013/QH13 Luật sửa đổi bổ
sung một số điều của Luật thuế GTGT
Có hiệu lực thi hành từ 01-01-2014
- Nghị định số: 209/2013/NĐ-CP ngày
18/12/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết và

hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế
GTGT
- Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013
Hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và
Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng
23


1. Đối tượng chịu thuế:
Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) là
hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh
doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả
hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở
nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế
GTGT hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư
219/2013/TT-BTC

24


2. Đối tượng không chịu thuế:
Điều 3 NĐ 209/2013/NĐ-CP
26 nhóm hàng hoá, dịch vụ quy định tại Điều 4
Thông tư 219/TT- BTC
Khi mua HHDV để sử dụng cho SXKD HHDV
không chịu thuế GTGT không được khấu trừ và
hoàn thuế GTGT đầu vào, trừ HHDV không chịu
thuế GTGT khi xuất khẩu được quy định tại

khoản 1 Điều 8 của Luật thuế GTGT
Hóa đơn ghi rõ hàng không chịu thuế dòng thuế
suất, tiền thuế GTGT gạch bỏ

25


×