Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

BÁO CÁO PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ SƠN HÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1015.81 KB, 22 trang )

BÁO CÁO PHÂN TÍCH

CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ SƠN HÀ

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SHB
www.shbs.com.vn


MỤC LỤC

PHÂN TÍCH NGÀNH THÉP .............................................................................................................. 3
Thị trường thép thế giới ........................................................................................................................ 3
Thị trường thép trong nước .................................................................................................................... 4
Dự báo ngành thép ............................................................................................................................... 5
Ngành hàng gia dụng ............................................................................................................................ 5
TỔNG QUAN SHI .............................................................................................................................. 7
Hoạt động kinh doanh chính .................................................................................................................. 7
Cơ cấu cổ đông tính đến 21/3/2014 ......................................................................................................... 7
Lịch sử phát triển ................................................................................................................................. 7
Vị thế.................................................................................................................................................. 8
PHÂN TÍCH SWOT ........................................................................................................................... 9
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH .......................................................................................................... 11
Doanh thu.......................................................................................................................................... 11
Chi phí .............................................................................................................................................. 12
Tỉ suất lợi nhuận ................................................................................................................................ 13
Khả năng thanh toán ........................................................................................................................... 14
Tỉ lệ đòn bẩy...................................................................................................................................... 15
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động ............................................................................................................ 15
GIẢ ĐỊNH ĐỊNH GIÁ ...................................................................................................................... 15
Sản lượng .......................................................................................................................................... 15
Giá bán ............................................................................................................................................. 17


Giá vốn hàng bán ............................................................................................................................... 17
Quản lí vốn lưu động .......................................................................................................................... 17
ĐỊNH GIÁ........................................................................................................................................ 18
Phương pháp định giá ......................................................................................................................... 18
Kêt quả định giá ................................................................................................................................. 19
Kết luận ............................................................................................................................................ 19

Báo cáo Phân tích SHI

1


Công ty CP Quốc tế Sơn Hà
Mã Chứng khoán:

SHI

Giá mục tiêu

:

10.506 đồng

Khối lượng niêm yết (Triệu cp)

26.71

Giá hiện tại (16/09/2014)

:


8.300 đồng

Quy mô vốn hóa (tỉ đồng)

159.47

Khuyến nghị

:

MUA

Khối lượng lưu hành (triệu)

25.994

Năm

Cổ tức (đồng)

EPS

Chúng tôi khuyến nghị MUA cổ phiếu Công ty CP Quốc tế Sơn Hà (SHI)

2013

300

152


dựa trên các yếu tố sau:

2012

300

421

2011

700

586

Hệ số

SHI

Ngành

β=1.9 của SHI gấp đôi so với β=0.99 ngành bất động sản.

P/E

19.53

15.53

Nhóm hàng bồn chứa tăng trưởng với tốc độ CAGR trong giai đoạn


P/B

0.41

1.82

2013-2018 ở mức 15%. Với chiến lược phát triển mạng lưới bán hàng

ROA

0.51

4.05

ROE

2.12

11.71

Sản lượng của nhóm hàng ống thép tăng trưởng với tốc độ CAGR
trong giai đoạn 2013-2018 ở mức 13.24% cao hơn tốc độ CAGR 6.2%
của thị trường bất động sản. Mức tăng trưởng được đề xuất căn cứ trên

về các vùng nông thôn, SHI đang dần tiếp cận thị trường tiềm năng
còn nhiều chỗ trống.

Mô tả công ty:
Các hoạt động kinh doanh của công ty:


Giá bán các sản phẩm của SHI tăng hàng năm với tốc độ khoảng
3.1%/năm, do công ty tập trung đầu tư thương hiệu, do đó có thể
chuyển một phần chi phí lạm phát sang khách hàng.

sản xuất bồn chứa, chậu rửa, ống thép

Chi phí giá vốn của SHI sẽ giảm về mức 83% tổng doanh thu thuần,

inox, bồn nhựa, bình nước nóng năng

chi phí giá vốn hiện tại chiếm 85% tổng doanh thu thuần. Trong 5 năm

lượng mặt trời.

tới SHI tiếp tục đẩy mạnh chuyên môn hóa dây chuyền sản xuất, giảm

Hệ thống bán hàng và đại lý phân phối
rộng, hoạt động hiệu quả trên toàn quốc.
Doanh thu tính đến năm 2013 đạt 1819 tỉ
đồng, tăng 70% so với năm 2009

thiểu sản phẩm lỗi, hỏng, tận dụng tối đa hiệu suất theo quy mô tăng
dần.
Tỉ lệ hàng tồn kho trên doanh thu thuần giảm dần về mức 15%. Hàng
tồn kho tương lai của SHI chiếm phần lớn là nguyên vật liệu, tỉ lệ
thành phẩm tồn kho chiếm tỉ lệ nhỏ do SHI đang bước vào chu kì kinh

Tổng tài sản năm 2013 đạt 1423.8 tỉ đồng,


doanh tăng theo đà phục hồi của nền kinh tế, do đó tốc độ vòng quay

tăng 87% so với năm 2009

hàng tồn kho tăng, tỉ lệ thành phẩm tồn kho giảm mạnh.

Sản phẩm của SHI chiếm thị phần đáng

Chúng tôi dự báo giá mục tiêu của SHI ở mức 10.506 đồng/cổ phiếu,

kể trong thị trường nội địa, bước đầu xuất

cao hơn 26,58% so với giá thị trường hiện tại.

khẩu đi các nước trên thế giới.

Báo cáo Phân tích SHI

2


PHÂN TÍCH NGÀNH THÉP
Thị trường thép thế giới
Giá thép biến Giá thép thế giới trong năm 2013 biến Chỉ số giá thép thế giới từ 12/2012 đến 12/2013
động theo xu động theo xu hướng giảm, giá thép cao
hướng giảm
nhất vào tháng 2 nhờ cầu tăng tại Trung
Quốc và chạm đáy tháng 7, mức thấp
nhất trong 40 tháng do nhu cầu thép
giảm trên toàn cầu.


Nguồn: SteelHome, Vinanet
Những tháng cuối năm, giá thép theo xu hướng hồi phục do giá nguyên liệu tăng buộc các Nhà sản
xuất phải tăng giá, đồng thời nhu cầu tiêu thụ thép cũng khởi sắc hơn. Các thị trường như Liên minh
châu Âu, Mỹ, Nhật Bản giá tăng trong 6 tháng cuối năm một phần nhờ kinh tế có dấu hiệu hồi phục,
nhu cầu tăng, các nhà cung cấp tiết cung, kiểm soát dự trữ.

Sản lượng sản Hiệp hội Thép thế giới ước tính tiêu thụ thép Tiêu thụ và công suất sản xuất thép thô thế giới của
xuất và tiêu thụ toàn cầu tăng 3,1% trong năm 2013 đạt 1,475 Worldsteel
thép tăng nhẹ

tỷ tấn, trong đó tiêu thụ thép của Trung Quốc
ước tăng 6% đạt 700 triệu tấn. Tiêu thụ thép
của Liên minh châu Âu (27 nước) giảm 3,8%
còn 135 triệu tấn.

Nguồn: TTGCVT
Theo MEPS, sản lượng sản xuất thép Thế giới năm 2013 khoảng 1,6 tỷ tấn. Sản lượng tại các vùng
hầu hết giảm, trừ Trung Quốc. Sản lượng của EU giảm còn 163 triệu tấn, giảm 3,3% so với năm
ngoái. Sản lượng thép thô tại SNG và các nước châu Âu khác, giảm 2,6% so với năm 2012. Sản lượng
tại Bắc Mỹ giảm 3,1%. Sản lượng tại châu Phi dự kiến giảm 0,9% còn 15,2 triệu tấn. Sản lượng thép
tại Trung Đông đạt 26,9 triệu tấn, tăng lần thứ 5 liên tiếp. Sản lượng thép tại châu Á đạt gần 1,07 tỷ
tấn, tăng 5,9%.

Giá nguyên liệu Quặng sắt là nguyên liệu đầu vào để chế tạo thép, giá quặng trong năm 2013 biến động khá mạnh theo
biến động
xu hướng giảm, giảm mạnh nhất trong tháng 6/2013, đạt mức thấp nhất từ tháng 8/2011, tuy nhiên 6
tháng cuối năm giá quặng lại tăng đáng kể. Giá giảm mạnh do lo ngại Trung Quốc tăng trưởng chậm
lại, nhu cầu thép giảm. Song nhờ kinh tế thế giới có dấu hiệu hồi phục nên giá đã tăng trở lại. Từ đầu
năm đến nay, giá nguyên liệu sản xuất thép trên thị trường thế giới vẫn biến động khó dự đoán và

chưa có dấu hiệu ổn định.

Báo cáo Phân tích SHI

3


Thị trường thép trong nước
Giá thép có xu Giá thép năm 2013 có chiều hướng giảm. Tháng
hướng giảm
cuối năm, giá bán đầu nguồn các mặt hàng thép

Diễn biến giá thép trong nước từ tháng 3/2010
tới nay. (Đvt:1.000đồng/kg)

xây dựng giảm ở cả miền Bắc và miền Nam do
sức tiêu thụ hạn chế cũng như nhiều doanh
nghiệp giảm giá (lãi suất ngân hàng giảm dẫn
đến chi phí tài chính giảm, chi phí nguyên vật
liệu giảm...). Giá bán thực tế thép xây dựng tại
các nhà máy hiện nay giảm phổ biến từ 1 – 1,3%
so với tháng 3/2014, giảm từ 0,5 – 0,8% so với
cuối năm 2013
Nguồn: Tổng Công ty Thép Việt Nam, Vinanet

Sản lượng sản Ngành thép Việt Nam năm 2013 phải đối mặt với nhiều khó khăn đến từ nền kinh tế như bất động sản
xuất tăng, sản đóng băng, kinh tế suy thoái, các chính sách phát triển bất động sản chưa phát huy tác dụng, các
lượng tiêu thụ ngành công nghiệp sử dụng thép trì trệ, sản lượng tiêu thụ thép trong nước giảm mạnh. Theo báo cáo
giảm
của Bộ Công Thương, tính bình quân cả giai đoạn 2011-2013, sản lượng sản xuất thép các loại của cả

nước giảm 1,5%, riêng năm 2013 ước đạt 10,81 triệu tấn, tăng 1,7% so với năm 2012. Trong khi đó,
lượng thép tiêu thụ thực tế của cả nước chỉ đạt 1/3 công suất thiết kế của các nhà máy, khó khăn lớn
nhất hiện nay ngành thép hiện nay là vấn đề đầu ra. Tiêu thụ trong nước giảm nên nhiều doanh nghiệp
thép đã tìm cách mở rộng thị trường tiêu thụ ra các nước như Mỹ, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và
Campuchia. Năm 2013, các doanh nghiệp xuất khẩu đạt khoảng 2,5 triệu tấn thép và các sản phẩm về
thép, giá trị kim ngạch đạt trên 2 tỷ USD, tăng 30% so với năm 2012. Nhờ đó tiêu thụ của ngành thép
vẫn đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra là 3%. Một số sản phẩm thép có lượng xuất khẩu tăng cao như tôn
mạ kim loại và sơn phủ màu (tăng 62,8%), ước đạt gần 800.000 tấn, tiếp theo là thép hình, thép không
gỉ lần lượt tăng 46% và 39%. Tuy nhiên, lượng ống thép không hàn chủ yếu là tái xuất khẩu do trong
nước chưa sản xuất được tăng 60%. năm 2013, Việt Nam đã nhập khẩu 9 triệu tấn thép các loại trị giá
6,5 tỷ USD, tăng 25% về lượng và 14% về trị giá so với năm trước, giá trị nhập siêu tương đương
năm 2012.
6 tháng đầu năm 2014, Sản xuất sản phẩm thép vẫn giữ đươc nhịp độ tăng trưởng khá tốt, tăng
12,71% so với 6 tháng đầu năm 2013. Tiêu thụ thép 6 tháng năm 2014 tăng trưởng 11% nhờ chủ yếu
vào xuất khẩu (XK) tôn, ống kẽm… Kinh tế Việt Nam đang trên đà hồi phục, thị trường bất động sản
6 tháng đầu năm 2014 có dấu hiệu khởi sắc nên tiêu thụ thép xây dựng cũng đã tăng trưởng, tuy nhiên
mới chỉ đạt mức tăng 6%. Thị trường xuất khẩu cũng lạc quan hơn năm 2013, tính trong 5 tháng đầu
năm 2014, XK của cả ngành thép đạt 1.544 ngàn tấn; kim ngạch XK đạt 1.260 triệu USD (trên 50%
kế hoạch năm 2014). Dù tăng trưởng mạnh về doanh số nhưng lợi nhuận của ngành thép lại không
tăng do một loạt nhân tố tác động không tốt từ việc tăng giá cước vận tải, xăng dầu, điện.
Năng lực ngành thép hiện vượt xa nhu cầu, năng lực thiết kế về luyện gang khoảng 3 triệu tấn/năm
nhưng sản xuất năm 2014 chỉ khoảng 1 triệu tấn (đạt khoảng 30% công suất) do một số lò cao đã
được xây dựng nhưng thiếu nguyên liệu cho sản xuất. Tuy nhiên, một số công ty trong ngành vẫn đạt
công suất cao như Tập đoàn Hòa Phát, gang thép Thái Nguyên, thép Việt Trung (Lào Cai) hoạt động
tới 100% công suất. Đối với luyện thép, hiện năng lực của các DN có khả năng sản xuất lên tới
Báo cáo Phân tích SHI

4



khoảng trên 8,5 triệu tấn, nhưng trong năm 2013 công suất chạy chỉ đạt 5,5 triệu tấn (khoảng 60%
công suất thiết kế), nguyên nhân do nhu cầu thị trường không nhiều, nên các DN chỉ sản xuất đạt
khoảng 60% công suất. Về cán thép, năng lực của các DN đạt 11 triệu tấn, nhưng chỉ sản xuất được
khoảng 5,5 triệu tấn (đạt khoảng 50% công suất) bởi nhu cầu thị trường không cao.
Ngành thép Việt Nam hiện khả năng cạnh tranh chưa cao do nguồn vốn hạn chế nên công nghệ chưa
được đầu tư hiện đại, chi phí vốn lớn, nguyên liệu chủ yếu phụ thuộc nhập khẩu, công suất đạt thấp,
do đó chi phí và giá thành cao.

Dự báo ngành thép
MEPS dự báo Hiệp hội Thép thế giới đã hạ mức tăng trưởng dự báo về tiêu thụ thép toàn cầu năm 2014 từ 3,3%
giá thép sẽ tăng xuống 3,1%, trong đó khu vực châu Á và châu Đại dương giảm tăng trường dự kiến từ 3% xuống
trong dài hạn.
2,8% (theo công bố ngày 09/4/2014). Tỷ lệ huy động công suất thiết kế toàn cầu những tháng đầu năm
2014 là 72,8%, thấp hơn những tháng cuối năm 2013 là 78,7%.
Về dài hạn, MEPS dự kiến giá thép thế giới sẽ hồi phục trong 3 năm tới. Năm 2013 sẽ là điểm giá
thấp nhất của chu kỳ này. Tiêu thụ sẽ bắt đầu tăng trong năm 2014 nhờ có kinh tế được cải thiện.

Về trung và dài
hạn, ngành thép
Việt Nam vẫn
hứa hẹn nhiều
tiềm năng tăng
trưởng

Theo dự báo của VSA, 6 tháng cuối năm 2014 tăng trưởng của ngành thép tại Việt Nam sẽ không cao,
chỉ tương đương 6 tháng đầu năm, do 6 tháng còn lại có 3 tháng rơi vào mùa mưa. Dự kiến, tăng
trưởng cả ngành thép trong năm 2014 khoảng 10-12%.
Dự báo sản lượng toàn ngành thép của Việt Nam năm 2014 - 2015 chỉ tăng khoảng 2-4% so với năm
2013, đáp ứng đủ nhu cầu thép trong nước và xuất khẩu. Sản lượng thép các loại năm 2014 dự báo đạt
11,02 triệu tấn, tăng 1,9% so với năm 2013, còn sản lượng năm 2015 ước đạt 11,53 triệu tấn, tăng

4,6% so với năm 2014. Giá bán thép sẽ nhích lên do mức giá bán thép hiện nay của các doanh nghiệp
đã ở mức thấp, trong khi các chi phí sản xuất như giá điện, xăng dầu, tỷ giá USD/VNĐ tăng lên.
Về trung và dài hạn, ngành thép Việt Nam vẫn hứa hẹn nhiều tiềm năng tăng trưởng do tốc độ đô thị
hóa ngày một gia tăng. Mục tiêu phát triển 1.000 trung tâm đô thị vào năm 2025 cùng tiêu chuẩn nhà
ở tại khu vực thành thị được cải thiện sẽ thúc đẩy đầu tư cho xây dựng và hạ tầng, khiến nhu cầu tiêu
thụ thép tiếp tục tăng trưởng trong tương lai.
Tuy nhiên những năm tới, ngành thép cũng phải đối mặt với một số khó khăn khi hàng rào thuế quan
phải giảm dần theo lộ trình cam kết WTO và AFTA, thép nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước trong
khu vực ASEAN với ưu thế về giá rẻ sẽ càng tạo thêm áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong
nước, trong khi doanh nghiệp thép lại phải đối mặt với các vụ kiện chống phá giá tại một số quốc gia.

Ngành hàng gia dụng
Nhu cầu tiêu
dùng tăng theo
tốc độ phục hồi
kinh tế

Kinh tế Việt Nam bước vào chu kỳ phục hồi, Biểu đồ tăng trưởng GDP giai đoạn 2000-2013
GDP dự báo 5,6% năm 2014; 5,8% giai đoạn
2015-2016 là tiền đề thúc đẩy tiêu dùng các
sản phẩm gia dụng.

Báo cáo Phân tích SHI

5


Cơ hội tăng
trưởng từ quá
trình đô thị hóa,

các mặt hàng gia
dụng được đánh
giá có nhiều tiềm
năng tăng trưởng
trong10 năm tới

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới 2013,

Tốc độ đô thị hóa

Việt Nam là nước có tốc độ đô thị hóa cao nhất
Đông Nam Á. Tính đến hết tháng 10 năm 2013,
tỷ lệ đô thị hoá ở Việt Nam đạt 33,47%, cao
hơn 1,02% so với năm 2012. Con số này được
ước tính lần lượt đạt 38% và 40% vào năm
2015 và năm 2020. Việt Nam hiện nay đang
phát triể

ần 770 đô thị, trong đó phát triển

mạnh mẽ nhất là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh.

Nguồn: Bộ xây dựng

Tốc độ đô thị hóa tăng kéo theo ngành hàng gia
dụng tại các đô thị cũng gia tăng.
Cơ hội tăng Năm 2012, thủ tướng chính phủ đã phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh
trưởng từ chính môi trường. Theo đó, 27.600 tỷ đồng được đầu tư cải thiện nguồn nước và đảm bảo vệ sinh môi
sách phát triển trường. Mục tiêu đến năm 2015: 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
nông thôn

Đời sống người dân nông thôn ngày càng được cải thiện, nhận thức về vấn đề vệ sinh nguồn nước
ngày được nâng cao. Do đó, nhu cầu sử dụng các bồn chứa nước inox, và bồn chứa nước bằng nhựa
đảm bảo chất lượng nước sẽ tăng theo. Đây cũng là phân khúc thị trường phù hợp với sản phẩm của
Sơn Hà, vì vậy thị trường nông thôn và các tỉnh là thị trường hứa hẹn giúp Sơn Hà tăng trưởng thị
phần và doanh thu.
Nhu cầu đầu tư
mua sắm các mặt
hàng gia dụng
tăng theo dân số
và nhu cầu nhà ở

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa Gia đình, đầu năm 2014, tổng dân số
Việt Nam đạt khoảng 92,5 triệu người trong đó dân thành thị chiếm 31%, nông thôn chiếm 69%, dân
số tăng, nhu cầu nhà ở tăng.
Theo định hướng phát triển nhà ở đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, diện tích nhà bình quân
đầu người phải đạt mức 20m2 sàn vào năm 2020, chất lượng nhà ở phải đạt tiêu chuẩn quốc gia và giá
trị công nghiệp và xây dựng chiếm 40 - 41% GDP. Theo đó, nhu cầu xây dựng, mua sắm trang thiết bị
tăng, đây là yếu tố giúp mở rộng thị trường tiêu dùng các sản phẩm gia dụng như chậu rửa inox, bình
nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời, hay ống thép trang trí của Sơn Hà.

Xu hướng phát Phát triển ngành công nghiệp năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng là một xu
triển năng lượng hướng tất yếu của thế giới trong thế kỷ 21. Sản phẩm bình nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời là
sạch
một trong những giải pháp thay thế hữu hiệu nhất trong việc tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường
và tiết kiệm chi phí sinh hoạt gia đình đặc biệt khi mà giá điện đang ngày càng có xu hướng tăng. Với
Chương trình Tiết kiệm Năng lượng Quốc gia và các hoạt động tuyên truyền tới người tiêu dùng khác,
thị trường sản phẩm Thái Dương Năng sẽ có những bước phát triển đột phá trong thời gian tới.

Báo cáo Phân tích SHI


6


TỔNG QUAN SHI
Hoạt động kinh doanh chính
Ngành nghề kinh doanh chính:
-

Sản xuất các sản phẩm cơ khí tiêu dùng.

-

Sản xuất và mua bán các sản phẩm năng lượng mới.

-

Sản xuất và mua bán ống thép các loại.

-

Kinh doanh các sản phẩm thiết bị nhà bếp.

Sản phẩm:
Sơn Hà là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm về thép không gỉ và các sản phẩm dân dụng:
-

Bồn chứa nước Inox, chậu rửa Inox, ống
Inox

-


Bồn chứa nước Inox

-

Bình năng lượng mặt trời

-

Thiết bị nhà bếp

-

Đá dân dụng

Cơ cấu cổ đông tính đến 21/3/2014
Tổng số cổ phần lưu hành
25.994.663 CP

01%

29%

71%

99%
Cổ đông lớn

Cổ đông nhỏ


Cổ đông trong nước

Cổ đông nước ngoài

Lịch sử phát triển
Báo cáo Phân tích SHI

7


Trải qua mười sáu năm hình thành và phát triển, Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà hiện đang là một
Tập đoàn có thương hiệu mạnh trên thị trường Việt Nam và Quốc tế về các sản phẩm trong lĩnh vực
về thép không gỉ. Công ty được thành lập năm 1998 với vốn điều lệ ban đầu chỉ 600 triệu đồng, khởi
nghiệp với một xưởng gia công nhỏ, và sản phẩm duy nhất thời điểm đó là bồn nước Inox. Sơn Hà đã
nhanh chóng mở rộng quy mô và sản phẩm, từng bước vươn vai trở thành một tập đoàn lớn mạnh với
thị trường xuất khẩu đi hơn 20 nước trên thế giới như Mỹ, Brazil, Mexico, Indonesia, Singapore,….,
hệ thống phân phối rộng khắp trên tất cả các tỉnh thành của cả nước, với 3 nhà máy sản xuất được đầu
tư tại 3 miền.
Từ những ngày đầu năm 2007 Sơn Hà chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán với mã SHI, nhiều
cổ đông lớn là các tổ chức, cá nhân có uy tín tham gia cổ phần vào Sơn Hà. Công ty đã nhanh chóng
mở rộng quy mô và sản phẩm. Thông qua thị trường chứng khoán, năm 2010, công ty đã phát hành
thành công 10 triệu cổ phiếu thu về 163 tỉ đồng và đợt trái phiếu thu về 100 tỉ đồng. Hiện nay công ty
đang triển khai phát hành tiếp 10 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và cổ đông chiến lược.
Năm 2011, công ty cũng chính thức gia nhập thị trường bán lẻ, thực hiện phát triển chuỗi siêu thị
Hiway, hiện công ty đã triển khai 2 hệ thống siêu thị Hiway tại Hà Nội và được khách hàng đánh giá
cao.

Vị thế
Sơn




thương

có Với hơn 16 năm phát triển, thương hiệu Sơn Hà ngày càng khẳng định vị thế dẫn đầu của mình và
hiệu hiện đang sở hữu con số thị phần ấn tượng trong phân khúc sản phẩm gia dụng từ thép không gỉ, luôn

mạnh, sản phẩm duy trì mức 40-60% thị phần cả nước các sản phẩm chủ đạo như bồn nước inox, chậu rửa inox, bình


tính

cạnh nước nóng năng lượng mặt trời Thái Dương Năng hay ống thép công nghiệp. Đây cũng là những mặt

tranh, chiếm thị hàng chiến lược được doanh nghiệp tập trung phát triển trong dài hạn. Sơn Hà hiện là đơn vị duy nhất
phần

đáng

trên thị trường.

kể tại Việt Nam được tổ chức quốc tế uy tín TUV cấp chứng chỉ PED – một chứng chỉ quan trọng giúp
Sơn Hà có thể xuất khẩu ống thép không gỉ vào các thị trường khắt khe như Châu Âu và Hoa Kỳ.
Năm 2011 Sơn Hà chính thức mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực bán lẻ với chuỗi hệ thống siêu thị
Hiway và bước đầu gặt hái được nhiều thành công.
Bám sát chiến lược phát triển bền vững với chất lượng sản phẩm là trọng tâm cốt lõi, Sơn Hà mạnh
dạn đầu tư công nghệ (điển hình là công nghệ hàn Plasma và máy móc sản xuất ống thép không gỉ
nhập từ Đức, Hàn Quốc, Đài Loan…), chi phí nghiên cứu phát triển sản phẩm và đặc biệt là đội ngũ
cán bộ kỹ thuật được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm. Trên nền tảng củng cố vững chắc nội lực, kế
hoạch phát triển mạng lưới nhằm tăng trưởng thị phần của Sơn Hà được xem là thế mạnh của Sơn Hà.

Sơn Hà đã xây dựng được một hệ thống bán hàng và đại lý phân phối rộng khắp và hoạt động hiệu
quả trên toàn quốc. Riêng trong năm 2013, Công ty đã mở thêm 10 chi nhánh tại các tỉnh thành, nâng
tổng số chi nhánh lên 14 điểm trên phạm vi cả nước.
Các sản phẩm của Công ty được người tiêu dùng tín nhiệm, nhờ đó liên tục trong nhiều năm công ty
được người tiêu dùng Việt Nam tin tưởng lựa chọn là thương hiệu hàng chất lượng cao Việt Nam,
Thương hiệu Việt tiêu biểu vì quyền lợi người tiêu dùng, top 100 thương hiệu Việt, chứng nhận nhãn
hiệu nổi tiếng...
Quá trình mười sáu năm hoạt động, công ty cũng đã vinh dự nhận nhiều giải thưởng cao quý như
Huân chương lao động Hạng ba, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của UBND Thành
phố Hà Nội, Giải sao vàng đất Việt, giải VNR500- Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, đạt
chứng nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực,... Lãnh đạo của Sơn Hà cũng nhận được giải thưởng ”Bản

Báo cáo Phân tích SHI

8


lĩnh doanh nhân lập nghiệp, giải thưởng Sao Đỏ, Doanh nghiệp trẻ tiêu biểu.

Bồn chứa nước Inox, nhựa: Thương hiệu Sơn Hà đã
được khẳng định về uy tín và chất lượng trên thị
trường nên sản phẩm bồn chứa nước của Công ty đã
chiếm được sự quan tâm và tin tưởng của đa số
người tiêu dùng. Sản phẩm bồn chứa nước Inox
mang thương hiệu Sơn Hà hiện chiếm khoảng 65%
thị phần bồn chứa nước tại miền Bắc và khoảng
35% thị phần toàn quốc.
Chậu rửa Inox: Sản phẩm chậu rửa Inox Sơn Hà
được đánh giá cao về chất lượng và mẫu mã, kết
hợp với mức giá sản phẩm ở mức hợp lý nên sản

lượng hàng bán tăng với tốc độ cao. Chậu rửa của
Sơn Hà hiện khoảng 46,7% thị phần theo phân khúc
thị trường sản phẩm.
Sản phẩm Thái Dương Năng của công ty phù hợp
với xu hướng tiết kiệm năng lượng theo chương
trình của Quốc gia nên đạt được tốc độ tăng trưởng
nhanh, hiện thị phần của sản phẩm này là khoảng
56% thị trường.
Ống thép không gỉ: là một đơn vị có uy tín trong
ngành thép không gỉ Việt Nam với hàng trăm đối
tác nước ngoài tại hơn 20 quốc gia trên thế giới như
Mỹ, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil, Argentina, Mexico…
Sản phẩm từ thép không gỉ của Sơn Hà luôn là sự
lựa chọn hàng đầu của các đơn vị sản xuất tại thị
trường trong và ngoài nước. Sơn Hà hiện là đơn vị
duy nhất tại Việt Nam được tổ chức chứng nhận
quốc tế uy tín TUV chứng chỉ PED – một chứng chỉ
quan trọng giúp Sơn Hà có thể xuất khẩu ống thép
không gỉ vào các thị thị trường khắt khe như Châu
Âu và Mỹ. Hiện thị phần của Sơn Hà chiếm khoảng
46,7%.

PHÂN TÍCH SWOT
Báo cáo Phân tích SHI

9


Điểm mạnh
 Sản phẩm gia dụng thiết yếu, do vậy nhu cầu luôn

mang tính thường xuyên
 Khả năng cung ứng với số lượng lớn, đáp ứng nhu cầu
thị trường mới hoặc nhà phân phối với số lượng lớn.
 Một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành
sản xuất bồn nước inox và bình nước nóng năng lượng
mặt trời. Do vậy, thương hiệu Sơn Hà đã được nhiều
khách hàng biết đến và là lựa chọn hàng đầu trong
việc ra quyết định trang bị bồn nước và sản phẩm gia

Điểm yếu
 Sản phẩm được sản xuất theo phương pháp gia công,
giá trị gia tăng trong sản phẩm không cao
 Sản phẩm gia dụng mang tính thời vụ
 Vị thế dẫn đầu về giá bán, độ phủ thị trường chưa
vượt trội
 Cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý, tỉ lệ nợ vay cao
 Cơ cấu doanh thu chưa tối ưu do những mặt hàng có
lợi nhuận gộp cao chưa chiếm tỉ trọng lớn
 Cơ cấu tài sản chưa hợp lý, các tài sản có tỉ suất sinh

dụng khác
 Kênh phân phối, thương hiệu sản phẩm đã ổn định với
17 chi nhánh, 500 NPP, 5.000 điểm bán và xuất khẩu
tới 20 nước trên thế giới
 Sản phẩm được đổi mới, quy trình sản xuất được cải
tiến liên tục. Giá bán cạnh tranh do đạt được quy mô,
chất lượng ổn định, hình thức được đánh giá cao
 Đạt được những chứng chỉ đủ điều kiện đưa sản phẩm
vào các thị trường yêu cầu cao: ISO, PED
 Quy trình sản xuất, hệ thống quản trị thông tin doanh

nghiệp ổn định, kết nối dữ liệu theo thời gian thực

lời cao chưa đạt tỉ trọng cao trong tổng tài sản
 Tính thanh khoản, thị trường của tài sản chưa cao do
công ty đang thực hiện những bước đầu chuẩn mực
hóa danh mục tài sản
 Lợi nhuận gộp của mặt hàng công nghiệp thấp do
cách thức sản xuất và giao hàng theo từng đơn hàng,
giá mua-bán bám sát giá nguyên liệu nên chỉ hưởng
phí gia công và độ âm cho phép
 Các khoản đầu tư ngoài ngành chưa phát huy được
hiệu quả

trong toàn hệ thống, giúp doanh nghiệp tiết giảm được
chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh
 Công ty đã niêm yết nên việc thực hiện chuẩn mực
quản trị doanh nghiệp được tuân thủ, đồng thời khả
năng huy động vốn từ thị trường tài chính dễ dàng
hơn
 Nguồn nhân lực của Công ty ổn định, văn hóa công ty
đã định hình và được phát triển phù hợp với quá trình
tăng trưởng
 Bộ máy quản lý điều hành ổn định và năng động.

Cơ hội

Thách thức

 Tăng trưởng kinh tế được duy trì tạo ra thu nhập đầu


 Môi trường kinh doanh trong quá trình hoàn thiện nên

người ngày càng tăng dẫn đến nhu cầu sử dụng các

doanh nghiệp gặp nhiều thử thách đối với các cơ quan

sản phẩm từ thép không gỉ trong và ngoài nước tăng

quản lý

 Xu hướng tiêu dùng sản phẩm đang dịch chuyển theo

 Sản phẩm cạnh tranh cao theo mô hình độc quyền

quá trình đô thị hóa, tạo điều kiện thâm nhập sản
Báo cáo Phân tích SHI

10


phẩm ở các thị trường các tỉnh và giới thiệu sản phẩm
mới (bồn lắp ghép GRP) đối với tổ hợp nhà cao tầng

nhóm
 Tính độc quyền đối với nguồn nguyên liệu trong nước

 Một số vùng, miền có điều kiện nguồn nước đặc thù,

được thể hiện rõ khi các nhà cung cấp nguyên liệu


tạo điều kiện sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đặc thù

thép không gỉ trong nước tiến hành kiện chống bán

như bồn nhựa

phá giá đối với nguyên liệu nhập khẩu để giành lợi thế

 Yêu cầu ngày càng cao của dân cư về chất lượng, tính

trong áp đặt giá và điều kiện thanh toán

ổn định của nguồn nước trong điều kiện nguồn lực xã

 Thị trường xuất khẩu cũng gặp phải tình trạng bảo hộ,

hội chưa đáp ứng được trên phạm vi toàn quốc tạo

ngay cả với những thị trường phát triển như Hoa Kỳ,

điều kiện phát triển các hệ thống cung cấp, xử lý nước

Canada

ở quy mô từng hộ gia đình, nhóm hộ gia đình
 Quá trình hội nhập kinh tế tạo điều kiện thâm nhập
sản phẩm vào các thị trường trên thế giới
 Sự phát triển của công nghệ vật liệu cho phép tạo ra
các sản phẩm mới tiện dụng như nhựa thủy tinh cường
lực (GRP), công nghệ hấp thụ quang năng

 Nhà cung cấp nguyên liệu thường là các nhà sản xuất

 Lãi suất từ nguồn vốn tín dụng thương mại là khá cao
so với tỉ suất sinh lời bình quân của nền kinh tế
 Nền kinh tế Việt Nam chưa được coi là nền kinh tế thị
trường nên doanh nghiệp gặp bất lợi đối với những vụ
kiện chống bán phá giá
 Tính thời vụ của sản phẩm dẫn đến tính chu kỳ trong
hoạt động sản xuất và tài chính

thép không gỉ lớn trên phạm vi toàn cầu nên nguồn
cung cấp và giá cả tương đối ổn định
 Thị trường tài chính phát triển nên việc huy động vốn
từ thị trường tài chính dễ dàng hơn
 Sự phát triển của công nghệ thông tin tạo điều kiện
ứng dụng vào quản trị doanh nghiệp, tăng cường hiệu
quả quản trị nguồn lực doanh nghiệp.

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Doanh thu
2,000
1,800
1,600

Tỷ VND

1,400
1,200
1,000
800


600
400
200

Doanh thu từ cung
cấp hàng hóa dịch
vụ
doanh thu bán
thành phẩm
Doanh thu bán
hàng hóa

0

Trong giai đoạn 2009-2013, SHI tập trung phát triển mạnh mẽ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Căn cứ theo báo cáo tài chính sau điều chỉnh, doanh thu của SHI tăng từ 1,067 tỉ đồng năm 2009 lên
1,819 tỉ đồng năm 2013, tốc độ tăng trưởng trung bình năm (CAGR) khoảng 14.28%.
Báo cáo Phân tích SHI

11


Doanh thu năm 2013 do không thực hiện sáp nhập doanh thu từ CTCP Sơn Hà Sài Gòn nên chỉ đạt
75.8% kế hoạch trước khi bán bớt cổ phẩn của CTCP Sơn Hà Sài Gòn. Mặt khác trong năm 2013,
SHI bị áp thuế chống bán phá giá đối với các mặt hàng xuất khẩu sang Mĩ, do đó bị thiệt hại toàn bộ
phần doanh thu ở thị trường này. Doanh thu bán hàng trong năm 2013 sau khi điều chỉnh so với năm
2012 chỉ giảm nhẹ ở mức 0,01%. Trong năm 2014, công ty gặp khó khăn khi bị kiện bán phá giá tại
Mỹ nên toàn bộ thị trường xuất khẩu vào Mỹ tạm dừng, tuy nhiên với sự nhạy bén của Ban Lãnh đạo,
công ty đã nhanh chóng chuyển hướng sang thị trường mới, nhờ đó SHI đã phục hồi được xấp xỉ

70% kế hoạch doanh thu từ xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Mĩ, đây là thành công rất lớn của
Sơn Hà.
Doanh thu từ bán thành phẩm tăng mạnh từ 508 tỉ đồng năm 2009 lên mức 1,503 tỉ đồng năm
2013 với tỉ trọng trên tổng doanh thu thuần tương ứng 47.59% năm 2009 lên mức 82.59%.
Doanh thu từ bán hàng hóa giảm mạnh từ chiếm tỉ trọng 52.34% tổng doanh thu năm 2009 chỉ
còn 7.72% tổng doanh thu thuần quý 1 năm 2014. Doanh thu từ bán hàng hóa giảm mạnh cho thấy
SHI đang tập trung vào tự sản xuất.
Doanh thu từ cung cấp hàng hóa dịch vụ tăng tỉ trọng 0.06% tổng doanh thu lên mức 5.86%
quý 1 năm 2014. Doanh thu từ cung cấp hàng hóa dịch vụ chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ, do đó tuy tốc độ
tăng trưởng nhanh nhưng ít đóng góp đáng kể vào tổng doanh thu.
Các sản phẩm chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu năm 2013 là bồn nước Inox (24%
doanh thu), ống thép Inox (35% doanh thu), dịch vụ gia công cuộn cán (29% doanh thu). Các
sản phẩm này đều ghi nhận mức doanh thu tăng đột biến trong năm 2009-2010, tuy nhiên mức tăng
trưởng giảm dần thậm chí tăng trưởng âm trong giai đoạn 2012-2013.
Sản phẩm ống thép Inox là mặt hàng chủ lực của SHI. Mặt hàng này đã được xuất đi nhiều nước
như Mĩ, Brazil, Mexico, ..... Thị trường Mĩ là thị trường chủ đạo, doanh thu từ xuất khẩu sang Mĩ
chiếm 12.5% tổng doanh thu của SHI, tương ứng 50% tổng giá trị xuất khẩu. Trong năm 2013, SHI
bị Mĩ áp thuế chống bán phá giá với mức thuế suất 17.72%, thấp hơn nhiều so với toàn bộ các nhà
sản xuất, xuất khẩu khác vào thị trường Mĩ (phải chịu thuế suất 53.92%).
Các sản phẩm Thái Dương Năng và bồn nhựa đem lại tiềm năng phát triển cho SHI. Trong năm
2013, nhà máy sản xuất bồn nhựa của SHI bắt đầu đi vào sản xuất và đem lại doanh thu cho SHI.

Chi phí

Báo cáo Phân tích SHI

12


Tỉ trọng tổng giá


Tỷ trọng chi phí

vốn trên tổng doanh

120%

7%

thu thuần ở mức

100%

6%

85%.

80%

Chi phí tài chính

60%

ảnh hưởng đáng kể

40%

đến lợi nhuận sau

20%


5%
4%
3%
2%
1%

0%

thuế.

0%
2009

2010

2011

2012

2013

1Q/2014

Giá vốn hàng bán/DTT

Cp tài chính/DTT

CP Quản lý DN/DTT


CP Bán hàng/DTT

CP khác/DTT

Tỷ suất lợi nhuận thuần

Công ty hoạt động trong ngành sản xuất chính là chế tạo bồn chứa nước và các sản phẩm gia dụng công
nghiệp từ nguyên liệu chính là thép không gỉ, do đó cơ cấu chi phí của công ty chịu ảnh hưởng của các
yếu tố từ ngành sản xuất kinh doanh chính.
Trong cơ cấu chi phí của SHI, tỉ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần chiếm tới 85% trung bình
qua các năm. Giá vốn hàng bán cao do các nhà sản xuất trong nước trong đó có SHI vẫn chịu phụ thuộc
từ nguồn phôi thép nhập khẩu. Tuy nhiên, biến động giá phôi thép khá ổn định do sản lượng cung phôi
thép thế giới vượt mức cầu, các nhả sản xuất duy trì mức cắt giảm sản lượng để giữ giá.
Chi phí tài chính trong năm 2011 chiếm tỉ trọng 8% trên tổng doanh thu thuần sau đó giảm về mức 6%
trong năm 2012-1013. Nguyên nhân chi phí tài chính tăng lên trong năm 2011 do tỉ lệ vay nợ cao và ảnh
hưởng của chính sách thắt chặt tiền tệ của chính phủ làm doanh nghiệp phải tiếp cận nguồn vốn với mức
lãi suất cao. Trong năm 2012-2013, chính sách tiền tệ được nới lỏng dần làm chi phí vốn vay của SHI
giảm xuống.
Chi phí bán hàng quý 3 năm 2014 tăng lên 8% trên tổng doanh thu thuần, cao hơn so với mức trung bình
cả giai đoạn là 5%. Chi phí bán hàng tăng do công ty thực hiện tăng ngân sách cho quảng cáo và các
chương trình khuyến mại từ năm 2013.
Chi phí quản lí doanh nghiệp giữ mở mức ổn định ở mức 2% trên tổng doanh thu thuần cho cả giai đoạn.

Ti VND

Tỉ suất lợi nhuận

180
160
140

120
100
80
60
40
20
0
2009

Lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận

12%
10%
8%
6%
4%
2%

0%
2009
2010

2011

2012

2013


Lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính
Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận sau thuế

Báo cáo Phân tích SHI

2010

2011

2012

2013

1Q/2014

1Q/2014

Lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính/ Doanh thu thuần
Lợi nhuận trước thuế/ Doanh thu thuần

Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần

13


Tỉ suất lợi nhuận giảm mạnh trong giai đoạn 2011-1013
Tỉ suất doanh thu ròng giữ ổn định ở mức 15% tổng doanh thu. Tỉ suất lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế trong giai
đoạn 2011-1013 giảm mạnh so với năm 2010. Giá vốn hàng bán được duy trì ổn định dẫn đến tỉ suất doanh thu ròng không có
biến động nhiều, tuy nhiên do từ năm 2013, chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp tăng làm lợi nhuận sau thuế giảm

mạnh.
Chi phí bán hàng tăng do công ty thực hiện tăng ngân sách cho quảng cáo và cá chương trình khuyến mại trong năm. Chi phí
quản lí doanh nghiệp tăng do phát sinh chi phí thuê luật sư để xử lí vụ kiện chống bán phá giá và dự phòng công nợ phải thu.
ROA, ROE tương ứng cũng ghi nhận sự sụt giảm mạnh, nguyên nhân do sự tác động lớn từ lợi nhuận sau thuế.

Khả năng thanh toán
Khả năng thanh

1.8
1.6
1.4
1.2
1.0
0.8
0.6
0.4
0.2
0.0
2009

toán rất nhạy cảm
với kết quả kinh
doanh.
Thắt

chặt

dần

chính


sách

tín

dụng

đối

với

khách hàng.
Chính sách phải

Khả năng thanh toán

2010

2011

2012

2013

1Q/2014

Khả năng thanh toán ngắn hạn
Khả năng thanh toán nhanh
Khả năng thanh toán bằng tiền mặt và đầu tư ngắn hạn


trả cho người bán
có lợi cho SHI.

Khả năng thanh toán duy trì ổn định. Khả năng thanh toán ngắn hạn vẫn ở mức lớn hơn hoặc bằng 1.
Tuy nhiên khả năng thanh toán bằng tiền mặt thấp. Khả năng thanh toán của SHI rất nhạy cảm với
dòng tiền thu chi từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tỉ lệ các khoản phải thu ngắn hạn trên tổng tài sản giảm dần từ năm 2009 đến năm 2013, tăng
nhẹ trở lại trong năm 2014, cho thấy SHI đang thực hiện thắt chặt tín dụng đối với khách hàng.
90% các khoản phải thu là phải thu từ khách hàng. Tỉ lệ các khoản phải thu giảm xuống do trong
những năm vừa qua, SHI thực hiện thắt chặt tín dụng đối với khách hàng. Trong năm 2010 và
2011, các khoản phải thu tăng lên làm giảm dòng tiền hoạt động kinh doanh tương ứng là 137.73
tỉ đồng và 188.55 tỉ đồng. Trong năm 2012 và 2013, số tiền SHI thu về từ các khoản phải thu lần
lượt là 19.86 tỉ đồng và 190.84 tỉ đồng.
Tỉ lệ nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn của SHI qua các năm duy trì ổn định ở mức trung bình
63%, tuy nhiên cơ cấu có sự thay đổi. Tỉ lệ nợ phải trả cho nhà cung cấp tăng mạnh từ 10% trong
năm 2009 lên đến 35% cho quý 1 năm 2014, theo đó tỉ lệ vay nợ ngắn hạn trên tổng nợ ngắn hạn
giảm từ 86% năm 2009 còn 62% Q1 năm 2014, cơ cấu các khoản nợ ngắn hạn khác không đổi. Tỉ
lệ nợ phải trả tăng do doanh thu bán hàng và khối lượng nguyên vật liệu đầu vào mua vào của
SHI tăng mạnh, do đó nhận được chính sách tín dụng rộng rãi hơn từ phía người bán. Các khoản
phải trả tăng lên trong suốt giai đoạn 2010-2012 lần lượt là 52.25 tỉ đồng, 223,90 tỉ đồng 141.46
tỉ đồng. Trong năm 2013, các khoản phải trả giảm 27.01 tỉ đồng.

Báo cáo Phân tích SHI

14


Tỉ lệ đòn bẩy
90% vốn nợ là nợ


SHI có tỉ lệ đòn bẩy ở mức cao với tỉ lệ nợ

3.5

ngắn hạn, tổng nợ

phải trả trên tổng nguồn vốn trung bình cho

3.0

phải trả gấp 3 lần

cả giai đoạn ở mức 75%. Bên cạnh đó, cơ

2.5

vốn chủ sở hữu.

cấu nợ có tới 85% là nợ ngắn hạn. Áp lực

2.0

trả nợ gốc và lãi hàng năm gây áp lực lên

1.5

dòng tiền tài chính của công ty. Căn cứ báo

1.0


cáo dòng tiền của công ty hàng năm cho
thấy nỗ lực lớn trong việc quản lí vốn nợ

Nợ/ VCSH

0.5

0.0
2009

2010

2011

2012

2013

1Q/2014

Nợ phải trả/ Vốn chủ sở hữu

ngắn hạn.

Nợ ngắn hạn đến hạn trả trong năm tài chính luôn được đối ứng bởi lương vốn vay ngắn hạn gần tương
ứng ngay trong năm tài chính đó. Về dài hạn, nền kinh tế đang trên đà phục hồi, doanh thu và lợi nhuận
của SHI tăng lên sẽ làm giảm rủi ro kinh doanh, mặt khác, mặt bằng lãi suất đang giảm dần sẽ làm giảm
áp lực về rủi ro tài chính.

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Tăng mạnh đầu tư

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm

hàng tồn kho

mạnh trong giai đoan 2011-2013, hàng
tồn kho cao do kỳ vọng giá nguyên liệu
thép tăng năm 2014. Vòng quay hàng tồn
kho giảm mạnh từ mức 5.39 năm 2009 về
mức 3.23 năm 2013.

90
80
70
60
50
40
30
20
10
0
2010

Vốn lưu động

2011

2012


2013

Vòng quay Hàng tồn kho theo Doanh thu
Vòng quay Phải trả thương mại
Vòng quay Phải thu thương mại ngắn hạn

Tỉ lệ giảm do trong giai đoạn 2009-2013 SHI tăng chi mua hàng tồn kho cộng với ảnh hưởng từ sức bán
giảm trong năm 2013. Tiền chi mua hàng tồn kho trong các năm 2011 – 2013 tương ứng là 82.88 tỉ đồng,
42,34 t ỉ đồng, 172 tỉ đồng. Mức chi mạnh cho hàng tồn kho trong năm 2013 do kì vọng giá thép đầu vào
đang ở mức thấp kỉ lục, dự kiến sẽ tăng trở lại trong năm 2014.

GIẢ ĐỊNH ĐỊNH GIÁ
Sản lượng
Nhóm sản phẩm bồn chứa

Chúng tôi dự báo sản lượng của nhóm hàng bồn chứa tăng trưởng với tốc độ CAGR trong giai

hưởng lợi từ chương trình

đoạn 2013-2018 ở mức 15%. Với chiến lược phát triển mạng lưới bán hàng về các vùng nông thôn,

nước sạch nông thôn của

SHI đang dần tiếp cận thị trường tiềm năng còn nhiều chỗ trống. Theo số liệu Tổng cục thống kê

Chính phủ.

công bố năm 2010, dân số nông thôn Việt Nam khoảng 60.8 triệu người. Tính theo đơn vị gia đình
chuẩn có 4 người, vùng nông thôn Việt Nam có khoảng 15.2 triệu hộ gia đình. Cùng với kì vọng lạc
quan về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong dài hạn, sản phẩm bồn chứa sẽ không còn là hàng hóa

xa xỉ phẩm tại khu vực này.

Báo cáo Phân tích SHI

15


Bồn chứa inox Sơn Hà là sản phẩm truyền thống mang lại thành công cho SHI. Phân khúc thị
trường bồn nước inox có tính cạnh tranh khá gay gắt giữa các công ty tham gia và có thương hiệu
trên thị trường. Tuy vậy bồn nước inox mang thương hiệu Sơn Hà vẫn tham gia và mang lại cho SHI
mức lợi nhuận đáng kể.
Đối với sản phẩm bồn nhựa, chúng tôi dự báo tốc độ CAGR trong giai đoạn 2013-2018 tới
50% cho tới năm 2016 và dự kiến giảm dần về mức tăng trưởng chung 15% trong những năm
tiếp sau đó. Đây là mặt hàng SHI mới triển khai sản xuất, do đó tiềm năng chiếm lĩnh thị trường ở
mức cao trong giai đoạn đầu, sau đó bão hòa về mức tăng trưởng chung của ngành hàng. Quy mô
mặt hàng này chỉ chiếm 2% tổng doanh thu dự kiến, do đó không gây ảnh hưởng nhiều đến tốc độ
CAGR của nhóm hàng này. Với mức giá cạnh tranh, chỉ bằng 50% so với bồn chứa inox, bồn nhựa
làm tăng tính cạnh tranh cho thương hiệu Sơn Hà.
Nhóm sản phẩm ống thép

Chúng tôi dự báo sản lượng của nhóm hàng ống thép tăng trưởng với tốc độ CAGR trong giai

inox tiến ra thị trường thế

đoạn 2013-2018 ở mức 13.24% cao hơn tốc độ CAGR 6.2% của thị trường bất động sản. Mức

giới, thị trường nội địa

tăng trưởng được đề xuất căn cứ trên β=1.9 của SHI gấp đôi so với β=0.99 ngành bất động sản.


mang lại tiềm năng lớn từ
thị tường bất động sản.

Triển vọng trong dài hạn của thị trường bất động sản được đánh giá rất tốt. Ngành bất động
sản phụ thuộc chặt chẽ vào tốc độ tăng trưởng và mặt bằng lãi suất của nền kinh tế. Theo báo cáo dự
báo kinh tế Việt Nam của tổ chức Business Monitor International (BMI), tốc độ tăng trưởng GDP
thực của Việt Nam trong giai đoạn 2014-2017 đạt mức trung bình 7%,cao hơn so với mức bình quân
5.8% giai đoạn 2010-2013. Bên cạnh đó, tổ chức này cũng dự báo trong giai đoạn 2014-2017, chính
sách tiền tệ sẽ được nới lỏng ổn định hơn so với giai đoạn trước đó, với mức tăng trưởng tiền rộng
hàng năm khoảng 9%, lãi suất cho vay thực ở mức 2%. Trong năm 2014, ngành bất động sản đang
ấm dần với những dự án nhà ở xã hội mới khởi công và hàng loạt dự án đóng băng được khởi công
trở lại. Với đặc trưng là nhóm hàng bổ sung cho ngành xây dựng, sản phẩm ống thép inox có triển
vọng phát triển tốt trong thời gian tới.
Sản phẩm ống thép Inox là mặt hàng chủ lực của SHI. Mặt hàng này đã được xuất đi nhiều nước
như Mĩ, Brazil, Mexico, ..... Thị trường Mĩ là thị trường chủ đạo, doanh thu từ xuất khẩu sang Mĩ
chiếm 12.5% tổng doanh thu của SHI, tương ứng 50% tổng giá trị xuất khẩu. Trong năm 2013, SHI
bị Mĩ áp thuế chống bán phá giá với mức thuế suất 17.72%, thấp hơn nhiều so với toàn bộ các nhà
sản xuất, xuất khẩu khác vào thị trường Mĩ (phải chịu thuế suất 53.92%).
SHI dẫn đầu Việt Nam về công nghệ và quy mô sản xuất. Sản phẩm ống thép inox được sản xuất
theo quy trình khép kín với hệ thống máy móc hiện đại của Đài Loan, áp dụng công nghệ hàn
plasma tiên tiến nên chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo và từng bước khẳng định được vị thế
ở thị trường trong nước.

Báo cáo Phân tích SHI

16


Tổng DT


Cơ cấu DT năm 2014

3%

Bồn chứa inox

4,000
3,500

Tỷ đồng

3,000

Bồn nhựa

26%
27%

2,500

Chậu rửa

2,000

Ống thép

1,500

2%


1,000

2%

5%

500

Thái Dương Năng

Gia công cuộn cán

2012

2013

2014F

2015F

2016F

2017F

2018F

35%

Tổng DT


Khác + cho thuê mặt
bằng Vinaconex

Giá bán
Giá bán các sản phẩm của SHI tăng hàng năm với tốc độ thấp hơn 3% so với lạm phát kì vọng. Lạm phát kì vọng do
Ngân hàng thế giới dự báo cho Việt Nam ở mức 6.3% trong 2 năm 2014-2015 sau đó giảm về mức 5.1% cho các năm
tiếp theo. Các nhóm hàng SHI kinh doanh đều gặp phải cạnh tranh gay gắt về giá từ đối thủ. Do đó, SHI khó có thể chuyển
toàn bộ chi phí lạm phát sang cho khách hàng. Tuy nhiên, chiến lược dài hạn của SHI đầu tư mạnh vào phát triển thương hiệu
và nâng cao chất lượng sản phẩm từ đó chuyển một phần chi phí lạm phát vào giá bán.

Giá vốn hàng bán
Chúng tôi đánh giá chi phí giá vốn của SHI sẽ
4,000

giảm về mức 83% tổng doanh thu thuần, chi phí

3,500

giá vốn hiện tại chiếm 85% tổng doanh thu

Tỷ đồng

3,000

thuần. Trong 5 năm tới SHI tiếp tục đẩy mạnh

2,500
2,000

chuyên môn hóa dây chuyền sản xuất, giảm thiểu


1,500

sản phẩm lỗi, hỏng, tận dụng tối đa hiệu suất

1,000

theo quy mô tăng dần. Tuy nhiên, chi phí giá vốn

500

chiếm là chi phí nguyên vật liệu, do đó hiệu quả
của tối ưu sản xuất chỉ giảm 2% chi phí giá vốn.

2014F

2015F

2016F

Doanh Thu

2017F

2018F

Gía vốn

Quản lí vốn lưu động
Chúng tôi dự báo tỉ lệ các khoản phải thu trên doanh thu thuần giảm dần về mức mục tiêu 6.5%.

Các khoản phải thu giảm dần do SHI đang tiến hành thắt chặt dần chính sách tín dụng đối với
khách hàng.
Tỉ lệ hàng tồn kho trên doanh thu thuần giảm dần về mức 15%. Hàng tồn kho tương lai của SHI
chiếm phần lớn là nguyên vật liệu. tỉ lệ thành phẩm tồn kho chiếm tỉ lệ nhỏ do SHI đang bước vào
chu kì kinh doanh tăng theo đà phục hồi của nền kinh tế, do đó tốc độ vòng quay hàng tồn kho tăng,
tỉ lệ tành phẩm tồn kho giảm mạnh.
Các khoản phải trả giả định giữ nguyên ở mức 14.4% so với hiện tại do SHI đã được hưởng khá
nhiều ưu đãi từ người bán, chúng tôi nhận định mức ưu đãi này được giữ nguyên trong tương lai.
Báo cáo Phân tích SHI

17


ĐỊNH GIÁ
Phương pháp định giá
Trên cơ sở các giả định đầu vào và dòng tiền dự phóng trong phần dự phóng tài chính, giá trị cổ
phiếu SHI là 10.506 đồng theo phương pháp chiết khấu dòng tiền toàn doanh nghiệp FCFF.
Chúng tôi đánh giá phương pháp này thích hợp cho việc định giá giá do SHI có cơ cấu nợ phải trả
cao, cần xem xét ảnh hưởng của vốn nợ đến vốn chủ sở hữu. Phương pháp này tính tổng giá trị toàn
doanh nghiệp, sau đó tính giá trị vốn chủ sở hữu bằng cách trừ đi tổng nợ. Tổng số cổ phiếu lưu
hành tính bằng bình quân số cổ phiếu lưu hành đầu kì và giả định số cổ phiếu lưu hành cuối kì sau
khi phát hành thêm 10 triệu cổ phần.
(Đơn vị: tỉ đồng)

Dòng tiền tự do toàn doanh nghiệp
Chỉ tiêu
Lợi nhuận trước thuế

Chi phí lãi vay


2012F
48,68

(43,22)

2013F

2014F

62,26

64,42

(51,23)

(63,24)

2015F

2016F

74,67

106,94

(69,42)

(66,88)

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)


91,89

113,50

127,67

144,09

173,83

EBIT*(1-t)

68,92

85,12

95,75

108,07

130,37

Chi đầu tư TSCĐ (-)

25,57

6,25

83,34


-

-

Khấu hao TSCĐ (+)

41,00

39,11

45,77

53,12

55,09

EBIT*(1-t)-(Đầu tư mới-Khấu hao)

135,49

130,48

224,87

161,18

185,46

Thay đổi vốn lưu động ròng


370,05

(39,28)

(43,58)

(48,61)

(72,72)

315,27

(92,55)

(102,67)

(114,51)

(133,88)

54,78

53,26

59,09

65,90

61,17


505,54

91,20

181,29

112,58

112,74

Thay đổi tài sản ngắn hạn không bao gồm tiền
và các khoản tương đương tiền (-)
Thay đổi nợ ngắn hạn không bao gồm vay nợ
ngắn hạn thương mại (+)
Dòng tiền tự do toàn DN (FCFF)

Báo cáo Phân tích SHI

18


Kêt quả định giá
Chỉ tiêu
Giá trị toàn doanh nghiệp (31/07/2014)
Tiền và tương đương tiền (31/07/2014)

Giá trị (đồng)
1.007.867.212.666,67
31.448.337.786,00


Đầu tư tài chính (31/07/2014)

-

Vay và nợ ngắn hạn (31/07/2014)

615,895,682,090.00

Vay và nợ dài hạn (31/07/2014)

104,538,207,709.00

Giá trị vốn chủ sở hữu (31/07/2014)

367,636,730,783.67

Số lượng CP
Giá cổ phiếu ngày (31/07/2014)

34,994,000.00
10,505.71

Kết luận
Căn cứ trên phương pháp chiết khấu dòng tiền FCFF, chúng tôi xác định giá mục tiêu của SHI ở mức 10.506 đồng/cổ
phiếu, cao hơn 26,58% so với giá thị trường hiện tại. Chúng tôi khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu SHI.

Báo cáo Phân tích SHI

19



KHUYẾN CÁO

Tài liệu này do Công ty Chứng Khoán SHB (SHBS) - công ty con trực thuộc Ngân
hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) phát hành. Các nghiên cứu được thực hiện
trên cơ sở các nguồn thông tin đáng tin cậy. Nhưng chúng tôi không có bất cứ cam
kết gì đối với tính hoàn thiện của các thông tin trong nghiên cứu này. Các quan điểm
mà chúng tôi đưa ra có thể thay đổi mà không cần thông báo trước.
Bản tin này được thực hiện nhằm mục đích hỗ trợ thông tin tối đa cho Quý khách
hàng của SHBS trong quá trình giao dịch chứng khoán. Tất cả các khuyến nghị đưa
ra ở đây đều không nhằm phục vụ các mục tiêu đầu tư cụ thể hay nhu cầu riêng của
bất kỳ cá nhân/tổ chức nào. Bản tin này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin,
không nhằm thay đổi quyết định của người đọc. Các nhà đầu tư nên được tư vấn về
tài chính và pháp luật để ra các quyết định đầu tư. SHBS không chịu trách nhiệm đối
với bất cứ thiệt hại trực tiếp hay gián tiếp phát sinh từ việc sử dụng hoặc liên quan
đến bản tin này theo bất cứ hình thức nào.
Tài liệu này thuộc bản quyền của SHBS. Mọi thông tin phân tích được sao chép từ
tài liệu này phải được trích dẫn nguồn từ Công ty Chứng khoán SHB (SHBS).

Báo cáo Phân tích SHI

20


chính doanh nghiệp, xây dựng quy trình, quy chế hoạt động cho các doanh nghiệp.

Thông tin liên hệ
Công ty Cổ phần Chứng khoán SHB
Trụ sở chính

Tầng 1, 2, 3 Tòa nhà Artexport, 2A Phạm Sư Mạnh, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tel: + (84-4) 3726 2222 hoặc + (84-4) 6278 6666
Fax: + (84-4) 3726 2305

Chi nhánh Hồ Chí Minh
Tầng 5 Empress Tower, 138 – 142 Hai Bà Trưng, P. Đa Kao, Quận 1, TP. HCM
Tel: + (84-8) 3825 9999 - Fax: + (84-8) 3943 4717
Báo cáo Phân tích SHI

21



×