LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết thì thực tập là một khâu quan trọng trong quá trình
học giúp sinh viên rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn. Chương
trình thực tập này là một giai đoạn chuyển tiếp giữa môi trường học tập với
môi trường thực tiễn. Mục tiêu của đợt thực tập này nhằm tạo điều kiện cho
sinh viên có cơ hội cọ sát với thực tiễn, gắn kết những lý thuyết đã học được
trên giảng đường với môi trường thực tiễn bên ngoài.
Hàng năm, sau khi hoàn thành tất cả các môn học của khoa, toàn thể sinh
viên năm cuối thuộc các chuyên nghành sẽ thực hiện chương trình thực tập
tốt nghiệp. Đợt thực tập tốt nghiệp được xem là một trong những thử thách
bắt buộc đối với những bạn sinh viên năm cuối. Nội dung của chương trình
thực tập nhằm rèn luyện cho sinh viên khả năng độc lập trong tư duy và công
việc.
Các sinh viên sẽ tự mình vận động tìm nơi thực tập theo chủ đề mình
quan tâm. Và em chọn công ty cổ phần EMIN Việt Nam tại bộ phận kế toán
của công ty. Thông qua chương trình thực tập này đã giúp cho em có cơ hội
để khẳng định mình, vận dụng những kiến thức về chuyên nghành kế toán đã
được học một cách khoa học và sáng tạo vào công việc tại đơn vị thực tập.
Ngoài ra, quá trình thực tập không chỉ giúp sinh viên vận dụng những
kiến thức đã học vào thực tế, mà còn giúp sinh viên học hỏi, rèn luyện phong
cách làm việc, biết ứng xử trong các mối quan hệ tại cơ quan.
Qua thời gian thực tập em đã tiếp cận được một số hoạt động kinh doanh
chung của công ty và dưới sự hướng dẫn của cô Nguyễn Thị Hồng Vân và
của cán bộ nhân viên trong công ty em đã hoàn thành bài báo cáo thực tập
tổng hợp này.
Bài báo cáo thực tập gồm:
Phần 1: Tổng quan về đơn vị thực tập công ty cổ phần EMIN Việt Nam.
Phần 2: Thực trạng một số phần hành kế toán chủ yếu của đơn vị.
Phần 3: Nhận xét và một số khuyến nghị về tổ chức quản lý và công tác
kế toán tại công ty cổ phần EMIN Việt Nam.
Nội dung cụ thể bài thực tập như sau:
SV: NGUYỄN THỊ MỸ LINH
3
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán – Kiểm Toán
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
CÔNG TY CỔ PHẦN EMIN VIỆT NAM
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
1.1.1 Tên, quy mô, và địa chỉ của công ty cổ phần Emin Việt Nam.
- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN EMIN VIỆT NAM.
- Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: EMIN VIET NAM JOINT
STOCK COPANY.
- Tên công ty viết tắt: EMIN, JSC.
- Địa chỉ trụ sở chính: Số 8A, đường Hoàng Cầu Mới, Phường Trung
Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.
- Điện thoại: 04.35381269
- Fax: 04.35190360
- Ngành nghề kinh doanh: Nhập khẩu và phân phối thiết bị đo lường,
thiết bị thí nghiệm, tự động hóa, thiết bị cầm tay…
- Mã số thuế: 0105309275
- Vốn điều lệ: 10.000.000.000(VNĐ).
- Tổng số lao động đến ngày 31/ 12/ 2015 là 120 công nhân.
- Tổng diện tích mặt bằng là 150m2.
- Tổng diện tích nhà kho 200m2.
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển.
Ra đời và hoặt động từ năm 2009. Với định hướng đúng đắn vì
sự phát triển chung của nghành thương mại và dịch vụ, trong quá trình
làm việc những năm qua, công ty cổ phần EMIN Việt Nam đã không
ngừng nỗ lực và khẳng định vị trí, năng lực hàng đầu của mình trên các
lĩnh vực xuất nhập khẩu, phân phối cung cấp các thiết bị đo lường, tự
động hóa …Cung cấp các thiết bị nhập khẩu hiện đại tới tay người tiêu
dung trong nước, hướng tới mục tiêu phát triển nghành công nghệ Việt
Nam thành một nghành công nghiệp mũi nhọn góp phần thiết thực vào
sự phát triển chung của xã hội và bản thân doanh nghiệp. Ban lãnh đạo
và toàn thể nhân viên đã nổ lực hết mình. Với sức trẻ trong tay đã đưa
SV: Nguyễn Thị Mỹ Linh – Lớp:CĐKT 7– K14 Báo Cáo Tốt Nghiệp
4
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán – Kiểm Toán
công ty từ ngày mới thành lập với gần 20 chuyên gia và nhân viên,
phục vụ cho hàng nghìn khách hàng trong nước.
Đến nay, tổng số nhân viên và chuyên gia đã lên đến 120 người
phục vụ mỗi ngày hàng nghìn lượt khách trông và ngoài nước. Từ đầu
năm 2013, công ty có sức nhảy vọt khá lớn, ổn định việc làm cho người
lao động, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, hoàn thành nghĩa vụ đóng góp
ngân sách nhà nước. Hiện tai công ty đã có 02 trụ sở văn phòng giao
dịch tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh. Qua những năm xây dựng và
trưởng thành, mặc dù có sự thay đổi trong quản lý, số lượng lao động
và các phòng ban nhưng không vì thế mà công ty không có hiệu quả
làm việc của doanh nghiệp thay đổi mà càng ngày càng lớn mạnh nhờ
có những chuyên gia hàng đầu Việt Nam tích cực tham gia và phát triển
cổ máy lớn mạnh đó. Chính vì thế mà từ năm 2009 đến nay doanh thu
của công ty đã đạt thành tựu lớn.
1.2 Cơ cấu bộ máy quản lý của đơn vị.
1.2.1 Sơ đồ khối về cơ cấu bộ máy quản lý và mối quan hệ giữa các bộ
phận.
Tại công ty cổ phần phát Emin Việt Nam, do đặc thù công việc
nên con người luôn là yếu tố quan trọng nhất. Chủ tịch hội đồng là
người trực tiếp lạnh đạo và chỉ đạo các hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, còn lại các trưởng phòng trực tiếp quản lý và chỉ đạo
các nhân viên thuộc phòng ban của mình. Ngoài ra công ty còn
thuê các chuyên gia hỗ trợ các dự án lớn. Do vậy sơ đồ biểu hiện
bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như sau:
SV: Nguyễn Thị Mỹ Linh – Lớp:CĐKT 7– K14 Báo Cáo Tốt Nghiệp
Phòng
kinh doanh
Giám Đốc
Chủ tịch
hội đồng quản trị
Phòng
hành chính
Phòng
kỹ thuật
Bộ Phận
Marketing
Bộ phận
kinh doanh
Phòng
PR
Bộ phận hỗ trợ khách hàng
Bộ phận
CSKH
5
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán – Kiểm Toán
Sơ đồ 1.2.1 : Bộ máy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
SV: Nguyễn Thị Mỹ Linh – Lớp:CĐKT 7– K14 Báo Cáo Tốt Nghiệp
6
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán – Kiểm Toán
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận.
*Chức năng của doanh nghiệp:
Công ty cổ phần Emin Việt Nam là một doanh nghiệp có tư cách pháp
nhân hoạt động kinh theo các chức năng, nhiệm vụ của mình và được pháp
luật bảo vệ. Công ty có chức năng sau: Nhập khẩu và phân phối trực tiếp
Thiết bị đo lường, Thiết bị thí nghiệm, Tự động hóa, Dụng cụ cầm tay…
Cung cấp các thiết bị tốt nhất cho nhu cầu cần thiết của thị trường…
* Nhiệm vụ của doanh nghiệp:
- Xây dựng, tổ chức và thực hiện cac mục tiêu, kế hoạch do Nhà Nước đề
ra, sản xuất, kinh doanh theo đúng nghành nghề quy định, đăng ký, đúng mục
đích thành lập công ty.
- Quản lý và sử dụng vốn theo đúng quy định và đảm bảo có lãi.
- Không nghừng nghiên cứu, phát triển nâng cao năng suất lao động
cũng như thu nhập cho người lao động. Tuân thủ nghiêm pháp luật
về quyền và nghĩa vụ khi sử dụng lao động.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, ổn định giá cả, nâng cao
sức cạnh tranh của công ty trên thị trường.
- Chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện công việc của Nhà nước và bảo vệ quyền lợi của người
lao động, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững,
thực hiện những tiêu chuẩn kỹ thuật mà công ty áp dụng cũng như
nhưng quy định có liên quan towis hoạt động của công ty.
* Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các bộ phận trong doanh
nghiệp:
- Chủ tịch HĐQT: là người trực tiếp điều hành chung về mọi tổ chức và hoạt
động của Công ty.
- Giám đốc: là người giúp việc cho chủ tịch HĐQT.
SV: Nguyễn Thị Mỹ Linh – Lớp:CĐKT 7– K14 Báo Cáo Tốt Nghiệp
7
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán – Kiểm Toán
- Phòng Hành chính: phòng lưu giữ những giấy tờ công văn, quản lý và chuẩn
bị các khâu hậu cần trong công ty.
- Phòng Kinh doanh:
+ Bộ phận marketting: Làm chức năng bán hàng qua điện thoại, qua mạng.
+ Bộ phận Kinh doanh: Chăm sóc, quản lý hệ thống các đại lý, nghiên cứu
nhu cầu thị trường.
+ Bộ phận PR: Xây dựng bài, xây dựng hình ảnh của Công ty đến với người
tiêu dùng
- Phòng kỹ thuật :
+ Bộ phận Hỗ trợ Kỹ thuật: Hỗ trợ các khách hàng khi khách hàng gặp khó
khăn.
+ Bộ phận chăm sóc khách hàng: Gọi điện chăm sóc khách hàng, bán hàng
qua điện thoại.
Việc xây dựng bộ máy quản lý như Công ty cổ phần Emin Việt Nam là
một hình thức quản lý chặt chẽ và có quy mô tổ chức rất tốt, các bộ phận,
phòng ban có thể hỗ trợ cho nhau trong Công việc. Công tác kiểm tra, giám
sát các hoạt động kinh doanh được các phòng ban trực tiếp quản lý, sau đó
chuyển lên ban Lãnh đạo để đưa ra những lựa chọn, quyết định cuối cùng
sáng suốt nhất.
Việc chia ra phòng ban và từng bộ phận như trên là bộ máy tối ưu nhất,
giảm thiểu những gánh nặng trên vai người lãnh đạo cao nhất. Hiệu quả của
công việc đạt được rất khả quan.
SV: Nguyễn Thị Mỹ Linh – Lớp:CĐKT 7– K14 Báo Cáo Tốt Nghiệp
8
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán – Kiểm Toán
1.3 Đặc điểm sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh, quy mô sản xuất
của doanh nghiệp.
Hiện nay nghành nghề chủ yếu của công ty cổ Emin Việt Nam là:
- Kinh doanh các sản phẩm công nghệ, thiết bị đo lường, tự động hóa,
dụng cụ cầm tay….
- Thực hiện các hình thức kinh doanh khác khi được các cơ quan có thẩm
quyền cho phép phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh của công ty, các
đơn vị cùng nghành của công ty.
Triết lý sản xuất, kinh doanh của công ty là: Luôn tiên phong trong
ứng dụng công nghệ hiện đại, không ngừng sáng tạo tìm kiếm các thiết bị
tiên tiến hiện đại nhất ở ngoài nước cũng cấp ra những giá trị thiết thực
nhằm thỏa mãn nhu cầu kinh doanh của công ty, nhu cầu phát triển xã
hội, lấy thành công của khách hàng là thước đo giá trị cho sự phát triển
của chính mình.
Coi triết lý đó làm định hướng phát triển, công ty luôn nổ lực không
nghừng để mang đến những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất phục vụ thiết thực
cho sự phát triển của khách hàng. Mỗi sản phẩm, dịch vụ không những
mang mục tiêu kinh tế đơn thuần mà còn là sự kết hợp của:
- Tính công nghệ.
- Tính thiết thực.
- Sự tận tâm với khách hàng.
- Dịch vụ chuyên nghiệp.
Với sức mạnh ưu Việt và công nghệ, tính chuyên nghiệp, kinh nghiệm
dày dặn và sự am hiểu về thiết bị máy móc, tâm lý nhu cầu của người tiêu
dùng, công ty còn cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tối ưu nhất cho khách
hàng, giúp khách hàng phát triển và đạt được mục tiêu đã hoạch định.
Công ty cổ phần EMIN Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng
kể trong tìm hiểu các bạn hàng và tự tin là một trong những doanh nghiệp
Việt Nam về lĩnh vực, nhập khẩu và phân phối trưc tiếp các thiết bị phục vụ
SV: Nguyễn Thị Mỹ Linh – Lớp:CĐKT 7– K14 Báo Cáo Tốt Nghiệp
9
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán – Kiểm Toán
cho trường học, nghiên cứu, bệnh viện… Bắt nhịp với xu thế thương mại
điện tử năng động, EMIN Việt Nam đã sáng lập ra các gian hang thương mai
điện tử phục vụ nhu cầu mua sắm nhanh chóng, tiết kiệm tối đa thời gian và
chi phí của quý khác hàng.
1.4 Phân tích đánh giá tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
trong 03 năm (2011; 2012; 2013) của Công ty cổ phần EMIN Việt Nam.
BẢNG XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
NĂM 2011-2012-2013
Đơn vị tính :Việt Nam đồng
ST
T
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1 Doanh thu bán hàng và
CCDV
2.164.699.399 10.180.429.96
5
25.050.054.333
2 Giá vốn hàng bán 1.756.411.871 8.029.365.111 19.210.856.651
3 Lợi nhuận gộp về bán
hàng và CCDV
408.287.528 2.151.064.854 5.839.197.682
4 Doanh thu hoạt động tài
chính
888.838 39.140.608 8.341.488
5 Chi phí tài chính 14.662.910 49.705.839
6 Chi phí bán hàng 144.399.169 975.116.242 2.210.007.921
7 Chi phí QLDN 324.380.340 1.141.271.823 3.499.373.557
8 LN thuần từ HĐKD (59.603.143) 59.154.487 88.154.487
9 Thu nhập khác 7.196.257 3.881.195 6.816.703
10 Chi phí khác 1.709.421 33.932.608
SV: Nguyễn Thị Mỹ Linh – Lớp:CĐKT 7– K14 Báo Cáo Tốt Nghiệp
10
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán – Kiểm Toán
11 Lợi nhuận khác 7.196.257 2.171.774 (27.115.905)
12 Tổng LN kế toán trước
thuế
(52.406.886) 61.326.261 61.335.948
13
Chi phí thuế TNDN
1.582.500 15.132.138
14
LN sau thuế TNDN
(52.406.886) 59.743.761 46.203.810
15 Tổng tài sản 1.563.743.808 10.428.033.06
9
12.744.778.351
16 Tài sản ngắn hạn 765.486.693 9.648.001.731 11.768.220.079
17 Tài sản dài hạn 798.257.115 780.031.338 976.557.972
18 Tổng nguồn vốn 1.563.743.808 10.428.033.06
9
12.744.778.351
19 Vốn chủ sở hữu 1.447.593.114 10.007.339.87
5
10.053.543.685
20 Nợ phải trả 116.150.694 420.693.194 2.691.234.666
Dựa vào bảng trên ta có bảng so sánh qua các năm như sau:
STT Chỉ tiêu
2012-2011 2013-2012
+- % +- %
1 Doanh thu bán
hàng và CCDV
8.015.730.566 3,7 14.869.624.368 1,4
2 Giá vốn hàng
bán
6.272.953.240 3,5 11.181.491.540 1,3
3 Lợi nhuận gộp
về bán hàng và
CCDV
1.742.777.326 4,2 3.688.132.828 1,7
4 Doanh thu hoạt
động tài chính
38.251.770 43 (30.799.120) (0,8)
5 Chi phí tài
chính
14.662.910 35.042.929 2,3
6 Chi phí bán
hàng
830.717.073 5,8 1.234.891.679 1,3
7 Chi phí QLDN 816.891.483 2,5 2.358.101.743 2,1
8 LN thuần từ
HĐKD
118.757.630 (2) 29.000.000 0,5
SV: Nguyễn Thị Mỹ Linh – Lớp:CĐKT 7– K14 Báo Cáo Tốt Nghiệp
11
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán – Kiểm Toán
9 Thu nhập khác (3.315.062) (0,5) 2.935.509 0,8
10 Chi phí khác 1.709.421 32.223.187 18,9
11 Lợi nhuận khác (5.024.483) (0,7) (29.287.679) (13,5)
12 Tổng LN kế
toán trước thuế
113.733.147 (2,2) 9.687 0,0002
13 Chi Phí thuế
TNDN
1.582.500 13.549.638 8,6
14 LN sau thuế
TNDN
112.150.647 (2,1) (13.539.951) (0,2)
15 Tổng tài sản 8.864.289.261 5,7 2.316.745.282 0,2
16 Tài sản ngắn
hạn
8.882.515.038 11,6 2.120.218.348 0,2
17 Tài sản dài hạn (18.225.777) (0,02) 196.526.634 0,3
18 Tổng nguồn
vốn
8.864.289.261 5,7 2.316.745.282 0,2
19 Vốn chủ sở hữu 8.559.746.761 5,9 46.203.810 0,004
20 Nợ phải trả 304.542.500 2,6 2.270.541.472 5,4
Nhìn vào số liệu thống kê vào ba thời điểm 2011, 2012, 2013 của Công ty cổ
phần EMIN Việt Nam có thể thấy rằng::
Lợi nhuận sau thuế của năm 2012 so với năm 2011 giảm 2,1% tương ứng
với 112.150.647VNĐ,Và năm 2013 so với 2012 giảm 0,2% tương ứng với
13.539.951VNĐ chứng tỏ DN kinh doanh có hiệu quả,cụ thể:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm 2012 so với năm 2011
tăng 3,7% tương ứng với 8.015.730.566VNĐ và năm 2013 so với năm 2012
tăng 1,4% tương ứng với 14.869.624.368VNĐ
-Giá vốn hàng bán so với các năm cũng tăng mạnh tương ứng với 3,5%
(2012/2011), 1,3%(2012/2013)
SV: Nguyễn Thị Mỹ Linh – Lớp:CĐKT 7– K14 Báo Cáo Tốt Nghiệp
12
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán – Kiểm Toán
-LN gộp về DTBH và CCDV của năm 2012 so với năm 2011 tăng 4,2%
tương ứng với 1.742.777.326VNĐ và năm 2013 so với năm 2012 cũng tăng
1,7% tương ứng với 3.688.132.828VNĐ
-LN thuần từ HĐKD của năm 2012 so với 2011 giảm 2% tương ứng với
118.757.630VNĐ và năm 2013 so với năm 2012 tăng 0,5% tương ứng với
29.000.000VNĐ
-Thu nhập khác của năm 2012 so với năm 2011 giảm 0,5% tương ứng với
3.315.062VNĐ và của năm 2013 so với năm 2012 tăng 0,8% tương ứng với
2.935.509VNĐ
-Chi phí khác của năm 2012 so với năm 2011 giảm -698.778 tương ứng với-
8,2% và của năm 2013 so với năm 2012 tăng 3.072.715 tương ứng với 39,0%
-Lợi nhuận khác của năm 2012 so với năm 2011 ổn định và của năm 2013 so
với năm 2012 tăng 18,9% tương ứng với 32.223.187 VNĐ
-Tổng LN kế toán trước thuế khác của năm 2012 so với năm 2011 giảm
-859.733.103 tương ứng với-16,1% và của năm 2013 so với năm 2012 tăng
221.415.823 tương ứng với 5,0%
-Chi phí thuế TNDN khác của năm 2012 so với năm 2011 giảm
113.733.147VĐ tương ứng với 2,2% và của năm 2013 so với năm 2012 tăng
0,0002% tương ứng với 9.687 VNĐ
- Tổng tài sản của công ty của năm 2012 so với năm 2011 tăng 5,7% tương
ứng với 8.864.289.261VNĐ và của năm 2013 so với năm 2012 tăng 0,2%
tương ứng với 2.316.745.282VNĐ
SV: Nguyễn Thị Mỹ Linh – Lớp:CĐKT 7– K14 Báo Cáo Tốt Nghiệp
13
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán – Kiểm Toán
- Về nguồn vốn kinh doanh của năm 2012 so với năm 2011 tăng 5,7% tương
ứng với 8.864.289.261VNĐ và của năm 2013 so với năm 2012 tăng 0,2%
tương ứng với 2.316.745.282VNĐ
Nhìn chung dựa vào xác định kết quả kinh doanh ta thấy tình hình của doanh
nghiệp hết sức khả quan điều đó chứng tỏ qua các 3 năm mà ta đã phân tích ở
trên càng dần tới năm 2013 thì các chỉ tiêu của doanh nghiệp tăng lên rõ rệt,
điều này chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn ngày càng phát triển và thuận lợi !!!
1.5 Những vấn đề chung về công tác kế toán của đơn vị.
1.5.1 Các chính sách kế toán chung.
- Xuất phát từ đặc điểm kinh doanh có quy mô lớn , để phù hợp với yêu
cầu bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập
trung. Nghĩa là toàn bộ công việc của kế toán công ty được tập trung thực
hiện tai phòng Tài chính kế toán dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng từ
khâu tập hợp số liệu ghi vào sổ kế toán đến việc lập báo cáo tài chính.
Hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng từng bộ phận sẽ có người phụ trách tập
hợp số liệu gửi lại cho phụ trách từng bộ phận của phòng Tài chính kế
toán. Từ đó cho thấy giảm thiểu được tối đa nhân lực cho từng bộ phận.
Qua đó người phụ trách cũng nắm rõ được quá trình bán hàng cũng như
doanh thu của bộ phận mình.
- Chế độ, phương pháp kế toán công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam
ban hành theo quyết định số 15/ 2006/ QĐ BTC ngày 20/ 03/ 2006.
- Báo cáo tài chính của công ty được lập bằng đồng VNĐ.
- Công ty áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung. Niên độ kế toán của
công ty bắt đầu từ ngày 01/ 01/N và kết thúc vào ngày 31/ 12 /N hàng
năm.
SV: Nguyễn Thị Mỹ Linh – Lớp:CĐKT 7– K14 Báo Cáo Tốt Nghiệp
Chứng từ KT
Sổ Nhật ký chung
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Sổ, (thẻ) Kế toán chi tiết các TK
Bảng tổng hợp chi tiết
14
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán – Kiểm Toán
1.5.2 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán.
Công ty áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung. Niên độ kế toán của
công ty bắt đầu từ ngày 01/ 01/ N và kết thúc vào ngày 31/ 12 /N.
Cách thức lập các sổ sách kế toán tại công ty như sau:
- Sổ nhật ký chung: để phản án các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo
trình tự thời gian và xác định số tiền, tài khoản phải ghi nợ ghi có để
phục vụ việc ghi sổ cái.
- Sổ cái: Dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh
theo tài khoản kế toán. Một tài khoản được mở môt hoặc một vài
trang liên tiếp trên sổ cái tùy thuộc vào số lượng nghiệp vụ liên quan
tới tài khoản đó.
- Sổ kho: Dùng để theo dõi số lượng nhập xuất, tồn kho từng loại
hàng hóa .
- Sổ tài sản cố định: Theo dõi và quản lý tài sản trong công ty từ khi
mua sắm, xây dựng cơ bản hoàn thành đưa vào sử dụng cho tới khi
giảm giá tài sản cố định, theo dõi khấu hao TSCĐ.
1.5.3 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán.
- Chế độ tài khoản doanh nghiệp áp dụng theo quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006.
1.5.4 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán.
Công ty áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung. Niên độ kế toán của
công ty bắt đầu từ ngày 01/ 01/ N và kết thúc vào ngày 31/ 12 / N hàng
năm.
Sơ đồ 2.2 Quy trình ghi sổ nhật ký chung.
SV: Nguyễn Thị Mỹ Linh – Lớp:CĐKT 7– K14 Báo Cáo Tốt Nghiệp
15
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán – Kiểm Toán
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung
1. Hàng ngày: căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm
căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó
căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài
khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời
với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ,
thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ
vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ
Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10 ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ
khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu
để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp
do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).
2. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm: cộng số liệu trên Sổ Cái, lập
Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp, đúng số liệu
ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi
tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh
Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số
phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký
chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ
Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.
SV: Nguyễn Thị Mỹ Linh – Lớp:CĐKT 7– K14 Báo Cáo Tốt Nghiệp
16
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán – Kiểm Toán
1.5.5 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán.
Chế độ, phương pháp kế toán công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam
ban hành theo quyết định số 15/ 2006/ QĐ BTC ngày 20/ 03/ 2006. Báo cáo
tài chính của công ty được lập bằng đồng VNĐ theo các nguyên tắc và quyết
định của kế toán Việt Nam. Công ty tổ chức lập và phân tích các báo cáo kế
toán theo đúng” chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp” bao gồm các mẫu
sau:
- Bảng cân đối kế toán.
- Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh.
- Thuyết minh báo cáo tài chính.
- Bảng cân đối tài khoản.
Hàng tuần các phòng ban đều có báo cáo về phòng tài chính kế toán để
tổng hợp số liệu. Hàng tháng các văn phòng giao dịch cũng gửi báo cáo về
phòng tài chính kế toán để tổng hợp số liệu, sau đó phòng tài chính kế toán sẽ
lập báo tài chính theo quý và theo năm. Còn đối với BCTC quý chậm nhất là
20 ngày kể từ ngày kết thúc quý, còn đố với BCTC năm thời gian chậm nhất
là 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Cuối mỗi niên độ kế toán công
ty gửi BCTC cho cơ quan tài chính, cơ quan thuế và cơ quan tài chính khác.
Nếu ngoài những BCTC bắt buộc công ty còn phải nộp thêm cả biểu mẫu
khác như sau:
- Báo cáo nhâp, xuất tồn thẻ, hàng hóa.
- Báo cáo tăng giảm hao mòn TSCĐ.
- Báo cáo công nợ.
1.5.6 Tổ chức bộ máy kế toán.
* Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp:
SV: Nguyễn Thị Mỹ Linh – Lớp:CĐKT 7– K14 Báo Cáo Tốt Nghiệp
Kế toán Trưởng
Kế toán tiền lương, khấu hao tài sản. ngân hàngKế toán công nợ
Thủ quỹ kiêm kế toán tiền lương
Kế toán phụ trách hoá đơn
17
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán – Kiểm Toán
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy kế toán
* Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, từng người trong bộ máy kế toán.
Phòng Tài chính kế toán của công ty có chức năng nhiệm vụ như sau:
- Quản lý và điều hành công tác tài chính kế toán và hạc toán kế toán
trong toàn doanh nghiệp.
- Thu nhận kiểm tra báo cáo về tài chính kế toán từ các phòng ban, từ
văn phòng giao dịch trực thuộc và lập báo cáo chung cho toàn công
ty.
- Lên các kế hoạch thu chi tài chính, lưu chuyển tiền tệ.
Với cách thức bộ máy kế toán như trên mối quan hệ phụ thuộc trong
bộ máy kế toán trở nên đơn giản, thực hiện một cấp kế toán tập
trung đảm bảo cho công tác quản lý. Trong bộ máy kế toán của
phòng tài vụ trực thuộc văn phòng công ty có 07 người có nhiều
năm kinh nghiệm. Trình độ của các nhân viên kế toán đều có trình
độ cao đẳng trở lên, có chuyên môn nghiệp vụ và kế toán.
+ Kế toán trưởng (01 người): Lãnh đạo phòng kế toán, lên các
báo cáo, kế hoạch và tài chính kế toán.
SV: Nguyễn Thị Mỹ Linh – Lớp:CĐKT 7– K14 Báo Cáo Tốt Nghiệp
18
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán – Kiểm Toán
+ Kế toán công nợ (01 người): Kế toán công nợ các dự án, hợp
đồng theo dõi các công nợ hợp đồng, chuẩn bị các hợp đồng,
lên kế hoạch thu hồi công nợ.
+ Kế toán viết hóa đơn (01 người): Tiếp nhận thông tin từ
khách hàng, viết và gửi hóa đơn cho khách hàng.
+ Kế toan ngân hàng, tài sản cố định, kế toán tiền lương(03
người): Theo dõi tiền từ ngân hàng, làm các thủ tục từ ngân
hàng, thanh toán các khoản tiền thanh toán từ chuyển khoản,
tính khấu hao tài sản cố định, hàng tháng có nhiệm vụ làm và
thanh toán lương cho cán bộ tại công ty.
+ Thủ quỹ: Là người quản lý tiền mặt tại quỹ của công ty. Thủ
quỹ có nhiệm trực tiếp quản lý các khoản thu chi khi có chứn
từ hợp lý.
Như vậy việc tổ chức bộ máy kế toán của công ty là hoàn toàn hợp lý
với đặc điểm kinh doah của công ty, phù hợp với mô hình của công ty, tiện
cho việc theo dõi, nắm bắt được hiệu quả hoạt động của công ty, từ đó có
đường lối, chính sách đúng đắn giúp cho vệc hoạt động của doanh nghiệp
phát triển.
SV: Nguyễn Thị Mỹ Linh – Lớp:CĐKT 7– K14 Báo Cáo Tốt Nghiệp
19
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán – Kiểm Toán
SV: Nguyễn Thị Mỹ Linh – Lớp:CĐKT 7– K14 Báo Cáo Tốt Nghiệp
20
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán – Kiểm Toán
SV: Nguyễn Thị Mỹ Linh – Lớp:CĐKT 7– K14 Báo Cáo Tốt Nghiệp
21
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán – Kiểm Toán
SV: Nguyễn Thị Mỹ Linh – Lớp:CĐKT 7– K14 Báo Cáo Tốt Nghiệp
22
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán – Kiểm Toán
SV: Nguyễn Thị Mỹ Linh – Lớp:CĐKT 7– K14 Báo Cáo Tốt Nghiệp
23
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán – Kiểm Toán
SV: Nguyễn Thị Mỹ Linh – Lớp:CĐKT 7– K14 Báo Cáo Tốt Nghiệp
24
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán – Kiểm Toán
SV: Nguyễn Thị Mỹ Linh – Lớp:CĐKT 7– K14 Báo Cáo Tốt Nghiệp
25
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán – Kiểm Toán
2.2 Thực trạng kế toán các phần hành chủ yếu của đơn vị.
I. KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN.
1, Nguyên tắc hạch toán vốn bằng tiền công ty cổ phần Emin Việt Nam.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn bằng tiền được sử dụng để
đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp hoặc mua sắm
các loại vật tư, hàng hóa để phục vụ hoạt động SXKD. Đồng thời vốn
bằng tiền cũng là kết quả của việc mua bán và thu hồi các công nợ. Chính
vì vây mà quy mô vốn bằng tiền phải được quản lý hết sức chặt chẽ do
vốn bằng tiền có tính thanh khoản cao nên nó là đối tượng của gian lận và
sai sót. Vì vậy công ty cổ phần Emin Việt Nam đã áp dụng những nguyên
tắc sau đây để hạn chế tối đa những hạn chế đó.
• Nguyên tắc thống nhất: Hoạch toán kế toán phải sử dụng thống nhất
một đơn vị giá là “đồng Việt Nam” để tổng hợp các loại vốn bằng tiền.
Nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ phải quy đổi ra “đồng Việt Nam” để
ghi sổ kế toán. Đồng thời phải theo dõi nguyên tệ của các loại tiền đó.
• Nguyên tắc cập nhật: Kế toán phải phản ánh kịp thời, chính xác số tiền
hiện có và tình hình thu chi toàn bộ các loại tiền, mở sổ theo dõi chi tiết
tong loại ngoại tệ theo nguyên tệ và thep “đồng Việt Nam” quy đổi,
từng loại vàng bạc, đá quý theo số lượng, quy cách, giá trị, phẩm chất,
kích thước…
• Nguyên tắc hạch toán ngoại tệ: Nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ phải
quy đổi ra “đồng Việt Nam” để ghi sổ kế toán. Đồng thời phải theo dõi
nguyên tệ của các loại tiền đó. Tỷ giá quy đổi là tỷ giá mua bán thực tế,
bình quân trên thị trường liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước Việt
Nam công bố chính thức tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Với những
ngoại tệ không công bố tỷ giá quy đổi ra “đồng Việt Nam” thì thống
nhất quy đổi qua đồng Đô la Mỹ (USD).
SV: Nguyễn Thị Mỹ Linh – Lớp:CĐKT 7– K14 Báo Cáo Tốt Nghiệp