ĐỀ CƯƠNG KỶ NIỆM 105 NĂM NGÀY SINH ĐỒNG CHÍ TRẦN PHÚ - TỔNG BÍ
THƯ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG(1/5/1994 - 1/5/ 2009)
I. Khái lược về thân thế và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Trần Phú
Đồng chí Trần Phú (bí danh Lý Quý), sinh ngày 1 tháng 5 năm 1904 tại thôn An Thổ, xã
An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên; nguyên quán xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh
Hà Tĩnh. Thân phụ và thân mẫu của đồng chí Trần Phú là ông Trần Văn Phổ và bà Hoàng
Thị Cát.
Năm 1922, đỗ đầu kỳ thi Thành chung ở Trường Quốc học Huế, đồng chí được bổ nhiệm
làm giáo viên Trường Tiểu học Cao Xuân Dục ở Vinh (Nghệ An).
Giữa năm 1925, đồng chí gia nhập Hội Phục Việt (sau đổi tên thành Hội Hưng Nam và
Tân Việt Cách mạng Đảng), tổ chức của những trí thức yêu nước.
Năm 1926, đồng chí tham gia: phong trào đấu tranh đòi thực dân Pháp trả lại tự do cho
nhà yêu nước Phan Bội Châu, tổ chức lễ truy điệu Phan Chu Trinh, mở lớp dạy chữ quốc
ngữ cho công nhân và nông dân.
Tháng 7/1926, Hội Phục Việt cử đồng chí và một số hội viên sang Quảng Châu (Trung
Quốc) để đề nghị với Nguyễn Ái Quốc cho Hội hợp nhất với Hội Việt Nam Thanh niên
Cách mạng. Đồng chí gặp Nguyễn Ái Quốc, được tham gia lớp huấn luyện chính trị khóa
2 do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trực tiếp giảng dạy.
Tháng 10/1926, đồng chí gia nhập Hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng, được lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc kết nạp vào Cộng sản Đoàn. Kết thúc khóa học, đồng chí về nước hoạt
động, nhưng bị địch truy lùng ráo riết. Đồng chí trở lại Quảng Châu, làm việc tại Tổng bộ
Thanh niên.
Cuối tháng 1/1927, đồng chí được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giới thiệu sang Liên Xô học
Trường đại học Phương Đông.
Đầu tháng 11/1929, sau khi tốt nghiệp Đại học Phương Đông, đồng chí nhận chỉ thị của
Quốc tế Cộng sản, bí mật lên tàu đi Lêningrát (nay là thành phố Xanh Pêtécbua thuộc Liên
bang Nga) bắt đầu hành trình về nước hoạt động.
Ngày 8/2/1930, đồng chí về đến Sài Gòn. Ít ngày sau đồng chí sang Hồng Kông (Trung
Quốc) gặp Nguyễn Ái Quốc. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã giới thiệu đồng chí Trần Phú về
tham gia hoạt động trong Ban Chấp uỷ lâm thời.
Tháng 4/1930, đồng chí về đến Hải Phòng. Tháng 7/1930 đồng chí được bổ sung vào Ban
Chấp uỷ lâm thời và được giao nhiệm vụ dự thảo Luận cương chính trị của Đảng.
Tháng 10/1930, tại Hương Cảng (Trung Quốc) Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành
Trung ương Đảng đã thảo luận và nhất trí thông qua Luận cương chính trị do đồng chí
Trần Phú dự thảo. Hội nghị đã quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng
Cộng sản Đông Dương. Tại Hội nghị này, đồng chí Trần Phú được bầu làm Tổng Bí thư
của Đảng.
Trên cương vị Tổng Bí thư của Đảng, đồng chí đã trực tiếp chủ trì: Hội nghị Thường vụ
Trung ương Đảng tháng 12/1930, Hội nghị Thường vụ Trung ương Đảng tháng 1/1931 và
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai tại Sài Gòn tháng 3/1931. Dưới sự
chủ trì của đồng chí, các quyết nghị của Trung ương giai đoạn này đã góp phần đưa phong
trào cách mạng Đông Dương phát triển lên một tầm cao mới.
Do có kẻ phản bội khai báo, ngày 18/ 4/1931, đồng chí đã bị địch bắt tại số nhà 66, đường
Sămpanhơ (nay là đường Lý Chính Thắng, thành phố Hồ Chí Minh). Biết đồng chí là lãnh
đạo cao cấp của Đảng, thực dân Pháp và bọn tay sai đã đưa đồng chí về giam giữ ở Khám
lớn Sài Gòn. Trước những đòn tra tấn dã man và chế độ hà khắc của nhà tù đế quốc, sức
khỏe của đồng chí giảm sút nhanh chóng, bệnh tình của đồng chí ngày một trầm trọng.
Ngày 6/9/1931, đồng chí đã trút hơi thở cuối cùng tại Nhà thương Chợ Quán, Sài Gòn.
Để tỏ lòng biết ơn công lao to lớn của đồng chí Trần Phú đối với sự nghiệp cách mạng của
Đảng và dân tộc, ngày 12/1/1999 Đảng và Nhà nước quyết định tổ chức trọng thể Lễ truy
điệu đồng chí Trần Phú tại thành phố Hồ Chí Minh. Thể theo nguyện vọng của gia quyến
và gia tộc của đồng chí Trần Phú, Đảng và Nhà nước tổ chức di dời hài cốt của đồng chí
về an táng tại núi Quần Hội, xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
II. Những cống hiến to lớn của đồng chí Trần Phú với sự nghiệp cách mạng của Đảng
và dân tộc.
1. Đồng chí Trần Phú, người học trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc; học viên xuất sắc của
Trường đại học Phương Đông.
Xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh quê hương của đồng chí Trần Phú là một
vùng đất “địa linh nhân kiệt”. Ông Trần Văn Phổ, thân phụ của đồng chí là người học
rộng, đỗ cử nhân tại trường thi Nghệ An, làm quan Tri huyện tại huyện Đức Phổ, tỉnh
Quảng Ngãi. Ông sống thanh liêm, thương dân, không cam chịu làm tay sai cho bọn cướp
nước đàn áp người dân vô tội, đã tuẫn tiết ngay trên công đường để phản kháng chế độ
thực dân và Triều đình. Thân mẫu của đồng chí Trần Phú là bà Hoàng Thị Cát, tính tình
hiền dịu. Sau cái chết của ông Phổ, gia đình đồng chí Trần Phú lâm vào cảnh khó khăn. Vì
quá vất vả và nhớ thương chồng, bà Cát bị bệnh nặng đã qua đời năm 1910.
Năm 4 tuổi, đồng chí Trần Phú mồ côi cha. Sáu tuổi, đồng chí mồ côi cả cha và mẹ. Tuổi
thơ của đồng chí trĩu nặng thương đau. Là người có trí thông minh, có ý thức tự lập, vượt
khó để vươn lên trong học tập, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường đồng chí luôn
luôn là học sinh giỏi. Nhờ anh, chị và họ hàng ruột thịt chu cấp, đồng chí Trần Phú tiếp tục
vào học ở Trường Quốc học Huế, một ngôi trường danh tiếng. Được tiếp xúc với nhiều
thầy giáo và bạn bè có tư tưởng yêu nước, đồng chí đã sớm hoà mình vào các phong trào
của học sinh, sinh viên tham gia “Hội Thanh niên tu tiến” để giúp đỡ bạn bè cùng chí
hướng và nuôi dưỡng tinh thần yêu nước. Năm 1918, đồng chí Trần Phú đỗ đầu kỳ thi
Thành chung ở Trường Quốc học Huế. Với tấm bằng này đồng chí có đủ điều kiện làm
quan. Nhưng truyền thống gia đình và quê hương đã sớm hình thành chí hướng cách
mạng, đồng chí Trần Phú từ chối con đường làm quan, chọn nghề dạy học. Tháng 9/1922,
đồng chí được bổ nhiệm làm giáo viên Trường tiểu học Cao Xuân Dục ở Vinh (Nghệ An).
Sống gần gũi với học sinh và nhân dân lao động, đồng chí sớm thấu hiểu nỗi cơ cực của
công nhân và nông dân. Năm 1924 vì lý do sức khoẻ, đồng chí Trần Phú xin thôi dạy học,
về làm việc ở Văn phòng Đốc học của tỉnh. Giữa năm 1924, đồng chí Trần Phú gặp Hồ
Tùng Mậu thành viên của tổ chức Tâm Tâm Xã, được đọc những tài liệu sách báo tiến bộ
của Nguyễn Ái Quốc. Say mê với sách báo yêu nước, đồng chí Trần Phú đã lập tổ đọc
sách nhằm tập hợp các bạn trẻ cùng chí hướng. Ngày 19/6/1924, tiếng bom Sa Điện của
Phạm Hồng Thái như “chim én báo hiệu mùa xuân” đã thức tỉnh tinh thần yêu nước của
đồng chí và nhiều thanh niên trong cả nước. Tháng 7/1925, Hội Phục Việt tập hợp những
trí thức yêu nước ra đời. Đồng chí Trần Phú gia nhập Hội Phục Việt, hăng hái tham gia mở
lớp dạy chữ quốc ngữ cho người nghèo khổ, mượn bục giảng để truyền bá tinh thần yêu
nước cho học trò. Những hoạt động yêu nước của Hội Phục Việt và các phong trào đấu
tranh sôi động chống giới chủ, chống chế độ áp bức của thực dân Pháp đòi tăng lương, cải
thiện đời sống của công nhân ở thành phố Vinh có ảnh hưởng sâu sắc đến sự lựa chọn con
đường cách mạng của đồng chí Trần Phú. Giữa năm 1925, đồng chí đã thôi nghề dạy học
để bước vào con đường hoạt động cách mạng chuyên nghiệp.
Bước ngoặt trong cuộc đời cách mạng của đồng chí Trần Phú là được Hội Phục Việt cử
sang Quảng Châu bắt liên lạc với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Là thành viên của
Hội Phục Việt, giữa lúc đang lúng túng về đường lối, đồng chí Trần Phú được gặp lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc và được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trực tiếp huấn luyện, đào tạo. Tại lớp
huấn luyện chính trị, đồng chí miệt mài học tập, tỏ rõ năng khiếu tư duy lý luận cách
mạng, được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tin tưởng kết nạp vào Cộng sản Đoàn, nhóm nòng
cốt của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Kết thúc khóa huấn luyện, đồng chí trở về
nước hoạt động. Bị mật thám Pháp truy lùng ráo riết, theo yêu cầu của Hội Phục Việt,
đồng chí tạm lánh ra nước ngoài hoạt động. Đồng chí đã trở lại Quảng Châu, làm việc tại
Tổng bộ Thanh niên. Được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tin cậy, cử sang Liên Xô học ở
Trường đại học Phương Đông.
Tại Trường đại học Phương Đông, đồng chí đã bộc lộ phẩm chất của một nhà hoạt động
cách mạng tài năng. Đồng chí theo học muộn 3 tháng so với các đồng chí khác, nhưng chỉ
sau một thời gian ngắn, nhờ thông minh và chăm chỉ học tập đồng chí Trần Phú đã nhanh
chóng theo kịp chương trình chung. Do kết quả học tập tốt, sau mấy tháng học đầu năm
1927, đồng chí Trần Phú được giới thiệu vào Đảng Cộng sản Liên xô. Qua sự giới thiệu
của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Ban phương Đông của Quốc tế Cộng sản quyết định cử Trần
Phú làm Bí thư nhóm cộng sản Việt Nam tại Trường. Nhờ thông thạo nhiều ngoại ngữ,
đồng chí đã tiếp thu tốt bài giảng; có điều kiện để nghiên cứu lý luận và trao đổi với các
đồng nghiệp. Chính trong những năm tháng học tập, nghiên cứu lý luận, tích cực tham gia
hoạt động thực tiễn, đồng chí Trần Phú đã tiếp thu một cách có hệ thống chủ nghĩa Mác –
Lênin và phương pháp tổ chức theo đường lối cách mạng vô sản Từ một người Việt Nam
yêu nước, đến với Liên Xô, đến với lý tưởng cao cả của chủ nghĩa xã hội khoa học, đồng
chí Trần Phú đã trở thành chiến sĩ cộng sản đủ sức gánh vác những nhiệm vụ quan trọng
do Quốc tế Cộng sản và Đảng ta phân công.
2. Đồng chí Trần Phú, người dự thảo bản Luận cương chính trị tháng10 năm 1930 của
Đảng, xác định con đường phát triển của cách mạng Việt Nam.
Tình hình cách mạng thế giới và tình hình cách mạng ở Đông Dương diễn biến nhanh
chóng. Sau khi tốt nghiệp Trường đại học Phương Đông, tháng 11/1929 đồng chí được
Quốc tế Cộng sản cử về nước hoạt động với cương vị là cán bộ chủ chốt của Đảng. Đồng
chí được Đảng giao nhiệm vụ chuẩn bị dự thảo Luận cương chính trị. Để nắm vững tình
hình thực tiễn cách mạng, đồng chí luôn tranh thủ ý kiến của các đồng chí trong Ban Chấp
uỷ; trực tiếp đóng vai “thầy đồ”, “nhà buôn”, sống cuộc đời thợ mỏ, thợ nề, thợ nhà máy
xi măng… để thâm nhập, nghiên cứu, khảo sát thực tế tình hình phong trào cách mạng của
công nhân, nông dân và hoạt động của các chi bộ cộng sản ở nhà máy, hầm mỏ… tại Hà
Nội, Nam Định, Hải Phòng, Hòn Gai, Thái Bình. Sau khi khảo sát tình hình thực tế và trao
đổi với các đồng chí trong Ban Chấp uỷ, đồng chí đã khởi thảo văn kiện Luận cương chính
trị của Đảng ngay trong tầng hầm ngôi nhà của một quan chức thực dân Pháp ở phố Giăng
Xôle (nay là số nhà 90, phố Thợ Nhuộm, Hà Nội). Tháng 10/1930, tại Hội nghị lần thứ
nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp tại Hương Cảng (Trung Quốc) đồng chí Trần
Phú đã trình bầy bản dự thảo Luận cương chính trị của Đảng và đã được Hội nghị nhất trí
thông qua.
Bản Luận cương chính trị đã phân tích sâu sắc đặc điểm tình hình thế giới và Đông
Dương; luận giải một cách sắc bén về tính chất của cuộc cách mạng ở Đông Dương. Đó là
một cuộc cách mạng tư sản dân quyền, do giai cấp công nhân lãnh đạo; chỉ ra nhiệm vụ
của cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc và phong kiến. Đường lối cơ bản của cách
mạng Đông Dương và cách mạng Việt Nam nêu trong Luận cương chính trị tháng
10/1930, là sự khẳng định về mục tiêu và đường lối cách mạng mà Chính cương vắn tắt
của Nguyễn Ái Quốc nêu ra tháng 2/1930.
Luận cương chính trị còn khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong suốt quá trình cách
mạng: “Điều kiện cốt yếu cho sự thắng lợi của cách mạng ở Đông Dương là cần có sự lãnh
đạo của một Đảng Cộng sản có đường lối chính trị đúng đắn, có kỷ luật tập trung, liên hệ
mật thiết với quần chúng và từng trải tranh đấu mà trưởng thành. Đảng là đội tiền phong
của vô sản giai cấp lấy chủ nghĩa Các Mác và Lênin làm gốc”. (Đảng Cộng sản Việt Nam:
Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998. t.2, tr.100). Muốn làm
tròn nhiệm vụ, Đảng phải tổ chức ra những đoàn thể độc lập như Công hội, Nông hội...
Về lực lượng cách mạng Luận cương chính trị nêu rõ: lực lượng chủ yếu của cách mạng là
đoàn kết và động viên, tổ chức các tầng lớp nhân dân đứng lên đập tan bộ máy chính
quyền cũ, thành lập chính quyền mới; lấy giai cấp công nhân, giai cấp nông dân làm nòng
cốt do tổ chức Đảng, đảng viên trực tiếp chỉ đạo.
Về phương pháp lãnh đạo đấu tranh cách mạng của Đảng Luận cương chính trị chỉ rõ
Đảng phải biết xác định chiến lược, sách lược trên cơ sở xem xét kỹ tình hình trong nước
và ngoài thế giới, sức mạnh của địch, sức tranh đấu của quần chúng, thái độ của các hạng
người đối với cách mạng. Đảng phải tổ chức và khuếch trương phong trào quần chúng.
Khi phong trào cách mạng lên cao, quần chúng công - nông sôi nổi cách mạng, thì lúc đó
Đảng phải lập tức lãnh đạo quần chúng đánh đổ chính phủ thực dân, giành chính quyền về
tay nhân dân.
Luận cương chính trị đã đặt mối quan hệ của cách mạng Đông Dương trong mối quan hệ
mật thiết với phong trào cách mạng thế giới; phải liên lạc với cách mạng ở các nước thuộc
địa và bán thuộc địa.
Cống hiến lý luận của bản Luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú khởi thảo là đã làm
rõ mục đích, nhiệm vụ, bước đi, động lực cách mạng, vai trò lãnh đạo của giai cấp vô sản
và Đảng của giai cấp vô sản, tầm quan trọng của sức mạnh đoàn kết quốc tế đối với cách
mạng Việt Nam. Những nội dung này về cơ bản thống nhất với Chính cương vắn tắt do
lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo tại Hội nghị hợp nhất tháng 2/1930. Luận cương chính
trị tháng 10/1930 của Đảng là một văn kiện lịch sử, góp phần cụ thể hoá một số vấn đề về
đường lối cách mạng tư sản dân quyền ở nước ta, có phần đóng góp quan trọng của đồng
chí Trần Phú.
3. Đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng - người có nhiều đóng góp to lớn
về công tác xây dựng Đảng và tổ chức cách mạng của quần chúng.
Chỉ trong một thời gian ngắn, từ tháng 7/1930 đến đầu tháng 10/1930 sống trong điều kiện
bị địch truy lùng gắt gao; ban ngày đồng chí cải trang đi khảo sát thực tế ở địa phương,
khuya về dự thảo văn kiện; điều kiện làm việc khó khăn, di chuyển địa điểm nhiều lần,
nhưng đồng chí Trần Phú đã trực tiếp biên soạn dự thảo nhiều văn kiện, chỉ đạo biên soạn
hàng loạt văn kiện quan trọng của Đảng mở đường cho phong trào cách mạng và bước
phát triển đi lên của cả dân tộc. Điều đó thể hiện rõ năng lực và sự làm việc phi thường
của đồng chí Trần Phú.
Dưới sự chủ trì của đồng chí Trần Phú, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ
nhất họp tháng 10/1930 tại Hương Cảng (Trung Quốc), cùng với việc thông qua Luận
cương chính trị, Hội nghị đã thảo luận và thông qua nhiều văn kiện quan trọng, liên quan
trực tiếp đến công tác tổ chức của Đảng, công tác dân vận, công tác mặt trận đặt nền móng
cho việc hình thành một số tổ chức quần chúng quan trọng của Đảng như: Hội Nông dân,
Hội liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản…
Hội nghị Trung ương tháng 10/1930 đã chính thức bầu đồng chí là Tổng Bí thư đầu tiên
của Đảng. Trên cương vị Tổng Bí thư của Đảng, Trưởng Ban Công vận Trung ương đồng
chí Trần Phú đã có những đóng góp to lớn trong việc xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng
và tổ chức, tranh thủ mọi điều kiện để trang bị lý luận Mác – Lênin cho cán bộ, đảng viên.
Đồng chí cùng Ban Thường vụ Trung ương Đảng quyết định ra tờ báo Cờ Vô sản, cơ quan
ngôn luận Trung ương của Đảng; Tạp chí Cộng sản, cơ quan lý luận của Đảng; chỉ đạo lập
Hội Phản đế đồng minh, chỉnh đốn Nông hội đỏ, chống chính sách khủng bố trắng, chống
âm mưu thâm độc của kẻ thù buộc nông dân ra đầu thú. Được sự quan tâm theo dõi chặt
chẽ và chỉ đạo sát sao của đồng chí Trần Phú và Ban Thường vụ Trung ương Đảng trong
thời kỳ 1930 - 1931, khí thế phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân trong cả