Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

SKKN kinh nghiệm sơ cứu, cấp cứu ở trẻ em tiểu học hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.11 KB, 26 trang )

-1PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THAN UYÊN
TRƯỜNG TH SỐ 2 XÃ MƯỜNG THAN

THUYẾT MINH SÁNG KIẾN
“NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SƠ CỨU, CẤP CỨU BAN
ĐẦU CHO HỌC SINH TIỂU HỌC”

Tác giả/đồng tác giả: VŨ VĂN HIẾU
Trình độ chuyên môn: Trung cấp
Chức vụ: Nhân viên Y tế
I. THÔNG TIN
NơiCHUNG
công tác: Trường Tiểu học số 2 xã Mường Than
1. Tên sáng kiến: RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 3.
2. Tác giả.
Họ và tên: Vũ Văn Thiện.
Năm sinh: 24/3/1990.
Nơi thường trú: Khu 4 TT Than Uyên – Than Uyên – Lai Châu.
Trình độ chuyên môn: Trung cấp.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Mường Than, ngày 20 tháng 3 năm 50
Mường Than, ngày 08 tháng 03 năm 2018
1


ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN
Kính gửi: Thường trực Hội đồng xét, công nhận sáng kiến cấp huyện.
Tôi ghi tên dưới đây:


Số
TT

Họ và tên

Ngày tháng
năm sinh

Nơi công tác
(hoặc nơi
thường trú)

Trình
Chức

độ

danh chuyên
môn

Tỷ lệ (%)
đóng góp
vào việc
tạo ra sáng

Ghi
chú

kiến


Trường TH
1 Vũ Văn Hiếu 11/10/1991

số 2 xã

Nhân Trung

Mường Than viên

cấp

100%

Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Nâng cao chất lượng sơ
cứu, cấp cứu ban đầu cho học sinh Tiều học”.
- Cơ sở được yêu cầu công nhận sáng kiến: Hội đồng xét công nhận sáng kiến
huyện Than Uyên.
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Y tế trường học
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử từ: 09/2017
- Mô tả bản chất của sáng kiến: Tìm ra những nguyên nhân và các giải
pháp để nâng cao chất lượng công tác sơ cấp cứu ban đầu cho học sinh Tiểu học.
Giúp cho giáo viên, nhân viên và học sinh nắm được phương pháp sơ cứu ban
đầu đúng và nhanh nhất để bảo toàn tính mạng cho nạn nhân, người thân và đôi
khi chính là bản thân mình trong nhà trường và ở ngoài đời sống (nếu có tai
nạn). Hạn chế tối thiểu trường hợp xấu diễn biến của chấn thương trong thời
gian vận chuyển nạn nhân hay trong thời gian chờ đợi xe cấp cứu bệnh viện.
Áp dụng cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trường
Tiểu học số 2 xã Mường Than, và các trường trong huyện Than Uyên.

2



Kết quả thu được từ phía giáo viên, nhân viên và học sinh là rất tích cực.
Mỗi khi tổ chức các buổi tuyên truyền, hướng dẫn, tập huấn các đồng chí giáo
viên, nhân viên và các em học sinh rất hào hứng chú ý lắng nghe. Khi gọi lên
thực hành thì tự tin không còn lóng ngóng trong công tác sơ cấp cứu.
- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
* Về giáo viên: Cần nắm rõ kiến thức cơ bản về sơ cấp cứu.
* Về phía học sinh: Chú lắng nghe tiếp thu bài giảng, có tinh thần nhiệt
tình trong công tác cứu chữa người bị tai nạn (trong trường hợp chưa làm được
thì cần gọi người để hỗ trợ).
* Về cơ sở vật chất: Cần chuẩn bị đầy đủ các vật dụng, đồ dùng để phục
vụ cho các buổi thực hành, tập huấn.
- Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không.
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả: Qua nghiên cứu chuyên đề tác giả thấy chất lượng
về công tác sơ cấp ban đầu từng bước được nâng lên, cụ thể các em học sinh đã
tự sơ cứu được cho bạn bè những trường hợp tai nạn thương tích nhẹ và cán bộ
giáo viên, nhân viên đã thấy tầm quan trọng và có hiểu biết cơ bản về công tác
sơ cấp cứu ban đầu.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự
thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Người đăng ký

Vũ Văn Hiếu

3


BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN

1. Tác giả:
Họ và tên: Vũ Văn Hiếu
Trình độ văn hóa: 12/12; Trình độ chuyên môn: Trung cấp.
Chức vụ, đơn vị công tác: Nhân viên trường tiểu học số 2 xã Mường Than.
Nhiệm vụ được phân công: Nhân viên Y tế
2. Tên sáng kiến:
“Nâng cao chất lượng sơ cứu, cấp cứu ban đầu cho
học sinh Tiều học”.
3. Tính mới:
Đánh giá được thực trạng và nguyên nhân của giải pháp cũ để từ đó thấy
được sự cần thiết và hiệu quả của giải pháp mới.
Đây là giải pháp mới giúp cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh
không có thời gian, điều kiện tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng sẽ được tiếp
cận gần hơn những phương pháp sơ cấp cứu đúng, nhanh, kịp thời tại chỗ trong
thời gian chờ đợi nhân viên y tế đến.
Ở giải pháp này cán bộ, giáo viên, nhân viên nắm được kĩ năng cơ bản,
các thao tác để sơ cứu đối với từng trường hợp tai nạn thương tích khác nhau.
4. Hiệu quả do sáng kiến đem lại:
- Sau khi nghiên cứu chuyên đề và tổ chức thực hiện tại đơn vị đã đem lại
những kết quả rất tích cực từ học sinh cũng như các hoạt động chung của nhà
trường; giúp cho buổi hoạt động ngoại khóa được phong phú hơn.
- Giúp cho các em thấy tầm quan trọng sơ cứu ban đầu đối với đời sống
hàng ngày. Sơ cứu đúng cách sẽ góp phần giảm tỷ lệ tử vong do tai nạn, ngộ
độc, các bệnh nặng đột ngột ... Đồng thời giảm bớt về chi phí y tế.
- Khơi dậy cho các em sự ham học hỏi, niềm đam mê về nghành Y.
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:

4



Kinh nghiệm về “Nâng cao chất lượng sơ cứu, cấp cứu ban đầu cho học
sinh Tiều học” có thể áp dụng trong trường Tiểu học số 2 xã Mường Than, và
có thể áp dụng tới tất cả các trường trong huyện.
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên sáng kiến:
2. Tác giả.
Họ và tên: Vũ Văn Hiếu
Năm sinh: 11/10/1991
Nơi thường trú: Đội 9, xã Phúc Than, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu
Trình độ chuyên môn: Trung cấp
Chức vụ công tác: Nhân viên
Nơi làm việc: Trường Tiểu hoc số 2 xã Mường Than
Điện thoại: 0904846288
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Y tế trường học
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 09 năm 2017
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường Tiểu học số 2 xã Mường Than
Địa chỉ: Bản Phương Quang, xã Mường Than, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu
Điện thoại: 02313783556

5


II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Sơ cấp cứu ban đầu là những trợ giúp hay chữa trị ngay lúc ban đầu cho
nạn nhân bị bất cứ chấn thương, sự cố hay bị một căn bệnh đột ngột nào đó
trước khi có xe cấp cứu, bác sĩ hoặc người có chuyên môn đến chữa trị. Việc sơ
cấp cứu là vô cùng cần thiết bởi vì thời gian chờ đợi bác sĩ hay những người cấp

cứu đến có thể làm nạn nhân lâm vào tình trạng nguy hiểm hay không thể cứu
được nữa cho dù được đưa đến bệnh viện. Tính mạng nạn nhân lúc đó có thể
tính bằng từng phút từng giây. Nói một cách khác đó là những lúc mà sự trợ
giúp kịp thời của một người có thể cứu sống được một con người. Thực tế đã
xảy ra những sự việc hết sức đau lòng và đáng tiếc không đáng xảy ra nếu
những người xung quanh nạn nhân có kiến thức kỹ năng về sơ cấp cứu.
‘‘Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai’’ đó là câu khẩu hiệu thể hiện rõ tầm
quan trọng của trẻ em, những người chủ nhân tương lai của đất nước. Chăm sóc
sức khỏe cho trẻ em hôm nay cũng là chăm sóc cho sức khỏe tương lai của đất
nước sau này. Muốn học tập tốt cần phải có sức khỏe tốt, vì vậy công tác chăm
sóc sức khỏe cho học sinh giữ một vai trò, vị trí quan trọng trong nhà trường.
Nhận thấy được tầm quan trọng trên các cấp ủy, chính quyền có quan tâm đặc
biệt, tổ chức những buổi tập huấn, hướng dẫn về công tác y học đường. Nhờ đó
mà hoạt động y tế trong nhà trường ngày càng có hiệu quả, chất lượng chăm sóc
sức khỏe cho học sinh đã có những bước cải thiện đáng kể, nhưng bên cạnh đó
vẫn còn chưa cao.
Công tác sơ cấp cứu ban đầu cho bản thân và cho các em học sinh là một
vấn đề cấp thiết hiện nay đối với từng cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà
trường. Có được sức khỏe tốt sẽ giúp các em học tập tốt và phấn đấu trở thành
những người có ích cho tương lai cho đất nước. Sơ cấp cứu ban đầu đạt hiệu quả

6


tốt là làm hạn chế những nguy hiểm đe dọa cho người bị tai nạn, hoặc ngăn
không cho tình trạng xấu đi, thúc đẩy quá trình hồi phục cho bệnh nhân; là một
mục tiêu quan trọng trong công tác sơ cấp cứu. Hàng ngày, hàng giờ có hàng
trăm vụ tai nạn đáng tiếc đã xảy ra mà hậu quả để lại hết sức đau lòng và đáng
tiếc, những tai nạn đó không đáng xảy ra nếu những người xung quanh nạn nhân
có kiến thức về sơ cấp cứu ban đầu. Vì vậy tôi chọn đề tài: “Nâng cao chất

lượng sơ cứu, cấp cứu ban đầu cho học sinh Tiều học” làm
vấn đề nghiên cứu trong sáng kiến kinh nghiệm của mình.
2. Phạm vi triển khai thực hiện:
Toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trường Tiểu học số 2 xã
Mường Than.
Đối tượng nghiên cứu: “Nâng cao chất lượng sơ cứu, cấp
cứu ban đầu cho học sinh Tiều học”.
3. Mô tả sáng kiến:
3.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:
a. Hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp mới:
* Về phía học sinh:
Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay học sinh dễ dàng
được tiếp cận với những trò chơi nguy hiểm mà dẫn đến tai nạn không mong
muốn. Khả năng tự chăm sóc bản thân còn hạn chế phụ thuộc nhiều vào người
xung quanh; chính vì vậy dẫn đến chấn thương càng nghiêm trọng hơn ảnh
hưởng đến cứu chữa sau này.
Học sinh trong trường Tiểu học số 2 xã Mường Than chủ yếu là con em
dân tộc nên còn dụt dè, e ngại, hạn chế giao tiếp; vì vậy đưa nội dung sơ cấp cứu
ban đầu để cho học sinh tiếp cận được gần hơn và cũng là để giáo dục kỹ năng
sống cho các em.
*Về phía giáo viên:
Do còn nhiều hoạt động giáo dục trong nhà trường nên việc các thầy cô tự
trau dồi kiến thức sơ cấp cứu ban đầu còn hạn chế, chưa được quan tâm nhiều.

7


Chính vì thế việc đưa kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu để tập huấn cho các
đồng chí giáo viên, nhân viên là việc làm hết sức cần thiết.
b. Ưu điểm, nhược điểm của giải pháp cũ:

*Ưu điểm
* Về phía học sinh:
Các em nhiệt tình, hào hứng khi được tiếp cận các kỹ năng sơ cấp cứu
trong các buổi tập huấn.
Học sinh cũng đã biết tự sơ cứu cho bản thân khi bị tai nạn nhẹ; ví dụ như
(đứt chân, đứt tay, chảy máu cam, ...)
* Về phía giáo viên: Cán bộ giáo viên, nhân viên nắm chắc được các bước
sơ cứu: Sơ cứu ngừng thở, ngừng tim, sơ cứu chảy máu, thao tác băng cầm máu,
băng bó các vết thương (vết thương đầu, vết thương bàn tay, cẳng tay,…), cố
định xương gãy (gãy cẳng tay, cẳng chân bằng nẹp) và vận chuyển nạn nhân.
Có thể tự sơ cứu kịp thời cho học sinh và những người xung quanh mà
không cần đợi cán bộ y tế đến. Chính vì vậy đã giúp ích được rất nhiều cho công
tác cứu chữa nạn nhân mà không để lại di chứng.
*Nhược điểm:
* Về phía học sinh:
Độ tuổi học sinh tiểu học từ 6 đến 10 tuổi nên khả năng tự chăm sóc cho
bản thân còn hạn chế, còn lóng ngóng; vẫn phải cần đến sự trợ giúp của những
người xung quanh.
Đa số các em học sinh đều chưa hiểu biết hết được tầm quan trọng của sơ
cấp cứu ban đầu cho người bị tai nạn.
* Về phía giáo viên
Thời gian giảng dạy chính khóa cho các em học sinh chiếm phần đa thời
gian, nên việc đưa các kỹ năng sơ cứu vào bài dạy chính khóa cho học sinh còn
hạn chế.

8


Khi thực hiện chuyên đề tác giả đã tiến hành khảo sát cán bộ giáo viên,
nhân viên và học sinh từ đầu năm học 2017 - 2018, tổ chức cho các em tham gia

vào các buổi tập huấn và thu được kết quả như sau:
* Về phía giáo viên:
Giáo viên, nhân

Giáo viên,

viên tham gia

nhân viên

khảo sát

Số giáo viên, Số giáo viên,
nhân viên

thích tham gia không thích
tham gia

38/38 = 100%

38/38 =100%

Số giáo viên,

nhân viên

nhân viên làm

biết về sơ


đúng các bước

cứu tai nạn

về sơ cứu tai

nạn
18/38 = 47% 10/38 = 26%

0/38 = 0%

* Về phía học sinh: Thực hiện khảo sát khối 3,4,5
Học sinh tham

Số học sinh

gia khảo sát

thích tham gia

Số học sinh Số học sinh
không

biết về sơ

thích tham cứu tai nạn
221/404=54,7% 121/221
=54,7%

gia

100/221 =

0/221=0%

Số học sinh tự
tin khi tham gia
khảo sát
121/221=54,7%

45,3%

Qua khảo sát thực tế, nhận thấy rằng kết quả như trên là thấp, chưa đáp
ứng được yêu cầu. Vì vậy phải nghiên cứu để tìm ra các biện pháp để thu hút các
em tham gia, giúp các em hiểu tầm quan trọng của việc sơ cấp cứu ban đầu và
nâng cao số lượng cán bộ giáo viên, nhân viên biết được các phương pháp và kỹ
thuật sơ cấp cứu đúng cách khi có tai nạn xảy ra. Tác giả đã tiếp tục áp dụng
trong năm học này và cũng xin mạnh dạn chia sẻ cùng các bạn đồng nghiệp
“Nâng cao chất lượng sơ cứu, cấp cứu ban đầu cho học
sinh Tiều học”.
3.2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến.
3.2.1 Tính mới, sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ
Ở giải pháp cũ, giáo viên chỉ nắm được sơ qua một số cách sơ cứu tai nạn
nhẹ, chưa đi sâu các cách thức thực hiện động tác sao cho đúng cách. Về học

9


sinh cũng tham gia một cách thụ động, một số em tham gia nhưng cũng còn
chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của sơ cấp cứu trong đời sống hàng ngày, dẫn
đến hiệu quả chưa cao. Còn ở giải pháp mới, giáo viên nắm được kĩ năng cơ

bản, các thao tác để sơ cứu đối với từng trường hợp tai nạn thương tích khác
nhau. Kết quả thu lại rất tích cực từ học sinh cũng như các hoạt động chung của
nhà trường; giúp cho buổi hoạt động ngoại khóa được phong phú hơn.
3.2.2. Các giải pháp khi thực hiện sáng kiến
Qua thời gian tìm tòi, nghiên cứu, áp dụng sáng kiến. Tôi cũng mạnh dạn
đưa ra các giải pháp để thực hiện như sau:
*Giải pháp 1: Có kế hoạch xây dựng hoạt động công tác y tế; lồng
ghép công tác sơ cấp ban đầu trong nhà trường.
Để thực hiện tốt công tác y tế học đường trong năm học thì cần có kế
hoạch cụ thể từ đó có thể vạch ra mục đích, chỉ tiêu cụ thể và quan trọng hơn là
chủ động sắp xếp được công việc hoạt động từng tháng một sao cho khoa học và
không bị trùng lặp.
Với cấp Tiểu học các em còn bỡ ngỡ khi rời xa khỏi vòng tay chăm sóc
của gia đình để thích nghi với môi trường rộng lớn hơn ngoài xã hội. Nhà trường
như ngôi nhà thứ hai của các em, ngoài việc cung cấp cho các em kiến thức cơ
bản trong chương trình bậc học thì việc xây dựng môi trường học tập an toàn và
giáo dục kĩ năng sống cơ bản cho các em để phòng tránh những tai nạn không
mong muốn là điều vô cùng quan trọng và hết sức cần thiết. Cán bộ y tế học
đường và giáo viên cần phải phát huy hơn nữa với vai trò là tuyên truyền viên để
cung cấp kiến thức và kĩ năng phòng chống tai nạn thương tích cho các em. Khi
có được môi trường học tập an toàn thì các em có thể phát huy được tối đa
những năng lực và sở trường của bản thân.
Để đáp ứng nhu cầu trên tôi đã xây dựng kế hoạch phòng chống tai nạn
thương tích ngay từ đầu năm học và đặc biệt quan tâm tới công tác sơ cấp cứu
ban đầu, có kế hoạch lồng ghép vào công việc cụ thể từng tháng để thấy được

10


tầm quan trọng của phòng chống tai nạn thương tích và với việc sơ cấp cứu ban

đầu là không thể tách biệt.
Kế hoạch cụ thể hàng tháng như sau:

Ngày

Nội dung công việc

tháng

Người thực hiện

- Kiểm tra cơ sở vật chất, đồ dùng, trang thiết - Bảo vệ
bị, tham mưu ủy ban dân dân xã có kế hoạch
tu sửa. Kiểm tra toàn bộ hệ thống bóng điện,
8/2017

đường điện.
- Họp Phụ huynh đầu năm.

- Giáo viên chủ
nhiệm

- Vệ sinh sân chơi đảm bảo an toàn, không - Tổng phụ trách
trơn trượt.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động trường học - Nhân viên y tế
an toàn, phòng chống tai nạn thương tích
trong nhà trường năm học 2017-2018.
- Ra quyết định thành lập ban chỉ đạo - Hiệu trưởng
phòng, chống tai nạn thương tích trong nhà
trường năm học 2017-2018. Triển khai kế

hoạch hoạt động tới toàn thể cán bộ, giáo
9/2017

viên, nhân viên.
- Ra quyết định kiện toàn ban chăm sóc sức - Hiệu trưởng
khoẻ học sinh năm học 2017-2018.
- Tuyên truyền, huy động sự tham gia của - Nhân viên y tế,
các tổ chức, phụ huynh và cộng đồng về các giáo viên chủ
nguy cơ gây tai nạn, thương tích để có các nhiệm và tổng
biện pháp phòng chống tai nạn thương tích phụ trách.

11


cho học sinh.
- Kết hợp với ban đại diện phụ huynh học - Giáo viên chủ
sinh thanh lý bàn ghế cũ đã hư hỏng để có nhiệm
kế hoạch mua bổ sung bàn ghế mới.
- Thực hiện khảo sát cán bộ, giáo viên, nhân - Nhân viên y tế
viên và học sinh biết được sơ cứu đúng cách
đối với một số tai nạn hay gặp.
- Kiểm tra thường xuyên các đồ dùng, thiết - Bảo vệ
bị có kế hoạch thay thế đồ dùng, thiết bị
10/2017

không đảm bảo an toàn.
- Tổ chức buổi bồi dưỡng kiến thức sơ cấp - Ban giám hiệu
cứu ban đầu cho cán bộ, giáo viên, nhân và nhân viên y tế.
viên và học sinh.
- Xây dựng tủ thuốc và trang bị thuốc, thiết bị, - Nhân viên y tế

dụng cụ cấp cứu theo quy định để xử lý các
dịch bệnh lưu hành và trường hợp tai nạn.
- Vệ sinh sân chơi đảm bảo an toàn, không - Tổng phụ trách
trơn trượt.
- Kiểm tra thường xuyên các đồ dùng, thiết - Bảo vệ
bị có kế hoạch thay thế đồ dùng, thiết bị
không đảm bảo an toàn.
- Kết hợp trạm Y tế xã để tổ chức buổi tập - Ban giám hiệu,

11/2017

huấn thực hành về công tác sơ cấp cứu ban cán bộ trạm y tế
đầu cho cán bộ, giáo viên và nhân viên (gãy và nhân viên y tế.
xương tay, chân, ngất, ngừng tim, đuối nước,
cách di chuyển nạn nhân,...). Hướng dẫn cho
học sinh cách tự sơ cứu vết thương nhẹ.

12


- Kiểm tra thường xuyên các đồ dùng, thiết - Bảo vệ
bị có kế hoạch thay thế đồ dùng, thiết bị
không đảm bảo an toàn.
- Vệ sinh sân chơi đảm bảo an toàn, không
12/2017

- Tổng phụ trách.

trơn trượt.
- Tổ chức buổi bồi dưỡng kiến thức cho cán - Ban giám hiệu

bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh về và nhân viên y tế.
phòng tránh và xử lý các tai nạn thường gặp
ở học sinh.
- Kiểm tra thường xuyên các đồ dùng, thiết - Bảo vệ
bị có kế hoạch thay thế đồ dùng, thiết bị
không đảm bảo an toàn.
- Đánh giá kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu của - Ban giám hiệu
cán bộ, giáo viên, nhân viên qua hình thức tổ và nhân viên y tế.

01/2018

chức thi sơ cứu ban đầu giữa 02 điểm trường.
- Vệ sinh sân chơi đảm bảo an toàn, không - Tổng phụ trách.
trơn trượt.
- Sơ kết học kì I đánh giá lại công tác xây - Ban giám hiệu
dựng trường học an toàn, phòng chống tai
nạn thương tích và sơ cấp cứu ban đầu.
- Kiểm tra thường xuyên các đồ dùng, thiết - Bảo vệ
bị có kế hoạch thay thế đồ dùng, thiết bị
không đảm bảo an toàn.
- Bổ sung tủ thuốc và trang bị thuốc, thiết - Nhân viên y tế

02/2018

bị, dụng cụ cấp cứu theo quy định để xử lý
các tai nạn khi cần thiết (nếu cần).
- Vệ sinh sân chơi đảm bảo an toàn, không
trơn trượt.

13


- Tổng phụ trách.


- Kiểm tra thường xuyên các đồ dùng, thiết - Bảo vệ
bị có kế hoạch thay thế đồ dùng, thiết bị
03/2018

không đảm bảo an toàn.
- Vệ sinh sân chơi đảm bảo an toàn, không - Tổng phụ trách.
trơn trượt.
- Kiểm tra thường xuyên các đồ dùng, thiết - Bảo vệ
bị có kế hoạch thay thế đồ dùng, thiết bị

04/2018

không đảm bảo an toàn.
- Vệ sinh sân chơi đảm bảo an toàn, không - Tổng phụ trách
trơn trượt.
- Kiểm tra thường xuyên các đồ dùng, thiết - Bảo vệ
bị có kế hoạch thay thế đồ dùng, thiết bị
không đảm bảo an toàn.
- Vệ sinh sân chơi đảm bảo an toàn, không - Tổng phụ trách
trơn trượt.
- Tuyên truyền, huy động sự tham gia của các - Nhân viên y tế,
tổ chức, phụ huynh và cộng đồng về các nguy giáo viên chủ

05/2018

cơ gây tai nạn, thương tích, để có các biện nhiệm và tổng

pháp phòng chống tai nạn thương tích. Đảm phụ trách.
bảo an toàn cho học sinh khi về nghỉ hè.
- Tổng kết, có hình thức khen thưởng kịp
thời đối với cá nhân có thành tích xuất sắc
trong công tác sơ cấp ban đầu cho cán bộ,
giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà
trường.

*Giải pháp 2: Thành lập Ban chăm sóc sức khỏe học sinh
trong nhà trường
- Do đặc thù về vị trí địa lý mà trường phải chia làm hai
điểm là (điểm trường Trung tâm và điểm trường Sen Đông). Vì
vậy việc thành lập Ban chăm sóc sức khỏe cho học sinh trong
14


nhà trường là rất quan trọng, nhà trường chỉ có một nhân viên y
tế nên không thể trực được cả hai điểm để sơ cứu kịp thời khi có
tai nạn xảy ra nên các thành viên trong ban chăm sóc sức khỏe
cho học sinh chủ yếu là giáo viên chủ nhiệm các lớp và được
phân công công việc rất cụ thể.

DANH SÁCH BAN CHĂM SÓC SỨC KHỎE HỌC SINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 03/QĐ của Hiệu trưởng trường
TH số 2 xã Mường than)
STT
1
2 2
3
4

5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24

Họ và tên
Đào Văn Chiến
Nguyễn Huy Kim
Triệu Thị Thuyết
Vũ Văn Hiếu
Bùi Thị Kim Dung
Cao Phương Lan
Nguyễn Thị Phương
Lê Thị Loan

Đinh Thị Tám
Đào Thị Vân Anh
Hoàn Thị Hằng
Đinh Thị Thúy
Lò Thị Lả
Lê Thị Thu
Nguyễn Thị Hường
Nguyễn Văn Vinh
Lê Văn Tiến
Ma Thị Duyên
Nguyễn Tiến Dũng
Đinh Xuân Duy
Nguyễn Thị Phương Lan
Đào Thị Vân Anh
Trần Văn Thiện
Lò Văn Đăm

Chức danh
Hiệu Trưởng
Phó Hiệu Trưởng
Cán bộ y tế
Nhân viên y tế
Giáo viên
Giáo viên
Giáo viên
Giáo viên
Giáo viên
Giáo viên
Giáo viên
Giáo viên

Giáo viên
Giáo viên
Giáo viên
Giáo viên
Giáo viên
Giáo viên
Giáo viên
Giáo viên
Giáo viên
Giáo viên
Tổng phụ trách đội
Hội trưởng phụ huynh

15

Nhiệm vụ
Trưởng ban
Phó ban
Phó ban
Thư ký
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên

Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên


*Giải pháp 3: Tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng sơ cấp
cứu ban đầu cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh:
Qua thực hiện khảo sát cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nắm được
phương pháp sơ cấp cứu ban đầu đúng cách đối với một số tai nạn thường gặp
trong nhà trường và trong đời sống, tác giả thấy số lượng cán bộ, giáo viên, nhân
viên và học sinh biết được sơ cứu đúng cách còn thấp, chưa đáp ứng được nhu
cầu. Chính vì vậy để nâng cao số lượng người biết, tác giả đã trao đổi với Ban
giám hiệu để tổ chức buổi bồi dưỡng kiến thức, để cung cấp các kỹ năng sơ cấp
cứu ban đầu cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh là một nhiệm vụ cấp
bách cần làm ngay từ đầu năm học.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm trên toàn cầu có hơn
900.000 trẻ em và vị thành niên dưới 18 tuổi tử vong do tai nạn thương tích.
Ngoài những ca tử vong, hàng chục triệu trẻ em đòi hỏi phải được chăm sóc tại
các cơ sở y tế và nhiều trẻ bị tàn tật suốt đời, gây gánh nặng lớn đối với bản thân
các em, gia đình và xã hội. Ảnh hưởng tới cuộc sống tương lai sau này của các
em. Tai nạn thương tích, tử vong và tàn tật ở trẻ em hoàn toàn có thể phòng
tránh được nếu có được sự can thiệp phù hợp. Vì vậy ngoài cung cấp kiến thức,
kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh tôi

nhận thấy việc thực hiện tốt công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho học
sinh cũng là một nhiệm vụ cần làm song song. Ngoài việc cung cấp các kỹ năng
phòng tránh tai nạn thương tích qua các buổi sinh hoạt dưới cờ, hoạt động ngoài
giờ lên lớp, cần được lồng ghép vào các tiết học phải được làm thường xuyên và
xuyên suốt trong năm học.
Ngoài công tác truyền thông thì tác giả có kết hợp với Trạm y tế xã để
hướng dẫn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh các kỹ năng, phương
pháp sơ cấp cứu đúng và nhanh nhất.
Sử dụng các hình ảnh gần gũi, quen thuộc cho cán bộ, giáo viên, nhân
viên và học sinh dễ dàng tiếp thu được.

16


*Giải pháp 4: Thường xuyên họp ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe học
sinh để rút kinh nghiệm:
Họp ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe là một nhiệm vụ hết sức quan trọng,
nó giúp phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong ban. Đánh giá lại những
ưu điểm, tồn tại trong một tháng, rồi xây dụng phương hướng khắc phục cho
tháng sau. Thường các buổi họp được tổ chức vào cuối tháng lồng ghép cùng
buổi họp hội đồng.
Trong buổi họp nên kết hợp giải đáp thắc mắc của giáo viên liên quan tới
kỹ năng hay phương pháp sơ cấp cứu ban đầu cho học sinh để cùng đi tới hướng
giải quyết chung. Hàng tháng thông kê các trường hợp tai nạn thương tích xem
tăng hay giảm so với tháng trước để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Cuối năm học có hình thức động viên khen thưởng kịp thời đối với cá
nhân có thành tích xuất sắc trong công tác sơ cấp ban đầu cho cán bộ, giáo viên,
nhân viên và học sinh trong nhà trường.
*Giải pháp 5: Xây dựng phác đồ xử trí sơ cấp cứu ban
đầu:

Khi có tai nạn xảy ra, ở trong tình huống cấp bách người xử trí rất dễ bị
luống cuống, mất bình tĩnh, quên các bước. Nếu có phác đồ xử trí ngay bên cạnh
thì người sơ cấp cứu lấy lại bình tĩnh và thực hiện theo đúng các bước.
Có rất nhiều tai nạn khác nhau, tác giả đã chọn lọc ra một số trường hợp
tai nạn phổ biến diễn ra trong đời sống hàng ngày để xây dựng lên phác đồ xử trí
ban đầu.
* Quy trình sơ cấp cứu gãy xương:
- Gãy xương có thể là gãy xương hở hoặc gãy xương kín, do nhiều
nguyên nhân gây nên như: Tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn học
đường, tai nạn do tập thể dục thể thao, ...
- Xương thường bị gãy vỡ thành nhiều mảnh, có thể bị mất từng đoạn
xương, các đoạn xương bị di lệch.

17


- Gãy xương càng phức tạp thì tổn thương phần mềm càng rộng lớn.
- Đầu xương sắc nhọn tại ổ gãy làm cho mạch máu, thần kinh dễ bị tổn thương.
- Nếu không được sơ cứu, cấp cứu kịp thời có thể đưa đến những tai biến
và biến chứng như:
+ Sốc do mất máu và đau đớn, nhất là do gãy các xương lớn.
+ Gây thêm tổn thương mới do các đầu xương gãy gây nên.
+ Nhiễm khuẩn vết thương.
Cố định tạm thời gãy xương là một trong những kỹ thuật cơ bản và quan
trọng để hạn chế những tai biến và biến chứng trên.
* Gãy xương cẳng tay:
Việc đầu tiên cần làm đó là đưa học sinh ra khỏi khu vực nguy hiểm, sau
đó trấn an học sinh bằng cách động, viên ủi, tránh để học sinh rơi vào tình trạng
hoảng loạn. Như vậy gây khó khăn cho công tác cứu chữa cho bệnh nhân.
Chuẩn bị nạn nhân: - Để học sinh nằm hay ngồi theo tư thế thuận lợi.

- Giải thích học sinh về kỹ thuật sẽ tiến hành.
- Bộc lộ tay bị gãy.
Chuẩn bị dụng cụ:
- Hai nẹp gỗ: Nẹp ngoài dài từ quá khuỷu tay đến đẩu ngón tay, nẹp trong
từ nếp gấp khuỷu tay đến lòng bàn tay, dày 0,5 - 1cm.
- Bông, gạc tốt nhất là bông mỡ.
- Băng cuộn hoặc một băng tam giác.
Người phụ đứng phía trước nạn nhân đỡ trên và dưới ổ gãy: Một tay đỡ
khuỷu, một tay nắm lấy bàn tay của học sinh kéo nhẹ theo trục của chi.
Người chính đặt nẹp:
- Nẹp thứ nhất ở mặt trước cẳng tay từ khuỷu đến khớp ngón bàn.
- Nẹp thứ hai đặt ở mặt sau căng tay, đối xứng với nẹp thứ nhất.
Độn bông: Độn bông vào các đầu nẹp và vùng tỳ đè.
Cố định nẹp: Dùng băng cuộn cố định hai nẹp vối nhau theo thứ tự: trên
chỗ gãy, dưới chỗ gãy, bàn tay, khuỷu (nếu cần).

18


Đỡ tay nạn nhân: Để cẳng tay học sinh gấp 90° so với cánh tay, dùng
băng cuộn đỡ cẳng tay học sinh vòng qua cổ nạn nhân.
Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất: Trong khi chuyển nạn nhân cần
thường xuyên kiểm tra nhiệt độ bàn tay, màu sắc ngón tay.
* Gãy xương cẳng chân:
Việc đầu tiên cũng cần làm đó là đưa học sinh ra khỏi khu vực nguy hiểm
và trấn an cho học sinh.
Chuẩn bị: - Hai nẹp kích thước 80 - 130cm, rộng 8 - 10cm, dày 1cm.
- Bông, gạc tốt nhất là bông mỡ, gạc sạch.
- Băng cuộn.
Chuẩn bị nạn nhân: - Để nạn nhân nằm.

- Giải thích nạn nhân về kỹ thuật sẽ tiến hành. Bộc lộ chân bị gãy
- Quan sát và đánh giá tình trạng chi tổn thương

.

Người phụ thứ nhất: Ngồi bên nạn nhân (phía bên lành), luồn hai tay nâng
đỡ chi nạn nhân (phía trên và dưới chỗ gãy).
Người phụ thứ hai: Ngồi ở phía bàn chân của nạn nhân. Một tay đỡ gót
chân gãy của nạn nhân và kéo nhẹ nhàng theo trục của chi, tay kia nắm bàn chân
nạn nhân hơi đẩy về phía đùi để bàn chân vuông góc với cẳng chân, mắt luôn
theo dõi sắc mặt nạn nhân.
Người chính: - Đặt hai nẹp ở mặt trong và mặt ngoài chi gãy.
- Nẹp ngoài từ mào chậu đến quá gót.
- Nẹp trong từ bẹn đến quá gót.
Độn bông: Độn bông vào hai đầu nẹp và các đầu xương cả phía trong và
ngoài của chi.
Cố định: Cố định hai nẹp với nhau ở các vị trí và đảm bảo đủ chắc theo
thứ tự: - Trên ổ gãy.
- Dưới ổ gãy.
- Trên khớp gối khoảng 3-5cm.
- Băng số 8 sát cổ chân.

19


Cố định hai chi với nhau bằng một dải ở cổ chân, một dải ở chính khớp gối.
Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất: Trong khi chuyển nạn nhân cần
thường xuyên kiểm tra nhiệt độ bàn chân, màu sắc ngón chân.
* Quy trình sơ cấp cứu ngừng tuần hoàn:
Ngừng tuần hoàn là tim ngừng hoạt động hoặc hoạt động không có hiệu quả.

Ngừng tim ngừng thở có thể gặp do tai nạn, do bệnh lý và ở bất cứ nơi nào trên
đường phố, trong nhà trường,... Cần cấp cứu sớm, tại chỗ vì sau khoảng 4 phút
ngừng tuần hoàn não sẽ xuất hiện những tổn thương không hồi phục, các biện
pháp cấp cứu thường không mang lại kết quả.
* Các dấu hiệu nhận biết: - Toàn thân nạn nhân nằm bất động, lay hỏi
không đáp ứng, tím tái.
- Ngừng thở: không nghe tiếng thở, lồng ngực không di động, dùng miếng
bông hoặc tờ giấy mỏng đặt lên mũi không thấy di động.
- Ngừng tim: không nghe được tiếng tim, sờ động mạch cảnh, động mạch
bẹn, động mạch cánh tay không đập.
* Quy trình ép tim và thổi ngạt:
Bước 1: Đặt nạn nhân nằm ngửa lên ván cứng hoặc mặt phẳng cứng. Kê
gối dưới vai sao cho cổ ngửa tối đa. Chân cao hơn đầu.
Bước 2: Mở miệng nạn nhân, dùng gạc móc hết đờm dãi, dị vật, lấy răng
giả nếu có, chèn gạc vào góc giữa 2 cung răng.
Bước 3: Dùng nắm tay đấm mạnh lên 1/3 dưới xương ức của nạn nhân 5
lần liên tiếp để làm thức tỉnh tim (đối với người lớn).
Bước 4: Bắt động mạch cảnh, mạch bẹn.
Bước 5: Người sơ cứu quỳ ngang với tim nạn nhân. Đặt bàn tay trái lên
1/3 dưới xương ức nạn nhân. Bàn tay còn lại úp lên mu bàn tay trái. Hai tay duỗi
thẳng, dùng sức nặng toàn thân ép xuống lồng ngực nạn nhân liên tục, đều đặn
(đối với người lớn), lồng ngực phải lún xuống 4-5cm (đối với người lớn). Trẻ
em dùng gót bàn tay của một tay ép lên vị trí ép tim phải lún xuống 2-3cm.

20


Bước 6: Người sơ cứu quỳ ngang đầu nạn nhân, một tay đặt dưới cằm đẩy
ra trước và lên trên, một tay đặt lên trán và giữ cho đầu ngửa tối đa đồng thời
dùng ngón trỏ và ngón cái bịt mũi trong thì thổi vào. Ngửa cổ hít một hơi thật

sâu. Áp miệng vào miệng nạn nhân thổi mạnh và sâu (lưu ý: với trẻ nhỏ cần thổi
một lượng hơi vừa phải tránh gây dãn khoang phổi.
Bước 7: Duy trì ép tim và thổi ngạt liên tục cho đến khi tim đập trở lại,
nạn nhân tự thở được. Tần số ép tim là 100 lần/ phút (nếu có 1 người cấp cứu:
Cứ 2 lần thổi ngạt, 15 lần ép tim. Nếu có 2 người cấp cứu: Cứ 1 lần thổi ngạt, 5
lần ép tim).
Bước 8: Lau khô, ủ ấm khẩn trương chuyển đến cơ sở y tế
gần nhất. Trên đường đi chú ý theo dõi hô hấp, tuần hoàn.
* Quy trình sơ cứu đuối nước:
Khu vực quanh trường Tiểu học số 2 xã Mường Than rất nhiều ao, hồ,
suối nước, ... chính vì vậy tai nạn đuối nước thường xuyên diễn ra, làm thế nào
để sơ cứu nhanh, đúng cách để cứu sống nạn nhân vì thế tác giả đưa phương
pháp sơ cứu đuối nước làm phác đồ trọng tâm, cần được nhân rộng và phố biến
cho nhiều người biết vì sức khỏe cộng đồng.
Bước 1: Nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi mặt nước bằng mọi cách. Sau đó,
người cấp cứu dùng tay quàng qua nách để dìu trẻ lên bờ rồi gọi thêm người
giúp đỡ.
Bước 2: Cho trẻ nằm ở nơi thoáng khí và giữ ấm cho nạn nhân. Nếu trẻ có
dấu hiệu ngưng thở thì nhanh chóng thực hiện hà hơi thổi ngạt.
Cách thực hiên như sau: Đặt nạn nhân nằm ưỡn cổ và nghiêng mình sang
bên trái, dùng gạc hay khăn vải lau sạch đờm dãi, chất thải hoặc dị vật ở miệng
và mũi nạn nhân. Tiếp đến người cấp cứu dùng ngón cái và ngón trỏ bịt mũi nạn
nhân, sau đó hít thở thật sâu rồi thổi hơi trực tiếp qua miệng nạn nhân. Sau 5 lần
hô hấp nhân tạo khi bắt mạch mà tim vẫn ngừng đập thì bước tiếp theo là phải
ép tim ngoài lồng ngực.

21


Bước 3: Sau khi hô hấp nhân tạo mà mạch vẫn ngừng đập, người cấp cứu

cần tiến hành ép tim ngoài lồng ngực.
Cách tiến hành như sau: Vị trí ép tim nằm ở 1/2 dưới xương ức.
- Đối với trẻ nhỏ chỉ dùng gót bàn tay của một cánh tay để ép lên vị trí
tim. Còn với những trẻ lớn dùng cả hai tay để ép lồng ngực như sau: hai tay
chồng lên nhau sau đó tiến hành ép tim ngoài lồng ngực với tần suất 100
lần/phút. Có thể ước lượng bằng cách 1 lần đếm là một lần ép tim.
- Trong trường hợp chỉ có một người cấp cứu thì cứ 30 lần ép tim thì thực hiện
2 lần hà hơi thổi ngạt. Còn nếu có 2 người cùng cấp cứu thì 15 lần ép tim, 2 lần thổi
ngạt. Kiên trì thực hiện cho đến khi mạch đập và nạn nhân có thể thở trở lại.
Bước 4: Sau khi nạn nhân tỉnh lại sẽ nôn ra nhiều nước nên cần đặt nạn
nhân ở tư thế nằm nghiêng, kê cao gối hai bên vai, nới rộng quần áo để phòng
tránh trẻ bị ngạt thở trở lại.
Bước 5: Kiểm tra xem nạn nhân có bị gãy cột sống hoặc các chấn thương
về xương khớp nào hay không. Nếu có, nhanh chóng cố định cổ bằng nẹp.
Bước 6: Lau khô người, thay quần áo và ủ ấm bé sau đó nhanh chóng đưa
trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ xử lý các bước tiếp theo. Trên đường đi
cần chú ý theo dõi hô hấp, tuần hoàn của trẻ.
4. Hiệu quả sáng kiến đem lại:
a. Hiệu quả về kinh tế:
- Sơ cấp cứu ban đầu với người bị nạn, bị thương tích, bị bệnh cấp tính
mục đích là để cứu sống nạn nhân, hoặc làm hạn chế những nguy hiểm đe dọa
người bệnh, hoặc ngăn không cho tình trạng xấu đi, thúc đẩy quá trình hồi phục.
Sơ cấp cứu đúng cách quyết định đến 80% khả năng cứu chữa nạn nhân.
- Cấp cứu ban đầu có vai trò rất quan trọng, quyết định sự sống chết người
bị nạn, phục hồi chức năng hay tàn tật vĩnh viễn gây tốn kém tiền của của người
nhà nạn nhân. Thời gian là tối quan trọng trong xử trí cấp cứu. Sơ cứu, cấp cứu
nạn nhân đúng cách, kịp thời góp phần không nhỏ vào việc giảm thương tật do

22



chấn thương, đồng thời hạn chế thấp nhất hậu quả, di chứng lâu dài, giảm chi phí
và gánh nặng cho gia đình và xã hội, đặc biệt là giảm các trường hợp tử vong.
- Các đồ dùng sơ cấp cứu ban đầu ví dụ: (nẹp cố định tay, nẹp cố định
chân) rất dễ làm với vật dụng quanh ta như cây tre hoặc gỗ có thể tự làm được mà
không cần tốn chi phí mua chúng.
B. Hiệu quả kỹ thuật:
- Qua nghiên cứu chuyên đề và tổ chức thực hiện tại đơn vị đã đem lại
những kết quả rất tích cực từ học sinh cũng như các hoạt động chung của nhà
trường, nó là chuyên đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh giúp cho các em có
khả năng ứng biến nhanh nhẹn hơn; làm cho buổi hoạt động ngoại khóa được
phong phú hơn.
- Giúp cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh không có thời gian,
điều kiện tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng sẽ được tiếp cận gần hơn những
phương pháp, kỹ thuật sơ cứu đúng, nhanh, kịp thời đối với từng trường hợp tai
nạn thương tích khác nhau trong thời gian đợi nhân viên y tế.
C. Hiệu quả về mặt xã hội:
- Giúp cho các em thấy được tầm quan trọng sơ cứu ban đầu đối với đời
sống hàng ngày. Sơ cứu đúng cách sẽ góp phần giảm tỷ lệ tử vong do tai nạn,
ngộ độc, các bệnh nặng đột ngột... Đồng thời giảm bớt về chi phí y tế.
- Khơi dậy cho các em sự ham học hỏi, niềm đam mê về nghành Y. Tinh
thần tương thân, tương ái thông qua việc nhiệt tình giúp đỡ người bị nạn đúng
nghĩa với câu ca dao: “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng
chung một giàn”.
- Mỗi một cán bộ, giáo viên và nhân viên khi được tiếp thu các phương
pháp, kỹ thuật sơ cấp ban đầu phải là một tuyên truyền viên hữu ích. Truyền đạt lại
nội dung phương pháp, kỹ thuật sơ cấp cứu tới mọi người xung quanh.
Đến thời điểm tháng 3 năm học 2017-2018. Qua khảo sát đã thu được kết
quả như sau:
* Về phía giáo viên:


23


Giáo viên, nhân

Giáo viên,

viên tham gia

nhân viên

khảo sát

Số giáo viên, Số giáo viên,
nhân viên

thích tham gia không thích
tham gia

38/38 = 100%

38/38 =100%

0/38 = 0%

Số giáo viên,

nhân viên


nhân viên làm

biết về sơ

đúng các bước

cứu tai nạn

về sơ cứu tai

38/38 =

nạn
30/38 = 78,9%

100%
* Về phía học sinh: Thực hiện khảo sát khối 3,4,5
Học sinh tham
gia khảo sát

Số học sinh

Số học

Số học sinh

thích tham gia sinh không biết về sơ cứu
thích tham

221/404=54,7% 212/221

=100%

gia
0/221 =

tai nạn

Số học sinh tự
tin khi tham
gia khảo sát

110/221=50% 190/221=86%

0%

Qua kết quả khảo sát trên đã thấy được sự chuyển biến rất tích cực từ phía
cán bộ, giáo viên, nhân viên có thể tự sơ cứu kịp thời cho học sinh và những
người xung quanh mà không cần đợi cán bộ y tế đến. Các em nhiệt tình, hào
hứng khi được tiếp cận các kỹ năng sơ cấp cứu trong các buổi tập huấn. Học
sinh cũng đã biết tự sơ cứu cho bản thân khi bị tai nạn nhẹ. Vì vậy chuyên đề
này có thể áp dụng một cách hiệu quả trong nhà trường và cũng có thể áp dụng
tới các đơn vị khác trong huyện Than Uyên.
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trường Tiểu học số 2 xã Mường
Than và các trường Tiểu học trong toàn huyện.
6. Thông tin cần được bảo mật: Không có.
7. Kiến nghị, đề xuất:
a. Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp:

24



- Mỗi thầy cô giáo phải là một tuyên truyền viên thường xuyên tuyên
truyền phòng tránh tai nạn thương tích trẻ em cho toàn thể học sinh và cán bộ,
giáo viên, nhân viên trong trường.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm của giáo viên, nhân viên trong công tác
phòng tránh tai nạn thương tích cho học sinh trong trường học.
b. Đối với học sinh:
Tích cực tham gia các buổi tuyên truyền, các buổi hướng dẫn các kỹ năng
sơ cấp cứu do nhà trường tổ chức.
8. Tài liệu kèm: Một số hình ảnh hoạt động y tế của trường TH số 2 xã
Mường Than.
Trên đây là nội dung, hiệu quả của tôi thực hiện không sao chép hoặc vi
phạm bản quyền.
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

DỤNG SÁNG KIẾN

Vũ Văn Hiếu

25


×