Một số biện pháp gây hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh lớp 3,
4, 5 trong dạy - học thực hành Tin học ở trường tiểu học.
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Nhân loại đang đứng trước sự bùng nổ về Công nghệ thông tin, sự phát triển
như vũ bão của khoa học công nghệ đã tác động sâu sắc đến công cuộc phát
triển kinh tế - xã hội của nhân loại,Việt Nam nói chung và ngành giáo dục nói
riêng cũng không nằm ngoài quỹ đạo ấy. Đứng trước thời cơ và vận hội mới
Đảng và Nhà nước đã xác định rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của Tin học cũng như
yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đầu tư đẩy mạnh về mọi mặt,
đặc biệt là nguồn nhân lực tức là phải đào tạo ra một thế hệ trẻ năng động sáng
tạo, nắm vững tri thức khoa học công nghệ để làm chủ mọi hoàn cảnh và mọi
hoạt động xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước. Phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước
công nghiệp.
Chính vì những yêu cầu trên, Bộ giáo dục và đào tạo đã đưa môn Tin học vào
giảng dạy ở các trường học với vai trò môn học tự chọn.
Ở các trường tiểu học, môn Tin học có nhiệm vụ trang bị cho học sinh những
hiểu biết cơ bản về công nghệ thông tin và vai trò của nó trong xã hội hiện đại.
Môn học này bước đầu giúp các em làm quen máy tính và cách làm việc của
người hiện đại, với phương pháp giải quyết vấn đề theo quy trình công nghệ
mang tính thuật toán và kỹ năng sử dụng máy tính phục vụ học tập cuộc sống
hàng ngày.
Từ năm học 2006 – 2007 môn Tin học ở cấp Tiểu học là môn học tự chọn cho
những trường có điều kiện về cơ sở vật chất với thời lượng 2 tiết/tuần ở các khối
3, khối 4, khối 5. Là môn học mới được đưa vào trường Tiểu học và có những
đặc thù riêng liên quan chặt chẽ đến máy tính, cách suy nghĩ, làm việc cùng máy
tính và giải quyết vấn đề theo quy trình công nghệ, coi trọng sự cộng tác và làm
việc theo nhóm. Đặc trưng của môn Tin học là kiến thức đi đôi với thực hành,
đặc biệt là với chương trình ở Tiểu học phần thực hành còn chiếm thời lượng
nhiều hơn.
Qua thời gian trực tiếp giảng dạy môn Tin học nói chung và Tin học lớp 3 nói
riêng tôi nhận thấy rằng nhiều học sinh còn bỡ ngỡ khi tiếp xúc với máy tính.
Với đặc điểm của học sinh Tiểu học là ham học hỏi, tò mò, nhanh nhớ nhanh
quên đặc biệt là thích được nhìn những hình ảnh, trò chơi chứ chưa thực sự hiểu
được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin học học tập cũng
như trong cuộc sống sau này. Do vậy các tiết học thực hành ít khi đạt yêu cầu về
chất lượng.
Từ những băn khoăn, trăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng trong mỗi
giờ dạy - học thực hành nên trong quá trình giảng dạy tôi luôn chú trọng đến
việc hướng dẫn, chia nhóm và có những bài tập thực hành sao cho các đối tượng
học sinh đều có thời gian tiếp xúc, sử dụng máy tính nhiều giúp cho các em có
thể tự khám phá, tự học hỏi và so sánh và đặc biệt các em có thể học hỏi lẫn
nhau, biết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, lấy học sinh là trung tâm. Với mong muốn
mang lại cho học sinh những tiết học thực hành bổ ích và lý thú.
1/31
Một số biện pháp gây hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh lớp 3,
4, 5 trong dạy - học thực hành Tin học ở trường tiểu học.
Năm học 2015- 2016 từ thực tế giảng dạy cộng với sự đánh giá về sáng kiến
mình từ các cấp quản lý trên mình, tôi đã mạnh dạn áp dụng đề tài này cho tất cả
các khối lớp đang học môn Tin học. Ngoài ra tôi còn tổ chức thêm nhiều hoạt
động thi đua giữa các em học sinh, tạo nhóm học tập, “ Đôi bạn mê Tin học”, ...
và nhận thấy sự tiến bộ, yêu thích, say mê học môn Tin học của các em rất rõ.
Khi các em nhận được những “ sản phẩm Tin học” như các bài vẽ, các bài văn
bản đẹp hay các em được cô chiếu cho các bạn lớp mình xem và có thể cho các
lớp khác xem, đôi khi cô còn gửi Mail bài thực hành của các em về cho bố mẹ,
khi nhận được những thành quả làm việc của chính mình, chính con em mình
các em học sinh cũng như các bậc phụ huynh cảm thấy rất vui và có cái nhìn về
môn học Tin học một cách tích cực hơn. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài:"Một
số biện pháp gây hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ
học thực hành Tin học ở trường tiểu học.”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn.
- Đề ra biện pháp gây hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh
trong việc học môn tin học.
III. ĐỐI TƯỢNG – PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Môn tin học .
- Học sinh Khối 3, 4, 5.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phỏng vấn học sinh .
- Đưa ra một số bài tập cho học sinh thực hành, bám sát nội dung và
chuẩn kiến thức.
- Kiểm tra việc học tập của học sinh.
- Thăm lớp, dự giờ.
- Kiểm tra, đánh giá chất lượng sau giờ học.
2/31
Một số biện pháp gây hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh lớp 3,
4, 5 trong dạy - học thực hành Tin học ở trường tiểu học.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Công nghệ thông tin là một trong những phương tiện quan trọng nhất và tiền
đề cho sự phát triển, nó tác động mạnh mẽ đến đời sống, kinh tế văn hoá, xã hội,
giáo dục của thế giới hiện đại, trong đó có Việt Nam.
Đảmg và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách đầu tư và phát triển
về ứng dụng công nghệ thông tin như:
- Nghị quyết số 26/NQ-CP của Chính phủ : Ban hành Chương trình hành động
của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm
2014 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát
triển bền vững và hội nhập quốc tế đã chỉ rõ:
“Đổi mới, nâng cao nhận thức và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
ứng dụng, phát triển CNTT; Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật
về ứng dụng, phát triển CNTT; Xây dựng hệ thống hạ tầng thông tin quốc gia
đồng bộ, hiện đại; Ứng dụng CNTT rộng rãi, thiết thực, có hiệu quả cao; Phát
triển công nghiệp CNTT, kinh tế tri thức; Phát triển nguồn nhân lực CNTT đạt
chuẩn quốc tế, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, tiếp thu, làm chủ và sáng tạo
công nghệ mới; Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quốc phòng, an ninh; bảo đảm
an toàn, an ninh thông tin, nâng cao năng lực quản lý các mạng viễn thông,
truyền hình, internet; Tăng cường hợp tác quốc tế.”.
- Chỉ thị số 29/2001/CT- BGD&ĐT của Bộ GD&ĐT về tăng cường giảng
dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục đã chỉ rõ:
Nâng cao nhận thức về vai trò của công nghệ thông tin: Ứng dụng công nghệ
thông tin trong giáo dục và đào tạo sẽ tạo một bước chuyển biến cơ bản trong
quá trình đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, học tập và
quản lý giáo dục.
Phấn đấu thực hiện các mục tiêu cụ thể của ngành là: Tổ chức tốt việc dạy và
học Tin học ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học, nhằm phổ cập Tin học
trong nhà trường.
- Chỉ thị số 21/2007/CT-UBND ngày 5/9/2007của UBND Thành Phố Hà Nội
về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
- Đề án đưa Tin học vào nhà trường của Sở GD&ĐT Thành phố Hà Nội.
Đặc trưng của môn Tin học là môn khoa học gắn liền với công nghệ, do vậy
một mặt trang bị cho học sinh vốn kiến thức khoa học về Tin học, phát triển tư
duy thuật toán, rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề, mặt khác phải chú trọng đến
rèn luyện kỹ năng thực hành, nắm bắt và tiếp cận những công nghệ mới của Tin
học phục vụ học tập và cuộc sống. Nội dung chương trình của môn Tin học tự
chọn ở các trường phổ thông đã đáp ứng được những yêu cầu trên.
3/31
Một số biện pháp gây hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh lớp 3,
4, 5 trong dạy - học thực hành Tin học ở trường tiểu học.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
1. Thuận lợi:
a, Nhà trường:
Năm học 2006 - 2007 Bộ GD&ĐT có công văn hướng dẫn về việc dạy môn
Tin học tự chọn ở tiểu học bắt đầu từ lớp 3. Được Ban giám hiệu nhà trường tạo
mọi điều kiện thuận lợi cả về cơ sở vật chất trang thiết bị, kế hoạch và con người
phục vụ công tác đưa Tin học vào nhà trường từ năm học 2009 - 2010, đáp ứng
nhu cầu học tập của học sinh và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.Trường
tôi nằm trên địa bàn quận, được cấp Đảng ủy, chính quyền quan tâm tạo điều
kiện phát triển giáo dục.
- Được sự quan tâm của Chi Bộ, BGH nhà trường và tổ chuyên môn trong
công cuộc đổi mới phương pháp dạy - học.
b, Giáo viên:
- Giáo viên giảng dạy được đào tạo theo đúng chuyên ngành, nhiệt tình, tinh
thần trách nhiệm cao và được bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên.
c, Học sinh:
- Thực tế qua những năm trực tiếp giảng dạy bộ môn cũng như qua trao đổi
với đồng nghiệp tôi nhận thấy hầu như các em học sinh đều rất hứng thú với
môn học.
2. Khó khăn:
a, Nhà trường:
- Địa bàn rộng, dân cư đông, biến động lớn, số lượng người dân từ nơi khác
đến tạm trú tại phường đông. Nhận thức của một bộ phận nhân dân về tầm quan
trọng của việc đưa tin học vào trường Tiểu học còn hạn chế, nên việc dạy học
môn Tin học còn gặp nhiều khó khăn.
- Trường tôi nằm trên địa bàn có kinh tế - xã hội còn khó khăn.
Thực hiện đề án đưa Tin học vào nhà trường của Sở GD&ĐT Hà Nội với sự
nỗ lực của ban giám hiệu cùng với sự quan tâm của các ban ngành, đoàn thể.
Hiện nay trường tôi đã có phòng máy vi tính với tổng số 40 máy phục vụ công
tác dạy – học của giáo viên và học sinh, trong số 40 máy nhiều máy đã cũ
thường xuyên hỏng, nhưng do điều kiện kinh phí còn khó khăn nên việc bảo
dưỡng thường xuyên, mua sắm trang thiết bị dạy học, mua bổ xung thêm máy
tính mới còn chưa được thường xuyên nên chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu
học tập cho các em học sinh hiện nay.
Tin học là môn học mới được đưa vào giảng dạy nên chưa có đồ dùng dạy
học phục vụ công tác dạy - học.
b, Giáo viên:
- Tuy giáo viên đã được đào tạo cơ bản về kiến thức Tin học, nhưng khi thực
hành, máy móc gặp sự cố, trục trặc, giáo viên không xử lý kịp thời dẫn đến học
sinh thiếu máy, không thực hành được.
- Tài liệu tham khảo dành riêng cho bộ môn Tin học còn quá ít. Nhất là những
tài liệu nói về phương pháp dạy học đặc trưng của môn Tin học.
- Phần mềm Encore ( Em học nhạc) đã được cài đặt nhưng việc sử dụng còn
gặp nhiều khó khăn do:
4/31
Một số biện pháp gây hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh lớp 3,
4, 5 trong dạy - học thực hành Tin học ở trường tiểu học.
+ GV chưa sử dụng thành thạo phần mềm nhạc.
+ Kiến thức về âm nhạc còn hạn chế.
- Hiện nay, môn Tin học mới chỉ môn học tự chọn trong chương trình bậc Tiểu
học, nên mới có 01 chỉ tiêu biên chế. Chế độ cho giáo viên chưa được tốt ( Chưa
có hỗ trợ làm việc độc hại trong phòng máy).
c, Học sinh:
- Học sinh trên địa bàn chủ yếu là con em các gia đình làm nghề tự do, sự
quan tâm của phụ huynh đến việc học tập của con em chưa cao, nhất là đối với
môn Tin học phụ huynh còn xem đó là “môn học phụ”, chính vì thế mặc dù nhà
các em có máy tính nhưng cũng chưa được các bậc phụ huynh quan tâm cho các
em thực hành thêm ở nhà vì thế việc thao tác với máy tính của các em còn hạn
chế, nhiều em chỉ được tiếp xúc và làm quen với máy tính trong giờ thực hành ở
trường nên dẫn đến việc sử dụng máy tính của học sinh còn lúng túng, chất
lượng giờ thực hành chưa cao. Một số học sinh chưa coi trọng môn học, xem
đây là một môn học phụ nên chưa có sự đầu tư thời gian cho việc học. Vì vậy
chất lượng bộ môn qua các năm học chưa cao, đặc biệt là kỹ năng thực hành trên
máy của học sinh còn yếu, thậm chí một số học sinh còn rất ngại khi sử dụng
máy tính để rèn luyện kỹ năng, bởi đây là môn học mới.
Kết quả khảo sát học sinh có máy tính ở nhà
đầu năm học 2015 – 2016
TT
Khối
1
2
3
3
4
5
Tổng
Tổng
số HS
302
241
217
760
Có máy
SL
208
163
196
567
%
68.9
67.6
90.3
74.6
Không có máy
SL
%
94
31.1
78
32.4
21
9.7
193
25.4
Kết quả khảo sát việc sử dụng máy tính của học sinh ở nhà
đầu năm học 2015 – 2016
Học tập
Giải trí
HS có
máy
SL
%
SL
%
1
3
208
52
25
63
30.3
2
4
163
45
27.6
55
33.7
3
5
196
66
33.7
70
35.7
Tổng
567
163
28.7
188
33.2
III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Khảo sát chất lượng học tập bộ môn.
Qua khảo sát chất lượng đầu năm học, tôi thấy giờ thực hành học sinh lớp 3
rất ngại e dè thực hành trên máy, chưa biết sử dụng máy như thế nào ( mở máy
và tắt máy, chỉ một số em là biết sử dụng máy tính cơ bản, số còn lại chỉ quan
TT
Khối
5/31
Một số biện pháp gây hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh lớp 3,
4, 5 trong dạy - học thực hành Tin học ở trường tiểu học.
sát, khi giáo viên hướng dẫn cách sử dụng thì tỏ ra sợ sệt lóng ngóng. Vì thế, kết
quả khảo sát đầu năm học thấp.
Kết quả khảo sát đầu năm học 2015-2016 (phần thực hành)
Biết thao tác
Không biết thao tác
TT Lớp Sĩ số
SL
%
SL
%
1
3A
43
14
32.6
29
67.4
2
3B
40
17
42.5
23
57.5
3
3C
62
36
58.1
26
41.9
4
3D
54
22
40.7
32
59.3
5
3E
55
25
45.5
30
54.5
6
3G
48
20
41.7
28
58.3
Tổng
302
134
44.4
168
55.6
Đối với học sinh lớp 4 và lớp 5 các em thao tác với máy còn lúng túng, gõ
bàn phím còn chậm và còn e dè khi thực hành trên máy hoặc chưa biết xử lý
những lỗi nhỏ của máy như thế nào, kết quả khảo sát đầu năm học như sau:
Kết quả khảo sát đầu năm học 2015-2016 (phần thực hành)
TT
1
2
Khối
4
5
Tổng
Sĩ số
241
217
458
Biết thao tác nhanh
Thao tác chậm
Số HS
166
170
336
SL
75
47
122
%
68.9
78.3
79.9
%
31.1
21.7
20.1
2. Thiết kế bài thực hành.
a, Phải phù hợp với nhiều đối tượng học sinh.
Công việc thiết kế chu đáo trước một bài dạy phù hợp với nhiều đối tượng
học sinh là khâu quan trọng không thể thiếu của mỗi tiết dạy mà bất kì một giáo
viên nào cũng phải biết: “ Thiết kế trước bài dạy giúp giáo viên chuẩn bị chu
đáo hơn về kiến thức, kỹ năng, phương pháp, tiến trình và tâm thế để đi vào một
tiết dạy”.
Để thiết kế một bài dạy phù hợp cho nhiều đối tượng học sinh thì tối thiểu
phải làm được những việc sau:
- Xác định được mục tiêu trọng tâm của bài học về kiến thức, kĩ năng thái độ
tình cảm. Tìm ra những kỹ năng cơ bản dành cho học sinh yếu kém và kiến thức,
kỹ năng nâng cao cho học sinh khá giỏi.
- Tham khảo thêm tài liệu để mở rộng và đi sâu hơn vào bản chất đơn vị kiến
thức, giúp giáo viên nắm bắt một cách tổng thể, để giải thích cho học sinh khi
cần thiết.
6/31
Một số biện pháp gây hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh lớp 3,
4, 5 trong dạy - học thực hành Tin học ở trường tiểu học.
- Bám sát nội dung sách giáo khoa để xây dựng và thiết kế các hoạt động học
tập phù hợp với tình hình thực tế của đối tượng và trình độ học sinh.
b, Bám sát chuẩn kiến thức, nội dung thực hành nhưng có thể thay đổi nội
dung thực hành
Trong quá trình giảng dạy và khảo sát tâm lý làm bài của học sinh tôi thấy
rằng đại đa số học sinh sẽ có thể bị nhàm chán khi phải làm bài theo một khuôn
mẫu.
Vì vậy, khi làm bài với những bài thực hành giáo viên có thể cho các em thực
hành theo sách giáo khoa hoặc có những bài thực hành hay để cho các em có
nhiều cơ hội thực hành và tạo hứng thú cho các em học sinh. Ví dụ: Để thực
hành gõ chữ giáo viên có thể sưu tầm những câu thơ tục ngữ hay những lời hay
ý đẹp hoặc đơn giản hơn thầy cô có thể cho các em gõ được tên của mình, các
thành viên trong gia đình mình..., trên cơ sở bám sát chuẩn kiến thức và nội
dung thực hành trong SGK.
c, Chuẩn bị CSVC và đồ dùng dạy học..
- Chuẩn bị tốt phòng thực hành, các thiết bị dạy học.
- Cuối cùng làm hoàn chỉnh tiến trình của một giờ dạy học với đầy đủ các
hoạt động cụ thể.
Như vậy, nếu thực hiện tốt những việc này xem như giáo viên đã chuẩn bị tốt
tâm thế để bước vào giờ dạy và đã thành công bước đầu.
3. Điều hành tổ chức hoạt động của học sinh trong lớp.
Việc thiết kế tốt một bài dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh xem như
đã thành công một nửa nhưng đó chỉ coi như bước mở đầu cho một tiết dạy còn
quyết định đến việc thành công của tiết dạy chính là ở khâu tổ chức điều khiển
các đối tượng học sinh trong lớp.
Trong điều kiện CSVC nhà trường, với một giờ thực hành, việc quan trọng
đầu tiên là chia nhóm thực hành. Với việc cho học sinh thực hành theo nhóm,
học sinh có thể trao đổi hỗ trỡ lẫn nhau, bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn
nhau chứ không chỉ là sự tiếp cận thụ động từ giáo viên. Với số lượng học sinh
của lớp, số lượng máy hiện có, giáo viên phải có phương án chia nhóm một cách
phù hợp.
Tuy nhiên để việc thực hành theo nhóm có hiệu quả đòi hỏi giáo viên phải lựa
chọn nội dung đưa vào bài thực hành phù hợp với từng lớp và với nhiều đối
tượng học sinh.
Cách chia nhóm: Mỗi lớp chia thành hai ca ( mỗi ca từ 27 - 29 học sinh) và
chia nhóm học tập (2-4) học sinh/nhóm. Các nhóm có thể tự cử nhóm trưởng
của nhóm mình hoặc giáo viên chỉ định ( thường là những học sinh nhanh nhẹn
có ý thức học tập).
Các bước tiến hành:
- Giáo viên nêu vấn đề, yêu cầu và nội dung thực hành.
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh các kĩ năng thao tác trong bài thực
hành, thao tác mẫu trên máy chiếu Projecto và máy chiếu vật thể để học sinh có
thể quan sát tay của giáo viên( ví dụ cách cầm chuột, cách đặt tay trên bàn phím
và cách gõ các phím như thế nào một cách trực quan).
7/31
Một số biện pháp gây hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh lớp 3,
4, 5 trong dạy - học thực hành Tin học ở trường tiểu học.
- Tổ chức hướng dẫn các nhóm thực hành, gợi mở, khuyến khích học sinh
tích cực hoạt động và giáo viên quan sát học sinh nào đã làm tốt có thể đi hướng
dẫn các em trong nhóm cùng cô giáo- điều này gây cho các em khá giỏi sự hứng
khởi, tích cực hơn trong giờ học còn các em yếu hơn sẽ phải cố gắng được như
bạn. GV quản lí, giám sát học sinh thực hành theo nhóm:
+ Trong quá trình học sinh thực hành, giáo viên theo dõi quan sát và bổ
trợ khi cần.
+ Chỉ rõ những kĩ năng, thao tác nào được dành cho đối tượng học sinh
yếu trong các nhóm, những kĩ năng, thao tác nào được dành cho đối tượng học
sinh khá giỏi trong nhóm.
+ Phát hiện các nhóm thực hành không có hiệu quả để uốn nắn điều chỉnh.
+ Luôn có ý thức trách nhiệm trợ giúp tránh can thiệp sâu làm hạn chế
khả năng độc lập sáng tạo của học sinh.
+ Trong quá trình tổ chức thực hành, giáo viên có thể đưa ra nhiều cách
để thực hiện thao tác giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng.
+ Xây dựng mối quan hệ thân thiện, hợp tác giữa thầy - trò, trò - trò trong
môi trường học tập an toàn.
+ Chọn ra những học sinh làm tốt chính xác để cùng giáo viên đi chỉnh
sửa cho các em yếu kém.
- Giáo viên có thể kiểm tra hiệu quả làm việc của các nhóm bằng cách chỉ
định 1 học sinh trong nhóm thực hiện lại các thao tác đã thực hành. Nếu học
sinh được chỉ định không hoàn thành nhiệm vụ, trách nhiệm gắn cho các thành
viên trong nhóm, đặc biệt là nhóm trưởng. Làm được như vậy các em sẽ tự giác
và có ý thức hơn trong học tập.
- Nhận xét, đánh giá kết quả học tập:
+ Tổ chức cho các nhóm tự nhận xét kết quả thực hành, nhóm trưởng điều
hành - nhận xét về kĩ năng, thái độ học tập của các bạn trong nhóm.
+ Chọn ngẫu nhiên, chọn bài của nhóm làm bài tốt hoặc chưa tốt lên máy
chiếu Projector để các nhóm nhận xét, rút kinh nghiệm.
+ Gửi những bài vẽ đẹp, bài văn bản chuẩn mẫu, những bài thơ hay do
chính các em học sinh làm về cho phụ huynh qua E-mail hoặc các em có thể
mang USB đến phòng máy để copy bài của mình mang về, đó cũng chính là
động lực giúp các em hăng say học tập môn Tin học hơn.
+ Giáo viên tổng kết, nhận xét, bổ sung kiến thức.
Giáo viên cũng nên có nhận xét về kỹ năng làm bài và thái độ học tập của các
nhóm để kịp thời động viên, khuyến khích các nhóm thực hành tốt và rút kinh
nghiệm đối với các nhóm chưa thực hành tốt.
4 . Ví dụ minh họa về thiết kế và điều hành tổ chức các hoạt động của tiết
thực hành.
BÀI THỰC HÀNH: Tập gõ các phím ở hàng cơ sở
1, Thiết kế bài học:
a, Xác định mục đích và yêu cầu của bài thực hành.
8/31
Một số biện pháp gây hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh lớp 3,
4, 5 trong dạy - học thực hành Tin học ở trường tiểu học.
Tôi dùng phần mềm Typring Master 7 vì so với phần mềm Mario có trong
sách giáo khoa có rất nhiều ưu điểm hơn như:
+ Tương thích với nhiều hệ điều hành, học sinh dễ thoát ra khỏi chương trình.
+Tối ưu hóa các bài tập và đo khoảng thời gian thực hiện Typing Master theo
dõi sự tiến bộ của người dùng các bài tập dựa vào nhu cầu luyện tập của mỗi cá
nhân.
+ Trong quá trình luyện tập, Typing Pro sẽ theo dõi các phím và sự tiến bộ của
người học bằng biểu đồ cột. Nếu có phím nào khó, người học sẽ được khuyên
nên luyện tập với phím đó
+ Thêm vào đó người học có thể xem các phím nếu muốn. Đó là cách bắt đầu từ
từ cho những người mới học.
+ Thêm vào đó , nó giúp nâng cao tốc độ gõ hơn nữa và cũng nhắc nhở người
học nhớ thu giãn cánh tay của mình.
- Học sinh biết và thực hiện được các thao tác đặt tay lên bàn phím như thế nào?
- Học sinh biết được vị trí hàng phím cơ sở trên bàn phím, biết các phím trên
hàng cơ sở gồm có những phím nào.
+ Biết được 8 phím A S D F J K L ; là các phím xuất phát và hai phím có gai F J
là hai phím định vị ( xác định được các phím khác nhờ hai phím có gai này).
+ Biết và thực hiện được cách gõ hàng phím cơ sở.
. * Xác định các kĩ năng, kiến thức các đối tượng học sinh cần đạt:
+ Đối tượng học sinh yếu: Thực hiện được các thao tác đặt tay lên 8 phím
xuất phát và biết sử dụng ngón tay nào thì gõ phím nào.
9/31
Một số biện pháp gây hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh lớp 3,
4, 5 trong dạy - học thực hành Tin học ở trường tiểu học.
Tay trái
Ngón trỏ gõ phím F, G
Ngón giữa gõ phím D
Ngón áp út gõ phím S
Ngón út gõ phím A
Tay phải
Ngón trỏ gõ phím J, H
Ngón giữa gõ phím K
Ngón áp út gõ phím L
Ngón út gõ phím ;
+ Đối tượng học sinh khá - giỏi: Nhớ được các phím trên hàng cơ sở, hai phím
có gai và 8 phím xuất phát là những phím nào. Đặt tay lên bàn phím và gõ hàng
phím cơ sở thành thục, không cần nhìn bàn phím.
b, Công tác chuẩn bị: Chuẩn bị phòng máy, thiết bị dạy học, cài đặt sẵn các phần
mềm gõ 10 ngón Typing Master, phần mềm WORD.
2, Thiết kế và điều hành tổ chức hoạt động học tập của học sinh trên lớp.
* Hoạt động 1: Thực hiện thao tác đặt tay lên 8 phím xuất phát và gõ các phím ở
hàng cơ sở.
- Yêu cầu của bài thực hành 1:
- Đặt tay lên bàn phím: giáo viên đi quan sát đồng thời cho hai học sinh
ngồi gần nhau kiểm tra chéo việc đặt tay của bạn.
- Cô đọc các phím cần gõ để học sinh gõ lên bàn phím.
* Hoạt động 2: Thực hành trên phần mềm Word.
Cho học sinh khởi động phần mềm và gõ các chữ: A S ; D F K J ; A S L
DSLK;KFJJHGJGFH
* Hoạt động 3: Luyện kĩ năng gõ ở hàng cơ sở với phần mềm Typing Master.
Phần mềm Typing Master giúp các em gõ 10 ngón tốt hơn đồng thời cũng tạo
hứng thú cho các em hơn bởi ở phần mềm này các em có thể chơi trò chơi gây
hứng thú hơn cho các em.
10/31
Một số biện pháp gây hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh lớp 3,
4, 5 trong dạy - học thực hành Tin học ở trường tiểu học.
* Mục tiêu: Trên cơ sở phần mềm Typing Master có những hình ảnh sinh động
giúp các em học sinh thích thú nó còn có các bài tập từ dễ đến khó để cho các
đối tượng học sinh từ giỏi tới yếu vẫn có thể thực hiện được .
* Hoạt động theo nhóm, ưu tiên đối tượng học sinh yếu.
* Sau khi đã phân nhóm phù hợp, giáo viên tiến hành các bước.
+ Nêu nội dung và các yêu cầu của hoạt động 1.
Hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm với yêu cầu của bài tập 1 trước khi thực
hiện thao tác đặt tay lên bàn phím với 8 phím xuất phát với câu hỏi sau:
? Đặt tay lên bàn phím như thế nào là đúng.
Giáo viên nhận xét và hướng dẫn thực hiện các thao tác trên máy, đặc biệt là đối
với học sinh yếu.
- Hướng dẫn các nhóm thực hành.
- Đối với tất cả các em học sinh phải thuộc được các phím trên hàng cở sở
hai phím có gai và 8 phím xuất phát từ tiết học lí thuyết, giáo viên kiểm tra và
ôn lại để các em nhớ một cách chuẩn xác. Giáo viên cho các em đặt đi đặt lại
cho đến khi tất cả học sinh đều đặt đúng ( giáo viên và học sinh khá giỏi đi
kiểm tra và hướng dẫn cho các bạn còn chưa biết đặt hoặc đặt chưa đúng tay)
* Hoạt động 2: Thực hành trên phần mềm Word.
+ Công tác chuẩn bị: Cài đặt phần mềm WORD sẵn ngoài màn hình
Desktop, phòng máy sạch sẽ gọn gàng, máy tính của giáo viên kết nối với màn
hình TIVI hoặc máy PROJECTER và đặt chế độ mặc định không chạy phần
mềm Tiếng việt để khi làm bài các em không bị lỗi.
Công tác giảng dạy:
- Giáo viên hướng dẫn các em mở phần mềm Word
- Giáo viên làm mẫu gõ một số chữ cái chiếu lên cho học sinh quan sát,
sau đó mời 2, 3 em học sinh lên làm mẫu.
11/31
Một số biện pháp gây hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh lớp 3,
4, 5 trong dạy - học thực hành Tin học ở trường tiểu học.
- Giao bài tập thực hành gõ các chữ cái A ; j K S L A D S J H G L ; J J F H
K ; L A S H D A L ; J K ; A S K ; H G ; F G F H, yêu cầu các em gõ theo quy
tắc gõ 10 ngón.
- Thực hành nhóm 2: Hai học sinh ngồi cạnh nhau sẽ kiểm tra chéo nhau
xem bạn làm đúng chưa, đồng thời giáo viên đi quan sát chỉnh cho các em yếu
kém cũng có thể làm đúng được.
* Hoạt động 3: Luyện kĩ năng gõ hàng cơ sở với phần mềm Typing Master.
Công tác chuẩn bị: Cài đặt phần mềm Typing Master sẵn ngoài màn hình
Desktop, phòng máy sạch sẽ gọn gàng, máy tính của giáo viên kết nối với màn
hình TIVI hoặc máy PROJECTER và máy chiếu vật thể.
Công tác giảng dạy:
- Giáo viên giới thiệu phần mềm Typing Master và cách mở phần mềm
cũng như cách sử dụng. Cho các em đánh tên của mình vào mục Enter your
name rồi nhấn Enter
- Cho các em vào mục Review The Home Row để chọn gõ các phím ở
hàng cơ sở.
12/31
Một số biện pháp gây hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh lớp 3,
4, 5 trong dạy - học thực hành Tin học ở trường tiểu học.
- Giáo viên làm mẫu và chiếu lên màn hình cho học sinh quan sát thao tác
của cô, sau đó hướng dẫn các em bắt đầu thực hành trên máy của mình.
- Hướng dẫn các em các mục còn lại từ 1.3 đến 1.6 của bài.
- Trong quá trình các em thực hành, giáo viên đi quan sát và nhắc nhở về
tư thế ngồi và gõ đúng bằng 10 ngón tay.
- Đối tượng học sinh yếu: Thực hiện thao tác đặt tay lên bàn phím và gõ
bài đơn giản và chưa yêu cầu gõ tốc độ nhanh nhưng khuyến khích các em gõ
đúng theo quy tắc gõ 10 ngón
- Trong quá trình thực hành cùng Typing Master giáo viên lưu ý
các em học sinh trên màn hình Typing Master xuất hiện hai bàn tay tương ứng
bàn tay phải và bàn tay trái của mình, khi đến chữ cần gõ thì ngón tay gõ tương
ứng sẽ có một chấm tròn xuất hiện trên đầu các ngón tay. Ví dụ trên màn hình
xuất hiện chữ S thì ngón tay áp út của bàn tay trái sẽ có một chấm tròn xuất hiện
có nghĩa là các em phải sử dụng ngón áp út của tay trái để gõ phím S tương tự
như thế các em có thể nhìn vào màn hình Typing Master để gõ cho đúng quy tắc
gõ 10 ngón.
13/31
Một số biện pháp gây hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh lớp 3,
4, 5 trong dạy - học thực hành Tin học ở trường tiểu học.
- Đối tượng học sinh khá, giỏi: Thực hiện lần lượt từ bài dễ đến bài khó
khi nào các em không cần phải nhìn bàn phím vẫn gõ chính xác và cho các em
thi xem bạn nào là người làm tốt nhất thông qua kết quả mà máy tính hiện lên
( số từ gõ được trong một khoảng thời gian nhất định, hiện thị qua biểu đồ...).
Tuyên dương những học sinh có thành tích tốt trong quá trình thực hành để động
viên khích lệ kịp thời các em, đồng thời giao trách nhiệm cho những bạn học tốt
có trách nhiệm kèm cặp thêm những bạn yếu kém để trở thành “ Đôi bạn cùng
tiến”.
14/31
Một số biện pháp gây hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh lớp 3,
4, 5 trong dạy - học thực hành Tin học ở trường tiểu học.
- Sau khi các em thực hành xong giáo viên hướng dẫn các em cách thoát
khỏi phần mềm Typing Master bằng cách nhấn vào nút gạch chéo màu xanh có
chữ Close.
- Giáo viên kiểm tra đánh gía kết quả việc thực hiện hoạt động, chú ý
khắc phục một số lỗi học sinh mắc phải trong quá trình làm bài bằng cách trình
chiếu những máy mà học sinh làm tốt, những máy làm bài chưa tốt lên máy
Projector để các nhóm nhận xét kết quả làm bài của nhau. Động viên khích lệ
các em bằng những tràng vỗ tay, những lời nhận xét tốt...động viên các em học
sinh yếu kém cố gắng ở những phần thực hành sau.
- Khi kết thúc giờ học, giáo viên nhắc nhở học sinh nhà bạn nào có máy
tính các em xin phép bố mẹ cài cho con phần mềm Typing Master hoặc Word để
ôn luyện.
Ở các phần mềm học khác, giáo viên có thể gửi qua Email các phần
mềm và hướng dẫn các em cách cài đặt trên máy nhà mình như phần mềm cùng
học toán (Learning Math), học Tiếng Anh cùng Alphabet, học nhạc cùng
Encor....
- Trong các giờ thực hành tôi thường đi đến tận nơi để giúp đỡ các em
ngoài ra tôi còn động viên những em làm bài tốt có thể hướng dẫn bạn của mình
làm bài cho tốt hơn. Chính vì thế mà tạo không khí giờ học thực hành rất sôi nổi,
phát huy được tính tự học, tự sáng tạo và làm cho các em có hứng thú hơn với
giườ thực hành Tin học.
- Trước khi kết thúc giờ thực hành tôi thường chọn những bài làm xuất
sắc để giửi vào Email cho phụ huynh học sinh hoặc cho chính các em học sinh
đó, nó như một phần thưởng đối với các em bởi đó là phần thưởng do chính các
15/31
Một số biện pháp gây hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh lớp 3,
4, 5 trong dạy - học thực hành Tin học ở trường tiểu học.
em làm ra nên các em cảm thất rất vui và tự hào với bản thân và với các bạn của
mình, qua đó cũng giúp các em làm bài chưa tốt sẽ cố gắng hơn rất nhiều trong
các giờ thực hành sau.
Tôi tin rằng khi nhận được các sản phẩn Tin học mà chính con em mình làm thì
bất cứ phụ huynh nào cũng cảm thấy yên tâm hơn khi cho con làm bài trên máy
tính, bởi các con của họ đã biết khai thác máy tính một cách hợp lý, có hiệu
quả....
Sau đây tôi xin trình bày thiết kế bài dạy một tiết thực hành Tin học
PHÒNG GIÁO DỤC
TRƯỜNG TIỂU HỌC
Thứ ba ngày 17 tháng 11 năm 2015
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Tin học
Khối 3 - Tiết: 28
Bài 3: Tập tô màu (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Học sinh nhận biết được biểu tượng phần mềm đồ hoạ Paint trên màn
hình.
- Nhận biết hộp công cụ hộp màu
- Thực hành tô màu theo mẫu
- Rèn khả năng quan sát, thao tác sử dụng chuột.
- Rèn tính cẩn thận, yêu thích môn học
2. Kỹ năng:
- Học sinh tô màu vào hình vẽ theo ý của mình và tô màu các hình vẽ theo bài
tập trong sách giáo khoa hoặc theo sự sáng tạo của mình.
3. Thái độ:
- Rèn khả năng quan sát, thao tác sử dụng chuột ( kéo thả chuột)
- Rèn tính cẩn thận, tư duy, sáng tạo và thêm yêu thích môn tin học.
- Học sinh biết sử dụng công cụ tô màu để có được những bức tranh sinh động.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1/ Giáo viên:
- Giáo án, phấn, bảng, máy tính, máy chiếu.
- Cài đặt phần mềm học tập trên tất cả các máy tính.
2/ Học sinh:
- Sách giáo khoa Tin học lớp 3 và vở ghi bài.
- Đồ dùng học tập.
16/31
Một số biện pháp gây hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh lớp 3,
4, 5 trong dạy - học thực hành Tin học ở trường tiểu học.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
NỘI DUNG
Phương pháp, hình thức tổ chức các
CÁC HOẠT
hoạt động dạy học tương ứng
TG
ĐỘNG DẠY
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HỌC
1’
* Ổn định tổ
GV:
chức
Với môn Mĩ thuật các em đã
được làm quen với một công
cụ dùng để vẽ hình.
Ngoài giấy, bút vẽ, màu vẽ...
để các em vẽ trên giấy ra các
em còn có thể vẽ những hình - Hs lắng nghe
mình yêu thích trên máy vi
tính với các phần mềm đồ
hoạ hôm nay chúng ta sẽ
cùng đi tìm hiểu về một phần
mềm đồ hoạ trong máy vi
tính: Paint.
Paint (đọc là pên) là phần
mềm vẽ hình đơn giản.
1. Khởi động
Paint
Paint giúp ta tập tô màu,
tập vẽ mà không cần
giấy mực. Gọi HS nêu
cách khởi động phần
mềm Paint
HS: trả lời.
Nháy đúp chuột lên biểu tượng
(hộp bút) trên màn hình nền.
Màn hình Paint
HS trả lời
GV: Em hãy nêu các bước tô
màu cho hình vẽ? (vẽ trên
giấy)
GV:
17/31
Một số biện pháp gây hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh lớp 3,
4, 5 trong dạy - học thực hành Tin học ở trường tiểu học.
Tô màu là thao tác đầu tiên
khi học vẽ. Tô màu trong
Paint giúp các em luyện tập
kỹ năng kích chuột, chọn
màu sắc để tô cho các bức
tranh vẽ sẵn thêm sinh động,
đồng thời giúp các em học
môn khác như Toán.
2. Làm quen
với hộp màu
Để tô màu em dùng công cụ
để tô màu
-Nháy chuột để chọn công cụ
-Nháy chuột chọn màu tô
3. Tô màu
-Nháy chuột vào vùng muốn
tô màu
Hộp màu nằm ở phía dưới
màn hình của paint.
Hai ô bên trái hộp màu cho
ta biết màu vẽ và màu nền.
Màu vẽ thường được dùng
để vẽ các đường như: đường
thẳng, đường cong.
Màu nền thường được dùng
để tô màu cho phần bên
trong của một hình.
Để chọn màu vẽ ta nháy nút
trái chuột lên một ô màu
trong hộp màu.
Để chọn màu nền: nháy nút
phải chuột lên một ô màu
trong hộp màu.
HS
GV : yêu cầu HS nêu các Để tô màu ta dùng công cụ: Tô
bước tô màu.
màu
Các bước thực hiện
B1: Nháy chuột chọn công cụ Tô
màu trong hộp công cụ
B2: Nháy chuột chọn màu tô
B3: Nháy chuột vào vùng muốn
tô màu.
GV hướng dẫn.
18/31
Một số biện pháp gây hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh lớp 3,
4, 5 trong dạy - học thực hành Tin học ở trường tiểu học.
Chú ý: Nếu tô nhầm, hãy
nhấn giữ tổ hợp phím Ctrl
+ Z để lấy lại hình trước đó
và tô lại.
Thực hành tô màu :
19/31
Một số biện pháp gây hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh lớp 3,
4, 5 trong dạy - học thực hành Tin học ở trường tiểu học.
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
Qua thời gian áp dụng phương pháp, tôi nhận thấy giờ thực hành đã thực sự
thu hút được các đối tượng chứ không còn là giờ học của đối tượng học sinh
khá, giỏi. Học sinh hoạt động tích cực hơn, thích thú hơn, thao tác thực hiện trên
máy ngày một tốt hơn, các em có thể hỗ trợ được cho nhau để cùng học, cùng
tiến bộ. Các bậc phụ huynh cũng đã quan tâm hơn về môn học này, đã đầu tư
thêm máy tính để các em học sinh có điều kiện làm việc cùng với máy tính
nhiều hơn, hiệu quả hơn....
Kết quả kiểm tra môn Tin học 3 học kỳ I năm học 2015- 2016
phần thực hành khi chưa áp dụng đề tài
TT Lớp
Sĩ
số
1 3A
2 3B
3 3C
4 3D
5 3E
6 3G
Tổng
43
40
62
54
55
48
302
Kết quả kiểm tra
Khá
TB
Yếu
Kém
SL % SL % SL % SL %
20 46.5 10 23.3 1
2.3
17 42.5 9 22.5 2
5
1 2.5
27 43.5 12 19.4 3
4.8
24 44.5 10 18.5 4
7.4
21 38.2 12 21.8 3
5.5
18 37.4 12 25
9 18.8
127 42.1 65 21.5 22 7.3
1 0.3
Giỏi
SL
%
12 27.9
11 27.5
20 32.3
16 29.6
19 34.5
9
18.8
87 28.8
Kết quả kiểm tra môn Tin học 3 học kỳ II năm học 2015- 2016
phần thực hành sau khi áp dụng đề tài
TT Lớp
1
2
3
4
5
6
3A
3B
3C
3D
3E
3G
Tổng
Sĩ
số
43
40
62
54
55
48
302
Giỏi
SL %
24 55.8
21 52.5
36 58.1
29 53.7
28 50.9
19 39.6
157 52
Kết quả kiểm tra
Khá
TB
Yếu
SL %
SL
%
SL %
14 32.6
5
11.6
13 32.5
6
15
24 38.7
2 3.2
22 40.7
3
5.6
24 43.6
3
5.5
23 47.9
6
12.5
120 39.7 25
8.3
Kém
SL %
Kết quả khảo sát cuối năm học 2015-2016 (phần thực hành)
TT
Lớp
Sĩ số
Biết thao tác
20/31
Không biết thao tác
Một số biện pháp gây hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh lớp 3,
4, 5 trong dạy - học thực hành Tin học ở trường tiểu học.
SL
%
SL
%
1
3A
43
43
100
0
0
2
3B
40
40
100
0
0
3
3C
62
62
100
0
0
4
3D
54
54
100
0
0
5
3E
55
55
100
0
0
6
3G
48
48
100
0
0
Tổng
302
302
100
0
0
Kết quả khảo sát việc sử dụng máy tính của học sinh ở nhà
khi đã áp dụng đề tài SKKN
( Tháng 3/2015)
TT
Lớp
HS có máy
1
2
3
4
5
6
3A
3B
3C
3D
3E
3G
34
31
26
25
22
27
183
Học tập
SL
%
34
31
26
25
22
27
183
100
100
100
100
100
100
100
Đối với học sinh lớp 4 và lớp 5 các em thao tác với máy nhanh hơn, chính
xác hơn, các em có ý thức gõ bàn phím bằng 10 ngón tay và quan trọng hơn các
em còn thấy tự tin khi sử dụng máy, yêu thích môn tin học hơn kết quả sau 1
năm áp dụng phương pháp, kết quả khảo sát như sau.
Kết quả khảo sát đến tháng 3 năm học 2015-2016 (phần thực hành)
TT
1
2
Khối
4
5
Tổng
Sĩ số
241
217
458
Thao tác nhanh
SL
200
198
398
Tăng
34
28
62
21/31
Thao tác chậm
SL
41
19
60
Giảm
34
28
62
Một số biện pháp gây hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh lớp 3,
4, 5 trong dạy - học thực hành Tin học ở trường tiểu học.
Từ những kết quả trên, đã phần nào khẳng định được tính hiệu quả của
biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ thực hành. Trong bài
thực hành các em được thực hành với phần mềm có tính chất sinh động, các em
có thể học hỏi nhau giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Với những học sinh có máy ở
nhà, việc sử dụng máy tính cho học tập của các em đã tăng lên rõ rệt, máy tính
không chỉ giúp các em học tốt môn Tin học mà còn là công cụ bổ trợ cho các
môn học khác giúp các em có tâm hồn trong sáng hơn khi sử dụng máy tính vào
công việc học tập và giải trí.
MỘT SỐ BÀI LÀM CỦA HỌC SINH
22/31
Một số biện pháp gây hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh lớp 3,
4, 5 trong dạy - học thực hành Tin học ở trường tiểu học.
Mùa hè xanh – Hoàng Minh Tú lớp 5C
Lưu Hương Giang lớp 5C
23/31
Một số biện pháp gây hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh lớp 3,
4, 5 trong dạy - học thực hành Tin học ở trường tiểu học.
Vẽ cảnh biển: Mai Thu Hiền lớp 3C
Ước mơ của em – Nguyễn Thu Hương lớp 5B
Đào Ngọc Linh Chi lớp 5C
24/31
An toàn giao thông – Lê Hà Anh lớp 4C
Một số biện pháp gây hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh lớp 3,
4, 5 trong dạy - học thực hành Tin học ở trường tiểu học.
Lê Hà Anh lớp 4C
Bùi Đức Mạnh lớp 5B
25/31