Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

tấm gương phụ nữ việt nam thời kì mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.09 KB, 5 trang )

Xã hội cấu tạo theo giới gồm nam giới và nữ giới. Từ xưa tới nay trong bất cứ
hoàn cảnh, điều kiện nào người phụ nữ luôn là một lực lượng đông đảo và đóng vai
trò quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển xã hội ở mọi lĩnh vực. Vichto
Huygo - Đại văn hào người Pháp từng ca ngợi: “Bên cạnh ánh sáng lung linh của các
vì sao còn có ánh sáng êm dịu và huyền bí của tâm hồn người phụ nữ”.
Nếu gia đình là tế bào của xã hội, thì trong gia đình người phụ nữ chính là hạt
nhân của tế nào này. Trong gia đình người phụ nữ với thiên chức làm mẹ, làm vợ
luôn luôn thể hiện tốt vai trò của mình. Là một người mẹ, người phụ nữ là chủ thể
của gia đình, là cái nôi đầu tiên, là cội nguồn tình cảm và đem lại sự bình yên cho
mỗi người con. Macxim Giocki đã từng ngợi ca thiên chức làm mẹ “ không có mặt
trời thì hoa không nở, không có tình yêu thì không có hạnh phúc, không có phụ nữ
thì không có tình yêu, không có người mẹ thì nhà thơ và anh hùng đều không có”. Là
một người vợ, người phụ nữ luôn chăm lo, tổ chức và sắp xếp gia đình tạo nên sự
yên ấm, thuận hòa, là cầu nối giữa các thành viên trong gia đình. Và đằng sau một
người đàn ông thành đạt là người phụ nữ biết hy sinh, biết thông cảm, biết sẻ chia,
biết động viên người chồng vượt qua mọi thất bại, khó khăn và áp lực của công việc.
Đối với sự phát triển của xã hội người phụ nữ đóng vai trò là động lực của sự
phát triển ấy. Ngày nay, người phụ nữ được giải phóng khỏi rào cản của những quan
niệm truyền thống cổ hủ. Một người phụ nữ hiện đại là người phụ nữ có công việc
ổn định để đảm bảo cuộc sống, có cơ hội học tập nâng cao kiến thức, có trình độ
chuyên môn, tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các đoàn thể, câu
lạc bộ, có thời gian hưởng thụ văn hóa, văn nghệ, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp cho
bản thân...Đó là người phụ nữ giỏi việc nước đảm việc nhà, luôn năng động, tự chủ,
nhạy bén, nắm bắt thời cơ, thách thức của quá trình hội nhập, toàn cầu hóa ở nước ta
hiện nay.
Một trong rất nhiều người phụ nữ Việt Nam nói chung và người phụ nữ Hưng
Yên nói riêng vừa có thể đảm đương tốt công việc ngoài xã hội, vừa duy trì được
những mối quan hệ trong gia đình được gắn bó, bền chặt và xây dựng một tổ ấm


hạnh phúc. Đó là cô Lưu Thị Thanh - Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ xã Quảng Lãng,


huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
Cô Lưu Thị Thanh sinh năm 1959, thường trú tại thôn Ngô Xá, xã Quảng
Lãng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Cô là con gái trong gia đình nông thôn lao
động nghèo, gia đình đông anh em, cuộc sống khó khăn vất vả từ nhỏ. Chính cuộc
sống đó đã cho cô nguồn sức mạnh, ý chí, nghị lực vượt khó để vươn lên trong cuộc
sống. Với tư chất là người nhanh nhẹn, năng nổ, từ khi còn rất trẻ cô đã tham gia
công tác đoàn hội. Năm 2003, được sự tín nhiệm của chị em và các ban ngành, đoàn
thể, cô được bầu làm Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ của xã. Trong cương vị này cô
luôn phát huy năng lực, quyết tâm phấn đấu, nỗ lực không mệt mỏi trong mọi phong
trào, hoạt động của Hội. Cô đi đầu trong mọi công tác, nắm chắc các chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nội dung chỉ đạo của
Hội cấp trên được đưa vào trong các buổi sinh hoạt Hội, tới các chị em phụ nữ trong
Hội.
Cô cùng với các hội viên đã phát động phong thi đua “Phụ nữ tích cực học
tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”. Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh qua cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, phong
trào “Ba đảm đang”, phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”,
phong trào xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”….
Với hơn 10 năm kinh nghiệm là hội trưởng phụ nữ xã, gắn bó với từng hội
viên phụ nữ, cô đã nắm bắt được tâm tư, tình cảm của từng chị em, trong sinh hoạt
hội cô luôn tạo điều kiện để hội viên chia sẻ buồn vui với nhau, để cùng nhau xây
dựng tốt cuộc sống gia đình. Cô cũng nhiều lần lắng nghe, hòa giải cho các vụ mâu
thuẩn giữa các thành viên trong gia đình hội viên, động viên chị em cố gắng vươn
lên trong cuộc sống, xây dựng gia đình hạnh phúc. Với công sức đó đã góp phần
đem lại kết quả khả quan, trên địa bàn xã hiện nay xã có 5 / 5 thôn được công nhận
Làng văn hoá, trong đó nhiều gia đình được công nhận là gia đình văn hóa, ông bà,
cha mẹ mẫu mực, con trung hiếu, cháu thảo hiền do Uỷ ban MTTQ xã bình xét hàng



năm, các gia đình đã được trao tặng giấy khen, đã làm gương cho các gia đình khác
noi theo.
Cô cùng với Ban chấp hành Hội tổ chức chương trình hỗ trợ phụ nữ phát triển
kinh tế giảm nghèo vươn lên làm giàu cải thiện điều kiện sống. Bằng những hành
động cụ thể như cho vay vốn: tạo lên phong trào sâu rộng trong các tầng lớp phụ nữ
như tín chấp với Ngân hàng CSXH huyện cho vay vốn lãi xuất thấp, thường xuyên
hướng dẫn kiến thức khoa học kỹ thuật, huy động chị em gia đình khá cho vay, cho
mượn như con giống, vật tư sản xuất, không lấy lãi tạo…
Hội LHPN xã đã kết hợp với HTXDV nông nghiệp, khuyến nông, nông dân
mở 15 lớp chuyển giao KHKT với 1.450 lượt người được tiếp cận những kiến thức
mới về trồng trọt, chăn nuôi, mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật đưa các giống lúa và
cây hoa màu có giá trị kinh tế vào thâm canh.
Vấn đề tạo việc làm có thu nhập ổn định cho phụ nữ tại địa phương tạo giúp họ
có điều kiện nuôi dạy con cái và chăm lo cuộc sống gia đình, hội vận động chị em
tích cực tham gia chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đầu tư phát triển cây
trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, khôi phục phát triển nghề truyền thống và nghề
mới như khôi phục nghề tráng bánh đa, nghề làm bún và hiện nay có cơ sở nhận đan
hạt gỗ thành các tấm đệm ghế xe ô tô hoặc đan thành chiếu để xuất khẩu.
Với công sức của cô cùng các chị em phụ nữ bỏ ra đã thu được những thành quả
xứng đáng: tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm là 19 %, không còn hộ đói, năm 2005 toàn xã
đã xoá xong nhà tranh vách đất, riêng Hội đã vận động quyên góp ủng hộ 1 nhà
tranh tre cho chị Nguyễn Thị Hoa - thôn Bình Cầu.
Cô còn tích cực cộng tác với Ban dân số gia đình và trẻ em của xã tuyên truyền
vận động các gia đình có trẻ trong độ tuổi đi tiêm phòng đủ mũi và vắc xin phòng
bệnh đạt 100 %. Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm đáng kể ở những năm
gần đây. Tuyên truyền cho các gia đình thường xuyên quan tâm giáo dục con cái là
hết sức quan trọng trong vấn đề buôn bán tình dục của phụ nữ nói chung và trẻ em
gái nói chung.
Để ngăn chặn và phòng tránh các tệ nạn xã hội đã và đang từng bước xâm nhập



vào các gia đình, làm cho gia đình dần suy yếu, cô cùng với ban chấp hành Hội
LHPN xã Quảng Lãng đã kết hợp với các ngành chức năng có biện pháp kịp thời. Kết
quả đã phát hiện kịp thời những ổ nhóm cờ bạc, đối tượng trộm cắp đẩy lùi các tệ
nạn như ma tuý, mại dâm, HIV/AIDS tới tất cả các tổ phụ nữ.. Tổ chức kết hợp cùng
công an biểu dương, khen thưởng kịp thời những cá nhân, đơn vị làm tốt công tác
phòng chống tệ nạn xã hội.
Nhờ có nhiều đổi mới, linh hoạt, sáng tạo và các hoạt động phù hợp nên các
phong trào của Hội được chị em phụ nữ tích cực hưởng ứng, đạt kết quả cao góp
phần thu hút ngày càng đông đảo chị em phụ nữ tham gia sinh hoạt Hội.
Không những giỏi việc nước cô còn là người đảm việc nhà, trong gia đình chị
luôn là người tạo không khí đầm ấm trong gia đình, tạo dựng mối quan hệ trong ấm
ngoài êm. Người con ảnh hưởng từ của sự giáo dục cô là những người có đạo đức,
học hành đỗ đạt. Đối với hàng xóm cô luôn gần gũi, ân cần giúp đỡ lúc khó khăn
hoạn nạn. Chính vì vậy, cô được bà con tin tưởng, yêu mến.
Với hơn 10 năm gắn bó và dành nhiều tâm huyết trong công tác Hội, cô Lưu
Thị Thanh đã gây dựng được niềm tin trong mỗi hội viên và góp phần đưa phong
trào phụ nữ xã Quảng Lãng có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều thành quả to lớn
trong việc phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của địa phương. Cô xứng đáng là một
trong những gương điển hình trong công tác Hội và phong trào phụ nữ ở huyện Ân
Thi nói riêng và tỉnh Hưng Yên nói chung.




×