Tải bản đầy đủ (.ppt) (23 trang)

CHƯƠNG 9 CHIẾU SÁNG TRONG CÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288 KB, 23 trang )

ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI
KHOA THỰC PHẨM – MÔI TRƯỜNG & ĐIỀU DƯỠNG

AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ
VỆ SINH CÔNG NGHIỆP

1


MỤC TIÊU MÔN HỌC
Biết được các khái niệm về an toàn lao động
Nắm được các nguyên nhân gây ra tai nạn lao động
Đánh giá được tình hình tai nạn lao động hiện nay
Hiểu biết về an toàn lao động và các biện pháp phòng ngừa tai
nạn lao động
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lý Ngọc Minh (2006), Quản lý an toàn sức khỏe, môi trường
lao động và phòng chống cháy nổ ở Doanh nghiệp, Nhà Xuất Bản
Khoa Học Kỹ Thuật.
[2] Hoàng Văn Bính (2007), Độc chất học Công nghiệp và Dự
phòng, Nhà Xuất Bản Khoa học Kỹ thuật.
2


Chương 9:
CHIẾU SÁNG TRONG CÔNG
NGHIỆP
3


Chương 9: Chiếu Sáng Trong Công Nghiệp


Ý nghĩa việc chiếu sáng trong sản xuất
- Cải thiện điều kiện vệ sinh, đảm bảo an toàn lao động
và nâng cao được hiếu suất làm việc và chất lượng sản
phẩm, giảm bớt sự mệt mỏi về mắt của công nhân giảm
tai nạn lao động.

4


Chương 9: Chiếu Sáng Trong Công Nghiệp
- Thị lực mắt của người lao động phụ thuộc vào độ chiếu
sáng và thành phần quang phổ của nguồn sáng
Độ chiếu sáng đạt tới mức quy định của mắt phát huy
được năng lực làm việc cao nhất và độ ổn định thị lực mắt
càng bền.
Thành phần quang phổ của nguồn sáng cũng có tác
dụng lớn đối với mắt, ánh sáng màu vàng, da cam giúp
mắt làm việc tốt hơn.
5


Chương 9: Chiếu Sáng Trong Công Nghiệp

- Trong thực tế sản xuất, nếu ánh sáng được bố trí đầy
đủ, màu sắc của ánh sáng thích hợp thì năng suất lao
động tăng 20-30%. Nếu không đảm bảo làm cho mắt
chóng mỏi mệt, dẫn tới cận thị, khả năng làm việc giảm
và có thể gây tai nạn lao động.

6



Chương 9: Chiếu Sáng Trong Công Nghiệp
 Đảm bảo độ sáng đầy đủ cho thi công ở từng môi
trường sản xuất, không chói quá hoặc không tối quá
so với tiêu chuẩn quy định.
 Không có bóng đen và sự tương phản lớn.
 Ánh sáng được phân bố đều trong phạm vi làm việc
cũng như trong toàn bộ trường nhìn. Ánh sáng phải
chiếu đúng xuống công cụ hoặc vật phẩm đang sản
xuất bằng các loại chao đèn khác nhau.
 Hệ thống chiếu sáng phải tối ưu về mặt kinh tế.
7


Chương 9: Chiếu Sáng Trong Công Nghiệp
Tác hại của việc chiếu sáng không hợp lý
a) Độ chiếu sáng không đầy đủ
- Nếu làm việc trong điều kiện chiếu sáng không đạt tiêu
chuẩn, mắt phải điều tiết quá nhiều trở nên mệt mỏi.
- Tình trạng mắt bị mệt mỏi kéo dài sẽ gây ra căng thẳng
làm chậm phản xạ thần kinh, khả năng phân biệt của
mắt đối với sự vật dần dần bị sút kém.

8


Chương 9: Chiếu Sáng Trong Công Nghiệp
- Công nhân trẻ tuổi hoặc công nhân trong lứa tuổi học
nghề nếu làm việc trong điều kiện thiếu ánh sáng kéo

dài sẽ sinh ra tật cận thị.
- Nếu ánh sáng quá nhiều, sự phận biệt các vật bị
nhầm lẫn dẫn đến làm sai các động tác và do đó sẽ xảy
ra tai nạn trong lao động, đồng thời giảm năng suất lao
động và chất lượng sản phẩm.

9


Chương 9: Chiếu Sáng Trong Công Nghiệp

b. Độ chiếu sáng quá chói
- Nếu cường độ chiếu sáng quá lớn hoặc bố trí chiếu
sáng không hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng loá mắt làm
cho nhức mắt, do đó làm giảm thị lực của công nhân.

10


Chương 9: Chiếu Sáng Trong Công Nghiệp

- Hiện tượng chiếu sáng chói loá buộc công nhân phải
mất thời gian để cho mắt thích nghi khi nhìn từ trường
ánh sáng thường sang trường ánh sáng chói và ngược
lại làm giảm sự thụ cảm của mắt, làm giảm năng suất
lao động, tăng phế phẩm và xảy ra tai nạn lao động.

11



Chương 9: Chiếu Sáng Trong Công Nghiệp
Kỹ thuật chiếu sáng

Trong sản xuất người ta thường dùng hai nguồn sáng:
Ánh sáng tự nhiên
Ánh sáng nhân tạo

12


Chương 9: Chiếu Sáng Trong Công Nghiệp
Ánh sáng tự nhiên
 Ánh sáng mặt trời thích hợp và có tác dụng tốt về
mặt sinh lý cho con người, song thất thường phụ
thuộc vào thời tiết thiên nhiên.
 Dùng điện thì có thể điều chỉnh được ánh sáng một
cách chủ động, nhưng lại rất tốn kém.

13


Chương 9: Chiếu Sáng Trong Công Nghiệp

Thiết kế chiếu sáng tự nhiên phải dựa vào đặc điểm và tính
chất của phòng làm việc, yêu cầu thông gió, thoáng nhiệt
với những giải pháp che mưa nắng mà chọn hình thức
chiếu sáng thích hợp.

14



Chương 9: Chiếu Sáng Trong Công Nghiệp

Cần tính toán diện tích cửa lấy ánh sáng đầy đủ, các cửa
phân bố đều, cần chọn hướng cửa Bắc – Nam (VD: cửa
chiếu sáng đặt về hướng Bắc, cửa thông gió mở về phía
Nam) để tránh chói lóa, phải có cơ cấu che chắn hoặc điều
chỉnh được mức độ chiếu sáng.

15


Chương 9: Chiếu Sáng Trong Công Nghiệp

Hệ thống cửa chiếu sáng trong công nghiệp
16


Chương 9: Chiếu Sáng Trong Công Nghiệp
Ánh sáng nhân tạo

Chiếu  sáng điện cho sản xuất phải tạo ra trong phòng
một chế độ ánh sáng đảm bảo điều kiện nhìn rõ, nhìn
tinh và phân giải nhanh các vật nhìn của mắt trong
quá trình lao động.

17


Chương 9: Chiếu Sáng Trong Công Nghiệp

Nguồn sáng

Đèn điện chiếu sáng thường dùng là:
Đèn sợi đốt
Đèn huỳnh quang
Đèn thuỷ ngân cao áp

18


Phương thức chiếu sáng

19


Chương 9: Chiếu Sáng Trong Công Nghiệp

Chiếu sáng chung
Trong toàn phòng có một hệ thống chiếu sáng từ trên
xuống gây ra một độ chói không gian nhất định trên
toàn bộ các mặt phẳng lao động.

20


Chương 9: Chiếu Sáng Trong Công Nghiệp
Chiếu sáng cục bộ
Chia không gian lớn của phòng ra thành nhiều
không gian nhỏ, mỗi không gian nhỏ có một chế độ
chiếu sáng khác nhau.


21


Chương 9: Chiếu Sáng Trong Công Nghiệp
Chiếu sáng hỗn hợp
Vừa chiếu sáng chung vừa kết hợp với chiếu sáng
cục bộ

22


1. Ý nghĩa của việc chiếu sáng
trong công nghiệp?
2. Nguồn sáng đèn điện thường
dùng trong công nghiệp?

23



×