Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Đánh giá công tác quản lý và xử lý chất thải tại khách sạn hải yến công ty cổ phần lâm khánh bình thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 63 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN NGỌC QUỲNH
Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI
TẠI KHÁCH SẠN HẢI YẾN CÔNG TY CỔ PHẦN LÂM KHÁNH
BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học

:
:
:
:
:

Chính quy
Địa Chính Môi trƣờng
K45 DCMT N03
Quản lý Tài nguyên
2013 - 2017

Thái Nguyên, năm 2017



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN NGỌC QUỲNH
Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI
TẠI KHÁCH SẠN HẢI YẾN CÔNG TY CỔ PHẦN LÂM KHÁNH
BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giáo viên hƣớng dẫn

:
:
:
:
:
:

Chính quy
Địa Chính Môi trƣờng
K45 DCMT N03
Quản lý Tài nguyên

2013 - 2017
TS. Dƣ Ngọc Thành

Thái Nguyên, năm 2017


i
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng bởi lẽ đây là giai đoạn
sinh viên củng cố toàn bộ kiến thức đã học tập ở trƣờng. Đồng thời cũng giúp
sinh viên tiếp xúc với thực tế đem những kiến thức đã học áp dụng vào thực
tiễn sản xuất. Qua đó giúp sinh viên học hỏi và rút ra kinh nghiệm quý báu từ
thực tế để khi ra trƣờng trở thành một ngƣời cán bộ có năng lực tốt, trình độ
lý luận cao, chuyên môn giỏi đáp ứng yêu cầu cấp thiết của xã hội.
Với mục đích và tầm quan trọng nêu trên, đƣợc sự phân công của khoa
Quản Lý Tài Nguyên, đồng thời đƣợc sự tiếp nhận của Công Ty Cổ Phần
Lâm Khánh Bình Thái Nguyên. Em tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá
công tác quản lý và xử lý chất thải tại khách sạn Hải Yến Công Ty Cổ Phần
Lâm Khánh Bình Thái Nguyên”.
Để hoàn thành Khóa luận này em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu
Nhà trƣờng, Ban chủ nhiệm khoa quản lý tài nguyên. Đặc biệt em xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Dư Ngọc Thành ngƣời đã hƣớng dẫn,
chỉ bảo em tận tình để hoàn thành tốt bài khóa luận này.
Em xin cảm ơn các cán bộ, nhân viên trong công ty cổ phần Lâm
Khánh Bình Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình thực
tập tại đây.
Cảm ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên em trong suốt thời
gian học tập rèn luyện và thực tập tốt nghiệp.
Do thời gian thực tập ngắn, trình độ chuyên môn còn hạn chế bản thân
còn thiếu kinh nghiệm nên khóa luận không tránh khỏi những sai sót. Em rất

mong dƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để
khóa luận hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày.......tháng........năm2017
Sinh Viên

Nguyễn Ngọc Quỳnh


ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ v
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... vi
PHẦN 1: MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................................................. 1
1.2.1 Mục tiêu tổng quát ................................................................................... 1
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 1
1.2.3. Yêu cầu .................................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 3
2.1.1. Một số khái niêm ..................................................................................... 3
2.1.2. Nguồn gốc phát sinh................................................................................ 5
2.1.3. Phân loại chất thải sinh hoạt ................................................................... 5
2.1.4. Thành phần của chất thải......................................................................... 6

2.1.5. Thành phần và tính chất nƣớc thải sinh hoạt ......................................... 8
2.2. Cở sở pháp lý ........................................................................................... 10
2.3. Ảnh hƣởng của chất thải sinh hoạt đến môi trƣờng và sức khỏe
cộng đồng ........................................................................................................ 11
2.4. Thực trạng thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt trên thế giới và
Việt Nam ........................................................................................................ 13
2.4.1 Thực trạng thu gom xử lý rác thải sinh hoạt trên Thế giới .................... 13
2.4.2. Hiện trạng quản lý và xử lý chất thải sinh hoạt Việt Nam.................... 16
2.5. Tình Hình quản lý chất thải tại Thái Nguyên........................................... 17


iii
2.6. Các biện pháp và công nghệ xử lý chất thải sinh hoạt ............................. 19
2.6.1. Xƣ̉ lý chấ t thải rắ n sinh hoạt. ................................................................ 19
2.6.2. Công nghê ̣ xƣ̉ lý nƣớc thải sinh hoạt .................................................... 21
2.7. Các tiêu chí để lựa chọn phƣơng pháp xử lý nƣớc thải ta ̣i sinh hoạt....... 28
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG
PHÁP .............................................................................................................. 29
3.1. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 29
3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 29
3.3. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 29
3.4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 29
3.4.1. Giới thiệu sơ lƣợc về công ty cổ phần Lâm Khánh Bình tỉnh
Thái Nguyên ................................................................................................... 29
3.4.2. Hiện trạng môi trƣờng không khí và nƣớc thải của khách sạn Hải
Yến công ty cổ phần Lâm Khánh Bình tỉnh Thái Nguyên ............................. 29
3.4.3. Đánh giá công tác thu gom chất thải rắn tại khách sạn Hải Yến
công ty cổ phần Lâm Khánh Bình tỉnh Thái Nguyên .................................... 30
3.4.4. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý về môi
trƣờng tại khách sạn Hải Yến công ty cổ phần Lâm Khánh Bình tỉnh

Thái Nguyên .................................................................................................... 30
3.5. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 30
3.5.1. Phƣơng pháp kế thừa............................................................................. 30
3.5.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp .................................................. 30
3.5.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu sơ cấp..................................................... 31
3.5.4. Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu ................................................ 32
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 33
4.1. Sơ lƣợc về công ty cổ phần Lâm Khánh Bình tỉnh Thái Nguyên ............ 33
4.2. Hiện trạng môi trƣờng không khí và nƣớc thải của khách sạn Hải
Yến công ty cổ phần Lâm Khánh Bình tỉnh Thái Nguyên ............................. 34
4.2.1. Hiện trạng môi trƣờng không khí tại khách sạn Hải Yến ..................... 34


iv
4.2.2. Đánh giá hiện trạng môi trƣờng nƣớc thải tại khách sạn Hải Yến
công ty cổ phần Lâm Khánh Bình tỉnh Thái Nguyên ..................................... 40
4.2.3. Tính chất đặc trƣng của nƣớc thải sinh hoạt của khách sạn Hải Yến
công ty cổ phần Lâm Khánh Bình .................................................................. 41
4.2.4. Chất lƣợng nƣớc thải sinh hoạt tại khách sạn Hải Yến công ty cổ
phàn Lâm Khánh Bình tỉnh Thái Nguyên ....................................................... 42
4.3. Đánh giá hiện trạng công tác quản lý thu gom chất thải rắn tại khách
sạn Hải Yến công ty cổ Phần Lâm Khánh Bình ............................................. 45
4.3.1.Chất thải rắn sinh hoạt............................................................................ 45
4.3.2. Lƣợng rác thải rắn phát sinh tại khách sạn Hải Yến công ty cổ
phần Lâm Khánh Bình .................................................................................... 46
4.3.3.Công tác phân loa ̣i và thu gom rác thải rắ n ta ̣i khách sạn Hải Yến
công ty cổ phần Lâm Khánh Bình .................................................................. 47
4.3.4. Công tác lƣu trƣ̃, vâ ̣n chuyể n chấ t thải tới nơi xƣ̉ lý ............................ 49
Tại khách sạn Hải Yến công ty cổ phần Lâm Khánh Bình Thái Nguyên
định kỳ ngày một lần vào 16h chiều sẽ có nhân viên vệ sinh mang rác tại

các thùng rác tới nơi xử lý đảm bảo rác thải không bị ứ đọng quá 24h. ......... 49
4.4. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý về môi trƣờng
tại khách sạn Hải Yến công ty cổ phần Lâm Khánh Bình .............................. 49
4.4.1. Giải pháp trong công tác quản lý chất thải rắn tại công ty ................... 49
4.4.2. Giải pháp đối với hệ thống quản lí chất thải tại công ty ....................... 51
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................... 52
5.1. Kết luận .................................................................................................... 52
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 55


v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Định nghĩa thành phần chất thải rắn sinh hoạt ................................. 3
Bảng 2.2. Nguồn gốc các loại chất thải............................................................. 7
Bảng 2.3: Tình hình xử lý chất thải sinh hoạt nguy hại ở một số nƣớc
trên thế giới ..................................................................................... 15
Bảng 2.4. Lƣợng rác thải sinh hoạt tại tỉnh Thái Nguyên 2015 ...................... 17
Bảng 3.1. Chỉ tiêu và phƣơng pháp phân tích ................................................. 32
Bảng 4.1. Kết quả đo, phân tích khí, bụi, ồn trong khu vực xung quanh
công ty ............................................................................................. 34
Bảng 4.2. Kết quả đo, phân tích khí, bụi, ồn trongkhu vực công ty đợt I
năm 2016 ......................................................................................... 37
Bảng 4.3. Kết quả đo, phân tích khí, bụi, ồn trong khu vựccông ty đợt II
năm 2016 ......................................................................................... 38
Bảng 4.4. Kết quả đo, phân tích khí, bụi, ồn trongkhu vựccông ty đợt III
năm 2016 ......................................................................................... 39
Bảng 4.5. Kết quả đo, phân tích nƣớc sinh hoạt của khách sạn đợt I năm
2016 ................................................................................................. 42
Bảng 4.6. Kết quả đo, phân tích nƣớc thải sinh hoạt của khách sạn đợt II

năm 2016 ......................................................................................... 43
Bảng 4.7. Kết quả đo, phân tích nƣớc thải sinh hoạt của khách sạn đợt III
năm 2016 ......................................................................................... 44
Bảng 4.8: Tỷ lệ thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại khách sạn Hải Yến
công ty cổ phần Lâm Khánh Bình tỉnh Thái Nguyên ..................... 45
Bảng 4.9. Danh sách nguyên liệu thô và hóa chất sử dụng trong quá trình
hoạt động ......................................................................................... 46
Bảng 4.10. Công tác thu gom chất thải rắn tại công ty ................................... 48
Bảng 4.11.Công cụ thu gom và vận chuyển rác thải tại khách sạn Hải
Yến công ty cổ phần Lâm Khánh Bình Thái Nguyên .................... 48


vi
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Thành phần nƣớc thải sinh hoạt ...................................................... 10
Hình 2.2. Các phƣơng pháp xử lý nƣớc thải ................................................... 21
Hình 2.3. Sơ đồ hệ thống xử lý nƣớc thải bằng phƣơng pháp sinh học
trong điều kiện tự nhiên .................................................................. 22
Hình 2.4. Sơ đồ hệ thống xử lý nƣớc thải bằng phƣơng pháp sử dụng bể
lọc sinh học thông gió tự nhiên ....................................................... 23
Hình 2.5. Sơ đồ hệ thống xử lý nƣớc thải bằng phƣơng pháp bể Aroten ....... 25
Hình 2.6. Sơ đồ hệ thống xử lý nƣớc thải sử dụng thiết bị hợp khối .............. 27
Hình 4.1. Biều đồ tiếng ồn trong khu vực dân cƣ xung quanh (dBA) ............ 36
Hình 4.2. Biểu đồ tiếng ồn trong khu vực công ty (dBA) .............................. 38
Hình 4.3. Biểu đồ tiếng ồn trong khu vực công ty (dBA) .............................. 39
Hình 4.4. Biểu đồ tiếng ồn trong khu vực công ty (dBA) .............................. 40


1
PHẦN 1

MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Công ty cổ phần Lâm Khánh Bình Thái Nguyên đƣợc thành lập từ năm
2004 với nhiều ngành nghề kinh doanh nhƣ các dịch vụ giải trí, khai thác
khoáng sản, xây dựng, khu sinh thái... Một trong những lĩnh vực hoạt động rất
hiệu quả của công ty đó là dịch vụ lƣu trú. Khách sạn Hải Yến của công ty
nằm ở trung tâm thành phố Thái Nguyên. Với diện tích hơn 5000m2, gần 100
phòng nghỉ, trong đó có khu tổ chức sự kiện, khu bếp ăn, khu giặt là, khu
khuôn viên cây xanh, khu giải trí.v.v.. Mỗi ngày hoạt động của công ty thải ra
ngoài môi trƣờng một khối lƣợng lớn các loại rác thải.
Xuất phát từ thực tiễn trên, dƣới sự hƣớng dẫn của thầy giáo TS Dƣ
Ngọc Thành, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác quản lý và
xử lý chất thải tại khách sạn Hải Yến công ty cổ phần Lâm Khánh Bình
tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu đánh giá hiện tra ̣n g quản lý và xử lý chất thải tại khách sạn
Hải Yến công ty cổ phần Lâm Khánh Bình để từ đó đề xuất các giải pháp
nâng cao năng lực quản lý và bảo vệ môi trƣờng tại khách sạn Hải Yến công
ty cổ phần Lâm Khánh Bình.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Sơ lƣợc về khách sạn Hải Yến công ty cổ phần Lâm Khánh Bình
- Đánh giá hiện tra ̣ng môi trƣờng không khí và nƣớc thải tại khách sạn
Hải Yến công ty cổ phần Lâm Khánh Bình
- Đánh giá công tác thu gom chất thải rắn tại khách sạn Hải Yến công
ty cổ phần Lâm Khánh Bình.


2
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý về môi trƣờng

tại khách sạn Hải Yến công ty cổ phần Lâm Khánh Bình.
1.2.3. Yêu cầu
- Số liệu thu thập phải khách quan, trung thực, chính xác.
- Phản ánh đầy đủ, đúng đắn công tác thu gom và quản lý chất thải rắn
của khách sạn Hải Yến công ty cổ phần Lâm Khánh BìnhThái Nguyên.
- Các mẫu nghiên cứu phải đại diện cho khu vực lấy mẫu trên địa bàn
nghiên cứu.
- Đề xuất những giải pháp kiến nghị phải có tính khả thi, thực tế, phù
hợp với điều kiện thực tế của cơ sở.
- Nâng cao kiến thức thực tế của bản thân phục vụ cho công tác sau khi
ra trƣờng.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Áp dụng kiến thức đã học của nhà trƣờng vào thực tế.
- Rèn luyện kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu.
- Nâng cao kiến thức thực tế.
- Tích luỹ kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trƣờng.
- Bổ sung tƣ liệu cho học tập.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Giúp bản thân có thêm kiến thức về chất thải sinh hoạt
- Đánh giá đƣợc công tác thu gom và quản lý chất thải sinh hoạt tại
khách sạn Hải Yến công ty cổ phần Lâm Khánh Bình
- Có những biện pháp đề xuất hiệu quả trong công tác quản lý chất thải.
- Kết quả của đề tài là căn cứ tăng cƣờng tuyên truyền, giáo dục, nâng
cao nhận thức của ngƣời dân về môi trƣờng.


3
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Một số khái niêm
Theo Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản
lý chất thải rắn
* Định nghĩa chất thải sinh hoạt
- Chất thải sinh hoạt là các chất rắn bị loại ra trong quá trình sống, sinh
hoạt, hoạt động, sản xuất của con ngƣời và động vật. Rác phát sinh từ các hộ gia
đình, khu công cộng, khu thƣơng mại, khu xây dựng, bệnh viện, khu xử lý chất
thải… Trong đó, rác sinh hoạt chiếm tỉ lệ cao nhất.Số lƣợng, thành phần chất
lƣợng rác thải tại từng quốc gia, khu vực là rất khác nhau, phụ thuộc vào trình độ
phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật. Bất kỳ một hoạt động sống của con ngƣời,
tại nhà, công sở, trên đƣờng đi, tại nơi công cộng…, đều sinh ra một lƣợng rác
đáng kể. Thành phần chủ yếu của chúng là chất hữu cơ và rất dễ gây ô nhiễm trở
lại cho môi trƣờng sống nhất.Cho nên, rác sinh hoạt có thể định nghĩa là những
thành phần tàn tích hữu cơ phục vụ cho hoạt động sống của con ngƣời, chúng
không còn đƣợc sử dụng và vứt trả lại môi trƣờng sống.[11]
Bảng 2.1: Định nghĩa thành phần chất thải rắn sinh hoạt
Thành Phần

Định Nghĩa

Ví dụ

Các vật liệu làm từ bột

Các túi giấy, mảnh bìa,

và giấy

giấy vệ sinh…


Có nguồn gốc từ các sợi

Vải, nen, nilon…

Các chất thải từ đồ ăn,

Cọng rau, vỏ quả, thân

thực phẩm

cây, lõi ngô…..

1. Các chất cháy đƣợc
a. Giấy
b. Hàng dệt
c. Thực phẩm


4
Thành Phần

Định Nghĩa
Các vật liệu và sản

d. Cỏ, gỗ, củi, rơm rạ.

phẩm đƣợc chế tạo từ
tre, gỗ, rơm…
Các vật liệu và sản


e. Chất dẻo

phẩm đƣợc chế tạo từ
chất dẻo
Các vật liệu và sản

f. Da và cao su

phẩm đƣợc chế tạo từ da
và cao su

Ví dụ
Đồ dung bằng gỗ, đồ
chơi…
Chai lọ, vòi nƣớc, vỏ
dây điện…
Bóng, giày, ví, găng tay
cao su…

2. Các chất không cháy
Các vật liệu và sản
a. Các kim loại sắt

phẩm chế tạo từ sắt mà
dễ bị nam châm hút

b. Các kim loại ngoài
sắt


Các vật liệu không bị
nam châm hút

Vỏ hộp, dây điện, dao
kéo…
Lon nƣớc, vỏ nhôm…

Các vật liệu và sản
c.Thủy tinh

phẩm đƣợc chế tạo từ

Chai lọ, bóng đèn…

thủy tinh
Bất kỳ các vật liệu
d. Đá và sành sứ

không cháy ngoài kim
loại và thủy tinh

Vỏ chai, ốc, xƣơng,
gạch gốm…

Tất cả các vật liệu khác
không phân loại theo
bảng này. Loại này có
3. Các chất hỗn hợp

thể chia thành 2 phần:

kích thƣớc lớn hơn 5
mm và loại nhỏ hơn
5mm

Đá, cát, đất, tóc….


5

2.1.2. Nguồn gốc phát sinh
- Các nguồn chủ yếu phát sinh ra chất thải sinh hoạt gồm:
+ Từ các khu dân cƣ
+ Từ các trung tâm thƣơng mại
+ Từ các dịch vụ đô thị
+Từ các cống nƣớc thải của thành phố
+ Từ các khu công nghiệp
[12]
2.1.3. Phân loại chất thải sinh hoạt
- Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn là do hoạt động của con ngƣời,
chính vì vậy chất thải rắn rất đa dạng.
Có nhiều cách phân loại chất thải rắn, ví dụ nhƣ phân loại theo nguồn
gốc phát sinh, phân loại theo thành phần hóa học, theo tính chất độc hại, theo
khả năng công nghệ xử lý và tái chế…
a) Phân loại theo nguồn gốc phát sinh
Tùy theo lĩnh vực hoạt động của con ngƣời mà chất thải rắn sinh ra
đƣợc phân loại thành:
- Chất thải rắn đô thị: chất thải từ hộ gia đình, chợ, trƣờng học, cơ quan...
- Chất thải rắn nông nghiệp: rơm rạ, trấu, lõi ngô, bao bì thuốc bảo vệ
thực vật…
- Chất thải rắn công nghiệp: chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp, khu

công nghiệp. Ví dụ nhƣ nhựa, cao su, giấy, thủy tinh…
b) Phân loại theo thành phần hóa học
- Chất thải rắn hữu cơ: chất thải thực phẩm, rau củ quả, phế thải nông
nghiệp, chất thải chế biến thức ăn…
- Chất thải rắn vô cơ: chất thải vật liệu xây dựng nhƣ đá, sỏi, xi măng,
thủy tinh…


6
c) Phân loại theo tính chất độc hại
- Chất thải rắn thông thƣờng: giấy, vải, thủy tinh…
- Chất thải rắn nguy hại: chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải nông
nghiệp nguy hại, chất thải y tế nguy hại…
d) Phân loại theo công nghệ xử lý hoặc khả năng tái chế
- Chất phải phân hủy sinh học, phân thải khó phân hủy sinh học,
- Chất thải cháy đƣợc, chất thải không cháy đƣợc,
- Chất thải tái chế đƣợc: kim loại, cao su, giấy, gỗ…
e) Khí thải:
+ từ bếp;
+ từ sinh hoạt nhƣ chất tẩy rửa axits HCl, Giaven, cloramin [11]
2.1.4. Thành phần của chất thải
* Thành phần vật lý:
+ Đồ bông vải sợi: gồm quần áo cũ, khăn lau, ga trải…
+ Đồ giấy: hộp đựng dụng cụ, giấy gói, giấy thải từ nhà vệ sinh…
+ Đồ thủy tinh: chai lọ……
+ Đồ kim loại: Vỏ lon nƣớc, hộp đựng …
+ Đồ nhựa: hộp đựng, túi đựng hàng…
+ Rác, lá cây, đất đá…
* Thành phần hóa học:
+ Những chất vô cơ: Thành phần rác thải vô cơ nhƣ đất, cát, đá sỏi,

sành sứ, thủy tinh. Các loại hình chất thải này thƣờng có nguồn gốc từ hoạt
động xây dựng, sản xuất xi măng, khai thác khoáng sản, tro xỉ của các lò đốt
chất thải, lò luyện kim…[13]
+ Những chất hữu cơ: Thành phần chất thải rắn hữu cơ thƣờng có
nguồn gốc từ động vật và thực vật. Chất thải hữu cơ thƣờng là chất thải từ các
công đoạn chế biến thực phẩm nhƣ tôm, cua, cá… từ các phế phẩm nông lâm


7
nghiệp, chăn nuôi nhƣ rau, củ, quả, phân lợn, gà… Các chất thải hữu cơ
thƣờng đƣợc tái chế thành phân vi sinh hoặc có thể ủ sinh học để sinh ra khí
metan dùng cho việc cung cấp năng lƣợng nhiệt.
+ Chất thải dễ phân hủy sinh học: Chất thải rắn có thành phần dễ phân
hủy sinh học thƣờng là chất thải thực phẩm, chất thải nông nghiệp nhƣ rau,
thịt, phân gia súc, gia cầm. Chất thải loại này thƣờng đƣợc ủ sinh học để làm
phân compost (phân trộn) hoặc ủ lên men tạo thành khí metan.[9]
+ Thành phần tái chế đƣợc: Chất thải rắn có thành phần có thể tái chế
đƣợc thƣờng hay đƣợc phân loại tại nguồn từ các hộ gia đình, cơ quan, trƣờng
học, chất thải công nghiệp. Ví dụ chất thải tái chế đƣợc nhƣ kim loại, nhựa,
cao su, giấy, thủy tinh, chất thải điện tử… Ngày nay, nhiều loại chất thải tái
chế rất đa dạng nhƣ ắc qui, lốp xe, xỉ than của các lò đốt làm vật liệu xây
dựng, ngay cả bùn thải của công nghệ mạ niken, crôm cũng đƣợc thu hồi kim
loại, bùn đỏ của quá trình sản xuất oxit nhôm cũng đƣợc tái chế thành các vật
liệu khác nhau, …[10]
+ Thành phần gồm các nguyên tố: C, H, O, N, S, Cl và một số phân tro.
Bảng 2.2. Nguồn gốc các loại chất thải
Nguồn phát sinh
Khu dân cƣ

Khu thƣơng mại


Nơi phát sinh
Hộ gia đình, biệt thự,
chung cƣ.

Các dạng chất thải rắn
Thực phẩm dƣ thừa, giấy,
can nhựa, thuỷ tinh, can
thiếc, nhôm.

Nhà kho, nhà hàng, chợ, Giấy, nhựa, thực phẩm thừa,
khách sạn, nhà trọ, các thủy tinh, kim loại, chất thải
trạm sửa chữa và dịch vụ.

Cơ quan, công sở Trƣờng học, bệnh viện, văn
phòng, công sở nhà nƣớc.

nguy hại.
Giấy, nhựa, thực phẩm thừa,
thủy tinh, kim loại, chất thải
nguy hại.


8
Nguồn phát sinh
Công trình xây
dựng

Nơi phát sinh


Các dạng chất thải rắn

Khu nhà xây dựng mới,
sửa chữa nâng cấp mở Gạch, bêtông, thép, gỗ,
rộng đƣờng phố, cao ốc, thạch cao, bụi…
san nền xây dựng.

Khu công cộng

Đƣờng phố, công viên, khu
vui chơi giải trí, bãi tắm.

Nhà máy xử lý
chất thải đô thị

Rác vƣờn, cành cây cắt tỉa,
chất thải chung tại các khu
vui chơi, giải trí.

Nhà máy xử lý nƣớc cấp,
nƣớc thải và các quá trình Bùn, tro
xử lý chất thải công nghiệp
khác.
Công nghiệp xây dựng, chế

Công nghiệp

tạo, công nghiệp nặng, nhẹ,
lọc dầu, hoá chất, nhiệt
điện.


Nông nghiệp

Đồng cỏ, đồng ruộng, vƣờn
cây ăn quả, nông trại.

Chất thải do quá trình chế
biến công nghiệp, phế liệu
và các rác thải sinh hoạt.
Thực phẩm bị thối rữa, sản
phẩm nông nghiệp thừa, rác,
chất độc hại.
[12]

2.1.5. Thành phần và tính chất nước thải sinh hoạt
Thành phần và tính chất của nƣớc thải sinh hoạt phụ thuộc rất nhiều
vào nguồn nƣớc thải. Ngoài ra lƣợng nƣớc thải ít hay nhiều còn phụ thuộc vào
tập quán sinh hoạt.
Thành phần nƣớc thải sinh hoạt gồm 2 loại:
- Nƣớc thải nhiễm bẩn do chất bài tiết con ngƣời từ các phòng vệ sinh:
Nƣớc thải từ khu vệ sinh này có màu, mùi và chứa các thành phần chủ
yếu nhƣ các chất hữu cơ: phân, nƣớc tiểu, cặn bẩn lơ lửng, tạp chất và các vi


9
rút, vi sinh vật gây bệnh. Các thành phần ô nhiễm nhƣ BOD5, COD, Ni tơ,
phốt pho chiếm tỷ lệ lớn gây nên hiện tƣợng phú dƣỡng ảnh hƣởng tiêu cực
đến các hệ sinh thái nƣớc, hồ, tăng mức độ ô nhiễm không khí, ảnh hƣởng đến
sinh hoạt của các khu dân cƣ, dân phố……Nƣớc thải này đƣợc thu gom và
phân hủy 1 phần trong bể tự hoại đƣa nồng độ các chất hữu cơ về ngƣỡng để

phù hợp với quá trình xử lý sau đó. Tuy nhiên, để phòng tránh, giảm thiểu
mức độ ảnh hƣởng của loại nƣớc thải này đến sinh hoạt nên sử dụng men vi
sinh môi trƣờng để cho vào bể tự hoại qua bồn cầu để khử mùi hôi, các chất
hữu cơ, để nƣớc trong hơn, ít vi khuẩn và không bị tắc nghẽn bồn cầu.[11]
- Nƣớc thải từ chất thải sinh hoạt
Nƣớc thải từ khu vực nấu, rửa ở nhà bếp
Nƣớc thải khu vực này thƣờng thải qua quá trình rửa rau, củ quả, vệ
sinh bát đĩa, nồi xoong,.. cho việc nấu nƣớng nên thƣờng chứa nhiều dầu mỡ,
lƣợng rác, cặn cao và 1 phần chất tẩy rửa. Vì vậy cần tách mỡ trƣớc khi đƣa
vào hệ thống nƣớc thải bằng cách sử dụng phƣơng pháp hút dầu mỡ trong
nƣớc thải hoặc bẫy mỡ để mỡ không bám vào thành cống gây tắc nghẽn, khó
thoát nƣớc và bốc mùi hôi.
Nƣớc thải từ khu vực sử dụng để tắm giặt
Nƣớc thải từ khu vực tắm giặt này hầu nhƣ chỉ chứa các thành phần hóa
chất từ chất tẩy rửa nhƣ xà phòng, bột giặt, sữa tắm… Nƣớc thải này cần có
phƣơng pháp xử lý riêng, khác biệt so với các loại nƣớc thải trên.
Đặc tính và thành phần tính chất của nƣớc thải sinh hoạt từ các khu
phát sinh nƣớc thải này đều giông nhau, chủ yếu là các chất hữu cơ, trong đó
phần lớn các loại carbonhydrate, protein, lipid là các chất dễ bị vi sinh vật
phân hủy. Khi phân hủy thì vi sinh vật cần lấy oxi hòa tan trong nƣớc để
chuyển hóa các chất hữu cơ trên thành CO2, N2, H2O, CH4… Chỉ thị cho
lƣợng chất hữu cơ có trong nƣớc thải có khả năng bị phân hủy hiếu khí bởi vi
sinh vật chính là chỉ số BOD5.


10
Chỉ số này biểu diễn lƣợng oxi cần thiết mà vi sinh vật phải tiêu thụ để
phân hủy lƣợng chất hữu cơ có trong nƣớc thải. Nhƣ vậy chỉ số BOD5 càng
cao cho thấy chất hữu cơ có trong nƣớc thải càng lớn, oxi hòa tan trong nƣớc
thải ban đầu bị tiêu thụ nhiều hơn, mức độ ô nhiễm của nƣớc thải cao hơn.


Hình 2.1. Thành phần nước thải sinh hoạt
2.2. Cở sở pháp lý
- Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy
định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trƣờng.
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều của
Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của chính phủ về
việc quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi
trƣờng.
- Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tƣớng Chính
phủ phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng
nghiêm trọng.
- TCVN 5999:1995 Chất lƣợng nƣớc - lấy mẫu, hƣớng dẫn lấy mẫu
nƣớc thải.
- TCVN 6663-3:2008 Hƣớng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.


11
- QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng
môi trƣờng không khí xung quanh
-QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nƣớc thải
sinh hoạt. [5]
2.3. Ảnh hưởng của chất thải sinh hoạt đến môi trường và sức khỏe
cộng đồng
Tác hại, nguy cơ của chất thải sinh hoạt đối với môi trường và sức
khỏe cộng đồng
a) Ảnh hưởng của chất thải sinh hoạt đối với môi trường
Rác thải ảnh hƣởng rất lớn đến nguồn nƣớc. Rác thải là những chất thải
liên quan đến những hoạt động của con ngƣời, nguồn tạo thành chủ yếu từ các
khu dân cƣ, cơ quan, trƣờng học, bệnh viện, các trung tâm dịch vụ và thƣơng

mại. Các loại chất thải nhƣ kim loại, sành sứ, đất, gạch ngói vỡ, đá, cao
su,nhựa, thực phẩm dƣ thừa hoặc hết hạn sử dụng, xƣơng động vật, lông gà
vịt, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả… đƣợc đổ trực tiếp xuống sông hồ
không những gây ô nhiễm trên bề mặt mà còn ô nhiễm cả mạch nƣớc ngầm.
Trong điều kiện thời tiết nắng nóng thì rác thải sẽ dễ phân hủy và tạo ra
những mùi rất khó chịu gây ô nhiễm môi trƣờng. Còn khi trời mƣa thì rác thải
sẽ theo dòng chảy chảy đi gây ô nhiễm bề mặt nƣớc. Thông thƣờng, rác thải
sẽ mạng các loại vi sinh vật, chất hữu cơ, kim loại nặng đƣa vào môi trƣờng
gây ô nhiễm môi trƣờng. Một điều đáng chú ý là những chất này sẽ ngấm vào
nƣớc sinh hoạt hoặc nƣớc canh tác, từ đó sẽ tích lũy dần và gây nhiều bênh
nguy hiểm cho con ngƣời và động vật. Hiện nay, có rất nhiều con sông bị ô
nhiễm do chất thải mà con ngƣời vẫn đang phải sống chung với nó, vẫn phải
dùng nƣớc ô nhiễm để sinh hoạt và nấu nƣớng. Sử dụng nguồn nƣớc đã bị ô
nhiễm lâu dần sẽ rất có hại cho sức khỏe và từ đó những căn bệnh nguy hiểm
sẽ tìm đến với con ngƣời, điều đó giải thích vì sao những làng ung thƣ xuất


12
hiện ngày càng nhiều hơn, nguyên nhân cũng chủ yếu là do sử dụng nƣớc
không đảm bảo chất lƣợng.[12]
b) Ảnh hưởng của chất thải sinh hoạt đến sức khỏe cộng đồng
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội thì tình trạng ô nhiễm môi
trƣờng do rác thải sinh hoạt càng trở nên phổ biến, không chỉ với các khu đô
thị, thành phố mà nông thôn cũng vậy.Chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh
những bãi rác công cộng ngay bên lề đƣờng không đƣợc đổ đúng nơi quy
định đang bốc mùi hôi thối mà không có các giải pháp thu gom hay xử lý.
Trên các tuyến đƣờng thành, thị, huyện, xã nhiều đoạn hai bên đƣờng có vô
số những đống rác thải do một số ngƣời dân sinh sống gần đƣờng chở rác thải
đến đổ thành đống. Hoặc dọc những kênh mƣơng nhiều nơi rác thải trôi lềnh
bềnh trên mặt nƣớc với mật độ ngày càng dày đặc. Đây là bãi rác tự phát do

ngƣời dân ở gần đổ ra vì do ý thức của ngƣời dân còn hạn chế, có nhiều vùng
còn chƣa có bãi rác tập chung và không có đội thu gom rác thải.
Rác thải đƣợc vứt ở mọi nơi và ngay ở đầu nguồn nƣớc . Đối với thành
phố, đô thị lƣợng rác thải ra hàng ngày khá lớn, tuy nhiên do có hệ thống thu
gom và xử lý rác nên tình trạng ô nhiễm do rác thải có phần đƣợc cải thiện.
Về tình trạng ô nhiễm nƣớc ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp,
hiện nay ở nƣớc ta có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ
sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con ngƣời và gia súc không
đƣợc xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm
nguồn nƣớc về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càngcao.
Theo ƣớc tính,mỗi năm sinh hoạt nông thôn thải ra môi trƣờng trên
10 triệu tấn, đa số trong số rác thải này chƣa đƣợc thu gom và xử lý đúng
quy định.
Những bãi rác không tƣờng rào, không một bóng cây. Mùa hè, rác thải
phát tán theo gió. Mùa mƣa, cả bãi rác ngập chìm trong nƣớc rồi chảy trôi


13
lênh láng trên mặt đƣờng, rỉ rác ngấm theo nƣớc mƣa xuống lòng đất hay
chảy theo nƣớc, gây ô nhiễm nguồn nƣớc mặt, nƣớc ngầm.[12]
2.4. Thực trạng thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt trên thế giới và Việt Nam
2.4.1 Thực trạng thu gom xử lý rác thải sinh hoạt trên Thế giới
Trên thế giới, các nƣớc phát triển đã có những mô hình phân loại và
thugom rác thải rất hiệu quả:
California: Nhà quản lý cung cấp đến từng hộ gia đình nhiều thùng rác
khác nhau. Kế tiếp rác sẽ đƣợc thu gom, vận chuyển, xử lý hoặc tái chế, rác
đƣợc thu gom 3 lần/tuần với chi phí phải trả là 16,39 USD/tháng. Nếu có
những phát sinh khác nhau nhƣ: Khối lƣợng rác tăng hay các xe chở rác phải
phục vụ tận sâu trong các tòa nhà lớn, giá phải trả sẽ tăng thêm 4,92
USD/tháng. Phí thu gom rác đƣợc tính dựa trên khối lƣợng rác, kích thƣớc

rác, theo cách này có thể hạn chế đƣợc đáng kể lƣợng rác phát sinh. Tất cả
chất thải rắn đƣợc chuyển đến bãi rác với giá 32,38 USD/tấn. Để giảm giá
thành thu gom rác, thành phố cho phép nhiều đơn vị cùng đấu thầu việc thu
gom và chuyên chở rác
Nhật Bản: Các gia đình Nhật Bản đã phân loại chất thải thành 3 loại
riêng biệt và cho vào 3 túi với màu sắc khác nhau theo quy định: rác hữu cơ,
rác vô cơ, giấy, vải, thủy tinh, rác kim loại. Rác hữu cơ đƣợc đƣa đến nhà
máy xử lý rác thải để sản xuất phân vi sinh. Các loại rác còn lại: giấy, vải,
thủy tinh, kim loại,... đều đƣợc đƣa đến cơ sở tái chế hàng hóa. Tại đây, rác
đƣợc đƣa đến hầm ủ có nắp đậy và đƣợc chảy trong một dòng nƣớc có thổi
khí rất mạnh vào các chất hữu cơ và phân giải chúng một cách triệt để.Sau
quá trình xử lý đó, rác chỉ còn nhƣ một hạt cát mịn và nƣớc thải giảm ô
nhiễm.Các cặn rác không còn mùi sẽ đƣợc đem nén thành các viên gạch lát
vỉa hè rất xốp, chúng có tác dụng hút nƣớc khi trời mƣa.
Mỹ: Hàng năm, rác thải sinh hoạt của các thành phố Mỹ lên tới 210
triệu tấn. Tính bình quân mỗi ngƣời dân Mỹ thải ra 2kg rác/ngày. Hầu nhƣ


14
thành phần các loại rác thải trên đất nƣớc Mỹ không có sự chênh lệch quá lớn
về tỷ lệ, cao nhất không phải là thành phần hữu cơ nhƣ các nƣớc khác mà là
thành phần chất thải vô cơ (giấy các loại chiếm đến 38%), điều này cũng dễ lý
giải đối với nhịp điệu phát triển và tập quán của ngƣời Mỹ là việc thƣờng
xuyên sử dụng các loại đồ hộp, thực phẩm ăn sẵn cùng các vật liệu có nguồn
gốc vô cơ. Trong thành phần các loại sinh hoạt thực phẩm chỉ chiếm 10,4%
và tỷ lệ kim loại cũng khá cao là 7,7%. Nhƣ vậy rác thải sinh hoạt các loại ở
Mỹ có thể phân loại và xử lý chiếm tỉ lệ khá cao (các loại khó hoặc không
phân giải đƣợc nhƣ kim loại, thủy tinh, gốm, sứ chiếm khoảng 20%) [7].
Pháp: Ở nƣớc này quy định phải đựng các vật liệu, nguyên liệu hay
nguồn năng lƣợng nhất định để tạo điều kiện dễ dàng cho việc khôi phục lại

các vật liệu thành phần. Theo đó đã có các quyết định cấm các cách xử lý hỗn
hợp mà phải xử lý theo phƣơng pháp nhất định. Chính phủ có thể yêu cầu các
nhà chế tạo và nhập khẩu không sử dụng các vật liệu tận dụng để bảo vệ môi
trƣờng hoặc giảm bớt sự thiếu hụt một vật liệu nào đó.Tuy nhiên cần phải
tham khảo và thƣơng lƣợng để có sự nhất trí cao của các tổ chức, nghiệp đoàn
khi áp dụng các yêu cầu này.
Singapore: Đây là nƣớc đô thị hóa 100% và là đô thị sạch nhất trên thế
giới. Để có đƣợc kết quả nhƣ vậy, Singapore đầu tƣ cho công tác thu gom,
vận chuyển và xử lý đồng thời xây dựng một hệ thống luật pháp nghiêm khắc
làm tiền đề cho quá trình xử lý rác thải tốt hơn. Rác thải ở Singapore đƣợc thu
gom và phân loại bằng túi nilon. Các chất thải có thể tái chế đƣợc, đƣợc đƣa
về các nhà máy tái chế còn các loại chất thải khác đƣợc đƣa về nhà máy khác
để thiêu hủy. Ở Singapore có 2 thành phần chính tham gia vào thu gom và xử
lý các rác thải sinh hoạt từ các khu dân cƣ và công ty, hơn 300 công ty tƣ
nhân chuyên thu gom rác thải công nghiệp và thƣơng mại. Tất cả các công ty
này đều đƣợc cấp giấy phép hoạt động và chịu sự giám sát kiểm tra trực tiếp
của Sở Khoa học công nghệ và môi trƣờng.


15
Ngoài ra, các hộ dân và các công ty của Singapore đƣợc khuyến khích
tự thu gom và vận chuyển rác thải cho các hộ dân vào các công ty. Chẳng
hạn, đối với các hộ dân thu gom rác thải trực tiếp tại nhà phải trả phí 17 đôla
Singapore/tháng, thu gom gián tiếp tại các khu dân cƣ chỉ phải trả phí 7 đôla
Singapore/tháng.[7]
Bảng 2.3: Tình hình xử lý chất thải sinh hoạt nguy hại
ở một số nƣớc trên thế giới
Tên
nƣớc


Malaysia

Phƣơng
pháp xử

Thiêu đốt



Mô hình
xử lý

Xử lý bên
ngoài cơ sở y
tế/tập trung

Pháp
Khử khuẩn
/ thiêu đốt
Xử lý bên
ngoài cơ
sở y tế/tập
trung

Hồng
Kông
Thiêu đốt

Xử lý tại
chỗ/phân

tán

Nhật Bản

Thái Lan

Thiêu đốt

Thiêu đốt

Xử lý bên

Xử lý bên

ngoài cơ

ngoài cơ

sở y tế/tập

sở y tế/tập

trung

trung

(Nguồn: Công ty BURGEAP - Pháp,2013)[7]
 Xử lý chất thải sinh hoạt trên thế giới
Công nghệ xử lý CTSH hiện hành trên thế giới bao gồm khử khuẩn và
thiêu đốt. tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi nƣớc về khả năng tài chính, điều

kiện công nghệ, diện tích đất đai, chiến lƣợc, quan điểm và các tiêu chuẩn về
bảo vệ môi trƣờng mà điều kiện lựa chọn công nghệ xử lý cho phù hợp
- Công nghệ khử khuẩn: Khử khuẩn có mục đích là biến chất thải thành
chất thải không nguy hại. Chất thải sau khi đƣợc khử khuẩn sẽ đƣợc đem về
nơi tiêu hủy cuối cùng.
Các công nghệ khử khuẩn chủ yếu hiện nay đang đƣợc áp dụng trên thế
giới hiện nay là:


16
+ Khử khuẩn bằng phản ứng hóa học
+ Khử khuẩn bằng nhiệt khô hoặc nhiệt ẩm
+ Khử khuẩn bằng vi song
- Công nghệ thiêu đốt: là quá trình đốt ở nhiệt độ cao, kết quả là làm
giảm đƣợc phần lớn thể tích và khối lƣợng chất thải rắn
2.4.2. Hiện trạng quản lý và xử lý chất thải sinh hoạt Việt Nam
Việt Nam đang bƣớc vào giai đoạn phát triển công nhiệp hóa, hiện đại
hóa đất nƣớc.Công nghiệp hóa, đô thị hóa và dân số tăng nhanh cùng với mức
sống đƣợc nâng cao là những nguyên nhân chính dẫn đến lƣợng phế thải phát
sinh ngày càng lớn. Chính do tốc độ phát triển kinh tế - xã hội khả năng đầu
tƣ có hạn, việc quản lý chƣa chặt chẽ cho nên việc quản lý tại các khu đô thị,
các nơi tập chung dân cƣ với số lƣợng lớn, các khu công nghiệp, mức độ ô
nhiễm do chất thải rắn gây ra thƣờng vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.
Hầu hết các bãi rác trong các đô thị từ trƣớc đến nay không theo quy hoạch
tổng thể, nhiều thành phố, thị xã, thị trấn chƣa có quy hoạch bãi chôn lấp chất
thải. Việc thiết kế và xử lý chất thải hiện tại ở các đô thị đã có bãi chôn lấp lại
chƣa thích hợp, chỉ là những nơi đổ rác không đƣợc chèn lót kỹ, không đƣợc
che đậy, do vậy đang tạo ra sự ô nhiễm nặng nề tới môi trƣờng đất, nƣớc,
không khí… ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng.[2]
Hiện nay ở tất cả các thành phố, thị xã, đã thành lập các công ty môi

trƣờng đô thị có chức năng thu gom và quản lý rác thải. Nhƣng hiệu quả của
công việc thu gom, quản lý rác thải còn kém, chỉ đạt từ 30-70% do khối lƣợng
rác phát sinh hàng ngày còn rất lớn. Trừ lƣợng rác thải đã quản lý số còn lại
ngƣời ta đổ bừa bãi xuống các sông, hồ, ngòi, ao, khu đất trống làm ô nhiễm
môi trƣờng nƣớc và không khí.
Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh đã trở thành
nhân tố tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.Tuy nhiên,
bên cạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội, đô thị hóa quá nhanh đã tạo ra sức


17
ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm chất lƣợng môi trƣờng và phát triển không
bền vững.Lƣợng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp
ngày càng nhiều với thành phần phức tạp (Cục BVMT, 2016)[8]
Lƣợng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại các đô thị ở nƣớc ta đang có
xu thế phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Tỷ
lệ tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu hƣớng mở rộng, phát triển mạnh
cả về quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp, nhƣ các đô thị tỉnh Phú Thọ
(19,9%), thành phố Phủ Lý (17,3%), Hƣng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%),...
Các đô thị khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh CTRSH tăng đồng đều hàng
năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%). Tổng lƣợng phát sinh CTRSH tại các đô
thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh
tế của các tỉnh thành trên cả nƣớc lên đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó CTRSH
phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ và kinh doanh là chủ yếu.
Lƣợng còn lại từ các công sở, đƣờng phố, các cơ sở y tế.Kết quả điều tra tổng
thể năm 2015 - 2016 cho thấy, lƣợng CTRSH đô thị phát sinh chủ yếu tập trung
ở 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tuy chỉ có 2 đô thị nhƣng
tổng lƣợng CTRSH phát sinh tới 8.000 tấn/ngày (2.920.000 tấn/năm) chiếm
45,24% tổng lƣợng CTRSH phát sinh từ tất cả các đô thị.[8]
2.5. Tình Hình quản lý chất thải tại Thái Nguyên

Theo Báo cáo hiện trạng môi trƣờng tỉnh Thái Nguyên năm 2015 , tính
đến thời điểm tháng 6/2015 hầu hết các thị trấn thuộc các huyện thị đều có
hợp tác xã thu gom rác thải sinh hoạt:
Bảng 2.4. Lƣợng rác thải sinh hoạt tại tỉnh Thái Nguyên 2015

Tên

Dân số tỉnh Thái Nguyên
1190 nghìn ngƣời
Thành thị

Nông thôn

Lƣợng CTR phát sinh
Thành thị
(tấn/ngày)

Nông thôn
(tấn/ngày)

TỉnhThái
416.5
773.5
249.90
464.1
Nguyên
(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên năm 2015 )



×