Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt kí túc xá k – đại học thái nguyên bằng phương pháp lọc sinh học tuần hoàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (505.15 KB, 48 trang )

ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM THỊ HƯƠNG LAN

Tên đề tài:

“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
KÍ TÚC XÁ K – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN BẰNG
PHƯƠNG PHÁP LỌC SINH HỌC TUẦN HOÀN”

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Liên thông chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trường

Khoa

: Môi trường

Lớp

: K9 - KHMT

Khóa học


: 2013 - 2015

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Hoàng Thị Lan Anh

THÁI NGUYÊN - 2014


LỜI CẢM ƠN
Sau khi học tập và rèn luyện trong nhà trường, được sự dạy bảo tận tình
của các thầy cô giáo, đặc biệt là các thầy cô trong khoa Môi trường, đến nay
tôi đã thực tập xong và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu
Trường Đại Học Nông lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường
cùng toàn thể thầy cô giáo trong khoa.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cán bộ, nhân viên phòng thí
nghiệm Khoa Môi trường – Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn Ths. Hoàng Thị
Lan Anh đã hết lòng tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tốt nghiệp và
hoàn thành tốt chương trình học tập và rèn luyện trong nhà trường.
Trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, do thời gian có hạn và
trình độ ban thân còn hạn chế nên khóa luận của tôi không tránh khỏi những
thiếu sót, vì vậy kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô
giáo và bạn đồng nghiệp để khóa luận được đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, tháng 08 năm 2014
Sinh viên

Phạm Thị Hương Lan



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thành phần của nước thải sinh hoạt ................................................. 6
Bảng 4.1. Hiện trạng phát sinh nước thải sinh hoạt khu KTX K - Đại học
Thái Nguyên ........................................................................... 29
Bảng 4.2. Các chỉ tiêu đặc trưng của nước thải trong khu vực nghiên cứu .... 30
Bảng 4.3. Kết quả xử lý nước thải sinh hoạt với thời gian lưu nước 10h ....... 32
Bảng 4.4. Kết quả xử lý nước thải sinh hoạt với thời gian lưu nước 24h ....... 33
Bảng 4.5. Kết quả xử lý nước thải với thời gian lưu nước 48h ...................... 34
Bảng 4.6. Bảng tổng hợp hiệu suất xử lý theo thời gian ................................. 35
Bảng 4.7. Hiệu quả xử lý BOD5 ...................................................................... 36
Bảng 4.8. Hiệu quả xử lý tổng N .................................................................... 37
Bảng 4.9. Hiệu quả xử lý P ............................................................................. 37
Bảng 4.10. Hiệu quả xử lý TSS....................................................................... 38


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Phân loại phương pháp xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học .... 9
Hình 3.1. Mô hình bể lọc sinh học với vật liệu lọc nổi................................... 26
Hình 4.1. Các thành phần ô nhiễm chính có trong nước thải sinh hoạt khu
KTX K ...................................................................................... 30
Hình 4.2. Kết quả xử lý nước thải sinh hoạt với thời gian lưu nước 10h ....... 32
Hình 4.3. Kết quả xử lý nước thải sau thời gian lưu nước 24h ....................... 33
Hình 4.4. Kết quả xử lý nước thải với thời gian lưu nước 48h ....................... 34
Hình 4.5. Hiệu suất xử lý của hệ thống theo thời gian ................................... 35
Hình 4.6. Hiệu quả xử lý BOD5 ...................................................................... 36
Hình 4.7. Hiệu quả xử lý tổng N ..................................................................... 37
Hình 4.8. Hiệu quả xử lý TSS ......................................................................... 38



DANH MỤC VIẾT TẮT
Viết đầy đủ

Từ viết tắt
BOD

Nhu cầu ô xy sinh hóa hay lượng oxy cần cung cấp để
oxy hóa các chất hữu cơ trong nước bởi vi sinh vật

BOD5

Lượng oxy hòa tan mà quá trình phân hủy sinh học trong
5 ngày

COD

Nhu cầu oxy hóa học là lượng oxy cần thiết để oxy hóa
tất cả các hợp chất hữu cơ và vô cơ trong nước

DO

Lượng oxy hòa tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp
của sinh vật

BTNMT

Bộ tài nguyên môi trường

QCVN


Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

UBND

Ủy ban nhân dân

T-N

Tổng Nito

T-P

Tổng photpho

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng

KTX

Ký túc xá


MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1

1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu............................................................................... 2
1.3. Yêu cầu của đề tài ................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................... 3
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ................................ 3
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất ....................................................... 3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................... 4
2.1.1. Cơ sở pháp lý .................................................................................... 4
2.1.2. Cơ sở lý luận ..................................................................................... 5
2.1.3. Cơ sở thực tiễn ................................................................................ 20
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................... 22
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................. 22
2.5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................... 23
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....24
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 24
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................ 24
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 24
3.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 24
3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp................................ 24
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp .............................................. 24
Phần 4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC .................................................................. 29
4.1. Hiện trạng nước thải sinh hoạt khu ký túc xá K – Đại học Thái Nguyên .. 29
4.2. Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của mô hình xử lý nước thải
sinh hoạt bằng công nghệ lọc sinh học tuần hoàn theo thời gian khác nhau ....... 31
4.4.1. Hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp lọc sinh học
tuần hoàn sau 10 giờ ................................................................................. 31


4.4.2. Hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp lọc sinh học

tuần hoàn sau 24 giờ ................................................................................. 33
4.4.3. Hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp lọc sinh học
tuần hoàn sau 48 giờ ................................................................................. 34
4.4.4. Tổng hợp kết quả nghiên cứu hiệu suất xử lý nước thải sinh hoạt
bằng phương pháp lọc sinh học tuần hoàn theo thời gian ........................ 35
4.4.5. Hiệu quả xử lý các chất ô nhiễm theo thời gian ............................. 36
Phần 5. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ ............................................................... 39
5.1. Kết luận ................................................................................................. 39
5.2. Đề nghị .................................................................................................. 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 41


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nước là tài sản chung của nhân loại nó có vai trò quan trọng trong việc
đảm bảo sự sống của con người và sinh vật. Không có nước thì sự sống của
muôn loài trên hành tinh không thể tồn tại được. Hơn 70% diện tích của Trái
Đất được bao phủ bởi nước. Lượng nước trên Trái Đất có vào khoảng 1,38 tỉ
km³ trong đó 97,4% là nước mặn trong các đại dương trên thế giới, phần còn
lại 2,6% là nước ngọt tồn tại chủ yếu dưới dạng băng tuyết đóng ở hai cực và
trên các ngọn núi và chỉ có 0,3% nước trên toàn thế giới (hay 3,6 triệu km³
nước) là có thể sử dụng làm nước sinh hoạt cho con người. Việc cung cấp
nước phục vụ cho sinh hoạt sẽ là một trong những thử thách lớn nhất của loài
người trong vài thập niên tới đây [9].
Con người khai thác nước từ các nguồn tự nhiên và sử dụng cho nhiều
mục đích khác nhau như phục vụ ăn uống sinh hoạt của chính con người,
nước dùng cho các mục dích hoạt động nông nghiệp, cho sản xuất công

nghiệp, cho các hoạt động giao thông, cho rất nhiều hình thức dịch vụ ...
Nước sử dụng cho những mục đích trên lại được thải lại vào chính nguồn
nước nơi mà con người đã khai thác cho mục đích sử dụng của mình. Tất cả
những hoạt động đó do thiếu quản lý hay thiếu hiểu biết đã dẫn đến tình trạng
ô nhiễm nguồn nước và nhiều nơi đã trở nên trầm trọng.
Trường Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên là một trường có diện
tích khá rộng, trong khuôn viên của trường có tới 16 dãy nhà 5 tầng nằm
trong khu nội trú của các trường Đại học Nông lâm, Đại học Kinh tế và Quản
trị kinh doanh, Đại học Khoa học và khoa Ngoại ngữ của Đại học Thái
Nguyên với khoảng trên 3000 sinh viên. Cũng vì lý do này mà lượng nước
thải ở đây cao gấp nhiều lần so với kí túc xá của các trường khác.


2

Nước thải sinh hoạt từ khu kí túc xá K - Đại học Thái Nguyên là nguồn
nước thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của sinh viên như nước thải từ
nhà vệ sinh, từ quá trình tắm rửa, giặt quần áo… thành phần chủ yếu của nước
thải sinh hoạt là BOD5, COD, nito, photpho và vi sinh vật. Nếu lượng nước
thải này không được xử lý sẽ làm ô nhiễm khu vực tiếp nhận, gây ảnh hưởng
trực tiếp hoặc gián tiếp đến con người.
Để góp phần nghiên cứu các giải pháp công nghệ nhằm làm sạch nước ô
nhiễm và trên cơ sở đó có thể tái sử dụng nước, nhất là bảo vệ chất lượng nước
các thuỷ vực gần khu vực dân cư, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu mô hình thực
nghiệm có tên là: “Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt kí túc xá K –
Đại học Thái Nguyên bằng phương pháp lọc sinh học tuần hoàn”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng, mức độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt khu kí túc
xá K – Đại học Thái Nguyên;
- Xây dựng mô hình lọc sinh học tuần hoàn;

- Đánh giá khả năng xử lý nước thải sinh hoạt của mô hình lọc sinh học
tuần hoàn theo thời gian;
- Đề xuất phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt có tính khả thi, có hiệu
quả, dễ vận hành và chi phí thấp.
- Nâng cao hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ mới, phù
hợp với điều kiện của Việt Nam.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Lắp đặt mô hình thí nghiệm xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương
pháp lọc sinh học tuần hoàn.
- Lấy mẫu, phân tích hàm lượng BOD5, COD, T-N, T-P, TSS trong nước
thải sinh hoạt đầu vào và nước sau khi qua hệ thống thí nghiệm.


3

- So sánh, đánh giá kết quả phân tích trong nước thải trước và sau xử lý,
đưa ra hiệu suất xử lý.
- Đánh giá hiệu suất xử lý với các khoảng thời gian khác nhau.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm phục vụ cho thực tế
công việc.
- Giúp vận dụng và trau dồi các kiến thức đã học.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Kết quả nghiên cứu sẽ xác định được khả năng xử lý của mô hình đối
với môi trường nước thải sinh hoạt, các thông số này rất cần thiết để tính toán
ra một hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung.


4


Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở pháp lý
2.1.1.1. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tài nguyên nước của
Việt Nam
- Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005 được Quốc hội nước Công hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11
năm 2005;
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012
của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Nghị định 34/2005/NĐ-CP của Chính phủ về quyết định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước;
- Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 08 năm 2014 về thoát nước
và xử lý nước thải;
- Quyết định 879/ QĐ-TCMT về việc ban hành sổ tay hướng dẫn tính
toán chỉ số chất lượng nước.
- Quyết định số 02/2008/QĐ-UBND V/v qu định chế độ thu, nộp, quản
lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên
nước, xả nước vào nguồn nước và hành nghề khoan nước;
- Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND V/v quy định chế độ thu, nộp, quản
lý và sử dụng phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác sử dụng nước
dưới đất;
2.1.1.2. Các tiêu chuẩn Việt Nam liên quan
- QCVN 24:2009/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước thải;
- QCVN 08:2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt;
- QCVN 02:2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt;

- Quyết định số 09/2005/QĐ-BYT về tiêu chuẩn nước sạch;


5

2.1.2. Cơ sở lý luận
2.1.2.1. Tổng quan về nước thải sinh hoạt
* Khái niệm nước thải sinh hoạt
Theo Lâm Minh Triết (2008), nước thải sinh hoạt là lượng nước được
thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của cộng đồng như tắm,
giặt, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân…chúng được thải bỏ ra từ các căn hộ, cơ quan,
trường học, bệnh viện, chợ và các công trình công cộng khác [2].
Để xác định lưu lượng nước thải cho một khu vực thì giá trị thường ước
lượng trên dân số của khu vực. Theo Trần Đức Hạ (2006) thì lượng nước thải
sinh hoạt vào khoảng 80-90% so với lưu lượng nước cấp [4].
* Phân loại nước thải sinh hoạt
+ Nước thải từ khu vệ sinh hay còn gọi là nước đen:
Nước đen là nước thải từ nhà vệ sinh chứa phần lớn các chất ô nhiễm
như phân, nước tiểu, thức ăn thừa… chứa các vi sinh vật gây bệnh.
Thành phần ô nhiễm chính đặc trưng BOD5, COD, Nito, Photpho, TSS
cao. Trong nước thải sinh hoạt, nếu không loại bỏ được hàm lượng Nito và
Photpho trước khi ra nguồn tiếp nhận sẽ gây nên hiện tượng phú dưỡng.
Nước thải khu vệ sinh thường được thu gom và xử lý một phần trong bể
tự hoại để làm giảm nồng độ các chất ô nhiễm đến ngưỡng phù hợp với các
quá trình xử lý tiếp theo.
+ Nước thải khu nhà bếp:
Nước thải khu nhà bếp có đặc trưng là nước chứa thành phần hàm lượng
dầu mỡ cao, lượng cặn và rác lớn. Lượng dầu mỡ này có thể gây ảnh hưởng
đến quá trình xử lý đằng sau.
+ Nước thải từ khu tắm giặt hay còn gọi là nước xám:

Loại nước này chứa thành phần các chất ô nhiễm không đáng kể, do đó
không cần xử lý sơ bộ mà đưa luôn vào hệ thống xử lý phía sau. Nước thải
giặt có tính chất hoàn toàn khác với hai loại nước thải trên, hàm lượng các
chất hữu cơ cũng không đáng kể mà chủ yếu là các hóa chất dùng để tẩy rửa.
* Thành phần nước thải sinh hoạt


6

Nước thải sinh hoạt thường không phức tạp như nguồn nước thải công
nghiệp vì nó không có nhiều thành phần độc hại như các hóa chất công
nghiệp. Thành phần của nước thải sinh hoạt được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.1.Thành phần của nước thải sinh hoạt
Các chất (mg/l)

Mức độ ô nhiễm
Nặng
1000

Trung bình
500

Thấp
200

Chất rắn hòa tan

700

350


120

Chất rắn không hòa tan

300

150

8

Tổng chất rắn lơ lửng

600

350

120

Chất rắn lắng

12

8

4

Nhu cầu oxy sinh hóa
BOD5


300

200

100

Oxi hòa tan

0

0

0

Tổng N

85

50

25

Clorua

175

100

0.1


Độ kiềm (mg CaCO3)

200

100

15

Chất béo

40

20

50

Tổng Photpho

20

8

0

Tổng chất rắn (TS)

(Nguồn: Metcalf & Eddy Wastewater Engineering – Treatment and Reuse,
Fourth Edition, McGraw Hill. Inc, 2003)
2.1.2.2. Sơ lược tình trạng ô nhiễm nguồn nước hiện nay
Nước là nhân tố không thể thiếu của mọi hoạt động của tất cả các hệ sinh

thái bao gồm cả con người.
Chất lượng nước là yếu tố quyết định cho mục đích sử dụng nước khác
nhau. Nếu chất lượng nước kém so với yêu cầu sử dụng thì tức là nước đã bị ô
nhiễm. Vì vậy người ta đã xây dựng các loại tiêu chuẩn để quy định chất
lượng nước cho các mục đích sử dụng khác nhau như nước dùng cho uống,
nước dùng cho sinh hoạt, nước dùng cho nước cấp, nước nông nghiệp, công


7

nghiệp .... Nói chung người ta sử dụng các thông số về tính chất vật lý, hoá
học và sinh học để biểu hiện tính chất của nước, thí dụ:
+ Chất lượng vật lý: độ trong, độ đục, độ màu...
+ Chất lượng hoá học: pH, DO (oxy hoà tan), BOD (nhu cầu oxy sinh
hoá), COD (nhu cầu oxy hoá học), kim loại ...
+ Chất lượng sinh học: số lượng khuẩn các loại...
Khi nước chịu tác động của các chất bẩn từ các hoạt động tự nhiên hay
nhân tạo chất lượng nước sẽ xấu đi so với yêu cầu hay so với tiêu chuẩn quy
định, khi đó nước trở thành bị ô nhiễm.
Trong nhiều thập kỷ gần đây, do thiếu hiểu biết và thiếu các biện pháp
quản lý cho nên nhiều nơi trên thế giới và cả ở Việt Nam hiện nay một số
nguồn nước, bao gồm cả nước mặt và nước ngầm đã bị ô nhiễm bởi nhiều
chất ô nhiễm khác nhau và từ các nguồn ô nhiễm khác nhau.
Chúng ta biết rắng 3/4 bề mặt trái đất là nước (khoảng 1,4 tỷ km3) trong
đó chỉ có một phần rất nhỏ là nước ngọt bao gồm cả nước mặt (sông, ngòi , hồ
, ao...) và nước ngầm chứa trong các tầng của địa quyển.
Con người khai thác nước phục vụ cho nhu cầu của mình. Theo số liệu
thống kê thì 73% lượng nước ngọt dùng cho sản xuất nông nghiệp, 21% dùng
cho sản xuất công nghiệp và 6% dùng cho sinh hoạt của con người. Lượng
nước ngọt vốn đã ít nhưng hiện nay đang chịu sự ô nhiễm nghiêm trọng do

các hoạt động của con người gây ra dẫn đến kết quả làm ảnh hưởng đến chất
lượng nước [10].
Thay đổi giá trị pH của nước ngọt do ô nhiễm bởi H2SO4, HN03,
NaOH,… khi pH thay đổi có nghĩa chất lượng nước cũng bị thay đổi.
Tăng hàm lượng các ion kim loại nặng trong nước tự nhiên, trước hết là:
Pb, Cu, Zn và PO42- , NO3- , NO2- . . .
Tăng hàm lượng các muối trong nước bề mặt và nước ngầm do chúng đi
vào môi trường nước cùng nước thải, từ khí thải và từ các chất thải rắn.
Tăng hàm lượng các hợp chất hữu cơ, đặc biệt là các chất khó bị huỷ
bằng con đường sinh học.


8

Giảm độ trong của nước dấn đến ngăn cản sự truyền ánh sáng vào nước, và
do đó dẫn đến làm giảm các phản ứng quang hợp đối với thực vật nước.
Nước thải bị ô nhiễm khi thải vào môi trường làm thay đổi đặc tính của
nước tự nhiên dẫn đến ảnh hưởng tới đời sống của các loài sinh vật trong đó
có con người. Việc bảo vệ không tốt tài nguyên nước là nguyên nhân dẫn đến
hàng năm khoảng 2/3 dân số thế giới không được cấp nước sạch và có 4,6
triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị chết do các bệnh tật vì nước sinh hoạt không sạch.
Nước thải sinh hoạt có chứa nhiều các hợp chất hữu cơ dễ hay khó phân
huỷ và hệ vi sinh vật rất đa dạng trong đó có tất cả các vi sinh vật hiếu khí,
yếm khí, virút gây bệnh, vi sinh vật gây bệnh đặc biệt là các bệnh truyền
nhiễm, tiêu hoá (tả , lỵ . . . ) . Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) ở các nước
đang phát triển có tới 60% dân số thiếu nước sạch để sử dụng và 80% bệnh tật
có liên quan đến nguồn nước bị nhiễm bẩn. Trên thế giới, mỗi ngày có 25.000
người, mỗi năm có 25 triệu trẻ em bị chết vì phải dùng nước bẩn. Nguyên
nhân là do bệnh tả một căn bệnh phổ biến do nguồn nước bị nhiễm bẩn.
Thương hàn cũng là một căn bệnh lan truyền qua đường uống.

2.1.2.3. Các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt phổ biến
Với thành phần ô nhiễm là các tạp chất nhiễm bẩn có tính chất khác
nhau, từ các loại chất không tan đến các chất ít tan và cả những hợp chất tan
trong nước, việc xử lý nước thải sinh hoạt là loại bỏ các tạp chất đó, làm sạch
nước và có thể đưa nước vào nguồn tiếp nhận hoặc đưa vào tái sử dụng. Việc
lựa chọn phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt thích hợp thường được căn
cứ trên đặc điểm của các loại tạp chất có trong nước thải, căn cứ dựa vào chất
thải sinh hoạt sau khi đã phân loại. Các phương pháp chính thường được sử
dụng trong các công trình xử lý nước thải sinh hoạt là:
+ Phương pháp xử lý sinh học
+ Phương pháp xử lý hóa lý
+ Phương pháp xử lý hóa học
Phương pháp xử lý sinh học
Bản chất của phương pháp này là sử dụng khả năng sống và hoạt động
của các vi sinh vật có ích để phân huỷ các chất hữu cơ và các thành phần ô


9

nhiễm trong nước thải. Các quá trình xử lý sinh học chủ yếu có năm nhóm
chính: quá trình hiếu khí, quá trình trung gian anoxic, quá trình kị khí, quá
trình kết hợp hiếu khí – trung gian anoxic –kị khí các quá trình hồ. Ưu điểm
của phương pháp này là chi phí rẻ, dễ thực hiện.

Hình 2.1. Phân loại phương pháp xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học
Phương pháp xử lý hóa lý:
Bản chất của phương pháp hoá lý trong quá trình xử lý nước thải sinh
hoạt là áp dụng các quá trình vật lý và hoá học để đưa vào nước thải chất phản
ứng nào đó để gây tác động với các tạp chất bẩn, biến đổi hoá học, tạo thành
các chất khác dưới dạng cặn hoặc chất hoà tan nhưng không độc hại hoặc gây

ô nhiễm môi trường. Đối với phương pháp xử lý hóa lý này, người ta thường
áp dụng các phương pháp sau để xử lý nước thải sinh hoạt: phương pháp trao
đổi ion, phương pháp thấm lọc ngược và siêu lọc, phương pháp keo tụ, tuyển
nổi, đông tụ, hấp thụ… Giai đoạn xử lý hoá lý có thể là giai đoạn xử lý độc


10

lập hoặc xử lý cùng với các phương pháp cơ học, hoá học, sinh học trong
công nghệ xử lý nước thải hoàn chỉnh.
Phương pháp xử lý hóa học:
Phương pháp xử lý hóa học thường dùng trong hệ thống xử lý nước thải
sinh hoạt gồm có: trung hòa, oxy hóa khử, tạo kết tủa hoặc phản ứng phân
hủy các hợp chất độc hại. Phương pháp này có ưu điểm là hiệu quả xử lý cao,
thường được sử dụng trong các hệ thống xử lý nước khép kín. Tuy nhiên
phương pháp này cũng có một số nhược điểm nhất định như chi phí vận hành
cao, không thích hợp cho các hệ thống xử lý nước thải với quy mô lớn [1].
2.1.2.4. Các phương pháp xử lý nước thải bằng con đường sinh học
Về nguyên tắc thì phương pháp xử lý sinh học được dựa trên cơ sở sử
dụng các quá trình hoạt động sống của vi sinh vật để phân huỷ các chất ô
nhiễm trong nước thải. Quá trình hoạt động sống của vi sinh trong tự nhiên
chính là quá trình trao đổi chất để duy trì sự sống của vi sinh trong tự nhiên.
Trong sự trao đổi chất này vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ, một số khoáng
chất trong nước hoặc trong một số trường hợp cùng với nguồn ôxy trong
không khí thải làm nguồn dinh dưỡng để chuyển hoá thành năng lượng và kết
quả của các phản ứng sinh hoá này là khí thải CO2, nước và tạo ra những vi
sinh vật mới, do đó làm tăng sinh khối của quần thể vi sinh vật. Quá trình này
về thực chất là quá trình oxyhoá sinh học. Đồng thời, do lượng chất hữu cơ bị
tiêu thụ cho quá trình trao đổi chất nên nồng độ chất hữu cơ sẽ giảm đi và kết
quả là nước thải sẽ được làm sạch hơn bởi các vi sinh [6].

* Điều kiện của nước thải có thể xử lý sinh học
Để cho quá trình chuyển hoá vi sinh xảy ra đươc thì vi sinh vật phải tồn
tại được trong môi trường xử lý. Muốn vậy thì nước thải được xử lý sinh học
phải thoả mãn các điều kiện sau:
- Nước thải không có chất độc với vi sinh vật như các kim loại nặng, dẫn
xuất phenol và cyanua, các chất thuộc loại thuốc trừ sâu và diệt cỏ, hoặc nước
thải không được có hàm lượng axit hay kiềm cao quá, không được chứa dầu mỡ.


11

- Trong nước thải hàm lượng các chất hữu cơ dễ phân huỷ so với các chất
hữu cơ chung phải đủ lớn, điều này thể hiện qua tỷ lệ giá trị hàm lượng
BOD/COD ≥ 0,5.
* Nguyên lý của quá trình ôxy hoá sinh học
Quá trình ôxy hoá sinh hoá các chất hữu cơ trong môi trường nước thải
chính là quá trình phân huỷ các chất hữu cơ của các vi sinh vật.
Quá trình này gồm ba giai đoạn, diễn ra với tốc độ khác nhau nhưng có
quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Giai đoạn khuyếch tán chất hữu cơ từ nước thải tới bề mặt các tế bào vi
sinh vật. Tốc độ của giai đoạn này do quy luật khuyếch tán và trạng thái thuỷ
động của môi trường quyết định.
- Giai đoạn chuyển các chất hữu cơ đó qua màng bán thấm của tế bào do
sự chênh lệch bên trong và bên ngoài của tế bào .
- Giai đoạn chuyển hoá sinh hoá các chất trong tế bào vi sinh vật, để tạo
ra năng lượng, tổng hợp tế bào mới và có thể tạo ra các chất mới.
* Tác nhân sinh học trong quá trình xử lý
Vai trò chủ yếu trong quá trình xử lý sinh học là vi sinh vật. Hệ vi sinh
vật trong nước nói chung và trong nước thải nói riêng rất đa dạng và phong
phú, phụ thuộc vào bản chất của nước và nước thải cũng như các điều kiện về

môi trường. Thường trong nước thải có chứa nhiều loài: vi khuẩn, nguyên
sinh động vật, protoza...
Vi sinh vật tham gia vào các quá trình xử lý nước thải được sử dụng chủ
yếu dưới hai dạng: bùn hoạt tính hoặc màng màng sinh học.
- Bùn hoạt tính: Là huyền phù vi sinh vật trong nước thải dưới dạng
bông màu nâu vàng có kích thước 3 – 5 micromét, bông này khi tụ hợp lại
với nhau thì dễ lắng. Bùn hoạt tính có cấu tạo gồm các vi sinh vật, vi khuẩn,
các nguyên sinh động vật protoza... phát triển thành sinh khối nhầy và chắc.
Hoạt tính của vi sinh vật là kết quả của sự vận chuyển ôxy vào bông sinh
học. Trong điều kiện khuấy trộn và làm thoáng ở bể với bùn hoạt tính thông
thường bông sinh học có một lớp phủ trên bề mặt được gọi là bề mặt hiếu khí.
Tính chất lắng và nén của bùn hoạt tính là hai chỉ tiêu chính để đánh giá sự


12

thành công của phương pháp xử lý sinh học bằng bùn hoạt tính. Việc tạo bông
liên quan chặt chẽ tới tốc độ phát triển của vi sinh vật và phụ thuộc vào bản
chất của chất ô nhiễm, nồng độ ôxy hoà tan và mức độ chảy rối.
- Màng sinh học (màng sinh vật).
Màng sinh học là một hệ thống vi sinh vật phát triển trên bề mặt các vật
liệu xốp, tạo thành màng dày 1-3mm. Màng sinh học cũng bao gồm các vi
khuẩn, nấm nguyên sinh động vật ...
Màng sinh học tuy mỏng nhưng có cấu tạo gồm hai lớp:
+ Lớp yếm khí ở sát môi trường lọc.
+ Lớp hiếu khí ở bên ngoài lớp yếm khí.
Quá trình xảy ra ở màng sinh học (màng lọc sinh học) thường được xem
như quá trình hiếu khí nhưng thực chất là hệ thống vi sinh vật hiếu – yếm khí.
Khi dòng nước thải chảy trên lớp màng sinh vật, các chất hữu cơ và oxy hoà
tan khuyếch tán qua màng và ở đó diễn ra các quá trình trao đổi chất. Sản

phẩm của quá trình trao đổi chất (CO2) thải ra ngoài qua màng. Trong suốt
quá trình, oxy hoà tan luôn được bổ xung từ không khí. Theo thời gian, màng
sinh học dầy dần lên.
2.1.2.5. Các phương pháp và hình thức xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học
* Các phương pháp sinh học xử lý nước thải
+ Phương pháp hiếu khí
Sử dụng các nhóm vi sinh vật hiếu khí (để đảm bảo hoạt động sống của
chúng cần cung cấp ôxy liên tục và duy trì nhiệt độ trong khoảng 200C - 400C)
Phương trình sinh hoá tổng quát các phản ứng ôxy hoá sinh hoá ở điều
kiện hiếu khí
CxHyOzN+(x+y/3+z/3+3/4)O2 → xCO2 +(y-3/2)H20+NH3 +E (1)
CxHyOzN +NH3 +O2 → C5H7NO2 +CO2 + E (2)
Trong đó: CxHyOzN là chất hữu cơ có trong nước thải
C5H7NO2: Là công thức theo tỉ lệ trung bình các nguyên tố chính của tế
bào vi sinh vật
E: Là năng lượng


13

Phương trình (1) biểu diễn sự ôxy hoá các chất hữu cơ để đáp ứng nhu
cầu năng lượng của tế bào.
Phương rtình (2) biểu diễn quá trình tổng hợp để tạo ra tế bào hay vi
khuẩn mới.
Lượng ôxy tiêu tốn cho các phản ứng này chính là giá trị tổng BOD của
nước thải. Như vậy nếu tiếp tục quá trình ôxy hoá khi không còn đủ chất dinh
dưỡng sẽ diễn ra quá trình ôxy hoá chất liệu tế bào
C5H7NO2 + 502 vsv
5CO2 + NH3 + 2H2O +E
NH3 +O2 v sv HNO2 + O2 vsv H NO3

+ Phương pháp yếm khí
Là phương pháp sử dụng các nhóm vi sinh vật hô hấp yếm khí, thực hiện
quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện không có hoặc có rất ít
oxy. Sản phẩm cuối cùng của quá trình oxy hoá sinh hoá này là tạo ra các chất
hữu cơ đơn giản có mạch cacbon ngắn hơn như CH4, CH3COOH, CO2 ...
Quá trình phân huỷ kỵ khí các chất hữu cơ là quá trình sinh hoá phức tạp
tạo ra hàng trăm sản phẩm trung gian và phản ứng trung gian. Tuy nhiên,
phương trình phản ứng sinh hoá trong điều kiện kị khí có thể biểu diễn đơn
giản như sau:
Chất hữu cơ ===> CH4 + CO2 + H2 + NH3 + H2S + tế bào mới
Một cách tổng quát, quá trình phân huỷ kỵ khí xảy ra theo 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Thuỷ phân, cắt mạch các hợp chất cao phân tử;
- Giai đoạn 2: Acid hoá;
- Giai đoạn 3: Acetate hoá;
- Giai đoạn 4: Methane hoá.
Các chất thải hữu cơ chứa nhiều chất hữu cơ cao phân tử như protein,
chất béo, carbohydrates, celluloses, lignin… trong giai đoạn thuỷ phân, sẽ
được cắt mạch tạo thành những phân tử đơn giản hơn, dễ phân huỷ hơn. Các
phản ứng thuỷ phân sẽ chuyển hoá protein thành amino acids, carbohydrates
thành đường đơn, và chất béo thành các acid béo.
Trong giai đoạn acid hoá, các chất hữu cơ đơn giản lại được tiếp tục
chuyển hoá thành acetic acid, H2 và CO2. Các acid béo dễ bay hơi chủ yếu là


14

acetic acid, propionic acid và lactic acid. Bên cạnh đó, CO2 và H2O,
methanol, các rượu đơn giản khác cũng được hình thành trong quá trình cắt
mạch carbohydrates. Vi sinh vật chuyển hoá methane chỉ có thể phân huỷ một
số loại cơ chất nhất định như CO2 + H2, formate, acetate, methanol,

methylamines và CO. Các phương trình phản ứng xảy ra như sau:
4H2 + CO2 => CH4 + 2H2O
4HCOOH => CH4 + CO2 + 2H2O
CH3COOH => CH4 + CO2
4CH3OH => 3CH4 + CO2 + 2H2O
4(CH3)3N + H2O => 9CH4 + 3CO2 + 6H2O + 4NH3
Tuỳ theo trạng thái của bùn, có thể chia quá trình xử lý kỵ khí thành:
Quá trình xử lý kỵ khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng như quá trình
tiếp xúc kỵ khí, quá trình xử lý bùn kỵ khí với dòng nước đi từ dưới lên (UASB).
Quá trình xử lý kỵ khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng dính bám như quá
trình lọc kỵ khí.
Với nhiều công trình xử lý nước thải khác nhau ta thấy rằng xử lý nước
thải bằng phương pháp sinh học có hiệu quả xử lý cao nhưng thời gian xử lý
kéo dài. Tuy nhiên một đặc trưng rất quan trọng đối với xử lý sinh học là quá
trình này không gây ô nhiễm thứ cấp, tức là không tạo ra các sản phẩm có thể
tiếp tục gây ô nhiễm nước. Ngoài ra xử lý sinh học còn có mọt số ưu điểm
quan trọng sau đây:
- Tiêu tốn ít năng lượng trong quá trình xử lý.
- Có khả năng xử lý nước ô nhiễm với nồng độ cao.
- Ít sử dụng hoá chất, không gây độc hại.
- Có hiệu quả kinh tế. Có thể tận dụng sản phẩm của quá trình xử lý (bùn
sinh học và khí sinh học) để làm phân bón, khí đốt... [3].
* Các hình thức xử lý sinh học nước thải
a. Trong điều kiện tự nhiên
Cánh đồng lọc
Là phương pháp sử dụng các hệ động thực vật trên và trong lòng đất để
xử lý các chất hữu cơ trog nước thải khi chúng được phun dưới dạng tưới trên


15


một khoảng đất có cây cơ nào đó. Phương pháp này đòi hỏi phải có diện tích
đất lớn. Tuy nhiên việc xử lý nước thải bằng phương pháp này đơn giản, hiệu
quả xử lý cao: 90% các chất hữu cơ có thể được xử lý, không còn vi sinh vật
gây bệnh trứng kí sinh trùng nhờ ánh sáng mặt trời.
Phương pháp này phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, đồng thời
hệ thống mương dẫn hở và bụi sương nước thải khi hun có thể gây ra ô nhiễm
thứ cấp cho môi trường không khí.
Hồ sinh học
Trong hồ sinh học diễn ra các quá trình sinh hoá liên tiếp. Trước tiên,
các chất hữu cơ bị vi sinh vật phân huỷ. Các sản phẩm tạo thành từ sự phân
huỷ sẽ được rong tảo trong hồ sử dụng để làm nguồn dinh dưỡng. Hoạt động
sống của rong tảo và các thực vật trong hồ lại là nguồn tạo ra oxy tự do hoà
tan trong nước để vi sinh vật sử dụng để phát triển sinh khối.
Có nhiều loại xử lý bằng phương pháp hồ sinh học như sau:
Hồ yếm khí
Là phương pháp sử dụng các vi sinh vật yếm khí phân huỷ các chất bẩn
hoà tan và lắng trong lớp bùn trầm tích của hồ. Chất lượng nước sau xử lý do
vậy cho hiệu quả không cao: BOD vẫn ở mức nồng độ : 100 * 300 mg / l .
Hồ hiếu khí tuỳ tiện
Là loại hồ phổ biến trong thực tế xử lý nước thải. Trong hồ diễn ra hai
quá trình song song.
- Oxy hoá sinh hoá hiếu khí các chất bẩn hoà tan.
- Lên men metan (yếm khí) cặn lắng ở đáy hồ.
Hồ hiếu khí (hồ hiếu khí làm thoáng tự nhiên)
Khi đó oxy được cấp vào nhờ khuyếch tán qua mặt thoáng chủ yếu nhờ
khả năng quang hợp của rong tảo.
Hồ sinh học có khả năng xử lý lượng nước thải lớn và có tải lượng ô
nhiễm cao, chi phí vận hành thấp và sử dụng được nguồn vi sinh vật có sẵn
trong tự nhiên. Tuy nhiên đòi hỏi phải có diện tích mặt bằng lớn, thời gian lưu

nước kéo dài, có thể gây ô nhiễm đến môi trường xung quanh. Do vậy, nên


16

kết hợp chức năng làm sạch nước thải với các mục đích khác nhau như nuôi
trồng thuỷ sản tưới tiêu cho nông nghiệp.
b. Trong điều kiện nhân tạo.
Bể hiếu khí sinh học Aeroten
Là phương pháp làm sạch sinh học với bùn hoạt tính.
Nguyên lý:
Bể Aeroten là một bể phản ứng sinh học trong đó khí được cung cấp liên
tục bằng hệ thống sục khí, và trong quá trình này sinh khối bùn được khuấy
trộn và làm thoáng đồng thời cùng với nước thải.
Nước thải trước khi xử lý phải được lắng sơ bộ để tách các chất bẩn và
phải xử lý sơ bộ để loại các chất độc hại đối với vi sinh vật. Nước ra khỏi bể
Aeroten được qua bể lắng đợt 2 để tách bùn. Một phần bùn tách ra được hoàn
trở lại bể Aeroten. Nước sau lắng đạt sẽ có thể đạt tiêu chuẩn thải.
Hệ thống lọc sinh học
Nguyên lý:
Phương pháp lọc sinh học là một quá trình lọc nước thải qua môt hệ
thống vật liệu lọc mà trên đó xẩy ra các phản ứng sinh hoá (oxy hoá sinh học
các chất hữu cơ). Quá trình lọc được thực hiện trong các bể lọc sinh học: là
một hệ thống vi sinh vật sinh trưởng và được cố định tạo thành lớp màng bám
trên bề mặt môi trường lọc. Nước thải chảy trên bề mặt đó và tiếp xúc với
màng sinh vật, các chất hữu cơ và oxy hoà tan khuyếch tán qua màng và ở đó
diễn ra quá trình trao đổi chất. Từ các quá trình trao đổi chất CO2 được thải ra
ngoài màng.
Bể lọc có thể có dạng hình hộp hoặc hình trụ,trong đó có chứa vật liệu
lọc dạng xốp tự nhiên hay nhân tạo và có kích thước hạt thay đổi lọc 1,5 –

2cm. Nước thải được dẫn và phân phối đều trên bề mặt lớp vật liệu lọc và
được “lọc” qua lớp vật liệu lọc rồi sau đó được dẫn ra ngoài hệ thống loc.
Trong quá trình tiếp xúc với nước thải, sẽ hình thành dẫn dần trên bề mặt vật
liệu một lớp hay màng vi sinh vật. Chính các vi sinh vật này thực hiện các quá
trình làm sạch các chất hữu cơ (BOD và COD) thông qua các quá trình trao
đổi chất và phát triển sinh khối trên bề mặt hạt vật liệu lọc.


17

Bể lọc sinh học
Vật liệu lọc là các vật liệu xốp tự nhiên hay nhân tạo (thí dụ cuội, đá xốp
...) có đường kính dao động trong khoảng 20 ÷ 30 mm
Chiều cao lớp vật lọc trong các bể lọc khoảng 1,2 ÷ 2 m
Tải trọng nước thải của bể thấp 0,5 ÷ 1,5 m3 nước / 1 m3
Hiệu suất xử lý nước thải theo BOD > 90%.
Tháp lọc sinh học
Nước thải tưới lên mặt bể nhờ hệ thống phân phối
Cấp khí cưỡng bức bằng hệ thống thông gió từ đáy tháp. Lượng khí cấp
khoảng 8 ÷ 12 m3 / m3 nước thải.
- Vật liệu lọc thường là các loại cuội, đá . . . có đường kính 40 ÷70mm.
Có tải trọng thuỷ lực cao: 10 ÷ 20 m3 nước / m3 mặt bể lọc.
Đĩa lọc sinh học
Vật liệu lọc gồm những tấm nhựa lớn lắp trên một trục thành từng lớp
trên bề mặt đĩa có một lớp màng sinh vật dày từ 1÷ 4 mm. Khi đĩa quay sẽ
đảm bảo cung cấp oxy và tiếp xúc với nước thải. Quá trình trao đổi chất diễn ra
trên bề mặt đĩa. Sinh khối dư thừa sau trao đổi chất sẽ được tách ra ở bể lắng.
Tải trọng thuỷ lực: 10m3 nước thải/m3vật liệu lọc/ngày
Tiêu hao năng lượng thấp (do thiết bị cơ khí đơn giản) [1].
2.1.2.6. Các thông số đánh giá ô nhiễm nước thải sinh hoạt pH

pH là đơn vị toán học biểu thị nồng độ ion H+ có trong nước và có thang
giá trị từ 0 đến 14.
pH là một trong những thông số quan trọng và được sử dụng thường
xuyên nhất dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước, chất lượng
nước thải, đánh giá độ cứng của nước, sự keo tụ, khả năng ăn mòn. Vì thế
việc xét nghiệm pH để hoàn chỉnh chất lượng nước cho phù hợp với yêu cầu
kỹ thuật cho từng khâu quản lý rất quan trọng, hơn nữa là đảm bảo được chất
lượng cho người sử dụng.
Khi chỉ số pH < 7 thì nước có môi trường axít; pH > 7 thì nước có môi
trường kiềm, điều này thể hiện ảnh hưởng của hoá chất khi xâm nhập vào môi
trường nước. Giá trị pH thấp hay cao đều có ảnh hưởng nguy hại đến thuỷ sinh.


18

SS (solid solved - chất rắn lơ lửng)
Chất rắn lơ lửng nói riêng và tổng chất rắn nói chung có ảnh hưởng đến
chất lượng nước trên nhiều phương diện. Hàm lượng chất rắn hoà tan trong
nước thấp làm hạn chế sự sinh trưởng hoặc ngăn cản sự sống của thuỷ sinh.
Hàm lượng chất rắn hoà tan trong nước cao thường có vị.
Hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước cao gây nên cảm quan không tốt
cho nhiều mục đích sử dụng; ví dụ như làm giảm khả năng truyền ánh sáng
trong nước, do vậy ảnh hưởng đến quá trình quang hợp dưới nước, gây cạn
kiệt tầng ô xy trong nước nên ảnh hưởng đến đời sống thuỷ sinh như cá, tôm.
Chất rắn lơ lửng có thể làm tắc nghẽn mang cá, cản trở sự hô hấp dẫn tới làm
giảm khả năng sinh trưởng của cá, ngăn cản sự phát triển của trứng và ấu trùng.
Phân biệt các chất rắn lơ lửng của nước để kiểm soát các hoạt động sinh
học, đánh giá quá trình xử lý vật lý nước thải, đánh giá sự phù hợp của nước
thải với tiêu chuẩn giới hạn cho phép.
DO (dyssolved oxygen - ôxy hoà tan trong nước)

Ô xy có mặt trong nước một mặt được hoà tan từ ô xy trong không khí,
một mặt được sinh ra từ các phản ứng tổng hợp quang hoá của tảo và các thực
vật sống trong nước. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hoà tan ô xy vào nước là
nhiệt độ, áp suất khí quyển, dòng chảy, địa điểm, địa hình. Giá trị DO trong
nước phụ thuộc vào tính chất vật lý, hoá học và các hoạt động sinh học xảy ra
trong đó. Phân tích DO cho ta đánh giá mức độ ô nhiễm nước và kiểm tra quá
trình xử lý nước thải.
Các sông hồ có hàm lượng DO cao được coi là khoẻ mạnh và có nhiều
loài sinh vật sống trong đó. Khi DO trong nước thấp sẽ làm giảm khả năng
sinh trưởng của động vật thuỷ sinh, thậm chí làm biến mất hoặc có thể gây
chết một số loài nếu DO giảm đột ngột. Nguyên nhân làm giảm DO trong
nước là do việc xả nước thải công nghiệp, nước mưa tràn lôi kéo các chất thải
nông nghiệp chứa nhiều chất hữu cơ, lá cây rụng vào nguồn tiếp nhận. Vi sinh
vật sử dụng ô xy để tiêu thụ các chất hữu cơ làm cho lượng ô xy giảm.
COD (Chemical oxygen Demand - nhu cầu ô xy hoá học)


×