Tải bản đầy đủ (.docx) (88 trang)

Kiến thức bản địa về sử dụng và bảo tồn LSNG tại Vườn Quốc Gia Cát Tiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.38 MB, 88 trang )

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành đến ban lãnh đạo
trường Đại Học Lâm Nghiệp – cơ sở 2, Ban Quản lý TNR&MT đã tạo điều
kiện cho chúng em thực hiện tốt đề tài này, đặc biệt là TS. Kiều Mạnh Hưởng,
người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để chúng
em có thể hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp này một cách tốt nhất.
Em xin chân thành cảm ơn tới các Ban Lãnh đạo Vườn Quốc Gia Cát
Tiên, Phòng Tổ chức hành chính, Phòng Khoa học Kỹ thuật của Vườn cùng
với cán bộ Kiểm lâm Trạm Tà Lài, Trạm Đất Đỏ đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo
điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình điều tra tại đơn vị.
Bản thân em cũng đã nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy
cô trong Ban quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường, các bạn sinh viên để
báo cáo này hoàn thành tốt nhất.
Với nền kiến thức còn hạn chế, bài viết không tránh khỏi những sai sót.
Rất mong được góp ý quý báu, chân thành của quý thầy cô, các bạn bè để đề
khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn và tích lũy thêm những kinh
nghiệm quý báu trong công tác nghiên cứu.
Xin kính chúc quý Lãnh đạo trường đại học Lâm Nghiệp - cơ sở 2, Vườn
Quốc Gia Cát Tiên cũng như ở Trạm Tà Lài lời chúc sức khỏe, thành công và
thịnh vượng.

1


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN....................................................................................................i
MỤC LỤC.........................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU.............................................................................vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH..............................................................................vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..................................................................ix
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU....................................3
1.1. Các nghiên cứu về rau rừng trên thế giới................................................3
1.2. Các nghiên cứu về rau rừng tại Việt Nam...............................................6
CHƯƠNG II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
...........................................................................................................................9
2.1. Mục tiêu..................................................................................................9
2.1.1. Mục tiêu tổng quát............................................................................9
2.1.2. Mục tiêu cụ thể..................................................................................9
2.2. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................9
2.3. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................9
2.4. Nội dung..................................................................................................9
2.4.1. Lập Danh lục các loài rau và nấm hoang dại được đồng bào dân
tộc tại địa phương sử dụng làm thức ăn.....................................................9
2.4.2. Mô tả chi tiết đặc điểm nhận dạng các loài điều tra (minh họa hình
ảnh). 9
2.4.3. Xác định các chỉ số đa dạng của các loài rau và nấm rừng...........10
2.4.4. Tình hình khai thác và sử dụng các loài rau rừng và nấm của người
dân địa phương.........................................................................................10
2.4.5. Các mối đe dọa đến các loài rau rừng............................................10
2.4.6. Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn các loài rau và nấm hoang
dại tại Vườn Quốc Gia Cát Tiên...............................................................10
2


2.5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................10
2.5.1. Phương pháp Kế thừa.....................................................................10
2.5.2. Phương pháp phỏng vấn.................................................................10
2.5.3. Phương pháp điều tra thực địa.......................................................10
2.5.4. Phương pháp xác định tính đa dạng sinh học.................................13

CHƯƠNG III. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU................................14
3.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................14
3.1.1.Vị trí địa lý.......................................................................................14
3.1.2. Địa hình...........................................................................................14
3.1.3. Địa chất, Thổ nhưỡng.....................................................................15
3.1.4. Khí hậu, Thủy văn...........................................................................16
3.1.2.Thảm thực vật...................................................................................17
3.2. Điều kiện kinh tế xã hội........................................................................18
3.2.1. Dân cư.............................................................................................18
3.2.2. Kinh tế xã hội..................................................................................19
CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................21
4.1. Danh lục các loài rau rừng làm thức ăn tại VQG Cát Tiên...................21
4.2. Đặc điểm nhận dạng và môi trường sống của các loài rau và nấm.......25
4.2.1. Hỏa Rô Sừng...................................................................................25
4.2.2. Cây Xoài rừng (Hình 4.1.b)............................................................25
4.2.3. Cây rau lá Giang (Hình 4.2.a)........................................................26
4.2.4. Rau Mướp Gai (Hình 4.2.b)............................................................27
4.2.5. Cây Minh Ti Đơn (Hình 4.3.a)........................................................27
4.2.6. Cây Môn nước (Hình 4.3.b)............................................................28
4.2.8. Cây Mây Cát (Hình 4.4.b)...............................................................29
4.2.9. Cây mây Đá (Hình 4.5.a)................................................................30
4.2.10. Mây ruột gà (Hình 4.5.b)..............................................................31
3


4.2.11. Cây Mây nước (Hình 4.6.a)...........................................................31
4.2.12. Cây Mây 4 ngón (Hình 4.6.b).......................................................32
4.2.13. Cây Móc Mương (Hình 4.7.a).......................................................33
4.2.14. Cây lá Nón (Hình 4.7.b)................................................................33
4.2.15. Cây Phất Dụ (Hình 4.8.a).............................................................34

4.2.16. Cây rau Tàu bay (Hình 4.8.b).......................................................35
4.2.17. Cây Tinh Thư (Hình 4.9.a)............................................................36
4.2.18. Cây Thu Hải Đường (Hình 4.9.b).................................................36
4.2.19. Rau dớn.........................................................................................37
4.2.20. Cây bứa.........................................................................................38
4.2.21. Mướp Đắng rừng (Hình 4.11.a)....................................................38
4.2.22. Cây củ chụp (Hình 4.11.b)............................................................39
4.2.23. Cây Dâu Da Đất...........................................................................40
4.2.24. Cây Chòi mòi Trăng......................................................................40
4.2.25. Cây Chòi Mòi xanh.......................................................................41
4.2.26. Rau ngót rừng...............................................................................41
4.2.27. Cây rau bép (Hình 4.14.a)............................................................42
4.2.28. Cây Chuối hoang (Hình 4.14.b)....................................................43
4.2.29. Cây sương xâm (Hình 4.15.a).......................................................44
4.2.30. Rau Dừa nước (Hình 4.15.b)........................................................44
4.2.31. Cây Nhãn lồng (Hình 4.16.a)........................................................45
4.2.32. Cây lá Lốt (Hình 4.16.b)...............................................................46
4.2.34. Cây Tre Gai ( Hình 4.18.b)...........................................................46
4.2.35. Cây Mum (Hình 4.18.a)................................................................47
4.2.36. Cây rau đất (Hình 4.18.b).............................................................48
4.2.37. Cây bướm trắng (Hình 4.19.a)......................................................48
4.2.38. Cây riềng rừng (Hình 4.19.b).......................................................49
4


4.2.39. Cây Bung (Hình 4.20.a)................................................................50
4.2.40. Cây Cực (Hình 4.20.b)..................................................................50
4.2.41. Cây Rau Nhau (Hình 4.21.a)........................................................51
4.2.42. Nấm Mối (Hình 4.21.b).................................................................52
4.2.43. Nấm Linh Chi (Hình 4.22.a).........................................................52

4.2.44. Nấm Mèo (Hình 4.22.b)...............................................................52
4.2.45. Nấm Hương...................................................................................53
4.3. Mức độ đa dạng sinh học của các loài rau............................................54
4.3.1. Thành phần loài (S).........................................................................54
4.3.2. Đa dạng loài Margalef (d)..............................................................56
4.3.3. Độ đồng đều Pielou (J’) và đa dạng Simpson................................56
4.3.4. Chỉ số đa dạng Shannon - Weiner...................................................57
4.3.5. Phân tích mối quan hệ mức tương đồng nhóm Bray- curtis...........59
4.3.6. Phân tích mối quan hệ giữa các loài ở mức tương đồng khác
nhau……...................................................................................................60
4.4. Mô tả phương thức thu hái và nhu cầu sử dụng rau và nấm rừng.........64
4.5. Các mối đe dọa đến các loài rau rừng và nấm......................................73
4.5.1. Nguyên nhân trực tiếp.....................................................................73
4.5.2. Nguyên nhân gián tiếp....................................................................73
4.6. Đề suất một số biện pháp bảo tồn.........................................................74
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................75
I. Kết luân.....................................................................................................75
II. Tồn tại......................................................................................................75
III. Khuyến nghị...........................................................................................75
Tài liệu tham khảo...........................................................................................76

5


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 4. 1. Danh mục các loài rau tại VQG Cát Tiên......................................21
Bảng 4. 2. Danh mục các loài Nấm tại VQG Cát Tiên....................................25
Bảng 4. 3. Bảng tổng hợp các chỉ số đa dạng các loài rau rừng tại VQG Cát
Tiên..................................................................................................................52

Bảng 4. 4.Mô tả phương thức thu hái và sửu dụng rau rừng...........................62
Bảng 4. 5. Phương thức thu hái và nhu cầu sử dụng nấm rừng......................69

6


DANH MỤC HÌNH ẢN
Hình 2. 1. Vị trí nghiên cứu tại VQG Cát Tiên...............................................11
Hình 2. 2. Tuyến điều tra và vị trí các ô tiêu chuẩn trạm Kiểm Lâm Tà Lài. .12
Hình 2. 3. Tuyến điều tra và vị trí các ô tiêu chuẩn trạm Kiểm Lâm Đất Đỏ. 13
YHình

4.

1.

Cây

Hoả



sừng

(a)

Cây

Xoài


rừng(

b)

………………………..25
Hình 4. 2. Cây lá Giang (a) Cây Mướp Gai (b)...............................................27
Hình 4. 3. Cây Minh Ti Đơn (a) Cây Môn nước (b).......................................28
Hình 4. 4. Đọt Mây đắng (a) Cây Mây Cát (b)...............................................29
Hình 4. 5. Cây Mây Đá (a) Mây ruột gà (b)....................................................31
Hình 4. 6.Cây Mây nước (a) Cây Mây 4 ngón (b)..........................................32
Hình 4. 7. Cây Móc Mương (a) Cây lá Nón (b)..............................................34
Hình 4. 8. Cây Phất Dụ (a) Cây rau Tàu Bay (b)............................................35
Hình 4. 9. Cây Tinh Thư (a) Cây Thu Hải Đường (b).....................................36
Hình 4. 10. Cây rau Dớn (a) Cây Bứa (b).......................................................38
Hình 4. 11. Mướp đắng rừng (a) Cây củ Chụp (b)..........................................39
Hình 4. 12. Cây Dâu Da (a) Cây Chòi Mòi trăng (b)......................................40
Hình 4. 13.Cây Chòi Mòi xanh (a) Rau ngót rừng (b)....................................42
Hình 4. 14.Cây rau Bép (a) Cây Chuối hoang (b)...........................................43
Hình 4. 15 Cây Sương Xâm (a) Cây rau Dừa nước (b)...................................44
Hình 4. 16. Cây Nhãn lồng (a) Cây lá Lốt (b).................................................45
Hình 4. 17. Măng Lồ ô (a)Măng Tre gai (b)...................................................47
Hình 4. 18. Cây Mum (a) Cây rau đất (b).......................................................48
7


Hình 4. 19. Cây Bướm trắng(a) Cây Riềng rừng(b)........................................49
Hình 4. 20. Cây Bung(a) Cây rau Cực(b)........................................................50
Hình 4. 21. Cây rau Nhau (a) Nấm Mối (b)....................................................51
Hình 4. 22. Nấm Linh Chi (b) Nấm Mèo........................................................53
Hình 4. 23. Nấm Hương..................................................................................54

Hình 4. 24. Biểu đồ chỉ số thành phần loài (S)...............................................56
Hình 4. 25. Biểu đồ chỉ số đa dạng loài Margalef (d).....................................57
Hình 4. 26. Biểu đồ biểu thị độ đồng đều Pielou và simpson.........................57
Hình 4. 27. Biểu đồ biểu thị đa dạng Shannon – Weiner................................58
Hình 4. 28. Biểu đồ đường cong K – Dominance...........................................59
Hình 4. 29. Biểu đồ mối quan hệ mức tương đồng nhóm Bray- Curtis 20%,
40%, 60%, 80%...............................................................................................59
Hình 4. 30. Biểu đồ mối quan hệ giữa các loài mức tương đồng 20%...........61
Hình 4. 31. Mối quan hệ giữa các loài mức tương đồng 35%.........................61
Hình 4. 32. Mối quan hệ giữa các loài mức tương đồng 50%.........................62
Hình 4. 33. Mối quan hệ giữa các loài mức tương đồng 20%, 35%, 50%......62

8


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

VQG:

Vường Quốc Gia

OTC:

Ô tiêu chuẩn

KTBD:

Kiến thức bản địa

ĐDSH:


Đa dạng sinh học

LSNG:

Lâm sản ngoại gỗ

9


10


ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm qua vai trò trong quan lý và bảo tồn lâm sản ngoại gỗ
(LSNG) dựa vào kiến thức bản địa (KTBĐ) được ngày càng chú trọng. Cộng
đồng người dân tộc có hệ thống kiến thức về LSNG rất phong phú và đa dạng.
Đây cũng là kho tàng quý giá cho nghiên cứu khoa học, phát triển cộng đồng
dân cư xã hội. KTBĐ không những mang lại về mặt kinh tế mà còn có giá trị
về tinh thần, văn hóa. Không chỉ có vậy, hệ thống kiến KTBĐ đã góp phần
bảo tồn và phát triển LSNG tại cộng đồng dân cư. Kiến thức bản địa được
xem như là một cộng đồng dân tộc hoặc là một hệ thống các kiến thức của các
dân tộc bản địa tại một vị trí [ CITATION War95 \l 1033 ]. Nguồn tri thức của
người dân không chỉ đơn thuần mang lại ý nghĩa về giá trị đa dạng sinh hoc
( ĐDSH), bảo tồn và các sử dụng mà còn có giá trị văn hóa dân tộc của Việt
Nam nói riêng và thế giới nói chung. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế,
xã hội, khoa học kỹ thuật như các công trình thủy điện, chuyển đổi mục đích
sử dụng, sử dụng nguần tài nguyên không bền vững và sự gia tăng dân số
thiếu đất ở, đất canh tác. Do vậy, Việt Nam nói riêng thế giới nói chung đang

phải đối mặt với sự suy thoái cạn kiệt nguồn tài nguyên, suy thoái ĐDSH là
mối quan tâm hàng đầu cấp thiết.
Về mặt cộng đồng người dân nông thôn và vùng núi họ phải phủ thuộc
vào tài nguyên thiên nhiên để phuc nhu cầu cuộc sống cải thiện kinh tế đặc
biệt là các sản phẩm LSNG như ( măng, rau, nấm, động vật, cây thuốc…).
Khi nguồn tài nguyên ngày càng khan hiếm sinh kế của họ ngày càng gặp
nhiều khó khăn bởi sự khai thác quá mức.
Trong những năm gần đây việc khai thác sử dụng LSNG đã có những
bước chuyển biến vì công tác quản lý, tuyên truyền giáo dục ngày càng cải
thiện hơn. Trên thự tế hiện nay công nghệ và phương thức khai thác càng phát
triển mức tàn phá của chúng càng lớn, so với trươc đây khai thác thủ công của
cộng đồng người bản địa không phải mối lo ngại lớn. Vì vậy để bảo tồn
1


ĐDSH cần có phương thức khai thác và sử dụng bền vững. Ngày nay sự dụng
kiến thức bản địa vào bảo tồn ĐDSH hay LSNG chua đi đúng hướng dẫn đến
những hậu quả không như mong muốn. Vì vậy việc sử dụng KTBĐ vào công
tác bảo tồn LSNG ( rau và nấm) là cần thiết.
Tại Vườn Quốc Gia (VQG) Cát Tiên từ lâu, người dân trong bản địa tại
xã Tà Lài đã biết khai thác các loài rau rừng ăn được để làm thức ăn hàng
ngày. Đặc biệt vào mùa khô, các loài rau rừng ăn được trở thành một nguồn
cung cấp rau xanh quan trọng cho các hộ gia đình đồng bào nơi đây. Rau rừng
ăn được còn trở thành một “đặc sản” với những du khách đến thăm quan
Vườn, mang lại thu nhập cho nhiều hộ gia đình thu hái rau.
Tuy nhiên việc thu hái rau là tự phát, nhỏ lẻ không theo một quy hoạch
nào. Tài nguyên thực vật hoang rừng ăn được là một trong những nguồn tài
nguyên thực vật quan trọng, phát triển bền vững nguồn tài nguyên này là vô
cùng cần thiết, nhu cầu về rau rừng ăn được ngày một gia tăng, do đó việc
nghiên cứu, phát triển sản phẩm này sẽ mang lại hiệu quả kinh tế, đặc biệt là ở

những vùng còn khó khăn, hơn thế nữa việc nghiên cứu rau rừng ăn được cần
phải dựa vào và bắt đầu từ những tri thức bản địa.
Trước thực tế đó tôi thực hiện đề tài “Kiến thức bản địa về sử dụng và bảo
tồn LSNG tại Vườn Quốc Gia Cát Tiên ” tạo cơ sở cho việc khai thác, sử
dụng và phát triển loài rau rừng ăn được tại Vườn Quốc Gia Cát Tiên một
cách hợp lý.

2


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Các nghiên cứu về rau rừng trên thế giới
Tại New Zealand đã thu hoạch được nhiều loài hoang dã cho thực phẩm
trong đó thực vật và nấm sống trên đất liền cũng như dưới nước (nước biển và
nước ngọt), các loại thực phẩm tự nhiên được tổng hợp thảo luận từ nhiều
nguồn dữ liệu có sẵn, phạm vi và số lượng của các loại thực phẩm tự nhiên
thu hoạch vì (mục đích thương mại và phi thương mại). Thực phẩm tự nhiên
cũng cung cấp nhu cầu về dịch vụ văn hóa tinh thần, giải trí và giáo dục .
Nghiên cứu của về việc sử dụng thực vật hoang dã làm thức ăn của một số
cộng đồng dân cư vùng Tây Tạng, Trung Quốc, bài viết đã cho thấy tầm quan
trọng của chúng đối với người dân bản địa trong quá khứ cũng như hiện tại.
nội dung nghiên cứu được tác giả thực hiện tại các vùng Dhorpatan (Nepal,
1998), thị trấn Lithang và vùng lân cận (Sichuan, China, 1999, 2000); Huyện
Nam Mustang (Nepal, 2001); và Sapi (Ladakh, Jammu và Kashmir, India,
1995, 2005). Kết quả nghiên cứu cho thấy Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận
được 60 loài lương thực hoang dã và nấm thuộc 36 chi. 44 mẫu thực vật được
dung làm rau ăn, 10 loài làm gia vị, 15 loài cho trái cây, 3 loài ủ lên men sữa
chua và bia, 5 loài thay thế cho (bột lúa mạch rang, một trong số thức ăn
truyền thống của người Tây Tạng), 4 loài thay thế cho trà và 3 loài làm đồ

uống khác. Dữ liệu từ Lithang, ghi nhận trong số 30 loài cây lương thực
hoang dã đã khai thác và sử dụng, có 21 loài là rau, 5 loài gia vị, 4 loài trái
cây, 3 loài đại diện thay thế cho bột lúa mạch rang, 2 loài thay cho trà và một
loài sử dụng để lên men.
Một nghiên cứu khác về kiến thức sử dụng các loài cây lương thực và
nấm trong thung lũng ở khu tự trị Gannan Tây Tạng, ở rìa phía Đông Bắc của
Cao nguyên Tây Tạng. Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận 54 loài thực vật có
mạch hoang dã cho lương thực, 22 loài nấm, 21 loài trái cây, 20 loài rau ăn
3


được, 7 loài ăn nhanh. Ngoài ra kết quả còn ghi nhận 10 loài hoa ăn được, 3
loài ăn bộ phận dưới đất.
Nguồn cây thức ăn hoang dã đã cung cấp thực phẩm cũng như thu nhập
cho người dân bản địa và có tầm quan trọng rất lớn trong việc bảo đảm an
ninh lương thực toàn cầu. Chúng đóng một vai trò quan trọng trong việc duy
trì năng suất và sự ổn định của hệ sinh thái nông nghiệp truyền thống. Kết quả
nghiên cứu về cây thức ăn hoang dã tại khu vực Shangri-la của tỉnh Vân Nam,
Tây Nam Trung Quốc được coi là một điểm nóng về đa dạng sinh học tại
nước này. Kết quả điều tra về những loài thực vật ăn được ở đây đã ghi nhận
được 168 loài thực vật hoang dã ăn được thuộc 116 chi, 62 họ. Hầu hết các
loài rau xanh ăn được lên đến 80 loài, cho hoa quả 78 loài. Đây là nguồn thực
phẩm cung cấp vitamin lớn cho cộng đồng người dân vùng nông thôn xa xôi
của khu vực. với việc 70% loài cây sử dụng làm thực phẩm thì một số loài
hoang dã còn lại có thể được sử dụng để cải tiến cây trồng và một số có giá trị
tiềm năng khai thác thương mại.
Cộng đồng Thủy Tây Nam Trung Quốc có một lịch sử rộng lớn của việc
sử dụng thực vật hoang dã, như là bắt đầu để chuẩn bị đồ uống lên men phục
vụ cho các sự kiện quan trọng. Truyền thống sử dụng thực vật hoang dã để lên
men đồ uống được thực hành phổ biến hầu hết khắp đất nước Trung Quốc từ

những năm 1930 rồi dần suy giảm sau đó. Mặc dù vậy kỹ thuật truyền thống
chuẩn bị đồ uống lên men từ thực vật hoang dã vẫn được bảo tồn bởi cộng
đồng người Thủy ở phía Tây Nam Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu về truyền
thống sử dụng thực vật hoang dã ở đây đã ghi nhận tất cả có 103 loài thực vật
hoang dã thuộc 57 họ được sử dụng như đồ uống lên men khai vị .
Một nghiên cứu chi tiết về các loài thực vật hoang dã làm thức ăn tại
Naxi thuộc làng Baidi. Kết quả đã ghi nhận được 173 loài thực vật hoang dã
ăn được thuộc 76 họ và 139 chi. Một số loài như macrophylla cardamine, C.
tangutorum và Eutrema yunnanense, có truyền thống được sử dụng là một
nguồn bổ sung quan trong trong chế độ ăn uống, đặc biệt trong tình trạng
4


thiếu thực phẩm như rau rừng đã ghi nhận 19 loài thực vật có thể ăn được ghi
trong SAS Survival Handbook and the U.S. Army Survival Manual. Cụ thể
như: (Amaranthus retroflexus and other species), (Asparagus officinalis),
(Arctium lappa), (Typha), (Trifolium), (Cichorium intybus), (Stellaria media),
(Rumex crispus), (Taraxacum officinale), (Thalspi vulgaris), (Epilobium
angustifolium), (Ulva lactuca), (Alaria esculenta), (Plantago), (Opuntia),
(Portulaca oleracea), (Rumex acetosella), (Synapsis alba), (Oxalis).
Các loài thực vật hoang dã có thể ăn được rất quan trọng trong chiến
lược sinh kế của một số cộng đồng người dân ở Ấn độ. Các giá trị của các loài
rau hoang rừng có thể ăn được là yếu tố đảm bảo an ninh về lương thực ở Ấn
độ.
Theo các ghi nhận mới đây về bộ lạc Mishing về các loài thực vật hoang
dã làm thực phẩm, thì tổng cộng đã ghi nhận được 41 loài thực vật thuộc 34
họ được người bản địa thường xuyên sử dụng. Lá một số ít loài như
Artocarpous heterophyllus, chi bân bấn cloebrookianum, scoparia dulcis,
Solanum indium được sử dụng trong việc chuẩn bị nghi thức “Apong” của
người dân bản xứ. “Apong” không chỉ là một thức uống giải khát có cồn

nhưng một phần không thể thiếu trong đời sống xã hội, văn hóa và tôn giáo
của cộng đồng Mishing của Đông Bắc Ấn Độ.
Theo thống kê chưa đầy đủ cho thấy người dân Croatia đã sử dụng 95
loài cây hoang dã làm lương thực (bao gồm các loài cho lá hoặc hoa) một số
loài phổ biến nhất như: sonchus oleraceus và S. asper, Asparagus acutifolius,
Dioscorea communis, Cichorium intybus, chi hoàng nương zacintha, Allium
ampeloprasum, echioides picris và chi tiểu hồi hương vulgare (tất cả trong số
chúng sử dụng như các loại rau), các loại trái cây của hoa hồng (Rosa
sempervirens và R. canina) và lá xô thơm (cả hoa hồng và hoa xô đỏ được sử
dụng để làm các loại trà) [CITATION Kat14 \l 1033 ]. Một nghiên cứu khác
về cây hoang dã có thể ăn được tại Estonia cho thấy, có tới 85 loài thực vật
hoang dã được người dân địa phương sử dụng làm lương thực điển hình là
5


chua me núi, chi chút chít acetosa, Fragaria vesca và Vaccinium myrtillus
[ CITATION Ren15 \l 1033 ].
1.2. Các nghiên cứu về rau rừng tại Việt Nam
Tại Việt Nam, một số nghiên cứu của các tác giả người Pháp M.H.
Lecomte; A. Chevalier; H. Guibier được coi là những nghiên cứu tiên phong
về tài nguyên thực vật rừng trong những năm đầu thế kỷ 20. Dẫn theo.
Cho tới những năm 1960 của thế kỷ trước, các nhà khoa học người Việt
Nam mới có những nghiên cứu tiếp tục về hệ thực vật Việt Nam cụ thể về rau
rừng. Ấn phẩm được kể đến thời gian này là Sổ tay rau rừng của Từ Giấy và
Vũ Văn Cẩn được coi là công trình nghiên cứu đầu tiên về rau rừng tại Việt
Nam. Kết quả đã công bố 620 loài rau trong đó (128 loài rau hoang rừng, 433
loại củ, quả, hạt và 144 loài nấm ăn được) Dẫn theo [ CITATION Ngu13 \l
1033 ].[ CITATION VõV83 \l 1033 ] đã tổng hợp các công trình nghiên cứu
và tư liệu biên soạn cuốn cây rau làm thuốc. Cuốn sách đã tổng hợp được 145
loài thực vật hoang rừng làm rau thuộc 61 bộ, trong đó số lượng loài được sử

dụng nhiều nhất như họ Đậu, họ Cúc, họ Bầu bí, họ Ráy và họ Dền.
[ CITATION NTB94 \l 1033 ] đã công bố 113 loài râu rừng ăn được trong
nghiên cứu của mình. Trong ấn phẩm Cây cỏ Việt Nam [ CITATION Phạ99 \l
1033 ] đã thống kê được 169 loài rau rừng ăn được. Mặc dù chưa có ghi chép
về phân tích hàm lượng dinh dưỡng của các loài rau, nhưng đây là tài liệu
quan trọng để nhận biết và xác định danh pháp một số loài rau rừng ngoài tự
nhiên đã thống kê được 43 loài thực vật hoang rừng làm rau ăn, thuộc 30 họ.
Chỉ số đa dạng H thay đổi từ 0,46 đến 1,94 trung bình là 1,28; Thấp nhất là ở
sinh cảnh đất trống (0,46), rừng kín thường xanh (0,69 - 1,46), rừng cây gỗ
thưa rải rác (1,15 - 1,53), trảng cỏ - cây bụi (1,35) và đồng ruộng - ven suối
(1,37 - 1,94). Qua phân tích đa dạng về dạng sống được người dân sử dụng
chủ yếu là cây thân thảo (46,51%), môi trường sống tập trung chủ yếu ở chân
núi, bìa rừng, rừng (55,81%). [ CITATION HồH12 \l 1033 ] đã thống kê được
50 loài rau hoang rừng thuộc 28 họ. Lớp một lá mầm có 6 họ và 13 loài, lớp 2
6


lá mầm có 22 loài thuộc 37 họ. Chỉ số đa dạng cao nhất (H’ = 1,71) ở xã Hòa
Phong và Hòa Tiến, thấp nhất (H’ = 1,51) ở xã Hòa Liên. Vùng núi có chỉ số
ña dạng thấp nhất (H’ = 0,93), cao nhất (H’ = 2,05) ở vùng đồng bằng. 3. Số
loài thường gặp gồm 13 loài, chiếm 26%. Số loài ít gặp gồm 15 loài, chiếm
30%.Số loài rất ít gặp gồm 23 loài chiếm 46%. Loài thường gặp là những loài
có phổ sinh thái rộng, loài rất ít gặp là nhưng loài có phổ sinh thái hẹp.
Thực hiện đề tài nghiên cứu về các loại rau hoang rừng [ CITATION
Lươ10 \l 1033 ] đã thu thập được 252 tiêu bản của 126 loài rau rừng sử dụng
làm rau ăn ở Lâm Đồng, trong đó có 11 loài sử dụng thường xuyên, nhiều
nhất là cây lá bép, 32 loài vừa là rau ăn vừa là cây thuốc, 1 loài quý hiếm, có
tên trong Sách đỏ Việt Nam.
Hiện nay, những nghiên cứu về rau rừng vẫn chỉ có một số nghiên cứu
với quy mô nhỏ. Tổng cục Hậu cần quân đội nhân dân Việt Nam phát hành ấn

phẩm về nghiên cứu rau rừng. Tài liệu đã thống kê được 150 loài có thể sử
dụng làm rau ăn, trong đó có 56 loài có thể sử dụng trực tiếp, 36 loài thông
qua chế biến (15 loài rau nấu canh, 7 loài lấy củ, 11 loài ăn quả, 10 loài làm
nước uống). Bên cạnh đó tác phẩm cũng đã mô tả sơ bộ về đặc điểm hình
thái, bộ phận sử dụng , phân bố, cách sử dụng của một số loài. Dẫn theo
[ CITATION Ngu13 \l 1033 ].
Nấm là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc
sống của con người, là nguồn thức ăn ưa thích của người dân, có chứa nhiều
vitamin, protein và các chất khoáng. Nhiều loài Nấm được sử dụng vòa công
nghiệp dược liệu để chữa bệnh từ những bệnh thông thường đến phức tạp.
Chúng có tác dụng kìm hãm sự phát triển của HIV. Việt Nam đã từu lâu đời
nay nhân dân đã biết dùng nấm để làm thực phẩm. Theo nhà bác học Lê Qúy
Đôn (1726 – 1784) hai tác phẩm “ Vân đoài loại ngữ” và “Kiến văn tiểu lục”
nấm Linh chi là một loài quý hiếm của đất nước với những công dụng bảo vệ
gan, tim mạch, tiêu hóa, giải cảm…

7


Qua những công trình nghiên cứu nấm ở nước ta giai đoạn 1890 – 1928,
có tổng khoảng 200 loài, phân bố ba khu vực Trung bộ 28 loài, Bình Trị Thiên
với 6 loài xuất hiện tại đèo Hải Vân : Amauroderma rude (Berk)
Torrend, Hymenochaete adusta (Lév.) Bres, Laetiporus sulphureus (Bull. Fr)
Murr, Microporus affinis (Blume & Nees) O. Ktze, Phylloporia fructica (Berk
& Curt) Ryv. và Polyporus grammocephalus Berk.
Theo tác ông đã thống kê được 48 chi và 31 loài nấm. Công trình nghiên
cứu nấm của tác giả đã mô tả và ghi nhận được 116 loài thường gặp ở Việt
Nam xác định 111 loài. Năm 1991, công bố “Kết quả bước đầu điều tra
bộ Agaricales Clements trên một số địa điểm thuộc đồng bằng Bắc Bộ Việt
Nam” , tác giả đã nêu danh lục 56 loài. Cùng năm 1991, công bố công trình

“Nghiên cứu nấm ở Thành Phố Huế” với 104 loài , “Dẫn liệu bước đầu về
họ Coriolaceae Sing ở Thừa Thiên Huế” đã nêu danh mục 60 loài. Năm 2003,
nghiên cứu thành phần loài nấm ở Thừa Thiên Huế đã xác định được 346 loài
thuộc 134 chi nằm trong 3 ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota.
Kết quả nghiên cứu đề tài của xác định được đã tổng hợp điều tra sơ bộ trong
5 năm đã xác định được ở Cát Tiên có hơn 300 loài nấm Đảm thường gặp, xác
định thêm hơn 90 loài nấm mới, hơn 20 chi mới. Năm 2012 VQG Cát Tiên đã
phát hiện thêm 2 loài nấm mới nấm bạch hương có tên khoa học là Lentinula
platinedodes và nấm hoàng bạch - loài nấm có tên khoa học là Pleurotus
cornucopiae (Paul.ex.pes) Roll.
Mặc dù đã có nhiều những nghiên cứu về rau rừng và nấm ăn được hiện
nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam, song các nghiên cứu vẫn cho thấy sự
tản mạn về số liệu cũng như cách sử dụng các loài rau và nấm trong đời sống
hằng ngày, đặc biệt vẫn chưa có tài liệu nào nghiên cứu chi tiết về sử dụng
kiến thức bản địa vào công tác bảo tồn dựa vào kiến thức bản địa các loài rau
rừng, nấm rừng tại Vườn Quốc Gia Cát Tiên, do đó đề tài nghiên cứu sẽ bổ
sung nguồn dữ liệu quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển các loài rau
rừng tại Vườn Quốc Gia Cát Tiên.
8


9


CHƯƠNG II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. Mục tiêu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu KTBĐ của cộng đồng người dân tộc tại VGQ Cát Tiên về sử
dụng và quản lý LSNG, tạo nguồn cơ sở dữ liệu góp phần phát triển bền vững

tài nguyên rừng và LSNG.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu được kiến thức và kinh nghiệm sử dụng tài nguyên LSNG của
cộng đồng dân tộc tiểu số tại VQG Cát Tiên.
- Thống kê được các loài rau rừng được sử dụng làm thức ăn.
- Phân tích, đánh giá được mức độ đa dạng sinh học các loại rau rừng tại
Vườn Quốc Gia.
- Điều tra được tình hình khai thác, sử dụng rau rừng của đồng bào dân
tộc thiểu số tại địa phương.
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm bảo tồn các loài rau rừng tại
VQG.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Các loài rau, nấm hoang dã mọc trong rừng được người dân đồng bào
quanh Vườn Quốc Gia thu hái sử dụng làm thức ăn.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Số liệu thu thập từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2017.

10


- Không gian: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tại địa bàn thuộc Trạm
Kiểm lâm Tà Lài và Trạm Kiển Lâm Đất Đỏ thuộc Vườn Quốc Gia Cát Tiên.
2.4. Nội dung
2.4.1. Lập Danh lục các loài rau và nấm hoang dại được đồng bào dân tộc
tại địa phương sử dụng làm thức ăn.
2.4.2. Mô tả chi tiết đặc điểm nhận dạng các loài điều tra (minh họa hình
ảnh).
2.4.3. Xác định các chỉ số đa dạng của các loài rau và nấm rừng.
2.4.4. Tình hình khai thác và sử dụng các loài rau rừng và nấm của người
dân địa phương.

2.4.5. Các mối đe dọa đến các loài rau rừng
2.4.6. Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn các loài rau và nấm hoang dại
tại Vườn Quốc Gia Cát Tiên.
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Phương pháp Kế thừa
Kế thừa có chọn lọc các tài liệu đã có như: các báo cáo khoa học, báo
cáo đa dạng sinh học, hội thảo, các bài báo trên các tạp trí chuyên ngành.
2.5.2. Phương pháp phỏng vấn
- Đối tượng phỏng vấn: Là những người dân sống quanh khu vực rừng
do Trạm Kiểm lâm Tà Lài và Trạm Kiểm Lâm Đất Đỏ quản lý.
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp (phỏng vấn nhanh), kết
quả phỏng vấn được ghi vào nhật ký điều tra.

11


- Nội dung phỏng vấn: Thu thập thông tin thông về tên, hình dạng, cách
thức sử dụng chế biến các món ăn các loài cây, nấm rừng có thể ăn được.
2.5.3. Phương pháp điều tra thực địa
Điều tra khảo sát, thu mẫu xác định các loài thực vật hoang dại ăn được
và đặc điểm môi trường sống. Cùng người dân địa phương có kinh nghiệm
trong việc thu hái thực vật hoang dại ăn được theo các tuyến điều tra, và các
khu vực thường xuyên khai thác.

Hình 2. 1. Vị trí nghiên cứu tại VQG Cát Tiên
* Khu vực Trạm Kiểm lâm Tà Lài
Dự kiến lập 3 tuyến điều tra:
+ Tuyến 1 (T1): + Tuyến 1 (T1): Từ Tà Lài đến khu ruộng cho dân mượn
vào Bàu Sấu(4km)
+ Tuyến 2 (T2): Nhà Dài vào Đồi Xanh (3km)

+ Tuyến 3 (T3): Ngã ba Xưởng tới Suối Sinh (2km)
Sau khi lập tuyến điều tra, chúng tôi tiến hành lập 9 ÔTC, mỗi ô diện
tích 25m2 phân bố ngẫu nhiên qua các sinh cảnh: kiểu rừng kín thường xanh
mưa ẩm nhiệt đới (Rkx); kiểu rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới (Rkn); kiểu
rừng kín rụng lá hơi ẩm nhiệt đới (Rkr). Trong mỗi ÔTC, các thông tin số liệu
12


cần thiết được đo đếm và thu thập đó là:
(1) Loài và số lượng loài, thu mẫu cho định tên loài nếu cần thiết;
(2) Số lượng cá thể, chất lượng sinh trưởng cá thể cho mỗi loài trong mỗi
ô tiêu chuẩn;
(3) Các số liệu hiện trường được sử dụng để tính toán các giá trị tương
đối như tần suất xuất hiện tương đối, mật độ tương đối.

Hình 2. 2. Tuyến điều tra và vị trí các ô tiêu chuẩn trạm Kiểm Lâm Tà Lài
* Khu vực Trạm Kiểm lâm Đất Đỏ
Dự kiến lập 3 tuyến điều tra theo các tuyến điều tra rừng của Trạm Kiểm
lâm, trên tuyến điều tra tiến hành lập 3 ô tiêu chuẩn trên mỗi tuyến, tổng là 9
ô tiêu chuẩn diện tích 25m2.
+ Tuyến 4 (T4): Dốc đá vào Thác Ràng (2km)
+ Tuyến 5 (T5): Vườn Điều vào rừng (2km)
+ Tuyến 6 (T6): Tuyến du lịch vào rừng (2km)
Các mẫu được thu trực tiếp từ ngoài thực địa và được nhóm sử dụng các
phương pháp truyền thống để phân loại thực vật. Danh lục thực vật được lập
trong khu vực nghiên cứu dựa theo các tài liệu của Phạm Hoàng Hộ (1999),
Sách đỏ Việt Nam (2007) (phần II - Thực vật), Nguyễn Tiến Bân, Bùi Minh
Đức (1994).
13



Hình 2. 3. Tuyến điều tra và vị trí các ô tiêu chuẩn trạm Kiểm Lâm Đất Đỏ

2.5.4. Phương pháp xác định tính đa dạng sinh học
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phần mềm primer và các công
thức tính chỉ số đa dạng Shannon - Weiner và chỉ số Simpson (thuộc lý thuyết
thông tin (Shannon, Wiener, 1963; Simpson, 1949) có phương trình tính toán
như sau:
Trong đó:

H - Chỉ số đa dạng sinh học hay chỉ số Shannon,
Ni - Số lượng cá thể của loài thứ i
N - Tổng số số lượng cá thể của tất cả các loài trên hiện trường.

- Chỉ số mức độ chiếm ưu thế (Concentration of Dominance - Cd):
Chỉ số này được tính toán theo Simpson (FAO, 2002; Sharma, 2003) như sau:
Trong đó:

Cd - Chỉ số mức độ chiếm ưu thế hay còn gọi là chỉ số Simpson,
Ni - Số lượng cá thể/ IVI của loài thứ i
N - Tổng số số lượng cá thể/IVI của tất cả các loài trong hiện

trường.
CHƯƠNG III. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU

14


3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.Vị trí địa lý

Vườn Quốc gia Cát Tiên (VQGCT) nằm ở phía nam Việt Nam, có diện
tích là 71,920 ha nằm trên địa bàn 3 tỉnh: Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước.
Nằm giữa 2 vùng sinh học địa lý chuyển tiếp từ vùng cao nguyên Trường Sơn
xuống vùng đồng bằng Nam bộ, do vậy hội tụ được các luồng hệ thực vật, hệ
động vật phong phú, đa dạng, đặc trưng cho hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới
thường xanh của các tỉnh miền đông Nam bộ, Việt Nam.
Tọa độ địa lý: 11o20’50’’-11o50’20” độ vĩ Bắc; 107o09’05”-107o35’20” độ
kinh Đông. Ranh giới:
- Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Đắc Lắc và tỉnh Bình Phước.
- Phía Nam giáp Công ty lâm nghiệp La Ngà (Đồng Nai)
- Phía Đông có ranh giới là sông Đồng Nai, giáp tỉnh Lâm Đồng.
- Phía Tây giáp Lâm trường Vĩnh An (Đồng Nai)
3.1.2. Địa hình
Vườn Quốc gia Cát Tiên nằm trong vùng địa hình chuyển tiếp từ cao
nguyên cực Nam trung bộ đến đồng bằng Nam bộ, bao gồm các kiểu địa hình
đặc trưng của phần cuối cùng dãy Trường Sơn và địa hình vùng Đông Nam
bộ, có 5 kiểu chính:
- Kiểu địa hình núi cao, sườn dốc: Chủ yếu ở phía Bắc Vườn Quốc gia
Cát Tiên. Độ cao so với mặt nước biển từ 200- 600m, độ dốc 15-20 0, có nơi
trên 300. Địa hình là các dạng sườn dốc, phân bố giữa thung lũng sông, suối
và dạng đỉnh bằng phẳng. Mức độ chia cắt phức tạp và cũng là đầu nguồn của
các suối nhỏ chảy ra sông Đồng Nai.
- Kiểu địa hình trung bình sườn ít dốc: Ở phía Tây Nam Vườn Quốc gia
Cát Tiên. Độ cao so với mặt nước biển từ 200 - 300m, độ dốc 15 -20 0, độ chia
cắt cao. Đây là vùng thượng nguồn của nhiều con suối lớn chảy ra sông Đồng
Nai như suối Đaklua, Đatapok.
15



×