Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

dịch tễ học và ảnh hưởng của khí hậu đến một số bệnh tiêu chảy tại đăk lăk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (983.84 KB, 46 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA Y DƯỢC
------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA Y DƯỢC
------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA

Người hướng dẫn: TS. PHẠM VĂN HẬU


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các bảng....................................................................................i
Danh mục các biểu đồ và bản đồ......................................................................ii
Những chữ viết tắt và ký hiệu.............................................................................iii

ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................3
1.1. Vài nét về tình hình bệnh truyền nhiễm trên thế giới........................3
1.2. Tình hình bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam và Tây Nguyên.............4
1.3. Mối liên quan giữa bệnh truyền nhiễm và khí hậu............................6
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...8
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................8
2.2. Thời gian nghiên cứu..........................................................................8
2.3. Địa điểm nghiên cứu...........................................................................8
2.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................9
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu...............................................................9
2.4.2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu về các yếu tố khí hậu 9
2.4.3. Phân tích và xử lý số liệu......................................................10
2.5. Giới hạn nghiên cứu............................................................................11
2.6. Khái niệm và một số thuật ngữ...........................................................11
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu..................................................................11
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................12
3.1. Phân bố số mắc các bệnh tiêu chảy theo thời gian............................12
3.1.1. Phân bố số mắc các bệnh tiêu chảy theo năm......................12
3.1.2. Phân bố số mắc các bệnh tiêu chảy theo tháng....................14
3.1.2.1. Phân bố số mắc lỵ trực trùng theo tháng.....................14


3.1.2.2. Phân bố số mắc lỵ amip theo tháng.............................15
3.1.2.3. Phân bố số mắc hội chứng lỵ theo tháng.....................16
3.1.2.4. Phân bố số mắc tiêu chảy cấp theo tháng....................17
3.2. Phân bố số mắc các bệnh tiêu chảy theo không gian........................18
3.2.1. Tỷ suất mắc lỵ trực trùng trung bình/100.000 dân/năm.......18
3.2.2. Tỷ suất mắc lỵ amip trung bình/100.000 dân/năm...............19
3.2.3. Tỷ suất mắc hội chứng lỵ trung bình/100.000 dân/năm......20
3.2.4. Tỷ suất mắc tiêu chảy cấp trung bình/100.000 dân/năm.....21

3.3. Mối liên quan số mắc các bệnh tiêu chảy với yếu tố khí hậu...........22
3.3.1. Mối liên quan của số mắc lỵ trực trùng với yếu tố khí hậu. 22
3.3.1.1. Phân tích đơn biến mối liên quan của số mắc lỵ trực
trùng với yếu tố khí hậu................................................22
3.3.1.2. Phân tích đa biến mối liên quan của số mắc lỵ trực
trùng với yếu tố khí hậu...............................................23
3.3.2. Mối liên quan của số mắc lỵ amip với yếu tố khí hậu.........24
3.3.2.1. Phân tích đơn biến mối liên quan của số mắc lỵ amip
với yếu tố khí hậu.........................................................24
3.3.2.2. Phân tích đa biến mối liên quan của số mắc lỵ amip
với yếu tố khí hậu.........................................................25
3.3.3. Mối liên quan của số mắc hội chứng lỵ với yếu tố khí hậu.26
3.3.3.1. Phân tích đơn biến mối liên quan của số mắc hội
chứng lỵ với yếu tố khí hậu.........................................26
3.3.3.2. Phân tích đa biến mối liên quan của số mắc hội
chứng lỵ với yếu tố khí hậu.........................................28
3.3.4. Mối liên quan của số mắc tiêu chảy cấp với yếu tố khí hậu 29
3.3.4.1. Phân tích đơn biến mối liên quan của số mắc tiêu
chảy cấp với yếu tố khí hậu.........................................29
3.3.4.2. Phân tích đa biến mối liên quan của số mắc tiêu chảy
cấp với yếu tố khí hậu..................................................30
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN........................................................................32


4.1. Phân bố các bệnh tiêu chảy theo thời gian.........................................33
4.2. Phân bố các bệnh tiêu chảy theo không gian.....................................35
4.3. Phân tích sự liên quan các bệnh tiêu chảy với yếu tố khí hậu..........37
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................39
1. Kết luận...................................................................................................39
1.1. Phân bố số mắc các bệnh tiêu chảy theo thời gian..................39

1.2. Phân bố số mắc các bệnh tiêu chảy theo huyện.......................39
1.3. Mối liên quan số mắc các bệnh tiêu chảy với khí hậu............39
2. Kiến nghị................................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................41
Phụ lục 1: Giấy xác nhận
Phụ lục 2: Mẫu báo cáo tháng


ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh truyền nhiễm (BTN) là bệnh thường gặp ở tất cả các châu lục nhưng
đặc biệt là ở các nước có khí hậu nóng ẩm. Ngày nay nhờ sự phát triển của khoa
học nói chung và y học nói riêng, nhiều BTN đã bị đẩy lùi, có những bệnh vĩnh
viễn bị xóa bỏ. Tuy nhiên, một số BTN còn lan tràn và còn là mối đe dọa cho
nhân loại.
Tình hình BTN ở Việt Nam cũng nằm trong xu hướng chung của thế giới.
Việt Nam là một nước nhiệt đới đang phát triển, điều kiện sống còn thấp, nhiều
tập quán sinh hoạt lạc hậu, vì vậy BTN chiếm tỷ lệ rất cao, nhiều vụ dịch xảy ra
quanh năm. Cơ cấu bệnh tật ở Việt Nam chưa có sự thay đổi nhiều, chủ yếu vẫn
là các BTN, nhất là các bệnh lây qua đường hô hấp, đường tiêu hóa, và các bệnh
lây do véc tơ truyền. Mặc dù bệnh nhiễm trùng và BTN đã giảm, nhưng các
bệnh này vẫn đang còn là vấn đề sức khỏe cộng đồng cơ bản ở nước ta, đặc biệt
là ở các vùng khó khăn như vùng sâu và vùng xa với nhiều thành phần dân tộc
sinh sống.
Đắk Lắk là tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, tình hình BTN cũng có nhiều
biến đổi và theo xu hướng chung của Việt Nam. Khí hậu ở đây chia làm hai
mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm
sau. Do ảnh hưởng của độ cao địa hình nên nhiệt độ trung bình thấp hơn so với
vùng đồng bằng có cùng vĩ độ. Ở đây có đất đỏ bazan màu mỡ, hệ động thực vật
phong phú, thích hợp cho nhiều loại côn trùng tồn tại và phát triển. Hơn nữa,
Tây Nguyên có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống với nhiều phong tục tập

quán còn lạc hậu, điều kiện sống còn khó khăn, trình độ dân trí còn thấp cùng
với sự tiếp cận của người dân đối với các dịch vụ y tế còn chưa đồng bộ. Những
điều kiện trên rất thuận lợi cho sự phát triển của nhiều BTN, đồng thời tạo điều
kiện cho dịch bệnh tồn tại và bùng phát như các bệnh đường hô hấp, đường tiêu
hóa, sốt xuất huyết Dengue, sốt rét … Nghiên cứu về các BTN gây dịch (2005 –
2007) cho thấy các bệnh tiêu chảy còn là vấn đề y tế công cộng trên địa bàn này.


Ngày nay, quá trình biến đổi khí hậu đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu,
gây tác động mạnh mẽ đến mọi quốc gia và sự sống trên trái đất. Khí hậu biến
đổi có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đời sống và sức khoẻ cộng đồng. Tác
động trực tiếp của biến đổi khí hậu đến sức khoẻ con người thông qua mối quan
hệ trao đổi vật chất, năng lượng giữa cơ thể với môi trường xung quanh, dẫn đến
những biến đổi về sinh lý, tập quán, khả năng thích nghi và những phản ứng của
cơ thể đối với các tác động đó. Các đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ không khí
tăng, gây nên những tác động tiêu cực đối với sức khoẻ con người, dẫn đến gia
tăng một số nguy cơ đối với tuổi già, những người mắc bệnh tim mạch, bệnh
thần kinh, dị ứng. Tác động gián tiếp của biến đổi khí hậu đến sức khoẻ con
người thông qua những nguồn gây bệnh, làm tăng khả năng bùng phát và lan
truyền các bệnh dịch như bệnh cúm, tiêu chảy, dịch tả... Biến đổi khí hậu còn là
một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện trở lại của một số bệnh
truyền nhiễm ở vùng nhiệt đới trong đó có một số bệnh tiêu chảy.
Chính vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu:
1. Đánh giá tình hình các bệnh tiêu chảy ở Đắk Lắk theo không gian và
thời gian.
2. Phân tích mối liên quan giữa các bệnh tiêu chảy và một số yếu tố khí
hậu.


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Vài nét về tình hình bệnh truyền nhiễm trên thế giới:
Trong những thập kỷ qua, BTN có nhiều biến đổi phức tạp và vẫn là

nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Ước tính có khoảng 15 triệu người chết
hằng năm trên toàn thế giới do BTN [13]. Trong lịch sử, con người đã trải qua
hằng trăm vụ dịch và đại dịch, điển hình như dịch hạch ở Châu Âu (thế kỷ
13), dịch sốt phát ban ở Hungari (thế kỷ 16), dịch cúm ở Tây Ban Nha (1918),
dịch cúm virus A ở Hồng Kông (1968), … và gần đây nhất là dịch cúm ở
nhiều quốc gia (2009-2010) [12].
BTN không những ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe cộng đồng mà
còn gây ảnh hưởng to lớn đến kinh tế xã hội. Theo một nghiên cứu cho thấy,
ước tính chi phí điều trị bệnh tiêu chảy, suy dinh dưỡng và sốt rét năm 2030
khoảng 12 tỉ USD [14]. Chính vì vậy việc phòng chống dịch bệnh đã trở
thành nhiệm vụ chung hàng đầu của toàn nhân loại, nhiều biện pháp đã được
nghiên cứu và áp dụng có hiệu quả như: tiêm văc-xin, kháng sinh đặc hiệu,
truyền thông, vệ sinh môi trường … [3].
Bên cạnh những thành tựu y tế cộng cộng (YTCC) đáng khích lệ đó, thế
giới đã và đang phải đối phó với một thực tế là một số BTN đã gia tăng hoặc
mới xuất hiện tại nhiều quốc gia. Nhiều BTN mới đã xuất hiện với tốc độ nhanh
chưa từng thấy trong vòng hai thập kỉ vừa qua, trong đó phải kể đến Ebola, vi
rút Nipah, HIV, SARS, cúm A/H5N1… Bên cạnh đó, nhiều bệnh đã được khống
chế trước đây lại tái bùng phát gây những tác hại mới tại nhiều khu vực: dịch tả,
sốt xuất huyết Dengue ở Trung - Nam Mỹ, dịch hạch thể phổi ở Ấn Độ, ho gà ở
Hà Lan, bạch hầu ở Nga… Dịch SARS và cúm A/H5N1 đã gây hoang mang cho
người dân của nhiều quốc gia và gây thiệt hại to lớn cho con người về sức khỏe,
tinh thần và vật chất [7].



Tiêu chảy là tình trạng phổ biến đứng hàng thứ 2 sau nhiễm trùng hô hấp.
Ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh, tiêu chảy không chỉ là nguyên nhân
chủ yếu dẫn đến bệnh tật mà còn là nguyên nhân chính gây tử vong [11]. Ước
tính mỗi năm có khoảng 2 triệu người chết trên toàn thế giới do tiêu chảy [16].
Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, nhất là ở các nước đang phát triển. Vấn
đền này liên quan đến điều kiện vệ sinh mội trường, xử lý rác thải, nguồn cung
cấp nước, mật độ dân cư đông đúc, nghèo đói và các vấn đề về chăm sóc giáo
dục sức khỏe cộng đồng [11]. Theo WHO, hằng năm có khoảng 4-5 triệu trẻ em
dưới 5 tuổi chết vì bệnh tiêu chảy, trong đó 80% tập trung ở trẻ dưới 2 tuổi [1].
Những diễn biến thất thường về thời tiết, khí hậu và biến chủng của vi
sinh vật cùng với điều kiện giao lưu trong nước và quốc tế phát triển, một số
BTN lạ, nguy hiểm đã xâm nhập từ nước này sang nước khác như Ebola, bệnh
bò điên ... hoặc trở thành đại dịch như HIV/AIDS. Một số BTN khác như sốt rét,
lao, tả, thương hàn, dịch hạch đã được khống chế và loại trừ ở nhiều địa phương
nay có chiều hướng quay lại và bùng phát lên. Thêm vào đó, quá trình toàn cầu
hóa đã làm cho một số BTN gây dịch (GD) mới xuất hiện, bùng phát nhanh và
lan rộng làm ảnh hưởng đến sức khỏe loài người như cúm A/H1N1 hiện nay.
1.2.

Tình hình bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam và Tây Nguyên:
Tình hình BTN ở Việt Nam cũng nằm trong xu hướng chung của thế giới.

Cơ cấu bệnh tật ở Việt Nam chưa có sự thay đổi nhiều, chủ yếu vẫn là các BTN,
nhất là các bệnh lây qua đường hô hấp, đường tiêu hóa, và các bệnh lây do véc
tơ truyền. Nhờ kết quả của chương trình tiêm chủng mở rộng mà số trẻ mắc và
chết do các BTN có vắc xin phòng ngừa giảm rõ rệt, các bệnh khác cũng rất khả
quan và một số bệnh đã được thanh toán hay loại trừ [2] [9].
Theo thống kê về xu hướng bệnh tật và tử vong của Bộ Y tế thì các bệnh
dịch lây đang có xu hướng giảm. Trong cơ cấu bệnh tật, số mắc và tử vong do

bệnh nhiễm trùng chiếm 55,5% và 53,06% trong năm 1976; 59,2% và 52,1%
trong năm 1986; giảm xuống còn 37,63% và 33,13% trong năm 1996, trong
những năm gần đây, số mắc BTN chỉ chiếm khoảng 25% và số tử vong chỉ dưới
20% [2] [9].


Mặc dù bệnh nhiễm trùng và BTN đã giảm, nhưng các bệnh này vẫn đang
còn là vấn đề sức khỏe cộng đồng cơ bản ở nước ta, đặc biệt là ở các vùng khó
khăn như vùng sâu, vùng xa với nhiều thành phần dân tộc sinh sống. Các bệnh
như nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính, tiêu chảy cấp, sốt rét và lao hô hấp vẫn
nằm trong số 10 nguyên nhân hàng đầu gây mắc bệnh tại các bệnh viện. Các
cuộc nghiên cứu, điều tra khác tiến hành tại cộng đồng cũng cho kết quả tương
tự với các triệu chứng phổ biến nhất là ho, sốt, cảm cúm, tiêu chảy và các triệu
chứng cơ năng khác [8].
Tây Nguyên là khu vực rộng lớn của nước ta, diện tích tự nhiên là 55.569
km2, chiếm 16,8% diện tích tự nhiên của cả nước. Là một bộ phận rộng lớn của
hệ thống núi có địa hình phức tạp, Tây Nguyên hoàn toàn nằm trên địa hình núi
và cao nguyên, có loại hình khí hậu đặc sắc: nhiệt đới gió mùa cao nguyên, chia
làm hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng
4 năm sau. Do ảnh hưởng của độ cao địa hình nên nhiệt độ trung bình năm thấp
hơn so với vùng đồng bằng có cùng vĩ độ. Ở đây có đất đỏ bazan màu mỡ, hệ
động thực vật phong phú, thích hợp cho nhiều loại côn trùng tồn tại và phát
triển. Hơn nữa, Tây Nguyên có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống với nhiều
phong tục tập quán còn lạc hậu, điều kiện sống còn khó khăn, trình độ dân trí
còn thấp cùng với sự tiếp cận của người dân đối với các dịch vụ y tế còn chưa
đồng bộ. Những điều kiện trên rất thuận lợi cho sự phát triển của nhiều BTN,
đồng thời tạo điều kiện cho dịch bệnh tồn tại và bùng phát như các bệnh đường
hô hấp, đường tiêu hóa, sốt xuất huyết Dengue, sốt rét…[6]
Ứng dụng phần mềm Heathmapper trong nghiên cứu việc quản lý 24 BTN
tại tỉnh Đắk Lắk từ năm 2005 đến 2007 ghi nhận: mười bệnh hàng đầu, xếp theo

thứ tự giảm dần về tỷ suất mắc trung bình/100.000 dân/năm trong 3 năm nghiên
cứu là: cúm (3.243), tiêu chảy (1.406), hội chứng lỵ (637), lỵ trực trùng (139),
quai bị (62), lỵ amíp (47,7), thủy đậu (29,6), APC (20,7), SD / SXHD (11,0) và
viêm gan vi rút (7,7) [8].
1.3.

Mối liên quan giữa bệnh truyền nhiễm và khí hậu:


Các nhà khoa học cho rằng: thế kỷ vừa qua, nhiệt độ trung bình của
Trái đất đã tăng thêm 1 0C do việc tích lũy các chất Cácbon điôxít, mêtan và
các khí thải gây hiệu ứng nhà kính khác trong không khí – sản phẩm sinh ra
từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch trong các nhà máy, phương tiện giao thông và
các nguồn khác. Biến đổi khí hậu được gọi là toàn cầu vì nó diễn ra ở hầu như
mọi nơi trên thế giới. Đặc biệt, Việt Nam đứng thứ 5 trong danh sách các
nước bị ảnh hưởng bởi khí hậu toàn cầu [5].
Kết quả nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu đối với con người
do tổ chức Global Humanitarian Forum của cựu tổng Thư ký LHQ Kofi
Annan cho thấy biến đổi khí hậu gây tử vong 300.000 người mỗi năm và ảnh
hưởng đến cuộc sống của 300 triệu người trên trái đất do tác động từ những
đợt nắng nóng, lũ lụt và cháy rừng gây ra. [5]
Một nghiên cứu được tiến hành tại bắc Parganas (Tây Bengal) của
Atanu Sarkar cho thấy sự gia tăng tỷ lệ tiêu chảy liên kết với lượng mưa,
nhiệt độ và độ ẩm. Nghiên cứu cũng cho thấy biến đổi khí hậu tăng 10C thì
bệnh tiêu chảy tăng 8% và 3% tương ứng ở Pêru và Fiji. Tương tự tăng 10C
thì bệnh lỵ tăng 12% và 16% tại 2 thành phố ở Trung Quốc và tăng 10C trên
ngưỡng 290C thì tỷ lệ bệnh tiêu chảy ở Bangladesh tăng 40,2%. [17]
Theo nghiên cứu của Reena B.K. Singh và cộng sự tại khu vực Thái
Bình Dương cho rằng thay đổi khí hậu toàn cầu sẽ làm tăng tỷ lệ tiêu chảy.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tiêu chảy tăng 2% khi lượng mưa tăng

1 đơn vị trên 5x10 -5 kg/m2/phút và tăng 8% khi lượng mưa giảm 1 đơn vị dưới
5x10-5 kg/m2/phút. Nghiên cứu cũng cho thấy ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỷ
lệ bệnh tiêu chảy, cụ thể tỷ lệ bệnh tiêu chảy tăng 3% khi nhiệt độ tăng 10C.
[15]
Nghiên cứu ứng dụng phần mên Healmapper trong quản lý 24 bệnh
truyền nhiễm tại Đắk Lắk trong 3 năm 2005 - 2007 của Phạm Văn Hậu cho
thấy yếu tố khí hậu có liên quan với các bệnh tiêu chảy, khi nhiệt độ trung
bình tháng tăng 1,50C thì nguy cơ làm tăng số mắc tiêu chảy 9,4%, HC lỵ
13,8%, lỵ trực trùng 14,7% và lỵ amip 22,9%. Tương tự khi số giờ nắng,


lượng mưa và độ ẩm hàng tháng tăng thì nguy có mắc các bệnh tiêu chảy
cũng thay đổi.[8]


CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là số mắc và chết do các BTN GD được ghi nhận,
thống kê và báo cáo theo qui định và biểu mẫu của Bộ Y Tế. Theo quy chế này có
tất cả 26 BTN GD, nhưng trong nghiên cứu này chỉ thu thập số liệu các bệnh
tiêu chảy, bao gồm:
1. Tả

2. Thương hàn

3. Lỵ trực trùng

4. Lỵ amíp


5. HC lỵ

6. Tiêu chảy cấp

Số mắc và chết ghi nhận hàng tháng, từ tất cả các trung tâm y tế dự
phòng (TTYTDP) huyện, TTYTDP tỉnh Đắk Lắk và Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây
Nguyên.
Đơn vị hành chính nghiên cứu là tuyến huyện.
Số liệu về khí hậu là nhiệt độ trung bình, số giờ nắng, lượng mưa và độ
ẩm hàng tháng ghi nhận theo Niên giám thống kê xuất bản hàng năm của Cục
thống kê tỉnh Đắk Lắk.
2.2. Thời gian nghiên cứu
Tháng 9/2010 – tháng 5/2011.
2.3. Địa điểm nghiên cứu
Tỉnh Đắk Lắk hiện nay bao gồm 16 đơn vị hành chính cấp huyện.


Bản đồ 1: Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Lắk
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu: Dịch tễ học mô tả.
2.4.2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu về các yếu tố khí hậu
Thu thập số liệu về điều kiện khí hậu như: nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, số
giờ nắng… theo số liệu của Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk và số liệu của Trung
tâm nghiên cứu Khí tượng - Khí hậu tại các trạm như sau:
Trạm Buôn Ma Thuột: tại vĩ độ: N 12041, kinh độ: E 108003 và độ cao 490
m (hệ tọa độ VN 2000).
Trạm Buôn Hồ: tại vĩ độ: N 12055, kinh độ: E 108016 và độ cao 700 m (hệ
tọa độ VN 2000).
Các số liệu này được thực hiện theo quy định của Tổng Cục Thống kê Quốc
gia, được xuất bản và công bố hàng năm trong các tài liệu “Niên giám

thống kê”.


2.4.3. Phân tích và xử lý số liệu
Ứng dụng phần mềm HealthMapper, phiên bản 4.3 để nhập số mắc các
bệnh tiêu chảy và trình bày số mắc trên bản đồ màu phân bậc.
Xử lý số liệu được tính toán theo các thuật toán thường được áp dụng trong
các nghiên cứu y sinh học.
Phần mềm xử lý trên máy vi tính là “ngôn ngữ

for Windows”, sử

dụng trong phân tích số liệu và tạo biểu đồ, phiên bản R-2.10.0, năm 2009
( ).
Phân tích mối liên hệ của số bệnh nhân với các yếu tố khí hậu như nhiệt
độ, số giờ nắng, lượng mưa, độ ẩm bằng phân tích hồi quy và tính tỷ số nguy
cơ (RR = Risk Ratio) với khoảng tin cậy (CI = Confidence Interval) 95%.
Mô hình đơn biến thể hiện mối liên hệ giữa 2 biến x và y là:
yi     xi   i

Trong đó:

hoặc

α : là giá trị chặn (intercept), tức giá trị x i = 0.
β : là độ dốc.
εi : biến số tuân theo luật phân phối chuẩn với trung
bình bằng 0 và phương sai σ 2 .

Trong trường hợp biến phụ thuộc liên hệ với 2 hoặc nhiều biến độc lập

thì mô hình hồi quy đa biến là:
hoặc
Khi phân tích hồi quy đa biến sẽ có nhiều mô hình, thì trong trường hợp
này, tiêu chuẩn thống kê để chọn mô hình “tối ưu” dựa vào tiêu chuẩn thông tin
Akaike (Akaike Information Criterion: AIC). Mô hình nào có giá trị AIC thấp
nhất được xem là mô hình tối ưu.
Cách tính RR và 95% CI dựa vào  và sai số chuẩn (standard error hay
SE) như sau:
Tính 95% của :
Giới hạn dưới (L) =  - 1,96.SE


Giới hạn trên (U) =  + 1,96.SE
Hoán chuyển sang RR:
RR = exp()
Giới hạn dưới 95% của RR = exp(L)
Giới hạn trên 95% của RR = exp(U)
Đơn vị để tính RR và 95% CI là độ lệnh chuẩn của biến số.
2.5. Giới hạn của nghiên cứu
Số liệu chỉ ghi nhận theo hệ thống y tế nhà nước nên không bao gồm các
trường hợp bệnh đến khám và điều trị tại cơ sở y tế tư nhân.
Hạn chế chung về phân tích tương quan trong dịch tễ học khi phân tích mối
liên quan của số mắc các BTN GD với yếu tố khí hậu.
2.6. Khái niệm và một số thuật ngữ
BTN GD là thuật ngữ của Bộ Y tế chỉ các BTN thuộc diện báo cáo hàng
tháng.
HealthMapper là phần mềm bản đồ và thông tin của WHO dùng trong
YTCC.
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng số liệu từ các báo cáo BTN từ các cơ sở y tế để đánh

giá dưới góc độ khoa học và phục vụ công tác học tập cũng như nêu ra những
kiến nghị với các nhà quản lý nhà nước, quản lý y tế nhằm góp phần nâng cao kế
hoạch y tế và phục vụ cho sức khỏe của cộng đồng tốt hơn.


CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Phân bố số mắc các bệnh tiêu chảy theo thời gian
3.1.1. Phân bố số mắc các bệnh tiêu chảy theo năm
Bảng 1: Phân bố số lượt mắc các bệnh tiêu chảy theo năm
Stt Bệnh

2006

2007

2008

2009

2010

Tổng

1

Tả

0


0

0

0

0

0

2

Thương hàn

4

2

0

0

0

6

3

Lỵ trực trùng


2.367

2.129

2.353

1.731

1.628

10.208

4

Lỵ amíp

660

647

411

362

394

2.474

5


HC lỵ

6

Tiêu chảy cấp
Tổng

11.249 11.475 10.717 11.444 9.933 54.818
27.12
24.54
24.600
27.638
23.383 127.289
7
1
41.38
38.07
38.880
41.119
35.338 194.795
0
8

Nhận xét:
Trong 5 năm nghiên cứu (2006 - 2010), tại tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 194.795
lượt mắc các bệnh tiêu chảy, chủ yếu là số lượt mắc tiêu chảy cấp (64,8%), tiếp
theo là HC lỵ (27,9%), lỵ trực trùng (5,2%) và lỵ amíp (1,3%)
Nhìn chung, sự thay đổi số lượt mắc các bệnh tiêu chảy ở Đắk Lắk có xu
hướng tăng lên theo năm nhưng mức độ tăng không có ý nghĩa thống kê.
Trong thời gian nghiên cứu ghi nhận 1 trường hợp lỵ trực trùng, 1 trường

hợp HC lỵ, 3 trường hợp tiêu chảy cấp tử vong.


Bảng 2: Tỷ suất mắc các bệnh tiêu chảy / 100.000 dân theo năm
Stt Bệnh

Tỷ suất mắc / 100.000 dân
2006
2007
2008 2009 2010
0
0
0
0
0

1

Tả

2

Thương hàn

0,2

0,1

0


0

0

3

Lỵ trực trùng

141

125

137

99,8

92,8

4

Lỵ amíp

39,5

38,1

23,9

20,8


22,4

5

HC lỵ

674

676

624

660

566

6

Tiêu chảy cấp

1.474

1.598

1.611 1.416 1.332

Nhận xét:
Tỷ suất mắc các bệnh tiêu chảy trung bình/100.000 dân trong 5 năm
(2006 - 2010) là 11.368 lượt/năm. Tỷ suất mắc/100.000 dân/năm trong năm
2006 là 2.331, năm 2007 là 2.438, năm 2008 là 2.397, năm 2009 là 2.197 và

năm 2010 là 2.014.
Các BTN gây tiêu chảy có tỷ suất mắc trung bình/100.000 dân/năm xếp
theo thứ tự giảm dần là: tiêu chảy cấp (7.429), HC lỵ (3.199), lỵ trực trùng
(595), lỵ amíp (144), thương hàn (0,35), tả (0).


3.1.2. Phân bố số mắc các bệnh tiêu chảy theo tháng:
3.1.2.1. Phân bố số mắc lỵ trực trùng theo tháng:
Số mắc
300
250
200
150
100
50

1

2

3

4

5

6

7


8

9

10

11

12

Tháng

Biểu đồ 1: Diễn biến tổng số mắc lỵ trực trùng theo tháng.
Nhận xét:
Như biểu đồ 1 cho thấy: số lượt mắc lỵ trực trùng ghi nhận quanh năm.
Trong 5 năm 2006-2010, có 10.208 lượt mắc lỵ trực trùng, trung bình số lượt
mắc hàng tháng là 170  35.
Số lượt mắc trung bình 6 tháng ( tháng 3 – tháng 8) là 200  18 cao hơn
số lượt mắc trung bình 6 tháng (tháng 9 – tháng 2 năm sau) là 139  8 . Sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,0005


3.1.2.2. Phân bố số mắc lỵ amíp theo tháng:
Số mắc
Chart Title

100
80
60
40

20
0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Tháng

Biểu đồ 2: Diễn biến tổng số mắc lỵ amíp theo tháng.

Nhận xét:
Như biểu đồ trên cho thấy: số lượt mắc lỵ amip ghi nhận quanh năm.
Trong 5 năm 2006-2010, có 2.474 lượt mắc lỵ trực trùng, trung bình số lượt
mắc hàng tháng là 41  13.
Số lượt mắc trung bình 6 tháng ( tháng 3 – tháng 8) là 52  5 cao hơn số
lượt mắc trung bình 6 tháng (tháng 9 – tháng 2 năm sau) là 30  6 . Sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê với p < 0,0001


3.1.2.3. Phân bố số mắc HC lỵ theo tháng:
Số mắc
Chart Title

1200
1100
1000
900
800
700
600

1

2

3

4

5


6

7

8

9

10

11

12

Tháng

Biểu đồ 3: Diễn biến tổng số mắc HC lỵ theo tháng.
Nhận xét:
HC lỵ ghi nhận mắc quanh năm. Trong 5 năm 2006-2010, có 54.818
lượt mắc, trung bình số lượt mắc hàng tháng là 913  190.
Số lượt mắc trung bình 5 tháng ( tháng 4 – tháng 9) là 1074  107 cao hơn
số lượt mắc trung bình 7 tháng (tháng 10 – tháng 3 năm sau) là 753  81 . Sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,0001


3.1.2.4. Phân bố số mắc tiêu chảy cấp theo tháng:
Số mắc
Chart Title


3000
2700
2400
2100
1800
1500

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12


Tháng

Biểu đồ 4: Diễn biến tổng số mắc tiêu chảy cấp theo tháng.
Nhận xét:
Số lượt mắc tiêu chảy cấp ghi nhận quanh năm. Trong 5 năm 20062010, có 127.289 lượt mắc tiêu chảy cấp, trung bình số lượt mắc hàng tháng
là 2.119  389.
Số lượt mắc trung bình 5 tháng ( tháng 3 – tháng 7) là 2.540  194 cao
hơn số lượt mắc trung bình 7 tháng (tháng 8 – tháng 2 năm sau) là 1.819179.
Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,0001


3.2. Phân bố số mắc các bệnh tiêu chảy theo không gian
3.2.1. Phân bố tỷ suất mắc lỵ trực trùng trung bình/100.000 dân/năm, 20062010.

Bản đồ 2: Bản đồ phân bố tỷ suất mắc trung bình/100.000 dân/năm của
bệnh lỵ trực trùng (2006-2010)
Nhận xét:
Theo bản đồ màu phân bậc trên cho thấy: bệnh lỵ trực trùng phân bố toàn
tỉnh ĐăkLăk.
Tỷ suất mắc trung bình/100.000 dân cao nhất ở các huyện: Ea H’leo, Cư
M’gar và Ea Kar.
Tỷ suất mắc này thấp hơn ở các huyện: Ea Súp, Buôn Đôn.
Thấp nhất ở các huyện Krông Buk, Krông Ana, TP. Buôn Ma Thuột,
Krông Năng, Krông Păk, M’Đrăk, Krông Bông, Lăk.


3.2.2. Phân bố tỷ suất mắc lỵ amip trung bình/100.000 dân/năm, 2006-2010.

Bản đồ 3: Bản đồ phân bố tỷ suất mắc trung bình/100.000 dân/năm của

bệnh lỵ amíp (2006-2010)
Nhận xét:
Theo bản đồ màu phân bậc trên cho thấy bệnh lỵ amip phân bố toàn tỉnh.
Tỷ suất mắc trung bình /100.000 dân cao nhất ở huyện Ea Kar.
Tỷ suất này thấp hơn ở các huyện: Ea H’leo, Buôn Đôn, Cư M’gar. Tiếp
theo là Ea Súp và thấp nhất ở các huyện: Krông Buk, Krông Năng, TP. Buôn Ma
Thuột, Krông Păk, M’Đrăk, Krông Ana, Lăk, Krông Bông.


3.2.3. Phân bố tỷ suất mắc HC lỵ trung bình/100.000 dân/năm, 2006-2010.

Bản đồ 4: Bản đồ phân bố tỷ suất mắc trung bình/100.000 dân/năm của
HC lỵ (2006-2010)
Nhận xét:
Theo bản đồ màu phân bậc trên cho thấy HC lỵ phân bố toàn tỉnh.
Tỷ suất mắc trung bình/100.000 dân cao nhất ở các huyện: Buôn Đôn, Ea
H’leo, thấp hơn ở Ea Kar và tiếp theo là ở huyện Cư M’gar.
Tỷ suất này thấp nhất ở các huyện: Ea Súp, Krông Buk, Krông Năng, TP.
Buôn Ma Thuột, Krông Păk, M’Đrăk, Krông Ana, Lăk, Krông Bông.


×