Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

tỷ lệ bệnh đái tháo đường ở những người có yếu tố nguy cơ tại đắk lắk năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA Y DƯỢC

TỶ LỆ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Ở NHỮNG NGƯỜI CÓ YẾU TỐ NGUY CƠ
TẠI ĐẮK LẮK NĂM 2010
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
Hướng dẫn khoa học: Ths.Bs TRỊNH QUANG TRÍ


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
- ADA:
- BMI:
- ĐTĐ:
- HATT:
- HATTr:
- IDF:
- IFG:
- IGT:
- JNC7:

Hiệp hội ĐTĐ Mỹ (American Diabetes Association)
Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index)
Đái Tháo Đường
Huyết áp tâm thu
Huyết áp tâm trương
Liên đoàn ĐTĐ thế giới (International Diabetes Federation)
Rối loạn đường máu lúc đói (Impaired Fasting Glucose)
Impaired Glucose Tolerance (Rối loạn dung nạp đường)
Báo cáo lần thứ 7 của uỷ ban liên quốc gia về dự phòng, phát hiện,


đánh giá và điều trị THA (The Seventh Report of the Joint National
Committee on Prevention, Detection, Evaluation, and Treatment of

- NST:
- PR:

High Blood Pressure)
Nhiễm sắc thể
Tỷ số tỷ lệ hiện mắc (Prevalence Ratio)

- RR:

Risk Ratio (Tỷ số nguy cơ)

- THA:
- WHO:
- WHR:
- WPRO:

Tăng huyết áp
Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)
Tỷ số vòng bụng/vòng hông (Waist Hip Ratio)
WHO khu vực Tây Thái Bình dương (World Health Organization
Regional Office for the Western Pacific)

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………….
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN……………………………………………..
1.1. Định nghĩa ĐTĐ, tiền ĐTĐ ……………………………………
1.1.1. Đái tháo đường…………………………………………...

1.1.2. Tiền ĐTĐ………………………………………………...

1
3
3
3
3


1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ, tiền ĐTĐ………………………..
1.3. Phân loại ĐTĐ………………………………………………….
1.3.1. ĐTĐ týp 1………………………………………………...
1.3.2. ĐTĐ týp 2………………………………………………...
1.3.3. Một số dạng ĐTĐ đặc biệt khác………………………….
1.4. Biến chứng của ĐTĐ…………………………………………...
1.4.1. Biến chứng cấp tính………………………………………
1.4.2. Biến chứng mạn tính……………………………………..
1.5. Một số yếu tố nguy cơ bệnh ĐTĐ týp 2……………………….
1.5.1. Tuổi………………………………………………………
1.5.2. Tiền sử gia đình có người mắc ĐTĐ …………………….
1.5.3. Chủng tộc………………………………………………...
1.5.4. Béo phì …………………………………………………..
1.5.5. Ít hoạt động thể lực……………………………………….
1.5.6. Thuốc lá và sử dụng rượu………………………………...
1.5.7. Chế độ ăn…………………………………………………
1.5.8. Tăng huyết áp…………………………………………….
1.5.9. Rối loạn mỡ máu…………………………………………
1.5.10. Tiền ĐTĐ……………………………………………….

3

4
4
5
6
8
8
10
12
12
13
13
13
15
15
15
16
16
17

1.5.11. ĐTĐ thai kỳ……………………………………………..
1.6. Tình hình bệnh ĐTĐ trên thế giới và Việt Nam……………...
1.6.1. Tình hình bệnh ĐTĐ trên Thế giới………………………
1.6.2. Tình hình bệnh ĐTĐ tại Việt Nam……………………….
1.7. Kiến thức chung về ĐTĐ………………………………
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…..
2.1. Đối tượng………………………………………………………..
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu……………………………
2.2.1. Địa điểm …………………………………………………
2.2.2. Thời gian …………………………………………………
2.3. Phương pháp nghiên cứu………………………………………

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ……………………………………...
2.3.2. Chọn mẫu………………………………………………...
2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu…………………………….
2.3.4. Liệt kê và định nghĩa biến số…………………………….
2.3.5. Xử lý và phân tích số liệu………………………………..
2.3.6. Đạo đức nghiên cứu……………………………………...
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………..
3.1. Đặc điểm chung ………………………………………………..
3.1.1. Đặc điểm của các đối tượng tham gia nghiên cứu……….
3.1.2. Tiền sử bệnh tật của đối tượng tham gia nghiên cứu …...
3.1.3. Phân bố BMI, WHR, THA của đối tượng nghiên cứu…...
3.1.4. Các hành vi, thói quen sinh hoạt…………………………
3.2. Thực trạng bệnh ĐTĐ, tiền ĐTĐ và một số yếu tố nguy cơ…
3.2.1. Phân bố tỷ lệ bệnh ĐTĐ, tiền ĐTĐ………………………

17
17
17
19
20
21
21
21
21
21
21
21
21
23
26

28
28
29
29
29
30
32
36
38
38


3.2.2. Một số yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ, tiền ĐTĐ……….. 42
3.3. Một số yếu tố liên quan khác với bệnh ĐTĐ, tiền ĐTĐ……... 47
3.3.1. Tiền sử bệnh tật và ĐTĐ, tiền ĐTĐ……………………... 47
3.3.2. Tiền sử sản khoa và ĐTĐ, tiền ĐTĐ…………………….

48

3.3.3. ĐTĐ, tiền ĐTĐ với một số hành vi, thói quen sinh hoạt...
3.3.4. Chế độ ăn uống và ĐTĐ………………………………….
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
4.1. Về mẫu nghiên cứu……………………………………………..
4.1.1. Tỷ lệ nam và nữ…………………………………………..
4.1.2. Tuổi và nhóm tuổi của các đối tượng nghiên cứu………..
4.1.3. Tỷ lệ các dân tộc………………………………………….
4.1.4. Tình trạng béo phì, THA của mẫu nghiên cứu…………...
4.2. Về phân bố tỷ lệ ĐTĐ, tiền ĐTĐ………………………………
4.2.1. Tỷ lệ ĐTĐ, tiền ĐTĐ chung……………………………..
4.2.2. Tỷ lệ ĐTĐ, tiền ĐTĐ theo giới…………………………..

4.2.3. Tỷ lệ ĐTĐ, tiền DTĐ theo khu vực điều tra …………….
4.2.4. Tỷ lệ ĐTĐ, tiền ĐTĐ theo dân tộc……………………….
4.2.5. Tỷ lệ ĐTĐ và tiền ĐTĐ theo nhóm tuổi…………………
4.2.6. Tỷ lệ ĐTĐ và tiền ĐTĐ theo tính chất công việc………..
4.2.7. Phân bố tỷ lệ ĐTĐ, tiền ĐTĐ theo trình độ văn hóa…….
4.3. Về ĐTĐ, tiền ĐTĐ và các yếu tố liên quan…………………...
4.3.1. Tỷ lệ ĐTĐ, tiền ĐTĐ theo BMI………………………….
4.3.2. WHR và ĐTĐ, tiền ĐTĐ………………………………...
4.3.3. THA và ĐTĐ, tiền ĐTĐ…………………………………
4.3.4. Tiền sử gia đình mắc ĐTĐ và ĐTĐ, tiền ĐTĐ………….
4.3.5. Tiền sử bị bệnh mạch máu ngoại vi và ĐTĐ, tiền ĐTĐ…
4.3.6. Rối loạn mỡ máu và ĐTĐ, tiền ĐTĐ…………………….
4.3.7. Tình trạng kinh nguyệt và ĐTĐ, tiền ĐTĐ………………
4.3.8. Một số hành vi, thói quen sinh hoạt…………………….
4.4. Những điểm mạnh và điểm yếu của đề tài……………………
4.4.1. Điểm mạnh……………………………………………….
4.4.2. Điểm yếu…………………………………………………
4.5. Tính ứng dụng của đề tài………………………………………
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ

50
51
53
53
53
54
54
54
55

56
56
57
57
57
58
58
58
58
59
59
60
61
61
61
61
62
62
62
62
63
65


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo WHO, ĐTĐ là một bệnh mạn tính xảy ra hoặc khi tuyến tụy không sản
xuất đủ insulin, hoặc khi cơ thể không sử dụng hiệu quả insulin. Tăng đường máu là
hậu quả của bệnh ĐTĐ không được kiểm soát, và theo thời gian gây tổn thương

nghiêm trọng cho nhiều cơ quan của cơ thể, đặc biệt là các dây thần kinh và mạch
máu [61].
Tốc độ gia tăng của bệnh ĐTĐ đã trở thành dịch bệnh. Ước tính có 285 triệu
người, tương ứng với 6,4% dân số trưởng thành của thế giới sống với bệnh ĐTĐ
trong năm 2010. Con số này dự kiến sẽ tăng đến 438 triệu vào năm 2030 (7,8% dân
số trưởng thành). 70% các trường hợp mắc ĐTĐ xảy ra ở các nước có thu nhập thấp
và trung bình, nhiều nhất tại Ấn Độ (hơn 50 triệu người), và Trung Quốc (hơn 40
người).
ĐTĐ là một trong những nguyên nhân chính của gánh nặng bệnh tật và tử
vong trên toàn thế giới. Bệnh không lây nhiễm, bao gồm cả bệnh ĐTĐ chiếm
khoảng 60% tử vong trên toàn thế giới. Số tử vong do bệnh ĐTĐ trong năm 2010
tăng 5,5% so với dự toán năm 2007.
ĐTĐ týp 2 chiếm 85-95% tổng số ĐTĐ, 80% bệnh ĐTĐ týp 2 có thể phòng
ngừa được bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, tăng hoạt động thể chất và cải thiện
môi trường sống. Tuy nhiên, nếu các chương trình phòng chống và kiểm soát không
có hiệu quả, tỷ lệ mắc ĐTĐ sẽ tiếp tục tăng trên toàn cầu [31],[33],[38],[41],[51].
Gánh nặng tài chính cho bệnh nhân ĐTĐ và gia đình phụ thuộc vào tình
trạng kinh tế và chính sách bảo hiểm xã hội của từng quốc gia. Ở những nước
nghèo, những người mắc bệnh ĐTĐ và gia đình phải chịu gần như toàn bộ chi phí
chăm sóc Y tế cho bệnh và biến chứng của bệnh. Trong năm 2010 ước tính chi phí
cho bệnh ĐTĐ trên toàn cầu là 420 tỷ USD (trung bình 900 USD/người), và sẽ tăng
lên 560 tỷ vào năm 2030 [33].


2

Việt Nam không phải là quốc gia có tỷ lệ ĐTĐ lớn nhất thế giới nhưng bệnh
ĐTĐ ở Việt Nam có tốc độ gia tăng nhanh nhất thế giới, năm 2008 Việt Nam có
khoảng 4,5 triệu người mắc bệnh ĐTĐ [7].
Đái tháo đường đang là vấn đề thời sự cấp bách của sức khoẻ cộng đồng.

Cho đến nay, nhiều công trình nghiên cứu về đái tháo đường đã được tiến hành trên
phạm vi cả nước nhưng ở các tỉnh Tây Nguyên còn ít được quan tâm.
Tại Đắk Lắk, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế, đời
sống nhân dân được cải thiện, tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường tại các cơ sở khám
chữa bệnh đang ngày một gia tăng. Biện pháp hữu hiệu ít tốn kém nhất để làm giảm
tiến triển, biến chứng của bệnh, và chi phí cho điều trị bệnh là phải phát hiện sớm
và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, công tác phát hiện sớm, chăm sóc và điều trị bệnh
đái tháo đường tại Đắk Lắk còn gặp nhiều khó khăn.
Với mục đích tìm hiểu về bệnh ĐTĐ tại Đắk Lắk để đưa ra các biện pháp can
thiệp có hiệu quả, chúng tôi thực hiện đề tài Tỷ lệ đái tháo đường ở người có yếu
tố nguy cơ tại Đắk Lắk năm 2010 nhằm hướng đến những mục tiêu sau:
1. Mục tiêu tổng quát:
Xác định tỷ lệ bệnh ĐTĐ và tiền ĐTĐ, các yếu tố nguy cơ của ĐTĐ ở người
dân từ 30-64 tuổi trên địa bàn tỉnh trong năm 2010.
2. Mục tiêu cụ thể:
2.1. Xác định tỷ lệ hiện mắc ĐTĐ, tiền ĐTĐ ở người 30-64 tuổi trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk trong năm 2010 phân bố theo các yếu tố dân số, xã hội.
2.2. Xác định mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ với bệnh ở người 30-64
tuổi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk năm 2010.


3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Định nghĩa ĐTĐ, tiền ĐTĐ
1.1.1. Đái tháo đường:
Theo WHO (2011), ĐTĐ là một bệnh mạn tính xảy ra hoặc khi tuyến tụy
không sản xuất đủ insulin, hoặc khi cơ thể không sử dụng hiệu quả insulin. Tăng
đường máu là một hậu quả phổ biến của bệnh ĐTĐ không được kiểm soát, và dần
dần gây tổn thương nghiêm trọng cho nhiều cơ quan của cơ thể, đặc biệt là các dây

thần kinh và mạch máu [65].
Theo ADA (2011), ĐTĐ là một nhóm bệnh chuyển hóa, đặc trưng bởi tăng
nồng độ đường máu do khiếm khuyết trong bài tiết insulin, hoặc trong hoạt động
của insulin, hoặc phối hợp cả hai. Tăng đường máu mạn tính gây thiệt hại lâu dài,
rối loạn chức năng, mất chức năng của các cơ quan khác nhau, đặc biệt là mắt, thận,
tim mạch, thần kinh [17].
Biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh ĐTĐ là rối loạn chuyển hoá đường, nồng độ
đường trong máu tăng cao liên tục và được thải ra ngoài qua nước tiểu, vì vậy đào
thải đường ra ngoài qua nước tiểu trở thành tên của bệnh ở Việt nam.
1.1.2. Tiền ĐTĐ:
Tiền ĐTĐ là trạng thái xảy ra khi một người có mức đường máu cao hơn
bình thường, nhưng chưa đủ để chẩn đoán bệnh ĐTĐ. Người bị tiền ĐTĐ có nguy
cơ phát triển thành ĐTĐ týp 2.
Tiền ĐTĐ được xem như ranh giới của ĐTĐ, gồm rối loạn dung nạp đường,
và/hoặc rối loạn đường máu lúc đói [22],[25],[64].
1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ, tiền ĐTĐ:
Theo ADA 2010 [18].


4

Chỉ số
HbA1c

Bình thường
<5,6%

Đường máu lúc đói

< 5,6 mmol/L


Đường máu 2h

< 7,8 mmol/L

Tiền ĐTĐ
5,7 - 6,4%
5,6 - 6,9 mmol/L
(IFG)
7,8 -11,0 mmol/L
(IGT)

Đái tháo đường
≥ 6,5%
≥ 7 mmol/L
> 11,0 mmol/L

1.3. Phân loại ĐTĐ:
WHO (2011) và ADA (2010) chia ĐTĐ làm 2 týp chính là ĐTĐ týp 1 và
ĐTĐ týp 2 [17],[62].
1.3.1. ĐTĐ týp 1:
ĐTĐ týp 1 chiếm khoảng 5-10% tổng số các loại ĐTĐ. Đặc trưng bởi thiếu
hụt hoàn toàn insulin. Bệnh xảy ra là hậu quả của sự phá hủy các tế bào β đảo
Langerhans, do hiện tượng tự miễn dịch qua trung gian tế bào. Các dấu ấn của sự
phá hủy tế bào β miễn dịch bao gồm: Tự kháng thể kháng đảo tụy, tự kháng thể
kháng insulin, tự kháng thể kháng Glutamic Acid Decarcoxylase (GAD65), tự
kháng thể kháng tyrosine phosphatases IA-2 và IA-2β. 80-95% bệnh nhân mắc
ĐTĐ týp 1 có sự hiện diện của 2 tự kháng thể trở lên [17]. Bệnh liên quan chặt chẽ
với kháng nguyên bạch cầu người - HLA (Human Leukocyte Antigen), kết hợp với
gen DQA và DQB, và chịu ảnh hưởng của gen DRB. Theo một nghiên cứu cuả Park

Y và Eisenbarth GS năm 2001 về Các yếu tố di truyền về tính nhạy cảm với bệnh
ĐTĐ Týp 1, thì người Châu Á có tỷ lệ mắc ĐTĐ thấp hơn nhiều so với người Châu
Âu (0,4-1,1/100.000 người/năm). Nghiên cứu cho thấy ở người Châu Á phổ biến
kiểu di truyền HLA DRB1-DQB1, là một yếu tố tạo nên tỷ lệ thấp ĐTĐ ở người
Châu Á [48].
Ở ĐTĐ týp 1 tốc độ phá hủy tế bào β ở trẻ em thường nhanh hơn ở người
lớn. Ở một số bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em và vị thành niên, có thể biểu hiện triệu


5

chứng đầu tiên là tình trạng nhiễm toan ceton, một số có mức tăng đường máu trung
bình nhưng nhanh chóng chuyển sang tình trạng nghiêm trọng hay nhiễm toan ceton
khi có tình trạng nhiễm trùng hay stress đi kèm. Giai đoạn sau của bệnh có rất ít
hoặc không có insulin được sản xuất ra, biểu hiện bằng nồng độ peptid C thấp hoặc
không đo được.
Bệnh có liên quan tới một số rối loạn miễn dịch khác: bệnh Grave, bệnh
phình giáp Hashimoto, bệnh Addison, viêm gan tự miễn...
1.3.2. ĐTĐ týp 2:
ĐTĐ týp 2 chiếm khoảng 90-95% tổng các trường hợp ĐTĐ. Đặc trưng bởi
tăng đường máu do khiếm khuyết trong sự tiết insulin, thường đi kèm hiện tượng
kháng insulin.
Khác ĐTĐ týp 1, ĐTĐ týp 2 liên quan mạnh với yếu tố di truyền hơn yếu tố
miễn dịch [17]. Theo các nghiên cứu cho thấy nếu hoặc bố hoặc mẹ bị ĐTĐ thì con
có nguy cơ bị ĐTĐ là 40%, nếu cả bố và mẹ bị ĐTĐ thì con có nguy cơ bị ĐTĐ là
70%; nếu 1 trong 2 anh/chị em sinh đôi cùng trứng bị ĐTĐ týp 2 thì gần như chắc
chắn người kia cũng mắc ĐTĐ týp 2 [3].
Chưa phát hiện được dấu ấn di truyền kiểu HLA trên bệnh nhân ĐTĐ týp 2.
Tuy nhiên, đề kháng insulin là một trong các rối loạn sớm của ĐTĐ týp 2; rối loạn
cấu trúc và chức năng thụ thể, hậu thụ thể, được coi là nguyên nhân tại tế bào của sự

kháng insulin.
Có hai khía cạnh sinh lý bệnh liên hệ trực tiếp trong ĐTĐ týp 2 là: tự đề
kháng insulin và rối loạn tiết insulin: Trong ĐTĐ týp 2 có sự tăng tiết insulin, nồng
độ insulin trong huyết tương bình thường hoặc tăng kèm tăng đường máu. Ngoài ra,
ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có hiện tượng kháng insulin, hiện tượng này có thể được
cải thiện bằng giảm cân, hoặc dùng thuốc hạ đường máu, nhưng hiếm khi trở về
bình thường [17].


6

1.3.3. Một số dạng ĐTĐ đặc biệt khác:
1.3.3.1. Khiếm khuyết đơn gen của tế bào beta:
Bệnh thường xảy ra sớm, trước 25 tuổi. Thể này được gọi là ĐTĐ týp 2 trên
người trẻ MODY (Maturity Onset Diabetes of the Young). Đặc trưng bởi sự giảm
tiết insulin, còn hoạt tính insulin thay đổi ít hoặc bình thường.
Bệnh di truyền kiểu di truyền gen trội trên NST thường. Hiện tại phát hiện sự
bất thường trên 6 vị trí thuộc 6 NST khác nhau:
- Dạng phổ biến nhất liên quan đến đột biến NST 12, HNF-1α.
- Dạng thứ 2 do đột biến gen glucokinase trên NST 7.
- Dạng ít phổ bến hơn là đột biến yếu tố phiên mã, gồm HNF-4α, HNF-1β,
IPF-1 và NeuroD1.
- Đột biến trên ADN ty thể có liên quan đến ĐTĐ và bệnh điếc bẩm sinh.
- Đột biến tại vị trí 3, 243 trên tARN gây chuyển đoạn A thành G.
- Những tổn thương giống nhau trong hội chứng MELAS: Mitochondrial
myopathy (bệnh cơ do ty thể), Encephalopathy (bệnh não), Lactic acidosis (nhiễm
acid lactic), And Stroke (đột quỵ).
1.3.3.2. Khiếm khuyết di truyền về hoạt tính insulin:
Bất thường chuyển hóa liên quan đến đột biến thụ thể của insulin.
- Kháng insulin týp A.

- Hội chứng Leprechaunism (gồm thiểu năng tâm thần, biến dạng cơ thể, và
kháng insulin), hội chứng Rabson-Mendenhall (rối loạn thụ thể insulin gây kháng
ngự insulin nặng).
- ĐTĐ teo mô mỡ - đề kháng insulin.


7

1.3.3.3. Bệnh lý tụy ngoại tiết:
- Viêm tụy.
- Chấn thương tụy.
- Carcinom tụy
- Xơ kén tụy.
- Xơ sỏi tụy.
1.3.3.4. Các bệnh nội tiết khác:
- Bệnh to đầu chi.
- Hội chứng Cushing.
- U tế bào tiết glucagon.
- U tủy thượng thận.
- Cường giáp.
- U tiết Somatostatin, cường catecholamin, u tiết andosteron làm giảm phóng
thích insulin.
1.3.3.5. ĐTĐ do thuốc và hóa chất:
Thuốc và hóa chất có thể gây giảm tiết insulin, hoặc gây ra tình trạng kháng
insulin.
- Một số độc chất như Vacor (thuốc diệt chuột), pentamidine tĩnh mạch có thể
phá hủy vĩnh viễn tế bào beta đảo tụy.
- Nicotinic acid và glucocorticoids gây giảm tiết insulin.
- α-inteferon gây ĐTĐ do sinh tự kháng thể kháng đảo.
- Thiazid, phenyltoin, thuốc tránh thai chứa estrogen.

1.3.3.6. Nhiễm khuẩn:
Nhiều nghiên cứu lâm sàng và thực nghiệm đã chỉ ra vai trò của một số loại
virus như enterovirus, rubella virus, rota virus, virus quai bị … trong cơ chế gây
ĐTĐ týp 1 ở trẻ em [60].


8

1.3.3.7. ĐTĐ thai kỳ:
Là ĐTĐ lần đầu tiên được ghi nhận trong thời gian mang thai [61]. Nguy cơ
mắc bệnh ĐTĐ thai kỳ nếu:
- Mang thai khi lớn hơn 25 tuổi.
- Thừa cân.
- Tiền sử gia đình mắc bệnh ĐTĐ.
- Tăng huyết áp.
- Dư ối, đa ối.
- Tiền sử sinh con nặng hơn 4000g, hoặc dị tật bẩm sinh.
- Tiền sử sẩy thai hoặc thai chết lưu.
- Glucose niệu dương tính phát hiện khi khám thai định kỳ [43].

Theo nghiên cứu của Leanne Bellamy và cộng sự (1960-2009) trên
675.455 phụ nữ mang thai, phụ nữ mắc ĐTĐ thai kỳ có nguy cơ phát triển thành
bệnh ĐTĐ týp 2 tăng gấp 7,43 lần so với những phụ nữ không mắc ĐTĐ thai kỳ
[40].
1.4. Biến chứng của ĐTĐ:
1.4.1. Biến chứng cấp tính:
1.4.1.1. Nhiễm toan ceton do đái đường:
Khi cơ thể không lấy đủ năng lượng từ glucose máu, nó bắt đầu đốt cháy acid
béo và tạo ra thể ceton, khi thể ceton sinh ra nhiều sẽ xuất hiện trong máu. Nhiễm
toan ceton đái đường xảy ra khi cơ thể không có insulin để chuyển hóa glucose,

chuyển sang đốt cháy acid béo và tạo ra thể ceton.
Triệu chứng điển hình của nhiễm toan ceton đái đường:
- Nôn mửa
- Dấu mất nước
- Thở sâu, nhịp thở Kussmaul


9

- Hơi thở có mùi táo xanh
- Lú lẫn, có thể hôn mê
1.4.1.2. Tăng áp lực thẩm thấu:
Hội chứng tăng áp lực thẩm thấu là tình trạng rối loạn chuyển hóa glucid
nặng, có đặc điểm là:
- Glucose máu tăng cao ≥ 600 mg/dl (33,3 mmol/L)
- Mất nước nặng
- Áp lực thẩm thấu huyết tương > 320 mosmol/l
- pH: 7,2-7,3
- Bicarbonat máu khoảng 16 mmol/L
- Không có dấu hiệu nhiễm toan ceton.
- Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu.
1.4.1.3. Nhiễm toan acid lactic:
Khi có rối loạn cung cấp oxy tổ chức, acid lactic được sản xuất tăng lên ở các
tổ chức như: cơ, xương, và tất cả các tổ chức thiếu oxy trầm trọng. Đây là một rối
loạn chuyển hóa nặng, tỷ lệ tử vong cao trên 50% các trường hợp dù được điều trị
tích cực [34].
Nhiễm toan acid lactic thường xuất hiện đột ngột: đau bụng dữ dội và lan tỏa
khắp bụng, mệt lả, co rút các cơ, buồn nôn, nôn.
- Rối loạn ý thức thường xuất hiện muộn.
- Lo lắng, kích thích, vật vã

- Thở nhanh, nhịp thở Kussmaul, hơi thở không có mùi ceton
- Không có dấu hiệu mất nước, nhưng thiểu niệu, vô niệu xuất hiện sớm
- Trụy tim mạch, tụt HA, rối loạn nhịp tim.
- Xét nghiệm: toan hóa máu, kali máu tăng, lactat máu tăng, đường máu có
thể tăng, giảm, hoặc bình thường.


10

1.4.1.4. Hạ đường máu:
Ở những người ĐTĐ đang điều trị bằng insulin hoặc các thuốc đường uống
khi dùng quá liều có thể gây hạ đường máu.
Hạ đường máu khi glucose máu giảm dưới 3,9 mmol/L (70 mg/dl), là một
biến chứng cấp tính rất nguy hiểm ở người bị ĐTĐ, có thể dẫn tới tử vong nhanh
chóng nếu không điều trị kịp thời. Hạ đường máu còn gây suy giảm khả năng nhận
biết của cơ thể, mất cơ chế tự điều hòa bảo vệ, và dẫn tới tình trạng kiểm soát
đường máu kém hơn do ảnh hưởng của các hormon bài tiết khi hạ đường máu. Khi
lượng đường máu xuống dưới 0,55 mmol/L (10 mg/dL) thì các nơ ron thần kinh mất
hoạt động điện học và bệnh nhân nhanh chóng đi vào hôn mê .
1.4.1.5. Nhiễm trùng:
Những người mắc ĐTĐ dễ bị nhiễm khuẩn và nhiễm nấm. Nhiễm khuẩn hay
gặp: chắp, lẹo, mụn mủ. Nhiễm nấm gồm: nhiễm nấm da, nấm kẽ chân, nấm âm
đạo. Nguyên nhân do suy giảm miễn dịch tế bào. [34],[15].
1.4.2. Biến chứng mạn tính:
1.4.2.1. Biến chứng thận do ĐTĐ:
Biến chứng thận do ĐTĐ là một trong những biến chứng mạn hay gặp nhất ở
bệnh nhân ĐTĐ. Trong những năm đầu thế kỷ 21, ĐTĐ được coi là nguyên nhân
hàng đầu gây bệnh thận mạn giai đoạn cuối .
Ở Mỹ bệnh thận do ĐTĐ chiếm khoảng 40% các trường hợp bệnh thận mạn
giai đoạn cuối, năm 1997 tiêu tốn hơn 15,6 tỷ USD cho điều trị bệnh nhân mắc bệnh

thận mạn giai đoạn cuối do ĐTĐ [45].
Đối với bệnh nhân ĐTĐ týp 1 sau 5-10 năm biểu hiện bệnh thận có
microalbumin niệu, có khoảng 50% tiến triển đến suy thận mạn giai đoạn cuối, sau
20 năm 75% số bệnh nhân này phải chạy thận nhân tạo. Đối với bệnh nhân ĐTĐ


11

týp 2 thường biểu hiện bệnh thận sớm ngay từ khi được chẩn đoán, sau 20 năm
khoảng trên 20% số này tiến triển đến bệnh thận mạn giai đoạn cuối.
1.4.2.2. Biến chứng mắt do ĐTĐ:
Biến chứng mắt do ĐTĐ là một trong những biến chứng mạn tính thường
gặp. Biến chứng mắt do ĐTĐ gồm những biến chứng như đục thủy tinh thể,
glaucoma, liệt mắt, biến chứng võng mạc do ĐTĐ.... Trong đó bệnh võng mạc ĐTĐ
là bệnh cảnh vi mạch thường gặp nhất [19].
Ở Mỹ Bệnh võng mạc do ĐTĐ là nguyên nhân hàng đầu gây mù ở lứa tuổi
20-74, nguyên nhân phổ biến hàng thứ 3 gây mù chung [30].
Tại Việt Nam, Theo Nguyễn Thị Tuyết Minh nghiên cứu tại bệnh viện Bạch
Mai, Hà Nội, tỷ lệ biến chứng mắt chung là 47,3 % trong đó hơn 28% là đục thủy
tinh thể, tỷ lệ bệnh võng mạc ĐTĐ ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 là 25,2% [13].
1.4.2.3. Bệnh lý tim mạch:
Bệnh lý tim mạch là nguyên nhân của khoảng 75% số tử vong ở bệnh nhân
ĐTĐ thuộc Châu Âu. Bệnh nhân ĐTĐ có nguy cơ mắc bệnh tim tăng 2-4 lần so với
người bình thường. Bệnh lý tim mạch là nguyên nhân chính của bệnh tật và tử vong
bệnh nhân ĐTĐ týp 2 ở các nước công nghiệp [34].
1.4.2.4. Tổn thương thần kinh do ĐTĐ:
Hơn một nửa tổng số bệnh nhân ĐTĐ có tổn thương thần kinh. Bệnh thần
kinh do ĐTĐ được phân thành 3 hội chứng sau:
- Bệnh thần kinh cảm giác: Bệnh thần kinh cảm giác trong ĐTĐ là không còn
cảm giác đau từ nhẹ đến nặng. Theo nghiên cứu UKPDS, Finish Prospective Study

biến chứng thần kinh ngoại vi phát hiện ở thời điểm chẩn đoán bệnh là 5-10%, tỷ lệ
này tăng lên 40% sau 20 năm, và 50% sau 25 năm.
- Bệnh thần kinh vận động: Viêm một dây thần kinh xảy ra khi tắc mạch máu
của một trục thần kinh đặc hiệu.


12

- Bệnh thần kinh tự chủ: Có các biểu hiện như nhịp tim nhanh khi nghỉ, mất
sự co giãn đồng tử, giảm tiết mồ hôi, hạ huyết áp tư thế. Những biến chứng này có
thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, tiết niệu [6].
1.4.2.5. Bệnh lý bàn chân do ĐTĐ:
Hai cơ chế chính gây tổn thương bàn chân ở bệnh nhân ĐTĐ là: tổn thương
thần kinh và tổn thương mạch máu ngoại vi. ĐTĐ là nguyên nhân phổ biến của cắt
cụt chi dưới không do tai nạn [46]. Theo một nghiên cứu hồi cứu trên 450 bệnh
nhân điều trị tại bệnh viện Quân đội 306, Bắc Kinh (Trung Quốc), tỷ lệ cắt cụt ở
bệnh nhân bị loét bàn chân do ĐTĐ là 21,5% [2],[20],[57].
1.5. Một số yếu tố nguy cơ bệnh ĐTĐ týp 2:[21],[35],[44].
1.5.1. Tuổi:
Có 90-95% bệnh nhân ĐTĐ thuộc týp 2, loại này thường xảy ra ở người trên
40 tuổi, nhưng hiện nay cũng ảnh hưởng đến trẻ em và thanh thiếu niên ở một mức
độ lớn hơn. Tuổi càng cao, càng có nhiều nguy cơ bị bệnh ĐTĐ [35].
Sự tiết insulin của tuyến tụy giảm dần theo tuổi và tế bào đề kháng insulin
tăng dần theo tuổi [58].
Sự gia tăng ĐTĐ týp 2 theo tuổi có nhiều nguyên nhân:

Giảm hoạt
động thể lực
Bệnh phối
hợp


Một số thuốc
ĐTĐ ở người
cao tuổi
Giảm bài tiết
insulin

Béo bụng
Kháng insulin


13

1.5.2. Tiền sử gia đình có người mắc ĐTĐ:
Theo nghiên cứu của Van der Sande và cộng sự trên 5.389 đối tượng có tiền
sử gia đình với các yếu tố nguy cơ của nhóm bệnh không lây nhiễm, đối tượng có
tiền sử gia đình mắc bệnh ĐTĐ có BMI cao hơn, cũng như nồng độ glucose,
cholesterol, triglycerid, acid uric trong máu cao hơn [60].
Theo một nghiên cứu tại miền Bắc Sudan, một người có tiền sử gia đình mắc
ĐTĐ có nguy cơ mắc ĐTĐ gấp 3 lần so với bình thường [59].
1.5.3. Chủng tộc:
Bệnh ĐTĐ tăng gấp 6 lần ở các thế hệ người gốc Nam Á, tăng gấp 3 lần ở
những người gốc Phi và vùng Cariban. Tại Mỹ, theo kết quả nghiên cứu từ khảo sát
sức khỏe quốc gia thông qua phỏng vấn (The National Health Interview Survey),
người thổ dân da đen có nhiều khả năng bị bệnh ĐTĐ hơn người da trắng. Hơn nữa,
người Mỹ bản địa, và người Alaska bản địa, có nhiều khả năng phát triển bệnh ĐTĐ
hơn các dân tộc khác [56].
1.5.4. Béo phì:
Theo WHO béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường
tại một phần cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng đến sức khỏe. Béo phì là tình

trạng sức khỏe có nguyên nhân dinh dưỡng [1].
Thừa cân, béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu của ĐTĐ týp
2. Những người béo phì có tỷ lệ ĐTĐ týp 2 cao gấp 3-5 lần tỷ lệ chung. 90% người
mắc ĐTĐ týp 2 ở Mỹ là thừa cân và béo phì.
Tăng WHR có liên quan chặt chẽ với hiện tượng kháng insulin do thiếu hụt
sau recepter trong tác dụng của insulin. Béo phì sẽ đưa đến sự thiếu insulin tương
đối do giảm số lượng recepter ở tổ chức cần insulin. Do tính kháng insulin cộng với
sự giảm tiết insulin dẫn tới sự giảm tính thấm của màng tế bào với glucose ở tổ
chức cơ và mỡ, ức chế quá trình photphorin hoá và oxy hóa glucose làm chậm quá


14

trình chuyển cacbonhydrat thành mỡ, giảm tổng hợp glycogen ở gan, tăng tân tạo
đường mới và ĐTĐ xuất hiện [54]. Ở những dân tộc có tỷ lệ lưu hành ĐTĐ týp 2
cao như người Pima, người Mỹ gốc Nhật, người Mỹ gốc Mêhicô thì tỷ lệ lắng đọng
mỡ ở bụng và mức độ đề kháng insulin cao hơn người bình thường. Tỷ lệ mỡ
bụng/mỡ toàn bộ có liên quan chặt chẽ với sự nhạy cảm insulin. Tỷ lệ người mắc
ĐTĐ ở các đô vật sumô lên cao hơn rất nhiều người bình thường, ở các đô vật sumo
tỷ lệ người mắc bệnh ĐTĐ chiếm tới 30%.
Béo phì là một yếu tố nguy cơ lớn đối với sự phát triển của bệnh ĐTĐ týp 2,
sự quan hệ giữa ĐTĐ týp 2 và béo phì rất phức tạp, những người có yếu tố bẩm di
truyền với ĐTĐ thì rất dễ bị ĐTĐ nếu họ có số cân nặng quá mức bình thường [53].
Biện pháp đơn giản, phổ biến để xác định béo phì là tính chỉ số khối cơ thể
(BMI: Body Mass Index), bằng cân nặng tính theo kilogam chia cho chiều cao bình
phương tính theo mét (kg/m2).
Phân loại thừa cân, béo phì cho người trưởng thành theo WPRO [14],[63].
Gầy
< 18,5


Bình thường
18,5-22,9

Thừa cân
23-24,9

Béo phì độ I
25-29,9

Béo phì độ II
 30

WPRO cũng đưa ra vấn đề về sự phân bố mỡ, sự phân bố mỡ quyết định các
yếu tố nguy cơ liên quan đến béo phì, sự tích lũy mỡ ở bụng cũng liên quan đến các
nguy cơ tim mạch của hội chứng chuyển hóa gồm ĐTĐ týp 2, rối loạn dung nạp
đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu.
Ngoài ra một chỉ số cũng thường được sử dụng để đánh giá nguy cơ béo
trung tâm là tỷ số vòng bụng/vòng hông (Waist Hip Ratio). Nếu WHR ≥ 0,90 đối
với nam và WHR ≥ 0,80 đối với nữ thì có nguy cơ ĐTĐ [63].
1.5.5. Ít hoạt động thể lực:


15

Ít hoạt động thể lực là yếu tố nguy cơ thứ tư dẫn đến tử vong trên toàn cầu:
THA (chiếm 13% số ca tử vong mỗi năm trên toàn cầu), sử dụng thuốc lá (9%),
tăng đường máu (9%), ít hoạt động thể lực (6%), thừa cân béo phì (5%) [16].
Ít hoạt động thể lực gây ra các biến chứng chính trong các vấn đề sức khỏe
thông thường toàn cầu, các bệnh không lây nhiễm như: bệnh tim mạch, ĐTĐ, ung
thư, và gia tăng các yếu tố nguy cơ của chúng: THA, tăng đường máu, quá cân. Ít

hoạt động thể lực là nguyên nhân chính của khoảng 27% các trường hợp ĐTĐ.
Hoạt động thể lực là một trong những biện pháp chính để phòng chống ĐTĐ.
IDF khuyến cáo hoạt động thể chất ít nhất 30 phút hàng ngày (đi bộ nhanh, bơi lội,
đi xe đạp hay chạy nhảy). Thường xuyên đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày làm giảm
nguy cơ bệnh ĐTĐ loại 2 từ 35 đến 40% [32].
1.5.6. Thuốc lá và sử dụng rượu:
Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh mãn tính bao gồm cả ĐTĐ và
các biến chứng của ĐTĐ. Hút thuốc lá làm tăng tích tụ mỡ nội tại và tăng tình trạng
kháng insulin. [41].
Uống rượu mức độ vừa phải ở người mạnh khỏe làm tăng nhạy cảm với
insulin, do đó giảm nguy cơ mắc ĐTĐ [49].
Theo một nghiên cứu của Rimm và cộng sự trên 230.769 đàn ông tuổi trung
niên và già ở Hoa Kỳ trong 6 năm, cho thấy ở những người hút ≥ 25 điếu thuốc
mỗi ngày, tăng gấp 1,94 lần nguy cơ mắc ĐTĐ so với người không hút thuốc.
Người uống 30,0-49,9 g rượu mỗi ngày giảm 0,61 lần nguy cơ mắc ĐTĐ so với
người không uống rượu [50].
1.5.7. Chế độ ăn:
Hầu hết các thực phẩm ăn vào sẽ được cơ thể chuyển hóa thành glucose.
Insulin cho phép glucose vào tất cả các tế bào của cơ thể, và được sử dụng làm năng
lượng. Do đó việc lựa chọn chế độ ăn thích hợp sẽ giúp kiểm soát lượng đường


16

trong máu.[55]. Một chế độ ăn với lượng đường cao, giàu carbohydrate tinh chế,
hàm lượng chất xơ thấp, giàu chất béo bão hòa và trans fat, có thể làm tăng nguy cơ
bệnh ĐTĐ và rối loạn liên quan khác [41].
Chế độ ăn là một phần không thể thiếu trong quản lý ĐTĐ, mục tiêu của
quản lý chế độ ăn gồm:
- Đạt được và duy trì mức glucose máu tối ưu.

- Giảm các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch, kể cả rối loạn lipid máu, THA.
- Đưa ra chế độ ăn cân bằng, đảm bảo dinh dưỡng [27].
1.5.8. Tăng huyết áp:
Nhiều nghiên cứu cho thấy THA và ĐTĐ có khuynh hướng xuất hiện cùng
nhau vì chúng có các đặc điểm sinh lý bệnh liên quan: ĐTĐ tăng thể tích nước
trong lòng mạch, gây xơ cứng mạch máu gây THA. Ngoài ra, chúng có cùng các
yếu tố nguy cơ như: thừa cân hoặc béo phì; chế độ ăn nhiều chất béo, nhiều muối,
đường; ít vận động. Người ta thấy rằng khoảng 35% bệnh nhân ĐTĐ có tăng huyết
áp [28].
THA là một yếu tố làm tăng mức độ nặng của ĐTĐ, ngược lại ĐTĐ cũng
làm cho THA trở nên khó điều trị hơn.
1.5.9. Rối loạn mỡ máu:
Rối loạn chuyển hóa mỡ kéo dài gây nhiễm độc tế bào và gây tổn thương tế
bào β đảo tụy, khi tế bào β của tụy bị tổn thương trên 50% thì bệnh đái tháo đường
lâm sàng xuất hiện. Điều này giải thích sự tiến triển âm thầm trong thời gian dài của
bệnh ĐTĐ týp 2. Mặt khác sự tăng acid béo tự do còn gây ra đề kháng insulin, rối
loạn chuyển hóa lipid, quá trình rối loạn chuyển hóa lipid làm tăng sự tổn thương tế
bào nội mô thành mạch máu khởi phát quá trình xơ vữa mạch máu góp phần tạo nên
các biến chứng mạch máu sau này.
1.5.10. Tiền ĐTĐ:


17

Hơn 30% số mắc tiền ĐTĐ sẽ phát triển thành ĐTĐ trong vòng 5 năm, tăng
gấp 10 lần so với người bình thường [41].
1.5.11. ĐTĐ thai kỳ:
Bệnh ĐTĐ thai kỳ xuất hiện trong 2-5% của thai phụ, nhưng thường biến
mất khi sau khi sinh. Tuy nhiên, những phụ nữ đã bị ĐTĐ thai kỳ hoặc những người
đã sinh con nặng cân (≥ 4000g) có nguy cơ tiến triển thành ĐTĐ týp 2 ở giai đoạn

sau này trong cuộc sống [35].
1.6. Tình hình bệnh ĐTĐ trên thế giới và Việt Nam
1.6.1. Tình hình bệnh ĐTĐ trên Thế giới
Bệnh ĐTĐ là một trong những bệnh không lây phổ biến nhất hiện nay trên
thế giới, theo báo cáo của IDF, năm 2000 có khoảng 151 triệu người tuổi 20 - 79
mắc bệnh ĐTĐ, chiếm tỷ lệ 4,6%. Nơi có tỷ lệ ĐTĐ cao nhất là khu vực Bắc Mỹ,
Địa Trung Hải và Trung Đông, với tỷ lệ tương ứng là 7,8% và 7,7%, tiếp đến khu
vực Đông Nam Á: 5,3%, Châu Âu: 4,9%, Trung Mỹ: 3,7%, Tây Thái Bình Dương:
3,6%, Châu Phi 1,2%.
Hiện nay khu vực Tây Thái Bình Dương và khu vực Đông Nam Á là hai khu
vực có số người mắc ĐTĐ đông nhất tương ứng là 44 triệu người và 35 triệu người.
Những báo cáo mới đây của IDF cũng khẳng định tỷ lệ bệnh ĐTĐ týp 2 chiếm
khoảng 85% - 95% tổng số bệnh nhân ĐTĐ ở các nước phát triển và tỷ lệ này thậm
chí còn cao hơn ở các nước đang phát triển [26].
Bệnh ĐTĐ có tốc độ gia tăng nhanh. Đầu thế kỷ 20, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ trên
Thế giới còn ở mức thấp, WHO ước tính năm 1985 mới có khoảng 30 triệu người
trên Thế giới mắc bệnh ĐTĐ, năm 1994 có 110 triệu người mắc bệnh ĐTĐ. Đến
năm 1995 đã có 135 triệu người mắc bệnh ĐTĐ (chiếm 4% dân số toàn cầu), năm


18

2010 là 221 triệu người mắc bệnh ĐTĐ, năm 2025 là 330 triệu người mắc bệnh
ĐTĐ (chiếm 5,4% dân số toàn cầu) [66].
Sự phân bố bệnh ĐTĐ trên Thế giới [23]
Địa điểm
Thế giới
Châu Phi
Châu Á
Bắc Mỹ

Mỹ Latin
Châu Âu
Châu Úc

Dân số
(triệu người)
5697,04
731,47
3437,79
296,52
475,70
727,79
27,77

Số người mắc bệnh ĐTĐ (triệu người)
Năm 1995

Năm 2000

Năm 2010

118,42
7,29
62,78
12,98
12,40
22,04
0,92

151,23

9,41
84,51
14,19
15,57
26,51
1,04

220,72
14,14
132,29
17,53
22,54
32,86
1,33

Trong vòng 15 năm (1995 - 2010), số người mắc ĐTĐ ở Châu Á, Châu Phi
sẽ tăng lên 2 - 3 lần; vùng Tây Á, số người mắc sẽ tăng từ 3,6 triệu lên 11,4 triệu;
Đông Á, số người mắc sẽ tăng từ 21,7 triệu lên 44 triệu; Đông Nam Á sẽ là 8,6 lên
19,5 triệu và khu vực Bắc Á số người mắc ĐTĐ tăng từ 28,8 triệu lên 57,5 triệu
[37].
Ở Mỹ, năm 1999 có 10 triệu người bị bệnh ĐTĐ, trong đó hơn 90% là ĐTĐ
týp 2, hàng năm có tới 650.000 người mắc mới. Bệnh ĐTĐ gặp ở mọi lứa tuổi. Số
người mắc bệnh ĐTĐ ở độ tuổi dưới 24 là 123.000 người, chiếm 0,16 %. Năm 2003
số người mắc bệnh ĐTĐ ở Mỹ là 18,2 triệu người nhưng đến năm 2005 đã có 20,8
triệu người.
Tại Mỹ (2007) tỷ lệ rối loạn đường máu lúc đói ước tính 26%; tỷ lệ rối loạn
dung nạp glucose là 15% và dự đoán tỷ lệ này sẽ ngày càng tăng; theo tiến triển tự
nhiên sau 3-5 năm thì 25% số ca tiền ĐTĐ sẽ tiến triển thành ĐTĐ; 25% sẽ trở
thành bình thường và 50% vẫn trong tình trạng tiền ĐTĐ [52].



19

Các nước Trung và Đông Âu với số dân 96,6 triệu, có 4,3 triệu mắc ĐTĐ.
năm 2010, số bệnh nhân ĐTĐ ở khu vực này là 5 triệu, trong đó 80% là ĐTĐ týp 2.
Khu vực Tây Thái Bình Dương, theo ước đoán hiện nay ít nhất có 30 triệu
người bị bệnh ĐTĐ, dự báo sẽ tăng gấp đôi vào năm 2025. Đặc biệt quan trọng là
sự gia tăng mạnh lại rơi vào nhóm tuổi lao động. Ở Trung Quốc, người ở độ tuổi
trưởng thành mắc bệnh ĐTĐ là 38 triệu.
Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở 2 nhóm nước trong khu vực Tây Thái Bình Dương
như sau [37]
Sự phân bố bệnh ĐTĐ khu vực Tây - Thái Bình Dương
Nhóm nước
Phát triển
Đang phát triển

Số người mắc bệnh ĐTĐ (x106)
1995

2000

2010

50,974
84,313

54,810
99,582

72,248

227,725

Tỷ lệ tăng trong
25 năm tới (%)
42
170

Tại các nước ASEAN, tuỳ thuộc vào tốc độ phát triển kinh tế mà tỷ lệ mắc
bệnh ĐTĐ cũng khác nhau: Malaysia 3%, Thái Lan 4,2%... Singapore có tỷ lệ mắc
bệnh ĐTĐ tăng nhanh: năm 1975 tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ là 1,9% đến năm 2008 tỷ lệ
mắc bệnh ĐTĐ đã lên đến 9%.
1.6.2. Tình hình bệnh ĐTĐ tại Việt Nam
Riêng tại Việt Nam, qua số liệu thống kê ở một số bệnh viện lớn cho thấy đái
tháo đường là bệnh thường gặp nhất và có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh nội
tiết. Tỷ lệ bệnh nhân nằm điều trị tăng lên từ năm này qua năm khác.
Trần Hữu Dàng và cộng sự sau khi khám và xét nghiệm máu trên 4980 đối
tượng ≥ 15 tuổi, đã xác định tỷ lệ mắc ĐTĐ chung ở Huế, năm 1994: 0,96% (nội
thành 1,05% ; ngoại thành 0,6%)[10].


20

Điều tra của bệnh viện nội tiết 2002-2003, tỷ lệ đái tháo đường chung của cả
nước là 2,7% (tỷ lệ ở nữ là 3,7%, nam là 3,3%). Ở vùng cao có tỷ lệ là 2,1%, vùng
trung du là 2,2%, vùng đồng bằng ven biển là 2,7%, khu đô thị là 4,4% [2].
Tình hình quản lý bệnh ĐTĐ ở Việt nam còn nhiều hạn chế kể cả về số lượng
và chất lượng. Mạng lưới y tế quản lý bệnh ĐTĐ mới chỉ tập trung ở một vài trung
tâm y tế lớn của quốc gia; số cán bộ y tế có khả năng khám và điều trị bệnh ĐTĐ
không chỉ thiếu về mặt số lượng mà còn không được phổ cập những kiến thức mới
về bệnh ĐTĐ; trang thiết bị để chẩn đoán và theo dõi bệnh nhân thiếu và lạc hậu;

chất lượng điều trị chưa tốt; chi phí điều trị bệnh rất tốn kém do chi phí đi lại ăn ở
của bệnh nhân và người nhà, do bệnh được phát hiện muộn nên có nhiều biến
chứng. Công tác phòng bệnh hầu như chưa được đề cập do chưa đánh giá hết được
tình hình bệnh tật cũng như quan niệm và thực hành phòng bệnh ĐTĐ còn chưa
đúng, nhận thức của cộng đồng về bệnh ĐTĐ còn thấp [39].
1.7. Kiến thức chung về ĐTĐ
Bệnh ĐTĐ đang gia tăng ở hầu hết các nước, đặc biệt ở các nước đang phát
triển, nơi có sự đô thị hoá nhanh, các yếu tố nguy cơ kết hợp với stress của lối sống
hiện đại sẽ là những thách thức lớn cho xã hội trong việc ngăn chặn sự gia tăng của
bệnh, là nỗi lo và gánh nặng cho cộng đồng, là vấn đề sức khoẻ đầy thách thức của
thế kỷ XXI.
Ở Việt nam, bệnh ĐTĐ hiện đang nổi lên là một vấn đề y tế quan trọng cần
quan tâm. Do đó, cần phải xác định hoạt động phòng bệnh ĐTĐ là trách nhiệm
chung của toàn thể xã hội, để xây dựng chiến lược phòng và quản lý bệnh ĐTĐ có
hiệu quả.


21

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng:
Đối tượng khám sàng lọc là người dân trong độ tuổi 30- 64 tuổi đang sinh
sống các xã, phường trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu:
2.2.1. Địa điểm: Tại 15 xã/ phường/ thị trấn thuộc 4 huyện, thị xã, thành phố
(gọi chung là huyện) trong tỉnh Đắk Lắk gồm: Tp. Buôn Ma Thuột (3 xã, phường),
thị xã Buôn Hồ, huyện Krông Pắc và huyện Cư Mgar (mỗi đơn vị 4 xã, phường).
2.2.2. Thời gian: Từ tháng 07/2010 đến 12/2010.
2.3. Phương pháp nghiên cứu:

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.3.2. Chọn mẫu:
2.3.2.1 Cỡ mẫu:
Chọn tất cả những người trong độ tuổi 30 - 64 tuổi, có yếu tố nguy cơ, có hộ
khẩu và đang sinh sống tại 15 xã, phường, thị trấn nói trên.
2.3.2.2. Phương pháp chọn mẫu:
- Chọn cụm nghiên cứu: Chọn nghiên cứu tại 4 điểm là Tp. Buôn Ma Thuột
(3 xã, phường), thị xã Buôn Hồ, huyện Krông Pắc và huyện Cư Mgar (mỗi đơn vị 4
xã, phường) - tổng cộng 15 xã phường, thị trấn được chọn (phụ lục 1).
- Chọn đối tượng để phát hiện yếu tố nguy cơ:
+ Bước 1: Tại mỗi cụm, lập danh sách đối tượng từ 30 - 64 tuổi theo từng
nhóm tuổi, phân thành 3 nhóm tuổi như sau: Nhóm 1: 30 - 44 tuổi; nhóm 2: 45 - 54
tuổi và nhóm 3: 55- 64 tuổi.


×