Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Điều trị đái tháo đường ở những đối tượng đặc biệt doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.61 KB, 5 trang )

Điều trị đái tháo đường ở những
đối tượng đặc biệt

Một trong các liệu pháp điều trị dành cho bệnh đái tháo đường (ĐTĐ)
không thể quên nhắc tới các liệu pháp dành cho nhóm bệnh nhân đặc biệt
Ở người cao tuổi
Không nên đặt ra những yêu cầu quá cao với người cao tuổi (trong chế độ
luyện tập, chế độ ăn và sử dụng thuốc). Thường ở người cao tuổi có thể cho phép
duy trì hàm lượng đường máu cao hơn người trẻ một chút. Với người cao tuổi
trong những ngày ốm yếu không được ăn hoặc ăn uống kém có thể không uống
thuốc, trong những trường hợp này, tốt nhất là nên đến khám bệnh ở những cơ sở
chuyên khoa, để có lời khuyên phù hợp.
Phụ nữ ở tuổi mạn kinh
Nhất là ở giai đoạn tiền mạn kinh. Giai đoạn này người phụ nữ kèm theo
nhiều rối loạn nội tiết, gây ra những triệu chứng rất khác nhau, từ đơn giản như
những cơn bốc hỏa đến những triệu chứng phức tạp như rối loạn tâm thần, rối loạn
tiêu hóa (ỉa chảy kéo dài v.v ). Người ta thấy rằng việc điều trị bằng nội tiết tố để
làm giảm các triệu chứng của rối loạn tiền mạn kinh cũng làm cho tình trạng
đường máu trở nên tốt hơn.
Đái tháo đường thai nghén
Người được chuẩn đoán ĐTĐ thai nghén buộc phải điều trị bằng insulin.
Cũng có nhiều ý kiến cho rằng một số loại sulphamid, biguanid có thể được dùng,
nhưng vấn đề này vẫn còn đang tranh cãi.
Chế đọ ăn cho người ĐTĐ đang mang thai cũng cần được xem xét, để vừa
đảm bảo cung cấp năng lượng đủ cho thai nhi và người mẹ.
Ở trẻ em
Cần nhớ: “Ăn cân bằng, vận động hợp lý”
Với trẻ bị đái tháo đường type 1, nhìn chung vẫn có chế độ ăn như bình
thường, chỉ cần hạn chế (không phải là cấm tuyệt đối) cho trẻ ăn đồ ngọt, hạn chế
tinh bột và hạn chế dùng mỡ động vật.
Còn với trẻ bị ĐTĐ type 2 thì năng lượng, tinh bột trẻ ăn hàng ngày cần


được tính toán chặt chẽ hơn. Bố mẹ nên cho trẻ bị ĐTĐ ăn thành nhiều bữa trong
ngày vì ăn quá nhiều trong một bữa sẽ làm cho đường huyết tăng cao, đồng thời
thường xuyên kiểm tra nồng độ đường trong máu của trẻ để có giải pháp thích
hợp.
Bên cạnh đó, chế độ vận động luyện tập thể dục thể thao đóng một vai trò
quan trọng. Trẻ giảm được cân cũng có nghĩa là đã giảm được lượng đường trong
máu.
- Các thực phẩm không nên ăn: Đường ngọt, bánh kẹo, nước ngọt, kem,
nước mía, các loại quả khô ướp đường như mứt, quả ngọt sấy khô như chuối, mít
- Các thực phẩm nên hạn chế: Các quả chín quá ngọt như mít, na, chuối,
nhãn, vải các đồ ăn chế biến sẵn như patê, xúc xích, lạp sườn, thịt hun khói ;
các món ăn xào rán nhiều mỡ, bánh mỳ, mỳ tôm, cơm, các loại thịt nhiều mỡ, bơ,
pho mát
- Các thực phẩm nên ăn: Ngũ cốc nguyên hạt như ngô, khoai sọ các loại
rau xanh như bắp cải, rau cần, rau bí, rau muống ; quả chín ít ngọt như dưa chuột,
thanh long, bưởi, cam, táo ta, lê, mận
Không cần kiêng đường
Tuy nhiên, trẻ đái tháo đường cũng không cần thiết phải kiêng đường hoàn
toàn. Hiện nay, trên thị trường đã có những sản phẩm sử dụng những loại đường
thay thế rất tốt cho người đái tháo đường. Đó là Isomalt với nguyên liệu được
nhập khẩu từ Đức. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, đây là chất ngọt tự nhiên và
an toàn.
ĐTĐ có kèm theo suy giảm chức năng gan, thận
Khi đã có suy giảm chức năng gan, thận, phải trả lời hai câu hỏi:
 Dùng thuốc hạ đường máu như thế nào? Insulin hay thuốc uống
(sulphamid, biguanid v.v. )?
 Chế độ ăn như thế nào cho đúng?
Người ta đặc biệt quan tâm đến những người đái tháo đường đã có biến
chứng thận, nếu thực hiện một chế độ ăn không đúng, như chế độ ăn thừa đạm sẽ
làm cho độ suy thận tăng nhanh.

ĐTĐ trong những ngày đau ốm
Trừ trường hợp người cao tuổi như đã nói trên, phải tuân thủ 4 nguyên tắc
chính:
 Tiếp tục duy trì tiêm (hoặc uống) thuốc đúng liều bác sĩ quy định.
Trường hợp đặc biệt cần phải tăng liều insulin.
 Kiểm tra đường máu hàng ngày.
 Kiểm tra đường niệu và ceton niệu.
 Buộc phải ăn hoặc uống nước hoa quả cả khi có đường máu tăng. Có
thể điều chỉnh bằng cách chia nhỏ liều và chia nhỏ bữa ăn. Trong trường hợp có
đường máu tăng, tốt nhất là đến bệnh viện chuyên khoa để khám và điều trị.
Người ĐTĐ với nghề nghiệp lao động nặng nhọc
Một số người bệnh có những nghề nặng nhọc như phụ hồ, bốc vác, vận
động viên điền kinh v.v. không thể thực hiện theo chế độ ăn uống và luyện tập
thông thường. Họ cần phải được tư vấn một cách cụ thể.

×