Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

KỸ THUẬT xử lý CHẤT THẢI TRONG GIET MO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.92 KB, 11 trang )

Vh

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG VĨNH LONG
***
KHOA NÔNG NGHIỆP

MÔN

VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔI
CHỦ ĐỀ

KỸ THUẬT XỬ LÝ CHẤT THẢI
TRONG LÒ GIẾT MỔ
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Xuân Linh
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Nữ
Lê Hồng Loan
Nguyễn Khánh Nguyên
Trương Hoàng Minh
Tô Hồng Huyền Hương

VĨNH LONG - 2018


KỸ THUẬT XỬ LÝ CHẤT THẢI TRONG LÒ GIẾT MỔ

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG

2.1 Nguồn gốc và tính chất nước thải trong quá trình giết mổ
2.1.1. Nguồn gốc


2.1.2. Thành phần tính chất của nước thải giết mổ gia súc
2.2 Các phương pháp xử lý nước thải giết mổ
2.2.1 Phương pháp cơ học
2.2.2 Phương pháp hóa lý
2.2.3 Phương pháp sinh học.


KỸ THUẬT XỬ LÝ CHẤT THẢI TRONG LÒ GIẾT MỔ

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm ngày
càng phát sinh, phát triền mạnh với tốc độ lây lan nhanh không chỉ gây thiệt hại
lớn cho ngành chăn nuôi mà còn đe dọa trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con
người. Hiện tại, ngành chăn nuôi tại các tỉnh thành chủ yếu ở quy mô hộ gia
đình, nhỏ lẻ, phân tán rộng; việc giết mổ gia súc gia cầm cũng trong tình trạng
tương tự nên công tác phòng, chống dịch bệnh gặp rất nhiều khó khăn, nhất là ở
khâu ngăn ngừa dịch bệnh lây lan sang người và đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm cho người tiêu dùng.
Việc quản lý kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y đã được chính
quyền một số địa phương quan tâm chỉ đạo, nhằm cung cấp thực phẩm an toàn
cho người tiêu dùng. Tuy nhiên việc giết mổ gia súc, gia cầm vẫn còn tùy tiện.
Nhiều nơi còn buông lỏng việc kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm, gây ô
nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng xấu sức khỏe cộng đồng.
Kết quả kiểm tra tại một số tỉnh, thành
phố cho thấy, phần lớn các điểm giết mổ gia
súc, gia cầm có diện tích chật hẹp, trang thiết
bị đơn giản; thực hiện giết mổ trên bệ ximăng, thậm chí ngay trên nền đất. Người
tham gia giết mổ không trang bị bảo hộ lao
động. Việc thực hiện vệ sinh tiêu độc, khử trùng trước và sau khi giết mổ không
thường xuyên; không có hệ thống xử lý chất thải hoặc có thì cũng không bảo

đảm tiêu chuẩn vệ sinh. Chất thải chảy trực tiếp vào hệ thống thoát nước công
cộng hoặc chảy thẳng vào kênh, mương, dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường.


KỸ THUẬT XỬ LÝ CHẤT THẢI TRONG LÒ GIẾT MỔ

Các điểm giết mổ hầu hết nằm ở các khu đông dân cư, thường xử dụng
một phần diện tích nhà ở, vỉa hè, long đường, thậm chí cạnh nhà vệ sinh, việc
vận chuyển sản phẩm động vật cũng nhếch nhác, không được bảo quản hay che
đậy.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là chính quyền cơ sở còn thiếu sự
quan tâm chỉ đạo, buông lỏng quản lý và giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn
các tỉnh, thành phố đều do các hộ tư nhân thực hiện tại nhà, khó kiểm soát. Thời
gian giết mổ trong khoảng 1 – 2 giờ sáng, cán bộ kiểm soát giết mổ thường
không đủ thời gian để thực hiện việc kiểm tra theo quy trình. Các chủ giết mổ
lại luôn tìm cách trốn tránh kiểm tra….
Như vậy, tại nhiều khu công nghiệp, đô thị trên địa bàn các tỉnh, môi
trường sống đang ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sức
khỏe người dân. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, song cùng với
nhận thức hạn chế về tác hại do nước thải gây ra…. Do đó vấn đề xử lý môi
trường trong quy trình giết mổ gia súc, gia cầm đòi hỏi phải được quan tâm và
giải quyết đúng đắn…


KỸ THUẬT XỬ LÝ CHẤT THẢI TRONG LÒ GIẾT MỔ

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG

2.1 Nguồn gốc và tính chất nước thải trong quá trình giết mổ:
2.1.1. Nguồn gốc

- Nước thải từ quá trình giết mổ.
- Nước vệ sinh thiết bị trong cơ sở và từ chuồng trại.
- Nước sinh hoạt cho công nhân của cơ sở.
Đối với nước thải giết mổ: Nước thải thường bị nhiễm bẩn nặng do các
thành phần hữu cơ như máu, mỡ, protein cũng như Nitơ, phospho, chất tẩy rửa
và chất bảo quản. Các chất gây ô nhiễm cao trong nước thường có nguồn gốc từ
chất thải là huyết và khâu làm lông…
Nước thải từ quá trình vệ sinh chuồng trại: Ngoài chất rắn thô, cặn lơ lửng,
nguồn nước thải này thường kéo theo cả phần thức ăn thừa nên hàm lượng chất
hữu cơ rất cao. Các chất này được loại bỏ khỏi nước thải để nâng cao hiệu quả
xử lý của các công trình xử lý phía sau.
2.1.2. Thành phần tính chất của nước thải giết mổ gia súc


KỸ THUẬT XỬ LÝ CHẤT THẢI TRONG LÒ GIẾT MỔ

- Thành phần vật lý:


Chất rắn lơ lửng.



Chất rắn.



Chất rắn có thể lọc.




Mùi và màu.



Nhiệt độ.
- Thành phần hóa học.



Các hợp chất hữu cơ: protein, hydratcacbon, chất béo, nito amon,…



Các chất vô cơ: photpho, sunfat, sắt…
- Thành phần sinh học:

Trong nước thải ngoài chất vô cơ và hữu cơ còn có các vi sinh vật khác:
Vi khuẩn, động vật nguyên sinh, tảo…trong đó chủ yếu là vi khuẩn dạng ống và
nấm.

2.2 Các phương pháp xử lý nước thải giết mổ
2.2.1 Phương pháp cơ học
Phương pháp xử lý cơ học nhằm mục đích tách các chất không hòa tan và
một phần các chất ở dạng keo ra khỏi nước thải. Những công trình xử lý cơ học
bao gồm:
- Song chắn rác: Nhằm chắn giữ các cặn bẩn có kích thước lớn hay dạng
sợi, giấy rau, cỏ, rác… được gọi chung là rác. Rác được chuyển tới máy nghiền



KỸ THUẬT XỬ LÝ CHẤT THẢI TRONG LÒ GIẾT MỔ

để nghiền nhỏ, sau đó được chuyển tới bể phân hủy cặn (bể metan). Đối với tạp
chất < 5 mm thường dùng lưới chắn rác.
- Bể lắng cát: Dùng để tách các chất vô cơ có trọng lượng riêng lớn hơn
nhiều so với trọng lượng riêng của nước ra khỏi nước thải.
- Bể lắng:Tách các chất lơ lửng nặng sẽ từ từ lắng xuống đáy, còn chất lơ
lửng nhẹ hơn sẽ nổi lên trên mặt nước hoặc tiếp tục theo dòng nước đến công
trình xử lý tiếp theo.
- Bể vớt dầu mỡ:Dầu mỡ có trọng lượng riêng nhỏ hơn nước nên dầu mỡ
sẽ nổi lên trên bề mặt bể và được hệ thống gạt váng dầu thu gom vào bồn chứa
dầu. Lượng dầu này cũng sẽ được thu gom định kì và đem đi xử lý thích hợp.
- Bể điều hòa: Hòa trộn đồng đều nước thải trên toàn diện tích bể, ngăn
ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể sinh ra mùi khó chịu. Bể điều hòa có chức năng
điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào của trạm xử lý.
- Bể lọc: tách các chất ở trạng thái lơ lửng qua lớp lọc đặc biệt hay lớp
vật liệu lọc.


Hiệu quả: có thể xử lý 60% tạp chất không hòa tan có trong nước thải
và giảm BOD đến 30%.

2.2.2 Phương pháp hóa lý
Những phương pháp hóa lý thường được áp dụng để xử lý nước thải: là
keo tụ, đông tụ, tuyển nổi, hấp phụ, trao đổi ion, thẩm thấu ngược và siêu lọc…


KỸ THUẬT XỬ LÝ CHẤT THẢI TRONG LÒ GIẾT MỔ

Phương pháp keo tụ và đông tụ:

Quá trình lắng chỉ có thể tách được các hạt rắn huyền phù nhưng không
thể tách được các chất gây nhiễm bẩn ở dạng keo và hòa tan vì chúng là những
hạt rắn có kích thước quá nhỏ. Để tách các hạt rắn đó một cách hiệu quả bằng
phương pháp lắng cần tăng kích thước chúng nhằm tăng vận tốc lắng của
chúng.
Việc khử các hạt keo rắn bằng lắng trọng lượng đòi hỏi trước hết cần
trung hòa điện tích của chúng gọi là quá trình đông tụ. Còn quá trình tạo thành
các bông lớn hơn từ các hạt nhỏ gọi là keo tụ.
– Chất đông tụ thường dùng là muối nhôm, sắt hoặc hỗn hợp của chúng.
Việc chọn chất đông tụ phụ thuộc vào thành phần phần tính chất hóa lý, giá
thành, nồng độ tạp chất trong nước, pH. Các muối nhôm được dùng làm chất
đông tụ: Al2(SO4)3.18H2O, NaAlO2, Al(OH)2Cl, NH4Al(SO4)2.12H2O.
Thường sunfat nhôm làm chất đông tụ vì hoạt động hiệu quả ở pH = 5 – 7.5, tan
tốt trong nước và giá thành tương đối rẽ.
– Khác với đông tụ, khi keo tụ thì sự kết hợp diễn ra không chỉ do tiếp
xúc trực tiếp mà còn tương tác lẫn nhau giữa các phân tử chất keo tụ bị hấp phụ
trên các hạt lơ lửng. Việc sử dụng chất keo tụ cho phép giảm chất đông tụ, giảm
thời gian đông tụ và tăng vận tốc lắng. Chất keo tụ thường dùng có thể là hợp
chất tự nhiên và tổng hợp chất keo tự nhiên là tinh bột, ete, xenlulozo, dectrin
(C6H10O5)n và dioxyt silic hoạt tính (xSiO2.yH2O).
Phương pháp tuyển nổi.
Phương pháp tuyển nổi thường được sử dụng để tách các tạp chất ở dạng
rắn hoặc lỏng phân tán không tan, tự lắng kém ra khỏi pha lỏng và làm đặc bùn
sinh học. Quá trình được thực hiện bằng cách sục các bọt khí nhỏ vào pha lỏng.
Các khí đó kết hợp với các hạt và khi lực nổi của tập hợp các bóng khí và các


KỸ THUẬT XỬ LÝ CHẤT THẢI TRONG LÒ GIẾT MỔ

hạt đủ lớn sẽ kéo theo hạt cùng nổi lên bề mặt, sau đó chúng tập hợp lại với

nhau thành các lớp bọt chứa hàm lượng các hạt cao hơn trong chất lỏng ban
đầu. Ưu điểm cơ bản của phương pháp này là có thể khử được hoàn toàn các hạt
nhỏ hoặc nhẹ, lắng chậm trong một thời gian ngắn. Khi các hạt đã nổi lên bề
mặt, chúng có thể thu gom bằng bộ phận với bọt.

2.2.4 Phương pháp sinh học.
Nước thải sau khi được xử lý sơ bộ và xử lý hóa lý ( song chắn rác, bể
lắng cát, bể điều hòa, bể tuyển nổi,…). Sẽ được tiếp tục xử lý sinh học (bao
gồm xử lý sinh học hiếu khí và kị khí) rồi qua bể lắng đợt 2, bể khử trùng và
cuối cùng và được thải ra ngoài.
Dựa vào hoạt động sống của vi sinh vật đặc biệt là vi khuẩn, chúng sử
dụng các chất hữu cơ và vô cơ có trong nước thải làm nguồn dinh dưỡng cho
chúng như: P, K, N, C…chúng biến đổi các chất hữu cơ cao phân tử thành các
hợp chất đơn giản hơn. Trong quá trình sử dụng dinh dưỡng các vi sinh vật sử
dụng nguồn vật chất này để sinh trưởng phát triển và tăng sinh khối. Phương
pháp xử lý sinh học này có thể ứng dụng làm sạch hoàn toàn nước thải chứa
chất hữu cơ hòa tan hoặc phân tán nhỏ. Đối với các chất vô cơ chứ trong nước
thải thì phương pháp này dùng để khử các chất chưa bị oxy hóa hoàn toàn.


KỸ THUẬT XỬ LÝ CHẤT THẢI TRONG LÒ GIẾT MỔ

Quá trình xử lý sinh học gồm các bước:
- Chuyển hóa các hợp chất có nguồn
gốc từ cacbon ở dạng keo và dạng
hòa tan thành thể khí và thành các vỏ
tế bào vi sinh.
- Tạo ra các bông cặn sinh học
gồm các tế bào vi sinh vật và các chất
keo vô cơ trong nước thải.

- Loại các bông cặn ra khỏi
nước thải bằng quá trình lắng.
- Bùn lắng xuống đáy bể, nước
trong chảy tràn qua máng răng cưa
của bể lắng và tự chảy vào bể trung gian.
- Bể trung gian lưu giữ nước trong khoảng thời gian nhất định. Sau đó,
nước được bơm vào bể lọc áp lực để loại bỏ triệt để các cặn còn sót lại trong
nước trước khi đi vào bể khử trùng. Nước từ bể lọc áp lực tự chảy vào bể khử
trùng.


KỸ THUẬT XỬ LÝ CHẤT THẢI TRONG LÒ GIẾT MỔ

- Tại bể khử trùng, nước thải được được khử trùng trước khi xả thải vào
nguồn tiếp nhận, để xử lý triệt để các vi trùng gây bệnh trong nước như E.Coli,
Coliform … Hóa chất NaOCl là chất khử trùng được sử dụng phổ biến do hiệu
quả diệt khuẩn cao và giá rẻ. Quá trình khử trùng nước xảy ra qua hai giai đoạn:
+ Chất khử trùng khuếch tán xuyên qua vỏ tế bào vi sinh vật.
+ Phản ứng với men bên trong tế bào và phá hoại quá trình trao đổi chất
dẫn đến vi sinh vật bị tiêu diệt.
Nước sau bể khử trùng đạt tiêu chuẩn xả thải vào nguồn tiếp nhận theo
quy định.



×