Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Tư tưởng HCM về vai trò của người thầy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.41 KB, 5 trang )

Bài Thu hoạch chính trị
Khi trả lời câu hỏi Lãnh đạo thế nào trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”,
Bác viết: “Có nhiều cán bộ không bàn bạc, không giải thích với dân chúng, không
để cho dân chúng phát biểu ý kiến, giải quyết các vấn đề, chỉ bắt buộc dân chúng
làm theo mệnh lệnh. Tậm chí khi dân chúng đề ra ý kiến và nêu rõ vấn đề họ cũng
tìm cách dìm đi. Họ chỉ làm theo ý kiến của họ. Kết quả làm cho dân chúng nghi
ngờ, uất ức, bất mãn”. Từ lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò sang tạo lịch sử
của quần chúng nhân dân, viết bài tiểu luận về vấn đề này.
Bài làm

Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu - Lãnh tụ thiên tài của dân tộc, Người
thầy vĩ đại của Đảng Cộng sản Việt Nam, Người cha thân yêu của lực lượng
vũ trang nhân dân ta, Người chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản, công
nhân quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc, Anh hùng dân tộc, danh nhân
văn hoá thế giới - Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông
đất nước ta.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa, nhưng Người đã để lại cho dân tộc ta
một di sản vô giá, đó là tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người.
Năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm Sửa đổi lối làm việc. Phần
V của tác phẩm người đã chỉ ra “Cách lãnh đạo” của người cán bộ cách mạng.
Đây là một bài học sâu sắc cho mỗi cán bộ, đảng viên học tập và làm theo.
Xuất phát từ lý luân chủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò sáng tạo lịch sử của
quần chúng nhân dân, trong quá trình cách mạng. Thật vậy, quần chúng nhân dân
là một lực lượng quan trọng trong mọi giai đoạn phát triển của lịch sử Việt Nam,
có thể nói đó là lực lượng có vai trò sáng tạo ra lịch sử. Đảng Cộng sản Việt Nam
từ khi ra đời đến nay luôn nhận thức được tầm quan trọng đó và vận dụng trong
quá trình xây dựng đất nước.
Từ lý luận Chủ nghĩa Mác – Lênin, xuất phát từ thực tiễn nhà nước ta Bác
Hồ đã viết tác phẩm” Sửa đổi lối làm việc”. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”
mà Bác viết năm 1947, có đoạn viết: “Có nhiều cán bộ không bàn bạc, không giải
thích với dân chúng, không để cho dân chúng phát biểu ý kiến, giải quyết các vấn


đề, chỉ bắt buộc dân chúng làm theo mệnh lệnh. Tậm chí khi dân chúng đề ra ý
kiến và nêu rõ vấn đề họ cũng tìm cách dìm đi. Họ chỉ làm theo ý kiến của họ. Kết
quả làm cho dân chúng nghi ngờ, uất ức, bất mãn”.
Từ lời nói của Bác trong “Sửa đổi lối làm việc” đến “Một số vấn đề cấp
bách về xây dựng Đảng hiện nay” chúng ta thấy - Những điều Chủ tịch Hồ Chí
Minh dự liệu, tâm huyết, kiên quyết chỉ ra và nhấn mạnh phải “sửa đổi” trong tác
phẩm “Sửa đổi lối làm việc” vẫn vẹn nguyên giá trị thời sự.
Đặc biệt, những vấn đề lớn của công tác xây dựng Đảng mà Người nêu ra
trong tác phẩm đã được Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI của Đảng kế
thừa, bổ sung và phát triển phù hợp với điều kiện thực tế, đồng thời được cụ thể
hóa trong 4 nhóm giải pháp nhằm xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. “Sửa đổi
lối làm việc” để xây dựng và chỉnh đốn Đảng trong thời kỳ kháng chiến Tháng 101947, giữa những ngày Việt Bắc đang cùng đồng bào và chiến sĩ cả nước tập trung
đánh bại cuộc hành quân chiến lược của thực dân Pháp hòng tiêu diệt “cơ quan đầu
não” của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa; khi vận mệnh dân tộc ở vào thời


khắc cam go nhất, đòi hỏi phải có sự đoàn kết, thống nhất của một đảng cầm quyền
trong sạch, vững mạnh, với một đội ngũ cán bộ, đảng viên gương mẫu về đạo đức
cách mạng: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, thì những trăn trở, những cảnh
báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác tổ chức, lề lối làm việc và những
khuyết điểm, sai lầm của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong tổ chức bộ máy của Đảng
và Chính phủ từng được chỉ rõ trong Thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện
và làng (tháng 10- 1945), Thư gửi các đồng chí Bắc Bộ (tháng 3-1947), Thư gửi
các đồng chí Trung Bộ (năm 1947),... vẫn chưa được thực hiện triệt để. Dù bộn bề
công việc, song trong tư tưởng của Người, xây dựng và chỉnh đốn Đảng luôn là
nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn, quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách
mạng. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”. Khi
ấy, Người đang ở làng Vang, xã Liên Minh, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
“Sửa đổi lối làm việc” là một tác phẩm quan trọng, ra đời trong thời kỳ đầu của
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thể hiện tư tưởng và lý luận của Chủ tịch

Hồ Chí Minh về xây dựng đảng cầm quyền trong điều kiện vừa kháng chiến, vừa
kiến quốc. Theo đó, phải sửa đổi để đổi mới trong tư tưởng, trong tổ chức bộ máy
và trong cách làm việc của Đảng, của cán bộ, đảng viên trước tình hình mới. Trên
tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, tìm ra nguyên nhân, biện
pháp và cách thức tiến hành để cán bộ, đảng viên có tư tưởng, đạo đức và cách làm
việc đúng hơn, khéo hơn, hiệu quả hơn; và nội dung cần phải sửa đổi là toàn bộ
hoạt động của Đảng, của mỗi cán bộ, đảng viên từ nhận thức, tư tưởng đến chỉ đạo
tổ chức thực hiện. Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” đề cập đến 6 vấn đề lớn, vừa
có tính lý luận, vừa có tính chỉ đạo thực tiễn sâu sắc về công tác xây dựng Đảng: 1Phê bình và sửa chữa; 2- Mấy điều kinh nghiệm; 3- Tư cách và đạo đức cách
mạng; 4- Vấn đề cán bộ; 5- Cách lãnh đạo; 6- Chống thói ba hoa. Đưa ra 6 vấn đề
lớn về công tác xây dựng Đảng, trong điều kiện toàn Đảng, toàn dân và toàn quân
ta đang tập trung tất cả nguồn sức mạnh vật chất và nội lực tinh thần để đánh bại
cuộc tấn công của thực dân Pháp lên Việt Bắc; trong điều kiện Đảng phải khắc
phục những nhược điểm, những chứng bệnh mới xuất hiện mà trước đó chưa xuất
hiện hoặc chưa có điều kiện bộc lộ rõ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã, một mặt, khẳng
định những nguy cơ thoái hóa, biến chất của đội ngũ cán bộ, đảng viên và tác hại
của nó đối với đảng cầm quyền; mặt khác, chỉ rõ nhiệm vụ vừa có tính cấp bách,
vừa 3/5/2018 Tạp chí Cộng Sản - Từ “Sửa đổi lối làm việc” đến “Một số vấn đề
cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.
Ngày nay, nhìn nhận vào công tác xây dựng Đảng trong tình hình mới; công
tác cán bộ chúng ta thấy những vấn đều được Bác Hồ nêu lên trong tác phẩm “Sửa
đổi lối làm việc” vẫn còn nguyên giá trị. Phần V của tác phẩm người đã chỉ ra
“Cách lãnh đạo” của người cán bộ cách mạng, đó là:
Một là, lãnh đạo và kiểm soát
Người đã chỉ ra Lãnh đạo đúng nghĩa là:
“- Phải quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng. - Phải tổ chức sự thi hành cho
đúng. Mà muốn vậy, không có dân chúng giúp sức thì không xong. - Phải tổ chức
sự kiểm soát, mà muốn kiểm soát đúng thì cũng phải có quần chúng giúp mới
được…"Chọn người và thay người cũng là một vấn đề quan trọng trong việc lãnh
đạo… Phải chú ý với những người “công thần cách mạng”, “những người nói

suông”. Chống bệnh quan liêu, bàn giấy.


Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra vì sao cần phải có kiểm soát: 1. Có kiểm
soát như thế mới biết rõ cán bộ và nhân viên tốt hay xấu. 2. Mới biết rõ ưu điểm
và khuyết điểm của các cơ quan. 3. Mới biết rõ ưu điểm và khuyết điểm của các
mệnh lệnh và nghị quyết. Kiểm soát có hai cách: từ trên xuống và từ dưới lên.
Kiểm tra, giám sát là mặt hoạt động không thể thiếu trong hoạt động lãnh đạo của
Đảng và cũng là một trong những điểm nổi bật trong phong cách lãnh đạo Hồ Chí
Minh. Cán bộ các cấp, nhất là cán bộ chủ trì, phải thường xuyên coi trọng và thực
hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát để bảo đảm cho nghị quyết, chỉ thị của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước được thực hiện một cách tốt nhất, thực sự đi
vào cuộc sống.
Bác chỉ rõ lãnh đạo mà không kiểm tra, giám sát thì coi như không có lãnh
đạo; cấp ủy đảng phải tǎng cường kiểm tra, giám sát. Vì kiểm tra, giám sát có tác
dụng giáo dục đảng viên và cán bộ làm tròn nhiệm vụ đối với Đảng, với Nhà nước,
điều chỉnh hành động, từ lời nói đến việc làm của mình để từng bước hoàn thiện,
làm tấm gương tốt cho nhân dân. Theo Bác “Nếu tổ chức sự kiểm tra được chu
đáo, thì công việc của chúng ta nhất định tiến bộ gấp mười, gấp trăm”.
Đã nhiều lần Bác khẳng định: xuất phát từ thực tế công tác kiểm tra, Đảng
có thể đề ra chủ trương, đường lối, chính sách đúng đắn và tổ chức thực hiện đạt
kết quả cao. Kiểm tra không chỉ giúp cho lãnh đạo nắm chắc tình hình, cảnh báo,
nhắc nhở cấp dưới kịp thời sửa chữa khuyết điểm, sai lầm, mà còn giúp người lãnh
đạo phát hiện những kinh nghiệm tốt, những điển hình hay để nhân rộng.
Hai là, lãnh đạo thế nào?
Hồ Chí Minh khẳng định: “Có hai cách lãnh đạo: Một là liên hợp chính sách
chung với sự chỉ đạo riêng; Hai là liên hợp người lãnh đạo với quần chúng.
…Sự lãnh đạo trong mọi công tác thiết thực của Đảng, ắt phải trong quần chúng
ra, trở lại nơi quần chúng".
Theo Bác, nhà lãnh đạo phải biết tôn trọng, lắng nghe ý kiến và giải quyết

kịp thời những kiến nghị chính đáng của quần chúng; tiếp thu và tích cực sửa chữa
khuyết điểm theo ý kiến phê bình của quần chúng.
Bác đã nhiều lần phê bình, nhắc nhở: Là người cán bộ phụ trách nhưng xa
rời thực tế, xa rời quần chúng. Đối với công việc thì không điều tra, nghiên cứu kỹ
lưỡng. Chỉ đạo thì đại khái, chung chung. Không lắng nghe ý kiến của quần chúng,
tác phong không dân chủ. Sợ phê bình và tự phê bình. Không giữ đúng nguyên tắc
lãnh đạo tập thể, phân công phụ trách. Hiểu dân, gần dân, trọng dân, vì dân, lắng
nghe ý kiến của nhân dân là nguyên tắc bất biến, là phong cách lãnh đạo của người
cán bộ cần thiết phải có theo tư tưởng của Người.
Ba là, học hỏi quần chúng nhưng không theo đuôi quần chúng
Hồ Chí Minh xác định "Dân chúng rất khôn khéo, rất anh hùng. Vì vậy,
chúng ta phải học dân chúng, phải hỏi dân chúng, phải hiểu dân chúng’. Nhưng,
theo Người “chúng ta tuyệt đối không nên theo đuôi quần chúng. Nhưng phải khéo
tập trung ý kiến của quần chúng, hóa nó thành cái đường lối để lãnh đạo quần
chúng”.
Trong cách làm việc với quần chúng cần phải nắm vững tình hình chất lượng
quần chúng, phân loại các mức hạng khác nhau để có biện pháp làm việc cho hiệu
quả. Hồ Chí Minh nhiều lần nhắc nhở cán bộ phải phê phán và đấu tranh khắc phục
cách làm việc quan liêu, mệnh lệnh, phải thường xuyên đi kiểm tra và giải quyết


công việc tại chỗ ở cơ sở, phải chống bệnh giấy tờ, hội họp nhiều, “bệnh hành
chính”, ít đi kiểm tra giúp đỡ.
Để đáp ứng với nhiệm vụ mới đang đặt ra hiện nay đòi hỏi đội ngũ cán bộ
lãnh đạo các cấp phải có phong cách lãnh đạo phù hợp. Muốn vậy, mỗi cán bộ,
đảng viên phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm
chất đạo đức cách mạng, hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân; có
trình độ chuyên môn cao... Đặc biệt, phải tích cực, tự giác thực hiện Chỉ thị 05CT/TW của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh”…
Qua nghiên cứu tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Bác bản thân là

một sinh viên đang học tập trên giảng đường Đại học cần làm tốt một số
nội dung để khắc phục phấn đấu vươn lên trở thành một người chủ đất
nước trong tương lai:
Một là, Quán triệt thực hiện tốt việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh, đặc biệt trong học tập tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”
về lãnh đạo, cần phaair luôn nắm vững quan điểm, đường lối của Đảng, thực hiện
tốt công tác kiểm tra giám sát, gần gủi với quần chúng nhân dân, lắng nghe ý kiến
đóng góp của mọi người trong học tập, công tác. Trong quá trình phấn đấu, rèn
luyện, tu dưỡng của bản thân cần thực hiện tốt việc sửa đổi lối làm việc, xác định
rõ việc học tập, rèn luyện và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác là hết
sức cần thiết.
Hai là, Học tập, rèn luyện theo Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
nói chung, “Sửa đổi lối làm việc nói riêng, bản thân mỗi chúng ta cần tập trung vào
các nhiệm vụ với những nội dung chủ yếu sau đây:
- Bản thân phải trung với nước, hiếu với dân; biết yêu thương, quý trọng con
người; phải rèn luyện, tu dưỡng suốt đời, nói phải đi đôi với làm, xây phải đi đôi
với chống. Thấm nhuần tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là phải biến
nhận thức thành ý chí, và hành động cách mạng, quyết tâm khắc phục khó khăn để
hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Phải “cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”. Cần, kiệm, liêm, chính, chí
công, vô tư là phẩm chất đạo đức cơ bản, được Hồ Chí Minh đề cập thường xuyên.
Phải kính trọng gần gủi nhân dân trong mọi lúc mọi nơi và trong mỗi nhiệm vụ
được tổ chức phân công.
- Phải tu dưỡng đạo đức cách mạng suốt đời. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh
“Đạo đức cách mạng không phải trên trời xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ
hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng
càng luyện càng trong”. Cuộc sống luôn luôn vận động, biến đổi không ngừng. Do
vậy, việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức phải được tiến hành liên tục, không ngừng.
Hôm nay có thể tốt, có thể vĩ đại, nhưng ngày mai có thể biến chất, thoái hóa hư
hỏng nếu không tu dưỡng thường xuyên.

- Luôn phát huy tinh thần tự phê bình và phê bình. Tự phê bình và phê bình
là sự sống còn của Đảng ta. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ
Chí Minh là tấm gương sáng của tinh thần tự phê bình và phê bình. Theo người,
phê bình là nêu ưu điểm và vạch ra khuyết điểm của đồng chí mình. Tự phê bình là
nêu ưu điểm và vạch khuyết điểm của mình. Tự phê bình và phê bình phải đi đôi
với nhau. Theo Bác, tự phê bình và phê bình có mục đích và ý nghĩa tốt đẹp để mọi


người học tập ưu điểm của nhau, để mọi người ngày càng đoàn kết, thống nhất, để
mọi người tiến bộ, trưởng thành.
- Phải không ngừng học tập nâng cao trình độ và năng lực công tác để thực
hiện tốt nhiệm vụ, công việc được giao. Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ
trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; thi hành nhiệm vụ, công
vụ theo đúng quy định của pháp luật; tận tụy phục vụ nhân dân, tôn trọng nhân
dân; liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tham gia sinh hoạt với cộng đồng dân cư nơi cư
trú, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.
- Trong quá trình học tập và công tác sau này phải cải tiến lề lối làm việc.
Năng động, sáng tạo, phát huy sáng kiến, mạnh dạn tham mưu đề xuất các cách
làm hay, thiết thực, đem lại hiệu quả cao trong công việc. Tuân thủ nghiêm túc kỷ
luật công tác, giờ giấc làm việc, không đi trễ, về sớm, đi báo công, về báo việc.
Trong quan hệ, tiếp xúc với nhân dân không được có thái độ quan liêu, sách nhiễu,
phiền hà, tiêu cực và “vô cảm” trước khó khăn của nhân dân.
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, là việc làm
hết sức quan trọng hiện nay đối với toàn Đảng, toàn dân toàn quân ta để thực hiện
thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam, vì mục tiêu “Dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh./.




×