Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

skkn kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 26 trang )

Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế

MỤC LỤC

GV: Phạm Thị Kim Yến

Trang 1


Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài :

Thực tế những năm qua cho thấy, trong giáo dục phổ thông ở nước ta, sự
gắn bó giữa “học” và “hành”, giữa lý thuyết với thực tiễn, giữa bài học và sự
liên hệ với đời sống - xã hội chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy phần lớn
học sinh đều bỡ ngỡ trước các tình huống, sự kiện thực tế, đặc biệt là những vấn
đề nóng bỏng của địa phương, hoặc không biết đến những giá trị di sản thiên
nhiên, lịch sử, văn hóa …mà địa phương mình có. Học sinh càng ít có cơ hội
hình thành và rèn luyện kĩ năng phân tích, giải quyết các vấn đề thực tế, kể cả kĩ
năng sống.
Dạy và học thông qua tìm hiểu các vấn đề thực tế tại địa phương là một
cách tiếp cận không mới trong giảng dạy và học tập. Đó là việc sử dụng tư liệu,
bối cảnh của địa phương để tạo ra các tình huống có vấn đề, cũng là tư liệu để
giải quyết vấn đề. Phát triển ở học sinh sự hiểu biết và quan tâm trước hết đến
những vấn đề sảy ra ở xung quanh mình gồm: kiến thức, thái độ, hành vi, kĩ
năng và ý thức trách nhiệm để học sinh có thể tự mình hay phối hợp với tập thể
đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề trước mắt cũng như lâu dài.
Địa lý- Môn học của những khám phá, tìm tòi và phát hiện. Người giáo viên
có rất nhiều phương pháp để khiến học sinh say mê với môn học của mình, đó
là những hiểu biết của bản thân, những trải nghiệm thực tế và những kinh


nghiệm được đúc rút trong những năm tháng của cuộc sống. Ngày nay, khi công
nghệ thông tin đã có mặt ở khắp mọi nơi, khả năng tiếp cận ngày càng dễ dàng
thì điều kiện để tìm hiểu thông tin không còn khó khăn. Với học sinh – đối
tượng tiếp thu tri thức thì việc “học” không còn dừng lại ở trên ghế nhà trường
và bài giảng của giáo viên mà các em còn “học” được từ sự kiểm nghiệm tri
thức từ chính cuộc sống. Và trong bộ môn địa lý thì học phần địa lý địa phương
sẽ giúp các em giải đáp một phần mối quan hệ giữa sách vở và thực tiễn.
Địa lý địa phương được giảng dạy trong các trường THCS là một trong những
nguồn quan trọng làm phong phú thêm tri thức của học sinh về quê hương mình,
giáo dục cho các em lòng yêu quê hương, hình thành những khái niệm về nghĩa
vụ đối với quê hương, tạo cho các em nhận thức được mối quan hệ giữa tự nhiên
với kinh tế- xã hội- đó cũng là động lực của tiến trình phát triển kinh tế- xã hội
tại địa phương.
Trong chương trình địa lý cấp THCS –đặc biệt là địa lý lớp 9 thì nội dung địa
lý địa phương chiếm một thời lượng tương đối lớn, trong đó kiến thức về địa lý
địa phương các em đã dần đươc tiếp cận tại cấp học trước. Nội dung chương
trình tương đối bao quát các kiến thức về tự nhiên, kinh tế, xã hội tuy nhiên mới
GV: Phạm Thị Kim Yến

Trang 2


Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế

-

-

chỉ dừng lại ở việc hình thành kiến thức trên lý thuyết. Trong khi đó, địa phương
là nơi các em đang sinh sống, học tập và trưởng thành thì kinh nghiệm, sự hiểu

biết về nó còn tương đối mơ hồ- Đặc biệt là đối tượng học sinh có hoàn cảnh
khó khăn, khả năng giao tiếp, tiếp xúc xã hội hạn chế. Vì vậy việc gắn học tập
trên lý thuyết với thực tiễn tại địa phương là việc làm rất cần thiết.
Để nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy địa lý địa phương có rất nhiều biện
pháp trong đó tổ chức cho học sinh tham quan địa phương là một trong những
biện pháp hữu hiệu, thiết thực nhất. Đây là “Con đường rút ngắn khoảng cách
từ kiến thức trên sách vở đến thực tế”. Tuy nhiên, tổ chức như thế nào, cách
thức tiến hành ra sao và địa điểm tổ chức ở đâu là những vấn đề mà người tổ
chức cần phải lưu ý. Thông qua bài viết này tôi muốn khái quát lại quá trình tiến
hành hoạt động trải nghiệm địa lý địa phương để có hiệu quả tốt nhất.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
Trong quá trình học tập, thời lượng cho học sinh tiếp cận, trải nghiệm thưc tế
những vấn đề được học trong nhà trường là cực kỳ ít ỏi, học sinh được tìm hiểu
rất nhiều các vấn đề về tự nhiên, xã hội, kinh tế của địa phương nhưng để đối
chiếu những vấn đề đó ngoài thực tế thì còn rất hạn chế. Các em gần như chưa
thấy thực chất mối quan hệ giữa tự nhiên với khả năng phát triển kinh tế của địa
phương, những thay đổi lớn lao bộ mặt kinh tế- xã hội của tỉnh nhà. Việc tổ chức
cho học sinh trai nghiệm thực tế cần phải được tổ chức có bài bản, cần phải làm
rõ đươc:
Thấy được vai trò của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế địa phương
đối với không chỉ bộ môn địa lý mà còn cả lịch sử và văn học của tỉnh nhà.
Các bước để tổ chức hoạt động một cách khoa học nhất, có hiệu quả nhất, phù
hợp với mục tiêu giáo dục.
Dự kiến các trường hợp có thể xảy ra trong quá trình tổ chức cho học sinh
tham quan, thực địa địa phương.
Đề xuất các ý kiến nhằm hoàn thiện chương trình học tập về địa phương.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Trình tự tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế địa phương
Những địa danh liên quan đến tự nhiên- văn hóa- xã hội của tỉnh nhà có ảnh
hưởng trực tiếp đến nội dung chương trình học tập về địa phương.

4. Giới hạn của đề tài:
- Áp dụng cho học sinh và giáo viên trong việc học tập về địa lý địa phương
trong chương trình địa lý lớp 9.
- Phạm vi áp dụng : Địa lý tỉnh Đăk Lăk
5.
Phương pháp nghiên cứu :
a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
Nghiên cứu chương trình, nội dung địa lý địa phương trong sách giáo khoa và
các tài liệu liên quan.
GV: Phạm Thị Kim Yến

Trang 3


Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế
-

-

-

-

Phân tích, tổng hợp các nhận định của người học, người dạy về vai trò của trải
nghiệm thực tiễn đối với việc nâng cao chất lượng dạy-học
b. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp điều tra: Nắm bắt được nhu cầu và khả năng tiến hành hoạt
động trải nghiệm thực tế tại đơn vị, sự hưởng ứng, ủng hộ của Phụ huynh học
sinh.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Từ thực tiễn giảng dạy chương

trình địa lý địa phương
c. Phương pháp thống kê toán học:
Thống kê kết quả đạt được trước và sau chuyến đi nhằm có được đánh giá sát
thực nhất về hiệu quả khi triển khai hoạt động.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận:
Khi tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh nếu bản thân
người giáo viên không hiểu rằng bản chất của hoạt động trải nghiệm là việc tạo
điều kiện tối đa để học sinh được “học” bằng cách sử dụng toàn bộ các giác
quan, được tác nghiệp, tác động trực tiếp tới đối tượng trong nhiều không gian
khác nhau qua đó làm sâu sắc kinh nghiệm, nhận thức, phẩm chất, năng lực của
bản thân thì giáo viên rất dễ mắc sai lầm khi ép học sinh hoạt động để nắm cho
bằng được kiến thức hoặc quan niệm hoạt động trải nghiệm chỉ đơn giản là việc
đưa học sinh tới tham quan một nơi nào đó ở ngoài trời thay vì học ở lớp, ở
trường.
Hoạt động giáo dục (HĐGD) cần quán triệt tinh thần và mục tiêu của Nghị
Quyết số 29-NQ/TW về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nghĩa
là cần tổ chức các HĐGD theo hướng tăng cường sự trải nghiệm, nhằm phát huy
tính sáng tạo cho học sinh, tạo ra các môi trường khác nhau để học sinh được
trải nghiệm nhiều nhất, đồng thời là sự khởi nguồn sáng tạo, biến những ý tưởng
sáng tạo của học sinh thành hiện thực để các em thể hiện hết khả năng sáng tạo
của mình. Nói tới trải nghiệm sáng tạo (TNST) là nói tới việc học sinh phải kinh
qua thực tế, tham gia vào hoặc tiếp xúc đến sự vật hoặc sự kiện nào đó và tạo ra
những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần, tìm ra cái mới, cách giải quyết mới
không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST) nhằm định hướng, tạo điều
kiện cho học sinh quan sát, suy nghĩ và tham gia các hoạt động thực tiễn, qua đó
tổ chức khuyến khích, động viên và tạo điều kiện cho các em tích cực nghiên
cứu, tìm ra những giải pháp mới, sáng tạo những cái mới trên cơ sở kiến thức đã


GV: Phạm Thị Kim Yến

Trang 4


Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế

học trong nhà trường và những gì đã trải qua trong thực tiễn cuộc sống, từ đó
hình thành ý thức, phẩm chất, kĩ năng sống và năng lực cho học sinh.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu :

Tham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn đối
với học sinh. Mục đích của tham quan, dã ngoại là để các em học sinh được đi
thăm, tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các di tích lịch sử, văn hóa,
công trình, nhà máy… ở xa nơi các em đang sống, học tập, giúp các em có được
những kinh nghiệm thực tế, từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống của chính các
em.
Nội dung tham quan, dã ngoại có tính giáo dục tổng hợp đối với học sinh
như: giáo dục lòng yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, giáo dục truyền thống
cách mạng, truyền thống lịch sử, truyền thống của Đảng, của Đoàn, của Đội
Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Các lĩnh vực tham quan, dã ngoại có thể
được tổ chức ở nhà trường phổ thông là: Tham quan các danh lam thắng cảnh, di
tích lịch sử, văn hóa; Tham quan các công trình công cộng, nhà máy, xí nghiệp;
Tham quan các cơ sở sản xuất, làng nghề; Tham quan các Viện bảo tàng; Dã
ngoại theo các chủ đề học tập; Dã ngoại theo các hoạt động nhân đạo…
Tuy nhiên khi tổ chức hoạt động này còn vấp phải nhiều khó khăn và nhiều
rủi ro có thể xảy ra nếu không được chuẩn bị chu đáo và chưa có sự phối hợp
đồng bộ của các ban –ngành trong nhà trường như: Địa điểm tham quan chưa
phù hợp với nội dung chương trình học và mục tiêu trải nghiệm, chưa đảm bảo
được về nơi ăn, chốn nghỉ cho đoàn tham quan, thời điểm tiến hành chưa phù

hợp, chưa có sự nhất trí của hội cha mẹ học sinh, chưa đảm bảo vấn đề an toàn
cho học sinh….
Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế khi tiến hành tổ chức hoạt động
tham quan địa phương cho học sinh xuất phát từ thực tiễn đơn vị và quá trình
chuẩn bị của các bộ phận có liên quan.
+ Nguyên nhân khách quan: Thực trạng tiềm lực kinh tế của học sinh trong
mỗi đơn vị; yếu tố thời tiết, khí hậu tại thời điểm tiến hành tham quan…
+ Nguyên nhân chủ quan : Sự chuẩn bị của các bộ phận có liên quan; ý
thức của học sinh trong quá trình diễn ra hoạt động….
Do đó, để tổ chức được tốt hoạt động này thì cần chuẩn bị tốt về kinh phí
mới đảm bảo được phương tiện, sinh hoạt và địa điểm tham quan cho đoàn. Cần
có kế hoạch cụ thể, chuẩn bị chu đáo và có sự thống nhất cao giữa Nhà trườnggia đình- xã hội đặc biệt là việc lên chương trình, nội dung cần học tập khi đi
tham quan để đảm bảo chuyến đi có ý nghĩa nhất.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:
GV: Phạm Thị Kim Yến

Trang 5


Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế

a. Mục tiêu của giải pháp

Những giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài giúp cho học sinh
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:

Để tiến hành hoạt động một cách thuận lợi nhất, có thể chia hoạt động
thành 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn chuẩn bị : Lên chương trình, nội dung cần học tập, trải nghiệm;
lên kế hoạch, họp cha mẹ học sinh lấy ý kiến đồng thuận; tiền trạm trước các địa

điểm tham quan, vé vào cửa ( chuẩn bị nơi ăn trưa, nghỉ ngơi cho đoàn…);
chuẩn bị kinh phí, phương tiện, vật dụng, chương trình ….
+ Giai đoạn tiến hành : Thống nhất thời gian xuất phát, phân công quản lý
học sinh, thông qua lộ trình thực địa, thời gian quay về…
+ Giai đoạn sau khi thực địa về: Có thể tùy đối tượng học sinh mà tổ chức
hoạt động thu hoạch có hiệu quả nhất : Sinh hoạt tập thể, viết bài thu hoạch hoặc
lồng ghép trong bài kiểm tra học kì 2 phần nội dung địa phương.
Hoạt động tham quan thực tế có thể là cuộc dã ngoại ngắn trong một vài
giờ ở khu vực gần trường học để học sinh học cách xác định phương hướng,
quan sát thực tế về cấu trúc nhà ở, đường xá của địa phương hay tìm hiểu về
hoạt động buôn bán ở một vài cửa hàng…Thậm chí có thể cho các em đến nhà
văn hóa cộng đồng tham gia một số sinh hoạt về văn hóa dân tộc bản địa, vào
các mùa thì quan sát thiên nhiên, cảm nhận các yếu tố về sự thay đổi của thời
tiết, khí hậu…những cuộc dã ngoại gần thì thầy trò có thể bố trí đi bộ cùng nhau.
Đây là dịp để học sinh học hỏi trên thực tế nhiều điều, không chỉ kiến thức, kỉ
luật mà còn là ứng xử với bạn bè, với những người xung quanh, cách quản lý chi
tiêu, luật lệ giao thông và ứng xử nơi công cộng.
Đối với những chuyến đi xa công tác chuẩn bị và các hoạt động khi tiến
hành cần cẩn thận và chu đáo hơn:
A. Giai đoạn chuẩn bị :

A.1. Lên chương trình, nội dung cần trải nghiệm: Đây là nội dung cần
thiết nhất mà hoạt động cần có. Việc lên chương trình phải được giáo viên các
bộ môn sử- địa chuẩn bị như: Các địa danh, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh,
địa chất, các công trình xây dựng (nhà máy, xí nghiệp…), làng nghề truyền
thống tại địa phương….
* Giới thiệu một số địa danh tham khảo cho học tập lịch sử, địa lý tại
ĐakLak:
+ Buôn Đôn: Có ý nghĩa là làng đảo vì nó được lập nên bên cạnh sông
Sêrêpốk. Ở giữa sông có nhiều đảo nổi được ví như “Vịnh Hạ Long thu nhỏ”

giữa núi rừng Tây Nguyên. Đến đây học sinh có thể thấy được sự phong phú về
cảnh quan sinh vật, sông ngòi, và vấn đề khai thác tiềm năng tự nhiên để phát
triển kinh tế- xã hội. Buôn Đôn có khả năng phát triển cả hai loại hình du lịch là
GV: Phạm Thị Kim Yến

Trang 6


Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế

du lịch sinh thái và du lịch nhân văn. Đặc biệt là Vườn quốc gia Yok Đôn rộng
hơn 100 ngàn ha- là bảo tàng phong phú về động – thực vật. Đây cũng là nơi có
nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng nổi tiễng.

+ Thác Dray Sáp (Thác chồng ) và thác Dray Nu (Thác vợ): Là hai thác bắt
nguồn từ sông Serepôk sau đó chia đôi thành hai con thác xuống cực kì hùng
vĩ. Tham quan cụm thác này, học sinh có thể nhận thấy được sự phong phú về
cảnh sắc thiên nhiên, ý nghĩa của việc bảo vệ nguồn nước, rừng đầu nguồn
trong khai thác tự nhiên để phát triển kinh tế.

+ Thác Krông Kmar : Bắt nguồn từ đỉnh cao nhất của dãy Chư Yang Sinđược mệnh danh là mái nhà của Tây Nguyên, dòng Krông Kmar đổ xuống chân
núi từ đỉnh núi cao gần 2500m. Đến đây, ngoài tham quan cảnh sắc thiên nhiên
các em còn có thể biết thêm được việc khai thác sông ngòi để phát triển thủy
điện với nhà máy thủy điện Krông Kmar.

GV: Phạm Thị Kim Yến

Trang 7



Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế

+ Hồ Lăk : Cách thành phố Buôn Mê Thuột khoảng 56km. Đây là hồ nước tự
nhiên có diện tích lớn nhất Tây Nguyên. Cả một hồ nước rộng lớn nằm lọt thỏm
giữa những dãy núi trập trùng. Khu vực Hồ Lăk được xây dựng thành một vùng
du lịch phức hợp cả khai thác tự nhiên lẫn nhân văn. Đến đây các em còn có thể
khám phá những nét đặc sắc về văn hóa, ẩm thực của các dân tộc bản địa.

+ Núi đá voi Yang Tao: Gồm cặp đá voi Cha và đá Voi Mẹ, nổi tiếng với
truyền thuyết về “Hòn đá biết đi”. Nằm cách trung tâm thành phố Buôn Mê
Thuột khoảng 40km, theo quốc lộ 27, thuộc địa phận xã Yang Tao- huyện LăkĐakLak. Đá Voi Mẹ được coi là tảng đá nguyên khối lớn nhất Việt Nam. Từ trên
tảng đá có thể quan sát được một quần thể những: Hồ Yang Reh, vùng núi Chư
Yang Sin, hay những khu rừng xanh mát dưới chân núi.

GV: Phạm Thị Kim Yến

Trang 8


Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế

+ Buôn Ako Dhong: Nằm ngay sát trung tâm thành phố Buôn Mê Thuột, cách
khoảng 2 km. Buôn Ako Dhong còn được biết đến với tên gọi khác là buôn Cô
Thôn. Đến đây các em không chỉ được chiêm ngưỡng không gian văn hóa
truyền thống của đồng bào dân tộc, mà còn có thể được thưởng thức những lời
ca, điệu nhạc hấp dẫn mang đậm bản sắc của núi rừng Tây Nguyên

+ Khu du lịch sinh thái Đồi Thông: Nằm cách thành phố Buôn Mê Thuột 7
km về hướng đông nam, tại thôn 1 xã Hòa Thắng, BMT. Là một trong những
khu du lịch trọng điểm của Đaklak. Kết hợp khai thác cảnh quan thiên nhiên với

các công trình nhân tạo tạo ra một trong những điểm đến hấp dẫn khi muốn
khám phá ĐakLak.

GV: Phạm Thị Kim Yến

Trang 9


Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế

+ Khu du lịch sinh thái KoTam- Buôn Mê Thuột: Cách trung tâm thành phố
khoảng 10km. theo hướng đi Nha Trang, khu du lịch sinh thái KoTam nằm ở
km4, quốc lộ 26, thành phố Buôn Mê Thuột. Đây là một địa điểm lý tưởng cho
học sinh tìm hiêu, khám phá về tự nhiên và khả năng khai thác tự nhiên cho phát
triển kinh tế.

+ Nhà đày Buôn Mê Thuột: Cách trung tâm thành phố BMT khoảng 1km về
phía Đông Nam, nhà đày được thực dân Pháp dựng lên nhằm giam giữ tù nhân
với diện tích khoảng 2 hecta, có 6 dãy nhà lao kiên cố cùng với chế độ cai trị hà
khắc, tàn bạo như địa ngục của thực dân Pháp. Tham quan Nhà đày Buôn Mê
Thuột, học sinh không chỉ thấy được những vết tích tội ác của Đế quốc- Thực
dân mà còn nhận thức được về ý chí kiên cường, lòng dũng cảm của những
chiến sỹ cách mạng kiên cường nhất.

GV: Phạm Thị Kim Yến

Trang 10


Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế


+ Bảo tàng các dân tộc Việt Nam tại ĐakLak: Là một trong những địa điểm
có ý nghĩa lớn trong đời sống văn hóa- xã hội tỉnh ĐakLak. Bảo tàng hiện tại
đang lưu giữ khoảng 10 000 hiện vật. Đến bảo tàng, học sinh sẽ được tận mắt
chiêm ngưỡng những hiện vật được tổ chức trong 3 không gian chưng bày
chính: Đa dạng sinh học, văn hóa dân tộc và lịch sử.

+ Buôn Jun- Buôn Lê : Thuộc thị trấn Liên Sơn huyện Lăk tỉnh ĐakLak.
Buôn Jun mang vẻ đẹp nguyên sơ, hiền hòa của buôn làng Tây Nguyên, đã và
đang còn giữ cho mình những nét bản sắc truyền thống được bảo tồn qua nhiều
thế hệ. Mặc dù trải qua nhiều biến động lịch sử, người dân nơi đây vẫn bảo lưu
được những phong tục tập quán cổ truyền mà tổ tiên để lại, gìn giữ được nếp
sống và sinh hoạt mang đặc trưng vốn có được định hình từ hàng trăm năm
trước.
GV: Phạm Thị Kim Yến

Trang 11


Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế

+ Tháp Chàm Yang Prong: Đây là ngôi thác duy nhất của Tây Nguyên, được
xây dựng dưới những tán cổ thụ của vùng rừng già Ea Súp. Tháp thờ thần Siva.
Hiện đang được tu bổ trở thành một trong những địa danh về kiến trúc đền tháp
tại Tây Nguyên.

+ Một số làng nghề truyền thống như: Cụm nghề dệt thổ cẩm tại buôn Kna
(xã Cư M’Gar, huyện Cư M’gar ), cụm nghề làm gốm tại buôn Dơng Bắc (Xã
Yang Tao- Lăk), Cụm nghề dệt thổ cẩm tại buôn Tơng Jú ( Xã Ea Kao, TP
BMT), cụm nghề sản xuất rượu nếp tại xã Buôn Triết- Lăk…cũng là những địa

điểm có thể tổ chức cho học sinh tham quan tìm hiểu về ngành nghề truyền
thống tại ĐăkLăk. Qua đó giáo dục các em về định hướng nghề nghiệp trong
tương lai và việc gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của quê hương.

GV: Phạm Thị Kim Yến

Trang 12


Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế

Ngoài ra, còn rất nhiều địa điểm, địa danh có thể tổ chức cho học sinh học
tập, khám phá, trải nghiệm như: Vườn Quốc gia Yok Đôn, thác Thủy Tiên
(Krông Năng), nhà máy thủy điện Dray Hlinh, Buôn Khôp…cũng là những địa
điểm giúp các em có được nhiều tự liệu học tập và vốn hiểu biết thực tế cần thiết
hỗ trợ cho việc học tập tại trường.
A.2 . Lên kế hoạch : Việc lên kế hoạch phải có sự bàn bạc, thống nhất của
các ban ngành trong nhà trường. Tổ bộ môn cần căn cứ vào nội dung chương
trình và thời gian học tập về địa lý địa phương để tham mưu với ban giám hiệu
nhà trường để lên kế hoạch. Kế hoạch nên có từ đầu năm học hoặc ngay từ đầu
HKII để nhà trường có thời gian sắp xếp, xin giấy phép và họp cha mẹ học sinh.
Thời gian tổ chức thông thường là giữa kì II lớp 9- Thời điểm trước hoặc trong
khi đang học địa lý địa phương – Giúp các em có thêm kiến thức thực tiễn để
liên hệ trực tiếp trong nội dung bài học. Trong kế hoạch cần đủ các nội dung:
- Mục đích- Yêu cầu của chuyến đi.
- Thành phần ban tổ chức
- Thời gian và địa điểm cụ thể.
- Đối tượng và hình thức tổ chức
- Lộ trình- nội quy dành cho học sinh
- Dự kiến kinh phí cho chuyến đi.

Ví dụ: Trích một phần trong kế hoạch tổ chức học tập thực tế của trường Tô
Hiệu năm học 2016-2017:
*Thành phần Ban tổ chức (Theo Quyết định của Hiệu trưởng)
Số
TT

Họ và tên

Chức vụ

Chức vụ (Nhiệm vụ)
trong đoàn

1

Hoàng Thị Lan Anh

Hiệu trưởng

Trưởng đoàn – PT điều hành chung

2

Đoàn Văn Việt

TBĐDCMHS

P. Trưởng đoàn – PT điều hành mảng kinh phí

3


Lê Thị Duyên

P.Hiệu trưởng

4

Lê Thành Tâm,

P. Trưởng đoàn – PT điều hành mảng nội dung,
chương trình, tiền trạm

5

Nguyễn Thị Hồng

Kế toán

6

Phạm Thị Kim Yến

TT tổ sử-địa

7

Ng. Thị Phước Trà

Giáo viên


9

Võ Thị Ngọc

Thiết bị

10

Nguyễn Thị Kim Hiền

Tổ TA

GV: Phạm Thị Kim Yến

CTCĐ, TT

Thành viên – PT mảng tài chính, đời sống

Thành viên – PT mảng phương tiện

Trang 13


Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế
11

Ng. Thị Phước Trà

GVCN 9A1


12

Lại Văn Hội

GVCN 9A2

13

Ng. Thị Minh Châu

GVCN 9A3

14

Nguyễn Thị Ngân

GVCN 9A4

15

Tạ Thị Duyên

GVCN 9A5

Thành viên – PT quản lý, điều hành HS
9A1,2,3,4,5

3. Nội quy
a) Đảm bảo sức khỏe, trang phục học sinh đúng qui định của nhà trường,
có mũ (nón rộng vành), không mang theo hành lí tư trang rườm rà, tuyệt đối

không mang theo vũ khí, chất dễ gây cháy nổ, hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe.
b) Có mặt đúng giờ qui định, tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của thầy cô,
người hướng dẫn và nội qui nơi đến, không được rời khỏi đoàn với bất cứ lí do
gì, có trách nhiệm nhắc nhở lẫn nhau trong tổ lớp và đoàn.
c) Mang theo bút vở ghi chép để viết bài thu hoạch, nộp bài thu hoạch theo
đúng qui định.
d) Giữ gìn trật tự vệ sinh, an toàn tài sản và tính mạng, chấp hành tốt luật
ATGT
e) Tự giác thực hiện đầy đủ các điều khoản qui định.
Sau khi thống nhất được nội dung, địa điểm tiến hành và được sự đồng ý
của lãnh đạo Phòng giáo dục, các trường tiến hành cử giáo viên đi tiền trạm
trước tại các địa điểm sẽ đến- tham khảo vé vào cửa tại các trung tâm, chủ động
bố trí nơi ăn trưa, nghỉ ngơi cho cả đoàn, thống nhất về kinh phí và mức độ đóng
góp của học sinh. Sắp xếp các địa điểm tham quan cho phù hợp với thời gian
tiến hành, thuận lợi về giao thông, đảm bảo an toàn cho học sinh…Bên cạnh đó
cần lập kế hoạch với lịch trình tham quan chi tiết, chia nội dung theo từng
chuyên đề cho học sinh nghiên cứu, tìm hiểu. Có thể phối hợp nhiều tổ chuyên
môn cùng hướng dẫn học sinh thực hiện, điều này vừa tiết kiệm được chi phí
vừa có thể chia sẻ trách nhiệm quản lí học sinh cũng như tăng cường sự kết nối
giữa các giáo viên và học sinh trong trường.
Ví dụ: Khi lên kế hoạch tham quan Bảo tàng các dân tộc tại ĐakLak có thể
chia học sinh thành 3 nhóm theo chuyên đề : Nhóm 1: Tìm hiểu về sự đa dạng
sinh học, nhóm 2: Tìm hiểu về sự đa dạng về văn hóa các dân tộc, nhóm 3: Thu
thập tư liệu về lịch sử của địa phương…

GV: Phạm Thị Kim Yến

Trang 14



Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế

Tương tư như vậy, với mỗi địa điểm đến, giáo viên cũng chia theo chuyên
đề trước để các em chủ động hơn trong khi tham gia hoạt động. Học sinh cần
chuẩn bị để ghi chép, chụp ảnh, ghi hình…để lấy tư liệu cho chuyến đi.
Trong các chuyến đi dã ngoại xa nhà, có rất nhiều tình huống xấu có thể
xảy ra khiến học sinh lúng túng ảnh hưởng xấu đến kết quả. Để chuyến đi thực
sự an toàn, bổ ích, giáo viên và phụ huynh có thể tư vấn cho học sinh dự đoán và
đưa ra các tình huống ứng phó kịp thời bằng những biện pháp phù hợp nhất.
Một vài gợi ý cho giáo viên và phụ huynh trong bước chuẩn bị cho các em:
- Nếu đi vào mùa mưa mà không mang áo mưa thì…..
- Nếu mang theo thức ăn mà không đảm bảo vệ sinh thì…..
- Nếu bạn mất liên lạc với các thành viên mà điện thoại hết pip thì…
- Nếu bạn đi nắng mà không đội mũ thì….
- Nếu đi thực tế mà chưa biết về nơi mình đến thì….
- Nếu ba lô của bạn quá nặng thì…..
- Nếu bạn không có nước uống trong chuyến đi dài thì….
- Nếu nhóm của bạn không có túi cứu thương thì…
Hình thành cho các em các thói quen sinh hoạt ngoài trời
NÊN
KHÔNG NÊN
- Mang đi những gì bạn mang đến
- Làm những việc không được
- Lưu lại tại chỗ những gì bạn thấy
phép tại nơi tham quan ( Phá
- Hạn chế những tác động của củi lửa
hoại thiên nhiên, khắc tên lưu
- Bảo vệ động, thực vật
niệm, không tuân thủ quy
-Tôn trọng những người đồng hành với định…)

mình
- Gây ồn ào ảnh hưởng đến
- Giữ gìn vệ sinh nơi đến….
người khác….

B. Giai đoạn tiến hành:

Một chuyến đi được cho là thành công khi học sinh không chỉ thu thập cho
mình kiến thức về địa phương mà các em còn củng cố được nhiều kĩ năng cần
thiết như: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, sự tự tin, kĩ năng xử lí tình huống,
sự tò mò và khả năng sáng tạo…những kĩ năng này sẽ được củng cố trong quá
trình tham quan khi học sinh thực hiện tốt việc phối hợp nhóm, khả năng quan
sát, giải quyết tình huống…
Trước khi vào mỗi địa điểm, ngoài những quy định của địa điểm tham quan
mà học sinh phải chấp hành thì người giáo viên phụ trách phần nội dung cần
thông báo cho học sinh những yêu cầu cần đạt được khi tham quan địa điểm đó.
Nếu số lượng lớn, cần chia học sinh thành nhiều nhóm nhỏ, phân công giáo
viên phụ trách quản lý từng nhóm. Đặc biệt lưu ý đến vấn đề bảo đảm an toàn
cho học sinh trong suốt quá trình tham quan.
GV: Phạm Thị Kim Yến

Trang 15


Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế

Có thể chuẩn bị trước mẫu phiếu thăm dò cho các nhóm (nếu số lượng lớn),
hay cho từng học sinh tùy thuộc vào yêu cầu cần đạt được sau khi học sinh tham
địa điểm đó.
Ví dụ : * Mẫu phiếu khảo sát khi tham quan Nhà đày Buôn Mê Thuột:

ĐỊA ĐIỂM

Hiện trạng quan
sát được
Phòng trưng bày Các mẫu vật,
hiện vật
tranh ảnh …được
lưu trữ cẩn thận,
ghi chú rõ ràng…

Ý nghĩa
Biết được các
dấu mốc và nhân
vật quan trọng
đối với lịch sử
địa phương và
đất nước.

Đánh giá khả
năng khai thác
Là địa điểm để
các thế hệ con
cháu biết đến một
giai đoạn lịch sử
vẻ vang của dân
tộc. đồng thời
thúc đẩy hoạt
động du lịch phát
triển.


………………..
………………..
………………..
*. Mẫu phiếu khảo sát khi tham quan tại Buôn Đôn- ĐakLak:
PHIẾU KHẢO SÁT THỰC ĐỊA
Ngày tháng năm:……………………………………..
Nhóm số :…………………………………………….
Địa điểm khảo sát :…………………………………..
Tên khu vực quan sát
Đặc điểm- hiện
Tồn tại
Đánh giá
được
trạng khai thác
Sông ……………….
Rừng ………………
……………………..
…………………….
…………………….
*. Phiếu khảo sát khi tham quan khu vực sản xuất gạch ngói tại Krông Ana:
PHIẾU KHẢO SÁT THỰC ĐỊA
Ngày tháng năm:……………………………………..
Nhóm số :…………………………………………….
Địa điểm khảo sát :…………………………………..
1. Tên cơ sở, doanh nghiệp sản xuất : ….......................................................
…………………………………………………………………………..
GV: Phạm Thị Kim Yến

Trang 16



Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế

Địa chỉ : …………………………………………………………………
Họ và tên chủ doanh nghiệp:…………………………………………..
Quy mô : ………………………………………………………………..
Số lượng lao động được sử dụng:………………………………………
Ngành sản xuất, kinh doanh chính :……………………………………
…………………………………………………………………………..
7. Nguồn tài nguyên chính được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất :…..
………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………
8. Đánh giá về tình hình hoạt động của doanh nghiệp:………………....
………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………….
Như vậy, khi tiến hành tham quan tại mỗi địa điểm, bản thân các em sẽ có
định hướng cụ thể, mình cần phải làm gì, thu thập tài liệu gì và phối hợp với bạn
bè như thế nào để hoàn thành nhiệm vụ được phân công. Qua đó giúp các em
biết cách làm việc theo nhóm, biết phân công công việc, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau
và đoàn kết với nhau hơn.
Tổ chức hoạt động tham quan ngoại khóa cần rèn luyện được cho học sinh
các kĩ năng cần thiết và kĩ năng sống cơ bản. Tại mỗi điểm đến, người quản lí
cần cung cấp, hướng dẫn học sinh rèn luyện kĩ năng qua hoạt động học tập và
vui chơi.
+ Kĩ năng quan sát và diễn đạt: Ở mỗi nơi đến các thầy cô có thể đặt nhiều
câu hỏi khơi gợi óc tò mò, khả năng quan sát như: Các em ấn tượng nhất với
điều gì?, điều gì đúng với kiến thức em đã học tại trường?....để các em nói lên
suy nghĩ của chính bản thân mình một cách tự tin, thoải mái từ đó rèn luyện cho
các em sự tự tin trước đám đông.
+Khả năng tự phục vụ bản thân và ý thức trước tập thể: Trẻ em trong thời

đại ngày nay được cha mẹ nuông chiều, bao bọc và lo lắng chu toàn nên các em
ít hoặc thậm chí không biết cách chăm sóc bản thân. Việc tổ chức các chuyến đi
sẽ là cơ hội để các em biết cách chuẩn bị hành trang cho mình, sinh hoạt với tập
thể như thế nào để hòa đồng và có hiệu quả nhất.
+ Giao tiếp: Đi tham quan ngoại khóa là cơ hội giúp các em tiếp xúc với
nhiều bạn bè ở các khối lớp, làm quen với người nước ngoài tại các địa điểm du
lịch, giao tiếp với người lớn tuổi…Từ đó hình thành cho các em các kĩ năng
giao tiếp xã hội cần thiết.
Hoạt động tìm hiểu tham quan thực tế ngoài mục tiêu là giúp học sinh trải
nghiệm tìm hiểu kiến thức ngoài thực tế thì đây cũng là cơ hội cho các giải tỏa
bớt áp lực trong học hành, đặc biệt đối với học sinh cuối cấp. vì vậy ngoài nhiệm
vụ tìm hiểu thông tin phục vụ cho việc học thì việc tổ chức cho các em vui chơi
cũng cần được lưu ý để tránh cho chuyến đi tẻ nhạt và nhàm chán.
2.
3.
4.
5.
6.

GV: Phạm Thị Kim Yến

Trang 17


Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế

Ở một số địa điểm có không gian rộng, mát mẻ, người quản lý có thể tham
khảo một số trò chơi tập thể cho các em tham gia như:
1.Cướp cờ: - chỗ chơi: Sân rộng
- số lượng : Tùy thuộc vào số học sinh và giáo viên tham gia.

- Vật liệu: 8 cây cờ nhỏ
- sắp đặt : chia đoàn thành 2 phe, mỗi phe 1 bên, sau lưng cắm 4 cây cờ
theo hàng ngang đều nhau.
- Cách chơi: Mỗi đội phải chạy lọt qua hàng rào quân địch, vào chỗ cắm để
lấy cờ. Vào chỗ cắm cờ rồi không ai có quyền bắt họ nữa. Lấy một cây cờ đem
về,hoặc giải thoát tù binh. Bên nào đem về 8 lá cờ thì thắng.

2 .Cua bò: - Chỗ chơi: Sân rộng
- số người chơi: Không giới hạn
- Sếp đặt : Nằm ngửa, mặt và bụng lên trời, chống với 2 tay và 2 chân,
người này nối đuôi người kia.
- Cách chơi: Nghe còi, bò ngang với 2 chân, 2 tay. Ai đến sau cùng bị loại
hoặc phải cõng người về đầu một vòng.
3. Người cụt đội nón:- Chỗ chơi : Sân hoặc phòng rộng
- Số người chơi: Không giới hạn.
- Vật liệu: mỗi đội 1 cái nón, một cái ghế
- Cách chơi: Nghe còi, bắt đầu chơi. Bạn đứng đầu mỗi đội chạy lên dùng
miệng ngậm vào vành nón, để lật ngửa ra và tìm cách đội lên đầu đi về và để
nón lên ghế, lật úp lại. không được dùng tay để làm. Xong việc chạy về đánh
vào tay bạn thứ 2. Đội nào làm xong trước thì thắng.
4. Gấp giấy: - Chỗ chơi: bất kì. Không cần rộng lắm
- Số người chơi: tùy thuộc số lượng học sinh
GV: Phạm Thị Kim Yến

Trang 18


Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế

- Sếp đặt : Chia đoàn thành 4-5 đội chơi. Mỗi đội cử 5 thành viên tham gia

một lượt chơi. Tại mỗi điểm của mỗi đội trải một tờ báo giấy khổ lớn.
- Cách chơi: khi còi hô băt đầu, 5 thành viên mỗi đội dùng chân gấp đôi tờ
báo, đứng vào trong nửa báo còn lại. Tiếp tục gấp đôi, đội nào có thành viên bị
chạm chân ra đất là bị loại, đội nào gấp được nhỏ nhất, còn nhiều thành viên
nhất là thắng.
5. Chiếm vị trí:
- Chuẩn bị: Trên sân chơi vẽ một số vòng tròn có bán kính vừa cho 3-5
người có thể đứng.
- Cách chơi: Cả tập thể đi theo vòng tròn, vừa đi vừa hát một bài hát.
Quản trò hô: “Vào 3”( hoặc một số lượng bất kì )
Người chơi nhanh chóng bước vào một vòng tròn gần nhất sao cho số
lượng đủ theo quản trò đã đọc.
Người không tìm được vị trí sẽ bị phạt.
Quản trò hô “ra”, người chơi tiếp tục hát và chờ hiệu lệnh của quản trò.
6. Mắt xích bền bỉ:
Cách chơi: Chia đội chơi thành 2 nhóm, ngồi cách nhau 10 m theo hàng
ngang, chính giữa để vật dụng chơi như: cục gạch, cái khăn, cành hoa…Khi có
lệnh xuất phát, từng nhóm các bạn móc xích với nhau (Ngoắc cánh tay vào
nhau) và bắt đầu nhảy ếch đến vật dụng. Đội nào về tới đích cầm được vật dụng
và không bị đứt xích thì thắng cuộc.

7. Đua ghe ngo
-

Cách chơi: Người chơi được xếp thành 3 đến 5 đội, mỗi đội 10 người. Các đội
ngồi theo hàng dọc, chân của người ngồi sau sẽ song song với chân người ngồi
trước, hai tay người ngồi trước nắm cổ chân người ngồi sau. Khi nghe lệnh xuất
phát, các đội sẽ di chuyển về phía vạch đích. Đội nào về trước và không bị đứt
khúc là đội thắng
GV: Phạm Thị Kim Yến


Trang 19


Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế

Như vậy sau mỗi chuyến đi, các em không chỉ thấy được thực tế tình hình
phát triển kinh tế, xã hội của địa phương mà còn mở rộng các mối quan hệ, tăng
cường tình đoàn kết, gắn bó giữa bạn bè, thầy cô.
C.
Giai đoạn sau khi đi về: Để kiểm chứng lại học sinh đã thu hoạch được
những gì trong suốt chuyến đi, người giáo viên có nhiều cách để kiểm tra:
1.
Tổ chức sinh hoạt tập thể: Xây dựng kịch bản sinh hoạt tập thể có thể tiến
hành trong tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp hay một buổi sinh hoạt dưới cờ với
hệ thống câu hỏi trắc nghiệm về các địa điểm đã tham quan hay các câu hỏi vấn
đáp về các vấn đề các em quan sát được.
VD: Một số câu hỏi sinh hoạt tập thể sau khi học sinh đi thực tế tại 3 địa
điểm là Nhà Đày Buôn Mê Thuột, Bảo Tàng các dân tộc ĐakLak, khu du lịch
sinh thái KoTam (Buôn Mê Thuột ):
A. Khởi động :
1. Các em cảm thấy chuyến đi vừa qua thế nào ?
a. Vui vẻ
b. Bổ ích
c. Thoải mái
d. cả a,b,c
2. Lần sau có muốn được đi nữa hay không
a. Có
b. Không
c. Ý kiến khác.

B. Nội dung :
1. Nhà đày Buôn Mê thuột được xây dựng vào thời gian nào?
a. 1929-1930
b. 1930-1931
c. 1931-1932
d. 1932-1933
2. Nhà đày Buôn Mê Thuôt do ai xây dựng ?
a. Đế Quốc Mỹ
b. Thực dân Pháp
3. Ai là nhà thơ, nhà cách mạng bị giam giữ tại Nhà đày Buôn Mê Thuột:
a. Chính Hữu
b. Tố Hữu
GV: Phạm Thị Kim Yến

Trang 20


Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế

c. Nguyễn Tất Thành
4. Tổ chức chính trị nào được thành lập tại Nhà đày Buôn Mê Thuột năm
1941?
a. “Lực lượng trung kiên”
b. Đông Dương Cộng Sản Đảng
c. An Nam Cộng Sản Đảng
5. Nhà đày Buôn Mê Thuột được công nhận là di tích lịch sử- văn hóa quốc
gia vào năm nào?
a. 1975
b. 1984
c. 1995

d. 2000
6. Bảo tàng các dân tộc tỉnh Đaklak được chia làm mấy khu trưng bày ?
a. 1
b. 2
c.3
d. 4
7. Hiện tại Bảo tàng trưng bày bao nhiêu hiện vật ?
a. 1000
b. 2000
c. 3000
d. 4000
8. Tập tục truyền thống của người Ê đê đánh dấu quá trình trưởng thành của
một người là gì ?
a. Làm tượng nhà mồ
b. Cà răng- căng tai
c. Con cái theo họ mẹ
d. Dệt vải
9. Nét văn hóa đặc sắc của người Ê Đê được công nhận là kiệt tác văn hóa
phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại là gì?
a. Trường Ca Đam San
b. Cồng Chiêng
10 . Hãy kể ra 10 loài động vật hoang dã tại ĐakLak mà em quan sát được ?
11. Chiến thắng Buôn Mê Thuột bắt đầu nổ ra vào ngày tháng năm nào ?
a. 10/3/1973
b. 10/3/1974
c. 10/3/1975
d. 10/3/1976
12. Khu du lịch sinh thái Ko Tam được xây dựng trên dạng địa hình nào là
chủ yếu ?
a. Đồng bằng

b. Thung lũng
c. Đồi thấp
d. Núi cao
13. Mục tiêu xây dựng khu du lịch sinh thái Ko Tam là gì ?
a. Phát triển du lịch
b. Bảo tồn sinh thái
c. Vừa phát triển du lịch vừa quảng bá văn hóa truyền thống của địa
phương.
14. Việc xây dựng khu du lịch có làm ảnh hưởng tới tài nguyên, môi trường
của địa phương hay không ?
a. Có
GV: Phạm Thị Kim Yến

Trang 21


Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế

b. không
15. Làm thế nào để đẩy mạnh phát triển du lịch tại tỉnh ta ?

2.
Viết bài thu hoạch: đây là hình thức thông dụng nhất và bao quát được số
lượng học sinh tham gia, tạo thời gian cho các em tổng hợp, thống kê lại những
nội dung mà mình được xem, được nghe trong suốt chuyến đi

GV: Phạm Thị Kim Yến

Trang 22



Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế
3. Lồng ghép trong bài kiểm tra cuối kì, phần về địa phương: Hình thức

này chỉ nên áp dụng khi chuyến đi thu hút 100% học sinh khối lớp đó đi
để tránh tình trạng một số em không tham gia sẽ không làm được bài.
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp- biện pháp:

Để đề tài có thể thực hiện có kết quả tốt nhất cần thực hiện đồng bộ các
giải pháp, biện pháp, có sự hỗ trợ lẫn nhau cùng hướng tới mục tiêu chung là đổi
mới phương pháp dạy- học gắn liền với thực tiễn, “học đi đôi với hành”.
d. Kết quả khảo nghiệm :
Năm học 2017-2018, trường THCS Tô Hiệu đã tổ chức thành công chuyến
đi tham quan, dã ngoại thực tế tại thành phố Buôn Mê Thuột, trước và sau
chuyến đi, bản thân các em đã có sự chuẩn bị chu đáo và thu được những kiến
thức nhất định về tình hình phát triển kinh tế- xã hội tại tỉnh nhà, các em say mê
thảo luận về các địa điểm muốn được đi, công tác chuẩn bị, các vật dụng cần
thiết, và trong suốt chuyến đi, các em đều chấp hành rất tốt về kỉ luật, biết giữ vệ
sinh chung, tham gia sôi nổi các hoạt động của đoàn tham quan.
Kết quả cụ thể :
• Đánh giá về mức độ hưởng ứng và thái độ của học sinh :
Tổng số học
Số học sinh tham
Số học sinh
Chấp hành nội
sinh khối 9
gia
không tham gia
quy chuyến đi
129

120
9
120
Tỉ lệ
93,0 %
7,0 %
100
Đánh giá về chất lượng bài học về địa lý địa phương:
Tổng số học
Hứng thú
Học sinh
sinh
học tập
tham gia
xây dựng
bài
Trước chuyến đi
129
60
55
Tỉ lệ (%)
100
46,5
42,6
Sau chuyến đi
129
105
98
Tỉ lệ (%)
100

81,1
75,9


III.

Yêu thích
môn học
70
54,2
110
85,3

PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ :
1. Kết luận:

Với mục tiêu học đi đôi với hành, tăng cường rèn luyện kĩ năng và thể chất
cho học sinh đồng thời gắn với trải nghiệm thực tế tại địa phương thì phương
pháp giảng dạy lồng ghép các hoạt động trải nghiệm kết hợp với vui chơi, giải
GV: Phạm Thị Kim Yến

Trang 23


Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế

-

-


trí là một trong những cách giúp tăng cường hứng thú học tập cho các em, đây
cũng là cách giúp cho học sinh giải tỏa bớt áp lực trong học tập, nhằm hạn chế
bớt những ảnh hưởng tiêu cực của việc áp đặt những hình thức học tập theo
khuôn mẫu.
Hoạt động học tập kết hợp vui chơi, giải trí giúp tăng cường sự gắn bó giữa
gia đình- nhà trường- xã hội, tạo cơ hội cho học sinh có được cái nhìn thực tế
nhất về thực trạng tình hình phát triển của địa phương, qua đó giáo dục các em
lòng yêu quê hương, đất nước, là nguồn cảm hứng để bản thân mỗi em tạo cho
mình động lực học tập và định hướng xác định nghề nghiệp trong tương lai.
Chuyến đi cũng là cơ hội để củng cố mối quan hệ, xây dựng tình cảm thầy trò
thân thiện, gần gũi và bền chặt.
Với những kết quả khả quan đó, hàng năm nhà trường nên tổ chức ít nhất
một lần cho học sinh tiếp cận để tăng hiệu quả hoạt động học tập của học sinh
tại trường.
2. Kiến nghị :
Đối với nhà trường: Để đảm bảo nguồn kinh phí cho mỗi chuyến đi, nhà
trường nên kêu gọi xây dựng quỹ phúc lợi dành cho hoạt động tham quan thực
tế, có sự phối hợp với Hội Cha mẹ học sinh ngày từ đầu cấp để có sự chuẩn bị
tốt nhất cho các em.
Đối với phòng giáo dục: Nên tăng cường công tác tập huấn rèn luyện kĩ năng
sống cho đội ngũ giáo viên để đảm bảo bản thân người quản lý học sinh thành
thạo được các kĩ năng cần thiết nhằm hạn chế tối đa rủi ro có thể gặp phải. Đồng
thời trang bị thêm tài liệu về chương trình địa phương cho các trường học.
Trên đây là một vài kinh nghiệm của tôi việc tổ chức hoạt động tham quan,
tìm hiểu địa phương . Kính mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí,
đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn và mang lại hiệu quả cao hơn trong
hoạt động giáo dục.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người viết
Phạm Thị Kim Yến


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
.........................................................................................................................
.................................................................................................................................
GV: Phạm Thị Kim Yến

Trang 24


Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.........................................................................................................................
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />
cho-cac-em-khi-den-truong.html

GV: Phạm Thị Kim Yến

Trang 25


×