Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

De cuong nghien cuu khoa học môn phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu tâm lý học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.05 KB, 10 trang )

MỤC LỤC
1. Tóm tắt....................................................................................................2
2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................3
2.1. Nghiên cứu lý thuyết........................................................................3
2.2. Nghiên cứu thực tiễn........................................................................4
3. Bối cảnh và tầm quan trọng.....................................................................4
4. Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................5
5. Giả thiết nghiên cứu................................................................................6
4. Kết quả nghiên cứu sơ khởi.....................................................................6
5. Kế hoạch nghiên cứu và phương pháp....................................................8
5.1. Kế hoạch nghiên cứu........................................................................8
5.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................9
5.1.2. Phương pháp điều tra xã hội học bằng phiếu câu hỏi....................9
5.1.3. Phương pháp thống kê toán học....................................................9
6. Tài liệu tham khảo...................................................................................9

Trang 1


ĐỀ TÀI “ NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI TÂM LÝ VÀ NGUY CƠ
TRẦM CẢM SAU SINH CỦA PHỤ NỮ”
1. Tóm tắt
Hiện nay, cuộc sống sôi động với nhiều áp lực đã khiến các bà mẹ trẻ chưa
kịp học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, chưa chuẩn bị sẵn tâm lý làm mẹ
nên thường nảy sinh tâm trạng lo lắng thái quá dẫn đến trầm cảm.
Có nhiều yếu tố tâm lý – xã hội liên quan, thậm chí được coi là nguy cơ dẫn
đến TC ở phụ nữ sau sinh là kiểu nhận thức tiêu cực, đặc điểm nhân cách cách và
đặc điểm mối quan hệ, giao tiếp của người phụ nữ. Tính không ổn định của
kiểuhình thần kinh là yếu tố dự báo cho mức độ trầm cảm sau sinh một cách có ý
nghĩa. Người phụ nữ có kiểu hình thần kinh không ổn định (dù nhân cách hướng
nội hay hướng ngoại) thường biểu hiện nhận thức tiêu cực nhiều hơn so với nhóm


ổn định. Nhóm phụ nữ có kiểu nhân cách hướng ngo i không ổn định thường bộc
lộ cảm xúc âm tính nhiều hơn so với các nhóm còn lại. Đặc điểm mối quan hệ của
người phụ nữ với chồng trong thời gian mang thai, đặc biệt là sau sinh có mối
tương quan với tình cảm ở người phụ nữ sau sinh. Đối với các mối quan hệ khác
như cha mẹ và người thân trong gia đình, mối quan hệ với anh em bên gia đình
chồng cũng có ý nghĩa dự báo là có liên quan đến tình cảm ở phụ nữ sau sinh.
Đề tài “ Nghiên cứu sự biến đổi tâm lý và nguy cơ trầm cảm sau sinh của
phụ nữ” đi vào nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của tâm lý học gồm
nguyên tắc hoạt động, nguyên tắc duy vật biện chứng lịch sử và nguyên tắc liên
ngành.
- Nguyên tắc hoạt động: Tâm lý của con người được hình thành và biểu hiện
trong quá trình hoạt động. Thêm vào đó, hành vi của con người chịu sự chi phối
của niềm tin, thái độ, do vậy khi nghiên cứu những biểu hiện tâm lý của người phụ

Trang 2


nữ bị trầm cảm sau sinh cần phải xem xét đến cảm xúc, nhận thức, niềm tin chứa
đựng trong các hành vi của họ.
- Nguyên tắc duy vật biện chứng lịch sử: Nguyên tắc này đòi hỏi khi nghiên
cứu các biểu hiện tâm lý, các yếu tố liên quan tới trầm cảm sau sinh cần xem xét
người phụ nữ trong các mối quan hệ, trong điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
- Nguyên tắc liên ngành: Trầm cảm ở phụ nữ sau sinh có những biểu hiện
trên các bình diện tâm lý, thần kinh, sinh lý và tâm thần. Để giải quyết triệt để vấn
đề trầm cảm, các ngành như sinh lý học thần kinh, tâm thần học, tâm lý học, dược
lý học, công tác xã hội… cũng đều quan tâm, nghiên cứu, do vậy nghiên cứu tiếp
cận theo hướng liên ngành là điều cần thiết.
Kết quả nghiên cứu của đề tài đóng góp vào hệ thống lý luận về trầm cảm và
trầm cảm ở phụ nữ sau sinh, xác định được tỷ lệ và biểu hiện của phụ nữ bị trầm
cảm sau sinh ở các mức độ khác nhau. Bên cạnh đó đề tài cũng chỉ ra những biểu

hiện đặc trưng của trầm cảm ở phụ nữ sau sinh trên khía cạnh sinh lý và tâm lý.
Đề tài của tác giả thực hiện mang tính kế thừa và phát triển vấn đề về sự
biến đổi tâm lý và nguy cơ trầm cảm sau sinh của phụ nữ
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Nghiên cứu lý thuyết
- Điểm luận và phân tích một số quan điểm, các công trình nghiên cứu về
biến đổi tâm lý và nguy cơ trầm cảm sau sinh ở trong nước và ngoài nước nhằm
xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
- Tìm hiểu nguyên nhân, cơ chế phát sinh, phát triển, tỉ lệ dịch tễ của rối loạn
biến đổi tâm lý và nguy cơ trầm cảm sau sinh.
- Tìm hiểu các yếu tố văn hóa xã hội, chấn thương tâm lý ảnh hưởng đến rối
loạn biến đổi tâm lý và nguy cơ trầm cảm sau sinh ở các bà mẹ và con.

Trang 3


2.2. Nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra thực trạng các biểu hiện lo âu, trầm cảm ở các bà mẹ trong khoảng
thời gian trước sinh (6 - 9 tháng) và sau sinh (3 tháng) bằng bảng hỏi.
- Chỉ ra mối quan hệ giữa các yếu tố văn hóa, chấn thương tâm lý với tình
trạng lo âu, trầm cảm của các bà mẹ trong thời gian mang thai và sau khi sinh nở
bằng các phép phân tích số liệu thống kê.
3. Bối cảnh và tầm quan trọng
Trong những năm gần đây, vấn đề trầm cảm ở phụ nữ sau sinh đã bắt đầu
được nghiên cứu ở Việt Nam. Một số bệnh viện phụ sản trong cả nước bước đầu đã
có những cuộc khảo sát về chủ đề này. Tuy nhiên, phần lớn các công trình nghiên
cứu này lại được thực hiện dưới góc độ tâm thần học hoặc y tế cộng đồng. Trong
khi đó có rất ít những nghiên cứu tiếp cận từ góc độ tâm lý học. Trên thực tế, trầm
cảm ở phụ nữ sau sinh không thể tách rời các yếu tố tâm lý - xã hội. Hơn nữa,
những liệu pháp hỗ trợ tâm lý đã được chứng minh là rất hữu ích đối với chứng

trầm cảm sau sinh, đặc biệt những người trầm cảm ở mức độ nhẹ. Khi người phụ
nữ hiểu rõ được các yếu tố tâm lý – xã hội liên quan đến trầm cảm ở phụ nữ sau
sinh, họ sẽ tự giúp bản thân có được những biện pháp phòng ngừa hợp lý và giảm
thiểu mức độ trầm cảm một cách hiệu quả.
Sinh nở là một thời kỳ xảy ra nhiều thay đổi về sinh lý và tâm lý trong đời
sống của người phụ nữ. Theo y học, việc sinh nở khiến lượng hoocmon có trong cơ
thể người phụ nữ thay đổi mạnh mẽ làm cho họ rơi vào tình trạng mất cân bằng
sinh lý, tạo nên những biến đối về tâm lý ở các mức độ khác nhau từ một vài ngày
đến nhiều ngày hoặc nhiều tuần. Những biến đối tâm lý của phụ nữ sau sinh đã
được khảo sát tại rất nhiều quốc gia trên thế giới và những cuộc khảo cứu này đã
chỉ ra rằng sau khi sinh, ở một số phụ nữ thường xuất hiện tình trạng thay đổi về

Trang 4


cảm xúc như chợt vui, chợt buồn hoặc tự nhiên khóc không lý do, có biểu hiện lo
âu, dễ bị kích thích, khó tập trung chú ý, ... thậm chí còn có biểu hiện tâm thần.
Những nghiên cứu trong khoảng thời gian gần đây phát hiện ra rằng trong
giai đoạn sau sinh thường dễ nhạy cảm với những thay đổi trong cuộc sống của
người mẹ và đứa con mới chào đời thì rối loạn tâm lý thường có thể gặp nhất là
trầm cảm. Trầm cảm sau sinh có thể là nguy cơ đến sức khỏe tâm thần của người
mẹ cũng như mối quan hệ giữa mẹ và các thành viên khác trong gia đình đặc biệt
là những đứa con mới sinh, nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển về cảm xúc, tâm
lý, nhân cách và trí tuệ của trẻ sau này. Một trong những hậu quả trầm trọng của
trầm cảm sau sinh là người mẹ có thể xuất hiện những ý nghĩ hay hành vi tự sát và
nguy hiểm hơn là mẹ có thể giết chết chính đứa con mà họ đã mang nặng đẻ đau.
Trầm cảm sau sinh thường xuất hiện ở những phụ nữ có tình trạng sức khỏe kém,
tình trạng kinh tế xã hội thấp, quan hệ vợ chồng và với các người thân khác ít có sự
gắn bó, sinh con không theo ý muốn (giới tính của con), tình trạng hôn nhân không
thỏa mãn, hay mẹ có lạm dụng chất kích thích, trình độ học vấn thấp, tuổi của mẹ

cao quá hoặc thấp quá, can thiệp trong quá trình sinh nở và cả những văn hóa
truyền thống…Những yếu tố này có ảnh hưởng đến việc chăm sóc những đứa con
và cả việc chăm sóc sức khỏe tâm thần cho mẹ.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Sự biến đổi tâm lý và nguy cơ trầm cảm sau sinh của phụ nữ như
thế nào?
Câu hỏi 2: Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng đến tâm sinh lý của phụ nữ như
thế nào?
Câu hỏi nghiên cứu 3: Làm thế nào để giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh của
phụ nữ?

Trang 5


5. Giả thiết nghiên cứu
Trầm cảm ở phụ nữ sau sinh hiện là vấn đề được xã hội quan tâm. Nếu đề
xuất được các biện pháp phòng tránh trầm cảm cho phụ nữ sau sinh trên cơ sở
nghiên cứu lý luận và thực tiễn thì sẽ góp phần giúp PNSS ph ng ngừa và ứng phó
tốt với trầm cảm sau sinh.
4. Kết quả nghiên cứu sơ khởi
Kết quả nghiên cứu cho thấy biểu hiện nhận thức tiêu cực về bản thân đi
kèm với mất phương hướng vào cuộc sống là điểm dễ nhận thấy nhất ở người phụ
nữ bị trầm cảm sau sinh. Nghiên cứu liệt kê các biểu hiện về mặt nhận thức như
thất vọng, đổ lỗi, cảm thấy thất bại, tội lỗi, muốn kết thúc cuộc sống, vô dụng,
không xứng đáng, hay quên, v.v.
Kết quả cũng cho thấy trầm cảm sau sinh dẫn đến cảm xúc ghét bỏ đứa con
mới sinh, điều này có thể dẫn đến hành động người phụ nữ sát hại hoặc không
quan tâm chăm sóc con mình, đổ lỗi cho con là nguồn gốc của mọi rắc rối. Tuy
nhiên cảm xúc âm tính này thường được mô tả trong một vài trường hợp có dấu
hiệu loạn thần, khi bệnh nhân có biểu hiện kèm theo số dấu hiệu khác như hoang

tưởng hoặc ảo giác. Biểu hiện cảm xúc âm tính ở người phụ nữ bị trầm cảm sau
sinh khá rõ ràng, thể hiện qua sự đau khổ, mất hứng thú ở mọi hoạt động và muốn
thu mình. Đôi khi những cảm xúc này xuất hiện không có căn cứ, bản thân người
phụ nữ bị trầm cảm sau sinh có thể cũng biết điều đó nhưng họ không sao loại bỏ
được những cảm xúc này, họ khó có thể thư giãn được.
Phụ nữ bị trầm cảm sau sinh chiếm tỷ lệ khá cao và họ có những biểu hiện
về mặt tâm lý, sinh lý khá thống nhất với nhau. Tuy nhiên bản thân người phụ nữ
và người thân của họ l i chưa có sự hiểu biết tương xứng về vấn đề này. Theo khảo
sát của nhà nghiên cứu thì ho t động này đã được thực hiện ở một số bệnh viện lớn
như bệnh viện phụ sản, bệnh viện Việt Pháp, tuy nhiên số lượng của các buổi phổ
Trang 6


biến kiến thức này vẫn c n ít và thường lồng ghép vào kiến thức chăm sóc dinh dư
ng cho sản phụ và thai nhi.

Trang 7


5. Kế hoạch nghiên cứu và phương pháp
5.1. Kế hoạch nghiên cứu
TT

1

2

3

Nhiệm vụ NC


TG
thực
hiện

Tháng
NGHIÊN CỨU LÝ 12/2017
LUẬN
đến
tháng
01/2018
Tháng
01/2018
NGHIÊN CỨU
đến
THỰC TRẠNG
tháng
03/2018

ĐỀ XUẤT BIỆN
PHÁP

Tháng
03/2018
đến
tháng
05/2018

Hình thức thực hiện


Kết quả dự kiến

Kinh phí

Viết được các khái
Nghiên cứu tài liệu, các văn niệm và cơ sở lý Kinh phí cá nhân tự
bản liên quan đến đề tài
luận liên quan đến túc
đề tài
- Thu đầy đủ phiếu
Gởi phiếu khảo sát cho
khảo sát
Kinh phí cá nhân tự
CBQL và GV, HS của các
- Phân tích kết quả túc
trường THPT
khảo sát
- Dựa vào cơ sở lý luận và
kết quả khảo sát thực trạng
đề xuất các biện pháp phù
hợp
- Khảo sát tính cầp thiết và
khả thi của các biện pháp

- Đề xuất các biện
pháp phù hợp và Kinh phí cá nhân tự
khảo sát tính cấp túc
thiết và khả thi

Trang 8



5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Thu thập tài liệu từ các bài báo, các đề tài nghiên cứu và các tài liệu khác có
liên quan. Tiến hành phân tích tổng hợp lý thuyết, phân loại hệ thống lý thuyết, từ
đó rút ra các kết luận khoa học là cơ sở lý luận cho đề tài.
5.1.2. Phương pháp điều tra xã hội học bằng phiếu câu hỏi
Bảng câu hỏi phục vụ khảo sát được thiết kế nhằm thu thập thông tin để
phân tích và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.
5.1.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng các phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu
6. Tài liệu tham khảo
1. Vũ Thị Chín (1997), Bước đầu tìm hiểu tâm lý sản phụ và quan hệ sớm mẹ
con ở Việt Nam; 1997:(4).12:221-341
2. Trương Thị Kim Dung (1996), Rối loạn tâm thần thời kỳ sinh đẻ,Một số
chuyên đề tâm thần học, Học viện quân Y, tr.21-22.
3. Nguyễn Đăng Dung, Nguyễn Văn Siêm (1991), Rối loạn trầm cảm. Bách
khoa thư bệnh học tập 1, Trung tâm quốc gia biên soạn từ điển bách khoa Việt
Nam, tr. 214-218.
4. Nguyễn Mai Hạnh (2005), Yếu tố nguy cơ của Trầm cảm sau sanh. Luận án
tốt nghiệp chuyên khoa II Trường Đại Học Y Dược TPHCM.
5. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2014), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn
trầm cảm sau sinh, Luận án bác sĩ chuyên khoa cấp II.
6. Lê Thanh Hiệp và cộng sự (2008), Khảo sát tình trạng trầm cảm sau sinh ở
phụ nữ có thai kỳ có nguy cơ cao đến khám tại bệnh viện Từ Dũ từ 01/06/2007 đến
30/12/2008”, Tạp chí Y học TPHCM, 14(2), tr. 69-74.
Trang 9



7. Hoàng Phê (2002), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng và Trung tâm từ điển
học
8. Nguyễn Khắc Viện, Từ điển Tâm l học, Tủ sách thư viện, trung tâm nghiên
cứu tâm lý trẻ em NT.

Trang 10



×