Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

DÙNG SMARTPHONE điều KHIỂN THIẾT bị QUA BLUETOOTH DÙNG PIC (có code và layout)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.52 MB, 34 trang )

ĐỒ ÁN 2

DÙNG SMARTPHONE ĐIỀU KHIỂN
THIẾT BỊ QUA BLUETOOTH


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.........................................................................................VIII
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................X
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN QUA BLUETOOTH...1
1.1

GIỚI THIỆU..................................................................................................................1

1.2

TÓM TẮT NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG:............................................................................1

1.3

HƯỚNG NGHIÊN CỨU..................................................................................................1

1.4

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:............................................................................................1

CHƯƠNG 2. TÌM HIỂU LINH KIỆN...............................................................................3
2.1

PIC 16F877A...............................................................................................................3


2.2

MODULE BLUETOOTH HC-05:.....................................................................................4

2.3

RƠ – LE 12V:..............................................................................................................7

2.4

TRANSISTOR NPN C1815:............................................................................................8

2.5

LED ĐƠN:.................................................................................................................10

2.6

NGUỒN CẤP:.............................................................................................................10

2.7

CHUẨN GIAO TIẾP UART:........................................................................................11

CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ MẠCH......................................................................................13
3.1

SƠ ĐỒ KHỐI..............................................................................................................13

3.2


SƠ ĐỒ MẠCH:............................................................................................................14

3.3

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG:.........................................................................................14

CHƯƠNG 4. THỰC THI PHẦN CỨNG.........................................................................16
4.1

LƯU ĐỒ MÔ TẢ THỰC THI:........................................................................................16

............................................................................................................................................16
4.2

PHẦN MỀM ĐIỀU KHIỂN GIAO TIẾP:..........................................................................17

4.2.1

Phần mềm pic c compiler:................................................................................17

4.2.2

Chương trình viết app cho smart phone ( chương trình app inventor)............17

4.3

MÔ PHỎNG MẠCH BẰNG PROTEUS:...........................................................................21



4.4

THỰC THI PHẦN CỨNG:.............................................................................................23

4.4.1

Thiết kết layout cho mạch:................................................................................23

4.4.2

Thi công phần cứng:.........................................................................................24

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN..................................................................................................25
5.1

KẾT LUẬN.................................................................................................................25

5.2

ỨNG DỤNG:..............................................................................................................25

5.3

HƯỚNG PHÁT TRIỂN:................................................................................................25

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................26
PHỤ LỤC

........................................................................................................................27



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Sơ đồ chân của pic 16f877a........................................................................3
Hình 2.2 Các chức năng của pic 16f877a..................................................................4
Hình 2.3 Module bluetooth hc-05 ( mặt trước ).........................................................4
Hình 2.4 Module bluetooth hc-05 ( mặt sau )............................................................4
Hình 2.5 Kết nối module bluetooth với pic 16f877a..................................................6
Hình 2.6 Rơ le 12v và cấu tạo bên trong...................................................................7
Hình 2.7 Sơ đồ thiết kế module rơ le.........................................................................7
Hình 2.8 Transistor npn c1815 và sơ đồ chân............................................................8
Hình 2.9 Cấu tạo của transistor..................................................................................8
Hình 2.10 Cấu tạo của transistor................................................................................8
Hình 2.11 Kí hiệu trong mạch điện của transistor......................................................8
Hình 2.12 LED đơn và sơ đồ chân...........................................................................10
Hình 2.13 Adapter 12v.............................................................................................11
Hình 3.1 Sơ đồ khối mạch.......................................................................................13
Hình 3.2 Sơ đồ nguyên lý của mạch........................................................................14
Hình 4.1 Lưu đồ mô tả thực thi...............................................................................16
Hình 4.2 Giao diện thiết kế của app inventor..........................................................21
Hình 4.3 Giao diện viết code cho app android.........................................................21
Hình 4.4 Code thông báo bật bluetooth...................................................................22
Hình 4.5 Code điều khiển thiết bị 1.........................................................................22
Hình 4.6 Code điều khiển thiết bị 2.........................................................................23
Hình 4.7 Code điều khiển thiết bị 3.........................................................................23
Hình 4.8 Code ngắt kết nối bluetooth......................................................................24
Hình 4.9 Mô phỏng mạch bằng proteus...................................................................24
Hình 4.10 Mô phỏng mạch bằng proteus.................................................................25
Hình 4.11 Thiết kế layout bằng proteus...................................................................26
Hình 4.12 Mạch layout............................................................................................26



Hình 4.13 Mạch sau khi lắp ráp hoàn chỉnh............................................................27

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

USART

Universal Synchronous/Asynchronous receiver/ transmitter


LED

ligh emitting diode

EEPROM

electrically erasable programmable read only memory

RAM

random access memory

VCC

voltage common collector

GND

ground


Tx

transmit

Rx

receive

TTL

transistor- transistor logic

I2C

inter intergrated circuit

SPI

serial peripheral bus

USB

universal serial bus

ADC

analog to digital converter


ĐỒ ÁN 2

Trang 1/30

CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN QUA
BLUETOOTH

1.1 Giới thiệu
Bluetooth là chuẩn kết nối không dây tầm ngắn sử dụng băng tần 2.4GHz để kết nối
các thiết bị cá nhân ( điện thoại, laptop,…) với nhau tạo thành mạng cục bộ nhỏ.
Khi 2 thiết bị được kết nối với nhau bằng bluetooth, ta có thể chia sẽ thông tin giữa
2 thiết bị.
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các loại thiết bị di động hay các loại
điện thoại thông minh thì việc điều khiển mọi thiết bị điện tử trong gia đình là một
việc đơn giản, chỉ cần kết nối các thiết bị với nhau thông qua bluetooth.
1.2 Tóm tắt nguyên lý hoạt động:
Các thiết bị sẽ được kết nối vào một hệ thống vi xử lý (pic 16f877a), pic 16f877a sẽ
kết nối với một smartphone thông qua một module bluetooth.
Để điều khiển được thiết bị, ta cần có một ứng dụng trên điện thoại, và chúng ta sẽ
thao tác trên ứng dụng này để bật tắt các thiết bị mong muốn.
1.3 Hướng nghiên cứu
Mạch điều khiển thiết bị thông qua bluetooth gồm các linh kiện:
Hệ thống điều khiển và nhận tín hiệu: điện thoại smartphone, pic 16f877a, module
bluetooth hc-05.
Hệ thống hiển thị: LED đơn
1.4 Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu là để sinh viên có thể tổng hợp các kiến thức đã học về pic
16f877a và các linh kiện điện tử, đồng thời tìm hiểu thêm những kiến thức mới và
ứng dụng nó vào nhu cầu cuộc sống con người, xã hội ngày càng phát triển về tự
động hóa


Điều khiển thiết bị qua bluetooth


ĐỒ ÁN 2
Trang 2/30

CHƯƠNG 2.
1.5 Pic 16f877a
- Sơ đồ chân:

Điều khiển thiết bị qua bluetooth

TÌM HIỂU LINH KIỆN


ĐỒ ÁN 2
Trang 3/30

Hình 2.1 Sơ đồ chân của pic 16f877a [1]

-

Đặc điểm:

Đây là vi điều khiển thuộc họ PIC16Fxxx với tập lệnh gồm 13 lệnh có độ dài 14 bit.
Mỗi điều lệnh được thực thi trong một chu kỳ xung clock. Tốc độ hoạt động tối đa
cho phép là 20MHz với một chu kì lệnh là 200ns. Bộ nhớ chương trình 8Kx14bit,
bộ nhớ dữ liệu 368x8 byte RAM và bộ nhớ dữ liệu EEPROM với dung lượng 256 x
8 byte. Số port I/O là 5 với 33 pin I/O.

Các đặt tính ngoại vi bao gồm các khối chức năng sau:
-

8/16 bit timer
Các chuẩn giao tiếp ngoại vi nối tiếp đồng bộ/ không đồng bộ USART
Bộ chuyển đổi ADC (Analog to digital converters) 10/16 bit
Bộ so sánh điện áp
LCD
Các chuẩn giao tiếp I2C, SPI
Hỗ trợ giao tiếp USB
Hỗ trợ điều khiển Ethernet

Điều khiển thiết bị qua bluetooth


ĐỒ ÁN 2
Trang 4/30

Hình 2.2 Các chức năng của pic 16f877a [1]

1.6 Module bluetooth hc-05:

Hình 2.3 Module bluetooth hc-05 ( mặt trước ) [3]

Hình 2.4 Module bluetooth hc-05 ( mặt sau ) [3]

 Đặc điểm:

Điều khiển thiết bị qua bluetooth



ĐỒ ÁN 2
Trang 5/30

Bluetooth cung cấp băng thông lên đến 720Kbps dữ liệu trong phạm vi từ 10m đến
100m. Không giống hồng ngoại, khi giap tiếp cần để bề mặt thiết bị sát với nhau,
bluetooth sử dụng sóng vô tuyến đa hướng cho phép truyền qua vật cản không làm
bằng kim loại. Bluetooth truyền với tần số 2.4 GHz và sử dụng kĩ thuật phát sóng
vô hướng liên tục.
Module này được thiết kế dựa trên chip BC 417. Con chip này khá phức tạp và sử
dụng bộ nhớ flash ngoài 8Mbit. Nhưng việc sử dụng module hoàn toàn đơn giản bởi
nhà sản xuất đã tích hợp mọi thứ trên module HC 05
Sơ đồ chân HC 05 gồm có:
-

KEY: chân này đẻ chọn chế độ hoạt động AT mode hoặc Data mode.
VCC: chân này dùng để cấp nguồn 3.6 – 6 V cho module. Bên trong module

-

đã có một ic chuyển điện áp về 3.3V cấp cho chip BC417
GND: nối với đất
TXD, RXD đây là 2 chân UART để giao tiếp module. Hoạt động ở mức điện
áp 3.3 V

 Nguyên lý điều khiển:
HC 05 có 2 chế độ hoạt động là Command mode và Data mode. Ở chế độ command
mode ta có thể giao tiếp với module thông qua cổng serial trên module bằng tập
lệnh AT . Ở chế độ data mode, module có thể truyền nhận dũ liệu tới module khác.
Chân key dùng để chuyển đổi qua lại giữa 2 chế độ.

Ngoài ra, để tiện lợi, nhà sản xuất cho phép chúng ta thả nổi chân KEY. Như thế,
module sẽ chỉ hoạt động ở chế độ SLAVE
-

Chế độ SLAVE: cần thiết lập kết nối từ smartphone, laptop, usb bluetooth để
dò tìm module, sau đó ghép đôi với mã PIN là 1234. Sau khi ghép đôi thành

-

công, sẽ có một cổng serial hoạt động ở baud rate 9600.
Chế độ MASTER: module sẽ tự dò tìm thiết bị bluetooth khác ( 1 module
HC 05, usb bluetooth, bluetooth của laptop…) và tiến hành ghép đôi chủ
động mà không cần thiết lập gì từ máy tính hay smartphone.

 Thông số kỹ thuật:
-

Điện thế hoạt động: 3.3 – 5 V

Điều khiển thiết bị qua bluetooth


ĐỒ ÁN 2
Trang 6/30

-

Dòng điện hoạt động khi ghép đôi là 30mA, sau khi ghép đôi hoạt động

-


truyền nhận bình thường là 8mA
Dải tần số hoạt động: 2.4 GHz
Mặc định: Baud rate 9600, None parity, 8 bits
Mã ghép đôi: 1234

 Kết nối với PIC 16f877a:

Hình 2.5 Kết nối module bluetooth với pic 16f877a [3]

1.7 Rơ – le 12V:

Hình 2.6 Rơ le 12v và cấu tạo bên trong [3]

 Đặc điểm:
Rơ le (relay) là một công tắc chuyển đổi hoạt động bằng điện. Nói là một công tắc
vì rơ le có 2 trạng thái ON và OFF. Rơ le ở trạng thái ON hay OFF tùy thuộc và có
dòng chạy qua rơ le hay không.
 Nguyên lý hoạt động:

Điều khiển thiết bị qua bluetooth


ĐỒ ÁN 2
Trang 7/30

Khi có dòng qua rơ le, dòng diện này sẽ chạy qua cuộn dây bên trong và tạo ra một
từ trường hút. Từ trường hút này tác động lên một đòn bẩy bên trong làm đóng hoạt
mở tiếp điểm điện, như thế sẽ làm thay đổi trạng thái của rơ le. Số tiếp điểm điện bị
thay đổi có thể là 1 hoặc nhiều tùy vào thiết kế.

Dòng chạy qua cuộn dây để điều khiển rơ le ON / OFF vào khoảng 30mA với điện
áp 12V hoặc có thể lên tới 100mA
Hầu hết các con chip đều không thể cung cấp dòng này, lúc này ta cần một con BJT
để khuếch đại dòng nhỏ ở ngõ ra IC thành dòng lớn để phục vụ cho rơ le.

Hình 2.7 Sơ đồ thiết kế module rơ le [9]

1.8 Transistor npn c1815:

Hình 2.8 Transistor npn c1815 và sơ đồ chân [2]

 Cấu tao:
Transistor gồm 3 lớp bán dẫn loại P và loại N ghép lại với nhau

Điều khiển thiết bị qua bluetooth


ĐỒ ÁN 2
Trang 8/30

Hình 2.9 Cấu tạo của transistor [5]

Trên phương diện cấu tạo, transistor tương đương 2 con diode ghép với nhau

Hình 2.10 Cấu tạo của transistor [5]

 Kí hiệu trong mạch điện:

Hình 2.11 Kí hiệu trong mạch điện của transistor [5]


IB: cường độ dòng qua cực Base của transistor
IC: cường độ dòng qua cực collector của transistor
IE: cường độ dòng qua cực emitter của transistor
VBE: hiệu điện thế giữa 2 cực base và emitter của transistor
UB: điệp áp cực base
 Nguyên lý hoạt động:
Transistor có 3 chế độ hoạt động:
-

Chế độ bão hòa
Chế độ đóng/ cắt
Chế độ khuếch đại

Trong đề tài này, transistor dùng ở chế độ đóng /cắt. Khi có điện áp đặt vào cực B
của transistor, sẽ xuất hiện dòng điện chạy từ cực C qua cực E. Lúc này hiệu điện

Điều khiển thiết bị qua bluetooth


ĐỒ ÁN 2
Trang 9/30

thế 2 cực C và E sẽ gần bằng 0. Khi áp trên cực B là 0V, thì sẽ không xuất hiện
dòng qua cực E. Lúc này điện áp VCE bằng điện áp đặt vào cực C của transistor
 Các thông số cần biết:
- Dòng cực đại qua cực base IB: mỗi loại transistor có các mức dòng IB cực
đại khác nhau, nếu dòng qua cực base vượt quá mức cực đại, nó có thể làm
hỏng transistor. Do vậy người ta luôn mắc nối tiếp cực B với một điện trở
-


hạn dòng.
Hệ số khuếch đại hfe: là tỉ số Ic/Ib đặc trưng cho khả năng khuếch đại dòng
điện của transistor. Mỗi loại transistor có một hệ số khuếch đại khác nhau.
Với các transistor có hfe lớn, chỉ cần dòng Ib nhỏ là đã có thể kích cho nó

-

mở hoàn toàn. hfe thường có trị số từ vài chục đến vài ngàn.
Cường độ dòng cực đại IC: là dòng điện tối đa mà transistor có thể cho đi

vào cực C. Các loại transistor lớn nhất thường chỉ có IC tối đa khoảng 5A
- Hiệu điện thế:
 UCE: là hiệu điện thế tối đa giữa 2 cực C và E. Thường có trị số từ vài chục
đến vài trăm volt
 UCB: là hiệu điện thế tối đa giữa 2 cực C và B. Thường có trị số từ vài chục
đến vài trăm volt
 UBE: hiệu điện thế tối đa giữa cực B và E. Với dòng hoạt động nhỏ, UBE
gần bằng 0V. Với dòng lớn, UBE tăng lên khá nhanh. Với đa phần transistor,
UBE hiếm khi vượt quá 5V.
1.9 LED đơn:

Hình 2.12 LED đơn và sơ đồ chân [3]

Điều khiển thiết bị qua bluetooth


ĐỒ ÁN 2
Trang 10/30

 LED, viết tắt của Light-Emitting-Diode có nghĩa là “đi-ốt phát quang”, là

một nguồn sáng phát sáng khi có dòng điện tác động lên nó.
 Các thông số kỹ thuật:
 Điện áp tối đa: 3 – 5 V
 Dòng điện tối đa: 10 – 15 mA
1.10

Nguồn cấp:

Hình 2.13 Adapter 12v [2]

Đề tài này sẽ sử dụng apdapter 12 v để cung cấp cho các linh kiện trong mạch.
Đồng thời sẽ cung cấp cho IC 7805 để biến đổi điện áp thành 5V cung cấp cho PIC
và module bluetooth.


Điện áp vào: 220 – 250V 50Hz



Điện áp ra: 12V



Dòng ra: 100mA

1.11
-

Chuẩn giao tiếp UART:
UART: Universal Asynchronous Receiver/ Transmitter

Là kiểu truyền thông nối tiếp không đồng bộ.
UART thường được dùng trong truyền thông, vi điều khiển, hay một số thiết

-

bị truyền tin khác.
Mục đích của UART là truyền tín hiệu qua lại lẫn nhau ( ví dụ truyền tín hiệu
từ laptop vào modem hay ngược lại) hay truyền từ vi điều khiển tới vi điều

-

khiển, từ laptop với vi điều khiển…
Tóm lại là chung một chuẩn giống nhau thì trên lý thuyết có thể giao tiếp

-

được với nhau
UART có trong các bộ điều khiển, các chip điều khiển, hay trong laptop. Tín

-

hiệu từ chip UART thường theo mức TTL, mức cao là 5 V, mức thấp là 0V.
Các thông số cài đặt cho UART để 2 thiết bị giao tiếp với nhau:

Điều khiển thiết bị qua bluetooth


ĐỒ ÁN 2
Trang 11/30


 Baud rate: là số đơn vị tín hiệu được truyền trong một giây. Phải được cài
đặt giống nhau ở gửi và nhận
 Frame ( khung truyền): quy định số bit trong mỗi lần truyền. Thường là 8
bit
 Data: dữ liệu cần truyền
 Parity bit: là bit kiểm tra dữ liệu truyền có đúng hay không
 Stop bit: là một hoặc các bit thông báo cho thiết bị biết rằng các bit đã
được gởi xong. Thiết bị nhận sẽ tiến hành kiểm tra khung truyền nhằm
đảm bảo tính đúng đắn của dữ liệu. Stop bit là bit bắt buộc xuất hiện
trong khung truyền.

Điều khiển thiết bị qua bluetooth


ĐỒ ÁN 2
Trang 12/30

CHƯƠNG 3.
1.12

THIẾT KẾ MẠCH

Sơ đồ khối

Hình 3.14 Sơ đồ khối mạch

1.13

Sơ đồ mạch:


Điều khiển thiết bị qua bluetooth


ĐỒ ÁN 2
Trang 13/30

C1
U1

30pF

X1

13
14

CRYSTAL

C2

2
3
4
5
6
7

30pF

R4


8
9
10

330

1

OSC1/CLKIN
OSC2/CLKOUT

RB0/INT
RB1
RB2
RB3/PGM
RB4
RB5
RB6/PGC
RB7/PGD

RA0/AN0
RA1/AN1
RA2/AN2/VREF-/CVREF
RA3/AN3/VREF+
RA4/T0CKI/C1OUT
RA5/AN4/SS/C2OUT
RC0/T1OSO/T1CKI
RE0/AN5/RD
RC1/T1OSI/CCP2

RE1/AN6/WR
RC2/CCP1
RE2/AN7/CS
RC3/SCK/SCL
RC4/SDI/SDA
MCLR/Vpp/THV
RC5/SDO
RC6/TX/CK
RC7/RX/DT
RD0/PSP0
RD1/PSP1
RD2/PSP2
RD3/PSP3
RD4/PSP4
RD5/PSP5
RD6/PSP6
RD7/PSP7

J1
Vcc
GND
Tx
Rx

1
2
3
4
5
6


33
34
35
36
37
38
39
40

TB2
TB3

R2
220

15
16
17
18
23
24
25
26
19
20
21
22
27
28

29
30

D1(K)

RL1

D1

D3

12V

DIODE

LED-BLUE
TB1

Q1

R1

NPN

4.7k
TB1

PIC16F877A

KHOI THIET BI

MODULE-BLUETOOTH-HC05

D4(K)

D6(K)

R3

R5

220

D5

220

RL2

D4

D7

12V

DIODE

LED-BLUE
TB3

R7


RL3

D6

12V

DIODE

LED-BLUE

Q2

TB2

NPN

4.7k

R6

Q3
NPN

4.7k

Hình 3.15 Sơ đồ nguyên lý của mạch

1.14 Nguyên lý hoạt động:
 Nguồn cấp cung cấp điện áp cho bộ xử lý trung tâm (pic16f877a), module

bluetooth và khối thiết bị.
 Chân Rx, Tx của module bluetooth HC05 lần lượt nối với chân Tx, Rx của
Pic. Khi HC05 được ghép đôi với điện thoại, thì dữ liệu được gởi từ điện
thoại sẽ được đưa lên Pic để xử lí ra khối thiết bị.
 Ta mở ứng dụng điều khiển trên điện thoại và thực hiện điều khiển thiết bị
thông qua các nút nhấn.

Điều khiển thiết bị qua bluetooth


ĐỒ ÁN 2
Trang 14/30

 Mỗi nút nhấn được lập trình để điều khiển cho một thiết bị.
 Ví dụ:
Khi nhấn nút nhấn 1, điện thoại sẽ gởi về vi điều khiển kí tự “1”, trong vi điều khiển
ta sẽ lập trình sao cho khi nhận được kí tự “1” thì bật sẽ bật thiết bị 1. Tiếp tục nhấn
nút nhấn 1 lần nữa, điện thoại sẽ gởi về vi điều khiển kí tự “2” và ta sẽ lập trình cho
vi điều khiển khi nhận được kí tự “2” thì sẽ tăt thiết bị 1
Tương tự đối với thiết bị 2 và 3
-

Khi nhận kí tự “3”, thiết bị 2 bật. Khi nhận kí tự “4”, thiết bị 2 tắt.

-

Khi nhận kí tự “5”, thiết bị 1 bật. Khi nhận kí tự “6”, thiết bị 3 tắt.

Điều khiển thiết bị qua bluetooth



ĐỒ ÁN 2
Trang 15/30

CHƯƠNG 4.
1.15

THỰC THI PHẦN CỨNG

Lưu đồ mô tả thực thi:

Begin

Khởi
tạo giao
diện

N

Thông báo và yêu cầu
bật Bluetooth

Bluetooth
ON

Y
N

Tìm kết nối


Y
Đợi tín hiệu từ người dùng

Bật/tắt thiết bị 1

1.16

Chuyển sang giao diện
điều khiển

Bật/ tắt thiết bị 2

Bật/ tắt thiết bị 3

Phần mềm điều khiển giao tiếp:

1.1.1 Phần mềm pic c compiler:
Hình 4.16 Lưu đồ mô tả thực thi
CCS là trình biên dịch lập trình ngôn ngữ C cho Vi điều khiển PIC của hãng
Microchip.

Điều khiển thiết bị qua bluetooth


ĐỒ ÁN 2
Trang 16/30

Chương trình là sự tích hợp của 3 trình biên dich riêng biết cho 3 dòng PIC khác
nhau đó là:
‐ PCB cho dòng PIC 12‐bit opcodes

‐ PCM cho dòng PIC 14‐bit opcodes
‐ PCH cho dòng PIC 16 và 18‐bit
1.1.2 Chương trình viết app cho smart phone ( chương trình app inventor)
Để sử dụng được App Inventor, ta truy cập vào địa chỉ ai2.appinventor.mit.edu. Sau
đó tiến hành đăng nhập bằng tài khoản Google để mở trang quản lí các project.
-

Giao diện làm việc của chương trình

Hình 4.17 Giao diện thiết kế của app inventor

-

Vùng viết code cho app:

Điều khiển thiết bị qua bluetooth


ĐỒ ÁN 2
Trang 17/30

Hình 4.18 Giao diện viết code cho app android



Code cho app bluetooth:

Code để thông báo bật bluetooth điện thoại:

Hình 4.19 Code thông báo bật bluetooth




Code cho nút nhấn điều khiển thiết bị 1

Điều khiển thiết bị qua bluetooth


ĐỒ ÁN 2
Trang 18/30

Hình 4.20 Code điều khiển thiết bị 1



Code nút nhấn điều khiển thiết bị 2:

Điều khiển thiết bị qua bluetooth


ĐỒ ÁN 2
Trang 19/30

Hình 4.21 Code điều khiển thiết bị 2



Code nút nhấn điều khiển thiết bị 3:

Hình 4.22 Code điều khiển thiết bị 3




Code cho nút ngắt kết nối bluetooth:

Điều khiển thiết bị qua bluetooth


×