Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

tiểu luận sinh họcBỆNH hại TRÊN cây có MUỐI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 12 trang )

BỆNH HẠI TRÊN CÂY CÓ MUỐI
I Mở đầu
Sản phẩm của các loại cây có múi là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, là nguồn
cung cấp vitamin C cho cơ thể .Hiện nay trên thị trường có bán các loại quả của cây
có múi rất nhiều, mẫu mã sản phẩm rất đẹp nhưng chất lượng sản phẩm thì chưa
chắc đã đảm bảo vì kể từ thời gian ra hoa đến thu hoạch thì phải mất hai tháng rưỡi
trở lên, trong giai đoạn này có sự thay đổi thời tiết rất nhiều do vậy sự phát sinh
gây hại bệnh đến sản phẩm quả là rất lớn và còn gây hại ở cả giai đoạn cây chưa ra
hoa do vậy mẫu mã sản phẩm đẹp là điều chưa hẳn đã là tốt. Theo khảo sát của
chúng tôi vào ngày 26 tháng 10 năm 2015 trên vườn trồng cây ăn quả 5 năm tuổi
của hộ gia đình anh Phạm Văn Tiếp trên địa bàn xã Tiên Châu, huyện Tuyên
Phước, tỉnh Quảng Nam với quy trình xen canh gồm thanh trà, măng cụt, chuối,
mận, bòn bon trên tổng diện tích 19 sào trong đó có khoản 30 gốc thanh trà vào
giai đoạn cây chưa ra hoa và một số gốc cho quả trái mùa thì nhận thấy một số
bệnh gây hại trên loại cây có muối này như sau:
II Bệnh hại trên cây có múi
1. Bệnh bồ hóng .
1.1. Triệu chứng bệnh .
Bệnh dễ phát sinh trên vườn cây cam quýt, do rệp sáp thải ra phân đây chính là
nguyên nhân gây ra bệnh bồ hóng. Trên bề mặt lá, cành non, quả bị bao phủ dày
đặc một lớp muội đen đây chính là lớp phân do rệp sáp thải ra, muội đen
Capnodium citri làm hạn chế khả năng quang hợp của cây, quả nếu bị nặng làm vỏ
quả có những mụn nhỏ màu đen, sần sùi và mất giá trị thương phẩm. Bệnh có thể
tấn công trên chồi non, khi bị nhiễm nặng làm cho lá bị rụng, cành khô và chết.
Nguồn bệnh từ các cành khô, chúng lây lan nhờ gió, nước mưa phát tán sang các
cành và cây khác.

1


Triệu chứng bệnh bồ hóng trên lá


1.2. Nguyên nhân gây bệnh.
Do nấm Capnodium sp. gây ra
1.3. Đặc điểm phát sinh.
Bệnh muội đen phát sinh quanh năm, đặc biệt ở các vườn cằn cỗi, kém chăm
sóc và có nhiều sâu hại chích hút như rệp muội, rệp sáp...
1.4. Biện pháp phòng, trừ Phòng.
Cần chú trọng vệ sinh vườn, cắt bỏ cành, cây bị chết và tiêu huỷ.
- Vườn cây nên thông thoáng, giúp cây quang hợp tốt và tránh nhiễm bệnh.
- Có thể khi tưới nước có thể dùng vòi xịt thẳng vào cành lá bệnh có thể làm
tróc lớp nấm đen ra ngoài và rửa trôi được rệp hại trên cây trồng.
- Phun chế phẩm nấm đối kháng Tricoderma lên cành lá để hạn chế bệnh.
- Có thể phun các loại thuốc trừ bệnh bồ hóng như Mancozeb, Maneb hay các
loại thuốc gốc đồng. Cần tiêu diệt rầy, rệp sáp trên vườn để hạn chế nấm phát triển.
2. Bệnh thối đầu trái.
2.1. Tác nhân gây bệnh
- Có 3 loại bệnh thối đầu trái (quả), do nấm Diplodia citri, do nấm Phomopsis
và thối đen do nấm Alternaria citri.
2.2. Triệu chứng.
- Thối đầu trái là vết thối nâu bắt đầu từ cuối cuống trái lan dần lên vỏ trái và
vào bên trong thịt trái. Thối đầu trái do nấm Diplodia phát triển nhanh từ múi này
sang múi khác, trong khi thối đầu trái do Phomopsis phát triển đều xung quanh đầu
trái. Vết thối do nấm Phomopsis làm vỏ trái hơi lõm xuống, hiện tượng này không
xảy ra với nấm Diplodia. Thối đen do Alternaria lan dần từ cuống trái xuống lõi
2


trái và thường không lộ triệu chứng ra bên ngoài, làm thay đổi màu trái khi cắt
ngang thấy vết đen tối và thối lõi trái.

o Triệu chứng thối đầu trái

2.3 Điều kiện phát sinh phát triển bệnh
Bệnh phát sinh mạnh vào thời tiết mưa nhiều ẩm độ cao, nhiệt độ từ 22 đến 26
là bệnh phát sinh gây hại mạnh nhất.
2.4. Biện pháp phòng, trừ Phòng:
- Biện pháp canh tác: Tỉa cành tạo tán hàng năm sau thu hoạch, loại bỏ cành
bị sâu bệnh, cành nhỏ yếu nằm bên trong không mang quả, cành đan chéo nhau,
cành vượt. Vườn thoát nước tốt trong mùa mưa. Thu gom những trái bị bệnh đem
tiêu hủy.
- Biện pháp sinh học: dùng chế phẩm nấm đối kháng Tricoderma để phòng
bệnh
- Biện pháp hóa học: Có thể phun thuốc gốc Carbendazim, Daconil 75WP
trước thu hoạch (chú ý thời gian cách ly) có thể kiểm soát bệnh thối đầu trái.
3. Bệnh đốm rong .
3.1. Triệu chứng bệnh .
Bệnh gây hại đầu tiên ở thân chính hoặc nhánh già bên trong tán, lúc đầu là
những chấm nhỏ màu xanh, sau đó lớn dần có hình tròn hoặc bầu dục, trên vết bệnh
có lớp lông tơ mịn như nhung màu xanh rêu, giữa vết bệnh có màu đỏ gạch. Bệnh
nặng lan dần lên các nhánh trên, đôi khi lan lên trái nếu vườn phun nhiều phân bón
qua lá.

3


- Triệu chứng bệnh đốm rong.
3.2.Tác nhân gây bệnh
Do tảo Cephaleuros virescens gây nên
3.3. Đặc điểm phát sinh.
Bệnh phát triển mạnh trong những tháng mưa ẩm, vườn trồng dầy, thiếu chăm
sóc.
3.4. Biện pháp phòng, trừ .

Biện pháp canh tác: Tránh trồng dầy, cắt tỉa cành cho vườn cây thông thoáng.
Vệ sinh vườn cây ăn quả có múi, thu dọn các bộ phận bị bệnh đem tiêu hủy để diệt
nguồn bệnh. Bón phân cân đối NPK không bón nhiều phân đạm, nên bón định kỳ,
tránh phun nhiều phân qua lá.
- Biện pháp hóa hoc: Phun ngừa bằng thuốc gốc đồng pha đặc quét quanh thân
hoặc dùng thuốc Mancozeb, Kumuluss 80WP, Microrhiol special 80WP hoặc
Chlorine 0,5% pha để phun.
4 Bệnh vàng lá
4.1 Triệu chứng quan sát được
Lá trên một số cành chuyển sang màu vàng, có lá vàng toàn bộ, có lá vàng phần
thịt, gân lá còn xanh, có lá chỉ xuất hiện đốm vàng xen xanh, một số lá bị rụng.

4


Triệu chứng vàng lá
4.2 Nguyên nhân gây vàng lá
Theo quan sát thì vàng lá là do sự tổn thương của một số rể và sâu đục thân làm
ảnh hưởng đến quá trình hút chất từ môi trường vào cây làm cây thiếu hụt một số
chất gây vàng lá. Chất thiếu gây vàng lá có thể là kẽm hay Magie.
4.3 Phòng trừ
Hạn chế việc làm tổn thương bộ rể của cây đồng thời bón phân cân đối, đầy đủ,
bón phân chuồng ủ với chế phẩm Tricoderma có thể hạn chế nấm và tuyến trùng
hại rể trong đất. Do một số rể bị tổn thương nên bón phân bổ sung cho cây vào đất
là không hữu hiệu mà nên hòa nước phun vào bộ lá của cây. Nên sử dụng một số
loại phân bổ sung như kẽm sunphats. Magie sunphats để ngăn bệnh vàng lá trên
cây.
III Kết luận
Qua chuyến điều tra khảo sát bệnh hại trên cây có múi ở hộ gia đình anh Phạm
Văn Tiếp, cùng số liệu thu thập thì theo đánh giá của nhóm chúng tôi về mức độ

bệnh hại trên như sau:
- Bệnh bồ hóng 100%
- Bệnh đốm rong 100%
- Bệnh vàng lá 5%
- Bệnh thối đầu trái xuất hiện khoảng 3% trên tổng số cây ra quả trái mùa.

5


Theo chia sẻ cách trồng cây có múi của anh Phạm Văn Tiếp như dùng phân gà ủ
2 tháng mới bón vào gốc(mỗi năm 1 lần bón) và không sử dụng loại thuốc hóa học
nào trên cây trồng thì nhóm chúng tôi có một số nhận xét và bổ sung một số biện
pháp phòng chống bệnh như sau:
-Mật độ che phủ tán rậm nên tỉa thông cành, tán lá.
-Bón bổ sung thêm phân chuồng hoai mục.
-Xử dụng chế phẩm nấm Tricoderma để phun định kì lên cành lá hoặc ủ phân
chuồng bón vào đất.
-Sử dụng thuốc sinh học, hóa học để phòng bệnh và trị bệnh kịp thời, nên sử
dụng những loại thuốc có tính chất lưu dẫn và nội hấp để phòng trừ cả bệnh và côn
trùng hại, còn những loại thuốc vị độc và tiếp xúc nên sử dụng ở những sâu bệnh
nhất định trên cây.
-Áp dụng quy trình phòng trừ tổng hợp để xản xuất đem lại năng xuất cao, chi
phí thấp.

6


BỆNH HẠI TRÊN CÂY CHUỐI
I Mở đầu
Chuối là thực phẩm vừa ngon lại bổ dưỡng cho sức khỏe do vậy sản phẩm quả

chuối rất là được ưa chuộng. Loại cây này cũng đễ trồng nên được trồng rất rộng
rãi, tuy nhiên dể trồng nhưng lại dể bị bệnh và côn trùng tấn công gây hại nên mẫu
mã và chất lượng nhiều loại chuối không cao. Theo điều tra của nhóm chúng tôi
trên vườn chuối trồng giống chuối Lùn địa Phương của hộ gia đình anh Phạm Văn
Tiếp ở xã Tiên Châu, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam với diện tích 2 sào trồng
khoảng 100 gốc chuối thì nhận thấy một số bệnh gây hại trên cây chuối, trong đó
có bệnh đặc biệt quan trọng ảnh hưởng lớn đến năng suất và phẩm chất quả. Một số
bệnh được ghi nhận như sau.
II Các bệnh hại trên cây chuối qua quan sát
1. Bệnh đốm vàng lá Sigatoka
1.1.
Triệu chứng bệnh
Vết bệnh đầu tiên là chấm nhỏ màu xanh vàng, sau lan rộng và kéo dài có màu
nâu xám, vết bệnh thường chạy theo mép lá và song song với gân lá. Giữa vết bệnh
có màu xám trắng. Các lá non và lá còn chưa mở dễ bị bào tử nấm tấn công. Khi
trời ẩm vết bệnh phát triển và có thể liên kết với nhau. Nấm bệnh thường kết hợp
gây hại với các loại nấm khác như cordana musae, Helminthosporium torulosum…
gây hại trên lá, làm lá bị cháy, khô sớm.

1.2.
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh do nấm Cercospora musae gây ra.
1.3.

Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh
7


Bào tử phân sinh không hình thành trong điều kiện có màng nước, hoặc có
sương. Nhiệt độ thích hợp cho sự hình thành và phát triển của bào tử là 25 – 28 0C

với ẩm độ 80%.
1.4 Biện pháp phòng trừ
Tăng cường các biện pháp canh tác, bảo đảm độ thong thoáng cho vườn chuối,
cắt bỏ lá già, lá bệnh có thể hạn chế được bệnh. Chọn giống chống bệnh và giống
sạch bệnh. Sử dụng thuốc hóa học Tilt, Benzimidazol 8 – 9 lần/ năm có thể hạn chế
được bệnh.
Phun chế phẩm nấm đối kháng Tricoderma định kì lên lá hay ủ trong phân rồi
bón vào gốc chuối để hạn chế mần bệnh.
2. Bệnh cháy lá chuối
Bệnh cháy lá chuối theo quan sát trên vườn khảo sát do hai nguyên nhân là do
nội sinh và do nấm.
2.1.
Bệnh do nấm
2.1.1 Triệu chứng bệnh
Bệnh hại trên các lá già, quả chuối xanh và đôi khi cả bẹ hoa. Vết bệnh ban đầu
là những đốm nhỏ màu nâu hoặc đen xung quanh viền vàng thường tập trung ở gân
phụ của lá, sau vết bệnh liên kết lại với nhau làm chaý mép lá, mép lá chuyển khô
dần và lan dần từ mép vào gân. Xung quanh vết bệnh có màu đen và nấm có thể kết
hợp với nấm Cordana musae gây hại trên lá. Vết bệnh trên quả có màu nâu hoặc
đen, khi quả chín vàng khó nhận ra vết bệnh.

2.1.2Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh do nấm Helminthosporium torulosum gây ra, tên khác là Cercospora
musarum.
2.1.3Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh
8


Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện mưa nhiều, nhiệt độ cao, chuối trồng
không được chăm sóc, nghèo dinh dưỡng, tưới tiêu kém. Chuối được chăm sóc tốt

bệnh ít gây hại. Bào tử lan mạnh trong không khí, những lá già là nguồn bệnh rất
quan trọng.
2.1.4
Biện pháp phòng trừ
Tăng cường chế độ canh tác tốt, bao buồng chuối để bảo vệ khi chuối còn non
bằng túi polyetylen. Phun thuốc trừ nấm lên các buồng chuối khi còn xanh, sử dụng
các loại thuốc gốc đồng có thể hạn chế bệnh lây lan lên các lá non và quả. Khi cây
chuối ra buồng cắt bỏ lá già bị bệnh tạo độ thong thoáng cho vườn chuối, hạn chế
bệnh phát triển.
Dùng chế phẩm nấm đối kháng Tricoderma để phòng trừ bệnh bằng cách phun
định kì lên lá.
2.2Bệnh cháy lá do nội sinh
2.2.1 Triệu chứng bệnh
Bệnh thường xuất hiện trên các lá già, các lá có cuốn lá bị gãy hay bị gãy giữa
phiến lá. Mép lá của những lá này thường bị héo khô một phần hay cục bộ lá bệnh,
hệ rễ không đủ khả năng hút đủ chất để nuôi cây. Nguyên nhân là do chức năng vận
chuyển nước, chất dinh dưỡng đi đến lá của cây bị đứt đoạn do một số nguyên nhân
như lá bị gãy cuống lá, phiến lá hay lá già chức năng vận chuyển kém đi, hệ rễ hoạt
động kém làm các bộ phận nhận chất ở cuối con đường vận chuyển bị thiếu hụt
chất làm cho mô không đủ khả năng tồn tại nên bị khô héo dần, trong điều kiện
nắng nóng triệu chứng thiếu chất thường dể thấy rất rõ và biểu hiện bệnh nhanh
chóng trên cây.

2.2.2 Nguyên nhân gây bệnh
9


Bệnh xuất hiện là do sự tổn thương mạch dẫn làm các bộ phận cuối con đường
vận chuyển bị thiếu chất nên khô héo.
2.2.3 Điều kiện phát sinh bệnh

Bệnh phát sinh gây hại khi xuất hiện những nguyên nhân nêu trên và phát triển
mạnh trong môi trường nắng nóng.
2.2.4
Phòng trừ
Bón phân cân đối đầy đủ, tưới đủ nước, tiêu diệt côn trùng trong đất hại rễ, đảm
bảo hệ lá không bị tổn thương.
Đây là bệnh sinh lý nên không cần dùng đến thuốc.
3. Bệnh héo rũ Panama
3.1.
Triệu chứng bệnh
Cây chuối bị nhiễm bệnh héo rũ Panama thường có hiện tượng vàng, khô lá từ
lá già lan dần lên các lá non, từ bìa lá lan vào gân lá. Lá bị bệnh thường héo, khô,
cuống gãy và lá treo trên thân (thân giả), đôi khi cuống lá cũng bị gãy ở phần giữa
phiến lá. Trên cây, các lá già bị héo khô quanh thân giả, chỉ còn một số lá đọt còn
xanh và mọc thẳng, các lá đọt này có màu xanh nhạt hay hơi vàng hoặc bị méo mó,
nhăn nheo, cuối cùng bị héo úa, khô.
Cắt ngang thân cây chuối sẽ thấy các bó mạch dẫn có màu nâu đen hoặc nâu
vàng. Cắt ngang củ chuối có các đốm màu vàng hoặc đỏ nâu và bốc mùi hôi.

3.2.

Nguyên nhân gây bệnh
10


Bệnh do nấm Fusarium oxysporum f. sp. cubense gây hại.
3.3.
Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh
Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn tăng trưởng nào của cây chuối.
Nhiệt độ tối thích cho bệnh phát triển là từ 25 đến 30OC, ẩm độ khoảng 80%.

Nấm bệnh xâm nhập chủ yếu qua chóp rễ hoặc qua vết thương ở rễ. Sau khi
xâm nhập, nấm sẽ phát triển trong mạch dẫn làm cho mạch dẫn bị thối và cây bị
vàng héo.
3.4. Biện pháp phòng trừ bệnh
a) Phòng bệnh
- Chọn giống chuối kháng với nấm bệnh hay cây giống được sản xuất từ công
nghệ nuôi cấy mô là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh.
- Trồng chuối nên chọn đất có độ pH trung tính và hơi kiềm.
- Không dùng chuối con ở các vườn bị bệnh làm giống.
- Xử lý đất bằng cách bón vôi, phân chuồng mục ủ cùng với nấm đối kháng
Trichoderma vào các hố trồng.
- Xử lý cây giống bằng cách cắt sạch rễ và đất ở gốc chuối con rồi nhúng gốc
vào dung dịch các loại thuốc gốc đồng như Champion 37,5 FL, COC 85… 10 - 15
phút để diệt trừ mầm bệnh.
- Thoát nước tốt cho vườn chuối, không nên để ẩm độ đất quá cao.
b) Trừ bệnh
- Khi phát hiện cây bệnh, phải đào bỏ các gốc bệnh đem tiêu huỷ và dùng vôi
bột rải vào các vị trí cây bị bệnh để khử trùng đất. Những khóm chuối còn lại trên
vườn phải tưới gốc để chống nấm xâm nhiễm bằng các loại thuốc như Bendazol
50WP, Viben 50BTN, Zineb 80 WP, Tilt Super 300 EC, Score 250 EC, Anvil 5
SC...
- Nếu vườn chuối bị bệnh nặng nên ngừng canh tác, luân canh với cây trồng
khác sau ít nhất 01 năm mới trồng chuối trở lại.
III Kết luận
Qua điều tra chúng tôi nhận thấy một số bệnh hại trên cây chuối và mức độ bệnh
hại được đánh giá như sau:
- Bệnh đốm vàng lá Sigatoka chiếm khoảng 45%.
- Bệnh cháy lá do nấm chiếm khoảng 15%.
- Bệnh cháy lá do nội sinh chiếm khoảng 10%
11



- Bệnh héo vàng chuối Panama chiếm khoảng 10%
Theo quan sát thì sự xuất hiện bệnh cháy lá do nội sinh và bệnh héo vàng
Panama thường đi đôi với nhau và xuất hiện ở những lá bị gãy cuống.
-Nhóm chúng tôi có một số nhận xét đánh giá và góp ý vào vườn chuối của anh
như sau :
-Sử dụng rơm để tủ mặt đất để hạn chế cỏ là rất hay tuy nhiên rơm lâu ngày sẽ
bị mục làm chổ ẩn náu của mầm bệnh như nấm Fusarium oxyporum gây bệnh héo
vàng Panama trên chuối là nghiêm trọng nhất cùng với một số loại nấm và côn
trùng gây bện ở dưới đất do vậy nên phun định kì chế phẩm nấm đối kháng
Tricoderma lên cây ,lá và phun cả lên rơm để hạn chế, tiêu diệt mầm bệnh.
-Không nên trồng nhiều lứa trên vườn mà nên trồng đồng loạt để phòng trị bệnh
dể hơn đồng thời việc thu hoạch đồng loạt cũng để dàng, xử lý nhanh gọn không
để tràn lan mầm bệnh trên vườn chuối.
-Xử dụng bao ni lông để bao buồn chuối lại để côn trùng không xâm nhập gây
hại quả chuối.
-Nên kiểm tra vườn chuối thường xuyên để phát hiện bệnh hại côn trùng gây hại
mà đặc biệt là rệp. Nếu phát hiện nên nhanh chóng tiêu diệt bằng các loại thuốc
Applaud, Bassa, Actara…sẽ có hiệu quả.

12



×