Tải bản đầy đủ (.pdf) (179 trang)

Nghiên cứu thành phần bọ phấn họ aleyrodidae, đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái và biện pháp phòng chống 2 loài bọ phấn aleurocanthus spiniferus quaintance, aleurocanthus woglumi ashby hại trên cây bưởi diễn tại hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.82 MB, 179 trang )



i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI


LÊ LÂN

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN BỌ PHẤN HỌ
ALEYRODIDAE, ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC,
SINH THÁI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG 2 LOÀI BỌ PHẤN
ALEUROCANTHUS SPINIFERUS QUAINTANCE,
ALEUROCANTHUS WOGLUMI ASHBY
HẠI TRÊN CÂY BƯỞI DIỄN TẠI HÀ NỘI


LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành : BẢO VỆ THỰC VẬT
Mã số : 62 62 01 12
Người hướng dẫn khoa học :
1. GS.TS. HÀ QUANG HÙNG
2. PGS.TS. TRẦN ĐÌNH CHIẾN

HÀ NỘI - 2013


i



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà nội, ngày tháng năm 2013
Tác giả luận án




LÊ LÂN


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô, sự giúp đỡ, động
viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Với tất cả tấm lòng mình, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn chân
thành, sâu sắc đến GS.TS. Hà Quang Hùng, PGS.TS. Trần Đình Chiến những
người đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn và tạo mọ
i điều kiện cho tôi trong suốt
thời gian học tập, thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn chỉnh luận án này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong Ban
Giám hiệu, Ban Quản lý đào tạo, Khoa Nông học, Bộ môn Côn trùng Trường
Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập,
thực hiện đề tài và hoàn thành luận án.

Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo và bà con nông dân xã
Minh Khai, huyện Từ Liêm; xã Đa Tố
n, huyện Gia Lâm, Hà Nội và xã Văn
Giang, Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình điều tra
nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới tất cả bạn bè, người thân và
gia đình đã động viên, góp ý và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình
học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luân án này!
Hà nội, ngày tháng năm 2013
Tác giả luận án



LÊ LÂN



iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xiii
MỞ ĐẦU 1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI 4
Mục đích 4

Yêu cầu 4
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 4
Ý nghĩa khoa học của đề tài 4
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 4
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 5
Đối tượng nghiên cứu 5
Phạm vi nghiên cứu 5
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI 5
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 6
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 9
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 9
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước 30
Chương 2 ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42

2.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 42


iv
2.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 42

2.3. VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ NGHIÊN CỨU 42
2.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 43
2.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44
2.5.1. Phương pháp điều tra thành phần và mức độ phổ biến của
bọ phấn hại cây bưởi Diễn và thiên địch của chúng tại vùng
nghiên cứu 44

2.5.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học và

sinh thái học của các loài bọ phấn chính (Aleurocanthus
spiniferus Quaintance, Aleurocanthus woglumi Ashby) 46

2.5.3. Xây dựng và thực hiện biện pháp phối hợp phòng chống
hiệu quả bọ phấn hại cây bưởi Diễn 50

2.5.4. Các chỉ tiêu theo dõi 54
2.5.5. Phương pháp tính toán số liệu 55
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 57
3.1. THÀNH PHẦN BỌ PHẤN HẠI CÂY BƯỞI DIỄN TẠI HÀ
NỘI 57

3.2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC, SINH THÁI HỌC CỦA
HAI LOÀI BỌ PHẤN Aleurocanthus spiniferus Quaintance
VÀ Aleurocanthus woglumi Ashby 67

3.2.1. Đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học của bọ phấn
Aleurocanthus spiniferus Quaintance. 67

3.2.2. Đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học của bọ phấn
Aleurocanthus woglumi Ashby. 89

3.3. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC CỦA ONG KÝ SINH
Encarsia opulenta Silvestri 109



v
3.3.1. Đặc điểm hình thái của ong ký sinh Encarsia opulenta
Silvestri. 109


3.3.2. Đặc điểm sinh học của ong ký sinh Encarsia opulenta
Silvestri. 114

3.4. BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỌ PHẤN Aleurocanthus
spiniferus VÀ Aleurocanthus woglumi 118

3.4.1. Biện pháp hóa học 118
3.4.2. Biện pháp sinh học 126
3.4.3. Xây dựng mô hình biện pháp phòng chống bọ phấn trên
cây bưởi Diễn 128

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 134
KẾT LUẬN 134
ĐỀ NGHỊ 135
TÀI LIỆU THAM KHẢO 137
PHỤ LỤC 146




vi
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
1.1: Diễn biến diện tích trồng, năng suất và sản lượng cây có múi trên
thế giới giai đoạn 2007-2009 7

3.1: Thành phần bọ phấn hại trên cây bưởi Diễn tại Hà Nội, 2007 -
2009 57


3.2: Kích thước các pha phát dục của bọ phấn Aleurocanthus
spiniferus trên cây bưởi Diễn năm 2008 - 2009 tại Hà Nội 72

3.3: Thời gian phát dục pha trứng bọ phấn Aleurocanthus spiniferus 74
3.4: Thời gian phát dục sâu non tuổi 1 bọ phấn Aleurocanthus
spiniferus 75

3.5: Thời gian phát dục sâu non tuổi 2 của bọ phấn Aleurocanthus
spiniferus 76

3.6: Thời gian phát dục sâu non tuổi 3 của bọ phấn Aleurocanthus
spiniferus 77

3.7: Thời gian phát dục pha nhộng giả của bọ phấn Aleurocanthus
spiniferus 78

3.8: Vòng đời và đời của bọ phấn Aleurocanthus spiniferus 79
3.9: Khả năng đẻ trứng của bọ phấn Aleurocanthus spiniferus 81
3.10: Tỷ lệ trứng nở của bọ phấn Aleurocanthus spiniferus 82
3.16: Kích thước các pha phát dục của bọ phấn Aleurocanthus
woglumi Ashby trên cây bưởi Diễn năm 2008 - 2009 tại Hà Nội 93

3.17: Thời gian phát dục pha trứng bọ phấn Aleurocanthus woglumi 94
3.18: Thời gian phát dục sâu non tuổi 1 của bọ phấn Aleurocanthus
woglumi 95

3.19: Thời gian phát dục sâu non tuổi 2 của bọ phấn Aleurocanthus
woglumi 96




vii
3.20: Thời gian phát dục sâu non tuổi 3 của bọ phấn Aleurocanthus
woglumi 97

3.21: Thời gian phát dục của pha nhộng giả của bọ phấn
Aleurocanthus woglumi 98

3.22: Vòng đời và đời của bọ phấn Aleurocanthus woglumi 99
3.23: Khả năng đẻ trứng của bọ phấn Aleurocanthus woglumi 101
3.24: Tỷ lệ trứng nở của bọ phấn Aleurocanthus woglumi 102
3.30: Kích thước cơ thể của ong ký sinh Encarsia Opulenta 114
3.31: Vòng đời của ong Encarsia opulenta Silvestri ký sinh trên bọ
phấn trong phòng thí nghiệm. 116

3.32: Tỷ lệ ký sinh của ong ký sinh Encarsia opulenta trên bọ phấn
Aleurocanthus spiniferus trong phòng thí nghiệm 117

3.33: Hiệu lực của thuốc BVTV với sâu non tuổi 3 của bọ phấn
Aleurocanthus spiniferus trong phòng thí nghiệm 119

3.34: Diễn biến mật độ sâu non tuổi 3 bọ phấn Aleurocanthus
spiniferus còn sống trong phòng thí nghiệm 119

3.35: Hiệu lực của thuốc BVTV với pha nhộng giả của bọ phấn
Aleurocanthus spiniferus trong phòng thí nghiệm. 121

3.36: Diễn biến mật độ nhộng giả bọ phấn Aleurocanthus spiniferus
còn sống trong phòng thí nghiệm 121


3.37: Hiệu lực của các loại thuốc bảo vệ thực vật với nhộng giả của bọ
phấn Aleurocanthus spiniferus hại bưởi Diễn tại Từ Liêm - Hà
Nội 125

3.38: Tỷ lệ ký sinh của ong ký sinh Encarsia opulenta trên nhộng giả
bọ phấn Aleurocanthus spiniferus tại Từ Liêm, Hà Nội 126

3.39: Lượng phân bón cho cây trong công thức CT1 129


viii
3.40: Lượng phân bón cho cây (trong công thức CT1) sau khi thu
hoạch 129

3.11: Diễn biến mật độ của bọ phấn Aleurocanthus spiniferus trên cây
bưởi Diễn trong thời gian 2008-2009 ở Từ Liêm, Hà Nội 148

3.12: Diễn biến mật độ bọ phấn Aleurocanthus spiniferus trên cây
bưởi Diễn trong thời gian 2009-2010 ở Từ Liêm, Hà Nội 149

3.13: Mật độ bọ phấn Aleurocanthus spiniferus trên bưởi Diễn và
bưởi Đoan Hùng năm 2009 tại Gia Lâm, Hà Nội 150

3.14: Diễn biến mật độ bọ phấn Aleurocanthus spiniferus dưới ảnh
hưởng của kỹ thuật trồng thuần bưởi Diễn và xen canh năm 2009
tại Gia Lâm, Hà Nội 151

3.15: Mật độ bọ phấn Aleurocanthus spiniferus trên bưởi Diễn dưới
ảnh hưởng của tuổi cây năm 2009 tại Từ Liêm, Hà Nội 152


3.25: Diễn biến mật độ của bọ phấn Aleurocanthus woglumi trên cây
bưởi Diễn trong thời gian 2008-2009 ở Từ Liêm, Hà Nội 153

3.26: Diễn biến mật độ bọ phấn Aleurocanthus woglumi trên cây bưởi
Diễn trong thời gian 2009-2010 ở Từ Liêm, Hà Nội 154

3.27: Diễn biến mật độ bọ phấn Aleurocanthus woglumi trên bưởi
Diễn và bưởi Đoan Hùng năm 2009 tại Gia Lâm, Hà Nội 155

3.28: Diễn biến mật độ bọ phấn Aleurocanthus woglumi dưới ảnh
hưởng của kỹ thuật trồng thuần bưởi Diễn và xen canh năm 2009
tại Gia Lâm, Hà Nội 156

3.29: Diễn biến mật độ bọ phấn Aleurocanthus woglumi trên bưởi
Diễn dưới ảnh hưởng của tuổi cây năm 2009 tại Từ Liêm, Hà
Nội 157




ix
DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình Trang
1.1: Bản đồ phân bố Bọ phấn đen viền trắng (Aleurocanthus
spiniferus Quaintance) 11

1.2: Bản đồ phân bố bọ phấn đen (Aleurocanthus woglumi Ashby) 12
1.3: Sơ đồ cấu tạo hình thái mặt lưng và mặt bụng của pha
nhộng giả bọ phấn 16


2.1: Cấu tạo kẹp nuôi sâu 43
3.10: Trứng bọ phấn Aleurocanthus spiniferus Quaintance 68
3.11: Ổ trứng bọ phấn Aleurocanthus spiniferus Quaintance đẻ không
theo hàng lối 68

3.12: Sâu non tuổi 1 Aleurocanthus spiniferus Quaintance có chân 69
3.13: Sâu non tuổi 1 Aleurocanthus spiniferus Quaintance hình thành
diềm trắng 69

3.14: Sâu non tuổi 2 Aleurocanthus spiniferus Quaintance 70
3.15: Sâu non tuổi 3 Aleurocanthus spiniferus Quaintance 70
3.16: Nhộng giả bọ phấn Aleurocanthus spiniferus Quaintance 71
3.17: Trưởng thành Aleurocanthus spiniferus Quaintance 71
3.18: Trưởng thành đực (nhỏ) và cái (to) Aleurocanthus spiniferus
Quaintance 72

3.19: Diễn biến mật độ bọ phấn Aleurocanthus spiniferus
trên cây bưởi Diễn trong thời gian 2008-2009 ở Từ Liêm, Hà
Nội 83



x
3.20: Diễn biến mật độ bọ phấn Aleurocanthus spiniferus trên cây
bưởi Diễn trong thời gian 2009-2010 ở Từ Liêm, Hà Nội 86

3.21: Mật độ bọ phấn Aleurocanthus spiniferus trên bưởi Diễn
và bưởi Đoan Hùng năm 2009 tại Gia Lâm, Hà Nội 86

3.22: Mật độ bọ phấn Aleurocanthus spiniferus dưới ảnh hưởng của kỹ

thuật trồng thuần bưởi Diễn và xen canh năm 2009 tại Gia Lâm,
Hà Nội 88

3.23: Mật độ bọ phấn Aleurocanthus spiniferus trên bưởi Diễn
dưới ảnh hưởng của tuổi cây năm 2009 tại Từ Liêm, Hà Nội 88

3.24: Trứng bọ phấn Aleurocanthus woglumi Ashby 89
3.25: Sâu non tuổi 1 di động Aleurocanthus woglumi Ashby có chân 90
3.26: Sâu non tuổi 1 Aleurocanthus woglumi Ashby 90
3.27: Sâu non tuổi 2 Aleurocanthus woglumi Ashby 91
3.28: Sâu non tuổi 3 Aleurocanthus woglumi Ashby 91
3.29: Nhộng giả bọ phấn Aleurocanthus woglumi Ashby 92
3.30: Trưởng thành đực bọ phấn Aleurocanthus woglumi Ashby 92
3.31: Trưởng thành cái bọ phấn Aleurocanthus woglumi Ashby 93
3.32: Diễn biến mật độ bọ phấn Aleurocanthus woglumi trên cây bưởi
Diễn trong trong thời gian 2008-2009 ở Từ Liêm, Hà Nội 104

3.33: Diễn biến mật độ bọ phấn Aleurocanthus woglumi trên cây bưởi
Diễn trong thời gian 2009-2010 ở Từ Liêm, Hà Nội 105

3.34: Diễn biến mật độ bọ phấn Aleurocanthus woglumi trên bưởi
Diễn và bưởi Đoan Hùng năm 2009 tại Gia Lâm, Hà Nội 106



xi
3.35: Mật độ bọ phấn Aleurocanthus woglumi dưới ảnh hưởng của kỹ
thuật trồng thuần bưởi Diễn và xen canh năm 2009 tại Gia Lâm,
Hà Nội 107


3.36: Diễn biến mật độ bọ phấn Aleurocanthus woglumi trên bưởi Diễn
dưới ảnh hưởng của tuổi cây năm 2009 tại Từ Liêm, Hà Nội 108

3.37: Encarsia opulenta Silvestri (mặt lưng) 110
3.38: Encarsia opulenta Silvestri (mặt bụng) 110
3.39: Cánh trước ong Encarsia opulenta Aleurocanthus spiniferus 111
3.40: Râu đầu ong Encarsia opulenta Aleurocanthus spiniferus 111
3.41: Trứng ong Encarsia opulenta Silvestri trong cơ thể bọ phấn
Aleurocanthus spiniferus 112

3.42: Ấu trùng Encarsia opulenta phát triển trong cơ thể nhộng giả bọ
phấn Aleurocanthus spiniferus 112

3.43: Nhộng trần ong Encarsia opulenta phát triển trong
cơ thể nhộng giả bọ phấn Aleurocanthus spiniferus 113

3.44: Trưởng thành Encarsia opulenta mới vũ hoá 113
3.45: Vòng đời của ong Encarsia opulenta phát triển trong cơ thể bọ
phấn 115

3.46: Hiệu lực của thuốc BVTV với sâu non tuổi 3 của bọ phấn
Aleurocanthus spiniferus trong phòng thí nghiệm. 120

3.47: Diễn biến mật độ sâu non tuổi 3 bọ phấn Aleurocanthus
spiniferus còn sống sau thời gian thí nghiệm 120

3.48: Hiệu lực của thuốc BVTV với pha nhộng giả của bọ phấn
Aleurocanthus spiniferus trong phòng thí nghiệm. 122




xii
3.49: Diễn biến mật độ nhộng giả bọ phấn Aleurocanthus spiniferus
còn sống sau thời gian thí nghiệm 122

3.50: Hiệu lực của các loại thuốc bảo vệ thực vật trừ bọ phấn trên cây
bưởi Diễn tại Từ Liêm - Hà Nội 125

3.51: Tỷ lệ ký sinh của ong ký sinh Encarsia opulenta trên nhộng giả
bọ phấn Aleurocanthus spiniferus Quaintance tại Từ Liêm, Hà
Nội 126




xiii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Viết đầy đủ
Bộ NN và PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
BPGĐ Bọ phấn gai đen
BVTV Bảo vệ thực vật
CCM Cây có múi
CTV Cộng tác viên
FAO Food and Agriculture Organization
ha hecta
IPM Integrated pest management
NS Năng suất
NSP Ngày sau phun
NXB Nhà xuất bản
TB Trung bình



1
MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây có múi bao gồm nhiều loài, mỗi loài có nhiều giống, được trồng ở
khắp nơi trong nước cũng như trên thế giới. Hiện có gần 80 nước và vùng
lãnh thổ trồng cam, quýt, bưởi, chanh. Phát triển sản xuất cam quýt ở vùng
nhiệt đới nhanh là do giống và kỹ thuật sản xuất ngày một tiến bộ. Phần lớn
cây có múi được thuần hóa từ cây hoang dại ngay từ trước Công nguyên, cách
đây khoảng 3000 - 4000 năm. Dựa trên cơ sở thực tế mà nhiều tác giả cho
rằng nguồn gốc quýt King hay cam sành (Citrus sinensis Osbeck) và quất là ở
miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Luật, 2011).
Ở những nước và vùng lãnh thổ có điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp
cho cây có múi, người ta luôn chú trọng sản xuất và mở rộng diện tích trồng
loại cây ăn quả quí này. Nhiều nước như Mỹ, Tây Ban Nha, Cu Ba, Pháp,
v.v vốn không ph
ải là quê hương của cây có múi, song hàng trăm năm nay
đã sản xuất cây có múi trên qui mô tới cả chục triệu hecta với các giống được
lai tạo, có chất lượng cao. Nước ta cũng có những điều kiện thuận lợi phù hợp
để cây có múi (CCM) sinh trưởng và cho thu hoạch với năng suất chất lượng
cao. Thực tế, từ xa xưa, CCM được coi như cây bản địa, truyền thống ở nước
ta và nhân dân ta đã gieo trồng CCM trong v
ườn gia đình. Trong mấy thập
niên vừa qua ở Việt Nam đã hình thành nhiều vùng chuyên canh CCM với qui
mô hàng trăm, hàng nghìn hecta. Theo số liệu thống kê được thì nước ta hiện
có khoảng 60 - 70 nghìn hecta CCM, mỗi năm đạt sản lượng ước tính 350 -
400 nghìn tấn quả, phục vụ nội tiêu và xuất khẩu (Vũ Khắc Nhượng, 2005).
Sản phẩm của cây có múi được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau

như để ăn tươ
i, vắt lấy nước uống, lấy mùi vị, chế biến thức ăn, làm mứt, chế
biến nước giải khát, làm hương liệu, Trong thành phần của sản phẩm cây có
múi có hàm lượng đáng kể của các chất dinh dưỡng rất bổ ích cho cơ thể con


2
người như đường, protein, gluxit, các loại vitamin. Ngoài ra trong sản xuất
công nghiệp, người ta sử dụng vỏ và hạt của cây có múi để tách chiết tinh
dầu, bã tép để sản xuất pectin có tác dụng tốt trong việc chữa các bệnh về tim
mạch, đường ruột cũng như chống ung thư (Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, 2005).
Việc trồng, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ cây có múi mang lại
một nguồ
n thu nhập và lãi suất rất lớn cho các quốc gia. Theo dự báo của
FAO, năm 2000 tổng sản lượng quả của cây có múi đạt trên 85 triệu tấn với
tăng trưởng hàng năm 2,85% (Dẫn theo Hoàng Ngọc Thuận, 2005). Khu vực
trồng cam quýt tập trung ở các nước có khí hậu Á nhiệt đới, ở các vĩ độ cao
hơn 20 - 22
0
Nam và Bắc bán cầu có khi lên đến 40 vĩ độ Nam và Bắc bán
cầu (Trần Thế Tục, 1998). Nghiên cứu về tình hình sản xuất cây có múi ở
nước ta, tác giả Nguyễn Văn Luật (2011) đã cho biết: Trước đây ở nước ta,
người dân chủ yếu trồng cây có múi để phục vụ cho nhu cầu của gia đình,
nhưng kể từ năm 1990 trở lại đây mức sản xuất cây có múi đã được t
ăng lên,
nhất là đối với sản phẩm là các loại bưởi đặc sản, nhiều hộ dân đã sản xuất
với quy mô lớn để kinh doanh. Các tỉnh miền núi phía Bắc và đồng bằng sông
Hồng là những địa phương có nhiều tiềm năng cho việc phát triển cây có múi.
Khí hậu ở miền Bắc nước ta, nơi có một mùa đông lạnh, nhiệt độ, độ ẩm giảm

thấp gần v
ụ thu hoạch cây có múi nên cho phẩm chất tốt và màu sắc vỏ quả
đẹp hơn. Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ có các loại bưởi đặc sản được trồng ở
các vùng phía Nam và miền Trung là đạt tiêu chuẩn xuất khẩu như bưởi da
xanh, năm roi, phúc trạch, Các loại bưởi đặc sản của miền Bắc như bưởi
Đoan Hùng, Diễn, năng suất đã tăng rất nhiều lần nhưng vẫn chư
a đạt tiêu
chuẩn để xuất khẩu. Nguyên nhân là do chưa đạt tiêu chuẩn EUREPGAP và
VietGAP. Trong đó chủ yếu là do mẫu mã chưa đẹp, chất lượng không đồng
đều, lẫn tạp nhiều, còn sót mầm bệnh và sâu trong sản phẩm (Nguyễn Văn
Luật, 2011).


3
Cùng với cây bưởi Đoan Hùng, hiện nay việc trồng cây bưởi Diễn đã và
đang mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho người nông dân ở nhiều vùng miền
Bắc nước ta. Nhiều hộ gia đình không chỉ ở Hà Nội đã làm giàu được từ việc
trồng cây bưởi Diễn. Sản phẩm bưởi Diễn hiện nay vẫn dược dùng chủ yếu là
để ăn tươi, phục vụ
thị trường nội địa là chính, một phần rất nhỏ để xuất khẩu
theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc do sản lượng thấp, cung không đủ
cầu. Việc trồng cây bưởi Diễn nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và đẩy
mạnh thành hàng hóa xuất khẩu tại Hà Nội còn vấp phải rất nhiều khó khăn
như diện tích đất dành làm nông nghiệp bị thu hẹp, sâu b
ệnh phá hại nhiều,
biến đổi khí hậu xảy ra phức tạp, Trong đó, việc sâu bệnh hại nặng là
nguyên nhân chủ yếu làm giảm năng xuất, chất lượng thương phẩm của bưởi
Diễn. Trong các loại sâu hại trên cây bưởi Diễn thì bọ phấn là loài khá phổ
biến, xuất hiện thường xuyên và khó phòng trừ. Cho tới nay, ở Việt Nam các
tài liệu và nghiên cứu về tác hại và cách phòng chống bọ phấn trên cây b

ưởi
nói chung và bưởi Diễn nói riêng còn rất hạn chế.
Nhiều năm qua, các vùng trồng bưởi Diễn ở Hà Nội và vùng phụ cận,
các biện pháp phòng chống sâu hại nói chung và bọ phấn nói riêng vẫn sử
dụng biện pháp hoá học là chủ yếu. Điều này không chỉ gây tốn kém về kinh
tế mà còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người, môi trường, làm mất
cân bằng sinh thái và giảm giá trị thương phẩm.
Nh
ằm tăng năng suất, giá trị thương phẩm của cây bưởi Diễn và góp
phần hạn chế tác hại của bọ phấn đen viền trắng Aleurocanthus spiniferus
Quaitance và bọ phấn đen Aleurocanthus woglumi Ashby, đồng thời khắc
phục nhược điểm trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu thành phần bọ phấn họ Aleyrodidae, đặc điểm hình thái,
sinh học, sinh thái và biện pháp phòng chống 2 loài bọ phấn Aleurocanthus
spiniferus Quaintance, Aleurocanthus woglumi Ashby hại trên cây bưởi
Diễn tại Hà Nội”.



4
2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
Mục đích
Trên cơ sở điều tra xác định thành phần bọ phấn hại và thiên địch của
chúng trên cây bưởi Diễn, nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái
học của loài chủ yếu, xây dựng và thực hiện biện pháp phòng chống bọ phấn
hại cây bưởi diễn ở vùng nghiên cứu đạt hiệu quả kinh tế.
Yêu cầ
u
Thu thập, xác định được thành phần bọ phấn hại cây bưởi Diễn tại Hà Nội.
Nghiên cứu được đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học của hai loài

bọ phấn chủ yếu (Aleurocanthus spiniferus Quaintance và Aleurocanthus
woglumi Ashby) hại bưởi Diễn ở Hà Nội và loài ong ký sinh Encarsia
opulenta Silvestri ký sinh trên bọ phấn.
Có kết quả xây dựng và thực hiện biện pháp phòng chống bọ phấn hại cây
bưởi Diễn tại Hà Nộ
i đạt hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Bổ sung thành phần loài bọ phấn và phạm vi ký chủ của chúng trên cây
có múi;
- Bổ sung đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học của hai loài bọ phấn
Aleurocanthus spiniferus Quaintance và Aleurocanthus woglumi Ashby hại
cây bưởi Diễn tại Hà Nội; và vai trò của loài thiên địch Encarsia opulenta
trong phòng chống hai loài bọ phấn trên;
- La tài liệu tham khảo cho sinh viên các tr
ường đại học, cao đẳng nông
nghiệp, cho người sản xuất cây có múi nói chung, bưởi Diễn nói riêng.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Giúp người nông dân nhận biết các loài thiên địch của bọ phấn và vai
trò của chúng nhằm khích lệ, lợi dụng chúng trong phòng chống bọ phấn.
- Xây dựng biện pháp phòng chống bọ phấn theo hướng quản lý tổng
hợp đạt hiệu quả kinh tế và môi trường;


5
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là hai loài bọ phấn (Aleurocanthus spiniferus
Quaintance, Aleurocanthus woglumi Ashby) hại trên bưởi Diễn.
- Loài ong Encarsia opulenta Silvestri ký sinh trên bọ phấn chính hại

bưởi Diễn tại Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu
- Xác định thành phần bọ phấn hại trên cây bưởi Diễn ở Hà Nội;
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học của hai loài
Aleurocanthus spiniferus
Quaintance và Aleurocanthus woglumi Ashby;
- Đặc điểm hình thái, sinh học của loài ong ký sinh Encarsia opulenta
Silvestri ký sinh bọ phấn.
- Khảo nghiệm một số biện pháp trong quản lý tổng hợp hai loài bọ phấn
hại bưởi Diễn tại vùng nghiên cứu.
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Bổ sung đặc điểm sinh học, sinh thái học của 2 loài bọ phấn chính
Aleurocanthus spiniferus Quaintance; Aleurocanthus woglumi Ashby hại trên
cây bưởi Diễn và vai trò của loài ong ký sinh Encarsia opulenta Silvestri tại
Hà N
ội.
- Xây dựng biện pháp phòng chống hai loài bọ phấn Aleurocanthus
spiniferus Quaintance; Aleurocanthus woglumi Ashby hại trên cây bưởi Diễn
tại vùng nghiên cứu theo hướng quản lý tổng hợp.


6
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay cây ăn quả có múi trên thế giới cũng như ở Việt Nam (bưởi,
cam, quýt ) đang được phát triển trồng thành những vùng lớn theo hướng
thâm canh, chuyên canh sản xuất hàng hoá. Sâu bệnh hại là một trong những
nguyên nhân chính làm giảm năng suất, chất lượng sản phẩm của nghề trồng

cây ăn quả có múi.
Theo thống kê của FAO năm 2011, thời kỳ 2007-2009 về diệ
n tích,
năng suất và sản lượng 5 nhóm quả có múi thuộc họ Rutaceae (Citrus fruit,
nes; Grapefruit (inc. pomelos); Lemons and limes; Oranges; Tangerines,
mandarins, clem) có tổng diện tích trồng là 8,89 triệu ha, trong đó riêng châu
Á chiếm 47%, châu Âu chiếm 27%; Về năng suất quả, khu vực châu Á chỉ
bằng 88% NS trung bình toàn thế giới trong khi châu Mỹ có NS cao hơn
trung bình thế giới tới 38% và NS châu Á chỉ bằng 64% so với châu Mỹ. Về
sản lượng quả của cây có múi đạt trên 112 triệu tấn trên toàn thế giới và
châu Á sản xuất 42% tổng sả
n lượng quả. Khu vực trồng cây có múi tập
trung ở các nước có khí hậu Á nhiệt đới, ở các vĩ độ cao hơn 20 - 22
0
Nam
và Bắc bán cầu có khi lên đến 40 vĩ độ Nam và Bắc bán cầu (Dẫn theo Trần
Thế Tục, 1998).
Tại Việt Nam, ước tính diện tích trồng cam quýt của cả nước khoảng
trên 60.000 ha, sản lượng gần 200.000 tấn. Cây có múi trồng nhiều ở vùng
Đồng bằng sông Cửu Long như Cần Thơ, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh long,
Tiền Giang có khoảng 35.000 ha chiếm 57,86% diện tích trồng cây có múi
của cả nước, sản lượng 124.548 tấn chi
ếm 76.04% (Hoàng Ngọc Thuận,
2005). Các giống được trồng phổ biến ở phía Nam là bưởi đường da láng,


7
đường lá cam, bưởi da xanh, bưởi Tân Triều, Các tỉnh miền núi phía Bắc và
đồng bằng sông Hồng cũng là những địa phương có nhiều tiềm năng cho việc
phát triển cây có múi và thực tế những năm qua cho thấy cây có múi có thể

phát triển mạnh ở nhiều vùng. Một số giống bưởi đã trở thành thương hiệu
như bưởi Diễn, bưởi Đoan Hùng
Bảng 1.1: Diễn biến diện tích trồng, n
ăng suất và sản lượng cây có múi
trên thế giới giai đoạn 2007-2009
Vùng 2007 2008 2009
So sánh
(%)
năm 2009
với
tổng số
Mức
tăng
trưởng
2008/2007
Mức
tăng
trưởng
2009/2008
Diện tích toàn
thế giới (ha)
8,753,485 8,867,779 8,886,939 101.31 100.22
Châu Á 3,991,107 4,113,896 4,169,898 46.92 103.08 101.36
Châu Âu 582,325 593,488 584,202 6.57 101.92 98.44
Châu Mỹ 2,515,562 2,491,642 2,423,009 27.26 99.05 97.25
Năng suất
(Kg/Ha)
132,006 137,754 137,695 104.35 99.96
Châu Á 110,575 115,250 121,686 88.37 104.23 105.58
Châu Âu 181,376 189,201 177,429 128.86 104.31 93.78

Châu Mỹ
186,459 196,275 190,053 138.02 105.26 96.83
Sản lượng (tấn)
115,551,552 122,157,195 122,368,732 105.72 100.17
Châu Á
44,131,476 47,412,474 50,741,784 41.47 107.43 107.02
Châu Âu
10,561,998 11,228,878 10,365,411 8.47 106.31 92.31
Châu Mỹ 46,904,827 48,904,766 46,049,959 37.63 104.26 94.16
* Số liệu gồm các nhóm quả có múi: nhóm cam, chanh, quýt, bưởi
FAOSTAT | © FAO Statistics Division 2011 | 06 November 2011
Thành phần sâu hại cây ăn quả có múi ở nước ta cũng như trên thế giới
rất phong phú về chủng loại và đã được điều tra tương đối đầy đủ (Phạm Văn


8
Lầm, 2006). Trong các loài côn trùng gây hại trên cây có múi thì nhóm bọ
phấn (Aleyrodidae: Homoptera) là những loài gây hại đặc biệt quan trọng.
Chúng vừa chích hút dinh dưỡng của cây, làm cho cây khô héo, vừa là môi
giới truyền các bệnh virus. Bên cạnh đó, dịch bài tiết của chúng còn làm môi
trường thuận lợi cho bệnh muội đen phát triển gây hại nghiêm trọng (Viện
Bảo vệ thực vật, 1999b). Một vài năm gần đây bọ phấn thuộc họ Aleyrodidae,
Homoptera đã trở thành mộ
t loài sâu hại chính gây hại nghiêm trọng trên
vườn cây ăn quả trong cả nước. Với đặc điểm kích thước cơ thể nhỏ bé và
chuyên gây hại ở dưới mặt lá nên bọ phấn được đánh giá là một loại dịch hại
rất khó phòng trừ. Các điều tra mới đây đã góp phần bổ sung thêm một số loài
mới: Aleurodicus dispersns
trên đậu tương, ổi, chuối, Aleurocanthus sp. trên
cam quýt (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000); (Lê Quang Khải và cs, 2008). Hiện

nay tại các vườn cây ăn quả, để phòng trừ chúng, việc sử dụng thuốc trừ sâu
hoá học gần như là biện pháp duy nhất.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ nền kinh tế
đất nước nói chung, sản xuất nông nghiệp của Hà Nội và những vùng phụ cận
đã có những thay đổi đáng kể theo hướng chuyển
đổi cơ cấu cây trồng và vật
nuôi, nâng cao giá trị kinh tế và thu nhập. Ngoài cấy lúa, trồng rau, người
nông dân còn tập trung phát triển nhiều loại cây trồng khác có giá trị kinh tế
cao như hoa, cây cảnh, cây ăn quả, trong đó có cây bưởi Diễn.
Tuy nhiên cho tới nay, ở nước ta hiện chưa có một nghiên cứu nào được
tiến hành để đánh giá mức độ gây hại của bọ phấn trên cây bưởi Diễn và đề
xuất các biện pháp để
phòng chống chúng. Do đó, việc tìm ra biện pháp quản
lý loài bọ phấn chính hại trên cây bưởi Diễn theo hướng quản lý tổng hợp
nhằm tiết kiệm về kinh tế, giữ ổn định hệ sinh thái, an toàn cho môi trường và
nâng cao chất lượng sản phẩm là rất cần thiết.


9
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
1.2.1.1. Bọ phấn trong hệ thống phân loại
Bọ phấn đen viền trắng (Aleurocanthus spiniferus Quaintance)
Về mặt phân loại khoa học, Bọ phấn đen viền trắng thuộc giới
(Kingdom) Animalia. Ngành (Phylum) chân đốt Arthropoda, lớp (Class) côn
trùng Insecta. Bộ (Order) cách nửa Hemiptera Linnaeus, 1758 Bộ phụ
(Suborder) Sternorrhyncha. Tổng họ (Superfamily) Aleyrodoidea, Họ
(Family) Aleyrodidae Westwood, 1840, Họ phụ (Subfamily) Aleyrodinae
Giống (Genus) Aleurocanthus Quaintance & Baker 1914, Loài (Species)
Aleurocanthus spiniferus và tên đầy đủ (Binomial name) là

Aleurocanthus
spiniferus Quaintance, 1903. Ngoài tên khoa học này, Bọ phấn đen viền trắng
còn có các tên khác: Aleurodes spinifera Quaintance; Aleurodes citricolla
Newstead, Aleurocanthus citricolus (Newstead), Aleurocanthus rosae Singh.
Cũng cần lưu ý rằng, hiện nay, trên nhiều tài liệu khoa học công bố chính
thức trên mạng internet, một số tác giả xếp loài này thuộc bộ cách đều
(homoptera) và chúng tôi cũng đồng tình với cách phân loại này nên sẽ sử
dụng thuật ngữ chính này trong tài liệu. Trong giống Aleurocanthus, đã xác
định được trên 70 loài nhưng 2 loài bọ phấn
đen viền trắng và bọ phấn đen
vừa có tính nguy hiểm cao, vừa phổ biến rộng trên cây có múi ở nhiều nước.
Bọ phấn đen (Aleurocanthus woglumi Ashby).
Theo phân loại truyền thống trước đây thì bọ phấn và các nhóm côn
trùng khác như rệp sáp, rệp muội, rầy chổng cánh được xếp vào bộ
Homoptera. Tuy nhiên những nghiên cứu về đặc điểm hình thái và gen di
truyền cho thấy Homoptera chỉ là một nhánh phụ có quan hệ v
ới nhánh
Heteroptera, và các nhánh này đều thuộc bộ Hemiptera (Gullan P.J., 2001).
Về mặt phân loại khoa học, Bọ phấn đen cũng thuộc giới (Kingdom)
Animalia; Ngành (Phylum) chân đốt Arthropoda; lớp (Class) côn trùng
Insecta; Bộ (Order) cách nửa Hemiptera Linnaeus, 1758; Bộ phụ (Suborder)


10
Sternorrhyncha; Tổng họ (Superfamily) Aleyrodoidea; Họ (Family)
Aleyrodidae Westwood, 1840; Họ phụ (Subfamily) Aleyrodinae; Giống
(Genus) Aleurocanthus; Loài (Species) Aleurocanthus woglumi và tên đầy đủ
(Binomial name) là Aleurocanthus woglumi Ashby, 1915. Ngoài tên khoa học
này, Bọ phấn đen còn có tên khác: Aleurocanthus punjabensis Corbett. Cũng
cần lưu ý rằng, hiện nay, trên nhiều tài liệu khoa học công bố chính thức trên

mạng internet, một số tác giả xếp loài này thuộc bộ cách đều (homoptera) và
chúng tôi cũng đồng tình với cách phân loại này.
1.2.1.2. Phân bố, mức độ gây hại, đặc điể
m sinh học, sinh thái của
Aleurocanthus spiniferus Quaintance và Aleurocanthus woglumi Ashby

* Phân bố, mức độ gây hại của Aleurocanthus spiniferus Quaintance
và Aleurocanthus woglumi Ashby
Bọ phấn đen viền trắng có tên tiếng Anh là Orange Spiny Whitefly (tên
khác citrus spiny blackfly, spiny blackfly); tên tiếng Pháp là Aleurode
épineux du citronnier được coi là có nguồn gốc từ châu Á và đã được
Quaintance định loại từ 1903. Bọ phấn đen viền trắng mặc dù nhận tới trên
300 loài cây trồng làm ký chủ như nho (Vitis vinifera), ổi (Psidium guajava),
lê (Pyrus spp.), hồng (Diospyros kaki) và hoa hồng (Rosa spp.) nhưng gây
hại nguy hiểm nhất cho nhóm các cây có múi. Ngay từ đầu những năm 1920,
dịch Bọ phấn đen viền trắng đã bùng phát và gây tác hại l
ớn tại Nhật Bản và
được coi là loài sâu hại nguy hiểm cho cây có múi. Từ sau đó đến nay, đã phát
hiện được loài này ở nhiều vùng trên thế giới như ở đảo Guam, Mỹ (1951),
châu Phi, Australia, Nhật Bản, Trung Quốc, Caribe, các đảo trong Thái Bình
Dương, châu Á. Ngay các nước châu Á như Trung Quốc, Cămpuchia, Ấn Độ,
Bang La đét, Triều Tiên, Lào, Malaysia, Philippin, Thái Lan cũng đã phát
hiện và bị loài này gây hại. Bọ phấn đen viền trắng (Aleurocanthus spiniferus
Quaintance) với tên tiếng Anh là Orange Spiny Whitefly, Spiny Blackfly
được coi là có nguồn gốc từ châu Á, nhưng đến nay đã được phát hiện ở nhiều
vùng trên thế giới như ở Hawaii, Guam, Mauritius, châu Phi, Australia, Nhật


11
Bản, Trung Quốc, Caribe và các đảo trong Thái Bình Dương (Ru Nguyen et

al., 1983).
Ở quần đảo Caribe, Gowdey (1922) đã công bố bọ phấn đen viền trắng là
côn trùng gây hại không thường xuyên đối với cây có múi ở Jamaica. Đối với
các đảo trong Thái Bình Dương, lần đầu tiên nó được công bố ở Guam vào năm
1951 nơi mà chúng được theo dõi kĩ lưỡng không những trên cây có múi mà còn
cả trên hoa hồng, nho, đào, lê và ổi (Peterson GD., 1955); (Jamba et al., 2007).
Bọ phấn đen viề
n trắng lần đầu tiên được khám phá trên lá hoa hồng ở
Honolulu, Oahu vào năm 1974. Sau đó các nghiên cứu kế tiếp đã khám phá ra
chúng ở ruộng cam, quất, quýt và lê, nhưng sự phá hại đã được báo cáo chậm
(USDA, 1974). Ở châu Phi, dịch hại này được công bố đầu tiên vào năm 1987
ở Xoadilen và năm 1988 ở Nam Phi (Van den Berg, 1997). Sự thiết lập quần
thể bọ phấn đen viền trắng vẫn chưa thấy xảy ra ở lục địa n
ước Mỹ (Jamba et
al., 2007). Bản đồ phân bố minh họa dưới đây cho thấy sự phân bố rộng khắp
của loài này trên thế giới:

Hình 1.1: Bản đồ phân bố Bọ phấn đen viền trắng
(Aleurocanthus spiniferus Quaintance)
Nguồn:

×