Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ LÀ NỀN TẢNG VÀ ĐỘNG LỰC CỦA QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.23 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


MÔN HỌC: ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG
SẢN VIỆT NAM

TIỂU LUẬN

KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ LÀ NỀN TẢNG VÀ ĐỘNG
LỰC CỦA QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN
ĐẠI HÓA

GVHD: Ths. Lê Quang Chung
SVTH:

MSSV

Hà Tuấn Anh

17146079

Hồ Ngọc Khoa

17146139

Nguyễn Văn Thạnh

17146191

Đoàn Bảo Triết



17146205

Lớp thứ 6 – Tiết 123


Tp. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2018

ĐIỂM SỐ

TIÊU CHÍ

NỘI DUNG

BỐ CỤC

TRÌNH BÀY

TỔNG

ĐIỂM

NHẬN XÉT
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................

....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Ký tên

Ths. Lê Quang Chung


BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
THỨ TỰ

NHIỆM VỤ

THỰC HIỆN

1

Phụ trách Chương 1

2

- Phụ trách Chương 2
- Thuyết trình Tiểu luận

Trần Văn Tí

3


Phụ trách Chương 3

Lê Văn Tòng

KẾT QUẢ
Hoàn thành tốt
Hoàn thành 1/2 nhiệm vụ

KÝ TÊN
KÝ TÊN
VÀO


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………..…..
I. ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………….....…
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ………………………………………………….....…
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM XU THẾ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC

CÔNG NGHỆ HIỆN NAY……………………………………………………..…
1. Khái niệm về khoa học………………………………………………………....
2. Đặc điểm khoa học……………………………………………….......………...
3. Xu hướng phát triển của khoa học……………………………………………...
Chương 2: KHOA HỌC CÔNG NGHỆ LÀ NỀN TẢNG VÀ ĐỘNG LỰC CỦA QUÁ
TRÌNH CNH HĐH…………………………………………………….…...
1. Quan điểm cơ bản của Đảng về CNH, HĐH thời kì đổi mới…………………..
Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ TĂNG TIỀM LỰC KHOA HỌC
CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM……………………………………………..………
1. Thực trạng khoa học công nghệ ở Việt Nam…………………………………...

1.1. Thành công…………………………………………………………………...
1.2. hạn chế………………………………………………………………………..
1.2.1. Đầu tư cho khoa học công nghệ còn ở mức thấp…………………………...
1.2.2. Lực lượng cán bộ nòng cốt thiếu và già yếu..................................................
1.2.3. Sự phân bố lực lượng lao động khoa học không hợp lý……………………
1.2.4. Những bất cập giữa KH- CN và hoạt động kinh tế ở VN………………….
2. Giải pháp để tăng tiềm lực khoa học công nghệ ở Việt Nam…………………..
Kết luận……………………………………………………………………………
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………………


MỞ ĐẦU

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thế giới đã bước vào thế kỷ 21 với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công
nghệ (KH - CN). Ngày nay KH - CN được ứng dụng rất nhiều vào cuộc sống của con
người. Đặc biệt, ứng dụng tri thức KH - CN trong phát triển kinh tế là một hướng đi
đúng. Ở các nước phát triển hiện nay, nền kinh tế phát triển có ứng dụng tri thức KH CN. Đối với Việt Nam đang trong quá trình phát triển nền kinh tế theo định hướng
XHCN, mặc dù đã đạt được những thành tựu to lớn trong 15 năm đổi mới vừa qua,
song nền kinh tế vẫn còn kém phát triển so với các nước khu vực và thế giới, đồng
thời đang gặp phải những thách thức không nhỏ: đó là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh
tế so với nhiều nước trong khu vực do xuất phát của Việt Nam quá thấp, lại phải phát
triển trong môi trường cạnh tranh quyết liệt. Sự khác biêt về trình độ công nghệ của
Việt Nam so với các nước phát triển là rất lớn, nhìn chung công nghệ nước ta tục hậu
so với trình độ chung của thế giới khoảng 3, 4 thập kỷ. Quá trình CNH - HĐH dẫn
đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động giữa các ngành, đặc biệt là sự
chuyển lao động từ nông nghiệp sang các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.
Mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 là đẩy mạnh
nhanh quá trình đổi mới kỹ thuật công nghệ trong sản xuất, mở rộng các khu công
nghiệp, khu chế suất đưa Việt Nam trở thành một nước có trình độ KTCN ở trung

bình tiên tiến so với các nước trong khu vực. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
tăng trưởng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP, đồng
thời điều chỉnh cơ cấu lao động đến năm 2010 chỉ còn khoảng 50% lao động trong
lĩnh vực nông nghiệp. Hội nhập nền kinh tế thế giới đang là một xu thế tất yếu của
thời đại. Vì vậy bên cạnh sử dụng năng lực nội sinh, các nước đang phát triển như
Việt Nam, không có con đường nào khác phải biết vận dụng những thành tựu của
khoa học công nghệ và phải bắt kịp tri thức mới để phát triển nhanh nền kinh tế. Vì
vậy vấn đề đặt ra cho Việt Nam hiện nay là phát triển nguồn nhân lực có tri thức, trình
độ, tay nghề cho sjư phát triển nền kinh tế Quá trình phát triển nền kinh tế nước ta đầu
thế kỷ XXI trong điều kiện của kinh tế tri thức theo tinh thần Đại hội Đảng IX là
“Công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa ngay từ bây giờ và trong suốt các giai đoạn.
Nâng cao hàm lượng tri thức trong các nhân tố phát triển kinh tế - xã hội, từng bước
phát triển kinh tế tri thức ở nước ta”. [Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX]. Tại Đại hội lần thứ IX, Đảng ta đã đưa ra chiến lược phát triển kinh tế nêu rõ:
“Phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công
nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tranh thủ ứng
dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn, phổ biến hơn những thành tựu mới về
khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức”. [Văn kiện Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ IX - NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2001].
Do đó KH - CN được coi là nền tảng và động lực của sự nghiệp CNH - HĐH ở
Việt Nam. Nhiệm vụ phát triển tri thức KH - CN là một nhiệm vụ cấp thiết hiện nay,
và gắn chặt hơn nữa KH - CN với kinh tế xã hội.


II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Chương 1

KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM XU THẾ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC
CÔNG NGHỆ HIỆN NAY
1. Khái niệm về khoa học

Khoa học được hiểu là tập hợp những hiểu biết về tự nhiên,xã hội và tư duy được
thể hiện bằng những phát minh dưới dạng các lý thuyết, định lý, định luật, và nguyên
tắc.
Như vậy thực chất của khoa học là sự khám phá các hiện tượng các thuộc tính vốn
tồn tại một cách khách quan . Sự khám phá này đã làm thay đổi nhận thức của con
người tạo điều kiện nghiên cứu, ứng dụng hiểu biết này vào thực tế.
2. Đặc điểm khoa học
Như ta đã nói khoa học là những phát minh của con người vì những phát minh này
không thể trực tiếp áp dụng vào sản xuất nên không có đảm bảo độc quyền không
phải là đối tượng để mua và bán .Các tri thức khoa học có thể được phổ biến rộng rãi.
Khoa học thường được phân loại theo khoa học tự nhiên và khoa học xã hội .
Khoa hoc tự nhiên khám phá nhưng quy luật của tự nhiên xung quanh chúng ta.
Khoa học xã hội nghiên cứu cách sống cách hành động và ứng sử của con người.
Vậy khoa học là kết quả nghiên cứu của quá trình hoạt động thực tiễn, nhưng đến
lượt mình nó lại có vai trò to lớn tác động mạnh mẽ trở lại hoạt động sản xuất. Do đó
con người hoàn toàn có khả năng đưa khoa học thành lực lượng sản xuất trực tiếp
3. Xu hướng phát triển của khoa học
Phát triển đồng bộ thị trường khoa học, công nghệ: Có cơ chế, chính sách phù hợp
để đẩy mạnh thương mại hóa sản phẩm khoa học, công nghệ và phát triển sàn giao
dịch, kết nối cung - cầu. Tăng cường chuyển giao công nghệ, kết nối thị trường trong
nước với khu vực và thế giới gắn với bảo hộ sở hữu trí tuệ. Phát triển hệ thống cơ sở
dữ liệu quốc gia về khoa học, công nghệ, hình thành hệ thống các tổ chức dịch vụ
khoa học, công nghệ.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ:
Tăng
cường tiềm lực khoa học, công nghệ và xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia,
phát huy năng lực sáng tạo của mọi cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức. Khuyến khích và
tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nghiên cứu phát triển và
ứng dụng khoa học, công nghệ. Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học trong các
trường đại học.

Có cơ chế đặc thù để phát triển các cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ trọng
điểm theo mô hình tiên tiến và triển khai những dự án khoa học, công nghệ quan
trọng phục vụ phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Thực hiện cơ chế đặt
hàng, đấu thầu, khoán kinh phí theo kết quả đầu ra và công khai, minh bạch chi phí,
kết quả nghiên cứu


Sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước và có cơ chế, chính sách thu hút
các nguồn lực ngoài nhà nước đầu tư nghiên cứu phát triển và ứng dụng khoa học,
công nghệ. Tạo thuận lợi thúc đẩy phát triển mạnh doanh nghiệp khoa học, công
nghệ. Có chính sách trọng dụng và tôn vinh đội ngũ khoa học, công nghệ. Khuyến
khích các nhà khoa học là người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài tham
gia hoạt động khoa học, công nghệ tại Việt Nam.


Chương 2
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ LÀ NỀN TẢNG VÀ ĐỘNG LỰC CỦA QUÁ
TRÌNH CNH HĐH
1. Quan điểm cơ bản của Đảng về CNH, HĐH thời kì đổi mới.
Khoa học và công nghệ có vai trò quyết định:
- Tăng năng suất lao động: chọn tạo và phóng thích các giống lúa mới có khả năng
chống chịu với rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn đã đáp ứng nhu cầu của sản xuất
và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bệnh dịch gây ra.
- Giảm chi phí sản xuất: Trong lĩnh vực nguồn điện, các nghiên cứu về công nghệ
nhiệt điện than đều hướng tới tận dụng được tối đa nguồn nhiên liệu sơ cấp trong
nước. Điển hình là nghiên cứu về công nghệ đốt than trộn (trộn than trong nước khó
cháy với than nhập khẩu dễ cháy) của Hội Nhiệt Việt Nam. giảm sức ép nhập khẩu
than cho sản xuất điện năng.
- Nâng cao lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển kinh tế nói chung. Tiến bộ khoa
học công nghệ, đổi mới công nghệ sẽ cho phép nâng cao chất lượng sản phẩm tạo ra

nhiều sản phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm, tăng sản lượng, tăng năng suất lao động,
sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu …Nhờ vậy sẽ tăng khả năng cạnh tranh , mở
rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh.
Nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế kém phát triển và tiềm lực
khoa học, công nghệ còn ở trình độ thấp. Muốn đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH gắn
với phát triển kinh tế tri thức thì phát triển khoa học và công nghệ là yêu cầu tất yếu
và bức xúc.
Phải đẩy mạnh việc chọn lọc nhập công nghệ, mua sáng chế kết hợp vớ phát triển
công nghê nội sinh để nhanh chóng đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ, nhất là
công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới…
Nâng cao lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển kinh tế nói chung. Tiến bộ khoa
học công nghệ, đổi mới công nghệ sẽ cho phép nâng cao chất lượng sản phẩm tạo ra
nhiều sản phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm, tăng sản lượng, tăng năng suất lao động,
sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu …Nhờ vậy sẽ tăng khả năng cạnh tranh , mở
rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh.
Nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế kém phát triển và tiềm lực
khoa học, công nghệ còn ở trình độ thấp. Muốn đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH gắn
với phát triển kinh tế tri thức thì phát triển khoa học và công nghệ là yêu cầu tất yếu
và bức xúc.


Phải đẩy mạnh việc chọn lọc nhập công nghệ, mua sáng chế kết hợp vớ phát triển
công nghê nội sinh để nhanh chóng đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ, nhất là
công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới…


Chương 3
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ TĂNG TIỀM LỰC KHOA HỌC CÔNG

NGHỆ Ở VIỆT NAM
1. Thực trạng khoa học công nghệ ở Việt Nam
1.1. Thành công
KH- CN đã tập trung vào sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi
trường. Đã áp dụng các công nghệ và phương pháp nghiên cứu tiên tiến : viễn thám,
địa vật lý… vào công tác điều tra, thăm dò tài nguyên thiên nhiên. Nhiều kết quả
nghiên cứu môi trường được đánh giá cao : nghiên cứu chính sánh và biện pháp bảo
vệ sự đa dạng sinh học, cân bằng sinh thái và xử lý ô nhiễm nước, không khí ở các
khu công nghiệp tập trung, các thành phố lớn… các biện pháp trồng rừng, chống suy
thái đất, cải tạo đất…
Nhiều thành tựu toán học, cơ học, vất lý của ta… được đánh giá cả ở nước ngoài.
Công nghệ thông tin đã phát triển và mở rộng ứng dụng trong hệ thống ngân hàng,
quản lý hành chính, sản xuất, kinh doanh. Áp dụng những tiến bộ KH- CN về giống
cây trồng, quy trình kỹ thuật thâm canh và chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, chúng ta đã
tuyển chọn, lai tạo hàng chục giống lúa mới, phù hợp các vùng sinh thái khác nhau,
tạo mức tăng trưởng quan trọng. Nghiên cứu và tạo nhiều loại giống gia súc, gia cầm,
có giá trị kinh tế cao, thúc đẩy chăn nuôi phát triển.
Về thuỷ sản, nhờ áp dụng kỹ thuật mới, nhiều năm nay, nuôi ba ba, sinh sản đã
thành nghề giàu có ở nông thôn. Đặc biệt, kỹ thuật nuôi tôm đã được ứng dụng khắp
nơi, tạo công ăn việc làm cho 350.000 ngư dân ven biển góp phần cải thiện và tăng
kim ngạch xuất khẩu của ngành thuỷ sản.
Trong công nghiệp, hàng loạt kỹ thuật tiên tiến được áp dụng, tạo nhiều sản phẩm
chất lượng cao : hàng may mặc, thuốc lá, đồ nhựa, cao su, đồ điện máy, điện tử…
nhất là trong chế tạo máy móc, robot, thiết bị phụ tùng và đổi mới công nghệ, kinh
doanh sản xuất ô tô, xe máy, nhằm giải quyết nguyên vật kiệu, thiết bị thay thế.
Trong lĩnh vực năng lượng, nhiều công trình, nghiên cứu KH- CN đã tập trung vào
công tác quy hoạch, sử dụng hợp lý các nguồn năng lượng. Đổi mới CN xây dựng các
nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện, nghiên cứu các phương pháp giảm tổn thất năng lượng
trong truyền tải điện và đổi mới CN. Hệ thống năng lượng đã phát triển nhanh chóng :
80% địa bàn xã ở khu vực nông thôn, hơn 50% hộ gia đình đã có điện sử dụng.

Trong giao thông vận tải, KH- CN đã góp phần quan trọng vào việc nâng cấp và
phát triển mạng lưới, đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường sông… đã xây dựng
một số công trình quan trọng bằng việc áp dụng các CN mới : đóng tàu biển trọng tải
3.000 tấn, công trình hạ tầng cất cánh sân bay Tân Sơn Nhất, thắng thầu nhiều công
trình giao thông ở Lào, Campuchia…
Trong viễn thông, đã xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng thông tin hiện đại bằng
việc áp dụng kỹ thuật số, thông tin vệ tinh, cáp sợi quang… các hệ thống thông tin di


động, máy sóng ngắn, cực ngắn, cũng phát triển mạnh. Thị trường tin học nước ta
những năm qua, có tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm khoảng 40-50%. Hiện các
cơ quan Đảng, chính phủ đang sử dụng hàng vạn chiếc máy vi tính, trong đó lưu giữ
nhiều thông tin, số liệu bí mật quan trọng. Liên quan đến kinh tế, quốc phòng và an
ninh quốc gia.
Trong y tế, hàng loạt các thành tựu chăm sóc sức khoẻ ban đầu, miễn dịch học, cắt
giảm, tỷ lệ mắc các chứng bệnh nguy hiểm : lao, phong, sốt rét, ho gà, bại liệt, sởi…
Kết hợp y học truyển thống với y học hiện đại, sản xuất nhiều mặt hàng thuốc mới.
Nâng cao trình độ trong phòng và chuẩn đoán bệnh, ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm :
viêm gan, viêm não Nhật Bản…
1.2. hạn chế
1.2.1. Đầu tư cho khoa học công nghệ còn ở mức thấp
Việt Nam chưa có chính sách khoa học dông nghệ nhất quán thể hiện bằng hệ
thống pháp luật như các quốc gia khác. Thời gian qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều
cố gắng tạo nguồn tài chính để đầu tư cho khoa học và công nghệ nhưng chưa thể đáp
ứng được nhu cầu phát triển. Theo số liệu thống kê từ năm 1965 đến nay, mức đầu tư
tài chính từ ngân sách nhà nước dành cho hoạt đông nghiên cứu và triển khai chiếm từ
0,2% đến 0,82% thu nhập quốc dân.
1.2.2. Lực lượng cán bộ nòng cốt thiếu và già yếu
Kết quả điều tra 233 cơ quan khoa học công nghệ chủ yếu thuộc trung ương cho
thấy : trong số 22.313 cán bộ công nhân viên thì số người có trình độ trên đại học là

2.509 người, cao đẳng và đại học 11.447 người và dưới cao đẳng là 8.357
Trong số các cán bộ có trình độ tiến sĩ và phó tiến sĩ chỉ có 15,1% là nữ, cũng
trong số các cán bộ có trình độ học vấn cao này chỉ có 19,9% giữ các chức vụ lãnh
đạo.
1.2.3. Sự phân bố lực lượng lao động khoa học không hợp lý
Có thể nói sự phân bố lực lượng lao động mất cân đối giữa các ngành, các khu vực
giữa các vùng, giữa các thành phần kinh tế đã gây ra hậu quả xấu cho quá trình phát
triển, càng làm sâu sắc thêm sự chênh lệch và phát triển giữa các vùng, các ngành.
Khoa học công nghệ là một hệ thống, cũng như một nền kinh tế nếu không có hạ
tầng cơ sở tốt thì không thể phát triển được. Trong khoa học nếu chỉ coi trọng những
ngành ứng dụng có lãi nhanh mà coi nhẹ khoa học cơ bản rút cục sẽ đưa khoa học đến
chỗ bế tắc và không có đủ năng lực tiếp thu làm chủ các lĩnh vực khoa học công nghệ
mới.
1.2.4. Những bất cập giữa KH- CN và hoạt động kinh tế ở VN
Các viện nghiên cứu, các trường đại học thường mạng nặng tính hàn lâm và ít gắn
bó hữu ích với các tổ chức kinh tế. Các hãng luôn được coi như nhân vật trung tâm
của đổi mới khoa học công nghệ… Đáng tiếc phương pháp này còn xa lạ đối với VN.


Thiếu những định hướng rõ ràng, cụ thể đã làm cho các chương trình nghiên cứu
khoa học công nghệ trở nên kéo hiệu quả. Cơ cấu của đội ngũ hoạt động khoa học
công nghệ hiện mất cân đối đáng kể so với cơ cấu nền kinh tế.
2. Giải pháp để tăng tiềm lực khoa học công nghệ ở Việt Nam
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò nền tảng, động
lực, giải pháp đột phá để phát triển kinh tế - xã hội của khoa học và công nghệ.
- Tiếp tục đổi mới toàn diện hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý, hoạt động khoa học
và công nghệ; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về KH&CN.
- Phát triển nhân lực khoa học và công nghệ.
- Củng cố, tăng cường tiềm lực và phát triển các tổ chức khoa học và công nghệ.
- Phát triển thông tin khoa học và công nghệ.

- Tăng cường đầu tư kinh phí cho hoạt động khoa học và công nghệ.
- Phát triển thị trường khoa học và công nghệ.


Kết luận
Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước,
nền kinh tế đất nước đã đạt được những thành tựu đáng kể, cơ cấu kinh tế đã có sự
chuyển dịch căn bản theo hướng CNH-HĐH. Những kết quả đã đạt được là nhờ
vai trò tích cực của KH&CN. Khoa học đã trở thành nguyên nhân trực tiếp của
nhiều biến đổi trong sản xuất, trong đời sống và trở thành “lực lượng sản xuất hàng
đầu, là yếu tố không thể thiếu được để lực lượng sản xuất có động lực tạo nên
những bước nhảy vọt.” Có thể nói, KH&CN hiện đại là đặc trưng cho lực lượng
sản xuất hiện đại.
Các Mác từng dự báo: Theo đà phát triển của đại công nghiệp, việc tạo ra của
cải thực tế trở nên ít phụ thuộc vào trình độ chung của khoa học và số lượng lao
động đã cho phí hơn vào sức mạnh của những tác nhân được khởi động trong thời
gian lao động và bản thân những tác nhân, đến lượt chúng, hiệu quả to lớn của
chúng tuyệt đối không tương ứng với thời gian lao động trực tiếp cần thiết để sản
xuất ra chúng mà đúng ra chúng phụ thuộc vào trình độ chung của khoa học và sự
tiến bộ của khoa học kỹ thuật hay là phụ thuộc vào việc ứng dụng của khoa học
vào sản xuất”.


Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin Nhà xuất bản chính trị quốc gia 2004.
2. Văn kiện Đại hội địa biểu toàn quốc lần thứ VIII Nhà xuất bản chính trị quốc
gia
3. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Số 1/2001 và Số 2/2001.
4. CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn NXB
chính trị quốc gia

5. Thực trạng CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn Việt Nam NXB thống kê Hà
Nội - 1998
6. Giáo trình đường lối cách mạng của đảng cộng sản Việt Nam, nhà xuất bản
chính trị quốc gia



×