Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

tiểu luận về Trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.59 KB, 13 trang )

1

MỤC LỤC

A-

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI................................................................................................... 2

B-

NỘI DUNG...................................................................................................................... 3

I- Khái niệm và đặc điểm của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm
tội.................................................................................................................................................. 3
1. Khái niệm của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội......................3
2. Đặc điểm của chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. ..3
II- Dấu hiệu và những điều kiện tự ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội.................................................................................................................................... 4
1. Các dấu hiệu đặc trưng của tự ý nửa chừng chấm dứt việc ph ạm
tội.................................................................................................................................................. 4
2. Những điều kiện tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.................4
III- Trách nhiệm hình sự của người tự ý nửa chừng ch ấm d ứt vi ệc
phạm tội.................................................................................................................................... 6
1. Trách nhiệm hình sự của người tự ý nửa chừng chấm d ứt việc
phạm tội đối với tội định phạm................................................................................. 6
2. Trách nhiệm hình sự của người tựu ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội với các tội phạm khác.................................................................................. 7
IV-

Một sô vấn đề khác về tự ý nửa chừng chấm dứt việc ph ạm t ội 8


1. Trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong đ ồng
phạm............................................................................................................................................ 8


2

2. Phân biệt phạm tội chưa đạt với tự ý nửa chừng ch ấm dứt vi ệc
phạm tội.................................................................................................................................... 9
C-

KẾT LUẬN................................................................................................................... 11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................12

A- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tội phạm và hình phạt là hai chế định rất quan trọng trong khoa h ọc
luật hình sự và trong bộ luật hình sự Việt Nam. Khi m ột ng ười có đ ủ các
điều kiện về cấu thành tội phạm một tội được quy định trong bộ lu ật hình
sự Việt Nam hiện hành thì họ sẽ bị truy cứu trách nhi ệm hình s ự v ề t ội
danh đó và họ sẽ phải chấp hành hình phạt theo quy đ ịnh. Tuy nhiên pháp
luật Việt Nam vẫn luôn xây dựng chính sách khoan h ồng, nhân đ ạo, cái lí
thuận cái tình. Khoan hồng cho những người tận tình khai báo, thành khẩn
ăn năn hối lỗi, tích cực giúp đỡ cơ quan điều tra phá án, giải quy ết v ụ việc,
… một trong những chế định đặc trưng cho chính sách nhân đạo c ủa nhà
nước chính là chế định về “nửa chừng tự ý chấm dứt việc ph ạm tội”
Nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là chế định có ý nghĩa quan
trọng trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Ch ế định góp phần
tích cực trong việc khuyến khích người đang chuẩn bị ph ạm tội hoặc đang
phạm tội dừng hành vi của mình để hưởng các chính sách khoan h ồng c ủa
nhà nức cũng như tạo cơ sở để các cơ quan có thẩm quy ền co căn c ứ đ ể

xác định trách nhiệm hình sự hợp lí.
Để tìm hiểu rõ hơn về chế định này, em xin đi sâu vào nghiên c ứu,
tìm hiểu đề tài: “Trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội”.


3

B- NỘI DUNG
I- Khái niệm và đặc điểm của tự ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội.
1. Khái niệm của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.
Trên cơ sở điểm d khoản 1 Điều 3, Bộ luật hình sự năm 2015:
“khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác người đồng
phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa ho ặc b ồi
thường thiệt hại gây ra”. Đây là chính sách khoan hồng mà nhà nước ta đặt
ra để giải quyết, giáo giục người phạm tội, tạo điều kiện và th ể hiện tính
nhân đạo của nhà nước để người phạm tội khắc phục lỗi lầm. Đ ược ghi
nhận vào các Bộ luật từ rất sớm. Cùng với sự phát triển của kinh tế xã h ội
qua các giai đoạn, nhưng chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc ph ạm tọi
vẫn được giữ vững và được ghi nhận trong Bộ luật hình sự Việt Nam 2015
tại Điều 16: “Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không
thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gi ngăn cản. Người tự ý nửa
chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội đ ịnh
phạm. Nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội
khác thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này”.
Có thể hiểu tự ý nửa chừng chấm dứt việc ph ạm tội tức là m ột
người đã có ý định phạm tội, đã có hành vi chuẩn bị hoặc bắt tay vào vi ệc
thực hiện tội phạm nhưng đã tự nguyện nửa chừng ch ấm d ứt vi ệc ph ạm,
được hưởng lượng khoan hồng, không phải chịu trách nhi ệm hình s ự. Nó
cho phép một người có ý định phạm tội, đã chuẩn bị hoặc bắt tay vào vi ệc

thực hiện tội phạm, vẫn có khả năng lựa chọn cách xử sự của mình: M ột là
tiếp tục thực hiện tội phạm đến cùng thì có th ể sẽ ph ải ch ịu trách nhi ệm
hình sự; hai là tự mình chấm dứt việc phạm tội thì sẽ đ ược h ưởng l ượng
khoan hồng, không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong nhiều trường h ợp
một người có hành vi nguy hiểm cho xã hội đã lựa chọn cách x ử s ự th ứ hai


4

và điều đó rõ ràng đã góp phận hạn chế bớt những thiệt hại nguy hi ểm có
thể xảy ra cho xã hội.
2. Đặc điểm của chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội.
Chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, đây là một chế định thể hiện tính nhân đạo của pháp luật
Việt Nam. Được thể hiện ở chỗ, nếu người cố ý phạm tội, chuẩn bị chuẩn
bị hoặc bắt tay vào việc thực hiện tội phạm nhưng đã t ự nguy ện n ửa
chừng chấm dứt việc phạm, được hưởng lượng khoan hồng, không phải
chịu trách nhiệm hình sự.
Thứ hai, đây là một chế định miễn trách nhiệm hình sự đặc biệt. Nó
được thể hiện ở chỗ: khi một người tự nguyện chấm dứt hành vi phạm tội
của mình ở gian đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt ch ưa
hoàn thành thì họ được miễn trách nhiệm hình sự. Nh ưng họ không đ ược
miễn toàn bộ trách nhiệm hình sự mà chỉ được miễn với tọi định phạm.
Còn nếu đã xảy ra hành vi mà hành vi đó lại đủ điều ki ện đ ể cấu thành t ội
phạm khác thì họ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đó. Và th ường đ ược
áp dụng đối với trường hợp có lỗi cố ý.
II- Dấu hiệu và những điều kiện tự ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội.
1. Các dấu hiệu đặc trưng của tự ý nửa chừng chấm dứt việc

phạm tội.
Theo Luật Hình sự Việt Nam, trường hợp được coi là tự ý nửa chừng ch ấm
dứt việc phạm tội khi thỏa mãn hai dấu hiệu sau:
Một là, việc chấm dứt tội phạm xảy ra trong giai đoạn chuẩn b ị ho ặc
ở giai đoạn chưa đạt chưa hoàn thành.
Hai là, việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không th ự hi ện
tiếp tội phạm phải là tự nguyện, tự giác, dứt khoát và sự chấm d ứt này là
mãi mãi, không có ý định thực hiện lại nữa.


5

2. Những điều kiện tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
Một hành vi được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội ph ải
thỏa mãn những điều kiện sau:
Thứ nhất, về điều kiện khách quan để thừa nhận là tự ý nửa chừng
chấm dứt việc phạm tội là không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không
có gì ngăn cản. Điều kiện này đòi hỏi người phạm tội đang còn đi ều kiện
thực hiện tội phạm như công cụ, phương tiện phạm tội có hi ệu nghi ệm,
người phạm tội không bị phát hiện hoặc điều kiện thuận lợi khác đ ể th ực
hiện tội phạm trót lọt. Việc chấm dứt tội phạm phải xảy ra ở giai đoạn
chuẩn bị phạm tội hoặc ở giai đoạn phạm tội chưa đạt, ch ưa hoàn thành.
Chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt, ch ưa hoàn thành là
những trường hợp người phạm tội mới tìm kiếm, sửa soạn công cụ
phương tiện hoặc chưa thực hiện hết các hành vi khách quan được quy
định trong cấu thành tội phạm, do vậy hậu quả của tội phạm ch ưa x ảy ra
cho xã hội. Trong lúc này người phạm tội không tiếp t ục th ực hi ện t ội
phạm nữa, là điều kiện tiên quyết của tự ý nửa ch ừng chấm d ứt vi ệc
phạm tội.
Nếu người phạm tội chấm dứt hành vi của mình ở giai đoạn ph ạm

tội hoàn thành hoặc chưa đạt nhưng đã hoàn thành thì không đ ược th ừa
nhận là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội vì họ đã thực hiện hết
hành vi khách quan của cấu thành tội phạm do điều luật quy đ ịnh.
Cần chú ý trường hợp khi một người đã thực hiện được hết nh ững
hành vi mà người đó cho là cần thiết để thực hiện tội phạm, để gây ra h ậu
quả nguy hiểm cho xã hội nhưng giữa hành vi mà người đó th ực hi ện v ới
hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi đó gây ra còn có m ột kho ảng th ời
gian nhất định. Trong khoảng thời gian này người đó lại có hành động tích
cực để ngăn chặn hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra và hậu qu ả đó đã
được ngăn ngừa, tội phạm đã không hoàn thành được, thì c ần ph ải coi
người đó là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.


6

Như vậy, khi xem xét một vụ án có vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt
việc thực hiện tội phạm hay không thì trước hết phải xét là người ph ạm
tội thực hiện tội phạm đã dừng lại ở giai đoạn phạm tội ch ưa đạt đã hoàn
thành thì mặc dù người phạm tội có tự ý dừng lại không th ực hiện n ữa
cũng không được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt phạm tội. Nh ưng ngay c ả
khi thỏa mãn những điều kiện trên thì vẫn chưa dủ cơ sở để kết luận kẻ
phạm tội tự ý nửa chừng chấm dứt việc thực hiện tội phạm, mà sự tự ý đó
phải dứt khoát, triệt để chứ không phải tạm thời, trong chốc lát. Vì vậy
cần xem xét cả về điều kiện chủ quan.
Thứ hai, về điều kiện chủ quan: Người phạm tội phải chấm dứt việc
phạm tội một cách tự nguyện và dứt khoát, triệt để. S ự ch ấm d ứt hành vi
phạm tội dứt khoát thể hiện ở việc từ bỏ hẳn, chấm dứt hẳn tội phạm.
Trường hợp người phạm tội chỉ chấm dứt tạm thời, chờ thời cơ thuận l ợi
lại tiếp tục phạm tội không được coi là dứt khoát. Người phạm tội ph ải t ự
mình chấm dứt hành vi phạm tội, việc chấm dứt hoàn toàn t ự nguy ện, t ự

giác chứ không phải vì lý do bị ngăn cản. Pháp luật không quy đ ịnh nguyên
nhân dẫn đến chấm dứt tội phạm, do vậy người phạm tội có th ể ch ấm d ứt
hành vi phạm tội bởi bất kỳ nguyên nhân nào như thương người bị h ại, s ợ
trừng phạt, hối hận...v.v. Ví dụ như a và B là ng ười yêu c ủa nhau. Do ghen
tuông, A chuẩn bị dao để đâm chị B. Khi chuẩn b ị đâm vào b ụng ch ị B thì
chị B liên tục cầu xin A tha mạng. Vì nghĩ đến tình cảm ngày tr ước nên A
quyết định vứt dao, bỏ đi mất. Hành động này của A đ ược coi là t ự ý n ửa
chừng chấm dứt việc phạm tội. Vì mặc dù do chị B tác động nên a m ới suy
nghĩ lại. Nhưng cuối cùng, tâm lí của A cũng có s ự thay đổi, và là A t ự mình
chấm dứt hành vi một cách tự nguyện.
III-

Trách nhiệm hình sự của người tự ý nửa chừng chấm d ứt

việc phạm tội.
Trách nhiệm hình sự của người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm
tội được quy định tại Điều 16 Bộ luật Hình sự: “ Người tự ý nửa chừng


7

chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định ph ạm;
nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác,
thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này”
1. Trách nhiệm hình sự của người tự ý nửa chừng chấm d ứt
việc phạm tội đối với tội định phạm.
Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách
nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ
yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình
sự về tội này. Theo đó, đây là trường hợp miễn trách nhiệm hình sự có tính

chất bắt buộc.
Tính nguy hiểm của hành vi phạm tội được coi là dấu hiệu c ơ bản và
quan trọng của tội phạm. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
đã từ bỏ hẳn ý định phạm tội khi họ không có bất kỳ s ự ngăn cản nảo.
Người thực hiện hành vi phạm tội đã có thái độ ăn năn, hối lỗi, h ối hận
không muốn tiếp tục thực hiện hành vi n ữa. Điều đó ch ứng t ỏ h ọ không
còn nguy hiểm cho xã hội nữa.
Mặt khác, tội phạm luôn đi cùng với trách nhiệm hình s ự và hình
phạt. Tuy nhiên hình phạt chỉ áp dụng nhằm trừng phạt nh ững hành vi gây
nguy hiểm đnags kể cho xã hội và mang tính giáo dục c ộng đồng. Nên v ới
những trường hợp hành vi của một n gười không còn gây nguy hiểm cho xã
hội thì họ không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi đó và do v ậy h ọ
không phải chịu hình phạt.
Có thể thấy tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thì không ph ải
chịu trách nhiệm hình sự về tội định phạm là chế định hợp lí của nhà làm
luật thể hiện sự khoan hồng nhân đạo của pháp luật Việt Nam, miễn hình
phát, miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho nh ững hành vi không còn là
nguy hiểm cho xã hội. Đồng thời, thông qua chế định, Nhà n ước ta mong
muốn giáo dục, cải tạo những người phạm tội tr ở thành ng ười có ích cho
xã hội.


8

2. Trách nhiệm hình sự của người tựu ý nửa chừng chấm d ứt
việc phạm tội với các tội phạm khác.
Điều 16 Bộ luật hình sự quy định: “nếu hành vi thực tế đã thực hiện
có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách
nhiệm


hình

sự

về tội này”.
Tội phạm khác là tội phạm được quy định trong phần chung các t ội
phạm cụ thể của Bộ luật Hình sự ngoài tội định phạm. Người phạm tội
phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này nghĩa là tội phạm này ph ải là t ội
phạm đã hoàn thành (có đủ yếu tố cấu thành tội phạm cụ th ể). Khi có
những hành vi đủ cấu thành tội phạm về tội khác thì phải chịu trách
nhiệm hình sự theo quy định về điều này trong Bộ luật hình s ự. Ng ười
phạm tội sẽ phải chịu những hình phạt theo quy định của Bộ luật.
Thêm nữa là giữa tội định phạm và tội phạm khác ở đây ph ải có m ối
quan hệ với nhau. Tội phạm khác không phải là mong muốn mà ng ười
phạm tội muốn gây ra, không phải là mục đích mà h ọ h ướng t ới. T ội ph ạm
khác được thực hiện có thể do hành vi chuẩn bị các điều ki ện thu ận l ợi,
công cụ, phương tiện,… để thực hiện tội pham hoặc đã cấu thành tội ph ạm
khác trong quá trình thực hiện tội phạm. Do đó tội phạm khác không th ể
không có quan hệ với tội định phạm.
IV-

Một sô vấn đề khác về tự ý nửa chừng chấm dứt việc

phạm tội
1. Trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong
đồng phạm.
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong đồng phạm m ới ch ỉ
được ghi nhận trong hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao t ại Ngh ị
quyết số 02/HTTP ngày 05/01/1986 và Nghị quyết số 01/HTTP ngày
10/04/1989. Trong đồng phạm, khi có sự tự ý nửa ch ừng ch ấm d ứt vi ệc

phạm tội của một người hay một số người thì việc miễn trách nhiệm hình


9

sự chỉ được áp dụng đối với bản thân người đã tự ý nửa ch ừng chấm d ứt
việc phạm tội.
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của người thực hàn h, cần
xem xét người thực hành là một hay nhiều người. Nếu chỉ có một người
thực hành thì khi họ có sự hối hận, quyết định dừng hành vi khi m ới ở giai
đoạn chuẩn bị hoặc ở gian đoạn phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành một
cách tự nguyện, mặc dù không có gì cản tr ở nh ưng v ẫn quy ết đ ịnh d ừng
hành vi của mình. Người thực hành phải quyết định dừng hành vi mãi mãi,
không có ý định thực hiện lại nó. Đối với trường h ợp ng ười th ực hành là
nhiều người cùng thực hiện. Mà một hoặc nhiều người trong số nh ững
người thực hành có quyết định từ bỏ việc thực hiện hành vi, không th ực
hiện hoặc hành vi mà họ thực hiện trước khi dừng hành vi không giúp ích
cho những người còn lại trong việc thực hiện tội phạm ho ặc h ọ có th ực
hiện và những hành vi đó giúp ích cho th ực hiện tội ph ạm cho nh ững
người còn lại mà họ có hành vi ngăn chặn khắc phục hậu quả, thiệt h ại
gây ra. Thì những người này được miễn trách nhiệm hình s ự theo điều 16
của Bộ luật hình sự.
Bên cạnh người thực hiện, trong đồng phạm còn có người tổ ch ức,
người giúp sức, người xúi giục. theo nghị quyết số 01/HTTP năm 1989, để
coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội đối với người tổ chức, người
xúi giục, người giúp sức phải thỏa mãn các điều kiện sau ngoài các đi ều
kiện tại điều 16. Theo đó: Người xúi giục, người tổ chức phải thuyết phục,
khuyên

bảo,


đe

dọa

để người thực hành không thực hiện tội phạm hoặc phải báo cho cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền, báo cho người sẽ là nạn nhân bi ết v ề t ội phạm
đang được chuẩn bị thực hiện để cơ quan Nhà nước hoặc người sẽ là n ạn
nhân có biện pháp ngăn chặn tội phạm.
Người giúp sức phải chấm việc tạo những điều kiện tinh th ần, vật
chất cho việc thực hiện tội phạm (như không cung cấp phương tiện, công


10

cụ phạm tội; không chỉ điểm, dẫn đường cho kể thực hành…). Nếu sự giúp
sức của người giúp sức đang được những người đồng ph ạm khác s ử d ụng
để thực hiện tội phạm, thì người giúp sức cũng phải có những hành đ ộng
tích cực như đã nêu ở trên đối với người xúi giục, người tổ ch ức đ ể ngăn
chặn việc thực hiện tội phạm.
Người tổ chức, người giúp sức, người xúi giục là những người tạo cơ
sở tiền đề cho người thực hành thực hiện tội phạm. Do đó, để được áp
dụng chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, họ ph ải thỏa mãn
các điều kiện về việc họ đã kết thúc, chấm dứt hành vi của mình tr ước khi
người thực hành thực hiện tội phạm và họ có những hành vi cụ thể tác
động tích cực làm mất tác dụng hành vi trước đó của mình để ngăn ch ặn
việc thực hiện tội phạm.
2. Phân biệt phạm tội chưa đạt với tự ý nửa chừng chấm dứt
việc phạm tội.
Về khái niệm: phạm tội chưa đạt là cố ý th ực hiện tội phạm nh ưng

không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý mu ốn c ủa
người phạm tội. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là trường h ợp
một người tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng m ặc dù khách
quan không có gì ngăn cản.
Nguyên nhân tác động đến tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
là do chủ quan, tự ý chí của người thực hiện việc phạm tội. Điều kiện để
được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội khi: việc ch ấm d ứt
thực hiện ý định hoặc hành vi phạm tội của người phạm tội ph ải “t ự
nguyện” và “dứt khoát”, có nghĩa người đó phải từ bỏ thực sự ý định phạm
tội hoặc hành vi phạm tội mà họ đã bắt đầu, ch ứ không ph ải t ạm th ời
dừng lại chốc lát để chờ cơ hội, điều kiện thuận lợi khác hay chu ẩn b ị kỹ
lưỡng và đầy đủ hơn công cụ, phương tiện phạm tội sẽ tiếp tục ph ạmt ội.
Việc chấm dứt thực hiện tội phạm phải và chỉ xảy ra trong trường h ợp tội
phạm được thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội và giai đoạn phạm t ội


11

chưa đạt chưa hoàn thành, chứ không thể xảy ra ở giai đoạn phạm tội
chưa đạt đã hoàn thành hay giai đoạn tội ph ạm hoàn thành. Điều ki ện
khách quan không có gì ngăn cản việc thực hiện, nếu ng ười ph ạm t ội
muốn thực hiện tội phạm, họ hoàn toàn có thể tiến hành được. Nh ư v ậy,
nếu người phạm tội tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là xu ất phát
từ do ý muốn chủ quan của bản thân họ quy ết đ ịnh không ti ếp t ục th ực
hiện tội phạm nữa nên ở góc độ nào đó, hành vi này đ ược xem là đã m ất
tính nguy hiểm cho xã hội.
Trong khi đó, đối với hành vi phạm tội chưa đạt việc người ph ạm tội
không tiếp tục thực hiện tội phạm nữa lại là do nguyên nhân khách quan
tác động (chứ không phải do chủ quan như tự ý n ửa ch ừng ch ấm d ứt vi ệc
phạm tội) mà không thực hiện được tội phạm đến cùng.

Như vậy, để phân biệt giữa tự ý nửa chừng chấm dứt việc ph ạm tội
và phạm tội chưa đạt. Chúng ta cần dựa vào nguyên nhân tác động là ch ấm
dứt hành vi.


12

C- KẾT LUẬN
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là một hành động th ể hi ện
sự an năn hối lỗi của người phạm tội. Pháp luật Việt Nam cũng đã có ch ế
định phù hợp để giải quyết về trường hợp này. Chế định là s ự th ể hi ện ch ủ
trương, chính sách nhân đạo của Nhà nước đối với người tự ý n ửa ch ừng
chấm dứt việc phạm tội. Đồng thời có ý nghĩa quan tr ọng trong vi ệc giáo
dục, tuyên truyền nhân dân có ý thức tôn trọng pháp luật, tuân theo pháp
luật. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội tạo cơ họi và điều ki ện cho
người thực hiện tội phạm, lựa chọn hành vi và sửa chữa kịp th ời đ ể nh ận
sự khoan hồng của nhà nước.
Trên đây là tìm hiểu của em về chế định tự ý n ửa ch ừng ch ấm d ứt
việc phạm tội. Bài làm còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Rất mong th ầy cô
góp ý để em hoàn thành nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn!


13

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường đại học Kiểm sát Hà Nội, giáo trình Luật Hình s ự Vi ệt Nam
( phần chung), 2014, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
2. Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015.
3. TS. Phạm Mạnh Hùng, trường đại học Kiểm sát Hà Nội: “Về chế định tự
ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội”. Tạp chí Toà án nhân dân, số 8

năm 1995.
4. Lê Thị Giang, tóm tắt luật văn thạc sĩ luật học : “Tự ý nửa chừng chấm

dứt việc phạm tội trong Luật Hình sự Việt Nam”, khoa Luật, Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2014.



×