Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

BÀI THUYẾT MINH VỀ HỘI AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 16 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỰC HÀNH
FPT POLYTECHNIC ĐÀ NẴNG

ASSIGNMENT
Chủ đề:
BÀI THUYẾT MINH VỀ HỘI AN


TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỰC HÀNH
FPT POLYTECHNIC ĐÀ NẴNG

ASSIGNMENT
Chủ đề:
BÀI THUYẾT MINH VỀ HỘI AN


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Lịch sử hình thành
Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn.
Nhờ những yếu tố địa lý và khí hậu thuận lợi, Hội An từng là một
thương cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của những thuyền buôn Nhật
Bản, Trung Quốc và phương Tây trong suốt thế kỷ XVII và XVIII.
Trước thời kỳ này, nơi đây cũng từng có những dấu tích của thương
cảng Chăm Pa hay được nhắc đến cùng con đường tơ lụa trên biển.
Thế kỷ 19, do giao thông đường thủy ở đây không còn thuận tiện,
cảng thị Hội An dần suy thoái, nhường chỗ cho Đà Nẵng khi đó đang
được người Pháp xây dựng. Hội An may mắn không bị tàn phá trong
hai cuộc chiến tranh và tránh được quá trình đô thị hóa ồ ạt cuối thế kỷ
20. Bắt đầu từ thập niên 1980, những giá trị kiến trúc và văn hóa của
phố cổ Hội An dần được giới học giả và cả du khách chú ý, khiến nơi


đây trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn của Việt Nam.

Ảnh 1. Phố cổ Hội An lúc bấy giờ (Nguồn: Internet)
Đô thị cổ Hội An ngày nay là một điển hình đặc biệt về cảng thị
truyền thống ở Đông Nam Á được bảo tồn nguyên vẹn và chu đáo.
1


Phần lớn những ngôi nhà ở đây là những kiến trúc truyền thống có
niên đại từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, phần bố dọc theo những trục phố
nhỏ hẹp. Nằm xen kẽ giữa các ngôi nhà phố, những công trình kiến
trúc tôn giáo, tín ngưỡng minh chứng cho quá trình hình thành, phát
triển và cả suy tàn của đô thị. Hội An cũng là vùng đất ghi nhiều dấu
ấn của sự pha trộn, giao thoa văn hóa. Các hội quán, đền miếu mang
dấu tích của người Hoa nằm bên những ngôi nhà phố truyền thống của
người Việt và những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Pháp. Bên
cạnh những giá trị văn hóa qua các công trình kiến trúc, Hội An còn
lưu giữ một nền văn hóa phi vật thể đa dạng và phong phú. Cuộc sống
thường nhật của cư dân phố cổ với những phong tục tập quán, sinh
hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hóa vẫn đang được
bảo tồn và phát triển. Hội An được xem như một bảo tàng sống về
kiến trúc và lối sống đô thị.
Với những giá trị nổi bật, tại kỳ họp lần thứ 23 cuối
năm 1999 (ngày 4 tháng 12), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa
Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã công nhận đô thị cổ Hội An là một di
sản văn hóa thế giới, dựa trên hai tiêu chí:


Hội An là biểu hiện vật thể nổi bật của sự kết hợp các nền


văn hóa qua các thời kỳ trong một thương cảng quốc tế.


Hội An là điển hình tiêu biểu về một cảng thị châu Á

truyền thống được bảo tồn một cách hoàn hảo.
1.2. Điều kiện tự nhiên

2


1.2.1. Vị trí địa lí
Thành phố Hội An nằm ở vùng hạ lưu, tả ngạn ngã ba sông Thu
Bồn thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, cách thành phố
Đà Nẵng về phía Nam 28 km. Phía Đông giáp biển Đông, phía Nam
giáp huyện Duy Xuyên, phía Tây và Bắc giáp huyện Điện Bàn.
1.2.2. Khí hậu – thủy văn
Vùng xứ Quảng nói chung và Hội An nói riêng có 2 mùa. Mùa
khô từ khoảng tháng 2 đến tháng 8. Mùa mưa kéo dài từ tháng 9,
tháng 10 đến tháng giêng năm sau. Về chế độ nhiệt ở Hội An, mùa
đông nhiệt độ trung bình khoảng 23 – 24 C. Số giờ nắng trung bình
trong năm 2158 giờ. Độ ẩm không khí mùa đông khoảng 82 – 84%,
mùa hạ giảm còn 75 – 78%. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 9, tháng
10.
1.2.3 Tài nguyên tự nhiên
Hội An có 7km bờ biển, với bãi cát thoai thoải, trải dài, trắng
phau, nước trong xanh tạo nên những bãi tắm tuyệt vời. Nhiều con
sông uốn lượn trên những bãi bồi, cồn sông thật thanh bình, thơ mộng.
Sông còn bao quanh những cánh đồng, làng quê sinh thái đầy chất
nhân văn. Cách đất liền 15km và trung tâm khu phố cổ 18 km vể phía

Đông là quần đảo Cù Lao Chàm – vùng lõi khu dự trữ sinh quyển thế
giới có rừng và biển là tài nguyên sinh thái đa dạng, phong phú. Hội
An còn có khu rừng ngập mặn của sông ven biển khá đặc trưng và chủ
yếu là hệ dừa nước ven sông, ven biển và các loài đước, mắm cùng
nhiều loài nhuyễn thể sinh sống vùng nước lợ.

3


CHƯƠNG 2
MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM HẤP DẪN KHI ĐẾN THĂM HỘI AN
2.1. Chùa Cầu
2.1.1. Lịch sử
Chùa Cầu - giống như tên gọi - là ngôi chùa nằm trên chiếc cầu
bắc ngang qua con lạch nhỏ trong khu đô thị cổ Hội An. Chiếc cầu này
được các thương nhân người Nhật Bản góp tiền xây dựng vào
khoảng thế kỷ 17, nên đôi khi người ta còn gọi là cầu Nhật Bản, đây là
công trình duy nhất có gốc tích từ xứ sở Phù Tang trong lịch sử.
Nhưng tại sao người Nhật lại xây cầu ở đây? Tương truyền, lai lịch
của ngôi chùa này gắn liền với truyền thuyết quái vật Namazu (còn
gọi là con Cù) - một thủy quái trong truyền thuyết của Nhật Bản. Con
quái thú này có đầu nằm ở Ấn Độ, thân ở Việt Nam, còn đuôi thì chạy
tuốt sang Nhật. Vậy nên mỗi lần nó cựa mình, thảm họa như lũ lụt,
động đất... sẽ xảy ra. Do đó, ngôi chùa được xây với ý nghĩa giống
một thanh kiếm chắn ngang lưng Namazu, ngăn không cho nó cựa
mình, giúp cuộc sống người dân của... cả 3 quốc gia bình yên hơn (tất
nhiên là chỉ về mặt tâm linh) và tên gọi chùa Cầu ra đời từ đó.Theo
niên đại được ghi lại ở xà nóc và văn bia còn lại ở đầu cầu thì chiếc
cầu đã được dựng lại vào năm 1817. Ngôi chùa có lẽ cũng được dựng
lại vào thời gian này.Chùa được trùng tu vào các

năm 1817, 1865, 1915, 1986 và dần mất đi các yếu tố kiến trúc Nhật
Bản, thay vào đó là kiến trúc mang đậm phong cách Việt, Trung. Ngày
17 tháng 2 năm 1990, Chùa Cầu được cấp bằng Di tích Lịch sử – Văn
hóa quốc gia.
Hiện nay, Chùa Cầu đang bị xâm thực bởi kênh nước thải hôi
thối bên dưới cầu và có nguy cơ bị lún nghiêng.
2.1.2. Kiến trúc
4


Chiếc cầu làm bằng gỗ trên những trụ cầu bằng gạch đá, dài
khoảng 18 m, có mái che, vắt cong qua lạch nước chảy ra sông Thu
Bồngiáp ranh giữa hai đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú.
Chùa Cầu là một trong những di tích có kiến trúc khá đặc biệt.
Mái chùa lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu. Trên cửa chính của
Chùa Cầu có một tấm biển lớn chạm nổi 3 chữ Hán là Lai Viễn Kiều.
Chùa và cầu đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu, mặt
chùa quay về phía bờ sông. Hai đầu cầu có tượng thú bằng gỗ đứng
chầu, một đầu là tượng chó, một đầu là tượng khỉ, (có lẽ được xuất
phát từ nghĩa cây cầu xây từ năm thân, xong năm tuất). Tương truyền
đó là những con vật mà người Nhật sùng bái thờ tự từ cổ xưa. Tuy gọi
là chùa nhưng bên trong không có tượng Phật. Phần gian chính giữa
(gọi là chùa) thờ một tượng gỗ Bắc Đế Trấn Võ - vị thần bảo hộ xứ sở,
ban niềm vui hạnh phúc cho con người, thể hiện khát vọng thiêng
liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm cầu mong mọi
điều tốt đẹp.

Ảnh 2. Chùa Cầu (Nguồn Internet)
5



Nhìn từ xa, cây cầu có dáng uốn cong mềm mại, vắt ngang qua
sông Hoài (một nhánh của sông Thu Bồn). Hai đầu cầu có tượng thú
bằng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng chó, một đầu là tượng khỉ.
Nhiều giả thuyết cho rằng đó là những linh vật của người Nhật từ thời
xa xưa, nhưng cũng có thể mang ý nghĩa cầu xây từ năm Thân, kéo
dài đến năm Tuất. Điều này hiện vẫn chưa có kết luận chính xác.
Hình Cầu Chùa có trên mặt
nghìn đồng bằng polyme của Việt Nam.

sau

tờ

bạc

20.000

2.2. Hội quán Phúc Kiến
Đến Hội An, bên cạnh tham quan phố cổ, thưởng thức ẩm thực,
bạn đừng quên ghé những Hội quán này để cảm nhận rõ ràng và đầy
đủ hơn về đô thị cổ.
Trong 5 hội quán cổ thì Phước Kiến là hội quán lớn và được
nhiều du khách biết đến nhất. Tương truyền, tiền thân Hội quán là một
gian miếu nhỏ thờ pho tượng
Thiên Hậu Thánh Mẫu vào năm 1697. Qua nhiều lần trùng tu,
hội quán càng trở nên rực rỡ, khang trang.

Ảnh 3. Phước Kiến là hội quán lớn nhất và được du khách biết đến
nhiều

nhất
( Nguồn Internet)

6


Công trình có kiến trúc theo kiểu chữ Tam, theo thứ tự: cổng tam
quan, sân, hai dãy nhà Đông Tây, chính điện, sân sau và hậu điện. Hội
quán thể hiện sâu sắc triết lý Á Đông về hạnh phúc con người. Nơi
này được cấp bằng di tích lịch sử - văn hoá quốc gia (17/02/1990),
góp phần tô điểm diện mạo kiến trúc đô thị cổ Hội An.
2.3. Nhà cổ Tấn Ký

Ảnh 4: Kiến trúc theo kiểu chữ Tam (Nguồn: Internet)

7


Nhà cổ Tấn Ký là một trong những ngôi nhà nỗi bậc nhất trong
số những ngôi nhà cổ ở Hội An. Ngôi nhà này được chủ hiệu buôn
Tấn Ký người gốc Hoa xây dựng từ cuối thế kỉ XVIII. Nơi đây đã là
nơi cư ngụ của bảy thế hệ trong một gia đình. Trải qua thăng trầm lịch
sử hơn 200 năm, nhà cổ Tấn Ký vẫn giữ nguyên vẹn kiến trúc độc
đáo, trở thành điểm đến hấp dẫn du khách khám phá vẻ đẹp cổ kính
của phố cổ Hội An xưa. Nhà cổ Tấn Ký 200 năm tuổi ở Hội An Nhà
cổ Tấn Ký (Hội An) xây dựng cách đây 200 năm. Đây là nhà cổ đầu
tiên vinh dự trở thành Di sản quốc gia nhiều lần đón tiếp các nguyên
thủ, chính khách trong và ngoài nước.
Gỗ là nguyên liệu chính được chủ nhà sử dụng, bên cạnh gỗ còn
có loại đá và gạch Bát Tràng, vào mùa hè thì mát, mùa đông ấm áp.

Hiện nhà cổ Tấn Ký còn lưu giữ được nhiều hoành phi, liễn đối, trong
đó có nhiều bức tuyệt đẹp như: "Tích đức lưu tôn" (dạy bảo con cháu
giữ đức tốt cho thế hệ sau); "Tâm thường thái" (giữ tâm luôn yên
tĩnh). Mái của phòng khách ngôi nhà được làm bằng gỗ mít, theo lối
kiến trúc “mái vì võ cua” giúp mở rộng không gian phòng khách.
Nhiều họa tiết hoa văn được chạm trổ tinh xảo, mang đầy ý nghĩa
nhân văn như: Cuộn thơ, cây bút, hòm sách,… mà chủ nhân mong ước
cháu con muôn đời có nhiều kiến thức. Khu vực bên trong gian đầu
tiên có nơi trưng bày cổ vật và thuyền buồm, biểu tượng thương
cảng Hội An sầm uất từ 400 năm trước. Nhà cổ Tấn Ký là nhà cổ đầu
tiên vinh dự được cấp bằng di tích lịch sử văn hóa quốc gia năm 1990
và đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Ngôi nhà
cổ này thường hân hạnh đón tiếp các nguyên thủ quốc gia, chính
khách trong và ngoài nước. Nhiều đoàn làm phim trong nước, quốc tế
cũng từng chọn bối cảnh ngôi nhà cổ này để đóng phim. Ngôi nhà
mang kiến trúc hình ống đặc trưng của đô thị cổ, khắp nơi đều không
có cửa sổ, nơi đón ánh sáng duy nhất của ngôi nhà là "giếng trời" ở
khu vực giữa gian nhà. Không chỉ có "giếng trời" điều hòa ánh sáng,
8


giữa gian nhà còn có giếng cổ quanh năm có nguồn nước ngọt, mát
trong lành. Nhà cổ Tấn Ký được làm bởi những nghệ nhân có đôi bàn
tay khéo léo nhất làng mộc Kim Bồng nổi tiếng của Quảng Nam. Các
họa tiết, hoa văn, cấu trúc trên ngôi nhà đều mang những ý nghĩa,
thông điệp đầy màu sắc, triết lý phương Đông.

Ảnh 5. Nhà cổ Tấn Ký (Nguồn Internet)
2.4. Làng gốm Thanh Hà
Đến Hội An, ngoài khám phá Phố cổ cùng các công trình kiến

trúc nổi tiếng, du khách còn có thể tham quan làng gốm Thanh Hà Hội
An – một trong các làng gốm cổ nhất Việt Nam, đã tồn tại hơn 5 thế
kỷ.
Tọa lạc bên dòng sông Thu Bồn thơ mộng, làng gốm Thanh Hà
ở Hội An có tuổi đời đã ngót 500 năm, nổi tiếng với những sản phẩm
gốm đất nung bền đẹp, từng được triều đình nhà Nguyễn đưa vào danh
sách “thổ sản quốc gia”.
Đến tham quan làng gốm Thanh Hà, là dịp để du khách hiểu hơn
về nghề truyền thống lâu đời, quan sát các công đoạn sản xuất gốm
9


qua đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân trong làng, và còn có
thể tự tay sáng tác các sản phẩm theo trí tưởng tượng của mình, cũng
như mua được những sản phẩm gốm ưa thích tận gốc.
Đặc biệt từ năm 2015, Công viên Đất nung Thanh Hà (còn gọi
là Công viên gốm Thanh Hà hay Bảo tàng gốm Thanh Hà) chính thức
đi vào hoạt động với diện tích hơn 6.000m2, cấu thành bởi gạch và đất
nung, được đánh giá là lớn nhất và “độc” nhất cả nước hiện nay,
thường xuyên tổ chức các chương trình triển lãm đặc sắc.
Ngoài ra, hằng năm cứ đến ngày mồng 10 tháng 7 âm lịch,
người dân làng gốm Thanh Hà lại trang trọng tổ chức lễ Giỗ Tổ nghề
tại khu miếu Nam Diêu, nhằm tri ân công đức tổ tiên đã gầy dựng,
truyền nghề cho con cháu. Phần lễ với rước kiệu Tổ nghề gốm, được
bảo tồn hàng trăm năm qua. Phần hội với các trò chơi dân gian như thi
chuốt gốm, tạo mẫu, nặn tò he, nấu cơm niêu, đập nồi, kéo co... thu
hút đông đảo người dân và du khách tham gia.

Ảnh 6. Làng gốm Thanh Hà (Nguồn Internet)


2.5. Rừng dừa Bảy Mẫu
10


Đến Hội An, nếu chưa khám phá rừng dừa Bảy Mẫu thì du
khách sẽ mất đi một phần thi vị của chuyến đi. Với không gian thoáng
đãng, rộng lớn và hoang sơ, rừng dừa nước Bảy Mẫu ở xã Cẩm
Thanh, thành phố Hội An thu hút rất đông du khách tìm đến khám
phá, vui chơi giải trí. Từ phố cổ Hội An, du khách xuôi về phía Đông
Nam theo con sông Hoài khoảng 3km là đến. Hoặc đi xuôi về phía
biển theo đường Cửa Đại, đến con sông Đế Võng cũng sẽ có đơn vị
đón du khách tham quan. Rừng dừa nước Bảy Mẫu rộng hàng chục ha
nằm giáp 3 con sông Đế Võng, Thu Bồn và sông Hoài ngay khu vực
Cửa Đại. Là vùng nước lợ nên rất thích hợp để dừa nước phát triển.
Rừng dừa 7 mẫu ở Hội An nơi bạn được hòa mình với thiên
nhiên, khám phá miền Tây thu nhỏ tại Hội An, trải nghiệm nét đẹp văn
hóa vùng quê mà ít đâu có được. Quý khách sẽ được trải nghiệm một
cuộc sống lênh đênh trên sông nước, trở thành một người ngư dân thứ
thiệt, học cách tập bơi thuyền thúng dạo quanh rừng dừa, vung lưới,
bắt cá, quăng chài và cùng thưởng thức những món ăn hải sản tươi
sống. Ngoài ra, du khách còn được chơi nhiều trò chơi dân gian như
đu dây Zippline, kéo co, đập nồi và các trò chơi dân gian thú vị
khác…

Ảnh 7. Rừng dừa Bảy Mẫu Hội An (Nguồn Internet)

11


12



Nhận xét của giảng viên
……………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
13


…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
………………………………

14



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×