Tải bản đầy đủ (.doc) (114 trang)

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÁC ĐỘI TUYỂN TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM THỂ DỤC THỂ THAO TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2015 - 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (554.59 KB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


PHAN VĂN LAM

Tên đề tài:

“NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÁC ĐỘI TUYỂN TẬP TRUNG TẠI
TRUNG TÂM THỂ DỤC THỂ THAO TỈNH BÌNH DƯƠNG
GIAI ĐOẠN 2015 - 2016”

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC


TP. Hồ Chí Minh, năm 2016
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


PHAN VĂN LAM

Tên đề tài:


“NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÁC ĐỘI TUYỂN TẬP TRUNG TẠI
TRUNG TÂM THỂ DỤC THỂ THAO TỈNH BÌNH DƯƠNG
GIAI ĐOẠN 2015 - 2016”
Chuyên ngành

: Giáo dục thể chất

Mã số

: 60140103

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. Lê Thiết Can


TP. Hồ Chí Minh, năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả

Phan Văn Lam


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn Ban
Giám Hiệu, Khoa sau Đại học, Viện NCKH & CNTT trường ĐH TDTT
TP.HCM đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong những năm
học tập tại trường.
Xin chân thành cám ơn đến quý Thầy (Cô) giảng dạy lớp Cao học 19
đã dành nhiều tâm huyết truyền thụ cho chúng tôi những kiến thức quý báu,
làm tiền đề cho việc nghiên cứu luận văn này.
Xin cám ơn Ban lãnh đạo, Cán bộ nhân viên Trung tâm Thể dục Thể
thao tỉnh Bình Dương, các anh (chị) cộng tác viên, các huấn luyện viên các
tỉnh thành lân cận, cùng toàn thể các VĐV đã giúp tôi thu thập số liệu để thực
hiện đề tài nghiên cứu.
Qua đó, cũng muốn gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp Cao học 19, các anh
(chị) học viên thời gian qua đã tận tình giúp đỡ cho tôi trong suốt thời gian
học tập.
Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS.TS. Lê Thiết Can
người trong suốt thời gian đã luôn tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và có những
đóng góp ý kiến quý báu cho tôi hoàn thành luận văn cao học này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Tác giả

Phan Văn Lam

năm 2016


MỤC LỤC
Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ

1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .....................5
1.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương 5
1.2. Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và dự báo phát triển thể dục thể thao tỉnh
Bình Dương...................................................................................................... 7
1.2.1. Quan điểm phát triển thể dục thể thao........................................ 7
1.2.2. Mục tiêu phát triển thể dục thể thao............................................ 8
1.2.3. Nhiệm vụ phát triển thể thao thành tích cao............................... 9
1.2.4. Dự báo phát triển thể thao thành tích cao ................................11
1.3. Công tác tổ chức quản lý nhà nước về TTTTC tỉnh Bình Dương ...........12
1.3.1. Một số văn bản pháp quy liên quan đến công tác quản lý, đào
tạo vận động viên thể thao tại tỉnh Bình Dương. ................................12
1.3.2. Công tác tổ chức quản lý của Sở VH,TT&DL........................... 14
1.3.3. Quản lý nhà nước về TDTT- Quản lý các đơn vị sự nghiệp TDTT 16
1.3.4. Sơ lược về Trung tâm Thể dục Thể thao tỉnh Bình Dương........ 20
1.4. Công tác xã hội hóa trong hoạt động thể dục thể thao tỉnh Bình
Dương đến năm 2015 tầm nhìn đến năm 2020 .........................................22
1.4.1. Các cơ sở hoạt động TDTT công lập .......................................25
1.4.2. Các cơ sở hoạt động TDTT ngoài công lập .............................26
1.5. Quy định các chế độ áp dụng đối với các đội tuyển thể thao thành tích cao
tỉnh Bình Dương............................................................................................. 28
1.5.1. Chế độ tiền công ........................................................................28
1.5.2. Chế độ dinh dưỡng ....................................................................28
1.5.3. Chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ......................................30
1.5.4. Chế độ trợ cấp ...........................................................................31
1.5.5. Quy định mức thưởng bằng tiền đối với các vận động viên, huấn
luyện viên lập thành tích tại các giải thi đấu ......................................31



1.6. Quy chế về mối quan hệ công giác giữa Trung tâm TDTT tỉnh Bình
Dương với Sở, các ban ngành, đơn vị và tổ chức xã hội................................ 32
1.6.1. Với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương ............32
1.6.2. Với các đơn vị huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Bình Dương.
..............................................................................................................33
1.6.3. Với các sở, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh Bình Dương. ........33
1.6.4. Đối với tổ chức, cá nhân đến nhờ hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ
trong công tác tổ chức các giải thể thao. ............................................33
1.7. Tình hình nghiên cứu xây dựng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản
lý các đội tuyển trong và ngoài nước .............................................................34
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU............ 36
2.1. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................36
2.1.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu .............................36
2.1.2. Phương pháp điều tra xã hội học.............................................. 36
2.1.3. Phân tích theo mô hình SWOT ..................................................38
2.1.4. Phương pháp toán thống kê .......................................................39
2.2 Tổ chức nghiên cứu.................................................................................. 40
2.2.1 Đối tượng và khách thể nghiên cứu ............................................40
2.2.2. Kế hoạch tổ chức nghiên cứu.................................................... 40
2.2.3. Địa điểm nghiên cứu.................................................................. 41
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ....................42
3.1. Đánh giá thực trạng công tác quản lý đào tạo TTTTC tỉnh Bình Dương
giai đoạn 2010 - 2014. ....................................................................................42
3.1.1. Thực trạng các đội tuyển thể thao đang tập trung tại Trung tâm
TDTT tỉnh Bình Dương. Thông qua tham khảo các số liệu các năm giai
đoạn 2010 – 2014. ...............................................................................42
3.1.2. Hệ thống các vấn đề liên quan đến về công tác quản lý, đào tạo
các đội tuyển thể thao tỉnh Bình Dương giai đoạn 2010 – 2014 .........45

3.1.3. Thành tựu đạt được và những thuận lợi, khó khăn của các đội tuyển


thể thao thành tích cao tỉnh Bình Dương trong giai đoạn 2010 – 2014. . .48
3.1.4. Đánh giá chung về hoạt động của các đội tuyển thể thao tỉnh
Bình Dương giai đoạn 2010 – 2014.................................................... 52
3.1.5. Bàn luận về đánh giá thực trạng công tác quản lý đào tạo
TTTTC tỉnh Bình Dương giai đoạn 2010 - 2014................................. 60
3.2. Nghiên cứu xây dựng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
các đội tuyển tập trung tại trung tâm TDTT tỉnh Bình Dương....................... 62
3.2.1. Cơ sở lựa chọn các nhóm giải pháp theo mô hình SWOT......... 62
3.2.2. Phỏng vấn các HLV, các chuyên gia và vận động viên để lựa
chọn các giải pháp đặc trưng, đảm bảo tính khách quan. Sau bước này
sẽ loại được một số giải pháp không đạt yêu cầu vì có tỷ lệ ý kiến đồng
ý thấp. ..................................................................................................65
3.2.3. Chọn lựa các giải pháp tối ưu để áp dụng vào thực tiễn quản lý
TTTTC tại tỉnh Bình Dương ................................................................67
3.2.4. Bàn về sự lựa chọn các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý
các đội tuyển thể thao thành tích cao tại Trung tâm TDTT tỉnh Bình
Dương.................................................................................................. 69
3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng các giải pháp................................................ 80
3.3.1. Thực trạng phát triển lực lượng VĐV,HLV năm 2015............... 80
3.3.2. So sánh hiện trạng tỷ lệ thành tích và đẳng cấp VĐV TTTTC tỉnh
Bình Dương 2010 – 2015.................................................................... 81
3.3.3. Bàn về hiệu quả sử dụng các giải pháp trong công tác quản lý
các đội tuyển thể thao tỉnh Bình Dương. .............................................82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................... 84
Kết luận .........................................................................................................84
Kiến nghị....................................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG

1

BVHTTDL

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

2

CNH – HĐH

Công nghiệp hóa hiện đại hóa

3

ĐH TDTT

Đại học Thể dục Thể thao

4


HCB

Huy chương bạc

5

HCĐ

Huy chương đồng

6

HCV

Huy chương vàng

7

HLV

Huấn luyện viên

8

KT

Kiện tướng

9


NQ

Nghị Quyết

10



Quyết Định

11

SVHTTDL

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

12

TDTT

Thể dục thể thao

13

TT

Thông tư

14


TTTTC

Thể thao thành tích cao

15

UBND

Ủy ban nhân dân

16

VĐV

Vận động viên

17

VHTT

Văn hóa thông tin

DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG
THỨ TỰ

CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG

1


Cm

Centimet

2

%

Phần trăm


DANH MỤC CÁC BẢNG
TT
BẢNG

TÊN BẢNG

SỐ
TRANG

Bảng 1.1

Chế độ dinh dưỡng đối với vận động viên trong thời
gian tập trung tập luyện.

29

Bảng 1.2


Chế độ dinh dưỡng đối với VĐV trong thời gian tập
trung thi đấu.

29

Bảng 2.1 Khung phân tích SWOT được thiết kế theo mô hình.

38

Bảng 2.2 Kế hoạch tổ chức nghiên cứu.

40

Thực trạng lực lượng VĐV, HLV tuyến tuyển giai
đoạn 2010 – 2014.

42

Bảng 3.2 Số lượng VĐV, HLV phân bố theo môn thể thao năm 2014.

43

Bảng 3.3

So sánh tỷ lệ thành tích thể thao và đẳng cấp VĐV từ
năm 2010 – 2014.

44

Bảng 3.4


Thành tích đạt được của các đội tuyển thể thao Bình
Dương giai đoạn 2010 – 2014.

49

Bảng 3.5

Chỉ tiêu phát triển lực lượng HLV, VĐV các đội tuyển
và dự toán kinh phí giai đoạn từ 2010 – 2014.

52

Bảng 3.1

Bảng 3.6 Kết quả 02 kỳ đại hội TDTT toàn quốc.

56

Bảng 3.7 Bảng tỷ lệ thành phần đối tượng phỏng vấn.

65

Bảng 3.8

Kết quả phỏng vấn các giải pháp nâng cao hiệu quả
quản lý các đội tuyển TTTTC tỉnh Bình Dương.

Sau 66


Bảng 3.9 Số lượng VĐV, HLV năm 2015.

81

Bảng 3.10 So sánh thành tích TTTTC tỉnh Bình Dương 2010 – 2015.

82

Bảng 3.11 Thành tích và đẳng cấp của TTTTC tỉnh Bình Dương.

82

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, PHỤ LỤC


TT

NỘI DUNG

TRANG

SƠ ĐỒ
1.1

Hiện trạng tổ chức quản lý của Sở VH,TT&DL

15

1.2


Quản lý nhà nước về TDTT- quản lý các đơn vị sự nghiệp
TDTT

18

2.1

Ma trận SWOT

39
BIỂU ĐỒ

3.1

Thực trạng lực lượng VĐV, HLV tuyến tuyển giai đoạn
2010 – 2014

42

3.2

So sánh tỷ lệ thành tích thể thao và đẳng cấp VĐV

44

3.3

Thành tích đạt được của các đội tuyển thể thao Bình Dương
giai đoạn 2010 - 2014


50

3.4

Tỷ lệ thành phần đối tượng phỏng vấn

65

PHỤ LỤC
PL1

Phiếu phỏng vấn

PL2

Dự kiến chỉ tiêu phát triển HLV, VĐV giai đoạn 2016 – 2020

PL3

Kế hoạch xây dựng cơ bản công trình thể thao giai đoạn 2011 – 2015

PL4

Dự kiến số lượng huy chương đạt được 2016 – 2020


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thể dục thể thao là một bộ phận không thể thiếu trong đời sống hoạt

động văn hóa tinh thần của con người, thể thao còn là chiếc cầu nối cho hòa
bình, đoàn kết hữu nghi giữa các quốc gia với nhau. Trong những năm gần
đây thể thao thành tích cao của Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh
mẽ trong các cuộc tranh tài tại khu vực, châu lục và thế giới, các kết quả đạt
được còn khiêm tốn nhưng rất đáng khích lệ.
Bình Dương là một tỉnh nằm trong khu vực miền Đông Nam Bộ, trong
những năm gần đây Thể thao thành tích cao (TTTTC) luôn được xác định là
một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển sự nghiệp thể
dục thể thao (TDTT) của tỉnh, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế
văn hóa xã hội, thực hiện mục tiêu CNH - HĐH đất nước.
Trong những năm qua, thể thao thành tích cao của tỉnh đã đạt được
những kết quả bước đầu. Công tác tuyển chọn đào tạo lực lượng vận động
viên từng bước đi vào nề nếp, dựa trên cơ sở hệ thống và khoa học đã có
chuyển biến tích cực, thành tích ở một số môn thể thao trọng điểm được nâng
lên; các môn thể thao mới được tập trung đầu tư và đã phát huy tác dụng. Vị
thế thể thao thành tích cao tỉnh nhà dần dần được khẳng định trong vùng
Đông Nam bộ và khu vực phía Nam.
Công tác tổ chức bộ máy, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ TDTT được
quan tâm, đầu tư, chất lượng đội ngũ cán bộ - công chức - viên chức – huấn
luyện viên - giáo viên TDTT được nâng lên; đáp ứng tốt nhu cầu hưởng thụ
văn hóa tinh thần thể chất của nhân dân, đẩy mạnh quá trình phát triển
TTTTC của tỉnh ngang tầm với các tỉnh, thành, ngành mạnh trong cả nước.
Tỉnh Bình Dương cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa
– Vũng Tàu là hạt nhân, động lực của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nước


2

ta, nơi có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh, ổn định, năng động và vững chắc.
Trong 5 năm qua, công tác quản lý, đào tạo VĐV thể thao thành tích

cao có nhiều tiến bộ. Một số môn thể thao đạt được thành tích đáng khích lệ.
Cơ sở vật chất kỹ thuật TDTT được chú ý đầu tư, nâng cấp và xây dựng mới,
như hệ thống dàn đèn trên sân vận động; xây dựng mới đường chạy điền kinh
phủ nhựa tổng hợp; sửa chữa và nâng cấp sân vận động tỉnh có sức chứa
20.000 chỗ ngồi; cải tạo phòng tập Judo; trang bị sàn đài môn Boxing. Việc
đào tạo bồi dưỡng HLV và VĐV được nâng lên một bước mới. Hoạt động
TDTT được phát triển theo hướng xã hội hóa. Các doanh nghiệp trong tỉnh
tham gia đầu tư một số môn thể thao thành tích cao của ngành, như Tổng
công ty đầu tư và phát triển Becamex (môn Bóng đá, Quần vợt...), Công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên vật liệu xây dựng Bình Dương (môn
Bóng chuyền), Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cấp thoát nước –
môi trường (môn xe đạp)… đã tạo thuận lợi để các môn thể thao đạt thành
tích cao tại các giải đấu trong nước và quốc tế.
Thực trạng phát triển lực lượng VĐV cho thấy tăng dần theo hàng năm,
kể cả về số lượng tuyệt đối, số lượng tương đối (tỷ lệ người tập luyện thường
xuyên). Sự tăng lên này kéo theo thành tích trong các giải thi đấu hàng năm
và đẳng cấp VĐV cũng tăng theo.
Thực trạng phân bố lực lượng VĐV cho thấy, hình thành các môn thể
thao trọng điểm của tỉnh với số lượng VĐV được đầu tư theo hệ thống quy
trình huấn luyện bài bản, đặc biệt ở một số môn như: Bóng đá, Bóng chuyền,
Võ, Điền kinh, Xe đạp, Thể hình, Bi da…, từng bước hình thành những môn
thế mạnh cho tỉnh. Việc phân bố lực lượng VĐV theo địa giới, giới tính và
theo môn thể thao được thể hiện rõ nét hơn, giúp cho ngành TDTT tập trung
đầu tư những môn trọng điểm và môn có thế mạnh. Về phân bố lứa tuổi, thâm
niên tập luyện cho thấy chiều hướng đào tạo trẻ được quan tâm đặc biệt; một


3

số môn thể thao trọng điểm bắt đầu có những yếu tố cần thiết để xây dựng

quy trình huấn luyện nhiều năm cho các môn thể thao trọng điểm này. Nhìn
chung công tác đào tạo VĐV trong những năm qua có nhiều tiến bộ và đạt
được thành tích nhất định. Song cũng còn một số mặt hạn chế và yếu kém.
Việc phân bổ lực lượng VĐV cho thấy còn nhiều bất cập về môn thể
thao, lứa tuổi, và thâm niên tập luyện. Đặc biệt phân bố theo địa giới huyện,
thị xã, thành phố.
Dù bước đầu xây dựng được quy trình đào tạo và quản lý đào tạo
nhưng còn chưa đồng bộ, thiếu các yếu tố bền vững của hệ thống, chưa đặt
trên nền tảng chuyên môn hóa cao và còn thiếu nhiều điều kiện đảm bảo
(kinh phí, sân bãi đúng tiêu chuẩn, chế độ chính sách…, và đặc biệt chưa có
chiến lược phát triển thể thao thành tích cao của tỉnh). Đội ngũ HLV về cơ
bản không đủ đáp ứng cho công tác huấn luyện ở giai đoạn nâng cao thành
tích thể thao. Về trình độ, thâm niên huấn luyện..., chỉ đảm bảo được công
tác huấn luyện sơ bộ ban đầu, giai đoạn chuyên môn hóa sâu, chưa được đào
tạo một cách bài bản, chuyên sâu, điều này dẫn đến chất lượng huấn luyện
còn thấp.
Quá trình xây dựng, hoàn thiện các tổ chức đào tạo và quản lý đào tạo
VĐV đã tạo sự chuyển biến về mặt số lượng và chất lượng đào tạo VĐV.
Song chỉ tập trung nhiều về phát triển số lượng VĐV, số lượng các môn thể
thao, chưa chú ý đến những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản
lý đào tạo đội ngũ cán bộ, huấn luyện viên; các điều kiện đảm bảo cần thiết để
phục vụ quá trình đào tạo (chính sách trong công tác đào tạo VĐV, ứng dụng
khoa học công nghệ trong tuyển chọn đào tạo chưa phổ biến, cập nhật thông
tin chưa đầy đủ). Công tác quản lý đào tạo VĐV đã có những kết quả và đem
lại hiệu quả trong chất lượng đào tạo, tuy nhiên còn nhiều vấn đề chưa được
đặt thành trọng tâm để giải quyết như: nội dung, phương thức quản lý; biện


4


pháp quản lý, cần khai thác tiềm năng và thế mạnh, nâng cao trình độ và khả
năng quản lý của các tổ chức xã hội; những vấn đề về phối hợp thực hiện kế
hoạch đào tạo; vấn đề quản lý và điều tiết các mối quan hệ giữa các tổ chức
đào tạo ...
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, bản thân hiện đang là lãnh đạo trực tiếp
của Trung tâm TDTT tỉnh Bình Dương với mong muốn đóng góp một phần
nhỏ vào công tác đào tạo, quản lý TTTTC của tỉnh nhà nên chúng tôi mạnh
dạn nghiên cứu đề tài:
“NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ QUẢN LÝ CÁC ĐỘI TUYỂN TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM
THỂ DỤC THỂ THAO TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2015 - 2016”
Mục đích nghiên cứu
Qua nghiên cứu, đánh giá thực trạng, xây dựng một số giải pháp nâng
cao hiệu lực, hiệu quả quản lý các đội tuyển Thể Thao tỉnh Bình Dương hiện
nay và những năm tiếp theo nhằm xem xét hiệu quả tác động của chúng, từ đó
làm căn cứ để điều chỉnh kế hoạch phát triển sao cho phù hợp với tình hình
thực tiễn hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, đề tài cần giải quyết ba nhiệm vụ sau:
1. Đánh giá thực trạng công tác quản lý đào tạo TTTTC tỉnh Bình
Dương giai đoạn 2010 - 2014.
2. Nghiên cứu xây dựng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản
lý các đội tuyển tập trung tại trung tâm TDTT tỉnh Bình Dương giai đoạn
2015 – 2016.
3. Đánh giá hiệu quả sử dụng các giải pháp.


5

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Bình
Dương
Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam. Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Bắc giáp tỉnh Bình
Phước, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và một phần thành phố Hồ Chí Minh,
phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và một phần tỉnh Đồng Nai.Theo
Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 29/12/2013 của Chính phủ, tỉnh Bình Dương
có diện tích tự nhiên là 2.694,43 km2 (chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước,
khoảng 12% diện tích miền Đông Nam Bộ); dân số 1.802.500 người (Tổng
cục Thống kê – tháng 10/2014); 09 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm: thành
phố Thủ Dầu Một, thị xã Dĩ An, thị xã Thuận An, thị xã Bến Cát, thị xã Tân
Uyên và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo) và 91
đơn vị hành chính cấp xã (48 xã, 41 phường, 02 thị trấn).[6]
Bình Dương đã biến vùng đất thuần nông, khô cằn, kém hiệu quả trở
thành những khu, cụm công nghiệp trọng điểm của cả nước. Đến nay, toàn
tỉnh có 28 khu công nghiệp và 08 cụm công nghiệp, với tổng diện tích khoảng
10.000ha. Trong đó có những khu công nghiệp tiêu biểu cho cả nước về xây
dựng kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh, đồng bộ và hiện đại, về tốc độ thu hút đầu
tư, quản lý sản xuất và bảo vệ môi trường như VSIP 1, 2, Mỹ Phước, Đồng
An, … Bằng những chính sách phù hợp, đến tháng 10 năm 2014, Bình Dương
đã thu hút được 2.356 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn là 20 tỷ 200 triệu
đô la Mỹ, trên 17.000 doanh nghiệp trong nước. Nhiều khu đô thị và dân cư
mới văn minh, hiện đại được hình thành, trong đó tiêu biểu nhất là thành phố
mới Bình Dương với điểm nhấn là Trung tâm hành chính tập trung của tỉnh đã
chính thức đi vào hoạt động từ ngày 20/02/2014. Không chỉ ấn tượng bởi kinh
tế phát triển, năng động, vùng đất Bình Dương xưa và nay còn được biết đến


6


với bề dày lịch sử, văn hóa phát triển rất phong phú, đa dạng, có nhiều nét
chung hòa quyện vào lịch sử - văn hóa phương Nam nhưng vẫn giữ được
những nét riêng rất độc đáo, tạo ấn tượng khó phai trong lòng mỗi người dân.
Tính đến nay, tỉnh Bình Dương có 11 di tích lịch sử, văn hóa được công
nhận cấp quốc gia, 39 di tích lịch sử, văn hóa được công nhận cấp tỉnh. Trong
tiến trình phát triển vùng đất mang đậm nét văn hoá làng nghề thủ công
truyền thống, Bình Dương tạo dấu ấn sâu sắc với các sản phẩm thủ công được
chế tác từ những làng nghề nổi tiếng đã định vị trên địa bàn hơn 300 năm.
Tiêu biểu nhất trong số đó là những nghề đã có từ rất sớm và phát triển mạnh
ở đất Thủ – Bình Dương như: Làng gốm sứ ở Lái Thiêu, Tân Phước Khánh;
làng mộc, chạm khắc gỗ ở Chánh Nghĩa, Phú Thọ; làng sơn mài ở Tương
Bình Hiệp…[6]
Ngoài ra, đến với Bình Dương, các du khách còn được tham quan các
danh lam, thắng cảnh, khu du lịch sinh thái, tham gia các lễ hội truyền thống
được tổ chức hàng năm thu hút sự tham gia của hàng ngàn lượt khách thập
phương như: Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu (thành phố Thủ Dầu Một), vườn trái
cây Lái Thiêu với đặc sản là măng cụt và sầu riêng (thị xã Thuận An), khu du
lịch Lạc cảnh Đại Nam Văn hiến, khu du lịch Núi Cậu – Lòng hồ Dầu Tiếng..;
cùng thưởng thức vị ngon đặc trưng của ẩm thực Bình Dương, thương hiệu
Bánh bèo Mỹ Liên (Chợ Búng, phường An Thạnh, thị xã Thuận An) có lịch
sử hơn 100 năm, được công nhận là một trong 10 món đặc sản Việt Nam đạt
giá trị ẩm thực châu Á…Với lịch sử hơn 300 năm hình thành và phát triển, đất
và người Bình Dương đã, đang và sẽ tiếp tục tạo được hình ảnh và ấn tượng
sâu sắc trong lòng của bạn bè quốc tế.
Đó không chỉ là sự ấn tượng bởi kinh tế phát triển, năng động, của một
môi trường đầu tư thông thoáng mà còn ở đôi bàn tay khéo léo và khối óc
sáng tạo của người Bình Dương đã thể hiện thông qua các sản phẩm thủ công


7


vừa đẹp mắt, vừa tinh tế, chuyển tải trong đó những thông điệp đối ngoại tốt
đẹp ra thế giới.
Bình Dương luôn là vùng đất của hội tụ. Thế và lực của Bình Dương
hôm nay là kết quả phấn đấu kiên cường, năng động, sáng tạo không ngơi
nghỉ của bao lớp cư dân trên vùng đất này qua các thời kỳ lịch sử. Đó là hành
trang, là vốn liếng quan trọng để Bình Dương cất cách trong thời kỳ mới –
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trở thành thành phố trực thuộc Trung
ương trước năm 2020.[6]
1.2. Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và dự báo phát triển thể dục thể thao
tỉnh Bình Dương
1.2.1. Quan điểm phát triển thể dục thể thao
Phát triển thể dục thể thao là yếu tố quan trọng trong chính sách phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con
người tăng cường thể lực, tầm vóc, tăng tuổi thọ người việt nam và lành mạnh
hóa lối sống của thanh thiếu niên. Phát triển thể dục, thể thao là trách nhiệm
của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, các Đoàn thể, các tổ chức xã hội và toàn
thể nhân dân; Ngành thể dục thể thao giữ vai trò nòng cốt trong thực hiện các
chính sách phát triển thể dục thể thao của Đảng và Nhà nước.[2]
Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đào tạo tài năng thể thao của tỉnh Bình
Dương; thực hiện quy hoạch đào tạo lực lượng cán bộ quản lý, HLV, VĐV,
trọng tài, bác sỹ thể thao…, với chất lượng cao theo hướng chuyên nghiệp.
Hoàn thiện hệ thống các chính sách, cơ chế quản lý, đẩy mạnh xã hội hóa
nhằm huy động nguồn lực tham gia phát triển thể thao thành tích cao và thể
thao chuyên nghiệp của tỉnh. Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang
thiết bị hiện đại; thường xuyên tổ chức các giải thi đấu thể thao đỉnh cao cấp
quốc gia và quốc tế; mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo
tài năng thể thao, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục thể thao, tạo động



8

lực thúc đẩy cho thể thao thành tích cao của tỉnh Bình Dương phát triển mạnh
mẽ phấn đấu đạt thứ hạng 10-20 trên 66 Tỉnh , Thành, Ngành của cả nước.
1.2.2. Mục tiêu phát triển thể dục thể thao
1.2.2.1. Mục tiêu tổng quát
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống đào tạo tài năng thể thao trong chương
trình xây dựng lực lượng VĐV kế thừa và nâng cao thành tích thi đấu thể thao
thành tích cao, tập trung đầu tư có trọng điểm ở các môn thể thao, nội dung
từng môn, số lượng VĐV đạt đẳng cấp quốc gia và quốc tế ở các tuyến. Cùng
với việc nâng cao trình độ huấn luyện viên, giáo viên TDTT, quan hệ với các
trung tâm huấn luyện quốc gia, hợp đồng với các HLV nước ngoài để thực
hiện công tác huấn luyện đào tạo các môn thể thao mũi nhọn của tỉnh. Bước
đầu xã hội hóa công tác đào tạo VĐV; phối hợp với các câu lạc bộ, đơn vị
ngoài công lập, đơn vị kinh tế để tăng nguồn đầu tư cho công tác đào tạo
VĐV ở một số môn thể thao trọng điểm.
Tiếp tục khắc phục mọi khó khăn, vượt qua những thử thách, tận dụng
thời cơ, dựa vào thế mạnh kinh tế – xã hội của tỉnh Bình Dương, vận dụng
những phương pháp, biện pháp hữu hiệu như: Xây dựng và đẩy mạnh các
hoạt động thể dục thể thao của tỉnh để tương lai trở thành một trong những
trung tâm mạnh của cả nước, góp phần nâng cao sức khỏe, thể trạng, tầm vóc
và làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần, giáo dục nhân cách, đạo đức,
lối sống lành mạnh của nhân dân tỉnh Bình Dương, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu
cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.[2]
1.2.2.2. Mục tiêu cụ thể
* Giai đoạn năm 2011 và 2015.
Tiếp tục mở rộng và đa dạng hóa các hoạt động thể dục thể thao quần
chúng, thể dục thể thao giải trí đáp ứng nhu cầu giải trí của xã hội và tạo thói
quen hoạt động, vận động suốt đời. Đẩy mạnh công tác giáo dục thể chất và



9

thể thao trong trường học, đảm bảo phát triển thể chất, bồi dưỡng nhân tài,
làm nền tảng phát triển thể thao thành tích cao và góp phần xây dựng lối sống
lành mạnh trong mọi tầng lớp học sinh- sinh viên -thanh thiếu niên tỉnh Bình
Dương. Tích cực phát triển TDTT lực lượng công nhân lao động trong các
khu công nghiệp, thể thao trong lượng vũ trang, góp phần đảm bảo an ninh
quốc phòng.[2]
Xây dựng đội ngũ cộng tác viên, huấn luyện viên, trọng tài TDTT ở cơ
sở … Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo để xây dựng các tuyến tuyển chọn
VĐV năng khiếu từ lứa tuổi tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học.
Hướng đến mục tiêu đạt thành tích cao trong các giải thi đấu quốc gia và quốc
tế ở những môn thể thao thế mạnh của tỉnh. Phấn đấu tạo được sự chuyển biến
trong các hoạt động thể dục thể thao…
* Giai đoạn năm 2016 và 2020.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống đào tạo tài năng thể thao theo hướng
chuyên nghiệp hóa; đào tạo, sử dụng hiệu quả đội ngũ nhân lực có chất lượng
cao gồm cán bộ quản lý, HLV, trọng tài, bác sỹ thể thao có trình độ và bằng
cấp cao .v.v. ; nhằm phục vụ theo hướng chuyên nghiệp hóa cho phát triển
TTTTC của tỉnh trong giai đoạn mới; tập trung xây dựng Trung tâm huấn
luyện thể thao hiện đại cho từng môn thể thao theo hướng xã hội hóa và phân
cấp cho các khu vực đô thị trong tỉnh.
1.2.3. Nhiệm vụ phát triển thể thao thành tích cao
Xây dựng Đề án phát triển thể thao thành tích cao theo hướng chuyên
nghiệp hóa phù hợp với đặc điểm phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình
Dương; khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào thể thao thành
tích cao; xây dựng hệ thống đào tạo VĐV mang tính khoa học, đồng bộ, hiệu
quả, đột biến. Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác tuyển chọn, đào tạo đội
ngũ vận động viên tài năng thể thao của Tỉnh, từng bước thực hiện chuyên



10

nghiệp hóa một số môn thể thao thuộc thế mạnh của Tỉnh. Tổ chức nghiên
cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công tác quản lý, đào tạo, huấn luyện để
đáp ứng yêu cầu phát triển của các môn thể thao.
Đổi mới toàn diện quan điểm và định hướng xã hội hóa hoạt động
TDTT của tỉnh với mục tiêu phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân
dân, huy động toàn xã hội chăm lo phát triển sự nghiệp TDTT và tạo điều
kiện để toàn xã hội hưởng thụ giá trị của TTTTC ngày càng cao. [2]
Mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế trong sự nghiệp phát triển TTTTC
của tỉnh. Đặc biệt, mở rộng việc tham gia thi đấu các giải thể thao ở khu vực,
Châu lục, Thế giới, góp phần vào quan hệ hữu nghị và hợp tác trong lĩnh vực
TTTTC của nước ta với các nước trong và ngoài khu vực của giai đoạn phát
triển mới phù hợp với thông lệ quốc tế (WTO).
Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở vật chất – kỹ thuật TTTTC của tỉnh
góp phần hoàn thiện thiết chế đảm bảo chất lượng các công trình thể thao,
nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ HLV trong công tác tuyển chọn và đào tạo
VĐV, nâng mức hưởng thụ các hoạt động TTTTC đối với sự phát triển phong
trào TDTT quần chúng, TDTT trường học là mảnh đất đào tạo nhân tài thể
thao, TDTT giải trí, TDTT du lịch,..v.v. Từng bước nâng cấp hoàn thiện các
công trình thể thao hiện đại ở cấp tỉnh, huyện, thị xã, thành phố lập đề án đầu
tư xây dựng mới các cơ sở vật chất thể dục thể thao cho các tuyến huyện, thị
xã, thành phố để nâng cao chất lượng và đáp ứng nhu cầu phát triển TDTT
của tỉnh.
Cùng với cả nước cần chuyển đổi cơ chế vận hành nền TDTT của tỉnh
Bình Dương phù hợp với nền kinh tế thị trường; xây dựng tổ chức quản lý
Nhà nước về kinh doanh tài sản TDTT, chuyên nghiệp hóa TDTT của tỉnh
theo các bước đi và lộ trình thích hợp.

Xây dựng và đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao của tỉnh Bình


11

Dương thành một trong những trung tâm mạnh của cả nước về tất cả các lĩnh
vực hoạt động TDTT, góp phần nâng cao sức khỏe, thể trạng, tầm vóc và làm
phong phú đời sống văn hóa tinh thần, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống
lành mạnh của nhân dân tỉnh Bình Dương, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Thực hiện đề án nâng cao thể trạng và
tầm vóc của người Việt Nam bằng giải pháp dinh dưỡng và TDTT đến 2020
định hướng 2030 do Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã ký ban hành
ngày 28/04/2011).
1.2.4. Dự báo phát triển thể thao thành tích cao
* Quan điểm của Đảng về xu thế phát triển trong tình hình mới.
Nước ta bước vào thời kỳ chiến lược mới trong bối cảnh thế giới đang
thay đổi rất nhanh, phức tạp, khó lường. Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là
xu thế lớn, những xung đột sắc tộc, tôn giáo, chiến tranh cục bộ, can thiệp, lật
đổ, khủng bố vẫn diễn ra gay gắt; các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống,
tội phạm công nghệ cao tiếp tục gia tăng. Những vấn đề toàn cầu như an ninh
tài chính, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai,
dịch bệnh…. Cuộc đấu trang của nhân dân các nước trên thế giới vì hòa bình
độc lập dân tộc, dân sinh, dân chủ và tiến bộ xã hội tiếp tục phát triển. Cuộc
đấu tranh giai cấp và dân tộc vẫn diễn biến phức tạp. Khu vực Châu Á – Thái
Bình Dương; trong đó có khu vực Đông Nam Á, và là khu vực phát triển năng
động nhưng vẫn tồn tại nhiều nhân tố gây mất ổn định; tranh chấp lãnh thổ,
biển đảo ngày càng gay gắt. ASIAN tuy còn nhiều khó khăn, thách thức
nhưng tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong khu vực....chỉ số phát triển con
người (HDI) đạt nhóm trung bình cao của thế giới; tuổi thọ bình quân đạt 75
tuổi; lao động qua đào tạo đạt trên 70%; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 1,52% năm.[2]

Đến năm 2020, có một số lĩnh vực khoa học, công nghệ, giáo dục, y tế,


12

văn hóa, TDTT đạt trình độ tiên tiến, hiện đại. Cải thiện chất lượng môi
trường chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, nhất là nước biển
dâng… (Trích Đại hội đại biểu toàn Quốc lần thứ XI).
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ huấn
luyện viên các môn thể thao. Đổi mới tổ chức, điều hành phát triển thể thao
thành tích cao theo hướng chuyên nghiệp hóa phù hợp với đặc điểm của từng
môn và từng địa phương. Nhà nước tập trung đầu tư và hỗ trợ đầu tư cho các
môn thể thao trọng điểm trên cơ sở huy động các nguồn lực của xã hội và
đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong quá trình đào tạo vận động
viên… (Trích Dự thảo lần 6 Nghị quyết của Bộ chính trị về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác thể dục thể thao trong tình hình mới).
1.3. Công tác tổ chức quản lý nhà nước về TTTTC tỉnh Bình Dương
1.3.1. Một số văn bản pháp quy liên quan đến công tác quản lý, đào
tạo vận động viên thể thao tại tỉnh Bình Dương.
- Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ Nội vụ (2008), Thông tư liên
tịch Số: 43/2008/TTLT-BVVHTTDL-BNV ngày 06/6/2008 về “Hướng dẫn
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hoá, Thể thao
và Du lịch thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, Phòng Văn hoá và Thông tin thuộc
Uỷ ban nhân dân huyện”. Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ
trưởng Bộ Nội vụ.[1]
- Chiến lược phát triển nhân lực nhóm ngành Văn hoá – Thể thao giai
đoạn 2011-2020 Ban hành kèm theo Quyết định số 3067/QĐ-BVHTTDL của
Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.[2]
- Quyết định số 32/QĐ-TTg, ngày 06/6/2011 “ Về một số chế độ đối
với huấn luyện viên, vận động viên thể thao được tập trung tập huấn và thi

đấu”.[16]
- Quy hoạch phát triển nhân lực nhóm ngành Văn hóa, Thể thao giai


13

đoạn 2011-2020 Ban hành kèm theo Quyết định số 3067/QĐ-BVHTTDL
ngày 29/9/2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.[24]
- Quyết định số: 2189/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2010 về “Về việc
phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020”,
Thủ tướng chính phủ.[23]
- Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22 tháng 07 năm 2011 về “Phê
duyệt quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020”, Thủ
tướng chính phủ.[21]
- Quyết định số 1354/QĐ-BVHTTDL ngày 10/4/2013 ban hành kế
hoạch hành động của bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện nghị quyết số
16/NQ-CP ngày 14/1/2013 của chính phủ về ban hành chương trình hành
động của chính phủ thực hiện nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01/12/2011 của
Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa XI về tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm
2020.[22]
- Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;[9]
- Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ
quan ngang Bộ;[12]
- Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;[11]
- Nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hoá, Thể

thao và Du lịch;[13]
- Quyết định số 67/2008/QĐ-TTg ngày 26 tháng 5 năm 2008 của Thủ
tướng Chính phủ về chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với vận động viên, huấn


14

luyện viên thể thao;[17]
1.3.2. Công tác tổ chức quản lý của Sở VH,TT&DL
Sở VH,TT&DL là đơn vị quản lý nhà nước và quản lý sự nghiệp các
lĩnh vực VH,TT&DL của tỉnh Bình Dương thực hiện theo chức năng và
nhiệm vụ được quy định tại nghị định số 13/2008/NĐ/CP về việc quy định tổ
chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, Thành phố trực thuộc do
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 04/02/2008 và Nghị định số
14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 về việc quy định tổ chức các cơ quan
chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, hợp nhất sở TDTT, Sở Thương
mại - Du lịch với Sở văn hóa thông tin thành Sở VH,TT&DL; chuyển chức
năng và tổ chức về báo chí xuất bản vào Sở thông tin và truyền thông.[1]
Sở VH, TT&DL tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về: Văn hóa; Thể dục, Thể thao và Du lịch; Gia đình; Quảng
cáo (trừ quảng cáo trên mạng báo chí, mạng thông tin máy tính và xuất bản
phẩm); tiếp nhận chức năng và tổ chức về gia đình từ Ủy ban dân số, gia đình
và trẻ em.
Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.
các quy định để quản lý nhà nươc trong lĩnh vực VH,TT&DL, phát triển sự
nghiệp VH,TT&DL của tỉnh theo đúng chủ trương đường lối, chính sách của
Đảng, Nhà nước và của ngành phối hợp với UBND huyện, thị, thành phố chỉ
đạo, hướng dẫn Phòng văn hóa thông tin các huyện, thị, thành phố triển khai
thực hiện Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ về
ban hành quy định hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng.

Thông tư số 04/2009/TT-BVHTTDL ngày 16/12/2009 của Bộ văn hóa, Thể
thao và Du lịch về hướng dẫn Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch
vụ văn hóa công cộng. Ban hành văn bản theo thẩm quyền.[1]
Thực hiện công tác chỉ đạo và điều hành các đơn vị trực thuộc theo chỉ


×