Tải bản đầy đủ (.doc) (180 trang)

Luận văn Thạc sỹ: ĐỜI SỐNG CƯ DÂN VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.08 MB, 180 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HÓA HỌC


TRẦN TRỌNG LỄ

ĐỜI SỐNG CƯ DÂN
VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN
TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH VĂN HÓA HỌC
MÃ SỐ: 60.31.70

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TIẾN SĨ LÝ TÙNG HIẾU

TP. HỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2011


LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
- TS. Lý Tùng Hiếu đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn chúng
tôi tận tình trong quá trình viết và hoàn tất luận văn này.
- Quý thầy cô trong và ngoài khoa Văn hóa học, trường Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn đã cung cấp cho chúng tôi những kiến thức bổ ích trong suốt quá
trình học chương trình học và hoàn tất chương trình thạc sĩ.
- Gia đình nội, ngoại đã động viên, khích lệ và tạo điều kiện cho chúng tôi
trong suốt quá trình học tập và hoàn tất luận văn này.


- Các anh chị, bạn bè học viên cao học cùng khóa đã hỗ trợ và giúp đỡ
chúng tôi trong suốt quá trình học tập.
Có thể nói, chúng tôi cũng đã bỏ ra không ít thời gian, công sức và cả tâm
huyết của mình khi thực hiện đề tài này. Tuy nhiên, việc thiếu sót trong quá trình
thực hiện luận văn là điều không thể tránh khỏi, rất mong được sự góp ý chân tình
của quý Thầy Cô, bạn bè để luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.


MỘT SỐ QUY ƯỚC

1/ Đơn vị hành chính ở vùng đồng bằng trung tâm tứ giác Long Xuyên được
ước lượng và đánh dấu (*) trong phần lục 1
2/ Dân số (chia theo tộc người và tôn giáo) trong vùng đồng bằng trung tâm tứ
giác Long Xuyên chỉ có tính minh họa như trong phần lục 3 và phụ lục 4
3/ Ngoại trừ 2 hình (hình 3 và hình 37) được sưu tầm từ TS. Lý Tùng Hiếu, tất
cả hình ảnh còn lại đều do tác giả chụp từ thực tế, cho nên những hình ảnh đó sẽ
không dẫn nguồn
4/ Trong luận văn có đính kèm “Sơ đồ định vị vùng tứ giác Long Xuyên do họa
sĩ Di Linh thực hiện trên cơ sở vẽ lại từ bản đồ du lịch đồng bằng sông Cửu Long
5/ Phần Phụ lục hình ảnh minh họa được chia ra làm 7 nhóm:
- Nhóm 1: Từ hình 35 và hình 36: Hình ảnh về không gian văn hóa
- Nhóm 2: Từ hình 37 đến hình 44: Hình ảnh về văn hóa mưu sinh
- Nhóm 3: Từ hình 45 và hình 46: Món ăn và món bánh của người Việt
- Nhóm 4: Từ hình 47 đến hình 48: Phương tiện trong văn hóa giao thông
- Nhóm 5: Từ hình 49 đến hình 50: Mối quan hệ láng giềng trong văn hóa tổ
chức cộng đồng của người Việt
- Nhóm 6: Hình 51: Tín ngưỡng thờ thần tự nhiên của người Việt
- Nhóm 7: Hình 52: Không gian kiến trúc chùa



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ……………………………………………………………………………...2
MỘT SỐ QUY ƯỚC ……………………………………………………………………….3
MỤC LỤC ………………………………………………………………………………….4
DẪN NHẬP ………………………………………………………………………………..7
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ………………………………………………………………….7
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ …………………………………………………….7
3. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ……………………………9
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TƯ LIỆU ……………………………11
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN …………………………………………….13
6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN ……………………………………………………………...14
CHƯƠNG I MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA VÀ CHỦ THỂ VĂN HÓA VÙNG TỨ
GIÁC LONG XUYÊN …………………………………………………………………...16
1. MINH ĐỊNH THUẬT NGỮ …………………………………………………………...16
2. MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN ……………………...19

2.1. Không gian văn hóa …………………………………………………………..19
2.2. Giao lưu và tiếp biến văn hóa ………………………………………………...25
3. CHỦ THỂ VĂN HÓA VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN …………………………...39
4. TIỂU KẾT ……………………………………………………………………………...41
CHƯƠNG II VĂN HÓA VẬT THỂ CỦA CƯ DÂN VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN
…………………………………………………………………………………...44
1. VĂN HÓA MƯU SINH ………………………………………………………………..44

1.1. Nghề trồng lúa và hoa màu …………………………………………………...44
1.2. Nghề trồng tràm ………………………………………………………………49
1.3. Nghề khai thác thuốc dân tộc …………………………………………………50
1.4. Nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm ……………………………………………...50
1.5. Nghề đánh bắt thuỷ sản ……………………………………………………….52

1.6. Nghề nuôi cá ………………………………………………………………….54
1.7. Các nghề thủ công ……………………………………………………………55
1.8. Các nghề buôn bán ……………………………………………………………57


5

1.9. Các nghề dịch vụ ……………………………………………………………...58
2. VĂN HÓA ẨM THỰC …………………………………………………………58
2.1. Quan niệm và phong cách ẩm thực …………………………………………...58
2.2. Ẩm thực thường nhật …………………………………………………………62
2.3. Ẩm thực lễ tết …………………………………………………………………65
3. VĂN HÓA TRANG PHỤC …………………………………………………….66
3.1. Trang phục thường nhật ………………………………………………………67
3.2. Trang phục lễ tết ……………………………………………………………...69
3.3. Trang sức ……………………………………………………………………...70
4. VĂN HÓA CƯ TRÚ ……………………………………………………………71
4.1. Loại hình cư trú ………………………………………………………………71
4.2. Tổ chức mặt bằng cư trú ……………………………………………………...74
4.3. Các vật dụng gia đình …………………………………………………………76
5. VĂN HÓA GIAO THÔNG …………………………………………………….77
5.1. Loại hình giao thông ………………………………………………………….77
5.2. Phương tiện giao thông ……………………………………………………….80
5.3. Vai trò văn hóa của giao thông ……………………………………………….83
6. TIỂU KẾT ………………………………………………………………………86
CHƯƠNG III VĂN HÓA PHI VẬT THỂ CỦA CƯ DÂN VÙNG TỨ GIÁC
LONG XUYÊN …………………………………………………………………...88
1. VĂN HÓA TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG …………………………………………88
1.1. Chế độ gia đình ……………………………………………………………….88
1.2. Hình thức gia đình …………………………………………………………….89

1.3. Hình thức quần cư ………………………………………………………….....91
2. VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG …………………………………………………….94
2.1. Tín ngưỡng thờ cúng các thần tự nhiên và thần nông nghiệp ………………...94
2.2. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và thờ cúng nhân thần ………………………...100
2.3. Các tôn giáo hiện đại ………………………………………………………...105
3. VĂN HÓA PHONG TỤC ……………………………………………………..114


6

3.1. Phong tục sinh sản …………………………………………………………...115
3.2. Phong tục hôn nhân ………………………………………………………….116
3.3. Phong tục tang ma …………………………………………………………...119
4. VĂN HÓA LỄ HỘI …………………………………………………………...122
4.1. Lễ hội nông nghiệp ………………………………………………………….122
4.2. Lễ hội danh nhân ……………………………………………………………123
4.3. Lễ hội tôn giáo ………………………………………………………………125
5. VĂN HÓA NGHỆ THUẬT …………………………………………………..126
5.1. Văn học dân gian ……………………………………………………………126
5.2. Nghệ thuật diễn xướng ………………………………………………………132
5.3. Nghệ thuật tạo hình ………………………………………………………….139
6. TIỂU KẾT ……………………………………………………………………..142
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………...145
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………...148
PHỤ LỤC ………………………………………………………………………..162


DẪN NHẬP
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tây Nam Bộ là vùng đất mới với sự hội tụ các tộc người mang những nét

văn hóa truyền thống đặc sắc, hội tụ nhiều yếu tố bản địa và khu vực. Trong đó, mỗi
vùng môi sinh đều có hoàn cảnh lịch sử, đặc trưng và bản sắc văn hóa riêng, có
phong cách độc đáo trong tư tưởng, tình cảm, nếp nghĩ, lối sống, phong tục, tín
ngưỡng….Vùng tứ giác Long Xuyên cũng là nơi sinh tụ của các cư dân Việt,
Khmer, Hoa, Chăm và một ít các tộc người khác. Quá trình cộng cư và giao lưu văn
hóa của các tộc người đã hình thành nên diện mạo văn hóa vùng tứ giác Long
Xuyên khá đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, do đặc điểm lịch sử, điều kiện thiên
nhiên không thuận lợi cho việc canh tác, định cư nên đa phần vùng đất trũng ở tứ
giác Long Xuyên vẫn còn hoang hóa cho đến những năm 80 của cuối thế kỷ XX.
Sau chính sách đổi mới từ năm 1986, vùng đồng bằng trũng tứ giác Long Xuyên
được đẩy mạnh khai khẩn thành một trong những vựa lúa quan trọng của vùng Tây
Nam Bộ và là một vùng dân cư phát triển về kinh tế, xã hội. Vùng đất này đã tạo
nên những mảng màu văn hóa mới trong không gian văn hóa Nam Bộ nói chung và
Tây Nam Bộ nói riêng.
Đó chính là những lý do thúc đẩy chúng tôi chọn đề tài “Đời sống cư dân
vùng tứ giác Long Xuyên từ góc nhìn văn hóa học” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ
văn hóa học.

2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Nghiên cứu thực hiện đề tài đời sống cư dân vùng tứ giác Long Xuyên từ góc
nhìn văn hóa học, chúng tôi có điều kiện thuận lợi là tư liệu lịch sử về quá trình khai
phá vùng đất Nam Bộ nói chung và địa bàn tứ giác Long Xuyên khá phong phú.


8

Vào đầu thế kỷ XIX, Trịnh Hoài Đức đã biên soạn bộ Gia Định Thành thông
chí, ghi chép về thay đổi hành chính, núi sông, sản vật…của vùng đất Nam Bộ đương
thời, trong đó có tứ giác Long Xuyên. Đây là một tư liệu quý giá cho luận văn.
Lịch sử khẩn hoang miền Nam của Sơn Nam [1994] cung cấp nhiều tư liệu

lịch sử, trong đó có những tư liệu về cuộc khẩn hoang lập làng, xác lập vùng biên
giới thuộc tứ giác Long Xuyên vào thế kỷ XVIII – XIX.
Các công trình địa phương chí phản ánh các phương diện tự nhiên, lịch sử,
kinh tế, văn hóa của vùng đất tứ giác Long Xuyên như Địa phương chí tỉnh Long
Xuyên [1956], Địa phương chí tỉnh Châu Đốc [1956, 1968], Địa phương chí tỉnh
Hà Tiên [Trần Thêm Trung, 1957], Địa phương chí tỉnh An Giang [1959, 1961,
1963, 1967, 1973], Địa phương chí thị xã Rạch Giá [1973].
Quyển Những trang về An Giang của Trần Thanh Phương [1984] đã đề cập
đến thiên nhiên, con người, kinh tế, văn hóa của vùng đất An Giang trong các thế kỷ
XVIII – XX. Tác phẩm Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ do Huỳnh Lứa chủ biên
[1987] đã khái quát quá trình di chuyển dân cư, khai hoang lập đồn điền, tổ chức
sản xuất nông nghiệp, những biến đổi về mặt xã hội của vùng đất Nam Bộ trong quá
trình khai phá. Sách Văn hóa và cư dân đồng bằng sông Cửu Long của Nguyễn
Công Bình – Lê Xuân Diệm – Mạc Đường [1990] giới thiệu tổng quan về tình hình
cư trú của các dân tộc ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Tác phẩm Vấn đề dân tộc ở vùng đồng bằng sông Cửu Long của Mạc Đường
[1991] đề cập khá chi tiết về sinh hoạt kinh tế của các dân tộc Việt, Khmer, Chăm,
Hoa sinh sống ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung, vùng đất tứ giác Long
Xuyên nói riêng. Quyển sách Văn hóa dân gian người Việt ở Nam Bộ của Thạch
Phương – Hồ Lê – Huỳnh Lứa – Nguyễn Quang Vinh [1992] góp phần lý giải về
đặc điểm, tính cách, tâm lý…của người Việt Nam Bộ. Cuốn sách Thoại Ngọc Hầu
và những cuộc khai phá miền Hậu Giang của Nguyễn Văn Hầu [1999] cho một cái
nhìn về người Việt trong buổi đầu ở vùng đất tứ giác Long Xuyên.


9

Công trình Vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long - hiện trạng và giải
pháp do Đào Công Tiến chủ biên [2001] đề cập đến điều kiện tự nhiên, đời sống
văn hóa cư dân vùng tứ giác Long Xuyên. Địa chí An Giang [2003, 2007] là công

trình khoa học nghiên cứu về vùng đất An Giang do Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang
chủ trì đã đề cập về các phần địa lý tự nhiên, về nhân văn, về dân cư, về lịch sử…
của tỉnh An Giang và trong đó có các địa phương thuộc tứ giác Long Xuyên. Tìm
hiểu đất Hậu Giang và lịch sử An Giang [2005] của Sơn Nam đã cung cấp thêm tư
liệu lịch sử, văn hóa xã hội của vùng đất và đời sống cư dân vùng tứ giác Long
Xuyên. Sách Nghiên cứu Hà Tiên [2008] của Trương Minh Đạt đã góp phần làm rõ
về công cuộc mở rộng và khẩn hoang vùng đất tứ giác Long Xuyên. Văn hóa Việt
Nam giàu bản sắc [2010] của Nguyễn Đắc Hưng đề cập đến vùng văn hóa Nam Bộ,
góp phần nghiên cứu tứ giác Long Xuyên.
Dưới góc độ tôn giáo, Đạo Phật trong cộng đồng người Việt ở Nam Bộ - Việt
Nam từ thế kỷ XVII đến năm 1975 của Trần Hồng Liên [2000], Đạo Tứ Ân Hiếu
Nghĩa của người Việt ở Nam Bộ từ năm 1867 - 1975 của Đinh Văn Hạnh, Luận án
Tiến sĩ Cộng đồng người Việt Công giáo ở đồng bằng sông Cửu Long của Trần Hữu
Hợp [2006] đều tìm hiểu đời sống tôn giáo của cộng đồng người Việt Nam Bộ, có
liên quan đến tứ giác Long Xuyên.
Tuy nhiên, những tư liệu liên quan đến các phương diện đời sống cư dân tứ
giác Long Xuyên thời kỳ đương đại, đặc biệt trong vài thập niên trở lại đây, vẫn
chưa được dồi dào. Để bổ khuyết mảng tư liệu này, chúng tôi dựa vào nguồn tư liệu
thu thập được từ những chuyến đi thực tế và từ những kiến thức cá nhân với tư cách
là một cư dân của vùng tứ giác Long Xuyên.

3. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Mục đích nghiên cứu
Từ hiện trạng tư liệu nêu trên, chúng tôi xác định mục đích nghiên cứu của đề
tài “Đời sống cư dân vùng tứ giác Long Xuyên từ góc nhìn văn hóa học” như sau:


10

- Ứng dụng các lý thuyết nghiên cứu văn hóa học để khảo sát và mô tả một

cách toàn vẹn đời sống các nhóm cư dân ở vùng tứ giác Long Xuyên trong thời kỳ
đương đại.
- Bước đầu phác thảo bức tranh toàn cảnh về văn hóa các cư dân, từ đó tìm ra
những đặc trưng cơ bản trong đời sống văn hóa của cư dân vùng tứ giác Long
Xuyên hôm nay.
- Góp phần làm sáng tỏ cách thức ứng xử, giao lưu văn hóa giữa các nhóm
cư dân ở các lĩnh vực trong sự phát triển hội nhập của toàn vùng.

3.2. Đối tượng nghiên cứu
Từ mục đích nghiên cứu được xác định như trên, đối tượng nghiên cứu của
luận văn sẽ là đời sống cư dân vùng tứ giác Long Xuyên trên các phương diện văn
hóa vật thể, văn hóa phi vật thể.
Các cư dân ở vùng này là các tộc người Việt, người Khmer, người Hoa,
người Chăm đã có sự giao lưu, tiếp biến văn hóa với nhau trong quá trình cộng cư
nhưng vẫn giữ bản sắc văn hóa riêng của mình. Trong đó, đối tượng nghiên cứu
trọng tâm của luận văn là đời sống của cộng đồng người Việt, tộc người chiếm đa số
tuyệt đối và là chủ thể đại diện cho tứ giác Long Xuyên.
Ngoài ra, ở những chỗ cần thiết, chúng tôi cũng tìm hiểu và trình bày những
thông tin liên quan đến các cộng đồng cư dân cư trú ở một số vùng lân cận như
Đồng Tháp Mười, vùng Phù sa, vùng Giồng duyên hải, nhằm so sánh làm rõ nét đặc
trưng trong đời sống cư dân vùng tứ giác Long Xuyên.

3.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Phạm vi nghiên cứu của chúng tôi là vùng đồng bằng
trung tâm của tứ giác Long Xuyên - là một địa danh mới hình thành gần đây để chỉ
một vùng đất hình tứ giác (vì 4 góc là thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc,
thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên) với các cạnh là đường biên giới Việt Nam Campuchia, vịnh Thái Lan, kinh Cái Sắn, sông Hậu và có diện tích tự nhiên khoảng


11


490.000 ha. Tứ giác Long Xuyên bao gồm các đơn vị hành chánh là thành phố Long
Xuyên, thị xã Châu Đốc, huyện Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn, Tịnh Biên, Tri
Tôn (tỉnh An Giang), thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên, huyện Giang Thành, Kiên
Lương, Hòn Đất, một phần huyên Tân Hiệp, Châu Thành (tỉnh Kiên Giang).
Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên và văn hóa của địa bàn rộng lớn này có sự khác
biệt rõ rệt giữa khu vực đồng bằng trung tâm với các khu vực đô thị và dân cư ở
ngoại biên. Các đô thị ở ngoại biên như thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc,
thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên, đều hình thành rất sớm và tài liệu nghiên cứu
rất dồi dào. Còn khu vực đồng bằng trung tâm chỉ được khai phá khá mạnh mẽ
trong vài thập niên trở lại đây, tài liệu khảo tả còn thưa thớt. Do đó, chúng tôi chọn
khu vực đồng bằng trung tâm này làm trọng tâm nghiên cứu.
Về mặt hành chính, vùng đồng bằng trung tâm tứ giác Long Xuyên tương
ứng với địa bàn các huyện Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn, Tân Hiệp, Hòn Đất,
một phần các huyện Tịnh Biên, Tri Tôn, Kiên Lương, Giang Thành. Đây là địa bàn
có đặc trưng địa – văn hóa tiêu biểu nhất của vùng tứ giác Long Xuyên, là văn minh
lúa nước của cư dân trên vùng đất mới.
Phạm vi thời gian: Chúng tôi nghiên cứu đời sống cư dân vùng đồng bằng
trung tâm tứ giác Long Xuyên chủ yếu trong thời kỳ đương đại, từ năm 1975 đến
nay. Đây là mốc thời gian xảy ra nhiều biến cố lịch sử, chính trị, thiên tai, các chính
sách khuyến khích công cuộc khẩn hoang …đã làm ảnh hưởng đến đời sống cư dân
về các mặt văn hóa vật chất lẫn văn hóa tinh thần.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TƯ LIỆU
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:
- Phương pháp khảo sát điền dã: Vốn là cư dân vùng tứ giác Long Xuyên,
chúng tôi cũng có những kinh nghiệm, hiểu biết nhất định về đời sống của cư dân
của vùng đất quê hương. Tuy nhiên, để thực hiện đề tài này, dưới sự hướng dẫn của



12

Tiến sĩ Lý Tùng Hiếu, trong quá trình học tập và làm luận văn từ năm 2008 đến nay,
chúng tôi đã tổ chức một số chuyến đi thực tế, tìm hiểu về đời sống cư dân ở vùng
tứ giác Long Xuyên: Chuyến thực tế thứ nhất diễn ra từ ngày 23 – 26/11/2010 do
Khoa Văn hóa học Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn TPHCM tổ chức,
trên địa bàn Long Xuyên, Châu Đốc, Tịnh Biên, Tri Tôn, Thoại Sơn thuộc tỉnh An
Giang. Chuyến thứ hai kéo dài từ ngày 02 – 04/09/2011 do chúng tôi tự thực hiện trên
địa bàn Thoại Sơn (An Giang), Hòn Đất (Kiên Giang). Bên cạnh đó là một số chuyến
đi ngắn.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp tư liệu: được vận dụng để xử lý các
nguồn tài liệu thư tịch và tài liệu thu thập được qua các đợt khảo sát thực địa để làm
rõ đặc trưng đời sống văn hóa của cư dân.
- Phương pháp phân tích hệ thống - cấu trúc: được vận dụng để khảo sát đối
tượng nghiên cứu là đời sống cư dân vùng tứ giác Long Xuyên như một hệ thống
bao gồm các yếu chủ thể, văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể… hợp thành một
chỉnh thể có quan hệ tương tác với môi trường văn hóa (không gian văn hóa và giao
lưu tiếp biến văn hóa).
- Phương pháp nghiên cứu lịch sử: đem lại một cái nhìn lịch đại để bổ sung
cho cái nhìn thiên về đồng đại của phương pháp phân tích hệ thống cấu trúc, nhằm
xem xét quá trình biến đổi đời sống văn hóa cộng đồng cư dân. Phương pháp nghiên
cứu lịch sử giúp đem lại những hiểu biết sâu sắc về lịch sử hình thành, địa bàn phân
bố của cộng đồng cư dân và thấy rõ những cơ chế hình thành, phát triển đời sống
văn hóa cư dân theo các giai đoạn lịch sử khác nhau.
- Phương pháp liên ngành: giúp liên kết sự đa dạng của những hiện tượng
văn hóa vốn được các ngành khoa học khác nhau nghiên cứu một cách biệt lập, tổng
hợp kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học khác nhau nhằm giải thích một
cách toàn diện bản chất của văn hóa, nghiên cứu có hiệu quả các biểu hiện đa dạng,
đa chiều kích của văn hóa. Phương pháp này giúp cho việc tích hợp kiến thức từ các



13

ngành khoa học khác nhau để xử lý một cách toàn diện và đồng bộ các hiện tượng
thuộc về đời sống văn hóa của cư dân.
- Phương pháp so sánh: giúp nhận diện sự khác biệt và tương đồng trong đời
sống văn hóa cư dân địa bàn vùng đồng bằng trung tâm tứ giác Long Xuyên so với
các địa bàn khác ở Nam Bộ, Trung Bộ…

4.2. Nguồn tư liệu
- Tư liệu chuyên khảo về Tây Nam Bộ nói chung và tứ giác Long Xuyên nói
riêng trên các bình diện khoa học, trong đó các công trình về văn hóa và văn hóa
học (được liệt kê trong mục tài liệu tham khảo) sẽ được chú trọng tham khảo, phân
tích đối chiếu, tiếp thu có chọn lọc các kết quả nghiên cứu liên quan đến văn hóa cư
dân vùng tứ giác Long Xuyên.
- Tư liệu từ các chuyến thực tế cũng là những tư liệu quan trọng cho việc
thực hiện luận văn này. Các chuyến đi thực tế nêu trên đem lại cho chúng tôi rất
nhiều kiến thức, tư liệu về cuộc sống hàng ngày của cư dân vùng đồng bằng trung
tâm vùng tứ giác Long Xuyên. Chúng tôi đã được tham dự các nghi lễ vòng đời, lễ
cúng đình Thoại Ngọc Hầu ở thị trấn Núi Sập... Chúng tôi cũng đã trực tiếp tiếp
xúc, phỏng vấn các cư dân trong vùng về một số lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.
Để có cái nhìn so sánh đời sống cư dân vùng tứ giác Long Xuyên với các vùng khác
ở vùng văn hóa Tây Nam Bộ, chúng tôi còn thực hiện chuyến khảo sát vùng ven
biển từ Hà Tiên đến Rạch Giá, ở Phú Tân, Chợ Mới, Sa Đéc, Bến Tre, Đại Ngãi
(vùng Phù Sa), Tháp Mười, Tân Thạnh, Bến Lức (vùng Đồng Tháp Mười), Cần
Thơ, Hậu Giang, Miệt Thứ (vùng Nam sông Hậu). Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng
các nguồn tư liệu bổ trợ thu thập được từ các bài viết đã công bố trên sách báo,
internet.


5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
5.1. Ý nghĩa khoa học


14

- Bước đầu phác thảo bức tranh toàn cảnh có tính cập nhật về đời sống của
cư dân ở vùng đồng bằng trung tâm tứ giác Long Xuyên, từ đó xác định những đặc
trưng cơ bản trong đời sống văn hóa của cư dân vùng tứ giác Long Xuyên hôm nay.
- Vận dụng một cách đồng bộ các phương pháp nghiên cứu cần thiết đối với
đề tài, qua đó thể nghiệm một cách tiếp cận toàn diện của văn hóa học để khảo sát
và mô tả đời sống các nhóm cư dân ở vùng đồng bằng trung tâm tứ giác Long
Xuyên trong thời kỳ đương đại.

5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trên bình diện thực tiễn, luận văn nghiên cứu đời sống cư dân dưới góc nhìn
văn hóa học để góp phần làm rõ những thành tựu và chỉ ra những bất ổn, bất cập
trong đời sống cư dân và làm cơ sở bổ sung phát triển chính sách văn hóa, kinh tế,
xã hội của vùng đồng bằng trung tâm tứ giác Long Xuyên.

6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Cấu trúc của luận văn tương ứng với các cách tiếp cận và phương pháp
nghiên cứu được chọn. Ngoài phần Dẫn nhập, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ
lục, nội dung chính của luận văn cấu trúc thành 3 chương như sau:
- Chương I. Môi trường văn hoá và chủ thể văn hoá vùng tứ giác Long
Xuyên. Chương này giới thiệu khái quát về môi trường văn hoá và chủ thể văn hoá
của vùng đồng bằng trung tâm tứ giác Long Xuyên, và được chia thành 3 mục: môi
trường văn hoá (không gian văn hoá, giao lưu tiếp biến văn hoá); chủ thể văn hoá
(các tộc người, các chủ thể văn hoá chính); tiểu kết.
- Chương II. Văn hoá vật thể vùng tứ giác Long Xuyên. Chương này trình

bày 5 hoạt động văn hoá vật thể chính yếu của cư dân đồng bằng trung tâm tứ giác
Long Xuyên: văn hoá mưu sinh; văn hoá ẩm thực; văn hoá trang phục; văn hoá cư
trú; văn hoá giao thông. Mục tiểu kết chương đúc kết những đặc trưng chung trong
các hoạt động văn hoá vật thể của cư dân.


15

- Chương III. Văn hoá phi vật thể vùng tứ giác Long Xuyên. Chương này
trình bày 5 hoạt động văn hoá phi vật thể chính yếu của cư dân đồng bằng trung tâm
tứ giác Long Xuyên: văn hoá tổ chức cộng đồng; văn hoá tín ngưỡng; văn hoá
phong tục; văn hoá lễ hội; văn hoá nghệ thuật. Mục tiểu kết chương đúc kết những
đặc trưng chung trong các hoạt động văn hoá phi vật thể của cư dân.
Phần phụ lục bao gồm:
- Phụ lục 1: Đơn vị hành chính vùng tứ giác Long Xuyên năm 2011
- Phụ lục 2: Các núi trong vùng tứ giác Long Xuyên
- Phụ lục 3: Dân số chia theo tộc người ở tỉnh An Giang và Kiên Giang
- Phụ lục 4: Dân số chia theo tôn giáo ở tỉnh An Giang và Kiên Giang
- Phụ lục 5: Hình ảnh về đời sống cư dân vùng tứ giác Long Xuyên


CHƯƠNG I
MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA VÀ CHỦ THỂ VĂN HÓA
VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN
1. MINH ĐỊNH THUẬT NGỮ
1.1. Hệ thống văn hóa
Trong luận văn này, chúng tôi vận dụng cách tiếp cận theo quan điểm hệ
thống - cấu trúc, phối hợp với cách tiếp cận theo quan điểm địa văn hoá, được thể
hiện trong giáo trình Các vùng văn hóa và văn hóa các tộc người Việt Nam, do Lý
Tùng Hiếu biên soạn và giảng dạy tại Khoa Văn hóa học Trường Đại học khoa học

xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. Theo cách tiếp cận từ quan điểm hệ
thống - cấu trúc, chúng tôi xem văn hoá vùng đồng bằng trung tâm tứ giác Long
Xuyên là một hệ thống bao gồm ba yếu tố có quan hệ hữu cơ là chủ thể văn hoá,
hoạt động văn hoá và đặc trưng văn hoá.
(1) Chủ thể văn hoá bao gồm các tộc người, các tập thể xã hội cư trú trong
vùng mà các hoạt động văn hoá, truyền thống văn hoá của họ góp phần làm nên các
đặc trưng văn hoá của vùng. Vì vậy, trong hệ thống, chủ thể văn hoá đóng vai trò là
yếu tố trung tâm, chi phối các hoạt động văn hoá và đặc trưng văn hoá.
(2) Hoạt động văn hoá bao gồm các lĩnh vực hoạt động thực tiễn khác nhau,
giúp cho các chủ thể văn hoá sinh tồn và phát triển. Số lượng các hoạt động văn hoá
nhiều hay ít tuỳ theo các nhà nghiên cứu, nhưng có thể quy vào hai nhóm: văn hoá
vật thể (tangible) và văn hoá phi vật thể (intangible).
Theo tổ chức UNESCO, các hoạt động văn hóa được chia thành hai nhóm:
- Văn hóa vật thể (tangible), hay hữu hình, là kết quả của hoạt động sáng tạo
biến đổi tự nhiên quanh mình thành những sản phẩm văn hóa tự thân tồn tại dưới
dạng vật chất cụ thể, có thể tiếp xúc được bằng giác quan, bao gồm đồ vật, nhà cửa,
đình chùa, đền miếu, lăng mộ, v.v…


17

- Văn hóa phi vật thể (intangible), hay vô hình, là những sản phẩm văn hóa
tự thân không có tính vật thể, không thể tiếp xúc được bằng giác quan, bao gồm
ngôn ngữ, huyền thoại, văn chương truyền khẩu, nghệ thuật trình diễn, âm nhạc,
nghi thức, phong tục, kinh nghiệm y dược cổ truyền, bí quyết nấu ăn, bí quyết nghề
thủ công truyền thống, v.v…
(3) Đặc trưng văn hoá bao gồm những biểu hiện văn hoá có tính đặc trưng
của vùng, là kết quả của hoạt động văn hoá và phụ thuộc vào truyền thống văn hoá
của chủ thể văn hoá. Đặc trưng văn hoá là căn cứ giúp chúng ta có thể nhận diện,
phân biệt một vùng, một tiểu vùng văn hoá với những vùng, những tiểu vùng văn

hoá khác.

1.2. Môi trường văn hoá
Cũng theo cách tiếp cận nêu trên, hệ thống văn hoá (chủ thể văn hoá, hoạt
động văn hoá và đặc trưng văn hoá) tồn tại trong một môi trường văn hoá. Môi
trường văn hoá được cấu thành từ hai nhân tố: không gian văn hoá và giao lưu tiếp
biến văn hoá. Vì vậy, nội dung và xu hướng biến đổi của hệ thống văn hoá không
chỉ phụ thuộc vào nội dung và sự biến đổi của các yếu tố bên trong hệ thống mà cả
các nhân tố bên ngoài, hợp thành môi trường văn hoá.
Cách tiếp cận từ quan điểm hệ thống – cấu trúc trên đây rất tương hợp với
cách tiếp cận của quan điểm địa văn hóa đối với sự hình thành và biến đổi văn hóa
tộc người và văn hóa vùng, được thể hiện trong bài giảng môn học Địa văn hóa và
các vùng văn hóa Việt Nam, do Đinh Thị Dung biên soạn và giảng dạy cho các khóa
cao học của Khoa Văn hóa học Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn thành
phố Hồ Chí Minh.
Theo cách tiếp cận từ quan điểm địa văn hoá, chúng tôi xem sự hình thành và
biến đổi của văn hoá vùng đồng bằng trung tâm tứ giác Long Xuyên là kết quả hợp
thành của hai nhân tố then chốt: điều kiện địa lý tự nhiên và điều kiện giao lưu văn
hoá. Ngày nay, do cả hai nhân tố ấy đều đang biến đổi ngày một nhanh hơn, mạnh


18

hơn, nên văn hoá vùng đồng bằng trung tâm tứ giác Long Xuyên cũng đang biến
đổi nhanh, cả về số lượng và chất lượng.

1.3. Văn hóa tộc người
Văn hóa tộc người là một trong những khái niệm cơ bản của dân tộc học.
Theo Ngô Đức Thịnh: “Nó là tổng thể các yếu tố về tiếng nói, chữ viết, sinh hoạt
văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, các sắc thái tâm lý và tình cảm, phong tục và

nghi lễ…khiến người ta phân biệt tộc người này với tộc người khác, văn hóa tộc
người là nền tảng nảy sinh và phát triển ý thức tộc người” [Dẫn theo Lý Tùng Hiếu,
2011: 21]. Nói cách khác, văn hóa tộc người là những giá trị văn hóa vật chất và
tinh thần đã trở thành những biểu tượng sâu sắc in đậm trong tình cảm, tư tưởng của
tộc người đó, và có tính chất đặc trưng, khu biệt tộc người đó với những tộc người khác.

1.4. Văn hóa vùng
Nhận thức về vùng văn hóa và phân vùng văn hóa liên quan trực tiếp tới việc
nêu các đặc trưng văn hóa vùng, định ra các tiêu chí phân vùng, xác định các cấp
bậc phân vùng và ranh giới của vùng. Theo Ngô Đức Thịnh, vùng văn hóa là một
vùng lãnh thổ có những nét tương đồng về mặt hoàn cảnh tự nhiên, dân cư sinh
sống ở đó từ lâu đã có những mối quan hệ nguồn gốc và lịch sử, có những tương
đồng về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, giữa họ đã diễn ra những giao lưu, ảnh
hưởng văn hóa qua lại, nên trong vùng đã hình thành những đặc trưng chung, thể
hiện trong sinh hoạt văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của cư dân, có thể phân
biệt với vùng văn hóa khác [Ngô Đức Thịnh, 2004: 64].
Theo Lý Tùng Hiếu, vùng văn hóa là một không gian văn hóa được tạo thành
bởi chủ thể là các tộc người cùng tồn tại trong một không gian lãnh thổ rộng lớn và
cùng sở hữu một tập hợp hoặc một hệ thống các đặc trưng văn hóa, hình thành do
những tương đồng về hoàn cảnh tự nhiên của vùng, do quan hệ nguồn gốc lịch sử,
quan hệ giao lưu văn hóa của các nhóm cư dân trong vùng. Những đặc trưng văn hóa
ấy được thể hiện trong sinh hoạt văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của các nhóm
cư dân, có thể phân biệt được với các vùng văn hóa khác [Lý Tùng Hiếu, 2011: 19].


19

2. MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN
2.1. Không gian văn hóa
2.1.1. Phạm vi


Hình 1. Sơ đồ vùng tứ giác Long Xuyên
Vẽ lại theo bản đồ du lịch đồng bằng sông Cửu Long
Địa bàn khảo sát của luận văn là vùng đồng bằng trung tâm, có điều kiện địa
lý tự nhiên tiêu biểu của tứ giác Long Xuyên. Địa bàn này có hình dáng gần vuông,
cạnh đông bắc tiếp giáp vùng giồng ven sông Hậu (bao gồm thị xã Châu Đốc, thành
phố Long Xuyên). Cạnh đông nam tiếp giáp vùng dân cư ven kinh Cái Sắn. Cạnh
tây nam tiếp giáp vùng dân cư ven vịnh Thái Lan (bao gồm thành phố Rạch Giá, thị


20

xã Hà Tiên, vùng ven biển Hòn Đất và Kiên Lương). Cạnh tây bắc tiếp giáp vùng
dân cư ven sông Giang Thành và kinh Vĩnh Tế (bao gồm phần giáp biên giới của
huyện Giang Thành, phần đồi núi Tịnh Biên và Tri Tôn).
Về mặt hành chính, vùng đồng bằng trung tâm tứ giác Long Xuyên thuộc về
09 huyện là Giang Thành, Kiên Lương, Hòn Đất, Tân Hiệp (Kiên Giang), Châu
Phú, Châu Thành, Thoại Sơn, Tịnh Biên, Tri Tôn (An Giang).
Theo phạm vi về không gian, vùng đồng bằng trung tâm tứ giác Long Xuyên
Trong đó, các đơn vị hành chính cơ sở gồm 05 thị trấn, 72 xã như sau:
2.1.2. Địa hình
Địa hình vùng
đồng bằng trung tâm
tứ giác Long Xuyên có
xu thế thấp dần theo
hướng đông bắc đến
tây nam (thấp dần từ
sông Hậu về phía biển
Tây với cao độ từ 2m
– 0,25m chiếm đa số)

và thấp dần từ bắc
Hình 2: Đồng bằng và đồi núi ở Thoại Sơn
(ảnh chụp ngày 4/9/2011 tại cánh đồng Óc Eo, Thoại Sơn)

xuống nam (từ vùng
ven biên giới xuống

kinh Cái Sắn với cao độ từ 5m – 0,4m). Xét tổng quát về địa hình, vùng trung tâm tứ
giác Long Xuyên có địa hình chung là đồng bằng phù sa, vài đồi núi sót lại sau quá
trình kiến tạo. Về địa chất, đây là một đồng bằng phù sa mới có nguồn gốc trầm tích1

Cách nay 4.000 năm, biển lùi dần. Đồng thời, các tiến trình hoạt động của sông ngòi đã
tạo tiền đề cho việc hình thành các trầm tích hỗn hợp giữa sông - biển. Sau đó, vùng Nam
Bộ tiến dần về phía Nam và xuất hiện những vùng đầm lầy với trầm tích sông – đầm lầy,
trầm tích sông (còn gọi là trầm tích phù sa mới hoặc hiện đại), trầm tích đồng lụt (đồng
phù sa) [Nhiều tác giả, 2003:103].
1


21

lâu dài do phù sa sông Cửu Long tạo nên và có cao độ địa hình dạng hơi nghiêng từ
bờ sông Hậu và từ bờ biển Tây vào rồi thấp dần tới nội đồng tạo nên một vùng đồng
bằng trung tâm thấp (cao độ từ 0,3 – 1m, trong đó độ cao dưới 1,0m chiếm khoảng
60%) như dạng lòng chảo2. Ngoài ra, đồng bằng còn được chia cắt bởi hệ thống kinh
đào, đê bao, các tuyến giao thông đường bộ và các khu dân cư tập trung.
2.1.3. Khí hậu
Khí hậu vùng đồng bằng trung tâm tứ giác Long Xuyên mang tính chất nhiệt
đới gió mùa nóng ẩm với hai mùa gió là gió mùa tây nam và đông nam (từ tháng 5 –
tháng 11) và gió mùa đông bắc (từ tháng 12 – tháng 4). Khí hậu phân hóa rõ rệt theo

hai mùa gió, tạo nên khí hậu hai mùa: mùa khô và mùa mưa. Mặt khác, do có vị trí
địa lý nằm trong khoảng từ 10 - 11 0 vĩ độ Bắc nên nằm gần với xích đạo, mỗi năm
mặt trời qua thiên đỉnh hai lần, thời gian mặt trời chiếu sáng dài. Vì vậy, các quá
trình diễn biến của nhiệt độ, lượng mưa đều giống với khí hậu xích đạo. Tuy nhiên,
vùng đồng bằng trung tâm nằm tiếp giáp với biển nên khí hậu còn mang tính chất
hải dương.
Về nhiệt độ, vùng đồng bằng trung tâm tứ giác Long Xuyên có vĩ độ địa lý
thấp nên nhận được nhiều năng lượng nhiệt của mặt trời trong suốt năm. Nhiệt độ
bình quân là 26 – 27 oC, biên độ không quá 3 – 4oC. Tuy nhiên, càng đi về hướng nội
địa thì số giờ nắng, nhiệt độ, lượng mưa, số tháng mưa, độ ẩm càng chênh lệch nhau.
2.1.4. Thủy văn
Vùng đồng bằng trung tâm tứ giác Long Xuyên tiếp giáp với nguồn nước
mặn của vịnh Thái Lan và nhận nguồn nước ngọt từ sông Hậu qua hệ thống kinh
rạch chằng chịt. Do đó, chế độ thủy văn bị tác động đầy đủ các quá trình như thủy
triều, mưa tại chỗ, chế độ nước, lũ lụt.

2

Từ Châu Đốc về Long Xuyên hình thành trũng ở giữa như vùng Tri Tôn (có vùng Bảy
Núi cao cục bộ). Vùng bắc Bảy Núi xuôi theo biên giới huyện Tịnh Biên, Châu Đốc, Châu
Phú xuống theo kênh Mỹ Thái là vùng lòng chảo hở, lũ ngập sâu, khó tiêu thoát [Vương
Đình Phước – Phan Khánh, 2006: 49].


22

 Về sông, kinh, rạch
Sông Hậu: Sông Hậu được bổ sung một lượng nước đáng kể từ phía dưới
sông Vàm Nao (lớn gấp 2 - 3 lần lưu lượng nước qua Châu Đốc trong mùa lũ và gấp
3 - 4 lần trong mùa cạn). Do tương quan giữa lưu lượng nước qua sông Châu Đốc

và sông Vàm Nao nên đoạn sông giữa Long Xuyên – Châu Đốc trở thành khu dồn
nước trong mùa lũ, tích triều trong mùa cạn. Vào mùa mưa, do mực nước bình quân
phía sông Hậu cao hơn mực nước bình quân tại vịnh Thái Lan nên dòng chảy có xu
hướng từ sông Hậu ra vịnh Thái Lan theo các kinh trục.
Sông Giang Thành bắt nguồn từ cao nguyên Sài Mạt ở Campuchia. Sông
chảy qua địa phận thị xã Hà Tiên, dài 20km, đổ nước ngọt vào Đông Hồ, có cửa
thông ra biển. Sông có nhiều nhánh như rạch Cái Đôi, Trà Phô, Cái Tắt ở tả ngạn và
các rạch Cát, Miếu, Thị Vạn, Cua và Mương Đào ở hữu ngạn.
Rạch Long Xuyên bắt đầu khởi nguồn từ thành phố Long Xuyên chảy theo
hướng đông bắc – tây nam, với độ uốn khúc quanh co giống như một dải lụa long
lanh chảy suốt trên chặng đường dài gần 18 km, giữa thảm lúa rộng mênh mông của
tứ giác Long Xuyên, rồi nối với kinh Thoại Hà tại ấp Đông Phú xã Vĩnh Trạch
huyện Thoại Sơn, đi qua núi Sập, kéo thẳng ra biển Tây, nối với sông Kiên của
Rạch Giá tỉnh Kiên Giang. Rạch Long Xuyên được nối với kinh Rạch Giá – Long
Xuyên nên nhân dân ở đây còn gọi chung là kinh Rạch Giá – Long Xuyên, có độ
rộng bình quân 100m và sâu 8m.
Về kinh đào3: hệ thống kinh trục (văn bản hành chính gọi là “kênh cấp I,
kênh tạo nguồn”), các kinh nhánh ở vùng đồng bằng trung tâm tứ giác Long Xuyên
nối với sông Hậu, tiêu nước ra biển Tây đã được đào, nạo vét từ trước năm 1945,
như kinh Rạch Giá - Long Xuyên (kênh Thoại Hà), Tri Tôn, Ba Thê, Cái Sắn, Mặc
Cần Dưng, kinh Cần Thảo... Giai đoạn 1976 – 2010, các kinh tạo nguồn tiếp tục
được đào thêm như kinh Mười Châu Phú, kinh núi Chóc - Năng Gù, kinh Mỹ Thái,
3

Ở vùng tứ giác Long Xuyên, người dân gọi là kinh đào bằng thủ công để phân biệt với
những kinh đào bằng máy xáng múc (kinh xáng).


23


kinh 7 xã, Thần Nông, kinh Tròn – Đòn Dông, T2, Ba Thê mới… để khai hoang
vùng đồng bằng trung tâm phèn, phát triển thủy lợi gắn với giao thông và phân bố
dân cư, tiêu thoát nước cho nội đồng ra vịnh Thái Lan, cung cấp nước trong mùa
cạn. Nhìn chung, các kinh trục đều thẳng, ngắn, thẳng góc với thế nước sông Hậu
và triều biển Tây nên có thủy lực tốt. Ngoài ra, vùng đồng bằng trũng thấp còn có
một hệ thống kinh cấp II, cấp III được nối vào hệ thống kinh trục. Bên cạnh đó,
mạng lưới các con rạch, xẻo, mươngcũng rất nhiều.
Về thủy triều: vùng đồng bằng trung tâm ở tứ giác Long Xuyên chịu ảnh
hưởng của thủy triều biển Tây, chế độ nước sông Hậu, nước lũ lụt. Chế độ thủy triều
biển Tây mang tính chất nhật triều không đều và truyền vào vùng tứ giác Long
Xuyên qua các kinh trục, kinh. Thủy triều phía biển Tây ảnh hưởng sâu vào nội
đồng tứ giác Long Xuyên khoảng từ 15 km – 25km, biên độ triều giảm 2cm/km.
Vào mùa khô (thông thường từ tháng 2), khi có gió chướng4 hoạt động dài ngày thì
thủy triều biển Tây mạnh hơn thủy văn sông Hậu nên nước mặn (độ mặn 4‰) xâm
nhập sâu vào nội đồng qua các cửa kinh nguồn. Hiện nay, nhiều công trình kiểm
soát nước mặn bằng hệ thống cống ngăn mặn. Trên biển Đông và vịnh Thái Lan,
các dòng biển (hải lưu) đều đổi hướng chuyển động theo mùa. Trong vịnh Rạch
Giá, các dòng biển cũng được nhận thấy là có một sự đổi hướng theo mùa. Tuy
dòng biển mùa đông vẫn chiếm ưu thế về cường độ và có thời gian tác động dài
hơn. Các dòng biển chuyển động theo chiều kim đồng hồ (từ tháng 5 – tháng 9) và
theo hướng ngược lại (từ tháng 10 – tháng 1).
Về lũ lụt: nước lũ từ sông Hậu tràn qua 26 cầu cống (trên quốc lộ 91 đoạn
Châu Đốc – Vàm Cống) đi vào nội đồng tứ giác Long Xuyên. Đồng thời, nước lũ
cũng thoát ra theo ba hướng là nước lũ tiêu ra biển Tây qua 31 cầu cống trên lộ
Rạch Giá – Hà Tiên; nước lũ theo các kinh rạch ra sông Hậu; nước lũ tiêu vào vùng
Tây sông Hậu qua 50 cầu cống trên lộ Cái Sắn. Qua các giai đoạn lịch sử, các cư
4

Gió chướng, còn gọi là gió đông là gió thổi từ đông sang tây diễn ra vào cuối tháng 12 –
đầu tháng 1 có khí hậu khô ráo, thường bốc lên từng cơn gió lốc cuốn theo cát bụi (con

trốt) và báo hiệu là Tết đến.


24

dân ở vùng đồng bằng trung tâm giác Long Xuyên đã tích lũy được nhiều kinh
nghiệm trong việc ứng phó với lũ lụt và xâm nhập mặn qua việc làm nhà sàn, đào
kinh, làm đường, đắp đê, xây cầu cống, dần dần hình thành mô hình giao thông kết
hợp thủy lợi. Vùng tứ giác Long Xuyên có nhiều lợi thế hơn Đồng Tháp Mười vì có
hai nguồn nước ngọt bao quanh là sông Hậu, kinh Vĩnh Tế, rút ngắn cự ly lấy nước
rất nhiều so với hơn Đồng Tháp Mười.
2.1.5. Thổ nhưỡng
Sự phát triển của đất có liên quan chặt chẽ với nguồn gốc địa chất trầm tích
khác nhau và còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh như chế độ ngập lụt,
khô hạn, độ bao phủ của thảm thực vật và hoạt động cải tạo của con người. Vì thế,
đất đai ở vùng đồng bằng trũng thấp cũng bao gồm nhiều loại như đất phèn, đất than
bùn, đất phù sa, đất xám.
Về nhóm đất phèn: đất
chứa nhiều gốc sunphat (SO42-),
hàm lượng pyrit cao, có độ pH
rất thấp và có nguồn gốc từ các
trầm tích đầm lầy – biển trong
quá trình biển tiến thời kỳ
Holocene giữa (cách đây 6.000
năm – 4000 năm). Đất phèn
được chia thành các loại là đất
sinh phèn (đất phèn tiềm tàng),

Hình 3: Đất và nước phèn ở Tri Tôn
(ảnh chụp năm 2009 tại Trà Sư). Ảnh:Lý Tùng Hiếu


đất phèn nhiều, đất phèn ít. Loại đất phèn nhiều, phèn ít phù hợp với trồng cây lâm
nghiệp, cây công nghiệp, trồng lúa, nuôi thủy sản.
Về nhóm đất phù sa: có đặc tính chung là chứa nhiều hữu cơ, độ pH thấp, ít
bị bào mòn, xâm thực và luôn được bồi đắp hàng năm với những mức độ, điều kiện
trầm tích khác nhau. Đất phù sa được bồi tụ từ sông Hậu.


25

Về nhóm đất đồi núi: là nhóm đất được hình thành từ quá trình phong hóa,
xâm thực của các đồi núi đá gồm đất sườn tich tại chỗ chủ yếu phân bố tại Thoại
Sơn (ở Ba Thê), Hòn Đất.
2.1.6. Sinh thái
Về thực vật: sự định cư của con người và các tác động thúc đẩy phát triển
kinh tế, xã hội đã làm cho điều kiện tự nhiên biến đổi sâu sắc nên các kiểu thảm
thực vật nguyên thủy (đồng cỏ ẩm, rừng ven sông) đã được thay thế bởi các kiểu
sinh cảnh tự nhiên dạng thứ sinh, thoái hóa và các kiểu sinh cảnh nhân tác thể hiện
qua các kiểu sử dụng đất khác nhau (thổ cư, vườn cây, rừng trồng, ruộng, rẫy…).
Thảm thực vật ở vùng đồng bằng trũng thấp thể hiện qua các hệ sinh thái rừng tràm,
thảm thực vật canh tác (lúa cao sản, các cây hoa màu ngắn ngày, cây ăn trái). Ngoài
ra, thảm thực vật ven sông rạch, thực vật nổi cũng khá phong phú và đa dạng.
Về động vật: các loài động vật thủy sinh sống ở dưới nước chủ yếu là các loài
tôm; các nhóm cá (cá sông, cá đồng và cá biển) và các chủng loài khác (rắn, ếch,
cóc, nhái,…). Hơn nữa, các động vật nuôi cũng phát triển nhằm phục vụ nhu cầu
của cư dân là bò, trâu, heo, gà, các loại cá, tôm, ếch, lươn, cá sấu, rắn, ba ba…

2.2. Giao lưu và tiếp biến văn hóa
2.2.1. Giao lưu và tiếp biến văn hóa giữa các tộc người Việt - Khmer - Hoa Chăm
Qua các thư tịch, tài liệu khảo cổ học, đến trước đầu công nguyên thì cả vùng

tứ giác Long Xuyên vẫn còn là vùng đầm lầy hoang vắng. Tiếp sau đó, theo những
ghi chép trong thư tịch cổ Trung Hoa, ở phía nam của Lâm Ấp (Champa), đã xuất
hiện một quốc gia có tên gọi là Phù Nam5. Cư dân Phù Nam cổ là chủ nhân của nền
văn hóa Óc Eo (từ thế kỷ II – thế kỷ VII) và địa bàn cư trú là những vùng đất cao,
những giồng cát có nước ngọt ven biển như vùng núi An Giang, vùng phù sa cổ bắc
5

Phù Nam là tên gọi một vùng đất theo cách phát âm Founan của người Trung Hoa. Từ
ngữ Founan lại xuất phát từ ngôn ngữ Khmer cổ là Phnâm, Pnom và đều có nghĩa là núi
đồi, vùng đất cao [Mạc Đường (chủ biên), 1991: 24]


×