Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

TIỂU LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA NGHỊ QUYẾT 23NQTW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ (KHOÁ X) VỚI LĨNH VỰC VĂN HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.09 KB, 10 trang )

TIỂU LUẬN
VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA NGHỊ QUYẾT 23-NQ/TW
CỦA BỘ CHÍNH TRỊ (KHOÁ X) VỚI LĨNH VỰC
VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TỈNH VĨNH LONG
_________

Từ khi Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về
“Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc”được triển khai, nhận thức của
các cấp ủy đảng, chính quyền về tầm quan trọng của văn
hóa, trong đó có văn học, nghệ thuật đã nâng lên rõ rệt.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho văn học, nghệ thuật nước
nhà tiếp tục phát triển, Bộ Chính trị (khoá X) ban hành
Nghị quyết số 23-NQ/TW về “tiếp tục xây dựng và phát
triển văn học, nghệ thuật trong tình hình mới”,
Trong 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 23NQ/TW, lĩnh vực văn học, nghệ thuật tỉnh Vĩnh Long đã
có được sự chuyển mình nhất định nhờ sự quan tâm
đúng mức của cấp ủy Đảng, chính quyền và quần chúng
nhân dân tỉnh nhà.
Từ Đề cương văn hóa năm 1943 đến Nghị quyết
Trung ương 5 (khóa VIII) và Nghị quyết 23-NQ/TW


2

của Bộ Chính trị mang tính nhất quán trong tư tưởng
của Đảng về văn hóa và văn học, nghệ thuật. Sự chuyển
biến của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và văn nghệ sĩ theo
tinh thần Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị là
nguyên nhân cơ bản tạo sự chuyển động tích cực của
đời sống văn học, nghệ thuật tỉnh Vĩnh Long.


Các cấp ủy Đảng đã nhận thức đúng đắn về những
nội dung Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về
“Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật
trong tình hình mới” đề ra. Từ đó nêu cao trách nhiệm,
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước
đối với việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển
văn học, nghệ thuật. Tăng cường đầu tư, tạo điều kiện
nhiều mặt như cơ sở vật chất, kinh phí, củng cố tổ chức
bộ máy hoạt động, họp mặt, đối thoại với văn nghệ sĩ
hàng năm,…
Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị ra đời đã
cổ vũ tinh thần mạnh mẽ cho giới văn nghệ sĩ. Tâm tư,
tình cảm của anh chị em phấn khởi, tin tưởng vào sự
lãnh đạo của Đảng; tích cực hưởng ứng các phong trào


3

và hoạt động sáng tác của các cấp hội văn học nghệ
thuật với tinh thần trách nhiệm cao đối với công chúng.
Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Vĩnh Long luôn được
Tỉnh ủy đặc biệt quan tâm từ trong kháng chiến chống
Pháp, chống Mỹ và sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải
phóng đến khi có Nghị quyết 23-NQ/TW đến nay, từ tổ
chức Hội đến chương trình hoạt động văn học, nghệ
thuật đều được quan tâm chỉ đạo sâu sát thông qua Ban
Tuyên giáo Tỉnh ủy.
Công tác quản lý, khuyến khích, hỗ trợ phát triển sự
nghiệp văn học, nghệ thuật được quan tâm thực hiện.
Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu nghệ

thuật; quan tâm đời sống vật chất, tinh thần, tạo điều
kiện cho văn nghệ sĩ thâm nhập thực tế, thu thập tư liệu
sáng tác.
Từ năm 2005, nhờ có sự hỗ trợ kinh phí của Chính
phủ đã mở ra cho Hội nhiều hoạt động mang tính thiết
thực, đời sống Văn học nghệ thuật của tỉnh có những
chuyển biến đáng kể.


4

Sự phối hợp tốt giữa các ngành văn hóa; văn học,
nghệ thuật và các đoàn thể tỉnh đã tạo điều kiện thuận
lợi trong hoạt động, phát huy được tính hiệu quả, tạo ra
nhiều sản phẩm phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của địa
phương.
Việc triển khai, quán triệt các nội dung của Nghị
quyết đã tạo được sự đồng thuận rất cao, thống nhất
trong hành động của cán bộ đảng viên, văn nghệ sĩ và
quần chúng nhân dân, cổ vũ sự sáng tạo, lao động nghệ
thuật và các hoạt động văn hóa văn nghệ, vì mục tiêu
phát triển hơn nữa lĩnh vực văn học, nghệ thuật của tỉnh
nhà.
Các hoạt động văn học, nghệ thuật có tính chuyên
nghiệp hơn, có bước phát triển mới, số lượng tác phẩm
có giá trị tăng lên đáng kể. Công tác lý luận, phê bình có
chuyển biến tích cực, hoạt động phổ biến, sáng tác tác
phẩm đa dạng, phong phú. Các hoạt động phong trào có
bước phát triển sâu rộng, thu hút ngày càng đông các
nghệ sĩ, tầng lớp nhân dân tham gia, phục vụ có hiệu

quả các sự kiện chính trị, góp phần định hướng tư
tưởng, thẩm mỹ của nhân dân.


5

Đã có sự đổi mới trong tổ chức và dàn dựng tác
phẩm, chất lượng nghệ thuật được nâng lên, gắn kết
chặt chẽ, phục vụ hiệu quả chính sách phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh. Một số chương trình, hoạt động văn
hóa, nghệ thuật lớn tạo được ấn tượng tốt trong nhân
dân. Mức hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật của người dân
vùng sâu, vùng xa được cải thiện. Công tác xã hội hóa
các hoạt động văn hóa, nghệ thuật được đẩy mạnh.
Ngày càng có nhiều tổ chức và cá nhân tham gia bảo vệ
và phát huy giá trị văn học, nghệ thuật. Công tác bảo
tồn, phát huy di sản văn hóa về lĩnh vực văn học, nghệ
thuật được triển khai tích cực. Công tác phối hợp giữa
cơ quan quản lý Nhà nước đối với Hội văn học, nghệ
thuật tỉnh đã có sự gắn kết, phối hợp chặt chẽ hơn. Ý
thức pháp luật và thực thi pháp luật về quyền tác giả,
quyền liên quan đã có những chuyển biến nhất định.
Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm trong lĩnh
vực bản quyền tác giả được tập trung triển khai thực
hiện.
Các sở, ban, ngành và địa phương, các hội viên đã
phối hợp thúc đẩy hoạt động văn học, nghệ thuật trong


6


trường học, Trung tâm hoạt động thanh thiếu niên,
Trung tâm Văn hóa trong tỉnh nhằm bồi dưỡng năng
khiếu cho các em. Nhờ đó, phát hiện thêm nhiều tài
năng trẻ, là nguồn nhân lực kế cận kế thừa và phát huy
sự nghiệp văn học, nghệ thuật lớp đàn anh đi trước.
Tình hình kinh tế thế giới bị khủng hoảng, xã hội có
nhiều biến động sâu sắc; tình hình ở khu vực Biển
Đông, về tiêu cực tham nhũng, các tập đoàn kinh tế làm
ăn thua lỗ,.v.v… đã ảnh hưởng đến hoạt động sáng tạo
văn học nghệ thuật. Cấp ủy, chính quyền cấp tỉnh chỉ
đạo đấu tranh chống quan điểm sai trái trong văn học,
nghệ thuật. Các biểu hiện lệch lạc vừa mới phát sinh đều
được bày trừ kịp thời. Đồng thời, tăng cường công tác
nắm tình hình diễn biến tư tưởng, khuynh hướng sáng
tác để xử lý. Nhờ đó, tình hình an ninh tư tưởng trên
lĩnh vực văn học, nghệ thuật trên địa bàn tỉnh được giữ
vững ổn định, không xảy ra hoạt động phức tạp liên
quan đến an ninh quốc gia.
Tuy nhiên, một số cấp ủy, chính quyền các ngành,
các cấp chưa nhận thấy đầy đủ tầm quan trọng của văn
học, nghệ thuật là vũ khí sắc bén nhất, tinh tế nhất trên


7

mặt trận tư tưởng văn hóa; là nền tảng, động lực phát
triển kinh tế; góp phần xây dựng nhân cách, đức tính
con người. Do đó, công tác tổ chức, phân công cán bộ
phụ trách, hoạt động trên lĩnh vực văn học nghệ thuật

còn xem nhẹ.
Đầu tư nguồn lực, tạo điều kiện phát triển văn học,
nghệ thuật còn hạn chế; việc xã hội hóa hoạt động văn
học nghệ thuật chưa được rộng rãi.
Công tác phối hợp giữa Hội Văn học nghệ thuật
tỉnh với các ngành liên quan trong việc tuyên truyền,
công bố, giới thiệu, quảng bá, biểu diễn tác phẩm văn
học, nghệ thuật địa phương chưa chặt chẽ. Trong đó,
việc tạo điều kiện cho phong trào văn nghệ quần chúng,
văn nghệ của địa phương chưa được các cơ quan thông
tin đại chúng của tỉnh quan tâm đúng mức. Đài Phát
thanh - Truyền hình chưa thực sự là công cụ tuyên
truyền, quảng bá văn học, nghệ thuật tỉnh nhà; chưa có
chương trình văn học, nghệ thuật địa phương định kỳ.
Trong khi tuyên truyền, quảng bá quá nhiều dòng phim
ảnh nước ngoài, nhất là phim ảnh Đài Loan, Hồng
Kông, Hàn Quốc gây phản ứng của dư luận xã hội.


8

Các chính sách đầu tư cho văn học, nghệ thuật theo
tinh thần Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị chậm
được cụ thể hóa. Chế độ đãi ngộ, khuyến khích tài năng
văn học nghệ thuật, các phần thưởng cho các giải văn
học, nghệ thuật hàng năm còn khiêm tốn, chưa hấp dẫn
văn nghệ sỹ sáng tác, chưa thu hút được các tác phẩm
hay.
Việc cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp mà Nghị
quyết 23-NQ/TW và Chương trình hành động của Tỉnh

ủy còn nhiều vướng mắc. Sự vận dụng các chủ trương
vào điều kiện cụ thể của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn.
Từ những hạn chế nêu trên, cần:
Tiếp tục tuyên truyền nhằm làm chuyển biến mạnh
mẽ hơn nữa về nhận thức của các cấp ủy đảng, cán bộ,
đảng viên và nhân dân về tầm quan trọng của văn học,
nghệ thuật trong thời kỳ mới. Thấy rõ văn học nghệ
thuật là công cụ sắc bén, tinh tế nhất trên mặt trận tư
tưởng văn hóa; cùng với văn hóa, văn học nghệ thuật là
nên tảng, là động lực của sự phát triển; tăng trưởng kinh
tế phải đi đôi với sự phát triển của văn học nghệ thuật;


9

sự nghiệp phát triển văn học nghệ thuật là nhiệm vụ của
cả hệ thống chính trị.
Nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp ủy đảng;
quản lý của nhà nước đối với lĩnh vực văn học, nghệ
thuật. Đặc biệt quan tâm đến nguồn nhân lực đối với
lĩnh vực này. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển
mạnh mẽ, đa dạng của văn học, nghệ thuật. Từ đó khơi
dậy tiềm năng của vùng đất Vĩnh Long giàu truyền
thống văn hóa lịch sử; đồng thời góp phần xây dựng đức
tính của con người Vĩnh Long; biến văn học, nghệ thuật
thành sức mạnh nội sinh, cổ vũ, động viên cán bộ và
nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế
- xã hội tỉnh nhà.
Đẩy mạnh việc công bố, giới thiệu, quảng bá tác
phẩm, tác giả văn học nghệ thuật địa phương đến với

công chúng; song song với việc đẩy mạnh công tác lý
luận, phê bình văn học nghệ thuật. Đấu tranh, phê phán,
ngăn chặn sản phẩm văn học, nghệ thuật lệch lạc, trái
với chủ trương của Nhà nước.


10

Khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo cho
văn học, nghệ thuật Vĩnh Long có bước phát triển mới.
Các cơ quan quản lý và hoạt động văn hoá, văn
học, nghệ thuật phải có tư duy mới, cách làm mới, thu
hút được văn nghệ sĩ và công chúng yêu văn học, nghệ
thuật; chăm lo đào tạo tài năng trẻ và chú trọng công tác
lý luận phê bình văn học, nghệ thuật.
Đẩy mạnh phát triển phong trào văn học nghệ thuật
quần chúng; hướng dẫn, khuyến khích quần chúng tham
gia hoạt động văn học, nghệ thuật; bảo tồn và phát huy
các giá trị văn học, nghệ thuật dân gian.
Tin rằng, với việc cụ thể các nội dung của Nghị
quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khoá X), lĩnh vực
văn học, nghệ thuật của tỉnh Vĩnh Long sẽ có được điều
kiện thuận lợi để phát triển rực rỡ hơn trong tình hình
mới.
_________________



×