Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

BÀI THU HOẠCH Học tập Nghị quyết Đại hội Đoàn tỉnh Thái Nguyên lần thứ XIV và Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.3 KB, 8 trang )

HUYỆN ĐOÀN ………..

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

BCH TRƯỜNG THPT ……………

Phú Bình, ngày 25 tháng 04 năm2018

BÀI THU HOẠCH
Học tập Nghị quyết Đại hội Đoàn tỉnh Thái Nguyên lần thứ XIV và Nghị quyết
Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI
Họ và tên: ……………………
Chức vụ: ………………………………..
Sau khi được học tập Nghị quyết Đại hội Đoàn tỉnh Thái Nguyên lần thứ XIV
và Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI, bản thân tôi đã nhận thức về những
vấn đề cơ bản từ những chuyên đề được học tập và rút một số vấn đề từ Nghị quyết
đối với thực tiễn của bản thân trong quá trình thực thi nhiệm vụ của bản thân, cụ thể
như sau:
I. Nhận thức, tiếp thu các chuyên đề được nêu trong Nghị quyết
1. Công tác tuyên truyền, giáo dục
1.1. Tăng cường chuyển tải nội dung học tập và vận dụng chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Nghị quyết của Đảng, của Đoàn, lý luận chính trị bằng
các hình thức sân khấu hóa, hội thi, hội diễn để thu hút đông đảo học sinh, sinh viên
tham gia. Chủ động tổ chức thi tìm hiểu Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh qua mạng Internet.
1.2. Tổ chức cho học sinh đăng ký các nội dung cụ thể học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; chú trọng việc làm theo bằng những hành
động và việc làm cụ thể, thường xuyên rèn luyện, thực hành các thói quen tốt. Trong
đó, đoàn viên, thanh niên tập trung học tập các chuyên đề: “Học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về tinh thần học tập suốt đời”, “Học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí”; cán bộ đoàn tập trung học tập theo chuyên đề: “Học tập và làm theo


tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phòng, chống suy thoái tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa”, “Học tập và làm theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với rèn luyện tác phong cán bộ đoàn sáng tạo,
1


trách nhiệm, tiên phong, gương mẫu, sâu sát cơ sở”. Đưa nội dung đánh giá việc thực
hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào nội dung
sinh hoạt thường xuyên của Chi đoàn. Phát hiện, tuyên dương, phát huy các điển hình
thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác của đơn vị.
1.3. Tập trung các giải pháp tuyên truyền, giáo dục, xây dựng thói quen “Sống
và làm việc theo pháp luật” trong học sinh, sinh viên, trong đó tập trung về thực hiện
nội quy, quy chế nhà trường và tuân thủ luật an toàn giao thông.
1.4. Tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống, góp phần hình thành
thói quen tốt trong môi trường học đường, ngoài xã hội và trên mạng internet cho học
sinh, sinh viên; phát huy tinh thần trách nhiệm, tính nêu gương của cán bộ, giáo viên,
giảng viên trẻ. Vận động thanh niên trường học sống đẹp, chia sẻ, học tập những câu
chuyện đẹp về lối sống trong xã hội; hình thành thói quen thường xuyên đọc sách
trong học sinh, sinh viên. Tổ chức diễn đàn “Xây dựng tình bạn đẹp - nói không với
bạo lực học đường” nhằm chia sẻ, trao đổi, cổ vũ những thói quen tốt, những hành
động đẹp; tình bạn đẹp; kỹ năng xử lý tình huống để tránh bạo lực học đường hoặc
tham gia giải quyết, hạn chế hành vi bạo lực học đường.
2. Về tổ chức các phong trào phát huy thanh niên trường học trong xây
dựng, bảo vệ tổ quốc
2.1. Phong trào “Thanh niên tình nguyện”
2.1.1. Tổ chức các hoạt động tình nguyện thường xuyên, tại chỗ, tập trung các
nội dung tham gia giữ gìn cảnh quan, môi trường học đường và của địa phương. Tổ
chức các hoạt động tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; giữ
gìn an toàn giao thông, an ninh trật tự; tham gia hiến máu và đăng ký hiến máu tình
nguyện; các hoạt động an sinh xã hội. Vận động mỗi đoàn viên, thanh niên trường

học tham gia ít nhất 05 ngày tình nguyện trong năm học.
2.1.2. Tổ chức các chương trình, chiến dịch tình nguyện cho từng khối đối tượng
thanh niên trường học: Chương trình “Xuân tình nguyện”, chiến dịch “Tình nguyện
mùa đông”; chương trình “Tiếp sức mùa thi”, chiến dịch tình nguyện “Mùa hè xanh”
trong khối trường Đại học, Cao đẳng, cơ sở giáo dục nghề nghiệp hệ trung cấp, chiến
dịch tình nguyện“Hoa Phượng đỏ” trong khối THPT, trung tâm GDNN - GDTX tại
địa bàn trú đóng, các vùng khó khăn của đất nước, vùng biên giới, các đảo tiền tiêu,
2


đảo thanh niên. Chú trọng phát huy kiến thức chuyên môn của học sinh, sinh viên, giáo
viên, giảng viên trẻ trong hoạt động tình nguyện. Khuyến khích tổ chức các hoạt động
dài hạn tại địa bàn tình nguyện; tổ chức các hoạt động thu nhận ý tưởng, sáng kiến về
phương thức, nội dung hoạt động tình nguyện trong đoàn viên, thanh niên và xã hội.
Nâng cao chất lượng điều phối các hoạt động tình nguyện, qua đó đảm bảo các hoạt
động trong các chiến dịch tình nguyện có sự phối hợp chặt chẽ giữa Đoàn cử đội hình
tình nguyện với Đoàn tại địa phương.
2.2. Phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo”
2.2.1. Đối với học sinh, sinh viên
- Tổ chức các các cuộc thi, ngày hội sáng tạo, tạo môi trường để học sinh, sinh
viên đề xuất các ý tưởng, sáng kiến, sáng tạo trong đổi mới phương pháp dạy và học,
nâng cao chất lượng học tập.
- Tổ chức bình chọn và trao các giải thưởng học sinh, sinh viên tài năng trong
lĩnh vực học tập, nghiên cứu khoa học.
- Tổ chức các cuộc thi, Hội thi “Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên và nhi
đồng tỉnh Thái Nguyên lần thứ ba, năm học 2017 - 2018”
2.2.2. Đối với giáo viên, giảng viên trẻ
- Tổ chức các hoạt động thúc đẩy ý tưởng, sáng kiến của giáo viên, giảng viên
trẻ trong đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo; trong cải tiến
quy trình, chất lượng, hiệu quả công việc của đội ngũ cán bộ trẻ. Tạo điều kiện, hỗ

trợ, hướng dẫn giáo viên, giảng viên trẻ đăng ký và thực hiện nghiên cứu các đề tài
khoa học để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế - xã
hội, đảm bảo quốc phòng an ninh. Vận động nhà giáo trẻ tham gia tích cực “Giải
thưởng Sáng tạo trẻ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XV, năm 2018”, tham gia hiệu quả
chương trình “Tri thức trẻ vì giáo dục” năm 2017 do Trung ương Đoàn tổ chức.
2.3. Phong trào “Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc”
2.3.1. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của
đoàn viên, thanh niên trường học trong thực hiện Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong
tình hình mới: Tuyên truyền trên website, mạng xã hội, bản tin; đưa vào nội dung
sinh hoạt Chi đoàn, sinh hoạt dưới cờ.
3


2.3.2. Cung cấp thông tin và phát huy vai trò thông tin của học sinh, giáo viên,
giảng viên trẻ trong phát hiện và ngăn chặn các hoạt động truyền bá các thông tin
không chính thống, thông tin phản động, phản cảm trên internet, tại các trường học,
khu vực xung quanh trường học.
2.3.3. Tổ chức các hoạt động cho đoàn viên, thanh niên trong trường học
hướng về biên giới, biển, đảo của Tổ quốc: Tổ chức thăm hỏi, giúp đỡ các gia đình
trên địa bàn trường, đơn vị trú chân có cán bộ, chiến sĩ đang công tác ở khu vực biên
giới, hải đảo; các hoạt động giao lưu, kết nghĩa giữa các trường học với đơn vị lực
lượng vũ trang nơi biên giới, biển đảo.
3. Tổ chức thực hiện các chương trình đồng hành
3.1. Chương trình “Đồng hành với thanh niên trong học tập, nghiên cứu
khoa học”
3.1.1. Thành lập mới các câu lạc bộ học thuật, câu lạc bộ nghiên cứu khoa học
trong học sinh, sinh viên. Mỗi câu lạc bộ học thuật có ít nhất một cán bộ, giáo viên,
giảng viên trẻ tham gia hướng dẫn, hỗ trợ. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ, khuyến
khích học sinh, sinh viên thi đua học tập, nghiên cứu khoa học; các cuộc thi, hội nghị
chuyên ngành theo khối, ngành học, có sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành.

3.1.2. Tổ chức các hoạt động tạo môi trường cho học sinh, sinh viên sử dụng
ngoại ngữ nâng cao năng lực trình độ tiếng Anh: Phát triển các câu lạc bộ, các cuộc thi,
ngày hội, sinh hoạt đội, nhóm; tổ chức các buổi trao đổi, các chương trình ngoại khóa
thực hành tiếng Anh trong học sinh THPT; tổ chức hiệu quả các Hội thi tiếng Anh và
Liên hoan các câu lạc bộ, đội nhóm ngoại ngữ trong sinh viên; vận động sinh viên
tham gia “Hội thi Olympic tiếng Anh sinh viên toàn quốc lần thứ II” và “Liên hoan
các câu lạc bộ, đội nhóm Tiếng Anh toàn quốc trong sinh viên” do Trung ương Đoàn
tổ chức.
3.2. Chương trình “Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp”
3.2.1. Đổi mới hình thức các hoạt động tư vấn mùa thi, tư vấn hướng nghiệp
cho học sinh THPT. Chú trọng tư vấn hướng nghiệp, cung cấp thông tin nghề nghiệp,
việc làm, nhu cầu xã hội đối với các nhóm nghề nghiệp cho học sinh THPT.
3.2.2. Tổ chức hiệu quả chương trình “Tiếp sức đến trường” hỗ trợ học sinh,
sinh viên trong dịp đầu năm học.
4


3.2.3. Tổ chức cung cấp thông tin về cơ hội nghề nghiệp, việc làm. Phát huy
các trung tâm giới thiệu việc làm của Đoàn, Hội, tăng cường hợp tác giữa Đoàn
trường với các trung tâm giới thiệu việc làm, các nhà tuyển dụng, các sàn giao dịch
việc làm để tìm kiếm, giới thiệu việc làm cho học sinh, sinh viên.
3.2.4. Tổ chức các hoạt động cung cấp kiến thức, kỹ năng; kết nối, hỗ trợ các
điều kiện ban đầu cho học sinh, sinh viên khởi nghiệp, lập nghiệp. Hỗ trợ kết nối sinh
viên, có ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp tìm kiếm các nhà đầu tư, doanh nghiệp tham
gia, tư vấn phát triển ý tưởng vào thực tiễn, bảo vệ quyền lợi của tác giả ý tưởng.
3.2.5. Chi đoàn giáo viên, giảng viên trẻ phối hợp với cơ quan chức năng, các
chuyên gia về lĩnh vực nghề nghiệp, kết nối với Đoàn trường Đại học, Cao đẳng, cơ
sở giáo dục nghề nghiệp và các cựu học sinh tổ chức các hoạt động hướng nghiệp cho
học sinh.
3.3. Chương trình “Đồng hành với thanh niên phát triển kỹ năng thực hành

xã hội, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa tinh thần”
3.3.1. Đẩy mạnh các hoạt động trang bị kỹ năng thực hành xã hội, vận dụng
vào các hoạt động ngoại khoá, lồng ghép trong các tiết giáo dục công dân cho học
sinh. Chú trọng tổ chức các hoạt động tạo môi trường cho học sinh, sinh viên rèn
luyện kỹ năng thực hành xã hội.
4. Công tác xây dựng Đoàn vững mạnh, Đoàn tham gia xây dựng Đảng
4.1. Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng cho cán bộ đoàn các
cấp. Tổ chức các cuộc thi, tuyên dương, khen thưởng Bí thư Chi đoàn, Bí thư Liên Chi
đoàn giỏi. Kiên trì tham mưu, đề xuất Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường thực hiện
Quyết định số 13/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách với cán
bộ Đoàn, Hội trong trường học; phối hợp với ngành giáo dục thực hiện đúng yêu cầu về
số lượng cán bộ Đoàn chuyên trách và bố trí văn phòng làm việc cho tổ chức Đoàn tại
các cơ sở giáo dục.
4.2. Nâng cao chất lượng công tác phát triển đoàn viên, đảm bảo đúng nguyên tắc,
quy trình và thủ tục kết nạp đoàn viên mới. Thực hiện nghiêm túc chương trình "Rèn
luyện đoàn viên" và việc đánh giá, phân loại đoàn viên. Nâng cao vai trò, trách nhiệm
đoàn viên là giáo viên, giảng viên trẻ trong hoạt động Đoàn.
5


4.3. Củng cố, nâng cao chất lượng sinh hoạt Chi đoàn, duy trì sinh hoạt Chi
đoàn định kỳ, sinh hoạt Chi đoàn chủ điểm. Tiếp tục hướng dẫn các Chi đoàn sử dụng
hiệu quả 02 tiết học/tháng dành cho sinh hoạt Đoàn và giáo dục kỹ năng trong các
trường THPT.
4.4. Phát hiện, bồi dưỡng, giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp.
Nâng cao chất lượng đoàn viên ưu tú, phấn đấu tăng tỉ lệ đoàn viên ưu tú được phát
triển Đảng.
II. Liên hệ thực tiễn tại đơn vị và trách nhiệm cá nhân
Bản thân cần tuyên truyền sâu rộng trong ĐVTN về “Nghị quyết Đại hội Đoàn
tỉnh Thái Nguyên lần thứ XIV và Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI” đã

nêu.
- Với trách nhiệm là Bí thư Đoàn trường trước hết phải nắm vững những nội
dung, quan điểm cơ bản của các Nghị quyết Đại hội Đoàn tỉnh Thái Nguyên lần thứ
XIV và Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI.
+ Gương mẫu đi đầu trong thực hiện các Nghị quyết; tham gia học tập, tiếp thu
đầy đủ các Nghị quyết do Ban Thường vụ Đảng ủy xã tổ chức học tập;
+ Phải nắm bắt kịp thời các chủ trương công tác của đoàn cấp trên, của Chi bộ,
chính quyền, tình hình đoàn viên thanh niên thông qua việc:
+ Thường xuyên tiếp xúc với đoàn viên thanh niên, tiếp thu và giải thích
những vấn đề ĐVTN quan tâm.
+ Định kỳ làm việc với các phân đoàn và cán bộ chi đoàn, chi hội thanh
niên.
+ Báo cáo tình hình công tác TN với chi uỷ xin ý kiến lãnh đạo chỉ đạo.
+ Thường xuyên phối hợp công tác với các tổ chức đoàn thể Công đoàn,
Hội nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ...

6


+ Giữ mối quan hệ với cán bộ lãnh đạo chính quyền, phụ trách chuyên
môn trong cơ quan, đơn vị và đoàn cấp trên.
+ Làm việc có chương trình, kế hoạch, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ,
thường xuyên tranh thủ ý kiến của tập thể BCH chi đoàn và tập thể đoàn viên.
+ Tổ chức lực lượng cộng tác viên, xây dựng cốt cán trong TN, tranh thủ sự
giúp đỡ của những đồng chí lớn tuổi có kinh nghiệm công tác.
+ Thường xuyên sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm kịp thời những nội dung,
hình thức, biện pháp công tác, mở rộng giao lưu kết nghĩa, học tập những kinh
nghiệm đơn vị bạn.
+ Thực hiện tự phê bình, phê bình, giữ nguyên ý thức tổ chức kỷ luật đối với
cán bộ và đoàn viên thanh niên.

+ Đảm bảo chế độ định kỳ họp BCH chi đoàn và sinh hoạt. Phân công trách
nhiệm và kiểm tra công tác cụ thể đói với từng uỷ viên chấp hành.
- Bản thân là đảng viên, giáo viên tôi luôn luôn giữ vững quan điểm, lập trường
tư tưởng vững vàng, kiên định mục tiêu chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh. Học tập và nghiên cứu các chuyên đề về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;
- Cần xác định được trách nhiệm và nhiệm vụ của mình, luôn phấn đấu hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao;
- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác giảng dạy, góp phần
tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội; tự học và trau dồi kiến thức kĩ năng nghiệp
vụ chuyên môn; tu dưỡng đạo đức, lối sống, kĩ năng góp phần nâng cao năng lực và
phẩm chất của nhà giáo;
- Trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp, nghiên cứu tài liệu, dự các lớp bồi
dưỡng chuyên môn để đạt hiệu quả cao hơn trong công tác. Luôn không ngừng học
hỏi để có thể thích ứng với những thay đổi, nhiệt tình với công cuộc đổi mới giáo
dục. Biết định hướng phát triển của học sinh theo mục tiêu giáo dục nhưng cũng đảm

7


bảo được sự tự do của học sinh trong hoạt động nhận thức, là tấm gương cho học sinh
noi theo.
III. Đề xuất, kiến nghị:
Đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi đoàn; tăng cường giáo dục chính
trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống cách mạng cho ĐVTN; kiên quyết đấu tranh
với những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Xây dựng cơ
chế, chính sách phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài để xây dựng đội ngũ cán bộ
ĐVTN, nhất là đội ngũ bí thư các chi đoàn, có phẩm chất và uy tín, đủ năng lực,
ngang tầm nhiệm vụ trong tình hình mới.
Trên đây là bài viết thu hoạch của cá nhân về tiếp thu “Nghị quyết Đại hội
Đoàn tỉnh Thái Nguyên lần thứ XIV và Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ

XI” của tỉnh đoàn Thái Nguyên do BTV Huyện đoàn tổ chức.
NGƯỜI VIẾT THU HOẠCH

8



×