Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Bệnh Hô hấp mãn tính ở gia cầm CRD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 18 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP – SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN CHĂN NUÔI - THÚ Y

CHUYÊN ĐỀ BÁO CÁO
MÔN THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP

CHUYÊN ĐỀ

BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH Ở GIA CẦM
CRD

THỰC HIỆN
Lê Hoàng Giang
TCNTY 16 B

Cần Thơ, 2018


2

MỤC LỤC
Trang
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN...............................................................i
MỤC LỤC................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG...............................................................................iii
DANH MỤC HÌNH.................................................................................iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................v
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................1
1.1 Tính cấp thiết.............................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................2



PHẦN 2: BỆNH CRD Ở GIA CẦM........................................................3
2.1 Đặc điểm....................................................................................................3
2.3 Đường lây truyền........................................................................................3
2.3 Triệu chứng ...............................................................................................4
2.4 Bệnh tích ...................................................................................................6
2.5 Chẩn đoán..................................................................................................7
2.6 Phòng bênh................................................................................................8
2.7 Điều trị.......................................................................................................9
KẾT LUẬN....................................................................................................12

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................13


3

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Chỉ số thiệt hại thực tế do CRD gây ra..............................................3


4

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Gà há miệng ra thở...............................................................................4
Hình 2.2 Mắt gà bị biến dạng..............................................................................5
Hình 2.3 Xuất huyết khí quản.............................................................................6
Hình 2.4 Túi khí bị viêm.....................................................................................6
Hình 2.5 Bao tim tăng sinh.................................................................................7

Hình 2.6 Bromhenxin công ty Trung ương 5......................................................9
Hình 2.7 Thuốc Tylo – Doxy của Công ty Việt Tiến Phát...................................9
Hình 2.8 Gluco K – C công ty Marphavet...........................................................10
Hình 2.9 Điện giải của Công ty Bio....................................................................10
Hình 2.10 Flumequin công ty Trung ương 5.......................................................11
Hình 2.11 Amox colis của Công ty APA.............................................................11
Hình 2.12 Thuốc Vicox của Công ty Vemedim...................................................12


5

TỪ VIẾT TẮT
CRD

Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính CRD

Vemedim

Công ty CP Thuốc thú y và vật tư thuốc thú y Cần Thơ

APA

Công ty thuốc thú y Hợp nhất APA

ĐBSCL

Đồng bằng Sông Cửu Long


1


PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
2.4 Tính cấp thiết
Chăn nuôi gia cầm là nghề chăn nuôi truyền thống và chiếm vị trí quan trọng
trong ngành chăn nuôi ở Việt Nam.Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi đã
và đang có những bước chuyển biến tích cực, hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ dần được
thay thế bằng các hình thức căn nuôi tập trung. Các trang trại được lập ra với quy
mô và số lượng nhiều hơn gấp nhiều lần so với hình thức chăn nuôi nông hộ. Hiện
nay trên miền bắc nước ta, tỷ lệ chăn nuôi quy mô công nghiệp rất phát triển
ĐBSCL mật độ chăn nuôi các trang trại gà đẻ, có khu vực lên tới hàng vạn con với
hàng chục chuồng nuôi gần nhau. Hệ thống này đã cung cấp cho thị trường nguồn
thực phẩm dinh dưỡng đó là trứng gà. Trong chăn nuôi vấn đề dịch bệnh luôn luôn
được quan tâm hàng đầu, dịch bệnh là vấn đề quyết định thành công hay thất bại
đặc biệt chăn nuôi theo phương thức công nghiệp và bán công nghiệp. Trong những
năm gần đây có nhiều bệnh xảy ra gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi như bệnh Cúm
gia cầm, bệnh Gumboro, bệnh Newcatle, Marek… Một trong những bệnh phổ biến
và ảnh hưởng không nhỏ đến người chăn nuôi là bệnh Viêm đường hô hấp mãn tính
ở gà (CRD) do Mycoplasma gallisepticum (MG) gây ra. Bệnh gây ra ở mọi lứa
tuổi, nhiều loại gà.
Ngoài yếu tố tiếp xúc với vật mang bệnh thì còn rất nhiều nguyên nhân, yếu tố
thúc đẩy bệnh bùng phát như thay đổi thời tiết đột ngột, thức ăn và nước uống
không đảm bảo. Các yếu tố stress như chuồng nuôi ẩm thấp, nồng độ các khí NH3,
CO3, H2S...cũng góp phần làm bệnh bùng phát. Trong đàn gà sinh sản, CRD
thường ở thể ẩn, làm giảm sản lượng trứng, giảm tỷ lệ ấp nở, gà con đẻ ra không
được khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Mặt khác do hiệu lực phòng bằng vacxin còn hạn chế
cộng thêm việc sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh còn chưa có hiệu quả cao. Vì
vậy CRD hiện nay vẫn đang là vấn đề nan giải đáng lo ngại, cần được quan tâm ở
các trang trại chăn nuôi công nghiệp. Do đó việc phát hiện sớm bệnh CRD bằng
các phương pháp chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán trong phòng thí nghiệm đã và

đang là những vấn đề cấp bách góp phần vào việc không chế và thanh toán bệnh
CRD. Xuất phát từ tình hình trên, Nhóm tiến hành nghiên cứu đề tài: Bệnh CRD
trên gia cầm


2

2.5 Mục tiêu nghiên cứu
Chuyên đề tập trung nghiên cứu các vấn đề như sau:
- Đặc điểm của bệnh CRD ở gia cầm.
- Nguyên nhân gây bệnh
- Đường lây truyền.
- Triệu chứng, biểu hiện của bệnh
- Bệnh tích của bệnh
- Đưa ra các giải pháp điều trị và phòng bệnh cho vật nuôi khi bị bệnh CRD.
- Đưa ra một số bệnh ghép hoặc kế phát với bệnh CRD
-


3

PHẦN 2
BỆNH CRD Ở GIA CẦM
2.1 Đặc điểm
Bệnh CRD là một bênh gây ra cho một loại vi khuẩn đa dạng Mycoplasma
gallisepticum thuộc nhóm vi khuẩn gây viêm màng phổi, hoặc nó kết hợp với một
số loại virut và vi khuẩn E.coli, Newcastle…Bệnh hô hấp mãn tính CRD hay còn
gọi là bệnh hen gà là một bệnh truyền nhiễm trên gia cầm. Đây là nguyên nhân gây
tổn thất kinh tế lớn trong chăn nuôi gà đặc biệt ở các nơi thường xuyên có các
bệnh : viêm đường hô hấp do virut, bệnh Newcastle, viêm thanh quản truyền nhiễm,

bệnh cúm gia cầm…Bệnh xảy ra nhiều ở gà công nghiệp nuôi tập trung.Bệnh không
làm chết nhanh và nhiều,nhưng làm cho gà chậm lớn,giảm đẻ gây chết phôi tỉ lệ nở
thấp. Đường xâm nhập chính là qua trứng,đường giao phối ,đường hô hấp.Khi khỏi
bệnh gia cầm sẽ mang trùng suốt đời nên gọi là mãn tính.
- Bệnh phát ra chủ yếu ở gà con và nặng nhất trong giai đoạn trên 3 tuần đến 3
tháng tuổi, gà lớn hơn cũng bị và mang mầm bệnh cả đời.
- Đối với gà thịt: bệnh xảy ra nhiều nhất ở gà thịt 4-8 tuần tuổi. Thiệt hại kinh
tế rất lớn trên đàn gà thịt là làm giảm khả năng tăng trưởng, tăng tiêu tốn thức ăn,
tỷ lệ chết cao
- Đối với đàn gà giống và gà đẻ thương phẩm: làm giảm tỷ lệ sống và giảm
sản lượng trứng. Khi mầm bệnh truyền qua trứng thường làm giảm số lượng những
đàn gà giống.
Bảng 2.1 Chỉ số thiệt hại thực tế do CRD gây ra
Chỉ số

Tỷ lệ (%)

Tỷ lệ chết

5 – 10

Giảm đẻ

10 – 20

Giảm tăng trọng

10 – 20

Nguồn: />

2.2 Đường lây truyền
- Bệnh thường lây truyền dọc từ đàn bố mẹ truyền sang đàn con.
- Bệnh cũng lây truyền ngang khi có tiếp xúc trực tiếp giữa các con bị nhiễm
hoặc đã khỏi nhưng mang mầm bệnh sang đàn mẫn cảm.


4

- Bệnh cũng lây truyền gián tiếp qua tiếp xúc: dụng cụ, túi đựng thức ăn,
người, chim hoang dã, chuột,…
- Bệnh thường xảy ra mạnh khi có các yếu tố stress :
+ Thay đổi thời tiết đột ngột
+ Khi vận chuyển, chuyển đàn, ghép đàn…
+ Mật độ nuôi quá dày
+ Nền chuồng ẩm ướt, bụi bẩn, nồng độ khí NH3, H2S quá cao..
Không đảm bảo độ thông thoáng của chuồng nuôi, đặc biệt là không đảm
bảo tốc độ gió
2.3 Triệu chứng
- Thời gian nung bệnh từ 4 - 17 ngày, trung bình 1 tuần, bệnh kéo dài 1 - 2
tháng, tuỳ theo tình trạng sức khoẻ và điều kiện vệ sinh của đàn gà.
- Gà bệnh chảy nước mắt, nước mũi, lúc đầu loãng, sau đặc dần màu trắng
sữa. Gà kém ăn, ho khan hay lắc đầu, khó thở, miệng nửa kín nữa mở, kêu từng
tiếng động đột ngột về đêm, một số có hiện tượng tiêu chảy.

Hình 2.1 Gà há miệng ra thở
(Nguồn: Marphavet, 2014)


5


- Hốc mắt sưng làm mặt gà biến dạng, đây là triệu chứng của bệnh.

Hình 2.2 Mắt gà bị biến dạng
(Nguồn: />
- Quan sát niêm mạc thấy có hiện tượng sung huyết, bệnh tiếng triển nặng thì
mào và tích tím bầm. Ngoài ra có trường hợp bị viêm khớp, triệu chứng thần kinh.
- Gà kiệt sức dần rồi chết. Nếu bệnh tiến triển nhanh thì gà chết trạng thái bị
ngạt thở.
- Gà đẻ bị bệnh tỷ lệ giảm 10 - 40%, tỷ lệ chết từ 10 - 25%. Trứng gà bị nhiễm
phôi chết từ 10 - 30%, đặc biệt chết trước khi nở, trong túi khí của trứng gà có dịch
thẩm xuất có tơ huyết. Mức độ thiệt hại kinh tế của bệnh này giảm năng suất trứng
và giảm tăng trọng, đồng thời nó là tiền đề cho nhiều bệnh kế phát như Newcastl,
E.coli..
2.4 Bệnh tích
- Xoang mũi, xoang cùng ngoài hóc mắt, khí quản tích đầy chất nhầy như keo
màu xám bẩn, dính chặt vào niêm mạcTrong phổi có các vùng cứng và đôi khi hình
thành khối u, trên bề mặt có phủ fibrin.
- Thành các túi khí bị viêm và dày lên, trên thành túi khí hoặc bên trong túi khí
thấy chất nhầy, đục như các sợi bông đã vữa hoá. Ở xoang bụng cũng thấy hiện
tượng này.


6

Hình 2.3 Xuất huyết khí quản
(Nguồn: />
Hình 2.4 Túi khí bị viêm
(Nguồn: />- Trong các trường hợp nặng, trên bề mặt gan có phủ các sợi fibrin hoặc sợi
liên kết của các sợi này tạo thành màu vàng xám.
- Túi bao tim sưng dầy lên màu trắng đục.



7

Hình 2.5 Bao tim tăng sinh
(Nguồn: )

2.5 Chẩn đoán
a. Chuẩn đoán lâm sàng
Căn cứ vào triệu chứng và bệnh tích. Phân biệt với một số bệnh khác:
- Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiểm (ILT): gà con, gà mái dễ cảm nhiểm.
Bệnh xảy ra cấp tính, có mủ và dịch lẩn trong máu trong khí quản. Bệnh tích biểu
hiện ở khí quản, bộ phận đầu tiên của đường hô hấp. Bệnh do virus dùng kháng sinh
điều trị không hết.
- Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB): xảy ra nhiều đối với gà con dưới 30
ngày tuổi, gà lớn ít mắc. Bệnh lây lan nhanh, tỷ lệ chết cao. Khí quản có các điểm
xuất huyết, có nhiều cục máu hay cục đờm có mủ. Bệnh tích biểu hiện ở phế quản,
bộ phận đầu tiên của đường hô hấp. Bệnh do virus dùng kháng sinh điều trịthì
không hết.
- Bệnh cúm gia cầm: ngoài triệu chứng thở khó còn bị phù mặt lan xuống cổ
và ngực, da chân xuất huyết. Bệnh do virus dùng kháng sinh điều trị không hết.
Bệnh đậu gà: bệnh xảy ra nhiều ở gà con và gà dò, các mụn nhỏ và vẩy tập trung
nhiều ở mỏ và ở đầu. Ở thể màng giả thì màng giả tràn lan khó bóc.
- Bệnh thiếu vitamin A: các ống đổ ra của các tuyến tiêu hóa trong cuốn mề bị
dày lên, biến dạng, sau hóa sừng.


8

b. Chuẩn đoán vi khuẩn học

- Thường thường không cho kết quả chắc chắn vì phần lớn gà bình thường
cũng mang mầm bệnh sống hoại sinh
- Kiểm tra kính hiển vi: lấy bệnh phẩm nên cắt khí quản ngay khi gà chết phết
kính nhuộm, thấy mầm bệnh nhỏ li ti, kích thước 0,25 x 0,5u.
- Nuôi cấy ở các môi trường nước thịt: khuẩn lạc mọc chậm làm biến đổi màu
môi trường chút í
c. Chẩn đoán huyết thanh học
Phản ứng ngưng kết hồng cầu trên phiến kính: Nhỏ một giọt kháng huyết
thanh M.Gallisepticum đã nhuộm màu, hút một giọt máu từ tĩnh mạch cánh gà, trộn
đều với kháng nguyên 3 đến 5 phút đọc kết quả. Nếu phản ứng dương tính có sự kết
vón của hồng cầu, phản ứng âm tính huyễn dịch không có sự biến đổi với ban đầu.
Ngoài ra có thể tiến hành các phản ứng nhưng kết trong ống nghiệm, phản ứng
ngăn trở ngưng kết hồng cầu gà, phản ứng kết tủa khuếch tán trong thạch để chuẩn
đoán.
2.6 Phòng bênh
a. Vệ sinh phòng bệnh
Không nhập gà từ cơ sở mà không nắm vững tình hình dịch bệnh, đặc biệt là
những nơi xảy ra bệnh Mycoplasmosis. Không dùng trứng từ đàn gà,có biểu hiện
bệnh Mycoplasmosis để sản xuất gà con
Đồng nhập - đồng xuất ( all in - all out ).
Giữ gà trong chuồng rộng rãi, thoáng khí, tạo mọi phương tiện để đảm bảo
nhiệt độ ( 18-22 C ),ẩm độ ( 65 - 75%) và độ thông thoáng tốt.
Máng uống và các dụng cụ khác của chuồng Gia Cầm có biểu hiện triệu chứng
đầu tiên của bệnh
Các biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng cần thực hiện nghiêm chỉnh, chú ý
Vitamin A, cần chú trọng nhiều vào thời kỳ Gà thay lông ,đẻ trứng.
b. Phòng bằng vaccine.
Có thể sử dụng vaccine chết MG ,để phòng bệnh tiêm dưới da hoặc tiêm bắp.
Nhưng thường kém hiệu quả, vì hiện nay có nhiều cơ sở vẫn sản xuất con giống từ
đàn gà bố mẹ đã nhiễm bệnh, nên phòng bằng kháng sinh có hiệu quả hơn.



9

c. Phòng bằng kháng sinh
Có thể sử dụng một trong các loại kháng sinh ngừa theo định kỳ:
- Tri-Alplucin (dạng bột) liều 1g/2lít nước uống 3-5 ngày liên tục.
- Alpucine Premix (bột trộn thức ăn) liều 1% ăn 3-5 ngày liên tục.
- Neo - Terramycin* 25 liều 1g/lít nước × 3 - 5 ngày liên tục.
- Norfloxcyllin 2ml/lít nước uống 3 - 5 ngày liên tục.
- Suanovil 1g/2,5 lít nước uống 3 - 5 ngày liên tục.
2.7 Điều trị
- Bromhenxin: 1gr/2 lít nước giúp vật nuôi dễ thở, tan đàm,…

Hình 2.6 Bromhenxin công ty Trung ương 5
(Nguồn: />
- Tylo – Doxy: 1gram/ 2 lít nước cho gà hoặc 1 gram cho 10kg thể trọng,
liên tục 3 – 5 ngày

Hình 2.7 Thuốc Tylo – Doxy của Công ty Việt Tiến Phát
(Nguồn: />

10

- Kết hợp sử dụng: Điện giải tăng sức và Gluco – K – C giúp chống xuất
huyết, hạ sốt
 Gluco K – C liều dùng 1gr/1 lít nước cho uống đến khi khỏi bệnh

Hình 2.8 Gluco K – C công ty Marphavet
(Nguồn: />

 Điện giải Bio – Electrolytes: liều dùng 1gram/1lit nước dùng thường
xuyên

Hình 2.9 Điện giải của Công ty Bio
(Nguồn: />
- Khi vật nuôi bị bệnh ghép nên kết hợp thêm
 Ghép thương hàn: Flumequin 1gam/1lit nước trong 3 -5 ngày


11

Hình 2.10 Flumequin công ty Trung ương 5
(Nguồn: />
 Ghép E.coli: Amox + colistin liều 1gram/ 2 lít nước 3 – 5 ngày

Hình 2.11 Amox colis của Công ty APA
(Nguồn />
 Ghép cầu trùng: Toltrazuril liều 1ml/1lit nước liên tục 5 – 7 ngày nên kết
hợp thêm thuốc đường ruột

Hình 2.12 Thuốc Vicox của Công ty Vemedim
(Nguồn: />

12

KẾT LUẬN
Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã rút ra được năm vấn đề trọng điểm về bệnh
viêm đường hô hấp mãn tính CRD như sau:
1. Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính CRD là một bệnh không gây chết hàng
loạt nhưng tổn thất về kinh tế rất lớn. Nguyên nhân là do vật nuôi không thể tăng

trọng và hao tổn chi phí thức ăn rất lớn.
2. Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính CRD xảy ra chủ yếu do khâu chăm sóc
vật nuôi và người nuôi không quan tâm đến điều kiện chăn nuôi vào những lúc giao
mùa hay thời tiết thay đổi.
3. Những tổn hại mà bệnh viêm đường hô hấp mãn tính CRD gây chủ yếu ở
đường hô hấp, đặc biệt là ở phổi, khí quản,….và ở tim. Từ đó làm vật nuôi khó thở,
trong trường hợp nặng vật nuôi dễ chết ngạt
4. Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính CRD gây kế phát hoặc ghép các bệnh
như thương hàn, E.coli, cầu trùng,… Vì vậy khi điều trị phải ghi nhớ điều này
5. Khâu phòng bệnh viêm đường hô hấp mãn tính CRD nên chú trong vào
khâu vệ sinh phòng bênh, dùng vaccin. Trong khâu điều trị phải chú ý điều trị các
bệnh kế phát, bệnh ghép và đặc biệt tăng sức đề kháng, hồi sức và điều trị các triệu
chứng đi kèm


13

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Đức Hiền (2015), Bệnh đường hô hấp, Hdh.vn, Truy cập ngày 5

tháng 2 năm 2018, />2. Nguyễn Văn Quyên (2011), Bài giảng bệnh truyền nhiễm, Cao đẳng Kinh tế
- Kỹ thuật Cần Thơ.
3. Phạm Ngọc Thạch (2017), Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính,
Hoinuoiga.com, Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2018, />4. Bùi Phương (2013), Bệnh CRD trên gà, Youtube.com, Truy cập ngày 7
tháng 2 năm 2018, />


×