Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Khái quát một số đặc điểm cơ bản về kinh tế xã hội của thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.89 KB, 4 trang )

Khái quát một số đặc điểm cơ bản về kinh tế - xã hội
của thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
Thị xã Hội An là đơn vị hành chính được Tỉnh ủy Quảng Nam ra Quyết định
thành lập vào ngày 3/9/1945. Trong các thời kỳ chiến tranh, chính quyền thực dân
Pháp rồi đến chính quyền Sài Gòn đều chọn Hội An làm tỉnh lỵ. Sau ngày đất nước
thống nhất, Hội An là thị xã thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Sau ngày chia tách
tỉnh (01/01/1997), thị xã Hội An trực thuộc tỉnh Quảng Nam.
Ngày 03/4/2006, Hội An được công nhận là đô thị loại III theo Quyết định
số 602/2006/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng. Ngày 20/01/2008, Chính phủ ban hành
Nghị định số 10/2008/NĐ-CP, công nhận Hội An là thành phố trực thuộc tỉnh
Quảng Nam trên cơ sở toàn bộ diện tích, dân số và các đơn vị hành chính thuộc thị
xã Hội An trước đây.
Nằm về phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Nam, thành phố Hội An có tổng diện
tích tự nhiên 61,71 km2, phần đất liền có diện tích 46,22 km2 (chiếm 74,9%), nằm
cách đất liền 18km là cụm đảo Cù Lao Chàm gồm nhiều đảo lớn, nhỏ với diện tích
15,49 km2 (chiếm 25,1%). Dân số trung bình năm 2011 là 90.891 người, bao gồm 9
phường và 4 xã, được chia thành 3 vùng:
+ Vùng đô thị và ven đô gồm 09 phường: Minh An, Tân An, Cẩm Phô,
Thanh Hà, Sơn Phong, Cẩm Châu, Cửa Đại, Cẩm An, Cẩm Nam.
+ Vùng đồng bằng gồm 3 xã: Cẩm Hà, Cẩm Kim, Cẩm Thanh.
+ Vùng hải đảo là xã Tân Hiệp (cụm đảo Cù Lao Chàm).
Thành phố Hội An vừa có đô thị cổ, đô thị cũ, đô thị mới; vừa có đồng bằng;
vừa có hệ thống sông lớn, nhỏ, mương lạch chằng chịt, vừa có biển, hải đảo, tạo nên
một hệ địa lý - sinh thái rất đặc thù và đa dạng. Tuy có diện tích nhỏ nhưng nhờ vị trí
địa lý đặc biệt cùng với bề dày về lịch sử, văn hóa, Hội An được biết đến là trường


hợp duy nhất trên thế giới cho đến nay có Khu đô thị cổ - Di sản Văn hóa thế giới kết
nối với Khu Dự trữ Sinh quyển thế giới (Cù Lao Chàm).
Về mặt đối ngoại, Hội An là một trong các Cửa ngõ phía Bắc của Quảng
Nam thông thương với thành phố Đà Nẵng vừa là đô thị lớn nhất Miền Trung, vừa


là một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước. Về mặt đối nội, Hội An nằm
trong Cụm động lực phát triển số 1 của tỉnh Quảng Nam, là vùng giao thoa giữa Hành
lang phát triển Bắc Quảng Nam (kết nối Vùng Đông Quảng Nam với các huyện Tây
Bắc (Đông Giang, Nam Giang, Tây Giang) tương đối dồi dào tài nguyên, nguyên liệu)
với Vệt ven biển Quảng Nam.
Dân số trung bình năm 2011 là 90.891 người (nữ: 45.879 người), trong đó
dân số khu vực đô thị là 69.873 người (chiếm 76,8% dân số), dân số khu vực nông
thôn là 21.048 người (chiếm 23,2% dân số). Địa bàn có quy mô dân số lớn nhất là
phường Thanh Hà (11.416 người), tiếp đến là phường Cẩm Châu (10.644 người),
xã đảo Tân Hiệp là địa bàn có số dân ít nhất (2.413 người). Tỷ trọng dân số đô thị
giảm từ 77,2% (2006) còn 77% (2007), đến năm 2011 tăng lên 76,8%.
Mật độ dân số toàn thành phố là 1.473 người/km2, cao hơn rất nhiều so với
mật độ bình quân toàn tỉnh (137 người/km 2), trong đó mật độ dân số đô thị 2.594
người/km2, cao hơn mật độ dân số đô thị Tam Kỳ (2.006 người/km 2) và toàn tỉnh
(574 người/km2).
Dân cư tập trung đông tại các khu vực trung tâm như Phường Minh An
(10.157 người/km2), Phường Cẩm Phô (8.551 người/km2), Phường Tân An (6.661
người/km2), còn lại các xã ngoại ô và ven đô như Cẩm Thanh, Cẩm Kim mật độ
dân cư thấp hơn (830 - 950 người/km 2), riêng xã đảo Tân Hiệp thì thấp hơn hẳn
(156 người/km2). Dân cư tập trung đông đúc và tấp nập tại khu vực nội thị, các
tuyến phố chính, các điểm khai thác du lịch, các trung tâm xã và các làng sinh thái
ven sông.


Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền các cấp, sự nỗ lực phấn đấu
không ngừng của cán bộ và nhân dân thành phố, sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ, đầu tư
của Trung ương, của Tỉnh, trong những năm qua, thành phố Hội An đã phát huy cao
truyền thống cách mạng, ý chí tự lực tự cường, đoàn kết thống nhất, cần cù sáng tạo,
đã không ngừng nỗ lực phấn đấu với quyết tâm cao, vượt qua bao khó khăn, thách
thức, đưa sự nghiệp xây dựng, đổi mới thành phố đạt những thành tựu quan trọng.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn được duy trì ở mức khá cao so với bình diện
chung cả tỉnh, quy mô tăng trưởng giá trị sản xuất liên tục tăng qua các năm, cơ
cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, trong đó, lĩnh vực thương mại dịch vụ - du lịch có sự chuyển dịch đáng kể, luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu
kinh tế, tạo được nhiều bước đột phá và luôn giữ vai trò là ngành kinh tế chủ đạo,
tạo động lực cho sự phát triển của thành phố. Thị trường, thương hiệu, công nghệ
và chất lượng sản phẩm ngày càng được mở rộng và nâng cao. Cơ cấu lao động
chuyển dịch theo hướng lao động phi nông nghiệp ngày càng tăng, tỷ lệ lao động
được tạo việc làm khá cao, chất lượng nguồn nhân lực cơ bản đáp ứng được yêu
cầu phát triển. Hạ tầng kỹ thuật tại khu vực đô thị và một số vùng nông thôn được
đầu tư khá đồng bộ gắn với công tác bảo vệ tài nguyên môi trường. Văn hóa - xã
hội tiến bộ trên nhiều mặt, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải
thiện rõ nét. Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Hệ
thống chính trị từ thành phố đến cơ sở không ngừng được củng cố, kiện toàn, phát
huy tốt vai trò và hiệu quả hoạt động. Uy tín, vị thế của Hội An được nâng cao,
dành được thiện cảm của dư luận trong và ngoài nước.
Hội An là đầu tàu phát triển kinh tế Thương mại - Dịch vụ - Du lịch của
Quảng Nam. Với dân số chỉ trên 6% toàn Tỉnh nhưng Hội An chiếm hơn 1/4 giá trị
gia tăng ngành Du lịch và hơn 1/5 giá trị gia tăng ngành Thương mại toàn Tỉnh
(theo giá thực tế). Hội An đóng vai trò cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa quyết định


trong thực hiện thành công định hướng phát triển Du lịch trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn của tỉnh Quảng Nam.
Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của
thành phố Hội An nói riêng, tỉnh Quảng Nam nói chung. Với đặc trưng là ngành
kinh tế tổng hợp, phát triển du lịch có tác động tích cực thúc đẩy sự đổi mới và phát
triển nhiều ngành kinh tế khác, tạo công ăn việc làm cho người lao động, mở rộng
giao lưu văn hoá và xã hội giữa các vùng trong và ngoài nước. Hội An là di sản văn
hóa thế giới nên có sức thu hút rất lớn khách quốc tế và trong nước đến thăm quan
và du lịch. Năm 2011, tổng lượt khách đến Hội An là 1.462.181 lượt (trong đó

khách quốc tế: 739.850 lượt), tăng 1,67 lần so với năm 2006 (876.774 lượt, trong
đó khách quốc tế: 423.395 lượt), tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 10,8%. Năm
2007, tốc độ tăng trưởng ngành Du lịch rất cao (30,08%), đến 2009, do chịu sự ảnh
hưởng lớn của suy thoái kinh tế thế giới và trong nước, dịch bệnh,… nên tốc độ
tăng trưởng giảm (2,64%). Năm 2010, tốc độ tăng lên và đạt cao nhất trong toàn
giai đoạn 2006-2011 (30,12%), năm 2011, tốc độ tăng trưởng giảm còn 13,34%.
Giai đoạn (2006-2011) tốc độ tăng trưởng bình quân ngành du lịch cao hơn nhiều
so với tỉnh Quảng Nam (Hội An: 16,77%; Quảng Nam: 10,30%).
Trong xu thế hội nhập toàn cầu đang diễn ra hết sức mạnh mẽ và sâu rộng,
với vai trò là một trung tâm du lịch, một giao điểm của con đường giao lưu kinh tế
- văn hóa trong nước và quốc tế, một điểm đến hấp dẫn của “Con dường di sản
miền Trung”, một khu vực quan trọng trong chiến lược phát triển biển, đảo, Hội An
đang đứng trước yêu cầu hoạch định một chiến lược phát triển mang tính tổng thể,
có tầm nhìn dài hạn trên cơ sở định hướng chiến lược phát triển chung của cả nước,
của Tỉnh, của Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung.



×