Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

Mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng Sông Cửu Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 62 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG
_______________________________________________________

BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

TÊN ĐỀ TÀI
MÔ HÌNH LIÊN KẾT GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ NÔNG DÂN
TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG

Chủ nhiệm Đề tài: ĐỖ THỊ KIM ANH
Cơ quan quản lý: Viện Nghiên cứu phát triển bền vững Vùng

Hà Nội, năm 2014
1


MỤC LỤC

2


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp, với 54% lực lượng lao động trong khu
vực nông nghiệp và 70% dân số sống ở các vùng nông thôn 1. Hiện đại hóa nông
nghiệp hiệu quả và bền vững không chỉ là mục tiêu chiến lược trong phát triển kinh tế


mà còn là tiền đề để đạt được mục tiêu quốc gia công nghiệp vào năm 2020.
Lúa gạo là nghành sản xuất chính của phần đông nông dân Việt Nam, nhất là ở
2 vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Việt Nam hiện là nước
sản xuất gạo đứng thứ 5 và là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới. Hiện nay
ngành sản xuất này vẫn chủ yếu do các hộ gia đình tự kinh doanh với quy mô nhỏ.
Nông dân trồng rất nhiều loại giống trên các mảnh ruộng nhỏ của mình với quy trình
không thống nhất. Các doanh nghiệp xuất khẩu và tiêu thụ lúa gạo mua sản phẩm
thông qua thương lái từ nhiều nguồn khác nhau nên sản phẩm gạo không cùng một
giống. Các hộ nông dân lại không thu hoạch cùng một thời điểm, phơi sấy và chế biến
theo những cách khác nhau. Kết quả là không có được những lô hàng lớn có chất
lượng đồng đều, vì vậy không đáp ứng được những tiêu chuẩn cao của thị trường xuất
khẩu và ngay cả của người tiêu dùng trong nước.
Trong nền kinh tế thị trường, mối liên kết giữa doanh nghiệp và người nông dân
đang được quan tâm và chú trọng. Liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân góp phần
thúc đẩy các hình thức tổ chức sản xuất chuyên môn hóa, tập trung hóa, xã hội hóa
sản xuất tiến bộ, phù hợp với xu thế đi lên sản xuất lớn; thực hiện công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn và toàn bộ nền kinh tế. Do đó, hình thành và
phát triển liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân là một xu hướng tất yếu khách
quan.
Trong điều kiện thực tiễn của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt
Nam, chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2010-2020 của Đảng đã chỉ rõ: “Gắn kết chặt
chẽ, hài hòa lợi ích giữa người sản xuất, người chế biến và người tiêu thụ, giữa việc áp
dụng kỹ thuật và công nghệ với tổ chức sản xuất, giữa phát triển nông nghiệp với xây
dựng nông thôn mới. Đổi mới cơ bản phương thức tổ chức kinh doanh nông sản, trước
hết là kinh doanh lúa gạo; bảo đảm phân phối lợi ích hợp lý trong từng công đoạn từ
sản xuất đến tiêu dùng”[2].
Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XI đã khẳng định giải pháp: “Thực hiện tốt việc
gắn kết chặt chẽ "bốn nhà" (nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nước). Tổ
chức lại sản xuất nông nghiệp, phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, thâm
1 Tổng cục thống kê 2010

2Đảng cộng sản Việt Nam [Trực tuyến] (2011), địa chỉ />3


canh, các khu nông nghiệp công nghệ cao, gắn với công nghiệp bảo quản, chếbiến, thị
trường trong nước và xuất khẩu [3]. Tuy nhiên xem xét mối quan hệ “4 nhà” theo chuỗi
giá trị: Từ đầu vào (thuốc, phân, vốn, giống, xăng dầu, lao động) => sản xuất (nông
dân và đồng ruộng) => thu gom (nông dân và thương lái) => chế biến (chủ vựa, nhà
máy, công ty lương thực, công ty hợp đồng) => thương mại (xuất khẩu, người bán lẻ,
siêu thị, công ty khác) => tiêu dùng (cá nhân). Cán bộ khuyến nông, nhà khoa học, nhà
nước, ngân hàng tác động đóng vai trò hỗ trợ mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông
dân. Trong quá trình sản xuất nông nghiệp mối liên kết giữa doanh nghiệp và người
nông dân được thể hiện đậm nét nhất và cũng là mắt xích quyết định sự thành công của
mô hình liên kết “4 nhà”.
Đặc biệt, Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày
24 tháng 6 năm 2002 về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông
qua hợp đồng đã qui định “Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành
phần kinh tế ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa (bao gồm nông sản, lâm sản,
thủy sản và muối) với người sản xuất (hợp tác xã, hộ nông dân, trang trại, đại diện hộ
nông dân) nhằm gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hóa để phát triển
sản xuất ổn định và bền vững”[4].
Năm 2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã vận động nông dân và các
doanh nghiệp hợp tác với nhau để hình thành chuỗi sản xuất lúa gạo có quy mô lớn.
Trong chuỗi sản xuất đó, nhiều hộ nông dân liên kết thành nhóm, cùng áp dụng quy
trình gieo trồng thống nhất, áp dụng một số tiến bộ kỹ thuật mới và cơ giới hóa; các
doanh nghiệp ký kết hợp đồng với nông dân về cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm.
Chuỗi sản xuất này được gọi tắt là “mô hình cánh đồng mẫu lớn” – từ tên gọi của điển
hình liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ở tỉnh An Giang. “Cánh đồng lớn” được xem
như là cách thức đưa sản xuất lúa gạo từ sản xuất quy mô gia đình sang quy mô lớn
mà không cần thay đổi sở hữu ruộng đất của các hộ nông dân, tạo ra những lô hàng
lúa gạo lớn có chất lượng cao hơn và đồng đều, đáp ứng được những tiêu chuẩn cao

của xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Nghị quyết số 21/2011/QH13, ngày 26/11/2011
của Quốc hội đã khẳng định đây là một trong các giải pháp quan trọng, lâu dài, góp
phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển nền nông
nghiệp bền vững.
“Cánh đồng lớn” về mặt lý thuyết là chuỗi sản xuất có hiệu quả đối với nông dân
và doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc triển khai, nhân rộng trong cộng đồng doanh nghiệp
và ở các địa phương không phải là công việc dễ dàng. Qua gần 4 năm Bộ NN-PTNT
3Đảng cộng sản Việt Nam (2011), [Trực tuyến], địa chỉ />4 Thủ tướng chính phủ2002),Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2002 về chính sách khuyến
khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng, Hà Nội.
4


vận động áp dụng, diện tích lúa trồng theo kiểu “cánh đồng lớn” hiện mới vào khoảng
70.000 ha ở Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là con số quá nhỏ so với diện tích sản
xuất lúa toàn vùng này. Đã có nhiều trường hợp thất bại ở một số tỉnh, mà nguyên
nhân nằm ở chính sự liên kết chưa chặt chẽ và toàn diện, cũng như chưa đảm bảo tính
công bằng trong chia sẻ lợi ích giữa các bên tham gia. Điều nghịch lý là hiện nay chính
những công ty lương thực Nhà nước chi phối phần lớn việc xuất khẩu gạo lại chưa tích
cực tham gia thực hiện chủ trương mở rộng “cánh đồng lớn” mà Chính phủ đề ra.
Nhiều hộ nông dân cũng chưa tìm thấy lợi ích trong việc hợp tác với nhau và ký hợp
đồng với các doanh nghiệp cung ứng vật tư, chế biến và buôn bán nông sản. Cũng lại
có một số trường hợp doanh nghiệp ký kết hợp đồng với nông dân trong các khâu sản
xuất và tiêu thụ lúa gạo, song lại chưa tạo nên được các “cánh đồng lớn”, bởi vì chưa
có sự phối hợp chung, thống nhất, cùng một lúc với nhiều hộ nông dân, mà chỉ là các
hợp đồng thương mại riêng lẻ, không bao hàm việc thay đổi quy trình công nghệ sản
xuất và quy mô canh tác.
Nhằm xem xét về tính khả thi, tính hiệu quả, tính bền vững và khả năng nhân
rộng các hình thức liên kết giữa các hộ nông dân với các doanh nghiệp cung ứng vật tư
nông nghiệp, chế biến và buôn bán lúa gạo, nghiên cứu này tập trung phân tích một số
mô hình liên kết bằng cơ chế hợp đồng giữa các hộ nông dân và các công ty/doanh

nghiệp ở An Giang. Đây là “cánh đồng lớn” đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long
được đánh giá là thành công và được các cơ quan chính phủ Việt Nam khuyến khích
nhân rộng trong cả nước. Bên cạnh đó, một số trường hợp liên kết giữa nông dân,
doanh nghiệp và các đối tác khác ở vùng ĐBSCL, bao gồm cả những trường hợp thành
công và thất bại, cũng được khảo sát để so sánh, nhằm mục đích tìm ra những nguyên
nhân thành công và những điều kiện đảm bảo cho việc nhân rộng điển hình. Việc phân
tích so sánh các trường hợp cũng sẽ chỉ ra tại sao các công ty chế biến và buôn bán
nông sản, cũng như một số lớn các hộ nông dân trồng lúa chưa quan tâm tới việc thực
hiện chuỗi sản xuất kiểu “cánh đồng lớn”, bất chấp sự vận động, các chính hỗ trợ và
vai trò can thiệp trực tiếp của chính quyền nhiều địa phương nhằm thúc đẩy thực hiện
mô hình này.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu nước ngoài
Liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân là một bộ phận của liên kết nói chung,
tuy nhiên nó có những vấn đề riêng của nó. Trên thế giới, các nhà nghiên cứu không
trực tiếp đề cập đến vấn đề liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân, mà chỉ tập trung
bàn về hình thức biểu hiện của nó là sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng (contract
farming- CF). Theo Glover (1987) nông nghiệp hợp đồng (CF) về bản chất là một sự
sắp xếp mang tính thể chế mà tính ưu việt của nó là kết hợp được những ưu thế của
5


đồn điền (kiểm soát chất lượng, sự liên kết sản xuất và tiếp thị) với những ưu thế của
sản xuất tiểu nông (khuyến khích lao động, đầu tư cẩn trọng)[5].
Tuy nhiên lý giải sự ra đời của CF có nguồn gốc sâu xa hơn, Reardon, T.,
Barrett, CB, (2000), trong tác phẩm “Agroindustrialization, globalization, and
international development: An overview of issues, patterns, and determinants”đã nhận
xét quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp ở nhiều nước phát triển đã mang lại kết quả
là đã điều chỉnh được chuỗi cung cấp kết nối chặt chẽ hơn [6]; hay theo Sukhpal Singh
(2002), trong tác phẩm“Contracting Out Solutions: Political Economy of Contract

Farming in the Indian Punjab” cho rằng: Những thay đổi của quá trình công nghiệp
hóa nông nghiệp gắn liền với quá trình quốc tế hóa nông nghiệp, toàn cầu hóa sản
xuất, nhất là sau quá trình phi thực dân hóa, giải thể các đồn điền thực dân dẫn đến
việc hình thành những chuỗi cung cấp, chuỗi xuất khẩu giữa các nước phát triển có
vốn và kỹ thuật với những nước đang phát triển chỉ có lao động và đất đai [7].
Tuy nhiên điều đáng nói là bên cạnh những nhà nghiên cứu ca ngợi những ưu
điểm, tiến bộ của CF đối với cả doanh nghiệp và nông dân như: Runsten, D., Key, N.
(1999) [8], Glover và Kusterer (1990) [9] … cũng đã có không ít những nhà kinh tế học
phản ảnh những mặt tiêu cực của CF, tiêu biểu như Ashok B Sharma(2006), trong tác
phẩm “Contract farming did no good to farmers”, đã cho rằng hợp đồng nông nghiệp,
trong kinh tế- chính trị, là một trong những phương thức của chủ nghĩa tư bản thâm
nhập vào nông nghiệp để tích lũy vốn và khai thác lĩnh vực nông nghiệp bởi các công
ty kinh doanh nông sản [10] watts (1994) hoặc Singh (2002) cho rằng nông nghiệp hợp

5 Glover, D.(1987), “Increasing the benefits to smallholders from contract farming: problems for farmers’
organisations and policy makers”, World Development 15 (4), 441–448.
6Reardon, T, Barrett, CB, 2000. Reardon, T., Barrett, C.B.(2000) “Agroindustrialization, globalization, and
international development: An overview of issues, patterns, and determinants” Agricultural Economics 23, 195–
205 (Special issue).
7 Sukhpalsingh (2002), “Contracting Out Solutions: Political Economy of Contract Farming in the Indian
Punjab”, World Development Vol. 30, No. 9, pp. 1621–1638
8 Key, N. and Runsten, D. (1999), ‘‘Contract farming, smallholders and rural development in Latin America: the
organization of agroprocessing firms and the scale of outgrower production’’,World Development, Vol. 27 No. 2,
pp. 381-401
9 Glover, D.(1987), “Increasing the benefits to smallholders from contract farming: problems for farmers’
organisations and policy makers”, World Development 15 (4), 441–448
10 Key, N. and Runsten, D. (1999), ‘‘Contract farming, smallholders and rural development in Latin America:
the organization of agroprocessing firms and the scale of outgrower production’’,World Development, Vol. 27
No. 2, pp. 381-401
6



đồng là hình thức “bóc lột” nông dân. [11] , [12].
2.2. Nghiên cứu trong nước
Năm 2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại
thế giới (WTO). Đây là dấu mốc quan trọng cho sự thay đổi đáng kể của nền kinh tế
Việt Nam. Trong cuốn sách “Việt Nam – WTO, những cam kết liên quan đến nông
dân, nông nghiệp, nông thôn và doanh nghiệp”, Nguyễn Hồng Vinh và cộng sự
(2007)đã tổng kết quá trình Việt Nam ra nhập WTO, những cơ hội thách thức, đồng
thời nhóm tác giả cũng đưa ra những cam kết liên quan đến nông dân, nông nghiệp,
nông thôn và doanh nghiệp trong thực hiện các cam kết của WTO. Tất cả các cam kết
này đều nhằm hướng tới phát triển một nền kinh tế xanh, nông nghiệp xanh, đảm bảo
yêu cầu chung của thế giới.
Qua điều tra 8 cơ sở chế biến chè và 60 hộ trồng chè tại Mộc Châu, 4 cơ sở chế
biến đường và 60 hộ trồng mía ở Mai Sơn, Lê Hữu Ảnh và cộng sự (2011) chỉ ra rằng
các doanh nghiệp đang sử dụng 4 hình thức hợp đồng sản xuất với hộ nông dân gồm:
giao khoán trên đất của công ty; công ty đầu tư và thu mua sản phẩm cho hộ sản xuất;
công ty bán vật tư, mua sản phẩm cho hộ sản xuất và công ty hợp đồng mua sản phẩm
cho hộ. Từ đó xác định được đặc điểm của các hình thức hợp đồng sản xuất, mức độ
thực hiện hợp đồng sản xuất trong vùng. Nghiên cứu cũng đã tính được kết quả phân
phối lợi ích trong các hình thức hợp đồng sản xuất.
Tỉnh An Giang vốn có thế mạnh về sản xuất lúa gạo. Sản lượng hàng năm đạt
trên 3,6 triệu tấn, xuất khẩu từ 500.000 – 600.000 tấn gạo. Nhằm kết nối sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm, tỉnh đã đưa ra chủ trương “Liên kết 4 nhà” từ những năm 2000.
Nhu cầu liên kết ngày càng trở nên bức thiết do nhu cầu cạnh tranh, hội nhập kinh tế
quốc tế. Thông qua bài viết “Các mô hình liên kết sản xuất lúa và thực hiện “cánh
đồng mẫu lớn” ở An Giang” tác giả Đoàn Ngọc Phả (2011) đã tổng kết các mô hình
liên kết điển hình ở An Giang bao gồm: Mô hình liên kết sản xuất lúa Nhật: Mô hình
này được ký kết giữa người nông dân An Giang với Công ty Liên doanh AngimexKitoku chuyên cung ứng lúa giống (đã ký hợp đồng với người nông dân từ năm 1996),
kết hợp với Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang chuyên cung ứng thuốc bảo vệ

thực vật (ký hợp đồng với người nông dân từ 2009). Mô hình đã đạt được những thành
công đáng kể và tránh cho người nông dân những rủi ro biến động giá do hợp đồng ký
với giá cố định ngay từ đầu vụ. Mô hình liên kết xây dựng vùng nguyên liệu của
11 Key, N. and Runsten, D. (1999), ‘‘Contract farming, smallholders and rural development in Latin America:
the organization of agroprocessing firms and the scale of outgrower production’’,World Development, Vol. 27
No. 2, pp. 381-401
12 Sukhpalsingh (2002), “Contracting Out Solutions: Political Economy of Contract Farming in the Indian
Punjab”, World Development Vol. 30, No. 9, pp. 1621–1638

7


Công ty Xuất nhập khẩu An Giang (ANGIMEX): Công ty ký hợp đồng sản xuất lúa
chất lượng cao với người nông dân từ năm 2007 chủ yếu trên địa bàn huyện Thoại Sơn
và Châu Thành. Công ty cung ứng cho người nông dân toàn bộ phân bón và giống lúa
chất lượng cao, cán bộ công ty đến kiểm tra chất lượng lúa trước khi người nông dân
mang đến nhà máy. Mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GLOBAL GAP được thực
hiện từ năm 2009-2010 triển khai tại 2 huyện Thoại Sơn và Châu Phú với sự tham gia
đầu tư của các công ty TNHH SGS Việt Nam, công ty ADB (cung ứng giống lúa,
thuốc bảo vệ thực vật và tiêu thụ), công ty TNHH TUV SUD PSD Vietnam. Mô hình
liên kết của Công ty Bảo vệ thực vật: triển khai từ vụ Đông Xuân 2010-2011 do công
ty Cổ phần bảo vệ thực vật An Giang – Nhà máy chế biến gạo Vĩnh Bình ký hợp đồng
tiêu thụ sản phẩm ở 2 huyện Châu Thành và Thoại Sơn. Trong đó công ty thực hiện
cung ứng giống, phân bón, thuốc trừ sâu cho nông dân lãi xuất 0% và trừ lại khi nông
dân bán lúa cho công ty. Trong quá trình sản xuất người nông dân được cán bộ của
công ty hỗ trợ kỹ thuật.
Ở An Giang, mô hình “liên kết 4 nhà” bước đầu đã được xác lập và hình thành
thông qua việc tổ chức xây dựng vùng nguyên liệu và ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm;
tại các mô hình này, giữa doanh nghiệp và nông dân đã có sự liên kết hợp tác khá chặt
chẽ, hợp đồng kinh tế được thực hiện đầy đủ, có trách nhiệm, lợi ích cả đôi bên được

đảm bảo, nông dân trong vùng nguyên liệu được doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà
nước tập trung chuyển giao khoa học kỹ thuật, được cung cấp một phần chi phí sản
xuất, sản phẩm làm ra được doanh nghiệp bao tiêu, do đó nông dân yên tâm và sản
xuất theo đúng quy trình kỹ thuật, tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của doanh nghiệp;
thông qua hợp đồng kinh tế doanh nghiệp có được nguồn nguyên liệu ổn định về số
lượng và chất lượng, đảm bảo tính chủ động trong kinh doanh và có điều kiện thuận
lợi để phát triển thương hiệu, tạo vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Trong quá trình
thực hiện tỉnh An Giang đã rút ra một số kinh nghiệm: (1) Xác định liên kết hợp tác
giữa nông dân và doanh nghiệp là nòng cốt, có ý nghĩa quan trọng của sự “liên kết 4
nhà”; (2) tăng cường phát huy vai trò nhà nước trong mối “liên kết 4 nhà”.13
Mô hình liên kết “4 nhà” được xây dựng tại xã Định Hóa, huyện Gò Quao, Kiên
Giang (của tác giả Nguyễn Phú Sơn (2013)) thông qua một quy trình gồm 6 bước và
dựa trên cơ sở lý thuyết liên kết dọc trong chuỗi giá trị giữa Hợp tác xã Hòa Tiến và
Công ty Gentraco, với sự hỗ trợ, thúc đẩy của Ủy ban nhân dân xã Định Hòa và nhóm
tư vấn của trường Đại học Cần Thơ. Kết quả của mô hình đã mang lại những lợi ích
cho cả “4 nhà”. Đối với nông dân, lợi ích lớn nhất mang lại cho họ là việc làm thay đổi
hành vi sản xuất theo hướng “Bán cái thị trường cần, chứ không phải bán cái mình
có”. Đối với công ty, việc tham gia mô hình liên kết này đã góp phần làm gia tăng
13 Báo cáo tham luận Tổ chức sản xuất nông sản hàng hóa theo mô hình liên kết 4 nhà tại tỉnh An Giang
8


thương hiệu, cũng như tạo tiền đề cho việc xây dựng vùng nguyên liệu. Đối với địa
phương, thông qua việc tham gia liên kết đã giúp cán bộ địa phương nâng cao được
năng lực quản lý, cũng như góp phần vào nhiệm vụ xây dựng xã Nông thôn mới. Cuối
cùng, thông qua liên kết này đã giúp cho các nhà khoa học bổ sung thêm những cơ sở
lý thuyết chuỗi giá trị, cũng như làm gia tăng sự trải nghiệm về vấn đề liên kết “4
nhà”.
Mô hình phát triển Hợp tác xã Nông nghiệp với phương châm mang lại nhiều
lợi ích cho người nông dân như: (1) Cung cấp hàng hóa, vật tư đầu vào sản xuất cho

nông dân với giá cả phải chăng, tiện lợi và đảm bảo chất lượng. (2) Giúp người nông
dân tiêu thụ sản phẩm dễ dàng, có kế hoạch với chi phí giảm, giá cả hợp lý, ổn định,
tiêu chuẩn hóa sản phẩm ở mức cao. (3) Tạo thế cạnh tranh tốt cho nông dân khi mua
vào và bán sản phẩm hàng hóa. (4) Liên kết nông dân sử dụng hết công suất máy móc,
chi phí sản xuất thấp. (5) Đào tạo năng lực tự quản lý, năng lực áp dụng kỹ thuật tiên
tiến cho nông dân. Do đó mà mô hình phát triển Hợp tác xã Nông nghiệp hiện nay
đang được rất nhiều địa phương trong cả nước chú trọng và phát triển. Tác giả Nguyễn
Công Bình đã có nghiên cứu về các mô hình phát triển Hợp tác xã nông nghiệp từ một
số quốc gia trên thế giới, tiêu biểu là bài học kinh nghiệm của một số nước như Nhật
Bản, Hàn Quốc, Thái Lan. Từ đó trên thực tế của Việt Nam tác giả cũng đưa ra những
bài học kinh nghiệm trong vấn đề phát triển mô hình Hợp tác xã bao gồm các khâu tổ
chức, đội ngũ quản lý Hợp tác xã nông nghiệp và vai trò của Hợp tác xã nông nghiệp
trong việc cung cấp dịch vụ đối với nông thôn.
Tìm hiểu kinh nghiệm của Thái Lan, Bảo Trung (2012) đã nghiên cứu cơ chế
sản xuất- tiêu thụ mía đường của Thái Lan bao gồm: cơ chế hình thành giá, phân bổ lợi
ích, kiểm soát chữ đường và trọng lượng mía, cơ chế phân bổ hạn ngạch, cơ chế liên
kết nông dân trồng mía, các nhà máy chế biến đường và hình thành các nhóm lợi ích.
Xuất phát từ hiệp hội của những người nông dân trồng mía đường, và hiệp hội các nhà
máy chế biển đường và theo Luật mía đường và đường năm 1984, ngành mía đường
Thái Lan đã nổi lên thành một ngành có ảnh hưởng lớn đến chính sách khi Hội đồng
mía đường và đường được thành lập. Hội đồng này đã trở thành một nhóm lợi ích để
“tìm kiếm đặc lợi” (Rent seeking)14 cho ngành mía đường. Ảnh hưởng đáng kể của
ngành mía đường thường xuất phát từ những nhóm lợi ích được tổ chức chặt chẽ.
Nhóm này kết nối, xúc tiến và xử lý một cách hiệu quả từ lợi ích của họ thành chính
sách cụ thể. Sự thành công về tổ chức cũng như việc tìm kiếm đặc lợi của các nhà máy
chế biến và người trồng mía ở Thái Lan liên quan đến quy mô. Số nhà máy chế biến
14 Tìm kiếm đặc lợi (rent-seeking) là cố gắng đạt được đặc lợi kinh tế - tức là lợi ích thu về cho chủ sở hữu
nguồn lực vượt quá lợi ích mà họ có được nếu sử dụng nguồn lực vào phương án thay thế khác. Ví dụ các nhóm
lợi ích có thể vận động hành lang chính trị để duy trì các chính sách hạn chế cạnh tranh như phân bổ hạn ngạch
nhập khẩu, quy định các loại giấy phép hay chứng chỉ hành nghề, đặt ra các tiêu chuẩn hạn chế gia nhập ngành.

9


đường khá ít so với người trồng mía nhưng đến lượt người trồng mía cũng hình thành
những nhóm riêng. Các nhà máy chế biến đường ở Thái Lan được đầu tư với quy mô
lớn để đảm bảo hoạt động hiệu quả và trong phần lớn trường hợp các doanh nhân đầu
tư nhà máy chế biến đường có mối liên kết với các nhà chính trị. Ngành mía đường
Thái Lan có sự liên minh giữa chính trị và kinh tế. Vì vậy chỉ có một số người chủ của
nhà máy chế biến đường và một số người trồng mía lớn có khả năng kiểm soát ngành
mía đường.
Mô hình sản xuất gạo sạch theo tiêu chuẩn quốc tế mang thương hiệu gạo Tứ
Quý của công ty TNHH ADC được triển khai ở huyện Cai Lây, Tiền Giang được sản
xuất theo quy trình gạo an toàn đạt tiêu chuẩn Globalgap. Người dân tham gia mô hình
này phải tuân thủ 241 điều quy định nghiêm ngặt trong trồng lúa, mỗi ngày họ phải ghi
chép cẩn thận những điều đã làm để không dùng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón
quá liều gây nguy hiểm cho bản thân. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc bừa bãi sẽ gây
nguy hiểm cho môi trường nước ảnh hưởng đến sự sinh tồn của loài thủy sinh. Và điều
quan trọng nữa là gạo "Tứ Quý" sản xuất theo Globalgap đều ghi rõ thông tin về nơi
sản xuất giúp cho cơ quan chức năng kiểm tra, quản lý dễ dàng.
10 năm gắn bó trong sản xuất, cung cấp các vật tư, dịch vụ cho nông nghiệp,
mọi hoạt động của công ty ADC đều gắn bó mật thiết với nông dân. Vì vậy, ADC hiểu
đuợc những vất vả, lo lắng của nông dân và đã mạnh dạn phát triển kinh doanh theo
qui trình khép kín từ cung cấp thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, giống..., tư vấn kỹ
thuật đến bao tiêu đầu ra của sản phẩm. Sau khi áp dụng thành công mô hình
Globalgap tại Tiền Giang, mô hình tiếp tục phát triển, mở rộng vùng nguyên liệu ở An
Giang.
Nghiên cứu “Mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ở Việt Nam”
(2013) do tác giả Đào Thị Thanh Mai và các cộng sự đã tập trung phân tích trường
hợp chuỗi sản xuất hình thành bởi sự liên kết bằng cơ chế hợp đồng giữa các hộ nông
dân và Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang. Đây là “cánh đồng lớn” đầu tiên ở

Đồng bằng sông Cửu Long được đánh giá là thành công và được các cơ quan chính
phủ Việt Nam khuyến cáo nhân rộng trong cả nước. Ngoài ra, một số trường hợp liên
kết giữa nông dân, doanh nghiệp và các đối tác khác ở vùng ĐBSCL, bao gồm cả
những trường hợp thành công và thất bại, cũng được khảo sát để so sánh, nhằm mục
đích tìm ra những nguyên nhân thành công và những điều kiện đảm bảo cho việc nhân
rộng điển hình.
Các phân tích trong báo cáo cho thấy sản xuất và tiêu thụ nông sản theo cơ chế
hợp đồng là hình thức tổ chức thích hợp để chuyển nông nghiệp từ sản xuất quy mô
nhỏ sang sản xuất quy mô lớn với trình độ phát triển cao hơn. Tổ chức sản xuất và
kinh doanh nông sản theo hợp đồng sẽ giải quyết được các trở ngại về thị trường tiêu
10


thụ, chất lượng sản phẩm, công nghệ và vốn sản xuất, là những vấn đề mà tự thân các
hộ nông dân riêng lẻ không thể giải quyết.

-

3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung:
Tìm hiểu và phân tích các mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân
trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long.
3.2. Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa một số vấn đề về lý luận:
+ Làm rõ một số khái niệm liên quan: liên kết, doanh nghiệp, nông dân
+ Chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về vấn đề liên kết giữa doanh
nghiệp và nông dân trong sản xuất nông nhiệp.
- Kinh nghiệm của thế giới trong vấn đề liên kết giữa doanh nghiệp và nông
dân trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo (Thái Lan), từ đó rút ra bài học cho
Việt Nam.

Tìm hiểu và phân tích một số mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong
sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long và dự báo xu hướng.
Kết luận và đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp và nông
dân sản xuất và tiêu thụ lúa gạo quy mô toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong
thời gian tới.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Không gian:
- Các mô hình liên kết doanh nghiệp và nông dân được triển khai trên địa bàn
các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long
4.2. Thời gian:
- Nghiên cứu thu thập và phân tích tài liệu đối với các mô hình sản xuất nông
nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long được triển khai từ năm 2002 đến nay.
4.3. Vấn đề nghiên cứu:
- Nghiên cứu mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân tập trung vào
mối liên kết kinh tế.
- Liên kết doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất nông nghiệp: Chỉ nghiên
cứu một số mô hình điển hình về sản xuất và tiêu thụ lúa gạo.
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
5.1.Cách tiếp cận:
Nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận hệ thống: hệ thống vấn đề nghiên cứu theo
thời gian, không gian (các địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long), các quy
trình trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo.

11


5.2. Phương pháp:
Nghiên cứu sử dụng toàn bộ tài liệu thứ cấp gồm số liệu của niên giám thống
kê, tài liệu giấy và internet gồm: các sách, báo, tạp chí, báo cáo, luận án, nghiên cứu
trong và ngoài nước có liên quan tới vấn đề nghiên cứu và liên quan đến vùng nghiên

cứu.
6. Khung phân tích
Chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước

Được hỗ trợ kỹ thuật sản xuất
DOANH NGHIỆP:
Đảm bảo bán đúng thời vụ thu hoạch và gi
NÔNG
ngày càng mở rông cho ngành kinh doanh vật tư nông
nghiệpDÂN
Giảm bớt lượng lúa bị hao hụt sau thu hoạ
ấp lúa gạo với chất
lượng
Đầu
vào:tốtgiống, vốn, phân bón, thuốc BVTV, khoa học kỹ thuật.Sử dụng máy móc bù đắp sức lao động
Đất, nguồn lực lao động
Giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập và lợ
Đầu ra:
Sản
xuất
lúa
đúng
tiêu
chuẩn
kỹ
thuật doanh nghiệp yêu cầu
+ Thu gom và bao tiêu sản phẩm
+ Đảm bảo đầu ra cho nông dân

Tình hình phát triển kinh tế của thế giới và Việt Nam


7. Một số khái niệm liên quan
7.1. Liên kết
Thuật ngữ liên kết (linkage) từ lâu đã được sử dụng trong nhiều ngành khoa học
khác nhau như vật lý học, sinh học, quân sự, chính trị học,… Trong mỗi ngành nó lại
có nội hàm và ý nghĩa riêng. Trong lý thuyết phát triển, thuật ngữ liên kết được sử
dụng đầu tiên trong các công trình của Perroux (1955) và Hirschman (1958).
Hirschman (1958) sử dụng khái niệm liên kết dựa trên các mối quan hệ ngành
và liên ngành. Liên kết bao gồm các liên kết ngược (backward linkages, upstream
linkages) và liên kết xuôi (forward linkages, downstream linkages). Ông cho rằng các
hiệu ứng liên kết ngược (backward linkage effects) nảy sinh từ nhu cầu cung ứng đầu
vào của một ngành nào đó mới được thiết lập; còn hiệu ứng liên kết xuôi phát sinh từ
12


việc sử dụng đầu ra của ngành đó như là đầu vào của các hoạt động kéo theo. Nói cách
khác bất kỳ một ngành nào mới được thiết lập cũng kéo theo các hoạt động sản xuất
khác nhằm cung cấp đầu vào cho nó; và mọi ngành, trừ các ngành sản xuất hàng hóa
cuối cùng, đều kéo theo các hoạt động khác sử dụng đầu ra của nó như đầu vào của
mình. Hiệu ứng liên kết được xem như các xung lực tạo ra các khoản đầu tư mới thông
qua sự vận động của các mối quan hệ đầu vào – đầu ra. Đây chính là điểm mấu chốt
trong lý thuyết phát triển kinh tế của Hirschman khi ông khuyến nghị cần tập trung đầu
tư vào những ngành có các mối liên kết mạnh, để thông qua sức lan tỏa của nó thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế (tăng trưởng không cân đối). Ngoài kiểu liên kết trong sản xuất
nêu trên, Hirschman cũng đề cập đến liên kết tiêu dùng nhưng cho rằng không như liên
kết trong sản xuất liên kết tiêu dùng có thể mang lại hiệu ứng tiêu cực ví dụ như sự suy
tàn của các nghề thủ công khi thu nhập tăng lên, do có sự chuyển hướng trong tiêu
dùng. Trong công trình nghiên cứu sau này, Hirschman cũng đề cập đến kiểu liên kết
theo kiểu mạng lưới xã hội khi cho rằng liên kết cũng là “sự ràng buộc chặt chẽ thành
mạng lưới dày đặc các thương gia và cư dân thành thị” (Hirschman, 1977).

Xét về thực chất để phân biệt loại liên kết theo cách tiếp cận của Hirschman thì
liên kết ngược là loại quan hệ được tạo ra khi các doanh nghiệp/hộ gia đình có nhu cầu
được cung cấp đầu vào như nguyên vật liệu, sản phẩm trung gian và dịch vụ từ các
doanh nghiệp/hộ gia đình khác, hay mối quan hệ cầu đầu vào của sản xuất. Liên kết
xuôi được tạo ra khi các doanh nghiệp/hộ gia đình bán sản phẩm và dịch vụ cho các
doanh nghiệp/hộ gia đình khác, hay quan hệ cung đầu ra của sản xuất. Các liên kết
xuôi và ngược luôn hóa quện, gắn bó chặt chẽ và thực chất là hai mặt của quá trình sản
xuất. Để xem xét đâu là liên kết xuôi và đâu là liên kết xuôi thì phải xuất phát từ một
chủ thể cụ thể (hộ gia đình, doanh nghiệp, ngành) vì bất kỳ một chủ thể nào cũng luôn
trong mối quan hệ song trùng giữa hai loại liên kết.
Ở khía cạnh khác, Fujita & Mori (2005) lại cho rằng có hai loại liên kết chủ
yếu, tạo ra xung lực trong tương tác giữa các ngành. Loại thứ nhất gọi là liên kết kinh
tế (E-linkages), liên quan tới các hoạt động sản xuất và trao đổi hàng hóa và dịch vụ;
loại thứ hai là liên kết kiến thức (K-linkages), bao gồm các hoạt động của con người
trong sáng tạo và chuyển giao kiến thức, từ đó tạo ra hiệu ứng lan tỏa kiến thức
(knowledge spillover effects)
Trong khi đó Perroux (1955) lại tiếp cận khái niệm liên kết về mặt không gian
với lý thuyết về “cực tăng trưởng”. Ý tưởng chủ yếu của ông là chiến lược thiết lập các
khu vực trong đó có ngành (hoặc doanh nghiệp) có sức hút mạnh; nghĩa là tập trung
các hoạt động kinh tế năng động nhất vào một cực tăng trưởng của vùng, từ đó thức
đẩy sự phát triển của các khu vực và ngành khác trong một hệ thống không gian các
mối liên kết và mạng lưới buôn bán; từ đó hình thành một tập hợp các liên kết kinh tế
13


giữa cực tăng trưởng và các vùng xung quanh, với mỗi nới có một vai trò nhất định.
Đưa ra ý tưởng như vậy vì ông cho rằng tăng trưởng và phát triển không thể xuất hiện
ở mọi nơi và cùng lúc mà chúng hiện diện ở một số điểm với các cường độ khác nhau;
chúng lan tỏa qua các kênh khác nhau với những hiệu ứng khác nhau đối với nền kinh
tế.

Một cách tiếp cận khác ngược với kiểu liên kết cực/trung tâm tăng trưởng nêu
trên do Friedman & Douglass (1978) đề xuất. Đây là cách tiếp cận theo kiểu từ dưới
lên (bottom up), hướng tới giải quyết các vấn đề nghèo đói thông qua các dự án ở nông
thôn và nông nghiệp, với sự tham gia liên kết của nhiều phía: khu vực tư nhân và nhà
nước, các trung tâm nghiên cứu và các trường đại học, các tổ chức xã hội,…, và được
triển khai trên quy mô tương đối nhỏ. Nói cách khác, theo cách tiếp cận này, sự phát
triển vùng có thể đạt được một cách tốt nhất thông qua sự kết nối giữa phát triển đô thị
và phát triển nông thôn ở cấp độ địa phương (Douglass, 1998).
Mushi (2003) tiếp cận khái niệm liên kết giữa đô thị và nông thôn trong vùng
trên cơ sở phức hợp các mối quan hệ trong đó. Có 7 liên kết chủ yếu: i) liên kết về cơ
sở hạ tầng bao gồm đường sá, cảng và hệ thống cơ sở giáo dục và y tế; ii) liên kết kinh
tế bao gồm cấu trúc thị trường, các dòng vốn, lao động và nguyên vật liệu, hợp tác
trong sản xuất và chuyển giao công nghệ; iii) liên kết dịch chuyển dân số bao gồm các
dòng di cư tạm thời và lâu dài; iv) liên kết xã hội bao gồm tương tác giữa các nhóm xã
hội, tôn giáo và văn hóa, và sức khỏe, kỹ năng của dân cư; v) liên kết tổ chức bao gồm
các chuẩn mực và quy tắc, các tổ chức chính thức và phi chính thức; vi) liên kết hành
chính bao gồm các mối quan hệ về cơ cấu hành chính, các chuỗi quyết định chính trị
phi chính thức; và vii) liên kết môi trường bao gồm các mối quan hệ về vốn tự nhiên
và chất thải.
Trong khuôn khổ đề tài này quan tâm tới mối liên kết giữa doanh nghiệp và
nông dân trên khía cạnh kinh tế: liên kết dọc giữa doanh nghiệp và nông dân trong các
khâu sản xuất vả tiêu thụ lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long.
7.2. Doanh nghiệp
Doanh nghiệp hay đúng ra là doanh thương là một tổ chức kinh tế, có tên riêng,
có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của
pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh [3].
Cũng theo Luật doanh nghiệp 2005 giải thích, Kinh doanh là việc thực hiện liên
tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ
sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Như vậy
doanh nghiệp là tổ chức kinh tế vị lợi, mặc dù thực tế một số tổ chức doanh nghiệp có

các hoạt động không hoàn toàn nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp 2005 thì hình thức pháp lý của các loại hình
14


doanh nghiệp ở Việt Nam bao gồm:
Công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành
viên trở lên và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) là doanh nghiệp mà các
thành viên trong công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Công ty cổ phần là doanh nghiệp mà vốn điều lệ của công ty được chia thành
nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần của doanh
nghiệp được gọi là cổ đông và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài
sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai thành viên là chủ sở
hữu của công ty, cùng kinh doanh dưới một cái tên chung (gọi là thành viên hợp danh).
Thành viên hợp doanh phải là cá nhân và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của
mình về các nghĩa vụ của công ty. Ngoài ra trong công ty hợp danh còn có các thành
viên góp vốn.
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi cá nhân
chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo Luật đầu tư
nước ngoài 1996 chưa đăng kí lại hay chuyển đổi theo quy định.
Trong nghiên cứu này khái niệm Doanh nghiệp thể hiện là đơn vị tổ chức kinh
doanh có tư cách pháp nhân nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng, trao đổi
hàng hóa và dịch vụ trên thị trường để tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp và của
chủ sở hữu tài sản.
7.3. Nông dân
Có rất nhiều cách định nghĩa về nông dân (Farmer) trên các trang web bằng

tiếng Anh:
- Người điều khiển một trang trại. (wordnet.princeton.edu/perl/webwn)
- Người sống bằng nghề trồng trọt trên đất. Đây là cách để con người tồn tại
từ buổi đầu của nền văn minh. (en.wikipedia.org/wiki/farmer)
- Người sống bằng hoạt động trồng trọt, chăn nuôi.
(www.labelmaster.com/Hazmat-Source/hazardous-materialsdefinitions.cfm)
- Một cá nhân (hoặc nhóm người và những tổ chức hợp pháp khác) tiến hành
những hoạt động nông nghiệp theo hình thức cổ phần.
(ec.europa.eu/agriculture/glossary/index_en.htm).
- Một người độc lập, có trang trại thừa kế hay được cho tặng các quyền thừa
kế. (www.genealogia.fi/faq/faq037e.htm)
- Một người quản lý trang trại bằng việc trồng trọt và chăn nuôi.
(www.nps.gov/archive/hofu/TEACHERS/vocab.html)
15


Bao gồm các ý nghĩa là người sở hữu, chủ đất, người chiếm giữ, và người
thuê mướn của một trang trại. (www.canlii.org/ca/sta/b-1.01/sec425.html)
- Bất cứ người nào điều hành một trang trại hay gián tiếp liên quan đến việc
canh tác trên đất, sở hữu hay trực tiếp kiểm soát các cây trồng và vật nuôi.
(www.truckingsafety.org/guidebook/definitions.htm)
Theo Wikipidia định nghĩa thì: Nông dân là những người lao động cư trú ở
nông thôn, tham gia sản xuất nông nghiệp. Nông dân sống chủ yếu bằng ruộng vườn,
sau đó đến các ngành nghề mà tư liệu sản xuất chính là đất đai. Tùy từng quốc gia,
từng thời kì lịch sử, người nông dân có quyền sở hữu khác nhau về ruộng đất. Họ hình
thành nên giai cấp nông dân, có vị trí, vai trò nhất định trong xã hội.
Trong nghiên cứu này tác giả xác định nông dân là những người lao động cư trú
ở nông thôn, có tư liệu sản xuất là đất đai và tham gia sản xuất nông nghiệp.
7.4. Khái niệm và đặc điểm của liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông dân
trong sản xuất nông nghiệp

Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp với nông dân trong sản xuất nông nghiệp, nếu
căn cứ vào hình thức tổ chức pháp lý có nhiều loại hình như: sản xuất nông nghiệp
theo hợp đồng, liên minh doanh nghiệp-nông dân, tổ hợp, khu liên hợp công-nông
nghiệp… Trong đó, loại hình “Sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng” (gọi tắt là nông
nghiệp hợp đồng, contract farming- CF) hoặc với nhiều tên gọi khác như: hợp đồng
sản xuất và tiêu thụ ký kết từ đầu vụ, hợp đồng bao tiêu sản phẩm, hợp đồng bán trước
sản phẩm....là loại hình liên kết phổ biến nhất. Vì vậy luận án này tập trung xem xét
liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến với nông dân trong giới hạn nông nghiệp
hợp đồng.
Eaton, Charles and Andrew W. Shepherd (2001), đã khái niệm: Nông nghiệp
hợp đồng là thoả thuận giữa những người nông dân với các doanh nghiệp chế biến
hoặc doanh nghiệp kinh doanh trong việc sản xuất và cung cấp các sản phẩm nông
nghiệp dựa trên thỏa thuận giao hàng trong tương lai, giá cả đã được định trước
[17].
Do yếu tố giá cả định trước không phải là yếu tố đặc trưng và nhất thiết của
nông nghiệp hợp đồng nên có thể khái niệm: nông nghiệp hợp đồng là một loại hình
liên kết dọc giữa doanh nghiệp chế biến kinh doanh nông sản với nông dân trong việc
sản xuất và cung cấp các sản phẩm nông nghiệp do nông dân sản xuất ra cho doanh
nghiệp dựa trên thỏa thuận giao hàng tương lai.
Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp với nông dân trong sản xuất nông nghiệp bên
cạnh những đặc điểm chung của liên kết kinh tế, có những đặc điểm riêng của nó, đó
là:
- Đặc điểm đầu tiên của liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp với nông dân
trong sản xuất nông nghiệp là một bộ phận của quan hệ kinh tế giữa công nghiệp
-

16


với nông nghiệp.

- Đặc điểm thứ hai : Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp với nông dân trong sản
xuất nông nghiệp là mắt xích đầu tiên của chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị và ngược lại
chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị là một hình thức cơ bản của liên kết kinh tế trong ngành
sản xuất và kinh doanh nông sản.
- Đặc điểm thứ ba: Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp với nông dân trong sản
xuất nông nghiệp là một bộ phận của liên kết kinh tế không chỉ trong phạm vi một
nước mà còn là trong quan hệ kinh tế quốc tế, nhất là ở các nước đang phát triển.
- Đặc điểm thứ tư: Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp với nông dân trong sản
xuất nông nghiệp là một quan hệ kinh tế bất đối xứng.
Do đó: Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp với nông dân là một loại hình liên
kết kinh tế rất đặc thù và là một mâu thuẫn. Đó là một sự kết hợp, đan xen giữa sự
thống nhất và đấu tranh nhau về lợi ích; tích cực và tiêu cực; cơ hội và thách thức; hiện
đại và truyền thống; đơn giản và phức tạp,tế nhị; qui mô lớn với qui mô nhỏ; số ít
doanh nghiệp với số đông nông dân; kỳ vọng ổn định với sự biến động, thiếu bền
vững. Vì vậy nhận thức và thực hiện liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp với nông dân
cần phải rất kiên trì theo phương châm toàn diện, lịch sử và cụ thể.
8. Kinh nghiệm của thế giới trong liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong
sản xuất và tiêu thụ lúa gạo, bài học rút ra cho Việt Nam
8.1. Kinh nghiệm ở Trung quốc
Là một thành phần trong chương trình công nghiệp hóa nông thôn ở Trung
Quốc, từ năm 1990 hợp đồng bao tiêu nông sản đã được chính phủ Trung Quốc hỗ trợ
nhằm tăng cường doanh thu và tính cạnh tranh của việc sản xuất nông nghiệp. Các số
liệu gần đây cho thấy số lượng các công ty kinh doanh nông sản tham gia hợp đồng
bao tiêu nông sản đã tăng năm lần trong khoảng các năm 1996 và 2002 từ 8.377 đến
46.060. Số lượng những các hộ nông dân đã ký hợp đồng với các doanh nghiệp là gần
72.650.000 vào năm 2002. Tỷ lệ các hộ nông dân tham gia vào hợp đồng bao tiêu
nông sản tăng lên lần lượt, từ 10% đến 30% giữa 1996 và 2002 (Niu, 2006). Trong địa
bàn tỉnh Triết Giang, Trung Quốc, 72% các doanh nghiệp kinh doanh nông sản tham
gia hợp đồng bao tiêu nông sản thông báo rằng có hơn 75% các hộ nông dân là những
đối tượng mà họ đã ký hợp đồng hoặc đạt được các điều kiện để ký kết – đây một mức

độ hiệu quả cao [21].
Lý giải sự thành công của Trung Quốc trong việc thực hiện liên kết kinh tế giữa
doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân có thể nêu ra ba bài học kinh nghiệm
quý đó là: Lựa chọn ngành hàng có đủ điều kiên để thực hiên liên kết; hình thức liên
kết phù hợp và vai trò tích cực của nhà nước.
17


Về lựa chọn ngành hàng có đủ điều kiện để thực hiện liên kết: Việc thực hiện
liên kết trước hết tập trung cho một số ngành hàng nông sản có tính chuyên biệt cao và
có yêu cầu cao về chất lượng nhất là đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm
như: Chế biến rau, chế biến thịt, nuôi trồng thủy sản, chế biến dầu ăn, tơ tằm, bông
vải, nấm và sữa. Tuy nhiên tỷ lệ ký hợp đồng nhiều nhất là ngành chế biến thịt, nuôi
trồng thủy sản và chế biến sữa [17].
Về nội dung, hình thức liên kết: Ở Trung quốc, có hai hình thức tổ chức cấu trúc
được sử dụng tại các doanh nghiệp tham gia hợp đồng bao tiêu nông sản. Mô hình tập
trung, trong đó, 1 đơn vị sẽ ký hợp đồng trực tiếp với nhiều các hộ nông dân, được
xem như "công ty + các hộ nông dân". Hình thức được sử dụng rộng rãi thứ hai là
doanh nghiệp sẽ ký hợp đồng với các các hộ nông dân thông qua 1 bên trung gian ví
dụ như hội đoàn nông dân, người trung gian, hoặc hội đồng làng, được xem như "công
ty + trung gian + các hộ nông dân" [21].
Một trong những chính sách quan trọng nhất đã được thực hiện là thúc đẩy sự
phối hợp theo chiều dọc giữa các phân đoạn trong chuỗi cung ứng để giúp đỡ các hộ
nông dân được tìm đường vào thị trường [21].
Trung Quốc thành công với các hợp đồng bao tiêu nông sản trong khi thiếu
vắng các cơ chế pháp luật thực thi hợp đồng hiệu quả xem ra mâu thuẫn với học thuyết
được chấp nhận rộng rãi khi giải thích lý do tại sao tỷ lệ bỏ hợp đồng của các hộ nông
dân có vẻ tương đối thấp tại Trung Quốc, bất chấp các tính chất kém hiệu quả trong hệ
thống pháp luật của nó.
Lý do cho các hợp đồng thất bại theo báo cáo của các doanh nghiệp bao gồm

việc cung ứng với chất lượng không thể chấp nhận được và các bên ký kết bán sản
phẩm cho các công ty khác với một mức giá cao hơn. Các công ty được khảo sát báo
cáo là việc giải quyết các tranh chấp hợp đồng gặp khó khăn. Khoảng 53% các công ty
báo cáo rằng không có cách nào để giải quyết xung đột. Các hành động pháp lý chỉ
được 7% các doanh nghiệp ký kết hợp đồng theo đuổi. Số 7% khác báo cáo rằng họ
dựa vào chính quyền địa phương để giải quyết tranh chấp.
Nói chung, các cơ chế pháp lý tỏ ra ít quan trọng trong việc cải thiện thực thi
hợp đồng so với các phương pháp tiếp cận phi chính thức.Các cơ chế thực thi hợp
đồng tư nhân đóngmột vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến quyết định của
nông hộ để hoàn thành hoặc vi phạm hợp đồng. Các thỏa thuận hợp đồng chẳng hạn
như giá sàn, hoặc các yêu cầu kỹ thuật đặc biệt tạo thuận lợi cho việc tự thực thi và
cải thiện đáng kể tỷ lệ hoàn thành hợp đồng của các nông hộ. Điều này đặc biệt quan
trọng đối với nền nông nghiệp Trung Quốc vì môi trường kinh doanh ở đây có đặc
trưng là thiếu các thể chế công hiệu quả trong thúc đẩy việc thi hành. [68] Giá cả thỏa
thuận trong các hợp đồng liên kết ở Trung quốc có 3 hình thức: giá cố định, giá sàn và
18


giá theo thị trường [17].
Về vai trò của nhà nước: Để thúc đẩy sản xuất theo hợp đồng, Chính phủ Trung
Quốc đã lựa chọn và chỉ định các doanh nghiệp trung ương hoặc địa phương có tiềm
lực kinh tế, quy mô lớn, có kỹ thuật và công nghệ ký kết hợp đồng trực tiếp với nông
dân được gọi là “Doanh nghiệp đầu rồng”. Ủy ban phối hợp phát triển công nghiệp
hóa nông nghiệp quốc gia (The National Agricultural Industrialisation Development
Joint Committee) đưa ra tiêu chuẩn và giám sát việc thực hiện của các doanh nghiệp
này. Nhờ đó việc sản xuất theo hợp đồng giữa nông dân và doanh nghiệp chiếm tỷ lệ
khá cao [17].
Chính quyền địa phương cũng nhận thấy tiềm năng của sản xuất theo hợp đồng
trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và nâng cao thu nhập cho trang trại. Do đó,
chính quyền địa phương thực hiện nhiều chính sách khuyến khích như hỗ trợ tín dụng,

giảm thuế nếu thực hiện sản xuất theo hợp đồng [17].
8.2. Kinh nghiệm của Thái Lan
Kinh nghiệm quan trọng của Thái Lan trong thực hiện nông nghiệp hợp đồng
cho thấy chỉ những ngành hàng có đủ điều kiện thì liên kết mới thành công, yêu cầu
nông dân đầu tư vào tài sản chuyên biệt và vai trò nhà nước là hết sức quan trọng.
Về lựa chọn ngành hàng để thực hiện liên kết ở Thái Lan tập trung vào một số
ngành hàng như: Gà, rau an toàn, khoai tây chiên, mía đường, sản xuất giống cây
trồng. Đó là những sản phẩm chuyên biệt hoặc có khoa học kỹ thuật cao.
Mô hình sản xuất theo hợp đồng đầu tiên ở Thái Lan do Tập đoàn CP (Charoen
Pokphand) thực hiện. CP bắt đầu ký hợp đồng với nông dân để chăn nuôi gà gia công
vào đầu thập niên 1970. Đây là mô hình thành công và được nhân rộng khắp Thái Lan.
Đến cuối thập niên 1990, gần 100% hộ chăn nuôi gà ở Thái Lan đều sản xuất gia công
cho các doanh nghiệp chế biến [17].
Hiện nay, sản xuất rau an toàn theo quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) để
xuất khẩu sang Hà Lan và Nhật Bản đều dưới hình thức sản xuất theo hợp đồng [17].
Năm 1985 Công ty Frito-lay International Co., Ltd. (một công ty con của Pepsi
Cola) mở rộng thị trường khoai tây chiên (Potato chips) ở Thái Lan nên họ cũng đẩy
mạnh việc sản xuất khoai tây theo hợp đồng. Hiện nay 4 nhà chế biến khoai tây chiên
lớn ở Thái Lan (Frito-lay, Testo, Kob và Pringle) đều thực hiện sản xuất theo hợp đồng
với nông dân [17].
Ở Thái Lan, nông nghiệp hợp đồng cũng khá phổ biến trong ngành mía đường.
Trong niên vụ 1997/1998, 46 nhà máy chế biến đường tư nhân trong toàn quốc đã chế
biến được hơn 4 triệu tấn đường, trong đó 57% đã được xuất khẩu và trên 200.000 hộ
nông dân trồng mía đã cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy này trên diện tích
914.000 ha [16].
19


Ở Thái lan cũng có những thử nghiệm thất bại như giữa thập niên 1980, được
sự hỗ trợ của Ngân hàng nông nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp (Bank of Agriculture

and Agricultural Cooperatives – BAAC), CP ký hợp đồng nuôi tôm và sản xuất lúa
nhưng đều thất bại do nông dân không chấp nhận giá cố định do CP đưa ra [22]. Kinh
nghiệm thất bại của Công ty CP Thái Lan, một công ty rất thành công trong thực hiện
nông nghiệp hợp đồng lại thất bại trong con tôm, cây lúa là những nông sản có tính
phổ biến càng cho thấy nông nghiệp hợp đồng không thể thích hợp với mọi loại cây
con.
Về nội dung và hình thức liên kết: Ở Thái lan ngoài hình thức cấu trúc tập trung,
hình thức trang trại hạt nhân được chú trọng thực hiện.
Công ty Frito-lay International Co., Ltd. thực hiện hợp đồng với nông dân sản
xuất nguyên liệu làm khoai tây chiên ở Thái Lan theo mô hình tập trung như CP. Công
ty Frito-lay cũng cung cấp giống, kỹ thuật, đầu vào và nhận lại sản phẩm từ nông dân.
Theo kinh nghiệm của Thái Lan, sản xuất theo hợp đồng – mô hình tập trung chỉ thực
hiện đối với sản phẩm có yêu cầu về chất lượng cao và sản phẩm có tính độc quyền
của người mua [17]
Năm 1995, Frito-Lay mua lại Công ty TNHH Trang trại NS (NS Farm Co., Ltd)
của Tập đoàn United Foods ở San Sai. Họ tiếp nhận các nhóm nông dân của NS Farm
và thành lập thêm nhóm nông dân khác để thực hiện sản xuất theo hợp đồng dưới mô
hình trang trại hạt nhân. Mô hình trang trại hạt nhân cũng phổ biến ở các doanh
nghiệp kinh doanh trang trại ở Thái Lan như Công ty CP trong sản xuất giống lúa và
bắp; Euro Asian Seeds Co. Ltd., Saha Farm Co. Ltd.[17]
Các tỉnh phía Bắc Thái Lan là nơi trồng rau sạch cung cấp cho thị trường
Chiang Mai và Bangkok theo hợp đồng giữa tư thương và hộ nông dân. Hộ nông dân
không được ứng trước vật tư nhưng được ứng vốn để mua hạt giống, phân bón, túi
nhựa [17].
Công ty CP của Thái lan là công ty rất thành công trong hợp đồng với nông dân
nuôi gà, heo với số lượng lớn nông dân tham gia và ít vi phạm hợp đồng. Bí quyết
thành công của họ là không chỉ doanh nghiệp đầu tư cho thức ăn, con giống, thuốc thú
y, khoa học công nghệ mà còn buộc nông dân phải tự bỏ vốn ra đầu tư vào xây dựng
chuồng trại, thiết bị chăn nuôi là những tài sản chuyên biệt có giá trị lớn (Asset
specificity) chỉ có thể sử dụng để nuôi heo, gà theo công nghệ của CP. Người nông dân

sẽ bị cột chặt vào hợp đồng vì nếu không nuôi gà cho CP thì tài sản đó rất khó sử
dụng vào việc khác.
Về vai trò của nhà nước: Kinh nghiệm của Thái Lan còn cho thấy Chính phủ có
vai trò rất quan trọng trong quá trình thực hiện việc tiêu thụ nông sản thông qua hình
thức hợp đồng. Bên cạnh việc trợ giúp mối liên kết có tính chiến lược giữa các nhà sản
20


xuất và tiêu thụ, Chính phủ còn xây dựng những luật lệ cơ bản, tiêu chuẩn và các yêu
cầu cần thiết để hợp đồng tiêu thụ nông sản được thực hiện một cách chặt chẽ [36].
Điển hình như việc ban hành luật mía đường B.E.- 2527 theo đó, nhà nước có trách
nhiệm xác định chỉ tiêu sản xuất hàng năm, xác định công thức định giá mua mía cho
nông dân để các doanh nghiệp chế biến mua mía cho nông dân trồng mía. Trên lý
thuyết, Chính phủ kiểm soát chặt giá cả, ban hành hạn mức, giám sát hoạt động của
doanh nghiệp chế biến đường tư nhân. Chính phủ đề xuất việc chia lợi nhuận ròng
theo tỷ lệ người trồng mía được 70% và doanh nghiệp chế biến nhận được 30% [16].
Để phát triển hình thức sản xuất theo hợp đồng, nhiều tổ chức của nhà nước
đã tham gia vào xúc tiến việc sản xuất theo hợp đồng như Ủy ban Đầu tư (BOIBoard of Investment), Ủy ban Phát triển Kinh tế và Xã hội Quốc gia (NESDB –
National Economic and Social Development Board),… Tuy nhiên, có hai tổ chức hỗ
trợ phát triển mạnh sản xuất theo hợp đồng là Cục khuyến nông (DOAE –
Department of Agricultural Extension) thuộc Bộ Nông nghiệp và HTX và BAAC
thuộc Bộ Tài chính. Hai cơ quan này xúc tiến việc mở khóa tập huấn cho hộ dân, phát
triển các mô hình liên kết để phổ cập trong thực tiễn. Để đảm bảo công bằng cho các
bên, năm 1999, Cục Nội thương đã ban hành quy định về các điều khoản trong thỏa
thuận sản xuất theo hợp đồng [17].
Về vai trò của các tổ chức xã hội, kinh nghiệm của Thái lan trong việc hình
thành và phát huy được vai trò của các hiệp hội ngành hàng như: Hiệp hội những
người trồng mía, hiệp hội nhà máy đường, các hiệp hội cử người tham gia bộ máy
quản lý ngành mía đường thực hiện luật mía đường[16]
8.3. Kinh nghiệm ở Ấn Độ

Nét nổi bật của thực hiện phương thức nông nghiệp hợp đồng ở Ấn Độ là sự
thiếu vắng vai trò của Nhà nước nhưng bù lại vai trò của các công ty đa quốc gia là
nhân tố có ý nghĩa quyết định. Trong mô hình liên kết không nhấn mạnh đến yếu tố
pháp luật mà là sức hấp dẫn về ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để nâng cao giá trị sản phẩm,
đầu tư để hỗ trợ nông dân nghèo và sự chia sẻ rủi ro kinh tế giữa hai bên liên kết.
Về sự lựa chọn ngành hàng hợp đồng, Ấn độ cho thấy sự thành công của
phương thức nông nghiệp hợp đồng trong một số ít ngành hàng như: Chế biến cà chua,
khoai tây chiên, ớt và chăn nuôi gia cầm và nhân tố quyết định để hình thành liên kết
là những mặt hàng có tính chuyên biệt chế biến để xuất khẩu bởi các công ty đa quốc
gia.
Hợp đồng bao tiêu nông sản ở bang Punjab đã ra đời đầu tiên những năm 1990
với sự gia nhập của Pepsi Food , một chi nhánh của MNC (Pepsico) , vào chế biến cà
chua, khoai tây và ớt cùng các doanh nghiệp địa phương, công ty TNHH Agri-Food
Nijjer và nhà máy HLL. Pepsi Food bắt đầu hợp đồng với 40 người nông dân. Nijjer
21


Agri-Food quan hệ với khoảng 400 nông dân hợp đồng cà chua. Tại bang Andhra
Pradesh hợp đồng chăn nuôi gia cầm khá phát triển [25].
Mặc dù có rất nhiều vấn đềvà xung đột giữa các công ty và người nuôi trồng ,
62% đối với HLL, 80% đối với Nijjer, và 68% và 73% đối vớiPepsi (tương ứng khoai
tây và ớt) nông dânvẫn muốn tiếp tục hợp đồng [25].
Về nội dung hình thức hợp đồng: Các hợp đồng của các công ty đều là hợp
đồng thu mua nguyên liệu nhưng các doanh nghiệp không chỉ thu mua những nông sản
đạt chất lượng được xác định trong hợp đồng theo diện tích tại một thời điểm và giá cả
cố định mà còn cung cấp cho nông dân nguyên liệu đầu vào như cây giống, tín dụng,
tư vấn kỹ thuật và thiết bị khác nhau, trên cơ sở có hoàn trả [25].
Nghiên cứu về chăn nuôi gia cầm ở Ấn Độ cho thấy CF có thể là một sự cung
cấp có tính chính thống và rất hữu ích cho sự cung cấp về tín dụng, bảo hiểm và công
nghệ cho người sản xuất, tất cả những thứ thuộc về nhu cầu đòi hỏi cấp bách của họ

[25].
Diện tích chosản xuất cà chua không được nhỏ hơn 2,5 mẫu tại Rajasthan
(cho HLL) và năm mẫu đối vớikhoai tây và cà chua tại Punjab (Pepsi và
Nijjertương ứng) [25]. Điều này cho thấy qui mô sản xuất lớn là một đòi hỏi của
nông nghiệp hợp đồng
Theo các trường hợp chăn nuôi gia cầm cho thấy, doanh nghiệp chế biến
thường muốn chọn người sản xuất nào ít có sự lựa chọn về đầu ra. Sự lựa chọn đầu ra
của họ hạn chế bởi vì bị ràng buộc từ đầu vào hợp đồng hoặc toàn bộ thu nhập của họ
phụ thuộc vào hợp đồng nhưng lại không có khả năng hoàn thiện với tư cách là nhà
sản xuất độc lập [25].
Sức thu hút các nông dân tham gia nông nghiệp hợp đồng ở Ấn Độ chủ yếu là ở
việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật làm gia tăng giá trị sản phẩm. Các công tyđề nghị một
lịch trình phun thuốc trừ sâu chomỗi khu vực và thậm chí cả các loại và nhãn hiệu của
thuốc trừ sâusẽ được sử dụng mỗi lần thông qua các quyển sách bỏ túi cho các nông
dân. Vào thời điểm thu hoạch, mỗinông dân trồng cà chua được cấp các sọt đựng rau
quả miễn phí [25].
Hợp đồng sản xuất gia cầm bao gồm sử dụng sự cải tiến và tiêu chuẩn hóa công
nghệ, thực hành sản xuất. Điều này bao gồm sự cung cấp đầu vào, tạo mối liên hệ mật
thiết, cung cấp đào tạo cho người sản xuất theo hợp đồng [25].
Tính cốt yếu cho sự thành công của hợp đồng chăn nuôi gia cầm là sự cải tiến
về công nghệ và thực hành về quản lý trong sản xuất theo hợp đồng. Đây là khả năng
tiêu chuẩn hóa về thực hành sản xuất trong sản xuất theo hợp đồng tạo điều kiện cho
người sản xuất theo hợp đồng có điều kiện thể hiện tính đồng nhất trong tỉ lệ hoán
chuyển thức ăn và điều này đạt được bởi sự giám sát chặt chẽ của một bộ phận cơ sở
22


chế biến [25].
Về qui tắc mua bán và giá cả, Pepsi cho phép một phần (tính trên diện tích) của
sản phẩm sẽ được bán ra bên ngoài, nếu đã thu đủ số. Hợp đồng có giá cả khác nhau

theo vùng các vùng phụ thuộcvào chi phí vận chuyển đưa nông sản đến nhà máy. Pepsi
mua lại toàn bộ sản phẩm khoai tây và thanh toán được thực hiện trong vòng 1-2 tuần
sau khi giao hàng bằng cách chuyển khoản/phiếu lĩnh tiền trong tài khoản ngân hàng
của các nông dân. Các lô hàng được từ chối hoặc chấp nhận tùy thuộc vào kết quả mẫu
[25].
Trong tất cả các trường hợp, các sản phẩm được đưa đến nhà máy bởi các nông
dân bằng chi phí vận chuyển tự chịu, mà khoản này sẽ được xem xét bù đắp bởicác
công ty, khi họ chốt giá hợp đồngcho mỗi khu vực sản xuất [25].
Ở Andhra Pradesh, kết quả đáng ngạc nhiên là gần như toàn bộ lợi ích đều
thuộc về các doanh nghiệp liên kết và họ không chia sẻ tính hiệu quả thặng dư với
người sản xuất vì vậy lợi nhuận của nông dân không thay đổi nhiều giữa những người
theo hợp đồng hoặc không theo hợp đồng. Tuy nhiên, người sản xuất theo hợp đồng
cũng thu được lợi ích cao hơn. Nông dân theo hợp đồng thực tế đã thu được về căn bản
sự giảm thiểu rủi ro và thu nhập theo mong đợi [25].
Ở Ấn độ, người chăn nuôi gia cầm tham gia hợp đồng được bảo hiểm rủi ro
ở mức 5%. Quá mức này thì họ phải tự chịu tổn thất. Điều này hạn chế việc người
sản xuất lạm dụng bảo hiểm đồng thời khuyến khích họ lao động cật lực.CF trong
chăn nuôi có thể được xem như sự chịu trách nhiệm cho rủi ro đến từ cả hai phía.
Trong trường hợp vụ mùa thất bại, HLL bù lại chocác nông dân bằng mức chi phí
mua giống [25].
Các hợp đồng chỉ được cam kết bằng lời nói trong trường hợp của Pepsi và
HLL, Nijjer chỉ mới có hợp đồng văn bản với nông dân [25] càng cho thấy ràng
buộcchủ yếu trong mối quan hệ hợp đồng chủ yếu là lợi ích kinh tế chứ không phải là
vấn đề pháp lý.
8.4. Những bài học cho Việt Nam từ kinh nghiệm thực tiễn của các nước
Một là: Trong liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp với nông dân, doanh nghiệp
đóng vai trò hạt nhân quyết định sự thành công của hình thức sản xuất theo hợp đồng.
Doanh nghiệp chính là người kết nối các mối quan hệ với các tổ chức khác như Nhà
nước, nhà khoa học, ngân hàng, cơ quan thông tin đại chúng để tạo ra cơ sở cho việc
thiết lập quan hệ liên kết bền vững với nông dân. Kinh ngiệm của việc bố trí các

“Doanh nghiệp đầu rồng” ở Trung Quốc, Doanh nghiệp đa quốc gia ở Ấn Độ và Tập
đoàn CP ở Thái Lan đã cho thấy rõ đều đó.
Để vận dụng bài học kinh nghiệm này, Việt Nam có nhiều doanh nghiệp nhà
nước sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực chế biến nông sản trong các ngành như: Mía
23


đường, bông vải, chè, bò sữa, cao su, sản xuất giống.. Nhà nước nên giao nhiệm vụ rõ
ràng hơn cho họ thiết lập quan hệ liên kết chặt chẽ với nông dân. Mặt khác cần có
chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đang chế biến nông sản
như: CP Việt Nam, Vedan… thực hiện phương thức nông nghiệp hợp đồng với nông
dân.
Hai là: Vai trò của Nhà nước ở các nước đang phát triển như Việt Nam là hết
sức quan trọng, không chỉ ở việc động viên khuyến khích mà còn thực sự đi sâu vào
công tác tổ chức phối hợp các lực lượng theo những mô hình tổ chức có sự tham gia
của cả đại diện nông dân và nhà chế biến để thực hiện việc liên kết từ trung ương
xuống cơ sở. Nhà nước còn có thể dùng luật pháp để tạo ra các cơ chế quản lý sản
xuất, quản lý giá cả để điều phối sản xuất và điều hòa quan hệ lợi ích giữa doanh
nghiệp chế biến với nông dân. Nhà nước còn tạo điều kiện về khoa học công nghệ để
quá trình sản xuất và liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp hiệu quả hơn.
Để vận dụng bài học kinh nghiệm này, Nhà nước Việt Nam cần nhận thức rõ
hơn vai trò của Nhà nước trong thực hiện liên kết doanh nghiệp-nông dân. Đây là điểm
yếu của Việt Nam so với nhà nước Thái Lan và Trung quốc. Việt Nam chưa khai thác
đầy đủ sức mạnh chi phối của một Nhà nước XHCN như Trung quốc, cũng chưa sử
dụng đầy đủ công cụ pháp luật và tổ chức quản lý như Nhà nước Thái Lan để thúc đẩy
liên kết kinh tế trong nền kinh tế nói chung và trong nông nghiệp hợp đồng nói riêng.
Ba là: Thực tiễn của cả ba nước Trung Quốc, Ấn độ, Thái Lan cho thấy không
có ở đâu phương thức nông nghiệp hợp đồng có thể thành công với mọi loại nông sản
và trong mọi trường hợp. Điều đó đòi hỏi công tác qui hoạch phát triển liên kết kinh tế
giữa doanh nghiệp chế biến với nông dân phải trên cơ sở đảm bảo các điều kiện cần

thiết thì mới thành công.
Để vận dụng bài học kinh nghiệm này, Nhà nước Việt Nam cần nhận thức rõ
hơn các điều kiện khách quan và chủ quan cho một liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp
với nông dân để làm tốt công tác qui hoạch phát triển liên kết kinh tế doanh nghiệpnông dân có trọng tâm trọng điểm, nên tránh cách thức phát động hô hào thực hiện
tràn lan đại trà như thời gian thực hiện quyết định 80 vừa qua.
Bốn là: Các mô hình thành công cho thấy chính cơ chế tự thực thi với các ràng
buộc kinh tế- kỹ thuật mới là cơ sở quyết định nhất cho mối quan hệ liên kết giữa
doanh nghiệp với nông dân. Tính bức thiết của đầu ra của nông dân, đầu vào của
doanh nghiệp; tiến bộ kỹ thuật làm sự gia tăng chất lượng và giá trị nông sản; sự chia
xẽ rủi ro như kinh nghiệm của Ấn Độ hay yếu tố quan hệ tài sản đặc biệt là vai trò của
việc khuyến khích nông dân đầu tư vào tài sản chuyên biệt (Asset specificity) như kinh
nghiệm của CP Thái Lan là hết sức quan trọng vì nó sẽ kết dính được nông dân với sản
xuất loại nông sản đã hợp đồng với doanh nghiệp.
24


Để vận dụng bài học kinh nghiệm này, Việt Nam cần khuyến khích hơn nữa các
mô hình liên kết có mối quan hệ tài sản chặt chẽ của hai bên liên kết như: Kết hợp đầu
tư của doanh nghiệp với đầu tư của nông dân; khuyến khích hình thức gia công nông
nghiệp; có chính sách ưu đãi để khuyến khích nông dân mua cổ phần của doanh
nghiệp và doanh nghiệp tham gia góp vốn vào HTX nông nghiệp.
Năm là: Trong mối quan hệ lợi ích giữa hai bên cần phải xử lý hài hòa. Tuy
nhiên lợi ích của nông dân phải được xem trọng, ưu tiên chăm sóc thì hợp đồng mới
thu hút được nông dân, mới có động lực để phát triển như kinh nghiệm của Ấn độ. Mặt
khác, nông nghiệp hợp đồng khó tránh khỏi tình trạng độc quyền nên Nhà nước phải
có luật pháp và giải pháp kiểm soát độc quyền để bảo vệ lợi ích của nông dân như kinh
nghiệm của Thái Lan trong việc quản lý ngành mía đường.
Để vận dụng bài học kinh nghiệm này các doanh nghiệp chế biến nông sản ở
Việt Nam cần chú ý hơn đến việc xác định giá cả khi mua sản phẩm của nông dân và
chú trọng thực hiện các giải pháp chia sẻ rủi ro cho nông dân theo quan điểm liên kết

kinh tế về bản chất khác với quan hệ thị trường là ở chỗ sản xuất có kế họach, chia sẻ
lợi ích và rủi ro. Các hợp đồng liên kết kinh tế doanh nghiệp- nông dân ở Việt Nam
thời gian qua chưa thể hiện đúng yêu cầu này.
Mặt khác Nhà nước Việt Nam không cần chống độc quyền vì trong liên kết
kinh tế độc quyền có khi là cần thiết, nhưng cần có pháp luật và cơ chế kiểm soát độc
quyền doanh nghiệp về giá mua nông sản và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm là một
khâu bị lãng quên hiện nay làm phương hại đến lợi ích của nông dân.

25


×