Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Hoàn thiện liên kết theo hình thức hợp đồng gia công trong chăn nuôi gia cầm tại công ty cổ phần chăn nuôi c p việt nam trên địa bàn huyện chương mỹ TP hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

VŨ THỊ THÚY MAI

HOÀN THIỆN LIÊN KẾT THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG
GIA CÔNG TRONG CHĂN NUÔI GIA CẦM TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P. VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN CHƯƠNG MỸ- TP HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI, 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

VŨ THỊ THÚY MAI

HOÀN THIỆN LIÊN KẾT THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG
GIA CÔNG TRONG CHĂN NUÔI GIA CẦM TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P. VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN


HUYỆN CHƯƠNG MỸ- TP HÀ NỘI

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã Số: 60620115

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN VĂN TUẤN

HÀ NỘI, 2016


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chƣa hề đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Ngƣời cam đoan

Vũ Thị Thúy Mai



LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp, đến
nay tôi đã hoàn thành luận văn thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp với
đề tài:“Hoàn thiện liên kết theo hình thức hợp đồng gia công trong chăn nuôi
gia cầm tại Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam trên địa bàn Huyện
Chương Mỹ- TP Hà Nội”.
Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Kinh tế &Quản trị Kinh
doanh, Phòng Đào tạo sau Đại học, Trƣờng đại học Lâm Nghiệp Việt Nam
đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên
cứu khoa học.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn –
ngƣời đã định hƣớng, chỉ bảo và hết lòng tận tụy, dìu dắt tôi trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Công ty cũng nhƣ anh
chị em Công ty cổ Phần Chăn nuôi C.P Việt Nam. Chủ trang trại, các hộ nông
dân các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tiếp nhận và nhiệt tình giúp đỡ, cung
cấp thông tin, số liệu cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu và hoàn thiện
đề tài này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến những ngƣời thân trong gia đình, bạn bè
và đồng nghiệp đã động viên, cổ vũ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu khoa học. Nếu không có những sự giúp đỡ này thì chỉ với sự cố gắng của
bản thân tôi sẽ không thể thu đƣợc những kết quả nhƣ mong đợi.
Trong quá trình làm nghiên cứu, mặc dù bản thân đã cố gắng và dành
nhiều tâm huyết để hoàn thành Luận văn, đã tham khảo nhiều tài liệu, trao
đổi, tiếp thu ý kiến của Thầy Cô, bạn bè. Song do điều kiện về thời gian và
trình độ nghiên cứu của bản thân còn nhiều hạn chế nên nghiên cứu khó tránh



khỏi những thiếu xót. Vì vậy tôi rất mong nhận đƣợc sự quan tâm đóng góp ý
kiến của Thầy Cô và các bạn để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội,ngày

tháng

Ngƣời cảm ơn

Vũ Thị Thúy Mai

năm2016


iv

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... 2
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ .............................................................................. ix
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT THEO HÌNH
THỨC HỢP ĐỒNG GIA CÔNG TRONG CHĂN NUÔI ............................... 6
1.1. Cơ sở lý luận về liên kết trong hợp đồng gia công chăn nuôi ................... 6
1.1.1. Một số khái nhiệm ................................................................................... 6

1.1.2. Đặc trƣng của liên kết kinh tế theo hợp đồng ......................................... 9
1.1.3. Đặc điểm của liên kết theo hợp đồng gia công ..................................... 11
1.1.4.Các loại liên kết phổ biến trong kinh tế ................................................. 12
1.1.5.Nguyên tắc của liên kết hợp đồng gia công ........................................... 16
1.1.6. Các hình thức liên kết hợp đồng gia công............................................. 18
1.1.7. Vai trò liên kết theo hình thức hợp đồng gia công trong kinh tế .......... 21
1.1.8. Lợi ích của quá trình thực hiện liên kết theo hợp đồng gia công ......... 24
1.1.9.Các yếu tố ảnh hƣởng tới liên kết theo hợp đồng gia công ................... 25
1.2. Cơ sở thực tiễn về liên kết theo hợp đồng gia công ................................. 29
1.2.1. Tình hình liên kết hợp đồng gia công ở một số nƣớc trên thế giới ....... 29
1.2.2. Tình hình liên kết theo hợp đồng gia công ở Việt Nam ...................... 32


v

Chƣơng 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 37
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 37
2.1.1. Đặc điểm cơ bản của Huyện Chƣơng Mỹ ............................................. 37
2.1.2. Đặc điểm cơ bản của Công ty cổ phần CP Việt Nam ........................... 39
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 52
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu, tài liệu ................................................... 52
2.2.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu..................................................................... 53
2.2.3. Phƣơng pháp phân tích số liệu .............................................................. 53
2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................ 55
Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 57
3.1.Tình hình triển khai hình thức hợp đồng gia công chăn nuôi gia cầm tại
Công ty CP. ..................................................................................................... 57
3.1.1.Quy mô hợp đồng gia công chăn nuôi gia cầm của Công ty ................. 57
3.1.2. Quá trình ký kết, thực hiện hợp đồng gia công chăn nuôi gia cầm của

C.ty .................................................................................................................. 59
3.2. Các liên kết trong Hợp đồng gia công chăn nuôi gia cầm tại Công ty CP
......................................................................................................................... 66
3.2.1. Các tác nhân tham gia liên kết .............................................................. 66
3.2.2. Các liên kết trong hợp đồng gia công ................................................... 67
3.3. Tình hình thực hiện liên kết theo Hợp đồng gia công tại các hộ điều tra.72
3.3.1. Thông tin chung về các hộ điều tra ....................................................... 72
3.3.2. Tình hình chăn nuôi gia cầm theo HĐGC của hộ điều tra .................... 74
3.3.3. Đánh giá về tình hình thực hiện các liên kết từ phía hộ chăn nuôi ....... 78
3.3.4. Đánh giá về tình hình thực hiện các liên kết từ phía nhân viên Công ty.
......................................................................................................................... 81
3.3.5. Nhận thức về lợi ích của liên kết trong HĐGC của các hộ điều tra ..... 81


vi

3.4. Các yếu tố ảnh hƣởng tới liên kết theo hình thức HĐGC chăn nuôi gia
cầm. ................................................................................................................. 83
3.4.1. Các yếu tố thuộc về Hộ chăn nuôi ........................................................ 83
3.4.2. Các yếu tố thuộc về Công ty ................................................................. 84
3.4.3.Các yếu tố từ các tác nhân khác ............................................................. 85
3.5. Những thành công và tồn tại trong liên kết hợp đồng gia công ............... 87
3.5.1. Những thành công ................................................................................. 87
3.5.2. Những tồn tại,hạn chế ........................................................................... 88
3.5.3. Nguyên nhân của tồn tại ........................................................................ 89
3.6. Giải pháp nhằm hoàn thiện liên kết trong hình thức hợp đồng gia công
chăn nuôi gia cầm giữa Công ty CP Việt Nam với các hộ nông dân. ............ 90
3.6.1.Phƣơng hƣớng, mục tiêu của công ty trong thời gian tới ...................... 90
3.6.2.Các giải pháp hoàn thiện liên kết theo hình thức HĐ gia công. ............ 91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
2.1
2.2

2.3

Tên bảng
Quy mô và cơ cấu lao động của Công ty qua 3 năm
Tình hình tài sản, nguồn vốn của Công ty CP qua 3 năm 2013
– 2015
Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty CP qua 3 năm 2013 –
2015

Trang
47
50

51

2.4

Số lƣợng các mẫu điều tra

53


3.1

Tình hình triển khai HĐGC tại Công ty CP từ năm 2013-2015

58

3.2

Tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng liên kết gia công giữa
công ty và các hộ nông dân giai đoạn 2013 – 2015

61

3.3

Số hộ nông dân vi phạm hợp đồng

64

3.4

Thông tin chung về hộ điều tra

72

3.5

Đặc điểm của các hộ điều tra


73

3.6

Tình hình liên kết với Công ty trong chăn nuôi gia công

74

3.7

Mức đầu tƣ chi phí giữa hộ CN liên kết và hộ chăn nuôi tự do

75

So sánh Kết quả và hiệu quả chăn nuôi gia cầm ở các hộ tham
3.8

gia liên kết theo HĐ gia công và hộ ko liên kết (đ/kg tăng

77

trọng/lứa)
3.9

Kết quả tổng hợp điều tra từ hộ chăn nuôi liên kết

3.10 Kết quả tổng hợp điều tra từ nhân viên công ty
3.11

So sánh lợi ích giữa hộ liên kết chăn nuôi gia công và hộ

không liên kết

78
81
82

3.12 Kết quả tổng hợp điều tra tác nhân khác

85

3.13 Mục tiêu phát triển liên kết năm 2016-2018

91


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

STT

Tên hình

Trang

1.1

Mô hình liên kết dọc

19


1.2

Mô hình liên kết ngang

20

2.1

Hệ thống sản xuất đa ngành khép kín theo mô hình “FEEDFARM-FOOD”

40


ix

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

STT

Tên sơ đồ

Trang

2.1

Mô hình sản xuất chuỗi khép kín

42


2.2

Hệ thống bộ máy tổ chức

46

3.1

Tóm lƣợc các tác nhân tham gia liên kết

68


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Ở Việt Nam, nông nghiệp, nông thôn có vị trí hết sức quan trọng. Từ
trƣớc đến nay, Đảng và nhà nƣớc ta rất quan tâm đến sự phát triển của sản
xuất nông nghiệp, nông thôn và đã có những chủ trƣơng, chính sách lớn để
đẩy mạnh phát triển của khu vực này. Trải qua các giai đoạn phát triển, ngành
nông nghiệp nƣớc ta đã có bƣớc phát triển tƣơng đối toàn diện, quan hệ sản
xuất từng bƣớc đƣợc đổi mới, đảm bảo phù hợp với yêu cầu phát triển của
nền nông nghiệp hàng hoá. Những thành tựu đó đã góp phần quan trọng vào
sự ổn định kinh tế - xã hội, tạo tiền đề đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Đóng góp một phần không nhỏ với sự phát triển đó là hệ thống ngành
chăn nuôi. Chăn nuôi là một trong những bộ phận cấu thành nền nông nghiệp
nƣớc ta. Nó có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm đáp ứng nhu
cầu con ngƣời, góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, khai thác nguồn

lực ở nông thôn.... Trong đó phải kể đến chăn nuôi gia cầm,nó chiếm vị trí
quan trọng trong ngành chăn nuôi, góp phần cung cấp thực phẩm cho con
ngƣời, tạo công ăn việc làm, khai thác nguồn lực ở nông thôn, tăng thu nhập,
góp phần xóa đói giảm nghèo, làm giàu cho các nông hộ, ngoài ra chăn nuôi
gia cầm còn cung cấp phân bón phục vụ cho ngành trồng trọt.... Chăn nuôi gia
cầm là một ngành có từ lâu đời, kéo theo thói quen sử dụng thịt gia cầm trong
các bữa ăn chính của ngƣời dân nƣớc ta và các nƣớc trên thế giới. Do đó phát
triển chăn nuôi gia cầm có tác động đến kinh tế - chính trị - xã hội trong nông
thôn ở nƣớc ta.
Trong những năm qua, chăn nuôi trên địa bàn Huyện đã có những bƣớc
phát triển khá cả về chất lƣợng, số lƣợng, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới


2

đã đƣợc áp dụng vào sản xuất. Phƣơng thức chăn nuôi bƣớc đầu đã có sự
chuyển dịch tích cực, từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi gia trại và trang trại
tập trung công nghiệp, sản xuất theo hƣớng hàng hóa. Sản phẩm chăn nuôi
không những đáp ứng đƣợc nhu cầu về thực phẩm cho ngƣời dân trong Huyện
mà còn cung cấp một phần cho cả thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố
khác,góp phần tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của
Huyện, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, nâng cao thu nhập cho
ngƣời nông dân.
Tuy nhiên, sản xuất chăn nuôi của Huyện về cơ bản vẫn là sản xuất nhỏ
phân tán, năng suất sản lƣợng chăn nuôi còn thấp, tình hình dịch bệnh gia súc,
gia cầm thƣờng xuyên xảy ra trên đàn vật nuôi, môi trƣờng chăn nuôi bị ô
nhiễm, giá thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y và vật tƣ phục vụ chăn nuôi liên tục
tăng cao, thời tiết diễn biến bất thƣờng, … gây tâm lý lo ngại cho ngƣời chăn
nuôi, ảnh hƣởng không nhỏ đến kết quả sản xuất của ngƣời chăn nuôi. Ngoài
ra, việc tiêu thụ sản phẩm của các hộ chăn nuôi chủ yếu thông qua các thƣơng

lái, nên giá cả không ổn định và thƣờng bị ép giá.
Với chủ trƣơng mở cửa và hội nhập hiện nay, đảng và Nhà nƣớc ta đã
có nhiều chính sách và quyết định nhằm khuyến khích phát triển các mối liên
kết kinh tế nói chung và liên kết trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng. Cụ thể,
Quyết định số 80/2002/QĐ - TTG ngày 24/6/2002 của Thủ tƣởng chính phủ
về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng.
Tuy nhiên hiện nay vấn đề liên kết của chúng ta vẫn còn nhiều việc đáng bàn.
Việc liên kết bốn "nhà" là hết sức cần thiết nhƣng tới nay vẫn chƣa có mô
hình nào tỏ ra hữu hiệu, hiện thực và bền vững, nông dân chỉ biết sản xuất và
phó thác sản phẩm của mình cho doanh nghiệp, doanh nghiệp tồn tại nhờ
nông dân: nông dân cần bán nông sản, doanh nghiệp thì cần mua nguyên liệu
hệ quả là do nhận thức của nông dân còn nghi ngại, thói quen làm ăn cá thể,


3

nhỏ lẻ, mạnh ai nấy làm, khả năng góp vốn có hạn, sự hỗ trợ của Nhà nƣớc về
cung cấp thông tin, dự báo thị trƣờng, vốn, xây dựng và ban hành cơ chế
chính sách mang lại lợi ích cho nông dân, nhà khoa học thì nghiên cứu: giống,
kỹ thuật, công nghệ sản xuất, thị trƣờng, tƣ vấn... chƣa đồng bộ nên liên kết
vẫn chƣa thể phát triển bền vững.Vậy để nhu cầu và lợi ích gắn kết một cách
hài hòa, cần dựa trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau, cùng chia sẻ quyền lợi và trách
nhiệm trên sản phẩm cuối cùng.
Xuất phát từ thực tế trên tôi đã chọn đề tài: “Hoàn thiện liên kết theo
hình thức Hợp đồng gia công trong chăn nuôi gia cầm tại Công ty cổ phần
Chăn nuôi C.P. Việt Nam trên địa bàn Huyện Chương Mỹ- TP Hà Nội”
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng liên kết theo hình thức hợp đồng gia
công chăn nuôi gia cầm giữa Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam với

các hộ nông dân, luận văn đề xuất các giải pháp hoàn thiện liên kết theo hình
thức hợp đồng gia công trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên kết theo hình thức hợp
đồng gia công trong tổ chức sản xuất ngành chăn nuôi.
+ Đánh giá thực trạng liên kết theo hình thức tổ chức sản xuất hợp đồng
gia công trong chăn nuôi gia cầm giữa Công ty CP Việt Nam và các hộ nông
dân trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ.
+ Chỉ ra đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng tới liên kết trong hình thức hợp
đồng gia công chăn nuôi gia cầm giữa công ty CP với hộ nông dân.
+ Đề xuất đƣợc giải pháp hoàn thiện liên kết trong hình thức hợp đồng
gia công chăn nuôi gia cầm của Công ty CP Việt Nam với các hộ nông dân
trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ.


4

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của Luận văn là thực trạng và kết quả thực hiện
liên kết trong hình thức hợp đồng gia công chăn nuôi gia cầm giữa Công ty
CP Việt Nam với các hộ nông dân trên địa bàn Huyện Chƣơng Mỹ - Hà Nội.
3.2.Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về nội dung:
Đề tài nghiên cứu các mối liên kết giữa Công ty CP Việt Nam với các
hộ nông dân trong hình thức hợp đồng gia công trong chăn nuôi gia cầm trên
địa bàn Huyện Chƣơng Mỹ.
+ Phạm vi về không gian:
Luận văn triển khai nghiên cứu hoạt động trên địa bàn Huyện Chƣơng
Mỹ và tại Công ty Cổ Phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam.

+ Phạm vi về thời gian:
Các số liệu thứ cấp đƣợc thu thập, nghiên cứu trong thời gian 3 năm trở
lại đây (2013, 2014,2015)
Các số liệu sơ cấp đƣợc thu thập, khảo sát trong khoảng thời gian từ
tháng 5 đến tháng 10 năm 2016.
4. Nội dung nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các nội dung sau đây:
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết trong hình thức hợp đồng gia
công chăn nuôi.
- Thực trạng liên kết theo hình thức hợp đồng gia công trong chăn nuôi
gia cầm của Công ty CP Việt Nam với hộ nông dân.
- Các yếu tố ảnh hƣởng tới kết quả thực hiện liên kết hợp đồng gia công
trong chăn nuôi gia cầm giữa Công ty CP Việt Nam với hộ chăn nuôi.


5

- Giải pháp hoàn thiện liên kết theo hình thức hợp đồng gia công trong
chăn nuôi gia cầm của Công ty CP Việt Nam với các hộ nông dân trên địa bàn
huyện Chƣơng Mỹ.
5. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 2 phần: Đặt vấn để và kết luận và 3 chƣơng chính cụ
thể:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết theo hình thức hợp
đồng gia công trong chăn nuôi.
Chƣơng 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu.


6


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT THEO HÌNH THỨC
HỢP ĐỒNG GIA CÔNG TRONG CHĂN NUÔI
1.1. Cơ sở lý luận về liên kết trong hợp đồng gia công chăn nuôi
1.1.1. Một số khái nhiệm
1.1.1.1. Khái niệm về liên kết kinh tế
- Liên kết (tiếng Anh “integration”):Trong hệ thống thuật ngữ kinh tế có
nghĩa là sự hợp nhất, sự phối hợp hay sát nhập của nhiều bộ phận thành một
chỉnh thể. Trƣớc đây khái niệm này đƣợc biết đến với tên gọi là nhất thể hóa
và gần đây mới gọi là liên kết.
- Liên kết kinh tế: Theo từ điển thuật ngữ kinh tế học của Viện nghiên
cứu và phổ biến tri thức bách khoa thì “liên kết kinh tế là hình thức hợp tác,
phối hợp hoạt động do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành nhằm thúc đẩy
sản xuất kinh doanh phát triển theo hƣớng có lợi nhất trong khuôn khổ pháp
luật của Nhà nƣớc”.
Mục tiêu của liên kết kinh tế là tạo ra mối quan hệ kinh tế ổn định
thông qua các hợp đồng kinh tế hoặc các quy chế hoạt động để tiến hành phân
công sản xuất chuyên môn hoá và hiệp tác hoá, nhằm khai thác tốt tiềm năng
của từng đơn vị tham gia liên kết; hoặc để cùng nhau tạo thị trƣờng chung,
phân định hạn mức sản lƣợng cho từng đơn vị thành viên, giá cả cho từng loại
sản phẩm nhằm bảo vệ lợi ích của nhau.
Liên kết kinh tế có nhiều hình thức và quy mô tổ chức khác nhau,
tƣơng ứng với nhu cầu sản xuất, kinh doanh của các đơn vị thành viên tham
gia liên kết. Những hình thức phổ biến là hiệp hội sản xuất và tiêu thụ, nhóm
sản xuất, nhóm vệ tinh, hội đồng sản xuất và tiêu thụ theo ngành hoặc theo
vùng, liên đoàn xuất nhập khẩu... Các đơn vị thành viên có tƣ cách pháp nhân


7


đầy đủ, không phân biệt hình thức sở hữu, quan hệ trực thuộc về mặt quản lí
nhà nƣớc, ngành kinh tế kỹ thuật hay lãnh thổ. Trong khi tham gia liên kết
kinh tế, không một đơn vị nào bị mất quyền tự chủ của mình, cũng nhƣ
không đƣợc miễn giảm bất cứ nghĩa vụ nào đối với nhà nƣớc theo pháp luật
hay nghĩa vụ hợp đồng đã ký với các đơn vị khác.
Nhƣ vậy, liên kết kinh tế là sự phối hợp của hai hay nhiều bên, không
kể quy mô hay loại hình sở hữu. Mục tiêu của liên kết kinh tế là các bên tìm
cách bù đắp sự thiếu hụt của mình, từ sự phối hợp hoạt động với các đối tác
nhằm đem lại lợi ích cho các bên.
1.1.1.2. Khái niệm về hợp đồng kinh tế
- Hợp đồng là loại hành vi pháp lý cơ bản và thông dụng nhất. Ý chí
của cá nhân đóng vai trò quan trọng trong Hợp đồng, khi sự thống nhất của
các ý chí là thực chất và không trái pháp luật thì nó sẽ làm phát sinh các nghĩa
vụ. Nghĩa vụ này ràng buộc các bên nhƣ luật pháp.
- Trong các mối quan hệ xã hội có những quan hệ đƣợc các bên thoả
thuận thiết lập nhằm mục đích làm phát sinh những đổi thay chấm dứt quyền
và nghĩa vụ - giữa các bên với nhau. Những mối quan hệ thuộc loại này đƣợc
gọi chung là quan hệ hợp đồng. Cũng nhƣ vậy quan hệ hợp đồng trong lĩnh
vực kinh tế đƣợc gọi là quan hệ hợp đồng kinh tế.
Trong khoa học pháp lý, hợp đồng kinh tế thƣờng đƣợc hiểu theo hai
nghĩa: đó là nghĩa khách quan và chủ quan.
+Theo nghĩa khách quan (tức là dưới góc độ ý chí Nhà nước ):
Hợp đồng kinh tế là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nƣớc ban
hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trên cơ sở tự nguyện và bình
đẳng giữa các bên chủ thể kinh doanh với nhau(còn gọi là chế độ hợp đồng
kinh tế hay pháp luật về hợp đồng kinh tế). Chế độ hợp đồng kinh tế của nƣớc
ta mang đặc thù của pháp luật xã hội chủ nghĩa nó bao gồm các quy phạm



8

pháp luật về nguyên tắc ký kết tƣ cách chủ thể tham gia; trình tự và thủ tục ký
kết hợp đồng kinh tế; các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng cũng nhƣ các
nguyên tắc và nội dung thực hiện; các điều kiện và cách thức giải quyết hậu
quả của việc thay đổi, huỷ bỏ, đình chỉ và thanh lý hợp đồng kinh tế; quyền và
nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hợp đồng kinh tế; trách nhiệm vật
chất do vi phạm hợp đồng kinh tế. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự
thay đổi của quan hệ kinh tế, chế độ hợp đồng kinh tế cũng đƣợc thay đổi và
phát triển.
+ Theo nghĩa chủ quan (tức là theo ý chí của các bên ký kết hợp đồng):
"Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản hoặc tài liệu giao dịch
giữa các bên ký kết về thực hiện công việc sản xuất trao đổi hàng hoá, dịch
vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thoả thuận khác
có mục đích kinh doanh với sự qui định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi
bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình" (Điều 1- Pháp lệnh hợp
đồng kinh tế ngày 25/9/1989). Theo nghĩa này, hợp đồng là sự thống nhất ý
chí của các chủ thể hợp đồng kinh tế.
Nhƣ vậy, xét về thực chất hợp đồng kinh tế, cũng nhƣ các loại hợp
đồng khác, đều là sự thay đổi giữa các chủ thể về việc xác lập, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong các quan hệ cụ thể. Tuy
nhiên, có một số điểm khác nhau giữa hợp đồng kinh tế với các loại hợp đồng
khác về tƣ các chủ thể, mục đích, hình thức ký kết,thực hiện....
1.1.1.3. Khái niệm gia công, hợp đồng gia công
- Gia công: Gia công là hoạt động thƣơng mại, theo đó bên nhận gia
công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia
công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu
cầu của bên đặt gia công để hƣởng thù lao.



9

- Hợp đồng gia công trong thƣơng mại: là sự thỏa thuận giữa các
bên, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu,
vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong
quá trình sản xuất sản phẩm hàng hóa theo yêu cầu của bên đặt gia công với
mục đích là hƣởng thù lao, còn bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền thù
lao.
1.1.1.4. Khái niệm gia cầm, chăn nuôi gia cầm
-Gia cầm là tên gọi chỉ chung cho các loại động vật có hai chân, có
lông vũ, thuộc nhóm động vật có cánh thuộc con ngƣời nuôi dƣỡng, nhân
giống nhằm mục đích sản xuất trứng, lấy thịt, hay lông vũ.Những loài gia cầm
điển hình gồm gà, ngan, ngỗng.
-Chăn nuôi gia cầm là việc thực hành chăn nuôi các loại chim thuần
hóa (gia cầm) chủ yếu gồm gà, gà tây nhà, vịt nhà, ngan, ngỗng, bồ câu nhà,
chim cút và với mục đích nuôi lấy thịt hoặc lấy trứng cung cấp thực phẩm
hoặc các sản phẩm khác.
1.1.2. Đặc trưng của liên kết kinh tế theo hợp đồng
-Đặc trưng thứ nhất: Liên kết kinh tế theo hợp đồng gia công là một
quan hệ kinh tế giữa bên đặt gia công và bên nhận gia công, chỉ có thể diễn ra
giữa hai hoặc nhiều chủ thể độc lập, tự chủ về kinh tế, có quyền sở hữu tài
sản hoặc quyền sử dụng tài sản của mình, trên cơ sở tự nguyện, thoả thuận,
cùng có lợi và tin tƣởng lẫn nhau.
-Đặc trưng thứ hai: Liên kết kinh tế theo hợp đồng là một quan hệ ràng
buộc chặt chẽ với nhau theo một kế hoạch định trƣớc dài hạn trong tƣơng lai
hoặc thƣờng xuyên. Tính định trƣớc trong tƣơng lai tự nó không nhất thiết
phải là quan hệ thƣờng xuyên, theo đó mối quan hệ giao dịch dù chỉ xảy ra
một lần giữa hai đối tác độc lập một cách tự nguyện, cùng có lợi và đƣợc định
trƣớc diễn ra trong một thời gian nhất định



10

-Đặc trưng thứ 3: Liên kết kinh tế theo hợp đồng là một trong những
hình thức phối hợp hoạt động giữa các chủ thể kinh tế, chứ không phải là sự
phối hợp hoạt động giữa các chủ thể kinh tế. Điều đó cũng tƣơng tự nhƣ mệnh
đề liên kết kinh tế là một kiểu quan hệ kinh tế chứ không phải là mối quan hệ
kinh tế.
Cơ chế nào sẽ có hình thức phối hợp đó, với cơ chế thị trƣờng thì sự phối hợp
diễn ra trong một quan hệ ngẫu nhiên; với cơ chế kế hoạch thì sự phối hợp đó
mang tính định trƣớc theo kế hoạch và sẽ chỉ huy điều tiết chung của một
trung tâm quản lý thống nhất trong phạm vi một doanh nghiệp hoặc toàn bộ
nền kinh tế; còn với liên kết kinh tế thì sự phối hợp đó diễn ra cũng mang tính
tất nhiên, theo một kế hoạch định trƣớc khi tiến hành giao dịch nhƣ trong thể
chế kế hoạch, nhƣng lại phải mang tính chất tự nguyện, thoả thuận, đôi bên
cùng có lợi nhƣ trong cơ chế thị trƣờng.
-Đặc trưng thứ 4: Liên kết kinh tế theo hợp đồng là một kiểu quan hệ
kinh tế không tồn tại độc lập mà luôn gắn liền với các hình thức tổ chức sản
xuất kinh doanh cụ thể mang tính đặc thù của liên kết kinh tế để hình thành
nên thể chế. Cơ chế kinh tế nào( tức quan hệ kinh tế) thì phải tƣơng ứng với
hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh cụ thế đó. Cơ chế thị trƣờng tự do có
chợ, cửa hàng , trung tâm thƣơng mại, trung tâm giao dịch, thị trƣờng chứng
khoán. Cơ chế kế hoạch mệnh lệnh tƣơng ứng với các hình thức tổ chức nhƣ:
công ty, doanh nghiệp, xí nghiệp liên hợp, liên hiệp xí nghiệp hạch toán tập
trung, quản lý vĩ mô của nhà nƣớc,… liên kết kinh tế có các hình thức tổ chức
đặc thù của nó nhƣ: Hiệp hội ngành hang, chuỗi cung ứng, tổ hợp bạn hang,
đồng minh kinh tế, hợp tác sản xuất kinh doanh, liên doanh,..
-Đặc trưng thứ 5: Mục tiêu mà cũng là tác dụng của liên kết kinh tế
theo hợp đồng là để ổn định và nâng cao hiệu quả kinh tế.



11

Mục tiêu ổn định kinh tế của liên kết kinh tế cũng là mục tiêu của kế hoạch
hoá xuất phát từ sự biến động thất thƣờng, cân đối và mất cân bằng thƣờng
xuyên thậm chí có thể xảy ra khủng hoảng của cơ chế thị trƣờng.
Mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế là mục tiêu của mọi thể chế kinh tế. Xét
trong cùng sự tồn tại và tƣơng quan lẫn nhau giữa 3 thể chế trong nền kinh tế
thì trong những hoàn cảnh vì tình huống cụ thể, thể chế nào ,mang lại hiệu
quả kinh tế cao hơn mới có lý do tồn tại. Nếu xét trong phạm vi toàn bộ nền
kinh tế thì thể chế nào nhìn chung mang lại hiệu quả hơn cho nền kinh tế thì
thể chế đó giữ vai trò chủ đạo.
Nhƣ vậy, liên kết kinh tế theo hợp đồng là một thể chế kinh tế nhằm thực hiện
một kiểu phối hợp hành động giữa các chủ thể kinh tế độc lập tự chủ với
nhau, một cách tự nguyện, thoả thuận, đôi bên cùng có lợi và tin tƣởng lẫn
nhau, rang buộc lẫn nhau theo một kế hoạch hoạch quy chế định trƣớc, dài
hạn hoặc thƣờng xuyên; nhằm ổn định và nâng cao hiệu quả kinh tế.
1.1.3. Đặc điểm của liên kết theo hợp đồng gia công
- Thứ nhất, về chủ thể: chủ thể của quan hệ hợp đồng gia công trong
thƣơng mại gồm có bên nhận gia công và bên đặt gia công. Bên nhận gia công
có thể là thƣơng nhân có đăng ký kinh doanh để thực hiện hoạt động gia công,
còn bên đặt gia công có thể là thƣơng nhân hoặc không phải là thƣơng nhân.
-Thứ hai, đối tƣợng của hợp đồng là hàng hóa gia công. Là việc thực
hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất ra sản phẩm mới. Sản
phẩm mới đƣợc sản xuất ra theo hợp đồng gia công trong thƣơng mại đƣợc
gọi là hàng hóa gia công. Tất cả các loại hàng hóa đều có thể đƣợc gia công,
trừ những hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh.
-Thứ ba, hình thức của hợp đồng. Hợp đồng gia công phải đƣợc lập
thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tƣơng đƣơng (Điều
179 Luật thƣơng mại).



12

-Thứ tư, nội dung của hợp đồng gia công là các điều khoản do các bên
thỏa thuận, quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp
đồng gia công.
- Là hợp đồng song vụ:Cả bên đặt gia công và bên nhận gia công đều
có những quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng, trong đó quyền của bên này là
nghĩa vụ của bên kia và ngƣợc lại.
-Là hợp đồng ưng thuận:Hợp đồng gia công có hiệu lực ngay từ thời
điểm các bên đã thỏa thuận xong các điều khoản cơ bản của hợp đồng. Hợp
đồng gia công không bao giờ có thể đƣợc thực hiện và chấm dứt ngay tại thời
điểm giao kết, mà luôn đòi hỏi một khoảng thời gian đủ để bên nhận gia công
có thể thực hiện đƣợc việc gia công của mình.Nếu các bên không có thỏa
thuận về thời hạn thì thời hạn đƣợc tính là khoảng thời gian hợp lý để thực
hiện việc gia công đó.
- Là hợp đồng có đền bù: Bên đặt gia công có nghĩa vụ thanh toán tiền
công cho bên nhận gia công theo thỏa thuận. Việc không có thỏa thuận không
đƣợc hiểu là không có đền bù.
1.1.4.Các loại liên kết phổ biến trong kinh tế
1.1.4.1. Liên kết theo hình thức hợp đồng gia công
Liên kết theo hình thức Hợp đồng gia công có thể bao gồm những điều
khoản quy định về: hàng hóa gia công, số lƣợng và giá nguyên vật liệu, giá
gia công, phƣơng thức thanh toán và các tài liệu kỹ thuật.
Các điều khoản các bên thỏa thuận và đƣợc ghi nhận trong hợp đồng
thể hiện quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công và bên đặt gia công :
Quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công
- Giao một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu gia công theo đúng
hợp đồng gia công hoặc giao tiền để mua vật liệu theo số lƣợng, chất lƣợng và

mức giá thỏa thuận.


13

- Nhận lại toàn bộ tài sản gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho
mƣợn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tƣ, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng gia
công, trừ trƣờng hợp có thỏa thuận khác.
- Cử ngƣời đại diện để kiểm tra, giám sát việc gia công tại nơi nhận gia
công, cử chuyên gia để hƣớng dẫn kỹ thuật, sản xuất và kiểm tra chất lƣợng
sản phẩm gia công theo thoả thuận trong hợp đồng gia công.
- Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp về quyền sở hữu trí tuệ của hàng
hoá gia công, nguyên liệu, vật liệu, máy móc, thiết bị dùng để gia công
chuyển cho bên nhận gia công.
Quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công
- Cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu để gia công
theo thoả thuận với bên đặt gia công về số lƣợng, chất lƣợng, tiêu chuẩn kỹ
thuật và giá.
- Nhận thù lao gia công và các chi phí hợp lý khác.
- Trƣờng hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài, bên nhận
gia công đƣợc xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị thuê
hoặc mƣợn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tƣ dƣ thừa, phế phẩm, phế liệu theo uỷ
quyền của bên đặt gia công.
- Trƣờng hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài, bên
nhận gia công đƣợc miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên
liệu, phụ liệu vật tƣ tạm nhập khẩu theo định mức để thực hiện hợp đồng gia
công theo quy định của pháp luật về thuế.
- Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hoạt động gia công hàng hoá
trong trƣờng hợp hàng hoá gia công thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất
khẩu, cấm nhập khẩu.

1.1.4.2. Liên kết trong hoạt động cung ứng nguyên liệu đầu vào cho quá trình
sản xuất (giống,vốn, thức ăn):


14

Đây là hình thức liên kết thƣờng đƣợc tiến hành giữa doanh nghiệp và
hộ nông dân, thực hiện thông qua hợp đồng hoặc thoả thuận trực tiếp với hộ
nông dân. Qua hình thức này nhà cung cứng đầu vào sẽ cung cấp các đầu vào
để ngƣời sản xuất có vật tƣ để sản xuất. Khi liên kết này đƣợc thực hiện mang
lại lợi ích cho các bên tham gia từ đó ngƣời sản xuất sẽ chủ động các nguyên
liệu đầu vào và sẽ yên tâm sản xuất, liên kết theo hình thức nhằm tạo nên mối
liên kết chặt chẽ và sự tin tƣởng của hộ nông dân với các nhà cung ứng đầu
vào.
1.1.4.3. Liên kết trong trong hoạt động ứng dụng KHKT vào sản xuất
Nhà khoa học và hộ gia đình (nông dân). Nhà khoa học chính là các
cán bộ nghiên cứu của các Viện, Trung tâm nghiên cứu, cán bộ khuyến nông.
Hộ gia đình (nông dân) là những ngƣời trực tiếp làm ra sản phẩm nông
nghiệp. Họ chịu trách nhiệm trả chi phí cho các sản phẩm khoa học đƣợc ứng
dụng và thực hiện các cam kết trong hợp đồng kỹ thuật với các nhà khoa học.
Họ là đơn vị kinh tế tự chủ trong nền kinh tế thị trƣờng, là đơn vị kinh tế
cơ sở trong nền kinh tế hàng hoá và là đơn vị sản xuất quy mô nhỏ có hiệu
quả. Để sử dụng có hiệu quả giống cây, con và các vật tƣ kỹ thuật nông
nghiệp, khoa học có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Liên kết giữa khoa học và sản xuất không chỉ có tác dụng giúp nông
dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất mà còn biết sử dụng các yếu tố kỹ
thuật có hiệu quả, làm giảm giá thành sản xuất, tạo ra nông phẩm an toàn
cung cấp cho xã hội. Thật là khiếm khuyết và kém hiệu quả nếu doanh nghiệp
chỉ bán giống tốt, vật tƣ kỹ thuật cho nông dân theo kiểu "mua đứt, bán đoạn".
Các tổ chức khuyến nông phi lợi nhuận của Nhà nƣớc, của các Viện,

Trƣờng và các tổ chức đoàn thể (hội nghề nghiệp, hội nông dân, đoàn thanh
niên, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh) cần tạo niềm tin ở nông dân bằng hiệu
quả của khuyến nông đem lại, gắn lợi ích kinh tế đối với các cán bộ khoa học


×