Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Câu 3 SXHH là gì những ưu thế của SXHH QLGT trong SXHH vận dụng QL này trong phát triển nền kinh tế nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.93 KB, 6 trang )

Câu 3: Sản xuất hàng hóa là gì? Những ưu thế của sản xuất
hàng hóa? Quy luật giá trị trong sản xuất hàng hóa? Vận
dụng quy luật này trong phát triển kinh tế nước ta?
Đáp án soạn đề cương:
a. Hàng hóa và sản xuất hàng hóa:
Lịch sử phát triển của nền sản xuất đã và đang trải qua hai kiểu tổ
chức kinh tế, đó là sản xuất tự cung tự cấp và sản xuất hàng hóa.
* Khái niệm:
- Hàng hóa: Hàng hóa là sản phẩm của người lao động có thể thỏa
mãn nhu cầu nào đó của con người và dùng để trao đổi với nhau.
- Sản xuất hàng hóa: Là sản xuất ra sản phẩm để bán. Hay nói
cách khác, sản xuất hàng hóa là cách thức tổ chức sản xuất mà
trong đó, sản phẩm làm ra không phải để đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng của chính người trực tiếp sản xuất ra nó mà để đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng của người khác thông qua trao đổi, mua bán.
* Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa:
- Có sự phân công lao động xã hội: Phân công lao động xã hội là
sự chuyên môn hóa sản xuất, phân chia lao động vào những ngành,
những lĩnh vực khác nhau của nền sản xuất xã hội.
Phân công lao động xã hội làm cho mỗi người sản xuất, mỗi cơ sở
sản xuất chỉ sản xuất ra một loại sản phẩm nhất định, song trong
cuộc sống của con người thì có nhiều nhu cầu khác nhau, vì vậy, để
đáp ứng nhu cầu đó, họ phải có mới liên hệ, phụ thuộc vào nhau,
trao đổi sản phẩm cho nhau. Như vậy, lao động xã hội là cơ sở, tiền
đề để sản xuất hàng hóa.
- Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất:
Sự tách biệt này là do quan hệ sở hữu khác nhau và sự phát triển xã
hội hóa khác nhau về tư liệu sản xuất quy định. Do đó, sản phẩm
làm ra thuộc quyền sở hữu của họ và do họ chi phối, người này

1




muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông qua trao đổi,
mua bán.
Đó là hai điều kiện cần và đủ của sản xuất hàng hóa, nếu thiếu
một trong hai điều kiện thì không có sản xuất hàng hóa và sản
phẩm lao động không mang hình thái hàng hóa.
b. Ưu thế của sản xuất hàng hóa:
Sản xuất hàng hóa ra đời là một bước ngoặt căn bản trong lịch sử
phát triển của xã hội loài người, đưa loài người thoát khỏi tình
trạng mông muội, xóa bỏ nền kinh tế tự nhiên, phát triển nhanh
chóng lực lượng sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội.
Thứ nhất: Sản xuất hàng hóa ra đời khai thác được những lợi thế
tự nhiên, xã hội, kỹ thuật của từng người, từng địa phương, từng
vùng, các quốc gia khác.
Thứ hai: Quy mô sản xuất được mở rộng tạo điều kiện cho việc
ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất thúc đẩy sản xuất phát
triển.
Thứ ba: Sự tác động của các quy luật: Quy luật giá trị, quy luật
cung - cầu, quy luật cạnh tranh… buộc người sản xuất phải luôn
năng động, nhạy bén, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao
động, chất lượng và hiệu quả kinh tế.
Thứ tư: Sản xuất hàng hóa phát triển làm cho đời sống vật chất và
văn hóa tinh thần ngày càng được tăng cao, phong phú và đa dạng.
Song bên cạnh đó, sản xuất hàng hóa cũng tồn tại những mặt trái
của nó như: Phân hóa giàu nghèo, tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng,
phá hoại môi trường…
* Hai thuộc tính của hàng hóa:
Thứ nhất: Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của hàng hóa
đó và nó có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.

Giá trị của hàng hóa là thuộc tính tự nhiên của hàng hóa đó quyết
định. Khi xã hội loài người càng phát triển thì càng phát hiện ra
nhiều thuộc tính tự nhiên của vật phẩm và lợi dụng thuộc tính tự
nhiên đó để tạo ra những giá trị sử dụng khác nhau.

2


Là giá trị sử dụng cho xã hội, không phải dành cho người sản xuất
ra nó mà dành cho người mua nó thông qua trao đổi mua bán.
Thứ hai: Giá trị trao đổi của hàng hóa là lao động xã hội của người
sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Giá trị trao đổi là hình
thức biểu hiện bên ngoài của giá trị, giá trị là nội dung, cơ sở của
giá trị trao đổi. Đồng thời giá trị biểu hiện mối quan hệ xã hội giữa
những người sản xuất hàng hóa. Cũng chính vì vậy, giá trị là một
phạm trù lịch sử, nó tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa.
Hai thuộc tính của hàng hóa có quan hệ chặt chẽ, vừa mâu thuẫn
nhưng cũng vừa thống nhất với nhau.
* Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa:
Lao động của sản xuất hàng hóa vừa mang tính chất lao động cụ
thể vừa mang tính chất là lao động trừu tượng.
Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của
những nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có
mục đích, phương pháp, công cụ lao động, đối tượng lao động và
kết quả lao động khác nhau.
Lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hóa khi
đã gạt bỏ những hình thức lao động cụ thể của nó, đó chính là sự
tiêu phí sức lao động nói chung của người sản xuất hàng hóa.
Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa. Giá trị của hàng
hóa là lao động xã hội trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết

tinh trong hàng hóa. Đó chính là hai mặt của sản xuất hàng hóa.
Lao động cụ thể và lao động trừu tượng vừa thống nhất vừa mâu
thuẫn. Thống nhất biểu hiện chúng là hai mặt của cùng một lao
động sản xuất hàng hóa. Mâu thuẫn biểu hiện ở chỗ lao động cụ
thể tạo ra một giá trị sử dụng nhất định cho xã hội, nhưng với tư
cách là lao động trừu tượng, sự hao phí sức lao động của người sản
xuất hàng hóa nó không thể phù hợp với mức hao phí lao động của
xã hội.
Mâu thuẫn cơ bản của nền sản xuất hàng hóa - mâu thuẫn giữa lao
động tư nhân và lao động xã hội biểu hiện ở lao động trừu tượng
và lao động cụ thể, giữa giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa.

3


Những mâu thuẫn đó vừa thúc đẩy xã hội phát triển vừa chứa đựng
nguy cơ khủng hoảng kinh tế.
* Lượng giá trị của hàng hóa:
Lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao động hao phí để sản xuất
ra hàng hóa, được đo bằng thời gian lao động để sản xuất ra hàng
hóa.
Lượng giá trị xã hội của hàng hóa không tính bằng thời gian lao
động cá biệt mà tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.
Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian để sản xuất ra một
giá trị sử dụng nào đó trong điều kiện sản xuất bình thường, trình
độ kỹ thuật và cường độ lao động bình thường trong xã hội đó.
Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa: Năng suất
lao động, cường độ lao động (mức độ giản đơn hay phức tạp của
lao động).
c. Quy luật giá trị:

* Nội dung quy luật giá trị:
- Nội dung của quy luật giá trị: là quy luật kinh tế cơ bản của sản
xuất và trao đổi hàng hóa. Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và trao
đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở giá trị của nó tức là dựa trên cơ sở
hao phí lao động xã hội cần thiêt. Cụ thể:
Trong sản xuất, quy luật giá trị đòi hỏi người sản xuất phải căn cứ
vào hao phí lao động xã hội cần thiết.
Trong lưu thông, việc trao đổi phải thực hiện theo nguyên tắc
ngang giá.
- Cơ chế tác động của quy luật giá trị đối với nền kinh tế hàng hóa
là thông qua sự lên xuống của giá cả thị trường.
- Tác dụng của quy luật giá trị:
+ Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa:
Trong sản xuất: thể hiện ở chỗ thu hút vốn vào các ngành sản xuất
khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Trong lưu thông: thể hiện ở chỗ thu hút hàng hóa từ nơi có giá cả
thấp đến nơi có giá cả cao, do đó, góp phần làm cho hàng hóa giữa
các vùng có sự cân bằng nhất định.
4


+ Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất
lao động.
Các hàng hóa được sản xuất trong những điều kiện khác nhau nên
có giá trị cá biệt khác nhau. Nhưng trên thị trường đều phải trao
đổi theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết. Người sản xuất nào
có giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội thì sẽ có lợi. Vì vậy, mỗi
người sản xuất đều tìm cách giảm giá trị cá biệt hàng hóa của mình
xuống dưới mức giá trị xã hội bằng cách cải tiến kỹ thuật, hợp lý
hóa sản xuất để tăng năng suất lao động. Sự cạnh tranh quyết liệt

đã làm cho năng suất lao động xã hội không ngừng tăng lên, chi
phí sản xuất xã hội không ngừng giảm xuống.
+ Phân hóa những người sản xuất thành giàu nghèo, làm xuất hiện
quan hệ sản xuất TBCN. Trong sản xuất hàng hóa, hàng hóa của
những người sản suất nào có giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội
thì người đó có lợi, giàu có, mở rộng sản xuất kinh doanh, trở
thành ông chủ, ngược lại thì sẽ không có lợi, thua lỗ, phá sản và trở
thành người lao động làm thuê. Chính do tác động của quy luật giá
trị đã làm cho sản xuất hàng hóa thực sự trở thành khởi điểm ra đời
của CNTB.
* Ý nghĩa của việc nghiên cứu quy luật giá trị:
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cần phát huy những tác
dụng tích cực, hạn chế những tác dụng tiêu cực của quy luật giá trị,
nhằm phát triển nền kinh tế nước ta theo định hướng XHCN.
- Thứ nhất là nền kinh tế nước ta đang xây dựng khác về bản chất
so với kinh tế TBCN, do đó, phải quán triệt quan điểm, nguyên tắc
cơ bản của sự vận dụng một cách đúng đắn, sát hợp quy luật giá trị
vào điều kiện cụ thể của đất nước, phục vụ cho việc phát triển nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN; tăng trưởng kinh tế đi liền
với phát triển văn hóa, từng bước cải thiện đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo
vệ và cải thiện môi trường; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với
tăng cường quốc phòng - an ninh.
5


- Thứ hai là quán triệt quan điểm trên, đề ra các chính sách kinh tế
thích hợp, hình thành một bước quan trọng thể chế hóa kinh tế thị
trường định hướng XHCN.
+ Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả khu

vực doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là cổ phần hóa mạnh hơn
nữa; khuyến khích phát triển mạnh kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân,
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức kinh tế cổ phần;
nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả đầu
tư bằng vốn ngân sách.
+ Tạo lập và phát triển đồng bộ các loại thị trường. Tiếp tục chủ
động hội nhập sâu rộng hơn nữa, thực hiện có hiệu quả các cam kết
theo quy định của tổ chức thương mại thế giới.
+ Trong nền kinh tế hàng hóa, dưới tác động của quy luật giá trị và
các quy luật kinh tế khác, cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt. Ngoài
những tác động tích cực, cạnh tranh cũng để lại những hạn chế như
làm tăng sự phân hóa giàu - nghèo và những bất công xã hội.
Để đảm bảo quyền lợi thỏa đáng của người lao động trong các
doanh nghiệp, Nhà nước cần hoàn chỉnh Bộ Luật Lao động và các
chế độ liên quan đến người lao động. Tiếp tục ban hành và hoàn
chỉnh các quy định về chế độ tiền lương, chế độ làm việc, bảo hộ,
an toàn lao động, BHXH, bảo hiểm thất nghiệp...
Tóm lại: Quy luật giá trị là quy luật kinh tế quan trọng nhất của
sản xuất và lưu thông hàng hóa. Nó quy định việc sản xuất và trao
đổi hàng hóa phải căn cứ vào hao phí lao động xã hội cần thiết.
Quy định ấy là khách quan, bảo đảm sự công bằng, hợp lý, bình
đẳng giữa những người sản xuất và trao đổi hàng hóa. Quy luật này
đang hoạt động và phát huy tác dụng trong nền kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý
của Nhà nước theo định hướng XHCN. Song quy luật này cũng có
những tác động phức tạp đến sản xuất hàng hóa và xã hội. Vì vậy,
chúng ta cần phát huy những tác dụng tích cực, hạn chế những tác
dụng tiêu cực của quy luật giá trị, nhằm phát triển nền kinh tế nước
ta theo định hướng XHCN.


6



×