Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Tuyển tập 20 đề tuyển sinh vào 10 THPT môn ngữ văn (2007 đến 2017) kèm hướng dẫn chấm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (479.53 KB, 84 trang )

“Tuyển tập 20 đề tuyển sinh vào 10 THPT môn Ngữ văn (2007 đến 2017) kèm hướng dẫn chấm”

DANH MỤC TÀI LIỆU
TUYỂN TẬP 20 ĐỀ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
MÔN NGỮ VĂN (TỪ 2007 – 2008 ĐẾN NĂM 2017- 2018)
TT

Trích yếu nội dung

1 Đề tuyển sinh môn Ngữ văn vào lớp 10 THPT–Tỉnh Nam Định năm học 2007-2008.
Đề tuyển sinh môn Ngữ văn (đề chung) vào lớp 10 THPT chuyên Lê Hồng Phong –
2
Tỉnh Nam Định năm học 2007-2008.
Đề tuyển sinh môn Ngữ văn vào lớp10 THPT chuyên Lê Hồng Phong - Tỉnh Nam
3
Định năm học 2007–2008.
4 Đề tuyển sinh môn Ngữ văn vào lớp 10 THPT - Thành phố Huế năm học 2007-2008.

Trang
2
8
12
17

5 Đề tuyển sinh môn Ngữ văn vào lớp 10 THPT – Tỉnh Đồng Nai năm học 2009-2010.

20

6 Đề tuyển sinh môn Ngữ văn vào lớp 10 THPT – Hà Nội năm học 2009-2010.

23



7 Đề tuyển sinh môn Ngữ văn vào lớp 10 THPT tỉnh Tuyên Quang năm học 2009-2010
Đề tuyển sinh môn Ngữ văn vào lớp 10 THPT chuyên - Tỉnh Tuyên Quang năm học
8
2009–2010.
Đề tuyển sinh môn Ngữ văn (không chuyên) vào lớp 10 THPT chuyên Nguyễn Trãi
9
-Tỉnh Hải Dương năm học 2014-2015.
Đề tuyển sinh môn Ngữ văn (chuyên) vào lớp 10 THPT chuyên Nguyễn Trãi – Tỉnh
10
Hải Dương năm học 2014-2015.

27

11 Đề tuyển sinh môn Ngữ văn vào lớp 10 THPT–Tỉnh Quảng Ngãi năm học 2014-2015

43

12 Đề tuyển sinh môn Ngữ văn vào lớp 10 THPT - Tỉnh Thanh Hóa năm học 2014-2015

46

13 Đề tuyển sinh môn Ngữ văn vào lớp 10 THPT– Hà Nội năm học 2014-2015.

50

30
34
38


Đề tuyển sinh môn Ngữ văn vào lớp 10 THPT chuyên – Tỉnh Hưng Yên năm học
2015-2016.

54

15 Đề tuyển sinh môn Ngữ văn vào lớp 10 THPT– Tỉnh Nam Định năm học 2015-2016.

58

Đề tuyển sinh môn Ngữ văn vào lớp 10 THPT - Tỉnh Thanh Hóa năm học 20152016.

63

17 Đề tuyển sinh môn Ngữ văn vào lớp 10 THPT– Tỉnh Long An năm học 2015-2016.

67

14

16

Đề tuyển sinh môn Ngữ văn vào lớp 10 THPT chuyên Trần Hưng Đạo – Tỉnh Bình
Thuận năm học 2015-2016.
19 Đề tuyển sinh môn Ngữ văn vào lớp 10 THPT- Tỉnh Thanh Hóa năm học 2016-2017
18

20 Đề tuyển sinh môn Ngữ văn vào lớp 10 THPT- Tỉnh Thanh Hóa năm học 2017-2018

/>
72

76
80

1


“Tuyển tập 20 đề tuyển sinh vào 10 THPT môn Ngữ văn (2007 đến 2017) kèm hướng dẫn chấm”

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NAM ĐỊNH
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2007 – 2008
Môn thi : NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút, không kể thời gian giao đề.

Câu 1 (2,0 điểm):
“Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm”
(Trích “Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Hai câu thơ trên có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh.
Hãy chỉ rõ và phân tích giá trị của biện pháp tu từ ấy?
Câu 2 (2,0 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
“Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng
nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong
thế kỷ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì
vai trò con người lại càng nổi trội”.
(Trích “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới” – Ngữ văn lớp 9, tập II, trang 27)
Chủ đề của đoạn văn trên là gì? Nội dung các câu trong đoạn văn phục vụ chủ đề

ấy như thế nào?
Câu 3 (1,0 điểm):
Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.
Câu 4 (5,0 điểm):
“Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, Chuyện người
con gái Nam Xương thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người
phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống
của họ”.
(Ngữ văn lớp 9, tập I, trang 51)
Phân tích nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của
Nguyễn Dữ để làm sáng tỏ nhận định trên.
--------------------------------------------------

/>
2


“Tuyển tập 20 đề tuyển sinh vào 10 THPT môn Ngữ văn (2007 đến 2017) kèm hướng dẫn chấm”

HƯỚNG DẪN CHẤM
(Đề tuyển sinh môn Ngữ văn vào lớp 10 THPT– Tỉnh Nam Định năm học 2007-2008)
Yêu cầu
Điểm
Câu 1: Chỉ rõ và phân tích giá trị của biện pháp nghệ thuật so sánh ở hai 2,0
câu thơ trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
Chỉ rõ câu thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh
1,0
+ Câu thơ thứ hai được trích dẫn: “Ngựa xe như nước áo quần như nêm” 0,25
đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh
+ Câu thơ này lại có hai mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh. Mô 0,5

hình thứ nhất: vế A1 (sự vật được so sánh) là “ngựa xe” và B1 (sự vật dùng
để so sánh) là “nước”; mô hình thứ hai: Vế A2 (áo quần) và vế B2 (nêm).
+ Hai vế A và B được gắn với nhau bằng từ so sánh “như”
0,25
- Phân tích giá trị biểu hiện
1,0
+ Khung cảnh lễ hội ngày xuân thật tưng bừng, náo nhiệt. Từng đoàn 0,25
người nhộn nhịp, nô nức kéo nhau đi thanh minh. Đây là dịp hội ngộ của tuổi
thanh xuân (Dập dìu tài tử giai nhân). Những người trẻ tuổi là nam thanh nữ
tú, trai tài gái sắc dập dịu gặp gỡ, hẹn hò: “ngựa xe” tấp nập “như nước”, “áo
quần như nêm”.
+ Hình ảnh “nước” diễn tả cụ thể sinh động, thể hiện sự vô cùng vô tận 0,25
của phương tiện tham gia thanh minh (dùng phương tiện để thay cho con
người).
+ “Nêm” được hiểu theo nghĩa đen là kín đặc, chặt chẽ, chật chội còn 0,25
nghĩa bóng trong văn cảnh câu thơ này lại thể hiện sự đông đúc, chen lấn như
đan cài vào nhau và chật như nêm.
+ Hình ảnh “nước” và “nêm” trong văn cảnh câu thơ này có giá trị khơi 0,25
gợi hình ảnh con người (ngựa xe, áo quần) tham gia lễ hội thanh minh đông
đúc vui nhộn làm cho ngôn ngữ chính xác, giàu hình tượng và vô cùng sinh
động.
Câu 2: Chủ đề đoạn văn và nội dung các câu trong đoạn văn phục vụ chủ 2,0
đề.
- Chủ đề đoạn văn: Trong những chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, sự 0,5
chuẩn bị về con người là quan trọng nhất.
- Nội dung các câu văn đều tập trung vào chủ đề ấy. Các câu văn đã tạo ra
sự sắp xếp hợp lý của các ý trong đoạn văn:
+ Tầm quan trọng nhất của sự chuẩn bị bản thân con người cho hành trang 0,5
vào thế kỉ mới (câu 1).
+ Con người là động lực phát triển của lịch sử từ xưa đến nay (câu 2)

0,5
+ Vai trò con người càng nổi trội trong thế kỉ tới (câu 3)
0,5
Câu 3: Hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.
1,0
- Bài thơ “Đồng chí” – Chính Hữu sáng tác vào đầu năm 1948, sau khi tác 0,5
giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (Thu đông
/>
3


“Tuyển tập 20 đề tuyển sinh vào 10 THPT môn Ngữ văn (2007 đến 2017) kèm hướng dẫn chấm”

1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt
Bắc.
- Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách
mạng của văn học thời kháng chiến chống Pháp (1946-1954)
Câu 4: Phân tích nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam
Xương”để làm sáng tỏ nhận định.
Đây là kiểu bài phân tích nhân vật có định hướng: niềm cảm thương của
tác giả đối với số phận oan nghiệt của Vũ Nương và sự khẳng định vẻ đẹp
truyền thống của nàng (số phận của Vũ Nương rất điển hình cho người phụ
nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến và vẻ đẹp của nàng cũng chính là vẻ đẹp
truyền thống của người phụ nữ Việt Nam). Học sinh có thể chọn bố cục bài
viết một cách sáng tạo khác nhau, nhưng việc phân tích phải hướng vào yêu
cầu của đề.
a) Giới thiệu vài nét về tác giả và “Chuyện người con gái Nam Xương”.
- Tác giả: Nguyễn Dữ là người sống ở thế kỷ XVI, thời kì triều đình nhà
Lê bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê Mạc, Trịnh giành quyền
bính, gây ra các cuộc nội chiến kéo dài. Ông học rộng, tài cao nhưng chỉ làm

quan một năm rồi xin nghỉ về nhà nuôi mẹ già và viết sách, sống ẩn dật như
nhiều trí thức đương thời.
- Tác phẩm: “Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong 20 truyện
của “Truyền kỳ mạn lục” (Ghi chép tản mạn những điều kỳ lạ vẫn được lưu
truyền). “Truyền kỳ mạn lục” được viết bằng chữ Hán, khai thác các truyện
cổ dân gian và truyền thuyết lịch sử, dã sử của Việt Nam. Nhân vật chính
thường là những người phụ nữ đức hạnh, khao khát cuộc sống bình yên, hạnh
phúc, nhưng các thế lực tàn bạo cùng lễ giáo phong kiến khắc nghiệt lại xô
đẩy họ vào những cảnh ngộ éo le, oan khuất và bất hạnh.
b) Phân tích nhân vật Vũ Nương để làm sáng tỏ nhận định
b1. Số phận oan nghiệt của Vũ Nương
- Tình duyên ngang trái
Nguyễn Dữ đã cảm thương cho Vũ Nương- người phụ nữ nhan sắc và đức
hạnh lại phải lấy Trương Sinh, một kẻ vô học hồ đồ vũ phu. Thương tâm hơn
nữa, người chồng còn “có tính đa nghi” nên đối với vợ đã “phòng ngừa quá
sức”.
- Mòn mỏi đợi chờ, vất vả gian lao.
Đọc tác phẩm, ta thấy được nỗi niềm đau đớn của nhà văn với Vũ Nương
– người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đó là sự xót xa cho hoàn cảnh éo le
của người phụ nữ: lấy chồng chưa được bao lâu, “chưa thỏa tình chăn gối,
chia phôi vì động việc lửa binh”, nàng đã phải tiễn biệt chồng lên đường đi
đánh giặc Chiêm. Cảnh tiễn đưa chồng của Vũ Nương mới ái ngại xiết bao.
Nàng rót chén rượu đầy ứa hai hàng lệ: “Chàng đi chuyến này... mẹ hiền lo
lắng”. Thật buồn thương cho Vũ Nương, trong những ngày vò võ một mình
/>
0,5
5,0

0,5
0,25


0,25

4,0
2,0
0,25

0,75

4


“Tuyển tập 20 đề tuyển sinh vào 10 THPT môn Ngữ văn (2007 đến 2017) kèm hướng dẫn chấm”

ngóng trông tin chồng với bao nhớ thương vời vợi: “Mỗi khi...ngăn được”.
Hẳn rằng Nguyễn Dữ vô cùng đau đớn cho Vũ Nương nên chỉ cần một câu
văn ấy cũng đủ làm người đọc cảm thấy xót xa với người mệnh bạc có chồng
chia xa. Tâm trạng nhớ thương đau buồn ấy của Vũ Nương cũng là tâm trạng
chung của những người chinh phụ trong thời phong kiến loạn lạc: “Nhớ
chàng đằng đẵng đường lên bằng trời- Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu – Nỗi
nhớ chàng đau đáu nào xong...” (Chinh phụ ngâm- Đoàn Thị Điểm). Trương
Sinh đi, để lại gánh nặng gia đình, để lại gánh nặng cho người vợ trẻ. Vũ
Nương thay chồng vất vả nuôi mẹ, nuôi con. Sau khi mẹ chồng mất, chỉ còn
hai mẹ con Vũ Nương trong căn nhà trống vắng cô đơn. Đọc đến những dòng
tả cảnh đêm, người vợ trẻ chỉ biết san sẻ buồn vui với đứa con thơ dại, chúng
ta không khỏi chạnh lòng thương xót cho mẹ
con nàng.
- Cái chết thương tâm.
0,75
Qua năm sau, “Việc quân kết thúc ”,Trương Sinh từ miền xa chinh chiến

trở về ,nhưng Vũ Nương không được hưởng hạnh phúc trong cảnh vợ chồng
sum họp. Chỉ vì chuyện chiếc bóng qua miệng đứa con thơ mới tập nói mà
Trương Sinh lại đinh ninh rằng vợ mình hư hỏng nên “mắng nhiếc” và “đánh
đuổi đi”. Trương Sinh đã bỏ ngoài tai mọi lời bày tỏ van xin đến rớm máu của
vợ, mọi sự “biện bạch” của họ hàng làng xóm. Vũ Nương bị chồng đẩy vào bi
kịch, bị vu oan là người vợ mất nết hư thân: “Nay đã bình rơi... Vọng Phu kia
nữa”. Bi kịch Vũ Nương là bi kịch gia đình từ chuyện chồng con, nhưng
nguyên nhân sâu xa là do chiến tranh loạn lạc gây nên. Chỉ một thời gian
ngắn, sau khi Vũ Nương tự tử, một đêm khuya dưới ngọn đèn, chợt đứa con
nói rằng: “Cha Đản lại đến kia kìa”. Lúc bấy giờ Trương Sinh “mới tỉnh ngộ
thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi”. Người đọc xưa cũng chỉ biết
thở dài, cùng Nguyễn Dữ xót thương cho người con gái Nam Xương và bao
phụ nữ bạc mệnh khác trong cõi đời.
- Nỗi oan cách trở
0,25
Hình ảnh Vũ Nương ngồi kiệu hoa, phía sau có năm mươi chiếc xe cờ tán
võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện... là những chi tiết hoang đường,
nhưng đã tô đậm nỗi đau của người phụ nữ “bạc mệnh” duyên phận hẩm hiu,
có giá trị tố cáo lễ giáo phong kiến vô nhân đạo. Câu nói của hồn ma Vũ
Nương giữa dòng sông vọng vào: “Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về
nhân gian được nữa” làm cho nỗi đau của nhà văn thêm phần bi thiết. Nỗi oan
tình của Vũ Nương được minh oan và giải toả, nhưng âm – dương đã đôi
đường cách trở, nàng chẳng thể trở lại nhân gian và cũng không bao giờ còn
được làm vợ, làm mẹ.
b2. Vẻ đẹp truyền thống của Vũ Nương
2,0
- Người con gái “thuỳ mị, nết na” và “tư dung tốt đẹp”
0,25
Tác giả đã giới thiệu về Vũ Nương với một chi tiết thật ngắn gọn, khái
/>

5


“Tuyển tập 20 đề tuyển sinh vào 10 THPT môn Ngữ văn (2007 đến 2017) kèm hướng dẫn chấm”

quát “Tính đã thùy mị, nết na lại thêm có tư dung tốt đẹp”. Nàng là một cô
gái danh giá nên Trương Sinh, con nhà hào phú “mến vì dung hạnh” đã xin
với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về.
- Người vợ thuỷ chung
0,75
+ Trong đạo vợ chồng, Vũ Nương là một người phụ nữ khéo léo, đôn hậu,
biết chồng có tính “đa nghi” nàng đã “giữ gìn khuôn phép” không để xảy ra
cảnh vợ chồng phải “thất hoà”.
+ Khi tiễn chồng đi lính, Vũ Nương rót chén rượu đầy chúc chồng “được
hai chữ bình yên”. Nàng chẳng mong được đeo ấn phong hầu mặc áo gấm trở
về quê cũ. Ước mong của nàng thật bình dị, vì nàng đã coi trọng hạnh phúc
gia đình hơn mọi công danh phù phiếm ở đời. Vũ Nương còn thể hiện niềm
cảm thông trước nỗi vất vả, gian lao mà chồng phải chịu đựng và nói lên nỗi
khắc khoải nhớ nhung của mình: “Nhìn trăng soi... bay bổng”
+ Khi xa chồng, Vũ Nương là người vợ thuỷ chung, yêu chồng tha thiết,
nỗi buồn nhớ dài theo năm tháng.
+ Khi bị chồng nghi oan, nàng đã phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng
mình. Nàng còn nói đến thân phận mình và nghĩa tình vợ chồng để khẳng
định tấm lòng thuỷ chung trong trắng, cầu xin chồng đừng nghi oan, nghĩa là
đã hết lòng tìm cách hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ.
Nàng nhảy xuống sông Hoàng Giang tự tử để tỏ rõ là người phụ nữ “đoan
trang giữ tiết, trinh bạch gìn son”, mãi mãi soi tỏ với đời “vào nước xin làm
ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mì”. Ở dưới thuỷ cung, tuy Vũ
Nương có oán trách Trương Sinh, nhưng nàng vẫn thương nhớ chồng con,
quê hương và khao khát được trả lại danh dự: “Có lẽ không thể ... tìm về có

ngày”.
- Người mẹ hiền, dâu thảo
0,75
+ Vũ Nương là người phụ nữ đảm đang và giàu tình thương mến. Chồng
ra trận mới được một tuần, nàng đã sinh con. Mẹ chồng già yếu, ốm đau,
nàng “hết sức thuốc thang”, “ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”. Vừa phụng
dưỡng mẹ già, vừa chăm sóc nuôi dạy con thơ. Lúc mẹ chồng qua đời, nàng
đã “hết lời thương xót”, việc ma chay tế lễ được lo liệu, tổ chức rất chu đáo.
+ Lời của người mẹ chồng trước lúc chết chính là lời ghi nhận công ơn của
nàng với gia đình nhà chồng: “Sau này... chẳng phụ mẹ”. Đó là cách đánh giá
thật xác đáng và khách quan. Xưa nay cũng hiếm có lời xác nhận tốt đẹp của
mẹ chồng đối với nàng dâu. Điều đó chứng tỏ Vũ Nương là một nhân vật có
phẩm hạnh hoàn hảo, trọng đạo nghĩa làm vợ, làm dâu và làm mẹ. Tác giả
khẳng định một lần nữa trong lời kể: “Nàng hết lời ... cha mẹ đẻ mình”.
- Người phụ nữ lý tưởng trong xã hội phong kiến
0,25
Qua hình tượng Vũ Nương, người đọc thấy trong Vũ Nương cùng xuất
hiện ba con người tốt đẹp: nàng dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang chung
thủy, người mẹ hiền đôn hậu. Ở nàng, mọi cái đều sáng tỏ và hoàn hảo đến
/>
6


“Tuyển tập 20 đề tuyển sinh vào 10 THPT môn Ngữ văn (2007 đến 2017) kèm hướng dẫn chấm”

mức tuyệt vời. Đó là hình ảnh người phụ nữ lý tưởng trong xã hội phong kiến
ngày xưa.
c) Đánh giá
0,5
- Bi kịch của Vũ Nương là một lời tố cáo xã hội phong kiến xem trọng

quyền uy của những kẻ giàu có và những người đàn ông trong gia đình.
Những người phụ nữ đức hạnh ở đây không được bênh vực, chở che mà còn
bị đối xử bất công, vô lí. Những vẻ đẹp của Vũ Nương rất tiêu biểu cho người
phụ nữ Việt Nam từ xưa đến nay. Thể hiện niềm cảm thương đối với số phận
oan nghiệt của Vũ Nương và khẳng định vẻ đẹp truyền thống của nàng, tác
phẩm đã thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.
- Liên hệ so sánh với những tác phẩm viết về nỗi bất hạnh của người phụ
nữ và ca ngợi vẻ đẹp của họ: Văn học dân gian, “Truyện Kiều” – Nguyễn Du,
thơ Hồ Xuân Hương, “Chinh phụ ngâm” – Đoàn Thị Điểm, “Cung oán ngâm
khúc” – Nguyễn Gia Thiều...
* Lưu ý câu 4
- Hành văn lưu loát, có dẫn chứng cụ thể, biết phân tích đánh giá, không mắc
lỗi diễn đạt mới cho điểm tối đa mỗi ý.
- Nếu mắc từ 5 lỗi diễn đạt trở lên trừ từ 0,25 đến 0,5 điểm
* Lưu ý chung:
- Sau khi chấm điểm từng câu, giám khảo cân nhắc để cho điểm toàn bài một
cách hợp lý, đảm bảo đánh giá đúng trình độ học sinh
- Điểm toàn bài lẻ đến 0,25 điểm, không làm tròn.
--------------------------------------------Hết--------------------------------------------

/>
7


“Tuyển tập 20 đề tuyển sinh vào 10 THPT môn Ngữ văn (2007 đến 2017) kèm hướng dẫn chấm”

.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NAM ĐỊNH
ĐỀ CHÍNH THỨC


ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG
NĂM HỌC 2007 – 2008
Môn thi : NGỮ VĂN (đề chung)
Thời gian: 150 phút, không kể thời gian giao đề.

Câu 1 (1,5 điểm)
a) Đặt tên trường từ vựng cho dãy từ: bút máy, bút bi, bút chì, bút mực.
b) Tìm trường từ vựng “trường học”.
Câu 2 (1,0 điểm)
Chỉ ra các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn trong văn bản sau:
“Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục
đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà.
Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân phong
kiến. Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến
bộ hơn nữa”.
(Hồ Chí Minh, Về vấn đề giáo dục – Ngữ văn lớp 9, tập II, trang 49, 50)
Câu 3 (2,5 điểm)
a) Ghi lại theo trí nhớ các câu thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa trong
bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.
b) Trong những câu thơ đó, em thích nhất câu nào? Nêu rõ cái hay của câu thơ ấy.
Câu 4 (5,0 điểm)
Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê
Minh Khuê.
(Phần trích đoạn đã được học trong Ngữ văn lớp 9, tập II)
-----------------------------------HƯỚNG DẪN CHẤM
(Đề tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Lê Hồng Phong môn Ngữ văn (đề chung) –
Tỉnh Nam Định năm học 2007- 2008).
Yêu cầu

Điểm
Câu 1: Đặt tên và tìm trường từ vựng
1,5
a) Đặt tên trường từ vựng cho dãy từ
0,5
- Đặt tên chính xác: “bút viết” (cho 0,5 điểm)
- Chỉ đặt tên: bút, dụng cụ cầm để viết…(cho 0,25 điểm)
b) Tìm trường từ vựng “trường học”
1,0
- Tìm trường từ vựng “trường học”: giáo viên, học sinh, cán bộ, phụ
huynh, lớp học, sân chơi, bãi tập, thư viện…
- Nêu đúng: 2 từ cho 0,25 điểm; 3 từ cho 0,5 điểm; 4 từ cho 0,75 điểm; 5
từ trở lên cho 1 điểm
/>
8


“Tuyển tập 20 đề tuyển sinh vào 10 THPT môn Ngữ văn (2007 đến 2017) kèm hướng dẫn chấm”

Câu 2: Phép liên kết câu và liên kết đoạn văn.
- Chỉ rõ hai câu văn đầu lặp lại cụm từ “trường học của chúng ta” hai lần
(lặp; liên kết câu) cho 0,5 điểm. Nếu chỉ nêu lặp lại từ “trường học” cho 0,25
điểm.
Chỉ rõ “như thế” thay thế cho câu cuối ở đoạn trước (thế; liên kết đoạn
văn) cho 0,5 điểm.
Câu 3: Ghi các câu thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá trong bài
“Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận và thích nhất câu nào.
a) Các câu thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa
- Ghi các câu thơ: 1. Sóng đã cài then, đêm sập cửa; 2. Đến dệt lưới ta,
đoàn cá ơi! 3. Ra đậu dặm xa dò bụng biển; 4. Đêm thở: sao lùa nước Hạ

Long; 5. Ta hát bài ca gọi cá vào; 6. Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời; 7.
Mặt trời đội biển nhô màu mới v.v…
- Cách cho điểm: Ghi chính xác 1 câu cho 0,25 điểm; 2 câu cho 0,5 điểm;
3 câu cho 0,75 điểm; 4 câu cho 1,0 điểm; 5 câu cho 1,25 điểm; từ 6 câu trở
lên cho 1,5 điểm.
* Ghi chú:
+ Ghi sai 1 chữ không cho điểm và cũng không trừ điểm
+ Chép không chọn lọc theo yêu cầu (cả đoạn, cả bài…) không cho điểm
b) Thích nhất câu nào và nêu cái hay của câu thơ
- Chọn câu thơ thích nhất (sử dụng biện pháp nhân hóa trong bài “Đoàn
thuyền đánh cá”) vì câu thơ đã nêu được cái hay về nội dung và nghệ thuật.
- Câu thơ thích nhất có thể miêu tả một trong 3 cảnh (ra khơi,
đánh cá và trở về); câu thơ có thể đã miêu tả bức tranh thiên nhiên trong
sự hài hoà với hình ảnh con người lao động tiêu biểu. Câu thơ ấy có thể rất
giàu sức liên tưởng, kỳ vĩ sống động; hiện thực và lãng mạn…
Câu 4: Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện “Những ngôi sao xa
xôi” của Lê Minh Khuê (trích đoạn đã học).
Đây là kiểu bài phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự. Học sinh có thể
chọn bố cục bài viết một cách sáng tạo khác nhau (phân tích theo trình tự diễn
biến truyện để phát hiện về ngoại hình và đặc điểm tính cách của nhân vật…),
nhưng việc phân tích phải hướng vào yêu cầu của đề.
a) Giới thiệu vài nét về tác giả và truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”.
- Lê Minh Khuê thuộc thế hệ nhà văn bắt đầu sáng tác trong thời kỳ kháng
chiến chống Mỹ. Những tác phẩm đầu tay của cây bút nữ này ra mắt vào đầu
những năm 70 của thế kỷ XX, đều viết về cuộc sống chiến đấu của thanh niên
xung phong và bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn.
- Truyện “Những ngôi sao xa xôi” là tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê,
viết năm 1971. Văn bản đưa vào SGK có lược bớt một số đoạn.
b) Ngoại hình và đặc điểm tính cách.
b.1. Ngoại hình

/>
1,0

2,5
1,5

1,0

5,0

0,5

3,5
0,5
9


“Tuyển tập 20 đề tuyển sinh vào 10 THPT môn Ngữ văn (2007 đến 2017) kèm hướng dẫn chấm”

- Một cô gái trẻ trung, xinh đẹp: Cũng như các cô gái mới lớn, Phương
Định là người nhạy cảm và luôn quan tâm đến hình thức của mình. Cô tự
đánh giá: “Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái
khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao,kiêu hãnh như đài hoa
loa kèn. Còn mắt tôi thì các lái xe bảo: Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”
- Vẻ đẹp của cô đã hấp dẫn bao chàng trai: “Không hiểu sao các anh pháo
thủ và lái xe hay hỏi thăm tôi. Hỏi thăm hoặc viết những thư dài gửi đường
dây, làm như ở cách xa nhau hàng nghìn cây số, mặc dù có thể chào nhau
hằng ngày”. Điều đó làm cô thấy vui và tự hào, nhưng chưa dành riêng tình
cảm cho một ai.
b.2. Đặc điểm tính cách.

* Vượt lên khó khăn nguy hiểm, dũng cảm ngoan cường và bình tĩnh ung
dung.
- Chị cùng với hai cô gái khác là Thao và Nho phải sống và chiến đấu trên
một cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Chị
phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày, phơi mình ra giữa vùng trọng điểm
đánh phá máy bay địch. Sau mỗi trận bom, chị cũng như đồng đội của mình
phải lao ra trọng điểm, đo và ước tính khối lượng đất đá bị bom địch đào xới,
đếm những quả bom chưa nổ và dùng những khối thuốc nổ đặt vào cạnh nó
để phá. Đó là công việc mạo hiểm với cái chết luôn căng thẳng thần kinh, đòi
hỏi sự dũng cảm và bình tĩnh lạ thường. Với Phương Định và đồng đội của
cô, những công việc ấy đã trở thành thường ngày: “ Có ở đâu như thế này
không…chạy về hang”.
- Mặc dù đã quen công việc nguy hiểm này, thậm chí một ngày có thể phải
phá tới năm quả bom, nhưng mỗi lần vẫn là một thử thách với thần kinh cho
đến từng cảm giác. Từ khung cảnh và không khí chứa đầy căng thẳng đến
cảm giác là “các anh cao xạ” ở trên kia đang dõi theo từng động tác, cử chỉ
của mình, để lòng dũng cảm ở cô như được kích thích bởi sự tự trọng: “Tôi
đến gần quả bom… đàng hoàng mà bước tới” ở bên quả bom, kề sát với cái
chết im lìm mà bất ngờ, từng cảm giác của con người như cũng trở nên sắc
nhọn hơn: “Thỉnh thoảng lưỡi xẻng…dấu hiệu chẳng lành”.
- Có lúc chị nghĩ đến cái chết nhưng chỉ “mờ nhạt” còn ý nghĩ cháy bỏng
là “liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm thế nào để châm mìn lần
thứ hai?”. Mục đích hoàn thành nhiệm vụ luôn được chị đặt lên trên hết.
* Tâm hồn trong sáng
- Giàu tình cảm với đồng chí đồng đội quê hương
+ Giống như hai người đồng đội trong tổ trinh sát, Phương Định yêu mến
những người đồng đội trong tổ và cả đơn vị của mình. Đặc biệt cô dành tình
yêu và niềm cảm phục cho tất cả những người chiến sĩ mà hằng đêm cô gặp
trên trọng điểm của con đường vào mặt trận. Chị đã lo lắng, sốt ruột khi đồng
đội lên cao điểm chưa về. Chị yêu thương gắn bó với bạn bè nên đã có những

/>
3,0
1,5

0,5

0,5

1,5
1,0
0,75

10


“Tuyển tập 20 đề tuyển sinh vào 10 THPT môn Ngữ văn (2007 đến 2017) kèm hướng dẫn chấm”

nhận xét tốt đẹp về Nho và phát hiện ra vẻ đẹp dễ thương “nhẹ, mát như một
que kem trắng” của bạn. Chị hiểu sâu sắc những sở thích và tâm trạng của chị
Thao.
+ Phương Định là con gái vào chiến trường nên cũng có một thời học sinh 0,25
hồn nhiên, vô tư bên người mẹ với một căn buồng nhỏ ở một đường phố yên
tĩnh trong những ngày thanh bình trước chiến tranh ở thành phố của mình.
Những kỷ niệm ấy luôn sống lại trong cô ngay giữa chiến trường dữ dội. Nó
là niềm khao khát làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt
của chiến trường.
- Lạc quan yêu đời: Vào chiến trường đã ba năm, làm quen với những thử
0,5
thách nguy hiểm, giáp mặt hàng ngày với cái chết, nhưng ở cô cũng như
những đồng đội, không mất đi sự hồn nhiên trong sáng và những mơ ước về

tương lai: “Tôi mê hát… thích nhiều”.
c) Đánh giá:
1,0
* Khái quát ý nghĩa:
0,5
- Phương Định là cô thanh niên xung phong trên tuyến đường huyết mạch
Trường Sơn những ngày kháng chiến chống Mỹ. Qua nhân vật, chúng ta hiểu
hơn thế hệ trẻ Việt Nam những năm tháng hào hùng ấy.
- Đó là những con người trong thơ Tố Hữu (Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu
nước – Mà lòng phơi phới dậy tương lai), thơ Chính Hữu (Có những ngày vui
sao cả nước lên đường – Xao xuyến bờ tre từng hồi trống giục), Phạm Tiến
Duật (Bài thơ về tiểu đội xe không kính)...
*Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
- Nghệ thuật nổi bật:
+ Miêu tả chân thực và sinh động tâm lý nhân vật.
+ Truyện được trần thuật từ ngôi thứ nhất (nhân vật chính Phương Định)
đã tạo thuận lợi để tác giả tập trung miêu tả thế giới nội tâm nhân vật.
+ Ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật kể chuyện.
- Nguyên nhân thành công: Phải là người trong cuộc và gắn bó yêu
thương…mới có thể tả được chân thực, sinh động như vậy.
*Lưu ý chung :
- Sau khi chấm điểm từng câu, giám khảo cân nhắc để cho điểm toàn bài một cách
hợp lý, đảm bảo đánh giá đúng trình độ học sinh.
- Điểm toàn bài lẻ đến 0,25 điểm, không làm tròn.
--------------------------------------------Hết-------------------------------------------------

/>
11



“Tuyển tập 20 đề tuyển sinh vào 10 THPT môn Ngữ văn (2007 đến 2017) kèm hướng dẫn chấm”

.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NAM ĐỊNH
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG
NĂM HỌC: 2007 – 2008
Môn thi : NGỮ VĂN (đề chuyên)
Thời gian: 150 phút, không kể thời gian giao đề.

Câu 1 (2,0 điểm)
Giữa Văn học dân gian và Văn học viết, bên cạnh những nét riêng về: thời gian ra
đời, phương thức lưu truyền, tác giả..., vẫn có những điểm chung. Những điểm
chung đó là gì? Cho ví dụ minh hoạ.
Câu 2 (3,0 điểm)
Trong truyện Làng của nhà văn Kim Lân có đoạn:
“... Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì đích là
người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra
những chuyện ấy làm gì. Chao ôi ! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian ! Rồi đây biết
làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái
nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước...
Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ
cái cơ sự này chưa? ...
(SGK Ngữ văn 9 tập 1, trang 166)
1. Đoạn văn trên thể hiện nội dung gì?
2. Nội dung ấy được biểu đạt bằng hình thức nghệ thuật như thế nào?
Câu 3 (5,0 điểm)

Có ý kiến cho rằng: Bài thơ “Nói với con”, bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu sức
gợi cảm, qua lời nhắn nhủ thiết tha với con, nhà thơ Y Phương đã thể hiện tình cảm
gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và
dân tộc mình.
Phân tích bài thơ để làm nổi bật sức hấp dẫn của nội dung đó.
---------------------------------------

/>
12


“Tuyển tập 20 đề tuyển sinh vào 10 THPT môn Ngữ văn (2007 đến 2017) kèm hướng dẫn chấm”

HƯỚNG DẪN CHẤM
(Đề tuyển sinh vào lớp10 THPT chuyên Lê Hồng Phong-Nam Định
năm học 2007–2008)
Mục đích - Yêu cầu
Câu 1:
* Mục đích: Kiểm tra kiến thức về hai bộ phận văn học dân gian và văn
học viết, qua đó rèn kỹ năng tổng hợp vấn đề, bước đầu giúp học sinh nắm
được một vấn đề lý luận: đặc trưng văn học.
* Yêu cầu:
1) Học sinh cần nêu ra nét chung giữa văn học dân gian và văn học viết
như sau:
- Về nội dung: Văn học dân gian và văn học viết đều lấy cuộc sống con
người làm nội dung phản ánh, trong đó đặc biệt chú ý thể hiện tư tưởng, tình
cảm, ước khát vọng của con người.
- Về hình thức: Văn học dân gian và văn học viết đều sử dụng ngôn từ
nghệ thuật làm phương tiện và hình tượng làm phương thức phản ánh đời
sống.

2) Nêu đúng hai dẫn chứng về văn học dân gian và văn học viết.
Chỉ ra được một cách ngắn gọn hai điểm chung đã nêu ở trên thể hiện qua
hai dẫn chứng.
Câu 2:
* Mục đích: Kiểm tra kỹ năng đọc hiểu văn bản, qua đó hình thành ở học
sinh kỹ năng nghị luận văn xuôi.
* Yêu cầu: Học sinh biết phát hiện những vấn đề nội dung và hình thức
nghệ thuật của đoạn văn, trình bày mạch lạc, diễn đạt trôi chảy. Cụ thể:
1) Nội dung: Đoạn văn tập trung thể hiện diễn biến tâm trạng đau đớn của
nhân vật ông Hai khi nghe tin đồn làng chợ Dầu của ông theo giặc. Qua đó,
nhà văn khắc sâu thêm vẻ đẹp tình yêu làng, yêu nước của nhân vật nói riêng,
của người nông dân Việt Nam nói chung trong kháng chiến chống Pháp.
2) Nghệ thuật: Nghệ thuật nổi bật, bao trùm đoạn văn là nghệ thuật miêu
tả tâm lí nhân vật.
Để thể hiện tâm lí nhân vật một cách chân thực, sinh động. Kim Lân đã sử
dụng những phương diện hình thức sau:
a) Miêu tả tinh tế các trạng thái tinh thần của nhân vật ông Hai:
- Nghi ngại, băn khoăn (Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được?).
- Đớn đau khẳng định khi có bằng cớ rõ ràng (Mà thằng chánh Bệu thì
đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta
hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì.)
- Xót xa tủi nhục (Chao ôi ! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian ! Rồi đây
biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy.
/>
Điểm
2,0

0,5

0,5


0,5
0,5
3,0

1,0

0,5
0,5

13


“Tuyển tập 20 đề tuyển sinh vào 10 THPT môn Ngữ văn (2007 đến 2017) kèm hướng dẫn chấm”

Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống
Việt gian bán nước).
- Xót xa lo lắng cho mình và cho những người đồng hương, đồng cảnh
ngộ (Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa,
không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa? ...)
b) Câu văn ngắn, nhiều câu nghi vấn (4 câu) câu cảm thán (2 câu), dấu
chấm lửng... thể hiện tâm trạng ngổn ngang, rối bời của nhân vật khi nhận tin 0,5
dữ.
c) Ngôn ngữ: Giản dị, mộc mạc, gần khẩu ngữ (nảy ra cái tin, mà, thì
đích là, không có lửa làm sao có khói, ai người ta, hơi đâu bịa tạc, buôn bán
0,5
mấy, suốt cả cái nước Việt Nam này, lại còn, cái cơ sự...) cùng với điệp từ ai
người ta, người ta, đã giúp Kim Lân thể hiện chân thực, sinh động và cảm
động vẻ đẹp mộc mạc mà đằm thắm, tha thiết của người nông dân Việt Nam
trong kháng chiến chống Pháp, góp phần mang lại sức hấp dẫn cho đoạn văn

nói riêng và tác phẩm nói chung.
Câu 3:
5,0
* Mục đích: Kiểm tra các năng lực: Cảm thụ và phân tích thơ, dùng từ,
diễn đạt, khái quát vấn đề qua một bài nghị luận cụ thể, trọn vẹn
* Yêu cầu:
- Về kiến thức: HS hiểu bài thơ, biết phân tích làm nổi rõ định hướng.
- Về kỹ năng: HS phải biết bám sát văn bản ngôn từ, biết phát hiện và
thẩm bình các yếu tố nghệ thuật, tránh sa vào tình trạng diễn xuôi ý thơ.
I- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nội dung nghị luận (định hướng ở đề bài) 0,25
II- Phân tích:
Từ những định hướng đã nêu trong đề bài, HS cần tập trung phân tích làm
nổi bật các ý cơ bản:
1) Gia đình ấm cúng, quê hương thơ mộng nghĩa tình – cội nguồn sinh
dưỡng của con (Phân tích đoạn I của bài thơ)
- Con lớn lên trong tình yêu thương, trong sự nâng đón và mong chờ của
0,5
cha mẹ. Phân tích 4 câu đầu để thấy: từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười
của con đều được cha mẹ chăm chút, mừng vui đón nhận. Chú ý phân tích
nghệ thuật điệp cấu trúc, nghệ thuật sử dụng những hình ảnh cụ thể đã giúp
nhà thơ tái hiện không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt.
- Con trưởng thành trong cuộc sống lao động, thiên nhiên thơ mộng của
0,5
quê hương. Phân tích 3 câu tiếp để thấy cuộc sống lao động cần cù, tươi vui,
thơ mộng của người đồng mình được gợi lên qua những hình ảnh đẹp. Chú ý
phân tích những hình ảnh: nan hoa, câu hát, động từ cài, ken vừa cụ thể, vừa
nói lên sự gắn bó quấn quýt, giọng thơ tha thiết yêu thương, tự hào Người
đồng mình yêu lắm con ơi.
/>
14



“Tuyển tập 20 đề tuyển sinh vào 10 THPT môn Ngữ văn (2007 đến 2017) kèm hướng dẫn chấm”

- Thiên nhiên thơ mộng, nghĩa tình cho con tâm hồn, lối sống (Rừng cho
hoa, Con đường cho những tấm lòng). Chú ý phân tích hình ảnh vừa cụ thể
vừa biểu tượng hoa, tấm lòng; điệp từ cho thể hiện vẻ đẹp thiên nhiên hào
phóng mà yêu thương của rừng núi quê hương đối với con người.
Từ đó, làm nổi bật nhắn nhủ của người cha; mong con biết nâng niu trân
trọng những giá trị gia đình, quê hương, dân tộc mình.
2) Ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và
dân tộc, mong con kế thừa xứng đáng truyền thống ấy (Phân tích đoạn II
của bài thơ).
a) Ca ngợi người đồng mình sống vất vả mà mạnh mẽ, khoáng đạt, bền bỉ,
gắn bó với quê hương dẫu quê hương còn cực nhọc, đói nghèo. Từ đó cha
mong con sống nghĩa tình, chung thủy với quê hương, nguồn cội, biết chấp
nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng nghị lực, niềm tin. Phân tích đoạn
thơ từ Người đồng mình....cực nhọc. Học sinh trong khi làm rõ nội dung trên
phải biết bám sát các yếu tố: giọng thiết tha trìu mến thể hiện ở lời gọi mang
ngữ điệu cảm thán Người đồng mình thương lắm con ơi thấm đượm niềm tự
hào về quê hương và tha thiết yêu con: cách sử dụng những hình ảnh vừa cụ
thể vừa giàu ý nghĩa biểu tượng kết hợp với điệp cấu trúc, so sánh Sống trên
đá không chê đá gập ghềnh- Sống trong thung không chê thung nghèo đóiSống như sông như suối- Lên thác xuống ghềnh- Không lo cực nhọc...thể
hiện chân dung tâm hồn con người xứ sở và tình cảm của người cha.
b) Ca ngợi người đồng mình mộc mạc, hồn nhiên nhưng giàu niềm tin và
chí khí. Họ có thể thô sơ da thịt nhưng không nhỏ bé về tâm hồn, ý chí và
mong ước xây dựng quê hương (ở đoạn thơ trên, nhà thơ đã từng khẳng định
diện tâm hồn của người đồng mình: Cao đo nỗi buồn – Xa nuôi chí lớn).
Chính những người như thế, bằng lao động cần cù, nhẫn nại đã làm nên quê
hương với truyền thống, phong tục. Từ đó, cha mong con biết tự hào với

truyền thống quê hương, dặn dò con biết tự tin vững bước trên mỗi chặng
đường đời. Phân tích đoạn thơ từ Người đồng mình thô sơ da thịt...Nghe con
để làm sáng tỏ nội dung trên. Tương tự như đoạn trên, học sinh phải chú ý
khai thác các yếu tố nghệ thuật để đến với vẻ đẹp nội dung: giọng thiết tha
trìu mến thể hiện ở lời tâm tình dặn dò Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con; Con
ơi; Nghe con; cách xây dựng những hình ảnh cụ thể mà khái quát, mộc mạc
mà giàu chất thơ, rất tiêu biểu cho cách tư duy giầu hình ảnh của con người
miền núi.
III- Đánh giá:
1) Qua lời nhắn nhủ tâm tình thiết tha, thấm thía của người cha, ta đến
được với tình yêu thương con, tình yêu gia đình, yêu quê hương rộng lớn,
chân thành của Y Phương.
2) Những điều nhà thơ nhắn nhủ tới con về tình gia đình, tình quê hương
/>
0,5

1,0

1,0

1,0

15


“Tuyển tập 20 đề tuyển sinh vào 10 THPT môn Ngữ văn (2007 đến 2017) kèm hướng dẫn chấm”

suy cho cùng là lời nhắn nhủ và ước mong con có lẽ sống cao đẹp. Đó là
những điều vừa gần gũi vừa thiêng liêng, có ý nghĩa với muôn người ở muôn
đời.

IV- Khái quát giá trị, ý nghĩa bài thơ:
Tình cảm gia đình nói chung, tình cha con nói riêng là nguồn cảm hứng
quen thuộc trong văn học (học sinh nên biết liên hệ so sánh mở rộng với tác
phẩm cùng đề tài, cảm hứng để thấy nét riêng của bài thơ này). Bài thơ của Y
Phương với giọng thiết tha thấm thía, thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ
và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi đã góp phần
làm phong phú thêm cho những tác phẩm cùng đề tài, cảm hứng; góp phần
làm tươi mới những điều tưởng chừng đã cũ, đã quen.

0,25

Cách cho điểm câu 3:
-Từ 4-5 điểm: Tùy mức độ, hiểu bài thơ, biết cách phân tích thơ, làm chủ được bài
viết, văn mạch lạc, có cảm xúc, đáp ứng được các yêu cầu nêu trên.
- Từ 3- dưới 4 điểm: Tùy mức độ, hiểu bài thơ, biết cách phân tích thơ, tuy chưa
đáp ứng thật đầy đủ các yêu cầu trên nhưng tỏ ra có năng lực cảm thụ, phân tích văn
học.
- Từ 2- dưới 3 điểm: Tùy mức độ, nắm được bài thơ nhưng khả năng phân tích, so
sánh liên tưởng, khái quát vấn đề còn hạn chế, diễn đạt được.
- Từ 1- dưới 2 điểm: Tuỳ mức độ, chủ yếu thuật dựng hình ảnh thơ, diễn đạt còn
vụng về, còn mắc lỗi chính tả nhưng không trầm trọng.
- Điểm dưới 1: Chưa nắm được bài thơ, nói chung chung, kỹ năng phân tích diễn
đạt yếu.
- Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc có viết nhưng sai lạc hoàn toàn yêu cầu đề.
Lưu ý chung: Sau khi chấm điểm từng câu, giám khảo nên cân nhắc để cho điểm
toàn bài một cách hợp lý, đảm bảo đánh giá đúng trình độ của học sinh. Điểm toàn
bài lẻ đến 0,25 điểm, không làm tròn.
--------------------------------------------Hết-------------------------------------------------

/>

16


“Tuyển tập 20 đề tuyển sinh vào 10 THPT môn Ngữ văn (2007 đến 2017) kèm hướng dẫn chấm”

.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỪA THIÊN HUẾ
ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
THÀNH PHỐ HUẾ NĂM HỌC: 2007 – 2008
Môn thi : NGỮ VĂN
Khóa ngày: 12-07-2007
Thời gian: 120 phút, không kể thời gian giao đề.

Câu 1: (2 điểm)
1.1 Hãy kể tên các kiểu văn bản trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở.
1.2 Ở lớp 9, em đã học các văn bản nghị luận nào? (Nêu tên văn bản và tác giả)
Câu 2: (3 điểm)
Cho đoạn văn sau:
“ Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như
nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (...). Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức
dậy, âu yếm đón lấy nhữ iọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn
tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn
lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái
ngọt.”
( Tiếng mưa - Nguyễn Thị Thu Trang)
2.1 Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của các biện pháp tu từ từ vựng được dùng
trong đoạn văn trên.

2.2 Chỉ rõ tính liên kết của đoạn văn.
Câu 3: (5 điểm)
3.1 Tóm tắt đoạn trích truyện ngắn “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng) trong
sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9 bằng một đoạn văn dài không quá mười hai dòng giấy
thi.
3.2 Phân tích tình cảm cha con của ông Sáu và bé Thu.
Từ câu chuyện, em rút ra được cho mình bài học gì?
--------------------------------------------------------

HƯỚNG DẪN CHẤM
(Đề tuyển sinh lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Thành phố Huế năm học 2007-2008)
Câu 1: (2 điểm)
1.1 Kể tên các kiểu văn bản trong chương trình Ngữ văn THCS: (1,0 điểm)
- Văn bản tự sự
- Văn bản miêu tả
- Văn bản biểu cảm
/>
17


“Tuyển tập 20 đề tuyển sinh vào 10 THPT môn Ngữ văn (2007 đến 2017) kèm hướng dẫn chấm”

- Văn bản thuyết minh
- Văn bản nghị luận
- Văn bản điều hành (hành chính - công vụ)
* Cho điểm:
+ HS kể đủ 6 kiểu văn bản : 1 điểm
+ HS kể 4-5 kiểu văn bản : 0,75 điểm
+ HS kể 3 kiểu văn bản : 0,5 điểm
+ HS kể 1-2 kiểu văn bản : 0,25 điểm

1.2 Nêu tên các văn bản nghị luận đã học ở lớp 9 (có tên tác giả): (1,0 điểm)
- Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm)
- Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi)
- Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới (Vũ Khoan)
- Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten (Hi-pô-lit Ten)
* Cho điểm: Tính điểm riêng cho tên văn bản (0,5 điểm) và tên tác giả (0,5 điểm);
không tính điểm nếu gán nhầm lẫn tên tác giả cho văn bản :
+ HS nêu đúng 4 tên : 0,5 điểm
+ HS nêu đúng 1-3 tên : 0,25 điểm
Câu 2: (3 điểm)
2.1 Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của các biện pháp tu từ từ vựng: (1,5 đ)
- Phép nhân hóa (0,25 điểm) làm cho các yếu tố thiên nhiên (mưa, đất trời, cây cỏ)
(0,25 điểm) trở nên có sinh khí, có tâm hồn.(0,25 điểm)
- Phép so sánh (0,25 điểm ) làm cho chi tiết, hình ảnh (những hạt mưa) (0,25 điểm)
trở nên cụ thể, gợi cảm.(0,25 điểm)
2.2 Chỉ rõ tính liên kết của đoạn văn:
(1,5 điểm)
- Liên kết nội dung:(0,75 điểm)
+ Các câu trong đoạn cùng phục vụ chủ đề của đoạn (0,25 điểm) là: miêu tả mưa
mùa xuân và sự hồi sinh của đất trời. (0,25 điểm)
+ Các câu trong đoạn được sắp xếp theo một trình tự hợp lý. (0,25 điểm)
- Liên kết hình thức: (0,75 điểm)
+ Phép lặp: mưa mùa xuân, mưa, mặt đất
+ Phép đồng nghĩa, liên tưởng: mưa, hạt mưa, giọt mưa; mặt đất, đất trời; cây cỏ,
cây, nhánh lá mầm non, hoa thơm trái ngọt
+ Phép thế: cây cỏ - chúng
+ Phép nối: và
* Cho điểm:
+ HS xác định đúng, có dẫn chứng 4 phép liên kết : 0,75 điểm
+ HS xác định đúng, có dẫn chứng 2-3 phép liên kết : 0,5 điểm

+ HS xác định đúng, có dẫn chứng 1 phép liên kết : 0,25 điểm
Câu 3: (5 điểm)
/>
18


“Tuyển tập 20 đề tuyển sinh vào 10 THPT môn Ngữ văn (2007 đến 2017) kèm hướng dẫn chấm”

3.1.Tóm tắt đoạn trích truyện ngắn “Chiếc lược ngà”(Nguyễn Quang Sáng) (1đ)
- Hình thức: Đoạn văn dài không quá 12 dòng giấy thi. (0,25 điểm)
- Nội dung: Nêu được cốt truyện, nhân vật và các tình tiết chính (0,75 điểm)
3.2. Phân tích tình cảm cha con của ông Sáu và bé Thu, từ đó rút ra bài học:(4đ)
*Yêu cầu về kỹ năng:
- Bài làm có đủ ba phần: Mở - Thân - Kết.
- Bài làm thể hiện kỹ năng nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học.
- Bố cục chặt chẽ; luận điểm mạch lạc, lý lẽ xác đáng, dẫn chứng chính xác, chọn
lọc; suy nghĩ chân thành; diễn đạt trôi chảy, bài sạch sẽ, chữ rõ ràng.
*Yêu cầu về kiến thức:
a) Phân tích tình cảm cha con của ông Sáu và bé Thu: (3,5 điểm)
- Có thể phân tích vấn đề theo hai nhân vật chính (Ông Sáu và bé Thu).
- Cũng có thể phân tích theo hai tình huống truyện (Cuộc gặp gỡ sau 8 năm xa
cách của hai cha con và sự kiện ông Sáu làm chiếc lược ngà ở khu căn cứ).
- Sau đây là các ý trọng tâm cần làm rõ:
+ Sự bộc lộ tình cảm mạnh mẽ, nồng nhiệt của bé Thu đối với cha, mặc dù trước đó
em cố tình xa cách, cứng đầu, ương ngạnh.(1,25 điểm )
+ Sự thể hiện tình cảm sâu sắc, thiết tha của ông Sáu đối với con, đặc biệt qua kỷ
vật “chiếc lược ngà”- biểu hiện của tình cha con cao đẹp.(1,75 điểm)
+ Để diễn tả tình cha con sâu nặng, xúc động, thiêng liêng trong hoàn cảnh éo le
của chiến tranh, Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng thành công: tình huống truyện bất
ngờ, hợp lý; hệ thống nhân vật chân thực, tự nhiên; ngôn ngữ tác phẩm đặc sắc, đậm

chất Nam bộ.(0,5 điểm)
b) Bài học rút ra từ câu chuyện: (0,5 điểm)
Học sinh có thể nêu nhiều bài học khác nhau, trong đó các ý cơ bản là:
+ Tình cảm cha con nói riêng, tình cảm gia đình nói chung là tình cảm quý báu,
mỗi người cần biết trân trọng, giữ gìn, phát huy.
+ Con người phải sống và làm việc sao cho xứng đáng với các tình cảm cao quý
đó.
+ Đây cũng là truyền thống đạo lý của dân tộc, cần kế thừa và gìn giữ.
...
* Chú ý: - Giám khảo cho điểm các ý về yêu cầu nội dung kiến thức trên cơ sở gắn
liền với yêu cầu về kỹ năng.
- Trong phần“Phân tích tình cảm cha con...”, giám khảo không cho quá 0,5 điểm
nếu học sinh sa vào kể chuyện.
--------------------------------------------Hết-------------------------------------------------

/>
19


“Tuyển tập 20 đề tuyển sinh vào 10 THPT môn Ngữ văn (2007 đến 2017) kèm hướng dẫn chấm”

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỒNG NAI
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2009 – 2010
Môn thi : NGỮ VĂN
Khóa ngày 01,02 – 7 - 2009
Thời gian: 120 phút, không kể thời gian giao đề.


Câu 1: ( 2 điểm)
Em hãy phát hiện và nêu hiệu qủa nghệ thuật của phép tu từ trong đoạn thơ sau:
Trâu nằm hòng mát trưa hè.
Rung rinh bóng nắng bờ tre đầu làng.
Miệng nhai , đôi mắt mơ màng.
Như nhai cả sợi nắng vàng đồng quê.
( Thanh Thản)
Câu 2: ( 3 điểm)
Một người đi du lịch nhiều nơi, khi trở về đã khẳng định với người thân:
Không nơi nào đẹp bằng quê hương !
Em hãy viết một văn bản ( 20 - 25 câu) , nêu những suy nghĩ, cảm nhận
của mình về ý kiến trên.
Câu 3: ( 5 điểm)
Phân tích vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ qua tác phẩm: Chuyện người
con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
------------------- Hết -----------------

GỢI Ý LÀM BÀI
(Đề tuyển sinh môn Ngữ văn vào lớp 10 THPT – Đồng Nai năm học 2009–2010)
Câu 1 (2 điểm):
Học sinh phát hiện và nêu hiệu qủa nghệ thuật của phép tu từ trong đoạn thơ :
-Nhân hoá: Trâu nằm hóng mát , đôi mắt mơ màng.
+ Tả về con trâu bằng những từ ngữ vốn để tả con người làm cho thế giới loài vật
trở nên gần gủi với con người, biểu thị những suy nghĩ , tình cảm như con người.
- So sánh :
Miệng nhai , đôi mắt mơ màng. ( Sự vật so sánh)
Như ( từ so sánh) nhai cả sợi nắng vàng đồng quê.(Sự vật dùng
để làm chuẩn so sánh)
Câu 2 (3 điểm):

Đề bài yêu cầu HS viết một văn bản nghị luận (không quá một trang giấy thi) về
chủ đề quê hương. Đây là dạng bài nghị luận xã hội (về một vấn đề tư tưởng, đạo lí)
/>
20


“Tuyển tập 20 đề tuyển sinh vào 10 THPT môn Ngữ văn (2007 đến 2017) kèm hướng dẫn chấm”

với hình thức khá “mở”, tạo điều kiện cho HS có thể trình bày ý kiến, cảm nhận của
mình xoay quanh chủ đề quê hương (như vai trò của quê hương đối với đời sống con
người, tình yêu, sự gắn bó đối với quê hương...). Tuy vậy, HS cần đáp ứng được hai
yêu cầu chính sau đây:
* Về hình thức: Trình bày bài viết đúng với yêu cầu của đề: văn bản nghị luận có
đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết luận), và không quá một trang giấy thi.
* Về nội dung: HS có thể diễn đạt theo nhiều cách, song cần đảm bảo được một số
ý chính sau:
- Giải thích khái niệm quê hương: có thể hiểu khái quát là nơi ta sinh ra, lớn lên,
có gia đình, kỉ niệm thời thơ ấu...
- Vị trí, vai trò của quê hương trong đời sống của mỗi con người:
+ Mỗi con người đều gắn bó với quê hương, mang bản sắc, truyền thống, phong tục
tập quán tốt đẹp của quê hương. Chính vì thế, tình cảm dành cho quê hương ở mỗi con
người là tình cảm có tính chất tự nhiên, sâu nặng.
+ Quê hương luôn bồi đắp cho con người những giá trị tinh thần cao quí (tình làng
nghĩa xóm, tình cảm quê hương, gia đình sâu nặng...).
+ Quê hương luôn là điểm tựa vững vàng cho con người trong mọi hoàn cảnh, là
nguồn cổ vũ, động viên, là đích hướng về của con người.
(Lưu ý: HS lấy dẫn chứng trong đời sống, trong văn học để chứng minh)
- Bàn bạc mở rộng:
+ Phê phán một số người không coi trọng quê hương, không có ý thức xây dựng
quê hương, thậm chí quay lưng, phản bội quê hương, xứ xở.

+ Tình yêu quê hương cũng đồng nhất với tình yêu đất nước, Tổ quốc.
- Phương hướng, liên hệ:
+ Xây đắp, bảo vệ quê hương, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương
là trách nhiệm, là nghĩa vụ thiêng liêng của mổi con người.
+ Là HS, ngay từ bây giờ phải tu dưỡng, tích lũy kiến thức để sau này xây dựng,
bảo vệ quê hương.
Câu 3 (5 điểm):
HS trên cơ sở cảm nhận về phẩm chất và số phận của nhân vật Vũ Nương trong
Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, khái quát lên phẩm chất và số
phận của người phụ nữ dưới xã hội phong kiến. Có thể trình bày cảm nhận, suy nghĩ
bằng nhiều cách khác nhau, nhưng cần đáp ứng được một số ý chính sau:
1. Giới thiệu sơ lược về tác giả Nguyễn Dữ, tác phẩm Chuyện người con gái
Nam Xương và nhân vật Vũ Nương:
- Nguyễn Dữ là tác giả nổi tiếng ở thế kỷ XVI, học rộng, tài cao nhưng chỉ làm
quan một năm rồi sống ẩn dật như nhiều trí thức đương thời.
- Chuyện người con gái Nam Xương có nguồn gốc từ một truyện dân gian, là một
trong số 20 truyện của Truyền kỳ mạn lục - một kiệt tác văn chương cổ, từng được ca
ngợi là “thiên cổ kỳ bút”.
/>
21


“Tuyển tập 20 đề tuyển sinh vào 10 THPT môn Ngữ văn (2007 đến 2017) kèm hướng dẫn chấm”

- Vũ Nương là nhân vật chính của truyện. Đây là một người phụ nữ có nhan sắc, có
đức hạnh nhưng phải chịu một số phận bi thảm.
2. Trình bày cảm nhận về phẩm chất và số phận nhân vật Vũ Nương:
a. Là người có phẩm chất tốt đẹp:
- Ngay từ đầu đã được giới thiệu “tính đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt
đẹp”.

- Là vợ đảm đang, biết giữ gìn khuôn phép, một lòng một dạ chung thủy với chồng
(thể hiện trong những cư xử khéo léo để gia đình không lâm vào cảnh thất hòa, dù
người chống có tính đa nghi; trong lời dặn dò ân tình, đằm thắm khi tiễn chồng đi lính;
chung thủy chờ chồng “cách biệt ba năm giữ gìn một tiết”).
- Là một người mẹ hiền, dâu thảo: vừa một mình nuôi dạy con thơ vừa làm tròn
phận sự của một nàng dâu (chăm sóc, thuốc thang khi mẹ chồng đau ốm, ma chay chu
tất khi bà qua đời).
b. Là người có số phận bất hạnh:
- Nạn nhân của chế độ nam quyền, của cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa: cuộc
hôn nhân của nàng không xuất phát từ tình yêu; phải đằng đẵng chờ chồng khi chồng
đi chiến trận.
- Bị chồng nghi ngờ lòng chung thủy chỉ vì lời nói ngây thơ của con trẻ (chú ý các
lời thoại của Vũ Nương: cố phân trần với chồng, biện bạch cho mình mà không được,
đau khổ tuyệt vọng khi bị chồng mắng nhiếc, đánh đuổi đi, bị dồn vào bước đường
cùng: phải tự vẫn ở bến Hoàng Giang để bảo toàn danh dự).
- Đoạn kết của truyện tuy mang màu sắc cổ tích (kết thúc có hậu) nhưng vẫn không
làm mờ đi bi kịch của Vũ Nương: nàng không thể trở về dương thế sống bên cạnh
chồng con được nữa.
3. Từ nhân vật Vũ Nương, khái quát lên phẩm chất và số phận của người phụ
nữ dưới xã hội phong kiến:
- Nguyễn Dữ đã đặt nhân vật Vũ Nương vào nhiều hoàn cảnh khác nhau để làm bật
lên phẩm chất và cả sự bất hạnh của nàng. Cách dẫn dắt tình tiết sinh động, hấp dẫn,
sự đan xen các yếu tố kỳ ảo với những yếu tố thực khiến cho nhân vật vừa mang
những đặc điểm nhân vật của thể loại truyền kì vừa gắn với cuộc đời thực.
- Vũ Nương là người phụ nữ mang vẻ đẹp mẫu mực của người phụ nữ dưới xã hội
phong kiến. Lẽ ra nàng phải được hưởng hạnh phúc trọn vẹn nhưng lại phải chết oan
uổng, đau đớn. Phẩm chất và số phận bi thảm của nàng gợi phẩm chất tốt đẹp và số
phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa kia.
- Qua nhân vật Vũ Nương, Nguyễn Dữ cất lên tiếng nói thông cảm, bênh vực người
phụ nữ đồng thời phản ánh, tố cáo xã hội phong kiến bất công, vô nhân đạo.

--------------------------------------------Hết-------------------------------------------------

/>
22


“Tuyển tập 20 đề tuyển sinh vào 10 THPT môn Ngữ văn (2007 đến 2017) kèm hướng dẫn chấm”

.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ NỘI
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2009 – 2010
Môn thi : NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút, không kể thời gian giao đề.

Phần I: (4 điểm)
Cho đoạn trích sau:
(…) Bây giờ là buổi trưa. Im ắng lạ. Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. Tôi
mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa lộn
xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình.
Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc
dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì
các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!” (…)
(Lê Minh Khuê – Sách Ngữ văn 9, tập 2)
1. Những câu văn này được rút từ tác phẩm nào? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác
phẩm ấy.
2. Xác định câu có lời dẫn trực tiếp và câu đặc biệt trong đoạn trích trên.

3. Giới thiệu ngắn gọn (không quá nửa trang giấy thi) về nhân vật tôi trong tác
phẩm đó.
4. Kể tên một tác phẩm khác viết về người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống
Mĩ mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 9 và ghi rõ tên tác giả.
Phần II (6 điểm)
Trong bài thơ Đồng chí, Chính Hữu đã viết rất xúc động về người chiến sĩ thời
kháng chiến chống Pháp:
(…)Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. (…)
1. Từ Đồng chí nghĩa là gì? Theo em, vì sao tác giả lại đặt tên bài thơ của mình là
Đồng chí?
2. Trong câu thơ Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính, nhà thơ đã sử dụng phép tu
từ gì? Nêu rõ hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ ấy.
/>
23


“Tuyển tập 20 đề tuyển sinh vào 10 THPT môn Ngữ văn (2007 đến 2017) kèm hướng dẫn chấm”

3. Dựa vào đoạn thơ trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) theo cách lập
luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp trong đó có sử dụng phép thế và một phủ định để
làm rõ sự đồng cảm, sẻ chia giữa những người đồng đội. (Gạch dưới câu phủ định và

những từ ngữ dùng làm phép thế).
----------------Hết------------------BÀI GIẢI GỢI Ý
(Đề tuyển sinh môn Ngữ văn vào lớp 10 THPT – Hà Nội năm học 2009–2010)
Phần I: (4 điểm)
1. Những câu văn này được rút trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của Lê
Minh Khuê. Đây là một trong số những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, viết năm
1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc đang diễn ra ác liệt.
2. - Câu có lời dẫn trực tiếp: Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao
mà xa xăm!”.
- Câu đặc biệt trong đoạn trích: Im ắng lạ.
3. Truyện “Những ngôi sao xa xôi” được trần thuật từ ngôi thứ nhất. Người kể
chuyện cũng là nhân vật chính: nhân vật “tôi” (Phương Định). Cô và các đồng đội của
mình đã sống và chiến đấu ở trên một cao điểm giữa một vùng trọng điểm của tuyến
đường Trường Sơn, nơi tập trung nhiều bom đạn nguy hiểm nhất.
Phương Định là một cô gái Hà Nội, có một thời học sinh hồn nhiên, vô tư bên
người mẹ trong một căn buồng nhỏ ở một đoạn đường phố yên tĩnh trong những ngày
thanh bình trước chiến tranh. Những kỷ niệm ấy luôn sống lại trong cô ngay giữa
chiến trường dữ dội. Nó vừa là niềm khao khát, vừa làm dịu mát tâm hồn của cô trong
hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến trường.
Vào chiến trường đã ba năm, đã quen với thử thách, giáp mặt hằng ngày với cái
chết, nhưng cô vẫn không mất đi sự hồn nhiên, trong sáng và những mơ ước về tương
lai. Cô gái nhạy cảm, hồn nhiên này hay mơ mộng và thích hát. Phương Định cũng
yêu mến những đồng đội trong tổ và trong cả đơn vị của mình, đặc biệt cô dành tình
yêu và niềm cảm phục cho tất cả những người chiến sĩ mà hằng đêm cô gặp trên trọng
điểm của con đường vào mặt trận.
Phương Định nhạy cảm và quan tâm đến hình thức của mình. Cô tự đánh giá :
“Tôi là con gái Hà Nội… Một cô gái khá … Có hai bím tóc dày, mềm … một cái cổ
cao, kiêu hãnh… một đôi mắt xa xăm…”.
Công việc của cô nơi chiến trường hết sức nguy hiểm. Sau mỗi trận bom, cô
phải lao ra trọng điểm, đo và ước tính khối lượng đất đá bị bom địch đào xới, đếm

những quả bom chưa nổ và dùng những khối thuốc nổ đặt vào cạnh nó để phá. Đó là
một công việc phải mạo hiểm với cái chết, luôn căng thẳng thần kinh, đòi hỏi sự bình
tĩnh và dũng cảm. Nhưng với cô, công việc ấy đã trở thành việc thường ngày.

/>
24


“Tuyển tập 20 đề tuyển sinh vào 10 THPT môn Ngữ văn (2007 đến 2017) kèm hướng dẫn chấm”

Hình ảnh Phương Định được nhà văn miêu tả sinh động, tinh tế. Đó là hình ảnh
một cô gái thanh niên xung phong tiêu biểu cho những người thanh niên Việt Nam
thời chống Mĩ.
4. Tác phẩm viết về người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ mà em đã học
trong chương trình Ngữ văn 9:
Về truyện :
- “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng
- Một trong những nhân vật chính là Thu – một cô giao liên thời kháng chiến
chống Mĩ.
Về thơ :
- “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật
- Nhân vật trữ tình trong bài thơ : người chiến sĩ lái xe vận tải quân sự trên
đường mòn Trường Sơn thời chống Mĩ.
Phần II (6 điểm)
1. Đồng chí: người có cùng chí hướng, lí tưởng. Người cùng ở trong một đoàn thể
chính trị hay một tổ chức cách mạng thường gọi nhau là “đồng chí”. Từ sau Cách
mạng tháng Tám 1945, “đồng chí” trở thành từ xưng hô quen thuộc trong các cơ quan,
đoàn thể, đơn vị bộ đội.
Bài thơ được đặt tên “Đồng chí” nhằm nhấn mạnh sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần
của người lính cách mạng – những người có cùng chung cảnh ngộ, lí tưởng chiến đấu,

gắn bó keo sơn trong chiến đấu gian khổ thời chống Pháp. Tình đồng chí vừa là tình
chiến đấu, vừa là tình thân. Cả hai đều là máu thịt, hữu cơ, nó là sinh mạng con người
cầm súng. Nó còn là lời nhắn gửi, lời kí thác của nhà thơ với người, với mình, nó là
tiếng gọi sâu thẳm, thiêng liêng, nó là vật báu phải giữ gìn trân trọng.
2. Câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” có cách diễn tả tình cảm của
con người một cách gián tiếp, kín đáo qua các sự vật trong những mô típ rất quen
thuộc về làng quê của ca dao: “giếng nước gốc đa”. Câu thơ có biện pháp tu từ ẩn dụ,
nhân hóa. Những biện pháp này đã góp phần thể hiện một cách sâu sắc tình cảm của
quê hương, của người hậu phương đối với người bộ đội. Nó làm cho lời thơ vừa có sắc
thái dân gian, vừa hiện đại.
3. Tình đồng chí cao đẹp đã mang lại sự đồng cảm, chia sẻ sâu sắc giữa những
người đồng đội (1). Tuy xuất thân từ những làng quê cụ thể khác nhau nhưng những
người chiến sĩ ấy đã có cùng một cảnh ngộ (2). Họ đã phải từ giã ruộng nương, làng
mạc để bước chân vào quân ngũ (3). Họ để lại sau lưng những người thân với cuộc
sống khó khăn, vất vả, với những tình cảm nhớ thương tha thiết (4). Bước chân vào
cuộc chiến đấu trong giai đoạn đầu gian khổ, những người lính không có cả những
trang phục bình thường, quen thuộc của một người bộ đội (5). Áo thì rách vai, quần thì
có vài mảnh vá, chân thì không giày (6). Nhưng tinh thần của họ vẫn lạc quan : miệng
cười buốt giá (7). Họ lại yêu thương, đoàn kết, gắn bó nhau trong hoàn cảnh thiếu thốn
/>
25


×