ĐỀ LUYỆN THI VÀO 10 THPT - MÔN NGỮ VĂN
(Thời gian làm bài : 150 phút)
Phần 1: 4 điểm
Cho đoạn văn: ( ) "Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ.
Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ
muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là
không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ trực đợi
mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng
khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung"
( )
1. Đoạn văn trên là lời của ai, nói trong hoàn cảnh nào? Những tâm sự đó giúp em
hiểu gì về hoàn cảnh sống và công việc của nhân vật? Ngoài khó khăn được nói trong
đoạn trích trên, hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật còn có điều gì đặc biệt?
2. Hãy cho biết: trong hoàn cảnh ấy, điều gì đã giúp nhân vật sống yêu đời,
hoàn thành tốt nhiệm vụ?
3. Chỉ ra một câu có sự dụng phép nhân hóa trong đoạn văn trên.
Phần 2 (6 điểm):
Hình ảnh mùa xuân được khắc họa thật đẹp trong đoạn thơ sau:
"Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.".
1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào, của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác
phẩm?
2. Dựa vào đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 -12 câu theo
cách lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp, trong đó có dùng phép nối và một câu
chứa thành phần tình thái với chủ đề: vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và cảm xúc
của nhà thơ. (Gạch dưới thành phần tình thái và những từ ngữ dùng làm phép nối).
3.Bài thơ trên còn có câu:
Mùa xuân người cầm súng
Lộc dắt đầy trên lưng.
Từ lộc được hiểu như thế nào? Theo em, vì sao hình ảnh người cầm súng lại được tác
giả miêu tả: Lộc giắt đầy trên lưng?
GỢI Ý CHI TIẾT
Phần 1: 4 điểm
1- Đoạn văn là lời của anh thanh nhiên làm việc ở trạm khí tượng thủy văn trên đỉnh
Yên Sơn. Đó là nhân vật chính trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành
Long)
- Lời nói diễn ra trong khi anh đang say sưa kể cho ông họa sĩ về công việc hàng
ngày của mình.
- Qua đoạn văn ta thấy được hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên gặp rất
nhiều khó khăn
- Anh sống một mình trên đỉnh núi cao; phải chống chọi với bao khó khăn.
- Công việc: “nửa đêm – lúc trời rét mướt, phải rời chăn êm, gối ấm xách đèn ra
vườn” để đo mưa, đo gió
Qua hoàn cảnh trên, ta thấy: anh sống cô đơn trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Công việc đơn điệu, không phù hợp với tuổi trẻ.
- Ngoài khó khăn được nói trong đoạn trích, hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật
còn có nhiều điều đặc biệt.
- Hoàn cảnh sống: Cô độc, một mình nên lúc nào anh cũng có cảm giác “thèm
người”.
- Công việc: đòi hỏi lòng kiên trì, tinh thần trách nhiệm, sự tỉ mỉ, chính xác.
2. Trong hoàn cảnh trên, có nhiều điều đã giúp nhân vật sống yêu đời, hoàn
thành tốt nhiệm vụ.
- Anh là người biết làm chủ cuộc sống, muốn sống có ích cho đời ( Nhờ anh phát
hiện một đám mây khô mà không quân của ta hạ được phản lực Mĩ. “Từ hôm ấy cháu
sống thật hạnh phúc”.
- Anh đã vượt qua những cái mà người khác không dễ vượt qua: dậy đúng lúc một
giờ sáng.
- Anh biết tạo cho mình một “thiên đường” riêng (nơi ăn ở ngăn nắp gọn gàng, có
vườn hoa, chăn nuôi gà, đọc sách, …
- Ý thức sâu sắc của anh về công việc. Anh thực sự say mê nghề, tìm được niềm vui
trong công việc: “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi…” Công việc gian khổ
nhưng nếu xa nó, anh thấy buồn chết mất”
Mỗi suy nghĩ của anh đều thấm đẫm tình yêu con người, cuộc sống, gắn bó và tự hào
về mảnh đất mình quê hương. Anh tiểu biểu cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam
những năm đầu khi miền Bắc vừa sản xuất vừa chống chiến tranh phá hoại của giặc
Mĩ.
3. Câu văn có sự dụng phép nhân hóa:
Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào
ào xô tới
Phần 2 (6 điểm):
1 Đoạn thơ nằm trong tác phẩm “Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh Hải.
- Hoàn cảnh ra đời:
- Bài thơ được viết tháng 11- 1980.
- Khi ấy, đất nước vừa bước ra khỏi ba cuộc chiến tranh.
- Bài thơ hoàn thành không lâu trước khi Thanh Hải qua đời. Nó thể hiện niềm yêu
mến thiết tha cuộc sống, đất nước và ước nguyện của tác giả.
2. Viết đoạn văn : tổng hợp - phân tích - tổng hợp.
- Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên
- Bức tranh xuân với rất ít chi tiết nhưng mang vẻ đẹp hoàn thiện: màu sắc, âm thanh,
đường nét. (sông xanh biếc; màu tím của hoa, Âm thanh của tiếng chim chiền chiện
hót vang trên trời cao )
- Nghệ thuật đảo ngữ “mọc”.
- Cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp thiên nhiên.
- Tác giả lặng ngắm, lắng nghe với vẻ say mê, ngây ngất và tràn đầy cảm xúc thanh
cao, trong sáng.
- Huy động mọi giác quan để đón nhận mùa xuân: thính giác (hót); thị giác (giọt);
xúc giác (hứng)
Âm thanh mượt mà, trong vắt của tiếng chim như chuỗi ngọc long lanh đọng lại
thành từng giọt niềm vui
3. Ý nghĩa của từ “lộc”
- Từ “lộc” : lộc cây - mầm non trên cành lá
- Màu xanh của ngụy trang trên lưng người chiến sĩ.
Người lính ra trận như mang theo cả mùa xuân. Họ đi đến đâu đều mang lại mùa
xuân, mang lại sức sống cho đất nước, cho dân tộc.