Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Đối âm đơn giản(tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (631.18 KB, 13 trang )

Hình 17
Cần phải lưu ý tất cả các qui tắc của loại thứ 1.
Hai nốt được viết đối âm cho một nốt của giai điệu không đổi, ngoại trừ trong ô nhịp cuối [Hình 18a). Trong
ô nhịp áp cuối, đôi khi có thể sử dụng loại thứ 1. [Hình 18b].
Hình 18
Cấm lặp lại bất kỳ một nốt nào chỉ theo loại thứ 1 [Hình 19]
Hình 19
Âm đối có thể bắt đầu trong phần nửa đầu hoặc trong phần thứ nửa thứ 2 của ô nhịp, tuy nhiên nên chọn
trong phần nửa thứ 2. Khi âm đối bắt đầu trong phần nửa đầu của ô nhịp thì phải là quãng đồng âm, quãng
5 hoặc quãng 8; còn nếu là trong phần nửa thứ 2 thì âm đối có thể là bất kỳ quãng thuận nào [Hình 20].
Hình 20
Sau ô nhịp thứ 1, quãng tại phách đầu nên là quãng thuận không hoàn toàn, như trong loại thứ 1, nhưng đôi
khi cũng có thể sử dụng quãng 5 hoặc quãng 8 .
Trong bài này và những bài tiếp theo, tất cả các nốt không thuộc hòa âm ngầm định tại phách đầu phải
được xem như quãng nghịch, nghĩa là những nốt thuộc hòa âm ngầm định có thể được rời đi bằng một
quãng nhảy (a) hoặc theo tiến hành từng bậc (b) trừ phi tạo ra quãng nghịch với giai điệu không đổi thì nên
tránh sử dụng; nếu xa lạ với giai điệu không đổi, dù là quãng thuận với giai điệu không đổi (c) hoặc không
thuận (d), các nốt này phải được xem như là nốt hoa mỹ hoặc nốt lướt [Hình 21].
Hình 21
Có thể áp dụng sự hoa mỹ như sau: nếu ở trên âm chánh thì có thể là nửa cung (a) hoặc nguyên một cung
(b) cách xa nốt chánh này; và nếu ở dưới thì là nửa cung (c).
Hình 22
Khi âm đối ở dưới giai điệu không đổi thì cần phải xử lý đặc biệt quãng 5 trong hợp âm. Điều này được
phép tại phách yếu vì lúc đó nốt dưới sẽ được xem như âm hòa âm lướt.
Âm hòa âm lướt là âm thứ 2 trong 3 âm thuộc cùng một hợp âm [Hình 23]. Khi âm thứ 3 là một thành phần
của hợp âm có chứa quãng 5 như là âm hòa âm lướt thì hợp âm trên âm này có thể thay đổi như trong
Hình 23b.
Quãng 5 được cho phép tại phách mạnh khi chỉ là một quãng 5 ngầm định (hợp âm 6/4), nghĩa là quãng 3
và quãng 5 xuất hiện tại phách mạnh và âm gốc sẽ không xuất hiện cho đến phần nửa thứ hai của ô nhịp
[Hình 23c].
Hình 23


Quãng đồng âm được cho phép sủ dụng tại phách mạnh [Hình 24].
Hình 24
Tránh tạo ra hiệu quả hợp âm rải, nghĩa là không nên sử dụng nhiều hơn 3 âm thuộc cùng một hợp âm liên
tiếp nhau.
Hình 25
Tránh thường xuyên nhảy quãng trong các bè [Hình 26].
Hình 26
Đôi khi các bè có thể chéo nhau nhưng phải trở lại vị trí ngay tức thì [Hình 27].
Hình 27
Các quãng 5 và 8 liên tiếp nhau tại các phách mạnh liên tiếp nhau là xấu nhưng sẽ là tốt tại các phách yếu
nếu quãng 5 hoặc quãng 8 thứ 2 được tiến đến ngược chiều từ quãng 5 hoặc quãng 8 đầu tiên [Hình 28].
Hình 28
Trong cung thứ, đôi khi có thể tạo ra bậc 6 tại phách mạnh nếu được tiếp tục tiến hành hướng lên để tạo ra
bậc 7 [Hình 29].
Hình 29
Trong ô nhịp áp chót, cả âm chủ trên (âm bậc 2) và âm dẫn (âm bậc 7) đều nên xuất hiện [Hình 30].
Hình 30
Có thể viết 3 nốt cho một nốt của giai điệu không đổi như trong Hình 31. Đối với điều này thì không cần có
qui tắc mới.
Hình 31
Các giải kết trong Hình 32 là tốt. Cũng sẽ thấy là các giải kết thuộc loại thứ 1 cũng có thể được sử dụng.
Hình 32
BÀI TẬP
Với giai điệu không đổi a, viết 2 bè đối âm trên và 2 bè đối âm dưới theo loại thứ 1.
Với giai điệu không đổi b, viết 2 bè trên và 2 bè dưới theo loại thứ 2.
GIAI ĐIỆU KHÔNG ĐỔI
Hình 33
HÌNH 34
[A] Trong trường hợp này và trong các trường tương tự, từ "loại" (species) được hiểu đơn giản là để chỉ số
lượng nốt hoặc để chỉ sự phối hợp nốt trong bè hoặc các bè đối âm có liên quan. Do đó, "Loại thứ 2 trong

cả 2 bè" có nghĩa là cả 2 bè được tiến hành với nốt trắng.
Khi viết loại thứ 2 trong cả 2 bè sẽ không có giai điệu không đổi và cả 2 bè đều là gốc. Một bè sẽ bắt đầu tại
phách 1 còn bè kia có thể bắt đầu hoặc cũng tại phách 1 hoặc phách 2 [Hình 35].
Hình 35
Quãng được lập từ 2 nốt xuất hiện tại phách 2 phải là quãng thuận hoặc là một trong những quãng nghịch
sau: quãng 4 tăng, quãng 5 giảm, quãng 7 thứ hoặc giảm nếu được giải đúng cách và quãng 4 đúng khi
được tiến hành theo hướng ngược chiều.
Tất cả các âm không thuộc phần hòa âm xuất hiện tại phách 1 phải được xem như âm nghịch [Hình 36].
Hình 36
Quãng 7 và quãng 9 trong phần hòa âm của ô nhịp, khi được tiến đến theo chiều đi lên, có thể được sử
dụng trong bất kỳ bè nào miễn là thuận so với bè kia hoặc phù hợp với yêu cầu ngoại lệ [Hình 37].
Quãng 7 trưởng lướt (passing major seventh) và gốc của nó có thể xuất hiện tại phách yếu, ngay cả khi
được tiến đến theo cùng chiều như trong Hình 37a. Quãng 7 lúc này phải được xem như là âm lướt (pasing
tone).
Hình 37
Đoạn giải kết trong Hình 38 là tốt khi loại thứ 2 được viết trong cả 2 bè. Đoạn giải kết nào có loại thứ 2 chỉ
trong 1 bè mà thôi cũng có thể được sử dụng.
Hình 38

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×