Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đối âm đơn giản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.64 KB, 5 trang )

Đối âm là môn nghệ thuật phối hợp hai hoặc nhiều giai điệu có cùng đặc tính giai điệu ngang nhau.
Trong đối âm đơn giản, tất cả các bè phải giữ nguyên vị trí tương đối với nhau.
Cantus Firmus (câu hát cố định = giai điệu không đổi) là một giai điệu cho sẳn để thực hiện đối âm, nghĩa là
sẽ có một hoặc nhiều bè khác được thêm vào phía trên hoặc phía dưới giai điệu này.
Bè Đối Âm là bất kỳ bè nào ngoài giai điệu không đổi.
Quãng là quãng hòa điệu hoặc quãng giai điệu.
Quãng hòa điệu là sự khác nhau về cao độ giữa 2 âm phát ra cùng một lúc.
Quãng giai điệu là sự khác nhau về cao độ giữa 2 âm phát ra nối tiếp nhau ở cùng một giọng [Hình 1].
Hình 1.
Quãng hòa điệu gồm có quãng thuận và quãng nghịch.
Quãng thuận được xếp thành 2 loại: đúng và không đúng.
Quãng Đúng là quãng đồng âm, quãng 5 và quãng 8 [Hình 2a].
Quãng Không Đúng là quãng 3 và quãng 6 trưởng và thứ [Hình 2b].
Tất cả các quãng còn lại là quãng nghịch.
Hình 2
Tiến hành dị chuyển (đi-a-tô-nic) (diatonic progression) là tiến hành trong đó, tên và cao độ của các âm
khác nhau [Hình 3a].
Tiến hành đồng chuyển (crô-ma-tic) (chromatic progression) là tiến hành trong đó cao độ các âm được thay
đổi nửa cung nhưng tên các âm được giữ nguyên [Hình 3b].
Hình 3
Sự tiến hành từ hợp âm này sang hợp âm khác được gọi là Tiến Hành Hòa Điệu và từ âm này đến âm khác
được gọi là Tiến Hành Giai Điệu.
Trong tiến hành giai điệu, tất cả các quãng trưởng, thứ, đúng và giảm đều được cho phép trừ quãng 7
trưởng và thứ. Tuy nhiên, quãng 7 thứ có thể được sử dụng khi hòa âm không thay đổi (a) [Hình 4].
Hình 4
Có 5 loại bè đối âm hoặc thứ hạng. Khi bè đối âm là một nốt cho từng nốt của giai điệu không đổi, đó là Loại
thứ 1 (a); nếu là 2 nốt cho từng nốt của giai điệu không đổi, đó là Loại thứ 2 (b); nếu là 4 nốt, đó là Loại thứ
3 (c); nếu là 2 nốt nhịp ngoại, đó là Loại thứ 4 (d); và nếu là hổn hợp của các loại, đó là Loại thứ 5 hay còn
được gọi là Đối Âm Hoa Mỹ (e) [Hình 5].
Hình 5
ĐỐI ÂM ĐƠN GIẢN 2 BÈ


LOẠI THỨ 1
Đối âm 2 bè gồm có giai điệu không đổi và một bè đối âm [Hình 6].
Hình 6
Tuy trong đối âm 2 bè chúng ta phải quan tâm đến các quãng nhiều hơn là hòa điệu nhưng chúng ta cũng
phải lưu ý đến việc tiến hành hòa điệu từ các quãng này.
Bài tập nên được bắt đầu và kết thúc với hòa âm chủ (tonic harmony). Quãng đồng âm, quãng 5 hoặc
quãng 8 được cho phép lúc vào đầu và lúc kết thúc [Hình 7].
Hình 7
Sau ô nhịp đầu tiên, tốt nhất chỉ nên sử dụng các quãng thuận không đúng. Tuy bị hạn chế nhưng các
quãng thuận đúng có thể được sử dụng nếu tạo ra được đối âm du dương.
Quãng đồng âm có thể được sử dụng trong ô nhịp đầu và cuối mà thôi [Hình 7].
Tất cả các tiến hành phải là dị chuyển và các bè không được chéo nhau.
Nếu có thể, nên tránh việc lặp lại một nốt ở bè dưới. Đối với bè trên, việc lặp lại này được cho phép trong
vòng 3 nốt liên tục.
Không nên sử dụng nhiều hơn 3 quãng 3 hoặc 3 quãng 6 liên tục [Hình 8].
Hình 8
Nên tránh các quãng nhảy liên tiếp giống nhau theo một hướng, trừ quãng 3 thứ (a). Các quãng 4 nhảy iên
tiếp nhau đều tốt khi các âm là quảng 5 trong hài thanh (hợp âm gồm 3 nốt) bậc I, IV và viiO (quảng 7
giảm). Âm cuối cùng phải quay về một bậc (b) [Hình 9].
Không nên di chuyển quá một bát độ theo một hướng trong 2 bước nhảy [Hình 9c].
Hình 9
Các quãng 5 và 8 ẩn, trừ từ bậc I đến bậc V, hoặc từ bậc V đến bậc I, đều bị cấm [Hình 10]
Hình 10
Nên tránh việc cả 2 bè nhảy ngược chiều nhau đến một quãng 5 hoặc quảng 8 khi soạn đối âm 2 bè [Hình
11].
Hình 11
Tránh các quảng đúng liên tiếp nhau [Hình 12].
Hình 12
Quãng 4 tăng (Tritone) được vài chuyên gia xem chẳng những là xấu khi là quãng giai điệu mà ngay cả sự
xuất hiện của quãng này giữa các bè khác nhau theo các quãng liên tục cũng bị cấm luôn.

Tuy nhiên, sự cấm đoán này chỉ tốt khi hợp âm có chứa quãng này ở thể căn bản như trong Hình 13a.
Thực tế đã chứng minh là nếu một bè nhảy bậc như tại b thì không xảy ra hiệu quả khó chịu.
Hình 13
Nên tránh các quãng 3 trưởng liên tục trong các cung trưởng. Trong các cung thứ thì các quãng 3 trưởng
liên tục này là tốt [Hình 14].
Hình 14
Nên dùng các giọng liền kề nhau khi viết đối âm và không nên vượt quá âm vực giọng hát.
Sự chuyển cung có thể được sử dụng trong các bài tập nhưng chỉ nên chuyển đến cung gần, chẳng hạn
như trong cung C thì chuyển cung sang G, F, Am, Em hoặc Dm.
Khi kết thúc, các bè nên di chuyển từng bậc đến quãng đồng âm hoặc quãng 8 [Hình 15a].
Sự kết thúc như trong Hình 15b đôi khi có thể được sử dụng. Trong trường hợp này, âm dẫn sẽ tốt hơn nếu
được đặt trên bè cao. (Ghi chú thêm: âm dẫn - leading tone là nốt hoặc cao độ được giải về hoặc "dẫn" về
nốt ở 1/2 cung cao hơn hoặc thấp hơn)
Hình 15
BÀI TẬP
Hãy viết 2 bè đối âm phía trên và 2 bè đối âm phía dưới cho 2 giai điệu không đổi dưới đây:
Hình 16

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×